LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
MỞ ĐẦU .1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .8
1.1. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế.8
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần làm rõ.27
Tiểu kết chương 1.28
Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC AN NINH -
QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ TỪ SAU NĂM 1991.30
2.1. Bối cảnh quốc tế .30
2.2. Khái quát quan hệ hợp tác ASEAN - Mỹ trước năm 1991 .48
2.3. Nhu cầu hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ sau năm
1991.52
Tiểu kết chương 2.60
Chương 3
THỰC TRẠNG HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ
MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015.62
3.1. Cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ.62
3.2. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ trên một số vấn đề chủ
yếu.84
3.3. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa một số nước thành viên ASEAN và Mỹ
.108
Tiểu kết chương 3.121
301 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hợp tác an ninh – quốc phòng giữa Asean và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đứng trước nguy cơ phải ngồi chầu rìa và bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác ở khu vực.
Việc lôi kéo Mỹ tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh đa phương của
ASEAN đã giúp ASEAN đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. ASEAN không chỉ
nâng cao được vị thế, vai trò trên trường quốc tế mà còn thực hiện được chính sách
cân bằng quyền lực giữa các nước lớn (với Mỹ và Trung Quốc) và tận dụng được sự
ủng hộ từ các đồng minh thân thiết của Mỹ "sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ đối với
ASEAN đã dẫn tới việc ASEAN có được sự tôn trọng và ủng hộ từ những nước
đồng minh chủ chốt của Mỹ như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc,
134
Canada, Australia và New Zealand" [92, tr.107]. Trong vấn đề Biển Đông, ASEAN
đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ và "hoan nghênh lập trường của Mỹ giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua luật pháp quốc tế. Đặc biệt
gần đây, Chính phủ Mỹ đã công khai tuyên bố một cách rõ ràng rằng cái gọi là
"đường lưỡi bò 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp, trái với luật quốc tế, đồng
thời liên tục cảnh báo Trung Quốc không có hành động mới làm leo thang xung đột
ở vùng biển này, trong đó có việc thiết lập ADIZ và nhấn mạnh rằng, ASEAN và
Trung Quốc cần nhanh chóng có một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)" [75,
tr.290]. Có thể nói, thái độ ngày một rõ ràng của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã
giúp ASEAN và các nước thành viên có thêm sức mạnh và sự tự tin trong quá trình
theo đuổi đàm phán với Trung Quốc vì một COC ngày càng thực chất hơn và phần
nào kìm chế những hành động đơn phương của Trung Quốc.
Tuy nhiên, không chỉ "bị lôi kéo", Mỹ cũng đã "chủ động can dự" tích cực
vào các vấn đề an ninh của ĐNA. Một mặt Mỹ tham gia tích cực vào các cơ chế
hợp tác an ninh đa phương của ASEAN để tìm kiếm phương thức lãnh đạo mới, mặt
khác Mỹ chủ động thiết lập các kênh đối thoại cấp cao mà điển hình là các Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN – Mỹ. Thông qua các kênh hợp tác, Mỹ đã chủ động đưa ra
nhiều sáng kiến, cam kết an ninh với khu vực như: tăng cường hợp tác chống khủng
bố, tăng cường hợp tác môi trường, hợp tác thực thi an ninh, an toàn hàng hải. Đặc
biệt trong vấn đề Biển Đông, Mỹ ngày càng có thái độ mạnh mẽ, rõ ràng trong ủng
hộ các quan điểm, cách thức giải quyết tranh chấp của ASEAN, phản đối hành động
đơn phương đe dọa sử dụng vũ lực và vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật
biển năm 1982. Mỹ cũng tìm mọi các để tăng cường hoạt động hiện diện quân sự ở khu
thông qua cuộc chiến chống khủng bố quốc tế (2002), chính sách xoay trục sang châu
Á (2011). Trên cơ sở đó, các hoạt động tham vấn, trao đổi đoàn quân sự các cấp, trao
đổi thông tin liên lạc, tình báo,v.v. được tăng cường. Với Trung Quốc, Mỹ ủng hộ và
hối thúc Trung Quốc tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh đa phương của ASEAN
nhằm ràng buộc cam kết, trách nhiệm của Trung Quốc với an ninh khu vực.
Trong quan hệ với các nước đồng minh, đối tác thuộc khối ASEAN. Mỹ không
ngừng nâng cấp quan hệ thông qua các thỏa thuận, cam kết quân sự. Các hoạt động
thăm viếng, viện trợ, hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật quân sự, đào tạo, tập trận quân sự
135
được đẩy mạnh. Đặc biệt, Mỹ thúc đẩy quan hệ với những nước là đồng minh, những
nước có vị trí trọng yếu và có tranh chấp chủ quyền trực tiếp với Trung Quốc. Mục
đích là Mỹ tìm cách bố trí lại các căn cứ quân sự ở khu vực, tăng cường tập hợp lực
lượng thân Mỹ, nâng cao năng lực quân sự cho những nước có mâu thuẫn lợi ích với
Trung Quốc nhằm tăng cường can dự, đối phó với Trung Quốc.
Nhìn chung, dù "bị lôi kéo" hay "chủ động can dự" vào khu vực ĐNA, thì
mục đích của Mỹ vẫn là sử dụng ASEAN và các nước thành viên như một công cụ
nhằm ngăn chặn, chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy đúng như lời nhận xét:
"Khi cạnh tranh về địa chính trị Trung - Mỹ tăng lên trong những thập kỷ tiếp theo,
chắc chắn hai nước này sẽ cố gắng lôi kéo và sử dụng ASEAN như một công cụ địa
chính trị chống lại bên kia" [92, tr.147]. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, chính
ASEAN chứ không phải là Mỹ hay Trung Quốc mới là người giữ vai trò trung tâm,
người cầm lái chính điều phối các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh - quốc phòng đa
phương ở khu vực, "ASEAN đã tạo ra một nền tảng ngoại giao cần thiết để thường
xuyên tập hợp các cường quốc lại với nhau,... ASEAN đã tạo ra một môi trường
thuận lợi cho các cường quốc đối thoại với nhau. Trong ASEAN, một văn hóa hòa
bình đã phát triển như là kết quả của việc hấp thụ phong tục musyawarah và
mufakat (tham vấn và đồng thuận)" [92, tr.13]. Hay như cựu Bộ trưởng Ngoại giao
của Singapore, ngài George Yeo từng phát biểu rằng: "Cuối cùng tất cả mọi người
đi đến kết luận rằng dù ASEAN vụng về, không hiệu quả, không năng động thì có
ASEAN vẫn tốt hơn là không. Đó chính là tinh thần trong chính sách ngoại giao của
ASEAN. Cuối cùng, hầu hết với nụ cười chế giễu, họ chấp nhận ASEAN nên ngồi
trên ghế lái xe. Đúng, sự lãnh đạo của ASEAN được ưa thích nhất bởi những tài xế
kia không tin tưởng nhau" [92, tr.14-15].
4.1.5. Hợp tác an ninh - quốc phòng ASEAN - Mỹ chủ yếu dựa trên các
tham vấn, ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm, tính pháp lý và hiệu quả chưa cao
Hợp tác an ninh - quốc phòng ASEAN và Mỹ trong thời gian qua nhất là từ
thập niên đầu của thế kỷ XXI có những bước phát triển mạnh mẽ. Các nhà lãnh đạo
ASEAN và Mỹ thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp mắt, quan hệ hai bên được
nâng cấp, Mỹ không chỉ tích cực tham gia vào các cơ chế do ASEAN khởi xướng
như ARF, EAS, ADMM+,v.v. mà còn đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất chương trình
136
hợp tác với ASEAN và các nước thành viên trong các vấn đề như chống khủng bố,
an ninh môi trường, an ninh biển, cứu nạn do thảm họa thiên tai, chống phổ biến vũ
khí hạt nhân và buôn bán vũ khí trên biển, tập trận quân sự, tuần tra trên biển, v.v.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, thì quan hệ giữa hai bên vẫn còn
bộc lộ nhiều hạn chế, các hoạt động hợp tác chủ yếu dựa trên sự tham vấn, ủng hộ,
giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm vì vậy tính pháp lý và hiệu quả hợp tác chưa cao. Việc
ASEAN bàn thảo vấn đề an ninh trong nhiều cơ chế hợp tác dẫn đến nội dung dàn
trải và thiếu tập trung. Trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ đã
thay đổi thái độ từ không can thiệp, không đứng về bên nào trong tranh chấp sang
quan tâm, can dự và nỗ lực giúp đỡ các bên liên quan để giải quyết vấn đề. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy sự quan tâm, can thiệp của Mỹ không làm cho tình hình dịu
đi mà có chiều hướng căng thẳng và phức tạp hơn.
Nguyên nhân chính của những hạn chế là do Mỹ và ASEAN có khác nhau về
lợi ích và cách tiếp cận về an ninh. Với ASEAN, đây là một liên minh chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội chứ không phải là liên minh quân sự mặc dù hợp tác an
ninh luôn là một nội dung quan trọng và được đề cao. ASEAN đã xây dựng cho
mình một cơ chế hợp tác an ninh dựa trên sự tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm và xây
dựng lòng tin. Trong khi đó, mục tiêu của Mỹ là duy trì vị thế, vai trò ảnh hưởng số
một ở khu vực ĐNA, ngăn chặn các mối đe dọa tới lợi ích của Mỹ nhưng lại ít quan
tâm tới lợi ích của các nước khác. Việc các nước ASEAN không có chủ trương liên
minh quân sự, không xây dựng lực lượng quân đội chung, mà chỉ thông quan các cơ
chế, diễn đàn đa phương để kêu gọi các nước đối tác có trách nhiệm trong vấn đề an
ninh khu vực, do vậy sẽ rất khó khăn cho Mỹ trong triển khai kế hoạch, lôi kéo
ASEAN đứng về phía Mỹ để chống lại một bên nào đó, sự kiện năm 2004, khi Mỹ
đề nghị một số nước ASEAN tiến hành tập trận chung ở khu vực eo biển Malacca
và bị Indonesia và Malaysia khước từ là một ví dụ.
4.2. Tác động của quan hệ an ninh - quốc phòng ASEAN - Mỹ
4.2.1. Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
4.2.1.1. Mặt tích cực
Một là, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ đã mở ra cơ hội
tăng cường hợp tác và khuyến khích xu hướng giải quyết xung đột, tranh chấp bằng
137
biện pháp hòa bình. Mỹ mặc dù có mối quan hệ đồng minh song phương với 5 quốc
gia ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippine nhưng Mỹ
vẫn tăng cường quan hệ an ninh với ASEAN thông qua các cơ chế đa phương nhằm
củng cố và bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở châu Á. ASEAN vì muốn xây dựng môi
trường hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển nên có tham vọng xây dựng cấu trúc
an ninh cho khu vực Đông Á và rộng hơn là toàn châu Á. ASEAN tăng cường hợp
tác an ninh với Mỹ - một cường quốc chính trị, quân sự hàng đầu trên thế giới
không chỉ góp phần ngăn chặn hoạt động buôn bán vũ khí trái phép, chủ nghĩa
khủng bố, kiểm soát phát triển vũ khí hủy diệt mà còn góp phần quan trọng trong
việc đưa ra phương hướng và các biện pháp giải quyết, xử lý 4 điểm nóng về an
ninh phức tạp ở khu vực châu Á trong thời gian qua là: vấn đề bán đảo Triều Tiên,
Biển Hoa Đông, Biển Đông và vấn đề Đài Loan. Điều đáng nói trong vấn đề này,
những nỗ lực của các bên liên quan là chưa đủ nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng
quốc tế, trong đó vai trò của tổ chức Liên Hợp quốc, ASEAN và Mỹ là rất to lớn.
Hai là, quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ đã khuyến khích
các bên đưa ra những sáng kiến, cơ chế hợp tác an ninh có hiệu quả ở khu vực châu
Á. Việc Mỹ và các nước đồng minh chấp thuận tham gia vào các sáng kiến, cơ chế
hợp tác an ninh đa phương của ASEAN như: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội
nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại
Shangi-La), v.v là nằm trong toan tính của Mỹ, tuy nhiên ở một khía cạnh khác đã
khích lệ ASEAN và các nước đưa ra các sáng kiến, xây dựng mô hình hợp tác an
ninh hiệu quả ở châu Á. Bên cạnh mô hình hợp tác an ninh song phương, mô hình,
cơ chế hợp tác an ninh đa phương của ASEAN qua đó từng bước khẳng định được
vị thế và chỗ đứng ở châu Á. Dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, gắn với
trách nhiệm của các bên đã giúp khu vực châu Á kiểm soát tốt những vấn đề an ninh
phức tạp mang tính chất xuyên quốc gia, duy trì tương đối trật tự quyền lực ở khu
vực, ngăn chặn các hành động mang tính đơn phương, đề cao nguyên tắc tuân thủ
luật lệ và chuẩn mực trong quan hệ quốc tế.
Ba là, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ được tăng cường là
cơ sở thúc đẩy các cường quốc điều chỉnh chính sách an ninh ở khu vực theo hướng
tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng. Trong đó, cạnh tranh Mỹ - Trung trên nhiều lĩnh
138
vực ngày càng quyết liệt và rõ nét hơn cả, khu vực CA – TBD nói chung và ĐNA
nói riêng trở thành địa bàn trọng điểm trong cuộc tranh đua giành quyền lãnh đạo
giữa Mỹ và Trung Quốc. Phía Trung Quốc, lợi dụng sự suy yếu tương đối của Mỹ
và sự gia tăng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, thời gian qua Trung Quốc đã
không ngừng tăng cường ảnh hưởng ở khu vực châu Á, không ngần ngại ve vãn, lôi
kéo ngay cả các nước là đồng minh của Mỹ. Phía Mỹ, để bảo vệ lợi ích của mình đã
tăng cường quan hệ với các đồng minh, đối tác để bảo vệ lợi ích ở khu vực và duy
trì lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Phía Nhật Bản, chính sách “hướng
Nam” của nước này không đơn thuần chỉ tập trung ở lĩnh vực kinh tế, thương mại
và đầu tư, mà cả trên lĩnh vực quân sự quốc phòng. Việc Trung Quốc gia tăng sức
mạnh quân sự, Mỹ thi hành chính sách xoay trục sang châu Á và những thách thức
an ninh mới ở khu vực là nguyên nhân khiến nước Nhật nâng cấp Cục Phòng vệ
Nhật Bản thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản (2007), sửa đổi Hiến pháp cho phép lực
lượng Tự vệ Nhật Bản được hành động bảo vệ đồng minh khi bị tuyên chiến (2014)
và tìm kiếm quan hệ an ninh với ASEAN và các nước thành viên thông qua tập trận
quân sự, trao đổi thông tin, hỗ trợ nâng cấp thiết bị quân sự, đào tạo,v.v. Với Ấn
Độ, là nước lớn và có lợi ích an ninh quan trọng ở châu Á, bước sang thế kỷ XXI,
Ấn Độ đã đẩy mạnh chính sách “hướng Đông” nhằm tăng cường quan hệ với các
quốc gia ĐNA và khẳng định vị thế ở khu vực châu Á trong bối cảnh Trung Quốc
đang trỗi dậy và thách thức các lợi ích của Ấn Độ.
4.2.1.2. Mặt hạn chế
Một là, việc Mỹ tăng cường hợp tác an ninh – quốc phòng với ASEAN cũng
góp phần kích động các phản ứng đến từ Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho rằng
Mỹ tập hợp lực lượng để chống lại họ và họ sẽ phản ứng bằng hành động đáp trả và
gây áp lực lên các nước nhỏ ở khu vực ĐNA và rộng hơn là châu Á. Điều này vô
hình chung đẩy các nước đứng trước sự lựa chọn hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc, và dù
chọn ai thì những nước trên đều gặp phải những bất lợi, chủ quyền quốc gia có thể
bị xâm phạm.
Hai là, các nước lớn tăng cường can dự, dính líu vào khu vực làm cho cấu
trúc an ninh, trật tự khu vực CA – TBD không ngừng biến động. Các điểm nóng về
an ninh ở khu vực có xu hướng bị lợi dụng và chịu sự tác động từ bên ngoài, điều
139
này làm cho những mâu thuẫn, căng thẳng không giảm bớt mà có diễn biến phức
tạp hơn. Tâm lý bất an rất có thể sẽ đẩy khu vực CA – TBD vào một cuộc chạy đua
vũ trang không có hồi kết.
Ba là, ở phạm vi hẹp, các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc –
điểm Mỹ coi là còn yếu ở một số nước châu Á sẽ được Mỹ triệt để lợi dụng để gây
áp lực lên một số nước châu Á có xung đột lợi ích với Mỹ, mang tư tưởng bài Mỹ
và không đi theo quỹ đạo của Mỹ.
4.2.2. Đối với ASEAN
4.2.2.1. Mặt tích cực
Thứ nhất, về an ninh - quốc phòng, việc ASEAN phát triển quan hệ với Mỹ -
một cường quốc quân sự trên thế giới đã giúp ASEAN và các nước thành viên có cơ
hội được tiếp cận với các thiết bị quân sự hiện đại, qua đó nâng cao thực lực quân sự
góp phần duy trì môi trường hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực cũng như bảo
vệ chủ quyền quốc gia. Thông qua hoạt động mua bán vũ khí, chuyển giao khoa học
công nghệ quân sự, cũng như các hoạt động tài trợ quân sự từ Mỹ mà ASEAN có thể
nâng cao năng lực các tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Mặt khác, việc Mỹ tăng
cường tham gia vào các cơ chế an ninh của ASEAN như ARF, EAS, ADMM+ và
tăng cường hỗ trợ ASEAN và các đồng minh, đối tác ở khu vực trong hoạt động huấn
luyện, tập trận quân sự, tuần tra, trao đổi thông tin đã giúp ASEAN và các nước thành
viên nâng cao kỹ năng thực hành chiến đấu, năng lực giám sát và kiểm soát an ninh
trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Sự can dự của Mỹ vào các vấn đề "nóng",
"gai góc" ở khu vực như vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vấn đề an ninh
và an toàn hàng hải, vấn đề đối phó với chủ nghĩa khủng bố và ly khai dân tộc, thách
thức môi trường và ứng phó với thảm họa thiên tai,v.v. đã phần nào giúp ASEAN
"kiền chế" hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, ngăn chặn nguy cơ
để xảy ra khủng bố, ly khai và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ thảm họa thiên
tai qua đó giúp ASEAN hoàn thành mục tiêu chiến lược là duy trì nền hòa bình, an
ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.
Thứ hai, mặc dù quan hệ ASEAN - Mỹ trong thập niên cuối của thế kỷ XX có
suy giảm nhưng ngay sau đó hai bên đã dần tìm thấy những giá trị chung để xích lại
gần nhau hơn. Việc Mỹ tham gia và công nhận các cơ chế hợp tác đa phương của
140
ASEAN, điều này khiến các nước đồng minh của Mỹ cũng quan tâm đến hoạt động
của ASEAN, qua đó vị thế và tầm ảnh hưởng của ASEAN trên trường quốc tế ngày
một tăng cao. ASEAN trên cơ sở đó có thể thực hiện được chính sách "cân bằng nước
lớn" trong quan hệ với các cường quốc, giữ được vai trò "trung tâm", "người cầm lái"
trong các diễn đàn đa phương ở khu vực và góp phần quan trọng vào tiến trình duy trì
nền hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở ĐNA và rộng hơn là khu vực CA - TBD.
Thứ ba, việc Mỹ tăng cường giúp đỡ và ủng hộ ASEAN trong tiến trình liên
kết khu vực và hoàn thiện tổ chức đã giúp ASEAN trưởng thành nhanh chóng và
hoàn thành được mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng
Chính trị - An ninh ASEAN (APSC). Mỹ có vai trò quan trọng trong tiến trình thúc
đẩy liên kết khu vực ASEAN. Việc hai bên đưa ra "Tuyên bố Tầm nhìn chung về
quan hệ đối tác tăng cường ASEAN - Mỹ" vào năm 2005, ký "Kế hoạch hành động
vì quan hệ đối tác tăng cường" năm 2006 và phía Mỹ chủ động đưa ra "Chương
trình Tầm nhìn phát triển ASEAN" (ADVANCE) vào năm 2008, trong đó phía Mỹ
cam kết viện trợ hàng trăm triệu USD trong 8 năm để hỗ trợ ASEAN hiện thực hóa
cộng đồng ASEAN trước và sau năm 2015. Các dự án được triển khai như: Hỗ trợ
kỹ thuật và phương tiện đào tạo, làm việc trực tiếp với Ban Thư ký ASEAN, Dự án
về Quan hệ đối tác về Quản trị công, Phát triển và An ninh Công bằng và Bền
vững,v.v. Trên cơ sở ủng hộ và giúp đỡ của Mỹ đã góp phần giúp ASEAN hoàn
thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Bên cạnh đó, việc Mỹ
tăng cường quan hệ chính trị - an ninh với ASEAN cũng giúp tổ chức cân bằng lợi
ích chiến lược giữa các nước lớn, hóa giải những áp lực và thách thức an ninh đến
từ phía Trung Quốc, qua đó giúp ASEAN có thể tránh được sự lệ thuộc hay lôi kéo
từ một cực quyền nào đó.
4.2.2.2. Mặt hạn chế
Thứ nhất, bên cạnh lợi ích chung trong vấn đề an ninh khu vực, giữa Mỹ và
ASEAN cũng có những lợi ích hết sức khác nhau. Sự tăng cường can dự của Mỹ
đối với ĐNA khiến một số quốc gia thành viên ASEAN quan ngại về khả năng Mỹ
sẽ tăng cường can thiệp, chia rẽ và lôi kéo các nước ASEAN vào liên minh quân sự
do Mỹ lãnh đạo, hoặc Mỹ sẽ tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự để kiểm soát
và khống chế những điểm trọng yếu ở khu vực như eo biển Malacca vùng Biển
141
Đông. Nếu điều này xảy ra, Mỹ sẽ ngăn cản tiến trình hợp tác an ninh của ASEAN
ở khu vực ĐNA và rộng hơn là khu vực CA - TBD, đi ngược lại với chủ trương
hoan nghênh đóng góp của các nước lớn vào vấn đề an ninh khu vực và tinh thần
độc lập tự chủ của ASEAN trong quan hệ với các nước lớn.
Thứ hai, việc Mỹ tăng cường quan hệ với ASEAN và can dự sâu vào nhiều
vấn đề ở khu vực đã gây ra những khó xử nhất định cho ASEAN trong quan hệ với
Trung Quốc. Với tư cách một cường quốc đang trỗi dậy, đương nhiên Trung Quốc
không muốn ASEAN xích lại gần Mỹ, điều này buộc họ có biện pháp hành động
mang chiều hướng tiêu cực như: tăng cường tập hợp lực lượng, lôi kéo các thành
viên ASEAN bằng viện trợ kinh tế, quân sự và gây ảnh hưởng chính trị; thúc đẩy
những hành xử hung hăng và quyết liệt hơn với các nước thuộc ASEAN có tranh
chấp với Trung Quốc trên Biển Đông để cảnh báo các nước láng giềng và thử thách
mối quan hệ đồng minh của Mỹ.
Thứ ba, lợi dụng lý do hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực quốc
phòng, chống lại âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Mỹ đã bán vũ khí
trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại cho các nước ĐNA, đẩy cuộc chạy đua vũ trang ở
khu vực ngày một leo thang, ĐNA như là "thùng thuốc súng" có thể bùng phát bất
cứ khi nào nếu không được kiểm soát tốt. Mặt khác, sự hiện diện quân sự thường
xuyên của quân đội Mỹ ở khu vực với lý do thực thi an toàn hàng hải, chống khủng
bố, kiềm chế Trung Quốc,v.v. ít nhiều đã gây ra cảm giác lo lắng, bất an ngày càng
lớn cho các nước trong khu vực. Kết quả là các nước ĐNA dù kinh tế còn nhiều khó
khăn đã tăng ngân sách và chi tiêu quốc phòng, làm ảnh hưởng đến môi trường an
ninh trong khu vực.
Bốn là, ASEAN và các nước thành viên tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ bị
Mỹ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của
ASEAN. Đối với những quốc gia không tuân theo quỹ đạo phát triển của Mỹ, Mỹ
thường lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia đó. Mặt khác, Mỹ cũng có thể sử dụng các tổ chức phi chính phủ, đội ngũ
truyền thông, các lực lượng chống đối để quấy rối và có thể là lật đổ chính quyền sở
tại không nghe theo Mỹ.
Năm là, cả Mỹ và Trung Quốc đều đánh giá cao vai trò của ASEAN, muốn sử
dụng các cơ chế an ninh của ASEAN ở khu vực phục vụ cho lợi ích của mình nên hai
142
quốc gia này luôn tìm mọi cách để phân hóa và gây sức ép lên ASEAN và các nước
thành viên trong một số vấn đề mang lợi ích chiến lược. Cuộc cạnh tranh địa chính trị
giữa Mỹ và Trung Quốc ở ĐNA từ góc độ nào đó là tiêu cực và nguy hại đối với
ASEAN, nó có thể gây chia rẽ và dẫn đến sự đổ vỡ của ASEAN nếu hai bên không
theo đuổi một chính sách hợp lý đúng như phân tích của Kishore Mahbubani &
Jeffery Sng "Mỹ và Trung Quốc, cả hai bên nên coi ASEAN là một chiếc bình sứ tinh
xảo thời Minh mong manh dễ vỡ. Bởi lợi ích của Mỹ và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng
nếu khối ASEAN bị phá hủy, thì sự linh hoạt trong việc ứng xử với ASEAN là điều
rất quan trọng đối với cả hai bên" [92, tr.149].
Như vậy, chính sách của Mỹ đối với ASEAN có tác động không nhỏ đến nền
hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển của khu vực. Bên cạnh những thuận lợi,
chính sách cũng khiến các nước ASEAN lo ngại về khả năng can thiệp, kiểm soát
và khống chế khu vực của Mỹ.
4.2.3. Đối với Mỹ
4.2.3.1. Mặt tích cực
Thứ nhất, trên lĩnh vực an ninh quân sự, mở rộng hợp tác song phương và đa
phương với ASEAN cũng như các nước thành viên ngoài việc giúp Mỹ tăng cường
sự hiện diện về quân sự ở ĐNA, còn giúp Mỹ can dự có hiệu quả vào nhiều vấn đề
nóng của khu vực như vấn đề Biển Đông, vấn đề tự do, an ninh, an toàn hàng hải,
vấn đề chống khủng bố, Thông qua các hoạt động tuần tra, huấn luyện, tập trận,
trao đổi, tham vấn quân sự mà mối quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh được
thắt chặt, Mỹ có thêm nhiều mối quan hệ với đối tác và bạn bè mới ở khu vực. Từ
đó tầm ảnh hưởng, quyền lực, vị thế của Mỹ được phục hồi và phát triển, Mỹ duy trì
và đảm bảo vững chắc vị thế số một ở khu vực, ngăn cản mưu đồ bá quyền, cạnh
tranh ảnh hưởng với Mỹ.
Thứ hai, trên phương diện chính trị - ngoại giao, tăng cường hợp tác với
ASEAN giúp Mỹ thay đổi được tình hình từ việc để lại "khoảng trống quyền lực" ở
ĐNA sau Chiến tranh Lạnh đến chỗ "quay trở lại ĐNA", có được vị trí đáng kể hơn
ở khu vực. Từ chỗ coi trọng hợp tác song phương với các đối tác, Mỹ coi trọng vai
trò, vị thế của ASEAN và muốn hợp tác sâu rộng với tổ chức này để tạo dựng
khuôn khổ cho những lợi ích chiến lược trước mắt cũng như lâu dài trong các vấn
đề của khu vực và toàn cầu.
143
Thứ ba, trên phương diện cạnh tranh chiến lược, tăng cường hợp tác an ninh
với ASEAN và các quốc gia thành viên đã phần nào giúp Mỹ thực thi được chính
sách "bao vây Trung Quốc", kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở ĐNA.
Bằng việc tham gia và đóng vai trò ngày một tích cực trong các tổ chức, diễn đàn
hợp tác an ninh của ASEAN như ARF, EAS, ADMM+, Mỹ đã tăng cường cạn dự
vào những vấn đề nóng của khu vực, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình
qua đó tạo dựng được lòng tin với ASEAN và các nước thành viên, đầy lùi ảnh
hưởng của Trung Quốc. Thông qua các cuộc gặp gỡ cấp cao, tham vấn chính trị,
quân sự với nguyên thủ các quốc gia ASEAN, Mỹ đã tăng cường mối quan hệ với
các đồng minh, đối tác, lôi kéo các nước ĐNA về phía mình. Mặt khác, Mỹ cũng
tăng cường hợp tác với Trung Quốc, lôi kéo Trung Quốc tham gia có trách nhiệm
vào các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN nhằm buộc quốc gia này phải hành xử
dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, khu vực.
Dựa trên các căn cứ và cơ sở hạ tầng quân sự sẵn có ở Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Australia, Philippine, Thái Lan và Singapore cũng như việc không ngừng
củng cố, phát triển và mở rộng quan hệ quân sự quốc phòng với các nước như
Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Mỹ đã tạo dựng được "vành đai sắt" với nhiều
tầng lớp từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và đến ĐNA nhằm kiềm chế, ngăn
chặn mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
4.2.3.2. Mặt hạn chế
Thứ nhất, ASEAN và Mỹ không gần gũi nhau về mặt địa lý, ĐNA quan
trọng nhưng chưa phải là ưu tiên của Mỹ như ở khu vực Đông Bắc Á hay Trung
Đông. Mặt khác lợi ích chính trị, an ninh của Mỹ và ASEAN ở khu vực là không
hoàn toàn giống nhau. Trong một số vấn đề, phía Mỹ luôn muốn áp đặt các giá trị tự
do, dân chủ và nhân quyền, trong khi phía ASEAN, các chuẩn mực trên với một số
nước lại không quá xem trọng. Điều đó làm nảy sinh tâm lý nghi ngờ, dè chừng
nhau trong quá trình hợp tác, ảnh hưởng của Mỹ vì thế cũng ngày một suy giảm tại
nhiều nước ASEAN, "từ những năm 1999 - 2000 tới năm 2006, hình ảnh nước Mỹ
đã giảm trầm trọng ở Indonesia (từ 75% xuống còn 36%)", còn theo một báo cáo
của Trung tâm nghiên cứu Pew công bố năm 2014 về thái độ của người dân được
hỏi ở 44 quốc gia châu Á đối với Mỹ trong đó "67% tại Indonesia, 65% tại Thái Lan
và 62% tại Malaysia phản đối Mỹ" [130, tr.151].
144
Thứ hai, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung ở khu vực ASEAN ngày càng phức tạp.
Trung Quốc với những lợi thế như khoảng cách địa lý, không coi trọng vấn đề dân
chủ nhân quyền đã không ngừng "quyến rũ" ASEAN trên tất cả các mặt trong đó có
lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Do vậy, việc tăng cường hợp tác an ninh của Mỹ với
ASEAN, Trung Quốc cũng sẽ triển khai nhiều chính sách hợp tác với ASEAN, điều
đó cũng gây khó dễ cho chính sách an ninh của Mỹ ở khu vực.
Thứ ba, hợp tác an ninh với ASEAN vừa mang đến những cơ hội nhưng cũng
đem lại những rủi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hop_tac_an_ninh_quoc_phong_giua_asean_va_my_giai_doa.pdf