Luận án Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula Undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại đồng bằng sông Cửu Long

Chương 1 GIỚI THIỆU .1

1.1. Tính cấp thiết của luận án.1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.3

1.2.1. Mục tiêu chung .3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3

1.3. Nội dung nghiên cứu .3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

1.5. Giới hạn của nghiên cứu.4

1.6. Những điểm mới của luận án.4

1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.4

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .6

2.1. Giới thiệu về cây rau cải.6

2.1.1. Nguồn gốc và phân loại.6

2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.6

2.1.3. Sâu hại trên cây rau cải .7

2.2. Đặc điểm của sâu kéo màng .9

2.2.1. Phân loại, phân bố và ký chủ.9

2.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của SKM .9

2.2.2. Tập tính sinh sống và cách gây hại của SKM .14

2.2.4. Triệu chứng gây hại của SKM.14

2.2.5. Thiên địch tự nhiên của sâu kéo màng.15

2.2.6. Cách phòng trị SKM trên đồng ruộng.15

2.3. Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính và pheromone giới tính của

SKM .16

2.3.1. Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính .16

2.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính của SKM .21

2.4. Một số hợp chất hydrocarbon trong pheromone giới tính của côn trùng

bộ cánh vảy (Lepidoptera).23

2.5. Hóa chất tín hiệu và một số hợp chất quấy rối côn trùng .24

2.5.1. Hóa chất tín hiệu.24

2.5.2. Một số hợp chất quấy rối côn trùng.25

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27

3.1. Vật liệu nghiên cứu .27

3.1.1. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị .27

3.1.2. Hóa chất.27

3.1.3. Nguồn SKM.28

3.1.4. Phiếu điều tra nông dân và khảo sát đồng ruộng.28viii

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .28

3.2.1. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của SKM gây hại rau cải tại

tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang .28

3.2.2. Khảo sát sự đa dạng di truyền của quần thể SKM ở ĐBSCL bằng

dấu phân tử ISSR.33

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của ký chủ đối với sự phát triển của SKM.30

3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của H. undalis 31

3.2.5. Khảo sát khả năng nhân nuôi trong phạm vi hẹp đối với H. undalis

từ giai đoạn thành trùng .32

3.2.6. Nghiên cứu pheromone giới tính của sâu kéo màng .34

3.2.7. Khảo sát ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu lên khả năng bắt

cặp và đẻ trứng của sâu kéo màng.43

3.2.8. Nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý sự gây hại của

sâu kéo màng.51

3.3. Phương pháp xử lý số liệu.54

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.55

4.1. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu kéo màng gây hại rau cải

tại tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang.55

4.1.1. Đặc điểm và kỹ thuật canh tác của các ruộng rau cải tại các địa điểm

điều tra.55

4.1.2. Tình hình xuất hiện, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị sâu

kéo màng trên rau cải tại các địa điểm điều tra.59

4.1.3. Khảo sát đồng ruộng về tình hình gây hại của sâu kéo màng tại tỉnh

Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang .63

4.2. Đặc điểm hình thái và sự đa dạng di truyền của quần thể SKM ở Đồng

bằng sông Cửu Long .85

4.2.1. Đặc điểm hình thái của sâu kéo màng thu thập tại Đồng bằng sông

Cửu Long.85

4.2.2. Sự đa dạng di truyền của SKM ở ĐBSCL .86

4.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của SKM.67

4.3.1 . Đặc điểm hình thái .67

4.3.2. Đặc điểm sinh học.71

4.4. Pheromone giới tính của SKM .90

4.4.1. Xác định thành phần hóa học .90

4.4.2. Phân tích mẫu chuẩn tổng hợp.94

4.5. Tổng hợp hợp chất (11E,13E)-11,13-hexadecadienal .97

4.5.1. Hợp chất 1-Bromo-11-methoxymethoxy-undecane (2).97

4.5.2. Các hợp chất E11,E13-16:OH và Z11,E13-16:OH .98

4.5.3. E11,E13-16: Ald .100ix

4.6. Đánh giá khả năng hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối

với sâu kéo màng ở điều kiện ngoài đồng.101

4.7. Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến khả năng bắt cặp và đẻ

trứng của sâu kéo màng.105

4.7.1. Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến khả năng bắt cặp của

ngài sâu kéo màng .105

4.7.2. Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến khả năng đẻ trứng của

ngài sâu kéo màng .106

4.8. Nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý sự gây hại của sâu

kéo màng .108

4.8.1. Thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu sả và tỏi .108

4.8.2. Hiệu quả của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi trong việc quản lý sự gây

hại của sâu kéo màng.110

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .116

5.1. Kết luận.116

5.2. Đề xuất.117

TÀI LIỆU THAM KHẢO.118

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ về khả năng gây hại của sâu kéo màng,

Hellula undalis (lepidoptera; crambidae) gây hại trên cải tại Vĩnh Long.127

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát đồng ruộng về tình hình gây hại của sâu kéo màng

trên rau cải .130

Phụ lục 3: Quy trình ly trích dna theo phương pháp CTAB .131

Phụ lục 4: Điều kiện thời tiết.134

Phụ lục 5: Các bảng phân phối tần suất về tình hình gây hại của sâu kéo màng.137

Phụ lục 6: Các bảng Anova về đánh giá ảnh hưởng của giống cải, nhiệt độ

đến đặc điểm sinh học, hiệu quả hấp dẫn của Pheromone giới tính tổng hợp và

hóa chất tín hiệu của sâu kéo màng.165

pdf204 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula Undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có màu sắc tổng thể nhạt (sáng hơn) so với thành trùng cái, chiều dài thân trung bình là 6,80±0,52 mm và chiều rộng sải cánh trung bình là 13,13±0,4 mm (Bảng 4.5). Thành trùng cái (Hình 4.6 thành trùng cái) có màu sắc cơ thể đậm so với thành trùng đực, đốt bụng cuối tròn có phủ một nhóm lông, chiều dài thân trung bình là 7,87±0,49 mm và chiều rộng sải cánh trung bình là 14,32±0,66 mm (Bảng 4.5). Tỷ lệ (%) 68 Hình 4.5: Thành trùng H. undalis: Phần đầu (A); Râu đầu (B) Mặt lưng Mặt bụng ♂ ♀ Hình 4.6: Thành trùng của H. undalis A B 69 Bảng 4.5: Kích thước (mm) của SKM, H. undalis qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 31,44, H% = 70,70) trên thức ăn là cải xanh, Đại học Cửu Long Các giai đoạn sinh trưởng Số cá thể khảo sát Chiều dài thân (mm) Chiều rộng cơ thể (mm) Trung bình Biến thiên Trung bình Biến thiên Trứng 30 0,46±0,02 0,43-0,51 0,32±0,02 0,28-0,35 Ấu trùng - Tuổi 1 30 1,64±0,24 1,00-2,00 0,28±0,04 0,20-0,33 - Tuổi 2 30 3,67±0,35 3,20-4,80 0,64±0,07 0,53-0,80 - Tuổi 3 30 6,62±0,50 6,00-7,80 1,03±0,15 0,80-1,40 - Tuổi 4 30 11,97±0,65 10,45-13,54 2,13±0,12 1,94-2,39 Nhộng 30 7,46±0,56 6,10-8,30 2,23±0,25 1,70-2,70 Thành trùng - Đực 30 6,80±0,52 6,00-8,00 13,13±0,41 12,50-14,00 - Cái 30 7,87±0,49 7,00-8,50 14,32±0,66 13-15,50 4.2.1.2. Giai đoạn trứng Trứng mới đẻ có màu trắng ngà, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, phân bố thành từng mảng khắp bề mặt trứng và khi sắp nở sẽ chuyển sang màu đỏ nâu, hình dạng giống trái nho khô (Hình 4.7 Trứng), lúc này quan sát kĩ dưới kính hiển vi soi nổi sẽ thấy một chấm đen trên trứng. Trứng có hình bầu dục, chiều dài trung bình là 0,46 ± 0,02 mm và chiều rộng trung bình là 0,32 ± 0,02 mm (Bảng 4.5). Trứng được đẻ rải rác hoặc từng cụm dính sát nhau. 4.2.1.3. Giai đoạn ấu trùng Ấu trùng có 4 tuổi, hình dạng thon dài, đầu và mảnh lưng ngực màu đen. Dọc theo thân có 5 đường sọc màu hồng, 1 đường chính giữa lưng và 4 đường ở hai bên. Cơ thể ấu trùng gồm 13 đốt, ở mỗi đốt có các u lông phân bố ở 2 bên. - Ấu trùng tuổi 1: Lúc mới nở có màu trắng vàng, quan sát dưới kính lúp soi nổi thấy có những lông tơ màu đen rất ngắn mọc phía trên các u lông dọc hai bên thân, chiều dài trung bình 1,64 ± 0,24 mm, chiều rộng trung bình 0,28 ± 0,04 mm (Bảng 4.5), kích thước vỏ đầu là 0,12 mm x 0,17 mm (Bảng 4.6). Mảnh lưng ngực màu đen, đốt ngực trước ngắn nằm sát đốt đầu (Hình 4.8 A). Các sọc chạy dọc theo cơ thể mờ và nhỏ (Hình 4.7 tuổi 1). Ở giai đoạn này ấu trùng thường cạp bề mặt lá non hay đọt non, đục vào thịt lá hoặc gân lá để ăn các mô bên trong làm cho lá chỉ còn một màng mỏng. - Ấu trùng tuổi 2: Cơ thể có màu vàng nhạt, có nhiều lông tơ mọc dọc hai bên thân và trên mặt lưng, trên mặt lưng của ngực có một đốm màu đen, mảng lưng màu đen ở đốt ngực trước to hơn, rõ và rộng ra (Hình 4.8 B), chiều dài trung bình là 3,67 ± 0,35 mm, chiều rộng trung bình là 0,64 ± 0,07 mm (Bảng 4.5), kích thước vỏ đầu là 0,24 mm x 0,39 mm (Bảng 4.6). Lúc này các sọc màu hồng chạy dọc theo cơ thể hiện rõ và lớn hơn (Hình 4.7 tuổi 2), ấu trùng bắt đầu ăn lá non ở đọt và đặc biệt là những đọt non, chúng thường nhả tơ quanh mình giữa hai mặt lá. 70 Bảng 4.6: Kích thước vỏ đầu (mm) của ấu trùng H. undalis qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 31,44, H% = 70,70) trên thức ăn là cải xanh, Đại học Cửu Long Các giai đoạn phát triển Số cá thể khảo sát Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Trung bình Biến thiên Trung bình Biến thiên Tuổi 1 20 0,12±0,02 0,10-0,15 0,17±0,02 0,15-0,20 Tuổi 2 20 0,24±0,04 0,2-0,33 0,39±0,09 0,27-0,60 Tuổi 3 20 0,44±0,07 0,30-0,50 0,67±0,07 0,50-0,80 Tuổi 4 20 0,83±0,12 0,60-1,04 1,19±0,11 1,04-1,34 - Ấu trùng tuổi 3: Cơ thể có màu hồng nhạt đến nâu, đốm đen ở phần ngực mở rộng ra bằng với chiều rộng của cơ thể (Hình 4.8 C), chiều dài trung bình 6,62±0,50 mm, chiều rộng trung bình 1,03±0,15 mm (Bảng 4.5), kích thước vỏ đầu là 0,44 mm x 0,67 mm (Bảng 4.6). Ở đốt cuối lông đen phát triển dày đặc hơn và mọc hướng về phía sau (Hình 4.7 tuổi 3). Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất trong các giai đoạn ấu trùng, lúc này cơ thể cần nhiều dinh dưỡng để phát triển nên ấu trùng có thể ăn 1-2 lá cải non trong 1 ngày và di chuyển nhanh đục vào đọt non cây cải để cắn phá và đây là giai đoạn gây hại nặng nhất. - Ấu trùng tuổi 4: có màu vàng nhạt hay vàng hồng. Đốm đen ở ngực biến mất thay vào đó là các chấm đen nhỏ mờ li ti (Hình 4.8 D), chiều dài trung bình 11,97±0,65 mm, chiều rộng trung bình 2,13±0,12 mm (Bảng 4.5), kích thước vỏ đầu là 0,83 mm x 1,19 mm (Bảng 4.6). Các sọc màu hồng chạy dọc theo cơ thể hiện diện rõ, phần đầu ngực có nhiều lông đen mọc xung quanh và dựng lên hướng về phía đầu (Hình 4.7 tuổi 4). Cuối tuổi 4, ấu trùng ít di chuyển, ngừng ăn để chuyển qua giai đoạn nhộng. 4.2.1.4. Giai đoạn nhộng Trước khi hóa nhộng, sâu ngừng ăn, nhả tơ tạo thành lớp kén bao xung quanh cơ thể, kích thước cơ thể thu ngắn lại, chuyển sang màu vàng nhạt. Nhộng dạng nhộng màng, lúc mới hình thành có màu vàng nhạt, bề mặt bóng trương nước, trên mặt lưng nhìn thấy rõ 5 sọc màu hồng chạy dọc theo chiều dài, dần dần chuyển sang màu vàng nâu, các sọc trên lưng mờ dần chỉ còn thấy rõ được 3 sọc, ở cuối nhộng có 4 gai lồi và đuôi chuyển động được. Khi sắp vũ hóa nhộng có màu nâu đen, đặc biệt mảnh vỏ ở hai bên đầu có màu đen, sọc trên mặt lưng không còn thấy rõ nữa, khi nhìn ở mặt bụng sẽ thấy các chân thành trùng đã hình thành do vỏ nhộng mỏng. Nhộng có chiều dài trung bình là 7,46±0,56 mm và chiều rộng trung bình là 2,23±0,25 mm (Bảng 4.5). Mặt bụng nhộng cái có 4 đốt, đốt to tròn với ngấn rõ ràng. Mặt bụng của nhộng đực có 5 đốt, các đốt không căng tròn mà thon gọn, kích thước của nhộng đực nhỏ hơn nhộng cái (Hình 4.7 nhộng). 71 Hình 4.7: Các giai đoạn phát triển của H. undalis. Trứng (A); Ấu trùng tuổi 1(B); Ấu trùng tuổi 2 (C); Ấu trùng tuổi 3 (D); Ấu trùng tuổi 4 (E) và Nhộng (F). Hình 4.8: Hình dạng và màu sắc của vỏ đầu ấu trùng H. undalis: Tuổi 1 (A); Tuổi 2 (B); Tuổi 3 (C) và Tuổi 4 (D). Theo các tác giả Hồ Thị Thu Giang (2005), Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh (2008) và Dương Thị Vân (2012), thành trùng cái có màu sắc tổng thể nhạt hơn (sáng hơn) thành trùng đực. Kết quả khảo sát của nghiên cứu này cho thấy thành trùng đực có màu sắc tổng thể nhạt hơn thành trùng cái (Hình 4.6). 4.2.2. Đặc điểm sinh học 4.2.2.1. Tập tính sinh học Thành trùng H. undalis hầu hết vũ hóa vào ban đêm, thời gian vũ hóa tập trung từ 19-23 giờ cho tới sáng hôm sau. Ban ngày thành trùng ẩn nấp dưới tán cây, bờ bụi nơi kín đáo, khi bị khua động mới bay một khoảng ngắn rồi lại tìm chỗ ẩn nấp, chúng hoạt động nhiều từ lúc chập tối đến nửa đêm. Con đực và con cái bắt cặp giao phối sau khi vũ hóa vài giờ (>90,1%) và sau một đến hai ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác từng cái hoặc thành cụm từ 2-5 trứng chủ yếu ở bề mặt dưới của lá. Ở điều kiện nuôi trong hộp, trứng được đẻ ngay trên nắp hộp, trên miếng bông thấm nước hay trên thành hộp. Ấu trùng v ừa mớ i nở hoạt động rất nhanh nhẹn và tập trung chủ yếu ở các lá ngọn non. Ấu trùng tuổi 1 đục và ăn nhu mô lá chừa lại biểu bì trên và dưới. Sang tuổi 2 trở đi bắt đầu nhả tơ giăng tơ kết các lá lại với nhau và chui vào trong để gây hại. Ấu t r ù n g tuổi 3 đến tuổi 4 đục xuống thân chính (đọt cải) sau đó chui xuống đất, khi đẫy sức thì hóa nhộng trên bề A B C D A B C D E F 72 mặt đất hay bộ phận bất kì nào của cây. Trên cây cải, vị trí sâu hại xuất hiện phân và màng tơ, lỗ đục to và nhỏ đôi khi thấy xuất hiện mùi hôi do cây bị thối. Ở giai đoạn cây con (dưới 10 ngày tuổi) sâu hại làm cây con chết nhiều. Nhộng nằm trong kén bám ở gốc cây phía dưới mặt đất. Trong điều kiện nuôi nhân tạo trong hộp nhựa, ấu trùng sắp hết tuổi 4 chuyển sang tiền nhộng sẽ bò lên phần nắp hộp và hóa nhộng tại đây. 4.2.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên một số đặc điểm sinh học của SKM a. Ảnh hưởng của thức ăn lên thời gian phát triển Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi được nuôi bằng các loại thức ăn gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại và cải thìa, thời gian của một vòng đời của SKM trung bình là 20,22 ngày. Trong đó, thời gian phát triển của trứng dài 2,22 ngày; Giai đoạn ấu trùng gồm 4 tuổi dài 10,92 ngày (tuổi 1: 3,26 ngày; tuổi 2: 2,34 ngày; tuổi 3: 2,56 ngày; tuổi 4: 2,76 ngày); Giai đoạn nhộng dài 4,95 ngày và giai đoạn từ khi vũ hóa đến thành trùng cái đẻ trứng dài 1,23 ngày (Bảng 4.7). Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau vào thời kỳ ấu trùng đến vòng đời và thời gian phát triển qua các giai đoạn của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,20; H%= 68,10), ĐH Cửu Long. Giai đoạn phát triển và sinh trưởng Thời gian phát triển (ngày) trên một số giống cải CV (%) Cải ngọt Cải xanh Cải tùa xại Cải thìa Cải bó xôi Trứng 2,33 a 1,83 b 2,22 a 2,50 a - 22,41** Ấu trùng: - Tuổi 1 2,13 bc 2,03 c 6,18 a 2,71 b 2,56bc 25,53** - Tuổi 2 2,37 2,17 2,31 2,50 - 21,51ns - Tuổi 3 2,73 a 2,43 ab 2,28 b 2,79 a - 25,26** - Tuổi 4 4,00 a 2,50 b 2,18 b 2,36 b - 25,52** Tiền nhộng 1,00 b 1,13 b 1,25 b 2,21 a - 26,60** Nhộng 4,80 b 4,40 b 6,11 a 4,50 b - 18,84** Thành trùng: - Trước đẻ 1,00 b 1,38 a 1,46 a 1,07 b - 32,08** - Đẻ kéo dài 3,20 a 3,62 a 2,92 a 2,14 b - 25,15** - Tuổi thọ TT cái 6,20 a 6,08 a 5,07 b 4,43 b - 19,43** - Tuổi thọ TT đực 6,27 a 4,76 b 4,38 bc 4,00 c - 11,21** Vòng đời 19,64 b 17,54 c 23,03 a 20,64 b - 8,55** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %; (ns): không khác biệt. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Giữa các loại thức ăn dùng để nhân nuôi, vòng đời của SKM là ngắn nhất khi được nuôi bằng cải xanh (17,54 ngày) và dài nhất khi được nuôi bằng cải tùa xại (23,03 ngày). Vòng đời của SKM được nuôi bằng cải ngọt và cải thìa dài tương đương nhau, không khác biệt thống kê giữa nhau, lần lượt là 19,64 ngày và 20,64 ngày (Bảng 4.10). Kết quả này chứng tỏ loại thức ăn có ảnh hưởng đến thời gian phát triển của SKM. Mặt khác, trong điều kiện phòng thí nghiệm SKM không hoàn thành vòng đời khi được nuôi bằng cải bó xôi (họ Dền, Amaranthaceae) (Bảng 4.7) cho thấy H. undalis là loài tấn công chuyên tính trên họ cải (Brassicaceae). 73 b. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng, tỷ lệ hóa nhộng và khả năng đẻ trứng của ngài cái Kết quả trình bày trong Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ sống qua các tuổi của giai đoạn ấu trùng, tiền nhộng và nhộng khi nuôi trên các giống cải có khác nhau. Tỷ lệ sống của ấu trùng tuổi 1 được nuôi từ các loại thức ăn gồm cải xanh (88,33%,), cải ngọt (86,0%), cải tùa xại (80,5%) và cải thìa (74,17%) là tương đương nhau. Chỉ có 7,62% ấu trùng tuổi 1 sống sót khi được nuôi bằng cải bó xôi. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống sót của ấu trùng bắt đầu thể hiện ở tuổi 2, tỷ lệ sống của ấu trùng tuổi 2 được nuôi bằng cải xanh (92,61%), cải ngọt (86,39%) và giống cải tùa xại (77,19%) là không khác biệt giữa nhau, nhưng tỷ lệ sống ở các nghiệm thức cải xanh và cải ngọt là cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với cải thìa (68,92%). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận cho các ấu trùng tuổi 3, tuổi 4 và tỷ lệ ấu trùng hóa nhộng chứng tỏ nguồn thức ăn có ảnh hưởng đến sự phát triển của SKM. Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,2; H%= 68,10), ĐH Cửu Long Giai đoạn phát triển Tỷ lệ sống (%) trên một số giống cải CV (%) Cải ngọt Cải xanh Cải tùa xại Cải thìa Cải bó xôi Tuổi 1 86,00 a 88,33 a 80,50 a 74,17 a 7,62 b 16,52** Tuổi 2 86,39 a 92,61 a 77,19 ab 68,92 b - 12,49* Tuổi 3 79,21 ab 89,07 a 69,32 bc 60,63 c - 15,74* Tuổi 4 74,17 a 76,98 a 57,37 ab 45,87 b - 22,42* Tiền nhộng 80,79 ab 91,70 a 71,27 b 67,14 b - 14,60* Nhộng 82,22 ab 90,72 a 72,04 bc 62,50 c - 14,61* Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %; (*): khác biệt 5%. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Kết quả trình bày ở Bảng 4.9 cho thấy ngài H. undalis cái vũ hóa từ ấu trùng được nuôi bằng cải xanh có số lượng trứng đẻ (247,33 trứng/con cái) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ngài cái vũ hóa từ ấu trùng được nuôi bằng cải ngọt (159,89 trứng/con cái), cải tùa xại (115,67 trứng/con cái) và cải thìa (90,8 trứng/con cái). Số lượng trứng ở nghiệm thức cải ngọt thì cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ở các nghiệm thức cải tùa xại và cải thìa. Kết quả này cho thấy bên cạnh việc ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của ấu trùng và tỷ lệ hóa nhộng, nguồn thức ăn cung cấp cho ấu trùng cũng ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của ngài H. undalis cái. Giữa các loại thức ăn khảo sát thì cải xanh là phù hợp nhất, kế đến là cải ngọt và sau cùng là cải tùa xại và cải thìa. 74 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau vào thời kỳ ấu trùng đến khả năng đẻ trứng của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,20; H%= 68,10), ĐH Cửu Long Số trứng đẻ/ ngài cái Khả năng đẻ trứng (trứng/con cái) trên một số giống cải CV (%) Cải ngọt Cải xanh Cải tùa xại Cải thìa Cải bó xôi Trung bình 159,87 b 247,33 a 115,67 c 90,80 c - 23,21** Độ lệch chuẩn (SD) 38,06 35,13 38,35 42,49 Dao động 102-234 176-314 76-201 34-167 Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Theo Kessing và Mau (1992a) và Sivapragasam và Aziz (1990) thì giai đoạn ấu trùng của H. undalis có 5 tuổi và phát triển trong khoảng thời gian 14 ngày. Đồng thời, cũng theo Kessing và Mau (1992a) và Sivapragasam và Aziz (1990) cho biết thêm là trên các cây ký chủ khác nhau thì thời gian phát triển của ấu trùng cũng khác nhau. Khi được nuôi bằng thức ăn là súp lơ thì giai đoạn ấu trùng của SKM kéo dài 10 - 13 ngày (Kessing và Mau, 2007). Các nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang (2005), Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh (2008), Dương Thị Vân (2012) và Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang (2014), ghi nhận giai đoạn ấu trùng của SKM chỉ gồm 4 tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy giai đoạn ấu trùng của SKM được nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau (cải xanh, cải ngọt, cải tùa xại và cải thìa) cũng chỉ gồm 4 tuổi, mặc dù các thức ăn khảo sát có ảnh hưởng đến thời gian phát triển, tỷ lệ sống của ấu trùng, tỷ lệ sống của nhộng và số lượng trứng đẻ của thành trùng, nhưng không ảnh đến số tuổi của ấu trùng SKM. 4.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng a. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển Kết quả được trình bày ở Bảng 4.10 cho thấy, nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian phát triển của tất cả các giai đoạn sống của SKM, từ giai đoạn trứng đến nhộng và thành trùng. Kết quả nghiên cứu, ở nhiệt độ nuôi 160C; 200C; 250C và 30,20C, SKM có vòng đời dài 61,64, 32,17, 25,14 và 17,54 ngày, tương ứng. Nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển của SKM càng ngắn lại, sự khác biệt này ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định Duncan. Thời gian phát triển của trứng (thời gian ủ trứng) ở các điều kiện nhiệt độ 20oC, 25oC và 30,2oC là không khác biệt ý nghĩa giữa nhau, tương tự như ở thời gian từ vũ hóa đến đẻ trứng của thành trùng cái. Thời gian phát triển ở giai đoạn ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2 và nhộng ở các điều kiện nhiệt độ nuôi là khác biệt có ý nghĩa giữa nhau. Trong khi đó, ở các điều kiện nhiệt độ 20oC và 25oC, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 3 và ấu trùng tuổi 4 là không khác biệt giữa nhau. Kết quả này cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ lên các giai đoạn phát triển của SKM là khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thời gian phát triển của SKM theo thứ tự từ cao xuống thấp là ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2, nhộng, ấu trùng tuổi 3 và tuổi 4, trứng và thành trùng (Bảng 4.10). 75 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến vòng đời và thời gian phát triển qua các giai đoạn của H. undalis trên giống cải xanh Giai đoạn phát triển Thời gian phát triển (ngày) ở điều kiện nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C (H%=65,2) 200C (H%= 67,6) 250C (H%= 68,2) Nhiệt độ phòng (30,2 0C; 68,1%) Trứng 6,17 a 4,00 b 3,57 b 1,83 b 45,44** Ấu trùng: - Tuổi 1 7,50 a 5,25 b 3,23 c 2,03 d 24,39** - T2 11,20 a 5,63 b 3,17 c 2,17 d 21,87** - T3 7,97 a 3,50 b 2,80 bc 2,43 c 29,86** - T4 9,87 a 4,63 b 4,30 b 2,50 c 26,29** Tiền nhộng 4,33 a 1,63 b 1,03 c 1,13 c 28,76** Nhộng 9,33 a 5,88 c 6,60 b 4,40 d 12,69** Thành trùng: - Trước đẻ 5,29 a 1,83 b 1,50 b 1,38 b 24,69** - Đẻ kéo dài 2,80 b 2,67 b 2,93 b 3,62 a 23,12** - Tuổi thọ TT cái 10,29 a 6,50 b 6,57 b 6,08 b 10,85** - Tuổi thọ TT đực 9,63 a 6,00 b 6,65 b 4,67 c 8,70** Vòng đời 61,64 a 32,17 b 25,14 c 17,54 d 7,30** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Thời gian phát triển của SKM được ghi nhận ở những điều kiện nhiệt độ nuôi khác nhau là khác nhau (Kessing và Mau, 1992a; Hồ Thị Thu Giang, 2005; Kessing và Mau, 2007; Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh, 2008; Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang, 2014). Tuy nhiên, bên cạnh nhiệt độ, thời gian phát triển của côn trùng là có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường khác như thức ăn (Bảng 4.7), ẩm độ, ánh sáng . Thêm vào đó, ghi nhận của Sivapragasam và Aziz (1990) cho thấy số tuổi của ấu trùng tăng lên khi được nuôi ở điều kiện nhiệt độ thấp. Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ đối với SKM với cùng một loại thức ăn là cải xanh cho kết quả ở điều kiện nhiệt độ 16oC thời gian phát triển của SKM kéo dài hơn so với các điều kiện nhiệt độ từ 20oC – 30,2oC, nhưng giai đoạn ấu trùng ở điều kiện nhiệt độ này cũng chỉ gồm 4 tuổi. b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng của SKM Bảng 4.11 trình bày kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng của SKM. Tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng ở các điều kiện nhiệt độ 25oC và 30,2oC là không khác biệt giữa nhau, nhưng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với ở các điều kiện nhiệt độ 16oC và 20oC (trừ ấu trùng tuổi 3 và nhộng). Tỷ lệ sống của nhộng chỉ giảm khi nhiệt độ nuôi bị hạ xuống 16oC cho thấy nhộng đáp ứng với khoảng thay đổi của nhiệt độ rộng hơn so với ấu trùng. Theo Dương Thị Vân (2012), tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng ở điều kiện nhiệt độ 30oC là cao hơn so với ở điều kiện 25oC. Kết quả khảo sát ở nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng (ở tất cả các tuổi) và nhộng ở các điều kiện nhiệt độ 25oC và 30,2oC là không khác biệt giữa nhau. Sự khác biệt giữa các kết quả ghi nhận có thể do ảnh hưởng của yếu tố nhân nuôi khác như thức ăn và điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm. 76 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng và nhộng trên cải xanh Giai đoạn phát triển Tỷ lệ sống (%) ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C (H%=65,2) 200C (H%= 67,6) 250C (H%= 68,2) Nhiệt độ phòng (30,2 0C; 68,1%) Ấu trùng: - Tuổi 1 59,52 b 68,67 b 81,33 a 88,33 a 11,83** - Tuổi 2 63,05 c 75,83 b 87,70 a 92,61 a 10,94** - Tuổi 3 65,79 b 73,50 ab 81,32 ab 89,07 a 14,50* - Tuổi 4 46,11 c 58,45 b 74,48 a 76,97 a 12,51** Tiền nhộng 69,65 81,81 92,38 91,70 10,41ns Nhộng 52,38 b 71,04 a 78,33 a 90,72 a 15,58** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %; (*): khác biệt 5%; (ns): không khác biệt. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. c. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở của SKM Sự thay đổi của điều kiện nhiệt độ nuôi là có ảnh hưởng lên thời gian đẻ trứng và số lượng trứng đẻ của thành trùng SKM (Bảng 4.12). Ở nhiệt độ 16oC, thành trùng SKM chỉ đẻ trong 3 ngày với số lượng trứng đẻ là 97,33 trứng/con cái, thấp nhất trong các điều kiện nhiệt độ khảo sát còn lại. Mặc dù có cùng thời gian đẻ trứng là 4 ngày, nhưng số lượng trứng đẻ của thành trùng SKM được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 20oC (144,29 trứng/con cái) thấp hơn có ý nghĩa so với số lượng trứng được đẻ bởi thành trùng SKM được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25oC (203,08 trứng/con cái). Thành trùng SKM được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 30,2oC có thời gian đẻ trứng kéo dài 5 ngày với số lượng trứng đẻ cao nhất (247,33 trứng/con cái) so với các điều kiện nhiệt độ khảo sát còn lại. Bảng 4.12: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến nhịp điệu đẻ trứng của ngài H. undalis Ngày đẻ trứng Số trứng (trứng/ngày) ở điều kiện nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C (H%=65,2) 200C (H%= 67,6) 250C (H%= 68,2) Nhiệt độ phòng (30,2 0C; 68,1%) 1 38,00 b 49,36 b 92,85 a 88,47 a 39,01** 2 45,67 56,14 52,77 59,33 42,54ns 3 17,57 c 44,91 ab 38,75 b 55,33 a 37,36** 4 0,00 b 24,50 a 25,64 a 35,46 a 53,16** 5 0,00 b 0,00 b 0,00 b 18,36 a 13,05** Tổng (trứng/con cái) 97,33 d 144,29 c 203,08 b 247,33 a 26,39** Ghi chú: Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. (**): khác biệt 1 %;(ns): không khác biệt. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. Tương tự như số lượng trứng đẻ, nhiệt độ cũng ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng nở. Kết quả ở Bảng 4.13 cho thấy tỷ lệ trứng nở ở 4 mức nhiệt độ khảo sát là rất khác nhau, nhiệt độ ủ trứng càng giảm thì tỷ lệ trứng nở càng thấp và ngược lại. Cụ thể, trứng được ủ ở nhiệt độ phòng (30,20C) cho tỷ lệ trứng nở cao nhất (92,08%), kế đến ở 250C là 74,16%, 200C là 51,00% và thấp nhất ở 160C chỉ 33,66%. 77 Theo Hồ Thị Thu Giang (2005), một ngài cái H. undalis có thể đẻ trung bình 101,63 trứng ở nhiệt độ 300C, trong khi ghi nhận của Tạ Thi Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh (2008) cho thấy ở điều kiện nhiệt độ 30,50C với thức ăn là cải ngọt ngài cái H. undalis đẻ khoảng 125-308 trứng, còn theo Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang (2014), nhân nuôi H. undalis ở nhiệt độ 250C với thức ăn là cải bẹ xanh mỡ Trang Nông thu được số trứng trung bình là 149,7 trứng/con cái. Như vậy số lượng trứng đẻ của ngài H. undalis là thay đổi theo điều kiện nghiên cứu. Kết quả khảo sát của thí nghiệm cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lên cả thời gian phát triển, tỷ lệ chết của ấu trùng và nhộng, số lượng trứng đẻ của trưởng thành và tỷ lệ nở của trứng. Giữa các điều kiện nhiệt độ khảo sát thì 30,20C là thích hợp nhất cho sự phát triển của H. undalis. Điều này phù hợp với ghi nhận H. undalis gây hại mạnh ở các nước nhiệt đới (Harakly, 1968b; Sivapragasam, 1994; Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh, 2008). Bảng 4.13: Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỷ lệ nở của trứng H. undalis Tỷ lệ trứng nở Tỷ lệ trứng nở (%) ở nhiệt độ khác nhau CV (%) 160C (H%=65,2) 200C (H%= 67,6) 250C (H%= 68,2) Nhiệt độ phòng (30,2 0C; 68,1%) Trung bình 33,66 d 51,00 c 74,16 b 92,08 a 15,89** Độ lệch chuẩn (SD) 12,98 8,62 8,87 5,33 Dao động 21,67-55,0 40,0-63,33 65,0-83,33 86,67-96,67 Ghi chú: (**): khác biệt 1 %. Trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. CV (%): giá trị độ biến động và mức ý nghĩa thống kê. 4.2.2.4. Khả năng nhân nuôi trong phạm vi hẹp của sâu kéo màng từ giai đoạn thành trùng a. Thế hệ F1 Kết quả trình bày ở Bảng 4.14 cho thấy khi nhân nuôi 15 cặp thành trùng H. undalis trong phạm vi hẹp ở F1 cho thấy thì mỗi thành trùng cái đẻ trung bình là 247,93 trứng. - Cho trứng nở đến giai đoạn ấu trùng thì ở tuổi 1 thu được trung bình là 238,20 ± 32,92 ấu trùng (dao động 175 - 289 ấu trùng): đây là giai đoạn thu được ấu trùng cao nhất. Sang tuổi 2 thu được trung bình là 192,73 ± 22,98 ấu trùng (149-243 ấu trùng), tuổi 3 thu được 169,47 ± 20,52 ấu trùng (127 – 213 ấu trùng), và ở tuổi 4 thu được 145,73 ± 20,63 ấu trùng (109 – 191 ấu trùng): đây cũng là gai đoạn thu được ấu trùng thấp nhất. - Bước sang giai đoạn tiền nhộng thu được trung bình là 102,53 ± 18,24 (71 – 136) con và giai đoạn nhộng là 87,27 ± 14,67 (57 - 107) con. - Cuối cùng là giai đoạn thành trùng thu được trung bình 42,13 ± 7,90 (28 – 55), con cái và 33,00 ± 5,73 (25 – 44) con đực. 78 Bảng 4.14: Khả năng sinh sản của thành trùng H. undalis ở thế hệ F1 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 31,44, H% = 70,70), ĐH Cửu Long, 2015 Số cặp khảo sát Số cá thể thu được ở F1 (con) Tổng trứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khao_sat_tinh_hinh_gay_hai_dac_diem_sinh_hoc_va_hoa.pdf
Tài liệu liên quan