MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp nghiên cứu .3
5. Đóng góp của luận án .4
6. Cấu trúc của luận án .4
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA
ĐỀ TÀI .5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .5
1.1.1. Về nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh
trong văn học Việt Nam hiện đại.5
1.1.2. Về nghiên cứu tư tưởng hiện sinh và khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt
Nam đương đại .27
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài .34
1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh .34
1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong
văn học.36
Tiểu kết chương 1.42
Chương 2. NHẬN DIỆN KHUYNH HỨỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI .43
2.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại và việc phân loại các khuynh hướng
thơ .43
2.1.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại.43
2.1.2. Vấn đề phân loại các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại .49
2.1.3. Cơ sở xác định sự hiện diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương
đại .54
2.2. Sự xuất hiện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại .572.2.1. Những tiền đề văn hóa, xã hội, thẩm mỹ của sự xuất hiện khuynh hướng hiện
sinh trong thơ Việt Nam đương đại.57
2.2.2. Diện mạo và đường hướng vận động của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt
Nam đương đại .63
2.2.3. Vị thế của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại .66
Tiểu kết chương 2.69
Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH
TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ NỘI DUNG BIỂU HIỆN.70
3.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại .70
3.1.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiện sinh trong thơ ca nói chung .70
3.1.2. Biểu đạt cái tôi hiện sinh - xu hướng phổ biến trong thơ Việt Nam đương đại .73
3.1.3. Các dạng thái của cái tôi hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại .78
3.2. Cảm nhận về con ngƣời theo hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại.85
3.2.1. Một vài giới thuyết .85
3.2.2. Con người sinh thể với mọi nhu cầu và khát vọng sống trần thế .86
3.2.3. Con người khát khao tự do, dấn thân và những giới hạn, bất khả.96
3.2.4. Con người thân phận với những buồn đau, âu lo về số kiếp, sự cô đơn và cái chết .98
3.3. Quan niệm về thời gian “tồn tại” của con người hiện sinh trong thơ Việt Nam
đương đại . 110
3.3.1. Sự mong manh, hữu hạn của kiếp người. 110
3.3.2. Quá khứ - hiện tại - tương lai và sự mịt mờ, bất khả tri. 112
Tiểu kết chương 3. 114
170 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính
mình. Tác giả Hoàng Hưng đã viết: “Đốt đuốc từ ngữ/ Thơ tìm giúp mặt thơ ơi/ Mình
đi tìm mặt mình, đi tìm mặt mình, đi tìm mặt/ Ta đổi mặt người ta khát mặt ta” (Người
đi tìm mặt - Hoàng Hưng). Khát khao tìm lại chính mình đã mất, đã bị lưu lạc đã trở
thành nỗi ám ảnh trong cái tôi bản thể. Tiếng gào thét của các chủ thể sáng tạo đã cho
thấy khát khao riết róng và đến mức đáng thương khi con người bị đánh mất mình. Nỗi
khao khát tìm thấy chính mình có khi đi vào cả trong giấc mơ “Đêm qua /Tôi mơ
thành tôi/ Tôi mơ thành chim/ Tôi mơ thành giấc mơ” (Đề tặng một giấc mơ - Lâm Thị
Mĩ Dạ). Cái tôi của chính mình trở thành khát vọng sống mãnh liệt sau một thời gian
dài bị hoàn cảnh xã hội làm cho lãng quên. Sau chiến tranh, con người nhìn lại chính
mình và muốn khẳng định vị trí làm người đích thực. Vi Thùy Linh thú nhận “Tôi
không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác” chỉ muốn “tôi là tôi/ Một bản thể
đầy mâu thuẫn”. Con người trong mối tổng hòa các mối quan hệ xã hội với những mặt
mâu thuẫn vừa đối lập vừa thống nhất nhưng luôn khát khao được khẳng định mình.
Cái tôi bản thể gắn mình với những ẩn ức, âu lo trăn trở, về kiếp người. Đó là
cái tôi lo lắng về những sự bất thường, những tai ương trong cuộc đời của xã hội khiến
họ hoài nghi, bất an. Nguyễn Quang Thiều được xem là nhà thơ đầu tiên bằng những
nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ
Việt. Inrasara cho rằng Nguyễn Quang Thiều vừa xuất hiện đã xác lập được một giọng
thơ riêng. Với phong cách “sáng tạo độc đáo, đậm màu sắc ma mị”, tác phẩm của ông
có sức lan tỏa rộng rãi. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh “Nguyễn Quang Thiều đã tạo
75
ra một trường thẩm mỹ cho riêng mình, khước từ mọi ước lệ, khước từ mọi véo von
nhễ nhại, khước từ mọi du dương quen cũ, Nguyễn Quang Thiều huy động tối đa
những ngẫu nhiên”. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về hành trình lao động nghệ
thuật của Nguyễn Quang Thiều song càng ngày ông càng khẳng định được vị thế và
chỗ đứng trong lòng bao độc giả và trở thành hiện tượng được các nhà nghiên cứu
quan tâm, đón nhận. Từ khởi nguồn là vùng quê hương sông Đáy với những cảm xúc
sâu nặng về Bà, về Mẹ, về quê cha đất tổ, về con người vùng quê ông, Nguyễn Quang
Thiều đã có cái nhìn triết lí, suy tư về cõi người, kiếp người: “Nhưng đời tôi phải
chăng đã gặp những lọc lừa/ Nên tôi sợ và tôi nghi ngờ/ Rằng ý nghĩ tôi sẽ mắc vào tơ
nhện” (Ám ảnh - Nguyễn Quang Thiều). Khi đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong con
người, các nhà thơ đưa vào trong thơ các vùng mờ của tiềm thức, những miền vô thức
mờ ảo. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hình dung về một cõi xa xăm: Với những câu
thơ tôi viết dở nhọc nhằn.../ Những câu thơ đỏ hỏn cỗi già.../ Nếu không thấy tôi trở về
mặt đất/ Hãy đến đường chân trời run rẩy nhịp thời gian (Đêm gần). Tác giả hình
dung tương lai trở về từ cõi chết. Đường chân trời là con đường không giới hạn, mông
lung hư ảo. Con đường hòa nhập run rẩy cùng nhịp bước thời gian là con đường của sự
suy nghiệm về sự hư vô. Con người vừa lo âu trước thời gian nhưng cũng dám chấp
nhận quy luật hữu hạn mà lại như không nguôi khát vọng đi vào chốn vĩnh cửu của sự
sống. Khai thác khuynh hướng tâm linh “tạo ra một không gian rộng lớn đánh thức
phần cảm nhận sâu thẳm ở mỗi con người về cái hữu hạn và cái vô hạn, về cái thường
nhật và cõi vĩnh hằng của cuộc đời” [146]. Với khuynh hướng khai thác đời sống tâm
linh, nhà thơ tìm vào những miền khuất trong thế giới tinh thần. Với xu hướng này
người nghệ sĩ “nỗ lực đào sâu vào cái tôi ẩn giấu, cố gắng phát hiện chiều sâu tâm
linh của con người” [37, tr. 68]. Tác giả Nguyễn Quang Thiều thể hiện khát khao đổi
mới vươn xa: Con đường/ con đường/ con đường/ Dắt ta về hồ nước cũ... Ra đi từ hồ
nước cũ/ Con đường/ con đường/ con đường” (Lễ tạ). Con đường ra đi và con đường
trở về. Con người khát vọng được ra đi trên mọi nẻo đường thời tuổi trẻ nhưng lại khát
khao được trở về với cội nguồn, với lối cũ để cảm nhận được giá trị thực sự của cuộc
sống. Nhà thơ thừa nhận nỗi cô đơn giấu kín trong lòng: “Cô đơn theo con lặng lẽ lớn
dần”
Các nhà thơ đương đại tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trong quan hệ với
chính nó. Chẳng hạn Hoàng Hưng viết: Mặt ga đêm/ Miệng mở ngủ/ Giật thức/ Mắt
kinh hoàng/ Người bốn phương chạy đổi chỗ/ Em đi về đâu em có đi cùng anh/ Em có
76
một cái mặt không?/ Ta soi nhau mà tìm (Người đi tìm mặt). Với cấu trúc thơ đề cao
lối viết tự động, siêu thực, tác giả diễn tả khát khao đi tìm mặt tức chính là tìm dấu ấn
cái tôi riêng với những nỗi niềm ẩn giấu, lẩn khuất. Con người khi ý thức được nhân vị
thì càng nhận ra sâu sắc rằng tất cả kiếp người là vô nghĩa lý. Có rồi không, còn rồi
mất, không có gì là bất biến, vĩnh hằng. Vì vậy, thi nhân mơ hồ đặt câu hỏi “Em có cái
mặt không?”. Ta cũng có thể hiểu câu hỏi của nhà thơ ấy là hỏi em có còn là chính em
không? Đặt trong văn cảnh cả bài thơ, độc giả cũng có quyền hiểu rằng chủ thể trữ
tình đang nói “Em cũng chính là tôi, chúng ta bị đặt vào tình thế xuất hiện ngẫu nhiên
và mất đi ngẫu nhiên”. Đi tìm mặt chính là đi tìm cái tôi bị đánh mất hay cái tôi trôi
lạc. Khi biểu hiện cái tôi tâm linh, các nhà thơ tập trung tìm hiểu mối quan hệ với
chính nó.
Cùng với khuynh hướng viết về vùng mờ tâm linh, thơ Việt Nam đương đại còn
là khuynh hướng viết về cái tôi gắn với cái ta cộng đồng, quốc gia: Cảm hứng sử thi
vẫn được tiếp nối. Nhưng hiện thực về chiến tranh trong thơ Việt Nam đương đại là
hiện thực trở về từ kí ức. Các nhà thơ không tái hiện hiện thực mà ngẫm nghĩ về thế
thái nhân tình qua sự biến động của lịch sử. Hình ảnh đất nước được nhìn từ nhiều góc
độ. Đất nước anh hùng nhưng cũng là đất nước của những đau thương mất mát. Các
nhà thơ nhìn đất nước, chiến tranh một cách tỉnh táo, lạnh lùng hơn không thiên về
ngợi ca một chiều. Chẳng hạn “Cái đất nước có dáng hình tiên múa/ Lại có hình ngọn
lửa lúc cuồng phong” (Trần Mạnh Hảo). Không còn giọng thơ ca ngợi một chiều, đất
nước hiện lên vừa mềm mại, thướt tha nhưng cũng rất rắn rỏi hiên ngang. Thế hệ hôm
nay nghĩ về trách nhiệm bổn phận với Tổ quốc cũng chính là để sống tốt trong hiện tại
“Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương/ Chúng tôi sống thay
cho người đã chết (Những sự vật còn sống - Xuân Quỳnh). Nghĩ về người đã hi sinh
không chỉ biết khóc than, bế tắc mà tỉnh táo nhận ra bổn phận của người đang sống.
Chúng tôi “sống thay” cho người đã chết, sống theo nghĩa sống tốt với chính mình,
sống trong thế giới biết ơn với người đời, với cuộc sống rộng lớn Không còn là
những mĩ từ, sáo ngữ, con người hiện sinh sống cho thực tại. Hoàn thành bổn phận
làm người đó là một thiên chức. Không đợi đến làm được gì cao cả, siêu phàm mà chỉ
làm tròn bổn phận của con người bình thường đã là biết sống và dám sống.
Biểu đạt cái tôi trong thơ ca đương đại có nhiều hướng. Đó là cái tôi cảm xúc,
cái tôi lý giải phi lý, cái tôi đa chiều kích, không dựa vào một chuẩn mực nào. Tác giả
Vi Thùy Linh là một hiện tượng thơ đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi với những
77
quan niệm trái chiều. Có nhóm những người gọi Vi Thùy Linh là “một hiện tượng thơ
mới” là “thơ trẻ thứ thiệt” như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Hoàng Hưng,
Tô Hoàng, Phạm Xuân Nguyên Nhóm người đối lập không coi Vi Thùy Linh là thơ
như Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Xuân Tuyền, Trần Mạnh Hảo Về sau, Vi Thùy
Linh đã khẳng định được vị trí của mình. Thơ Vi Thùy Linh luôn đề cao cái tôi bản
thể, sự khác biệt, thể hiện quan điểm độc lập quả quyết: Qua mọi nẻo đường.../ Ruổi
mãi ruổi mãi theo những câu kinh/ Tới vùng sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh (Song mã).
Qua thơ, Vi Thuỳ Linh không chỉ biểu hiện niềm vui hoan lạc mà còn có cả nỗi cô
đơn: “Quay lung về em, Anh đi/ Để lại em cánh đồng hạn/ Nứt nẻ và nhợt nhạt/ Những
- vết - chai” Cô đơn vì bị lãng quên, cô đơn vì không bao giờ thỏa mãn với hạnh
phúc của con người: “Trong giấc mơ/ Tìm mãi kiếm tìm/ Một vầng trăng không bao
giờ khuyết/ Một mùa trăng lênh đênh Hình như/ Có nỗi buồn nghiêng/ Nơi bóng tối
òa vỡ” (Không đề). Càng cô đơn càng khao khát được đồng cảm sẻ chia: “Em ngắt vài
cọng gió/ Thả lên dấu thời gian/ Vừng ơi- em niệm chú/ Uớc mơ về xênh xang” (Giao
cảm) Càng ý thức được về sự hiện hữu của cái tôi bản thể càng khao khát được
sống và chiến thắng tuổi tác qua sự trôi chảy nghiệt ngã của thời gian. “Ta lo âu một
ngày/ Bàn tay nhăn nheo những sợi tóc bạc ngã gục/ Những sợi tóc không thể mọc
thêm không bao giờ đen được nữa/ Màu trắng run lên” (Lặng lẽ).
Con người với khát vọng rong ruổi dù nhọc nhằn khổ ải như tự đầy ải mình
nhưng là để tìm đến được vùng đất rực sáng và màu xanh hy vọng. Nguyễn Thị Hồng
Ngát thừa nhận: “Nước mắt đã thôi không chảy/ Và nỗi buồn cũng chẳng thể buồn
hơn”. Cũng có khi là những chiêm nghiệm về chính cuộc sống của con người trong thơ
Tuyết Nga: “Khát vọng rủi ro khát vọng chẳng thành tên/ Cuộc sống ngẫu nhiên/ Đời
người may rủi/ Bị dẫn dắt để bất ngờ lầm lỗi/ Vinh quang ngắn ngủi đến nhường kia”.
Thơ Việt Nam đương đại cũng có chỗ để giãi bày nỗi niềm hồ nghi trong tình
yêu, tình người trong cuộc sống: “Em hiểu lắm tình yêu thường nông nổi/ Thương
nhau rồi có thể sẽ là không/ Nên em lặng im yêu vụng thương thầm/ Yêu một phía hy
vọng là vĩnh viễn” (Phan Thị Thanh Nhàn). Phan Huyền Thư khẳng định cần đi tìm
cho mình một hướng đi riêng trong buổi giao mùa. Cách diễn đạt với những vùng mờ
nhập nhòa giữa thực và ảo. Thực chất cái tôi muốn tạo lập con đường riêng, muốn
khẳng định cái tôi trong mọi nẻo đường vốn phức tạp của cuộc sống: Tự dắt mình men
theo mùa hạ/ Tìm một lối đi thu (Men theo mùa hạ Phan Huyền Thư).
Như vậy, có thể nói, biểu đạt cái tôi hiện sinh là xu hướng phổ biến trong thơ
78
Việt Nam đương đại. Tùy mỗi cá tính sáng tạo mà cách biểu đạt này khác nhau, và sự
đa dạng ấy đã làm nên sự phong phú, nhiều màu sắc của thơ ca hiện sinh. Cái tôi trong
thơ hiện sinh đã đem lại cho người đọc những thể nghiệm độc đáo, và đặc biệt, giúp họ
nhìn thấy được những bí ẩn trong tâm hồn mình.
3.1.3. Các dạng thái của cái tôi hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại
3.1.3.1. Cái tôi bản thể và cái tôi tha hóa
Chủ nghĩa hiện sinh gắn với vấn đề con người bản thể. Hiện sinh là gắn với cái
gì của con người trong thực tại với khát vọng vươn lên khỏi thực tại để sống với âu lo
và bất an khôn nguôi. Chủ nghĩa hiện sinh quan tâm đến con người sống động cụ thể:
“Người hiện sinh muốn coi tính chủ thể như là nguồn cội duy nhất, là kho tàng đầu
tiên và cuối cùng mà mỗi cá nhân có thể khai thác” [127, tr 247]. Chủ nghĩa hiện sinh
quan niệm chỉ ở con người và chỉ ở con người thôi hiện sinh có trước chứ không phải
là bản chất có trước. Từ khi sinh ra con người chưa là gì hết, nó tự do lựa chọn để tạo
nên bản chất của chính nó. Trước 1975, nhà thơ Chế Lan Viên đã đặt những câu hỏi
“Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình/ Ta là ai? Khi xoay chiều ngọn bấc”. Những câu
hỏi xoáy vào cái tôi bản thể mong muốn được khẳng định vị thế của mình. Lưu Quang
Vũ cũng từng bộc bạch nỗi cô đơn, bất lực trước cuộc đời: Có những lúc tâm hồn tôi
rách nát/ Như một chiếc lá khô/ Như một chồng gạch vụn (Có những lúc - Lưu Quang
Vũ). Con người cảm thấy bất an, ám ảnh, đổ vỡ trước thực tại khắc nghiệt. Sau 1975,
các nhà thơ nói nhiều về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước thực
tại khắc nghiệt. Có khi đó là nỗi buồn vì sụp đổ thần tượng Nguyễn Trọng Tạo thất
vọng than kêu “Chúa chỉ bằng đất đá”. Chúa đã chết, con người không tìm được bất
cứ một chỗ dựa nào ngoài chính bản thân mình. Đó là một luận điểm quan trọng của
Hiện sinh luận. Có khi là nỗi buồn về sự mưu sinh không ngại gắn liền với những trắc
ẩn riêng tư về tình yêu đôi lứa. Lâm Thị Mĩ Dạ đã viết “Em chết trong nỗi buồn/ Chết
như từng giọt sương/ Rơi không thành tiếng”. Nỗi buồn tưởng như chết là nỗi buồn
của sự bế tắc. Nỗi buồn đeo đẳng con người như một cái án chung thân, cái án lưu đày.
Sau năm 1986, xã hội Việt Nam phát triển trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa
của thời đại của xã hội kỹ trị. Chịu sự tác động của cơ chế thị trường, con người sống
trong sự bất an, dễ rơi vào trạng thái hoang mang, cô đơn. Và đây được xem là một
trong những điều kiện để chủ nghĩa hiện sinh trở lại trong hàng loạt sáng tác cả văn
xuôi và thơ. Cao Thị Hồng đã thống kê cho thấy có các tác giả tác phẩm ngay từ nhan
đề đã hiển hiện tinh thần hiện sinh - Khát, Đồng tử (Vi Thùy Linh); Những kỉ niệm
79
tưởng tượng (Trương Đăng Dung); Màu, Mùi (Hoàng Vũ Thuật); Nằm nghiêng, Rỗng
ngực (Phan Huyền Thư), Lô Lô (Ly Hoàng Ly), Đừng trôi nữa tình yêu mang phận cỏ
(Đinh Thị Thu Vân), Người đàn bà qua hai mùa tóc (Ánh Hồng); Giọng nói mơ hồ,
Tháo đáy, Chất trụ, Vỉa từ, Ổ thiên đường (Nguyễn Hữu Hồng Minh) [62].
Thơ ca đi tìm cái tôi gắn với con người. Con người hạnh phúc hay khổ đau, vui,
buồn. Con người với nhiều cung bậc trạng thái phong phú phức tạp. Đó là một quy
luật, vì nhà thơ chân chính nào khi cầm bút cũng ý thức được mục đích sáng tác đề cập
nhiều về những vấn đề của hiện sinh. Thậm chí có nhiều tác giả xoáy sâu vào câu hỏi
cật vấn sự tồn tại của mình. Phan Huyền Thư viết: “Tỉnh dậy thôi/ Trở về mình” (Lãng
mạn giải lao - Phan Huyền Thư). Trở về tìm lại chính mình là một đòi hỏi bức thiết
của người nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung.
Cái tôi bản thể gắn với bản chất của con người. Đối với triết học hiện sinh, vấn
đề quan tâm hàng đầu là cái hữu thể, sự tồn tại của cái bản thể: “phải bắt đầu từ hữu
thể, đi trong hữu thể và tất cả cho hữu thể” [28, tr. 95]. Vì vậy, khi tìm hiểu bản thể thì
trước hết và tất yếu phải lấy hiện hữu của con người làm môi trường tìm hiểu. Nguyễn
Tiến Dũng nhấn mạnh: “Theo các nhà hiện sinh, bản chất không phải là bản chất phổ
quát thuộc về giống người mà là bản chất cụ thể làm cho ta trở thành một con người
nhất định thuộc về ta chúng không có ở bất cứ ai” [28, tr. 99]. Theo các nhà hiện sinh,
tồn tại có trước bản chất. Con người sinh ra chưa là ai, chỉ khi con người biết sống và
hành động thì khi đó mới phân biệt đó là con người như thế nào. Hoàng Thị Huế cho
rằng:“Thơ ca nói chung, thơ Việt Nam đương đại nói riêng dao động giữa hai hấp lực:
vô thức cá nhân đầy ẩn ức và tiếng gọi thẳm sâu của vô thức tập thể, biểu hiện trong
những giằng co giữa thực tại và mơ ước, bản ngã và siêu ngã, dục lạc và thăng hoa” Ý
thức về cái tôi bản thể được bắt đầu từ ý thức về bi kịch đánh mất cá tính. Tác giả
Nguyễn Hữu Hoàng Linh từng viết: tôi chưa từng đi lạc/ nên chẳng ai tìm thấy tôi/ có
phải trong bóng tối/ tôi đã hóa đêm rồi (Chìm).
Nhân vật trữ tình lo sợ mình bị lạc vào đám đông, lẫn vào đêm tối. Bài thơ
không viết hoa đầu dòng thơ, giọng điệu bình thản nhưng ngậm ngùi nghẹn ngào. Đây
là cách nói hình ảnh để khẳng định cái tôi luôn thực hiện đúng theo những quy định đã
trở thành mòn sáo. Nhưng chính trong những khuôn khổ đó sẽ chẳng ai nhìn thấy, phát
hiện ra được cái tôi với những nét riêng biệt. Sợ đánh mất mình, con người không còn
muốn tự đóng khung trong một cái tôi nhỏ bé, họ muốn đi tìm mình, tìm dấu ấn cá
nhân của khuôn mặt mình. Tác giả Hoàng Hưng viết bài Người đi tìm mặt: Đêm xuống
80
rồi/ Ta lẻn/ Đi tìm mặt mình/ Đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình/ Mặt họ
no đủ quá/ Họ vui dễ thế kia/ Người ơi người đời ta biết có/ Mấy ngày vui/ Đi tìm mặt
mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình/ Mặt ga đêm/ Em đi về đâu em có đi cùng anh/
Em có một cái mặt không/ Anh biết ngày mai em trở về điếc đặc. Nhẫn nhục ăn
làm/Tàu rúc còi tàu đi tìm chi/ Tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi/ Mặt
mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm/ Đốt đuốc lên/ Cho ta đi tìm/ Đốt đuốc
lang thang/ Bàn chân bụi đất/ Đốt đuốc tốc độ/ Mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình
đi tìm mặt (Người đi tìm mặt - 1973).
Khát khao đi tìm mặt mình được láy đi láy lại bằng cụm từ “đi tìm mặt mình”
nhấn mạnh về ước vọng cháy bỏng và niềm tin xác quyết đi tìm lại chính mình trong
đêm tối của dòng đời. Tác giả trần tình những suy tư trăn trở về cái tôi bản thể con
người. Trong dòng đời của con người có được mấy ngày vui? Câu hỏi đầy lo âu khắc
khoải đẫm màu sắc hiện sinh. Con người hiện sinh thường nhìn cuộc đời góc độ thực
tế, không tô hồng cuộc sống, bởi con người hiện sinh quan niệm con người từ khi sinh
ra đã không có quyền lựa chọn. Con người sinh ra một cách ngẫu nhiên và không chắc
chắn được về tương lai của mình, con người luôn âu lo, bi quan và cô đơn. Tác giả đưa
ra những hình ảnh chứa đựng sự đối lập tương phản giữa các sự vật trong cuộc sống.
Những cử động của con người hòa lẫn trong âm thanh hỗn tạp của cốc thìa, cà phê và
sữa. Con người vẫn tồn tại chảy trôi theo sự vận động thường ngày của lẽ sinh tồn.
Con người trong xã hội hiện đại đang bị cuốn trôi theo những âm thanh hỗn tạp kia.
Tác giả lặp toàn phần câu thơ “đi tìm mặt mình” đến ba lần. Cần phải đi tìm lại chính
mình sau những niềm vui nhất thời! Đến khổ thơ thứ 3 tác giả lại gióng lên những câu
hỏi nhức nhối. Trong màn đêm của giấc ngủ khi tỉnh, thức em đi về đâu? Em có khuôn
mặt không? Liệu rằng em có đi cùng anh không, cùng dòng suy nghĩ hay em trở nên
“điếc đặc” có nghĩa là em đánh mất chính em. Em hay là con người bị chìm lẫn vào
công việc thường nhật trong kiếp mưu sinh. Xót xa khi con người từng ngày đánh mất
mình nên cần phải đánh thức họ “đi tìm mặt mình”, điệp khúc vang lên đầy ám ảnh
Cái tôi rơi vào trạng thái thảng thốt lo lắng đi tìm chính mình trong hoang mang âu lo.
Càng trăn trở âu lo con người càng khao khát đi tìm mình. Cuộc đời con người theo
chủ nghĩa hiện sinh là hữu hạn, là phi lý. Con người luôn muốn vượt lên chính mình
để chứng tỏ nhân vị, in dấu vân tay của cái tôi mình trong cuộc đời. Do vậy, để được
tự do, con người luôn vươn lên và chấp nhận cô đơn, âu lo. Âm điệu cuối bài thơ là lời
giục giã “đi thôi đi thôi”. Không tìm được mặt mình ta tạc vào đêm tối. Con người
81
vùng vẫy, vươn lên để khẳng định nhân vị của mình là một khát vọng nhân bản.
Con người cố gắng đeo bám vào cuộc sống rộng lớn có khi chấp nhận sự đày
đọa khổ đau vì muốn khẳng định nhân vị và vươn tới tự do cho chính mình. Để vươn
tới tự do con người càng khát khao được sống đúng là mình. Đây được xem “là một
nhu cầu, một mong muốn khẩn thiết”. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết bài thơ Tự họa,
tự vẽ chân dung mình để khắc dấu bản thể: vẽ tôi mực rượu giấy trời/ nửa say nửa tỉnh
nửa cười nửa đau/ vẽ tôi thơ viết nửa câu/ nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về (Tự họa).
Tác giả đã thực hiện bức tự họa chân dung mình và đó là một cách để nhà thơ khẳng
định vị thế của cái tôi. Trong tứ thơ này, chân dung nhân vật tôi được nhìn dưới nhiều
góc độ. Đó là cái tôi nửa tỉnh nửa say trong men rượu đời thường. Đó là cái tôi nghệ sĩ
trong cảm xúc thăng hoa của thơ ca với một tâm hồn nghệ thuật. Đó là chân dung của
một bản thể người với mọi ưu nhược điểm, vừa tốt vừa xấu, vừa cao thượng vừa thấp
hèn. Cái tôi được soi chiếu với nhiều góc độ với mọi chiều kích cả trong đời thực, cả
trong nội tâm, vừa nghiêm túc vừa bi hài. Cái tôi dù ở góc độ nào cũng không tự thỏa
mãn mà luôn hướng về phía hư hao không trọn vẹn, luôn cảm thấy chênh vênh và
thiếu khuyết, thậm chí lẻ loi và đơn độc.
Cuộc sống càng hiện đại, càng toàn cầu hóa mạnh mẽ, con người càng có nguy
cơ đánh mất mình. Cái tôi trong thơ đương đại mang cảm quan của con người hiện đại,
nỗ lực tìm kiếm, gìn giữ bản ngã trong một thế giới đầy bất an, phi lí. Tác giả tìm thấy
bóng dáng của người khác trong thơ mình. Cái tôi trong thơ đương đại có nhiều tập
thơ đã thể hiện ý thức về cái tôi bản thể ngay nơi nhan đề thi phẩm. Chẳng hạn Lê
Minh Quốc có bài Tôi vẽ mặt tôi. Đinh Thị Thu Vân với bài thơ Tôi gọi tôi. Hoàng
Hưng với nhan đề Tôi đi tìm mặt. Qua thơ các tác giả nêu những câu hỏi khắc khoải về
cái tôi hiện hữu, cái tôi trăn trở về chính mình. Lâm Thị Mỹ Dạ đặt câu hỏi “Sao ta là
người/ quằn quại chứng nhân chính mình quằn quại”. Con người được sinh ra một
cách ngẫu nhiên, không tự quyết được số phận mình. Câu hỏi đặt ra là Ta là ai? Ta đến
đây để làm gì và trở thành ai? Đặt câu hỏi đi tìm nguồn gốc tại sao ta lại sinh ra là con
người? Con người - hai tiếng ấy từ khi xuất hiện cho đến khi biến mất phải tự chịu
trách nhiệm về chính mình chứ không ai khác. Không ai sống thay cuộc đời của họ.
Nhà triết học Descartes đã nâng “cái tôi” thành trung tâm của triết học. Tôi chỉ có thể
tìm ra thế giới “tự thân” khi tôi thấu hiểu được nó thể hiện trong suy nghĩ của tôi như
thế nào. Hoàng Thị Huế nhấn mạnh rằng Immanuel Kant đã đặt ra những câu hỏi lớn
của nhân loại: Tôi có thể biết gì? Tôi nên làm gì? Tôi có thể hy vọng gì? Con người là
82
gì Những câu hỏi xoay quanh vấn đề trung tâm - Con người có thể biết gì về chính
mình? Những câu hỏi về hạnh phúc, tự do, tình yêu... nêu bật sự tái thức nhận hiện thế.
Cũng như câu hỏi về Chúa và ý nghĩa của tương lai. Với thi nhân, tôi tìm tôi trong sự
viết - sáng tạo, và đó là một cách để khám phá đào sâu bản thể. Hay trong Khắc thạch,
Phan Huyền Thư viết: “Áp má lên vách đá/ Tiếng cựa mình tuyệt vọng của tôi/ Sáng
mai thức dậy/ Con bọ-gậy-đổ-vỡ của tôi đã thành/ muỗi/ bay đi”. Nhân vật tôi còn tìm
tôi trong tình yêu, bởi trong hành vi yêu thương, hiến dâng, cho, nhận con người tìm
thấy mình. Tình yêu đối mặt với bất hạnh, con người trở về với nỗi cô đơn: “Người
con gái có đôi mắt buồn/ Đi lang thang trong chiều mùa hạ/ Nỗi cô đơn lây sang cả
đá” (Thúy Nga).
Các nhà thơ trẻ hôm nay đã thẳng thắn nhận ra một thời kỳ dài con người không
sống đúng là mình. Nhà thơ Trương Nam Hương nhận xét: “Đã có một thời nỗi đau ta
phải giấu/ Trang báo ta cầm chỉ đọc những niềm vui”. Phạm Xuân Hạ cũng khẳng
định “Thơ viết ra in bóng dáng của mình” [Dẫn theo [150, tr. 89]. Trong thơ ca đương
đại Việt Nam, có nhiều tác giả đã thể hiện rõ ý thức về cái tôi bản thể. Lâm Thị Mỹ Dạ
trong Đề tặng một giấc mơ đã biểu đạt giấc mơ mình trở thành chính mình - “Đêm
qua/ Tôi mơ thành tôi/ Tôi mơ thành chim/ Tôi mơ thành giấc mơ”. Đó là sự khắc
khoải phân vân: “Sao không là hai/ Mà quỳnh chỉ một”. Con người cũng như bông
quỳnh lẻ loi cô đơn khai mở một thoáng giữa đêm sâu.
Cùng với cái tôi bản thể là cái tôi tha hóa. Tha hóa hiểu theo nghĩa thay đổi,
biến đổi. Cái tôi không còn của ngày xưa nữa. Con người khi còn là cái tự nó chỉ sống
như một sinh vật, sống thừa ra. Các nhà hiện sinh cho rằng điều đó có nguyên nhân từ
sự tha hóa. Tha hóa là đánh mất mình để hóa thành “kẻ khác”. Sự tha hóa ấy có hai
hình thức: Tha hóa do lối sống thụ động, tôn thờ một hình mẫu lý tưởng kể cả thần
tượng là Thượng đế. Tha hóa vì chỉ sống dựa theo người khác, không khẳng định được
nhân vị mình. Nghĩa là con người bị lệ thuộc vào tha nhân và bị vong thân. Thơ ca
đương đại đi tìm cái tôi đã mất, cái tôi cái bản thể khi sinh ra là thiện lương nhưng
trong quá trình sống nó đã bị biến đổi. Con người luôn nỗ lực để khẳng định nhân vị tự
do độc đáo.
Tác giả Lê Minh Quốc có hẳn hai bài thơ mang tựa đề Tôi vẽ mặt tôi và Vẽ tôi.
Đây là khát khao của nhà thơ được tự họa mặt tôi với những mặt trái, với những sự
thật trần trụi. Đó là khuôn mặt đã chảy qua dòng sông hay dòng đời mỏi mệt khô cằn.
Đó là khuôn mặt tự trào mình như một đứa trẻ ngây ngô, một vai hề mua vui trong vở
83
chèo tuồng cổ. Đó là chân dung của khuôn mặt người với những bon chen cúi luồn
như tôm giữa dòng đời bon chen sát phạt. Đó là hình hài của một đấng người mà phải
gồng mình lên đến kiệt sức bật máu trải qua kiếp người để tồn tại. Thậm chí tác giả
còn nhìn thấy khuôn mặt người đáng ghê, đáng buồn nôn khi phải đua chen danh vọng
với những thất bại đắng cay trên đường công danh vốn trơn trượt và chông gai. Cuối
bài thơ là mong muốn được “chọc hai con mắt cho mù mới vui” để khỏi phải nhìn thấy
những điều chướng tai gai mắt. Nhân vật tôi hiểu rằng cuộc đời con người là phù du.
Tại sao con người cứ mãi vô minh tăm tối không nhận ra mình đã sống mà chẳng khác
gì một thứ đồ vật. Bài thơ có ý nghĩa phản tỉnh con người.
Thực ra, cái tôi bản ngã chính là cái tôi đơn nhất (cốt lõi một nhân cách) nhưng
bởi vì cá nhân là một hiện sinh tự nhìn mình và tìm mình nơi tha nhân nên trong thơ
theo khuynh hướng hiện sinh ta sẽ bắt gặp cái tôi tha hóa. Từ “tha hóa” ở đây lẽ dĩ
nhiên là từ dùng của hiện sinh luận chứ không phải là từ dùng nghĩa từ điển phổ thông.
Đó cũng chính là cách hiểu dẫn theo diễn giải tác giả bài viết “Chủ nghĩa hiện sinh -
Sự hình thành, diện mạo và ảnh hưởng”: “Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện
tượng xã hội tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý thời đại chống lại bản thể
luận và nhận thức luận trong siêu hình học truyền thống, theo đó các triết gia mải mê
tìm kiếm nguồn gốc vũ trụ, lý giải quá trình nhận thức mà bỏ quên thân phận và kiếp
số