Luận án Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN. 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 7

1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần

tập trung nghiên cứu. 20

Chương 2: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO KHÁNG

CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NưỚC TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968 . 23

2.1. Thành lập và kiện toàn tổ chức Khu ủy Trị - Thiên - Huế .23

2.2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế lãnh đạo kháng chiến từ năm 1966 đến

năm 1968 .38

Chương 3: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ LÃNH

ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NưỚC TỪ NĂM 1969

ĐẾN NĂM 1975 . 67

3.1. Củng cố tổ chức và lực lượng, lãnh đạo khôi phục thế trận, chủ

động tiến công, giải phóng Quảng Trị (1969-1972) .67

3.2. Phát triển tổ chức, lãnh đạo xây dựng vùng giải phóng, Tổng tiến

công và nổi dậy ở Trị - Thiên - Huế (1973-1975) .92

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM. 111

4.1. Nhận xét .111

4.2. Một số kinh nghiệm .126

KẾT LUẬN . 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152

PHỤ LỤC

pdf211 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LCM bƣớc sang thời kỳ đấu tranh mới. Ở TTH, Mỹ từng bƣớc rút quân nhƣng QĐVNCH còn nhiều: 2 sƣ đoàn; 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, tƣơng đƣơng 27 tiểu đoàn bộ binh; 3 trung đoàn xe tăng thiết giáp (584 xe, 95 xe tăng); 5 trung đoàn pháo (14 tiểu đoàn) với 285 khẩu pháo; 94 đại đội bảo an; 302 trung đội dân vệ; 5.100 cảnh sát; 144 đoàn bình định; 13.000 lính phòng vệ dân sự [85, tr.199]. Quân Mỹ và QĐVNCH tăng cƣờng 83 củng cố tuyến phòng ngự đề phòng QGP mở đợt tiến công lớn trong Đông - Xuân; bình định đồng bằng và chủ quan phán đoán rằng trong năm 1972, ở chiến trƣờng TTH, QGP chỉ đánh vừa nhằm giam chân, thu hút chủ lực của chúng để phối hợp với chiến trƣờng chính ở Nam Bộ. Với tầm nhìn chiến lƣợc, thấy rõ sự phát triển của cách mạng trên đà thắng lợi ở cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, đế quốc Mỹ có chiều hƣớng lún sâu vào thế bị động, lúng túng, tháng 5-1971, BCT nhận định: phát triển thế tiến công chiến lƣợc mới trên toàn chiến trƣờng miền Nam, đánh bại chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, chuẩn bị giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, tạo một bƣớc chuyển căn bản làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh “buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thƣơng lƣợng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trƣờng hợp chiến tranh còn kéo dài” [221, tr.514]. Tháng 8- 1971, BCT ra Nghị quyết về mở cuộc tiến công chiến lƣợc năm 1972 trên các hƣớng Đông Nam Bộ, TTH, Tây Nguyên và hình thành một cuộc tiến công toàn Miền để tiêu diệt lớn quân Mỹ và QĐVNCH, mở rộng vùng giải phóng. Miền Đông Nam Bộ đƣợc BCT xác định là hƣớng chủ yếu vì đánh Mỹ và tay sai ở đây sẽ tác động mạnh đến Sài Gòn. Công tác chuẩn bị cho đợt hoạt động quân sự lớn đƣợc gấp rút tiến hành. Báo cáo của BCT tại Hội nghị lần thứ 20 của Trung ƣơng Đảng (2- 1972), sau khi đánh giá những thắng lợi của LLCM trên chiến trƣờng và những thất bại, khó khăn của Mỹ, nêu rõ: “Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nƣớc là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta lúc này” [121, tr.37]. Bộ Chính trị chủ trƣơng, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng chiến lƣợc ở miền Nam và đoàn kết, phối hợp chiến đấu chặt chẽ với nhân dân hai nƣớc bạn (Lào, Campuchia), kiên quyết đánh bại chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Học thuyết Níchxơn”, “giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trên thế thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng phải có và có thể chấp nhận đƣợc” [121, tr.144]. Hội nghị nêu rõ phải tiến công đối phƣơng bằng ba đòn chiến lƣợc: 84 “Đòn chiến lƣợc của bộ đội chủ lực trên những chiến trƣờng có lợi; đòn chiến lƣợc tiến công và nổi dậy ở vùng nông thôn đồng bằng; đòn đấu tranh cách mạng của quần chúng ở các thành thị”[121, tr.43]. Nhiệm vụ của đòn chiến lược thứ nhất là “tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lƣợng quân ngụy, phá vỡ từng bộ phận thế bố trí phòng ngự của địch, mở rộng vùng giải phóng” [121, tr.43]; nhiệm vụ của đòn chiến lược thứ hai là “kết hợp tiến công quân sự, chính trị và binh vận, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của quần chúng Cần ra sức tăng cƣờng lực lƣợng ở cơ sở: các tổ chức đảng và tổ chức quần chúng, lực lƣợng du kích và bộ đội địa phƣơng” [121, tr.43-44]; nhiệm vụ của đòn chiến lược thứ ba là “phải động viên, tập trung và tổ chức quần chúng rộng rãi, nhanh chóng hình thành đội quân chính trị đông đảo, kết hợp đấu tranh cách mạng của quần chúng với việc khoét sâu và lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch” [173, tr.12]. Hội nghị nhấn mạnh: “Về thực chất, các đòn chiến lƣợc nói trên là nội dung cụ thể của CTND ở miền Nam nƣớc ta trong tình hình mới” [121, tr.77]. Do đó, phải “động viên toàn lực, cố gắng vƣợt bậc, kịp thời nắm vững thời cơ thuận lợi và tạo nên thời cơ mới” [121, tr.143]. Từ việc phân tích tình hình quốc tế và trong nƣớc trong Báo cáo của BCT (2-1972), Hội nghị Trung ƣơng 20 cho rằng: “Năm 1972 là năm hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. So sánh lực lƣợng và thế chiến lƣợc trên các chiến trƣờng đang thay đổi ngày càng có lợi cho ta. Chúng ta đang đứng trƣớc thời cơ thuận lợi để đƣa cuộc kháng chiến tiến lên mạnh mẽ” [121, 143]. Hội nghị Khu ủy (2-1972) nhận định: “Thế và lực của địch trong khu suy yếu nhanh chóng và toàn diện”, “thế và lực của ta ở miền núi, nông thôn, đồng bằng và thành thị, đã và đang phát triển nhanh” [50, tr.58], “tình thế cách mạng trong khu có biến đổi về chất; những triệu chứng suy sụp và tan rã của chế độ Mỹ - ngụy xuất hiện ngày càng nhiều, thời kỳ trực tiếp cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã bắt đầu” [50, tr.59]. Khu ủy chủ trƣơng: Động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân nỗ lực vƣợt bậc, tập trung mọi khả 85 năng, phối hợp với bộ đội chủ lực cấp trên, “tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực và phƣơng tiện chiến tranh, đánh vỡ từng mảng hệ thống phòng ngự của địch, giành lại thế đứng chân thật vững chắc ở giáp ranh, khống chế hậu cứ giao thông địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định, tiến lên giải phóng đồng bằng” [50, tr.60]; xây dựng vành đai vũ trang và chính trị ở vùng ven, phát động đấu tranh chính trị ở thành thị; xây dựng lực lƣợng mọi mặt, phát triển thế kết hợp “hai chân”, “ba mũi”, “ba vùng”, “ba thứ quân” vững chắc, làm chuyển mạnh so sánh lực lƣợng có lợi cho QGP, thay đổi hẳn cục diện chiến trƣờng; “tích cực chuẩn bị phát triển thế tấn công về phía Nam, nếu có điều kiện thuận lợi thì giải phóng TTH” [50, tr.60]. Đồng thời, Khu ủy cũng chú trọng đến công tác củng cố, xây dựng hậu phƣơng, căn cứ địa cách mạng và vùng mới giải phóng; phát triển kinh tế, văn hóa; ra sức xây dựng lực lƣợng toàn diện; đảm bảo an ninh; củng cố tổ chức, tăng cƣờng lãnh đạo, nhất là tỉnh và huyện. Ngày 11-3-1972, sau khi xem xét tình hình chiến trƣờng, Thƣờng vụ QUTW quyết định tiến hành cuộc tiến công chiến lƣợc năm 1972, hƣớng chủ yếu là chiến trƣờng TTH. Ngày 13-3-1972, Đảng ủy Bộ Tƣ lệnh chiến dịch tiến công Trị - Thiên (lấy phiên hiệu là B702) đƣợc thành lập. Bộ Chính trị và QUTW quyết định Bộ Tƣ lệnh chiến dịch gồm các ông: Lê Trọng Tấn, Tƣ lệnh chiến dịch; Lê Quang Đạo, Chính ủy; các Phó Tƣ lệnh chiến dịch gồm: Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cƣơng, Doãn Tuế, Hồng Sơn, Lƣơng Nhân, Anh Đệ; các Phó Chính ủy gồm: Hoàng Minh Thi, Lê Tự Đồng. Đảng ủy chiến dịch do ông Lê Quang Đạo làm Bí thƣ. Tham gia Đảng ủy còn có Bí thƣ Tỉnh ủy Quảng Trị. Đồng chí Văn Tiến Dũng đƣợc chỉ định là đại diện QUTW ở hƣớng chiến lƣợc này [93, tr.14-15]. Bộ Chính trị và QUTW vạch ra phƣơng hƣớng tiến công chiến lƣợc, quyết định lấy chiến trường TTH làm hướng tiến công quan trọng, về sau chuyển thành hướng chủ yếu và triển khai thành một chiến dịch quy mô lớn, một chiến dịch hợp đồng binh chủng - tổng hợp cả quân sự và chính trị. Nhiệm vụ của chiến dịch tiến công TTH: 86 Tiêu diệt 2 sƣ đoàn, đánh thiệt hại 1 sƣ đoàn khác của địch; phối hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng ở đồng bằng, đẩy mạnh phong trào đô thị và công tác binh vận, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lƣợng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, đánh bại kế hoạch bình định; giải phóng phần lớn địa bàn TTH, có điều kiện thì kiên quyết giải phóng hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; tiêu diệt, phân tán, giam chân, thu hút lực lƣợng địch, phối hợp với các chiến trƣờng khác toàn miền Nam; đẩy địch lún sâu vào thế bị động, tạo lợi thế trên bàn đàm phán ở Pari [134, tr.9]. Chấp hành mệnh lệnh của QUTW, Bộ Tƣ lệnh chủ trƣơng mở hai chiến dịch kế tiếp, hƣớng chính là Mặt trận Quảng Trị, hƣớng phối hợp là Mặt trận Thừa Thiên: Chiến dịch 1 tiêu diệt quân Mỹ và QĐVNCH, giải phóng Quảng Trị; Chiến dịch 2 cùng Mặt trận B4 giải phóng Thừa Thiên Huế. Khu ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu động viên quân dân TTH, phối hợp chặt chẽ với chủ lực Bộ Tổng Tƣ lệnh, phấn đấu đạt mức một (giải phóng Quảng Trị) và tiến lên mức hai (giải phóng Thừa Thiên Huế). Ở chiến trƣờng TTH, sang năm 1972, hình thành chiến dịch tổng hợp giữa đòn tiến công của chủ lực Bộ Tổng Tƣ lệnh với đòn tiến công nổi dậy của CTND địa phƣơng. Cuối tháng 3-1972, Thƣờng vụ Tỉnh ủy Quảng Trị mở Hội nghị tiếp thu Nghị quyết Đảng ủy Bộ Tƣ lệnh chiến dịch TTH và quyết tâm: Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công của chủ lực phát huy cao độ đòn nổi dậy của quần chúng, tiêu diệt và làm tan rã hệ thống kìm kẹp của địch, hình thành mặt trận tiến công rộng khắp nhằm tiêu diệt, làm tan rã lực lƣợng bảo an, dân vệ, ngụy quyền, từng bƣớc giải phóng đất đai, tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị [68, tr.340-341]. Khu ủy, Bộ Tƣ lệnh Quân khu TTH, một mặt chỉ thị cho các lực lượng vũ trang Quảng Trị chủ động phối hợp, mặt khác chỉ đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân Thừa Thiên Huế tích cực đánh phá bình định của quân Mỹ và QĐVNCH trên diện rộng, đẩy mạnh phong trào ở thành phố, phát triển 87 mạnh thế trận ba vùng để đón thời cơ. Khi thời cơ đến thì áp sát Huế, chia cắt bao vây thành phố và các cụm còn lại của đối phƣơng. Cuộc tiến công chiến lƣợc năm 1972 ở TTH diễn ra hai đợt (thực tế là hai chiến dịch). Đợt thứ nhất (từ ngày 30-3 đến 26-6-1972), tiến công, giải phóng tỉnh Quảng Trị, phát triển vào giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế. 11 giờ ngày 30-3-1972, tiếng súng mở màn chiến dịch tiến công bắt đầu tại Quảng Trị. Sau năm ngày, toàn bộ hệ thống phòng ngự vòng ngoài của quân Mỹ và QĐVNCH ở Mặt trận Đƣờng 9 nhanh chóng bị phá vỡ, giải phóng hai huyện Gio Linh và Cam Lộ. Ngày 27-4-1972, QGP tiến công bƣớc 2, tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn phòng ngự của kẻ thù ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, thị xã Quảng Trị. Ngày 01-5-1972, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn giải phóng. Ở Thừa Thiên Huế, bộ đội địa phƣơng tỉnh và lực lƣợng vũ trang huyện Phú Lộc, tăng cƣờng đánh cắt giao thông trên Đƣờng số 1 (đoạn Nam Phú Lộc); bộ đội địa phƣơng, du kích và cán bộ luồn sâu về đồng bằng, phát động quần chúng nổi dậy đánh phá bình định, diệt ác ôn, giành quyền làm chủ, phá hủy một phần thế kìm kẹp, nhất là ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Kết thúc đợt thứ nhất, tỉnh Quảng Trị và ba xã thuộc huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) đƣợc giải phóng. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được hoàn toàn giải phóng trong cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống lại đế quốc “sen đầm quốc tế”, đƣợc xem là mạnh nhất vào thời điểm đó. Thắng lợi này buộc đối phƣơng phải thừa nhận: “Quân Sài Gòn đã tháo lui rất hỗn độn khỏi các căn cứ hỏa lực bố trí dọc theo khu phi quân sự Một trung đoàn quân Sài Gòn có chặn họ ở phía Bắc Quảng Trị nhƣng đã bị thiệt hại nặng. Thị xã này thất thủ khi các binh sĩ phòng thủ kinh hoàng tháo chạy về hƣớng cửa ngõ Huế” [130, tr.51]. “Cộng sản tấn công với tốc độ nhanh và chính xác. Quân đội của họ đã đạt đƣợc một chiến thắng nhanh nhƣ chớp” [2, tr.18]. Đợt thứ 2 (từ ngày 28-6-1972 đến ngày 27-1-1973), đánh quân Mỹ và QĐVNCH phản công chiếm lại vùng giải phóng Quảng Trị, tiến hành phòng ngự tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù, giữ vững vùng giải phóng. Trên mặt trận Quảng Trị, bƣớc 1 (từ ngày 28-6 đến 16-9-1972), quân Mỹ và tay sai vƣợt sông Mỹ 88 Chánh mở cuộc phản công quy mô lớn (bao gồm 2 sƣ đoàn cơ động chiến lƣợc) nhằm chiếm lại thị xã Quảng Trị - tạo thế về quân sự cho cuộc đàm phán ở Pari; QGP giữ thị xã, liên tục phản công từ các hƣớng và hai bên sƣờn phía Đông và phía Tây. Sau 81 ngày đêm QGP chiến đấu quyết liệt để giữ vững vùng giải phóng và thị xã Quảng Trị, quân Mỹ và QĐVNCH thiệt hại nặng nhƣng chiếm lại Thành cổ Quảng Trị và huyện Hải Lăng. Bƣớc 2 (từ ngày 17-9-1972 đến 27-1-1973), kẻ thù tiếp tục lấn chiếm phía Đông và phía Tây, vƣợt sông Nhan Biều - Ái Tử, lấn chiếm vùng giải phóng; QGP đánh bật quân Mỹ ở Nhan Biều - Ái Tử, chặn ở hƣớng Tích Tƣờng - Nhƣ Lệ. Trên mặt trận Thừa Thiên Huế, QGP tiến công làm chủ Động Tranh, cao điểm 372, Sơn Na; đánh sâu vào các hậu cứ của Mỹ và CQVNCH ở đồn Mang Cá, sân bay Tây Lộc, Phú Bài, gây cho đối phƣơng nhiều thiệt hại nhƣng sức chiến đấu của QGP càng ngày càng giảm sút, không thực hiện đƣợc kế hoạch đề ra. Đợt 2 diễn ra 218 ngày đêm, lúc đầu QGP chủ trƣơng chuyển từ chiến dịch tiến công sang chiến dịch phản công. Khi nhận thấy quân Mỹ và QĐVNCH đang mạnh, QGP chuyển dần sang chiến dịch phòng ngự. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời. Nhờ đó, QGP có thể củng cố lực lƣợng, kiên cƣờng đánh trả các cuộc tiến công của đối phƣơng, bảo vệ vùng giải phóng, giữ vững thế trận. Sự kiện QGP rút khỏi Thành cổ “trên thực tế không ảnh hƣởng nhiều đến thế trận ngay tại Trị - Thiên cũng nhƣ cục diện chiến trƣờng trên toàn miền Nam giữa ta và địch” [134, tr.11]. Đế quốc Mỹ tuy đạt đƣợc mục tiêu chiếm lại thị xã Quảng Trị nhƣng “không vì thế mà sức mạnh quân sự của chúng tăng lên, không vì thế mà có thể thay đổi đƣợc thế trận, giành đƣợc quyền chủ động chiến lƣợc trên chiến trƣờng” [134, tr.11] và cũng không thể dựa vào đó để gây “sức ép” với Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tại bàn đàm phán ở Pari. Trong năm 1972, toàn khu TTH tập trung, ƣu tiên hàng đầu thực hiện cuộc tiến công chiến lƣợc nhƣng ở các mặt hoạt động khác phối hợp cùng lĩnh vực đấu tranh vũ trang cũng phát triển mạnh và đạt nhiều kết quả đáng kể. 89 Về công tác dân vận, đấu tranh chính trị, tháng 3-1972, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ra Chỉ thị về kế hoạch dân vận Xuân - Hè 1972, nêu rõ: “phát động phong trào đấu tranh của quần chúng nổi dậy đánh phá bình định bằng ba mũi giáp công nhằm phá lỏng, đến phá rã thế kìm kẹp của địch, từng bƣớc giành quyền làm chủ của quần chúng” [72]. Trong tháng 4 và 5-1972, Ủy ban MTDTGP tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát động quần chúng ở 175 thôn trong phạm vi 33 xã, khoảng 4 vạn dân [216, tr.319] bằng các hình thức vũ trang tuyên truyền, mittinh, hội họp, gửi thƣ, tài liệu hoặc cán bộ bồi dƣỡng cơ sở. Ở thành phố Huế, học sinh, sinh viên phổ biến nhiều tập san, báo chí có nội dung binh vận. Đến cuối năm 1972, toàn tỉnh có 470 cuộc đấu tranh chính trị lớn nhỏ với khoảng 55.000 lƣợt ngƣời tham gia [216, tr.321]. Ở Quảng Trị, trƣớc cuộc tiến công chiến lƣợc 1972, Ủy ban MTDTGP tỉnh Quảng Trị gửi thƣ kêu gọi toàn thể đồng bào trong tỉnh: “Đoàn kết nhất trí, trên dƣới một lòng, nhất hô bá ứng, gắn bó tình nghĩa xóm thôn, chuyện cũ bỏ qua, cùng nhau “đấu cật chung lƣng”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”” [228, tr.214-215]. Nhân dân Quảng Trị tích cực hƣởng ứng lời kêu gọi, đóng góp xứng đáng vào chiến công giải phóng tỉnh nhà. Ngày 5-6-1972, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị gồm 13 đại biểu đƣợc thành lập: Lê Bổ (Lê San) làm Chủ tịch; Nguyễn Thƣ (Nguyễn Sanh) làm Phó Chủ tịch; 11 ủy viên: Nguyễn Tập, Phan Văn Khánh, Hùng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Trần Phố, Lê Ngọc Uynh, Trần Quang Huy, Hồ Văn Lôi, Nguyễn Hoành, Hồ Văn Xinh, Nguyễn Thị Bảo [68, tr.359]. Dƣới sự lãnh đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị động viên nhân dân tiếp tục chiến đấu, bảo vệ quê hƣơng, tổ chức đời sống nhân dân. Sự kiện này có ý nghĩa lớn đối với đời sống chính trị của nhân dân Quảng Trị nói riêng và toàn miền Nam nói chung vì đây là Ủy ban nhân dân cách mạng đầu tiên ra đời ở miền Nam trong cuộc KCCMCN. Công tác binh vận đạt nhiều kết quả tốt. Ở tỉnh Quảng Trị, trong chiến đấu, QGP vận động Ban Chỉ huy liên quân biệt động của kẻ thù đầu hàng, dẫn 550 sĩ quan, binh lính về với lực lƣợng cách mạng; ở huyện Hải Lăng, trong 90 năm ngày vận động, kêu gọi 450 phòng vệ dân sự về nhà làm ăn, nộp lại 216 súng các loại, 150 dân vệ mang theo súng về với cách mạng; ở xã Hải Thƣợng có mẹ vận động đƣợc một tiểu đoàn nộp súng cho cách mạng [228, tr.221]. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều cơ sở nội tuyến phát triển mạnh, lôi kéo đƣợc nhiều QĐVNCH quay súng về với cách mạng, tiêu biểu ở Ấp 5 - Phú Bài - Hƣơng Thủy đã phát triển hơn 100 cơ sở nội tuyến; ở xã Mỹ Thủy (Hƣơng Thủy) vận động cả tiểu đội phòng vệ trả súng về nhà làm ăn Thực hiện Chỉ thị về vấn đề đấu tranh lợi dụng kinh tế địch, xây dựng kinh tế tự chủ của ta (cuối năm 1971) của Khu ủy và Chỉ thị tối khẩn số 20b/A200 ngày 23-4-1972 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, công tác xây dựng hậu phƣơng, phát triển kinh tế trong toàn Khu cũng phát triển mạnh mẽ, giành đƣợc nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào cuộc tấn công chiến lƣợc 1972. Mối quan hệ giữa Khu ủy với Đoàn ủy 559, Khu ủy IV, Khu ủy Vĩnh Linh, Tỉnh ủy Quảng Bình đƣợc tăng cƣờng. Cục vận tải thuộc Đoàn 559, đoàn vận tải Quân khu IV, cùng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của khu vực Quảng Bình, Vĩnh Linh vận chuyển vƣợt cung 16.020 tấn hàng phục vụ chiến dịch Trị - Thiên năm 1972. Tỉnh Quảng Bình “sử dụng 100% lao động ngành thủy sản, hàng chục nghìn lao động nghề cá làm nhiệm vụ vận tải quân sự trên các tuyến sông, biển, hàng chục nghìn thanh niên xung phong, dân công và nhân dân các xã ven các tuyến đều lên mặt đƣờng”; hầu hết nhà dân, đền chùa “trở thành kho tàng, bến, bãi” [168, tr.332]. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, công tác xây dựng Đảng vẫn đƣợc coi trọng. Cán bộ Đảng từ các cơ quan đóng ở miền núi về đồng bằng để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng. Trong các huyện, xã, các Đảng bộ, chi bộ không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển lực lƣợng chính trị, vũ trang, thực lực tại chỗ. Các cơ sở Đảng liên tục củng cố về tổ chức, chấn chỉnh, uốn nắn những tƣ tƣởng lệch lạc của các bộ, đảng viên. Nhiều đồng chí đoàn viên, thanh niên nhiệt tình, hăng say công tác, chiến đấu, có phẩm chất, đạo đức tốt đƣợc đƣa vào đối tƣợng để kết nạp Đảng. Các tổ chức Đảng ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, vững vàng lãnh đạo phong trào cách mạng. 91 Trong cuộc tiến công chiến lƣợc năm 1972, chiến trƣờng TTH giành đƣợc thắng lợi: Tiêu diệt sinh lực lớn về quân số và phƣơng tiện chiến tranh của đối phƣơng; giữ vững vùng giải phóng ở tỉnh Quảng Trị và miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế; bộ đội trƣởng thành đáng kể trong tổ chức chỉ huy chiến dịch tổng hợp và tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Cuộc tiến công còn hạn chế: Tổ chức chuẩn bị chiến trƣờng chƣa đầy đủ nhất là ở phía Tây nên không tận dụng đƣợc thế hiểm từ phía Tây Nam đánh xuống để thực hiện chia cắt quân Mỹ và tay sai; khi kẻ thù phản kích, QGP không sớm thay đổi cách đánh cho phù hợp, nhập nhằng giữa phản công và phòng ngự nên không giữ đƣợc toàn vẹn tỉnh Quảng Trị... Ở Thừa Thiên Huế, không thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp tác chiến giữa các trận địa, chƣa giải phóng đƣợc tỉnh nhƣ kế hoạch ban đầu; không lợi dụng đƣợc thời cơ đối phƣơng dao động sau thất bại ở Quảng Trị để đấu tranh đƣa phong trào đồng bằng lên cao hơn. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên năm 1972, cùng với chiến thắng ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và chiến công của miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai mà đỉnh cao là đánh bại cuộc tập kích đƣờng không chiến lƣợc của Mỹ mang mật danh “Linebaker II” bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phƣơng trên miền Bắc (từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972), buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1- 1973) tại Pari, chấp nhận rút quân khỏi miền Nam. Sự kiện này làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam. Để góp phần vào thắng lợi trên, Khu ủy đã lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng và LLCM ngày càng phát triển mạnh; phối hợp tác chiến hợp đồng binh chủng quy mô lớn hiệu quả với bộ đội chủ lực, phát huy sức mạnh của nổi dậy với tiến công trong chiến dịch Trị - Thiên; nhanh chóng xây dựng chính quyền cách mạng, phát triển lực lƣợng vũ trang, lực lƣợng chính trị địa phƣơng; tổ chức sơ tán hơn 8 vạn dân Quảng Trị ra Vĩnh Linh, Quảng Bình, sau đó nhanh chóng đƣa về ổn định đời sống. Đảng bộ, chiến sĩ và nhân dân 92 TTH nói chung, Quảng Trị nói riêng đã đóng góp trí tuệ, sức ngƣời, sức của to lớn vào cuộc tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên năm 1972, nhất là sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ. 3.2. PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÙNG GIẢI PHÓNG, TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TRỊ - THIÊN - HUẾ (1973-1975) 3.2.1. Phát triển tổ chức, lãnh đạo đấu tranh thi hành Hiệp định Pari và xây dựng vùng giải phóng 3.2.1.1. Tình hình và chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy sau Hiệp định Pari Sau Hiệp định Pari, ở miền Nam Việt Nam tồn tại hai vùng với hai chính quyền quản lý. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, đế quốc Mỹ âm mƣu phá hoại Hiệp định để tiếp tục thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh”, tăng cƣờng viện trợ quân sự cho QĐVNCH. Nhờ viện trợ của Mỹ, CQVNCH không ngừng củng cố lực lƣợng, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari; tổ chức nhiều cuộc hành quân bình định, lấn chiếm, lập tuyến phòng thủ nhằm đẩy lực lƣợng của QGP ra xa, hòng tiến tới xóa bỏ vùng giải phóng. Về phía LLCM, phong trào chính trị còn yếu, các mũi tấn công chính trị, quân sự, binh vận ở nhiều nơi chƣa đủ mạnh; vùng giải phóng chƣa củng cố vững chắc; lực lƣợng vũ trang ba thứ quân phát triển chƣa cân đối, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích còn yếu. “Trên bƣớc chuyển lớn của tình hình, có nơi lừng chừng, hữu khuynh trong chủ trƣơng đối phó với địch, cho nên chúng lấn chiếm đất, kìm kẹp thêm đƣợc dân” [122, tr.230-231], các cơ sở cách mạng ở thành phố chƣa đƣợc củng cố, phát triển đúng mức... Ở TTH, so sánh lực lƣợng giữa QGP và CQVNCH thay đổi sâu sắc. Sau Hiệp định Pari, trên chiến trƣờng TTH hình thành hai khu vực: vùng giải phóng bao gồm một phần đồng bằng Quảng Trị và miền Tây TTH chiếm 83% diện tích với dân số 133.324 ngƣời (15% dân số) [92, tr.216], có rừng núi, đồng bằng và đô thị, có hải cảng, sân bay và đƣờng giao thông chiến lƣợc quan trọng, có lực lƣợng vũ trang hùng hậu (nhất là chủ lực) đƣợc triển khai trên các khu vực và các hƣớng trọng yếu. Vùng CQVNCH tạm thời kiểm soát 93 bị thu hẹp, còn một phần đồng bằng Quảng Trị và đồng bằng Thừa Thiên Huế (17% diện tích đất đai); quân số của QĐVNCH còn đông, bộ máy kìm kẹp dầy đặc nhƣng nằm trong một địa hình chật hẹp và ở thế bất lợi. Mặt khác, CQVNCH vẫn kiểm soát 85% dân số (gần 77 vạn dân, trong đó Quảng Trị khoảng 17 vạn, Thừa Thiên Huế khoảng 60 vạn). Đối phƣơng ngày càng lâm vào thế đi xuống, thế chống đỡ và suy yếu, còn thế của QGP là thế thắng, thế tiến công, áp đảo, ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Vị trí chiến trƣờng TTH trở nên quan trọng hơn về nhiều mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Quảng Trị là vùng giải phóng hoàn chỉnh nhất của toàn miền Nam, tiếp giáp miền Bắc XHCN nơi đặt Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. Đƣờng hành lang chiến lƣợc chạy qua TTH giữ vai trò quan trọng để có thể tranh thủ sự viện lớn nhất cho chiến trƣờng miền Nam và cả Đông Dƣơng. TTH là khu vực có Ủy ban quốc tế và tổ chức của hai bên để giám sát việc thi hành Hiệp định Pari; trở thành một vị trí trung tâm của toàn miền Nam mà CQVNCH cũng phải thừa nhận về mặt pháp lý. Trong tình hình đó, cả LLCM và CQVNCH đều coi trọng chiến trƣờng TTH, tập trung mọi nỗ lực giành ƣu thế. Cuộc chiến đấu giữa hai bên tiếp tục diễn ra gay go, quyết liệt. Đối phƣơng chủ trƣơng phá hoại, không thi hành Hiệp định; LLCM vừa tiến công đánh bại mọi âm mƣu thủ đoạn mới của kẻ thù, vừa xây dựng thế và lực, chuẩn bị điều kiện tiến lên giành toàn thắng. Từ khi Hiệp định Pari có hiệu lực, Mỹ và CQVNCH tiếp tục thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” với một số biện pháp chủ yếu: phản kích lấn chiếm vùng giải phóng, mở rộng vùng kiểm soát; thiết lập và củng cố tuyến phòng thủ mới, phân tuyến, phân vùng để ngăn chặn đẩy lực lƣợng của QGP; thực hiện kế hoạch bình định, thanh lọc và kìm kẹp nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng, ổn định hậu phƣơng. Từ năm 1973 trở đi, hình thái cơ bản trên chiến trƣờng TTH là CQVNCH cố lấn chiếm, LLCM chống lấn chiếm; QĐVNCH bình định, QGP phá bình định để giữ vững và cải thiện thế trận. Để tiếp tục đƣa cách mạng miền Nam tiến lên, Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 21 (10-1973) đề ra đƣờng lối cho cách mạng miền Nam trong 94 giai đoạn mới. Nghị quyết khẳng định: “Con đƣờng của cách mạng miền Nam là con đƣờng bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đƣờng lối chiến lƣợc tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đƣa cách mạng miền Nam tiến lên” [122, tr.232]. Nghị quyết nhấn mạnh phƣơng hƣớng chủ động, tích cực, có lợi nhất cho sự nghiệp của cách mạng cả nƣớc là giƣơng cao ngọn cờ hòa bình và chính nghĩa, kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định. “Vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết vừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_khu_uy_tri_thien_hue_trong_cuoc_khang_chien_chong_my_cuu_nuoc_tu_nam_1966_den_nam_1975_2724_19162.pdf
Tài liệu liên quan