Con người tha hóa, trác táng
Tha hoá là con người bị đánh mất bản chất vốn có của mình, biến thành kẻ khác (thường được hiểu là theo hướng tiêu cực, xấu đi), trở nên xa lạ với những người xung quanh và với chính nó. Quá trình tha hoá của con người diễn ra do tác động nhiều chiều từ hoàn cảnh và xã hội. Ở Việt Nam, nhân vật tha hoá xuất hiện cùng với khuynh hướng văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945) trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Từ sau 1986, con người tha hóa, trác táng hồi sinh trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong các tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng.
Con người tha hóa, trác táng được Nguyễn Bắc Sơn thể hiện bằng cái nhìn trực diện vào những vấn đề nhức nhối, thậm chí là mạo hiểm, làm bật lên tiếng cười đa âm sắc trong Luật đời và cha con và Lửa đắng. Hai tác phẩm không mới về đề tài, nhưng mới ở cách đặt vấn đề và điểm nhìn trần thuật, có thể xem đây là “bộ tiểu thuyết” liên hoàn: Luật đời và cha con (tập 1), Lửa đắng (tập 2) – vấn đề trọng tâm là đạo đức con người và cơ chế quản lý thời đổi mới. Luật đời và cha con khai thác vấn đề đạo đức gia đình, trong đó có tâm đức của người lãnh đạo, đầy ắp “chất liệu của đời sống và con người đương đại. Tất cả hiện hữu trong một thế giới đầy kịch tính, bất ngờ, xen lẫn các yếu tố bi hài ” [75; 531]. Lửa đắng xoáy sâu vào vấn đề cải cách hành chính, cơ chế quản lý điều hành của cán bộ lãnh đạo và những vấn đề bức thiết như hối lộ, tham nhũng, vô trách nhiệm, sự thao túng của đồng tiền, quyền lực
165 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi như dùng phép thuật, ngoại cảm, lễ bái một cách cuồng tín. Thần thánh và bươm bướm là một bức tranh hiện thực sinh động, ở đó, sự hồn nhiên, chân chất của người nông dân hòa vào thế giới của cây thiêng, bướm ma, chữa bệnh bằng phép thuật và tình dục, ngày một lún sâu vào huyễn hoặc và tha hóa. Cái nghèo, sự thiếu hiểu biết cộng sinh với ma lực của đồng tiền đã tạo ra những số phận bi hài trong tác phẩm. Cơ chế thị trường đã biến thiên nhiên, thần thánh, hoa thơm bướm đẹp, phong tục, tập quán thành hàng hóa và tất cả đều quy đổi bằng tiền.
Trong Cõi người rung chuông tận thế, nhân vật nữ khi chưa có của nả gì thì không tin vào thần phật, đập phá lăng đình không gớm tay, khi đã có tài sản là cái khách sạn thì lại tin vào bói toán, tử vi, thờ thần tài. Cái đáng cười là từ thân phận “vô sản” sang “hữu sản” thì nhân vật này lúc nào cũng lo mất của, sợ hao hụt, đâm ra mê tín, vái cả bốn phương tám hướng, “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Tương tự, người có chức càng to thì niềm tin vào “tâm linh” càng lớn, cần cù lễ tế cúng bái. Có những kẻ cướp trước khi đi hành sự cũng lên chùa thành tâm xin Phật phù hộ.
Tuy nhiên, cuộc sống với biết bao điều bất ngờ xảy ra, không phải lúc nào con người cũng có thể dùng lý trí để giải thích được. Mối liên hệ vô hình giữa người sống và người chết qua báo mộng, ngoại cảm, nhập hồn đã giúp Mai Trừng tìm được hài cốt bố mẹ giữa Trường Sơn. Nhân vật xưng “tôi” nếu không học võ từ trước, hẳn đã chết vì mũi dao của kẻ thủ ác. Tâm linh như một phương thức tồn tại của con người nhưng không là duy nhất, cuộc đời vẫn rất vật chất, nếu thuần túy tâm linh sẽ đưa con người xa rời thực tế. Triết học Phật giáo không tin vào định mệnh, kẻ làm ác vẫn còn có cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người, chứ không phải bao giờ cũng bị trừng phạt. Những ý tưởng trên được nhà văn kí thác vào nhân vật Mai Trừng, người đã đạt tới “giác ngộ”, lấy thân mình che đỡ một nhát dao cho nhân vật “tôi” – người kể chuyện. Trong tác phẩm, cái chết xuất hiện trên từng trang sách như một hồi chuông cảnh tỉnh về lẽ sống ở đời, nếu sống bằng hận thù sẽ sản sinh ra hận thù, nếu cái chết đòi phải trả bằng cái chết sẽ đưa cõi người đến ngày tận thế. Tâm linh là những miền hiện thực được xem là “mật mã” để khai mở chất văn xuôi trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. “Cõi người” là một quan niệm mang màu sắc tôn giáo về sự sinh tồn của con người trong vũ trụ, ở đó không chỉ là những gì hiện hữu, hữu hình mà còn là những gì ẩn khuất, vô hình. Đời sống tâm linh đưa con người trôi vào không gian huyền nhiệm, ở đó, con người sẽ được thanh lọc tâm hồn, được đối diện với những gì thiêng liêng nhất nếu con người không biến nó thành “tâm linh” cuồng tín, huyễn hoặc.
3.1.2.3. Con người giáo điều, ngộ nhận
Con người giáo điều, ngộ nhận được Nguyễn Bắc Sơn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của mình, làm bật lên tiếng cười trào lộng đa âm sắc. Luật đời và cha con xoay quanh Lê Hòe, một chuyên viên cao cấp “ngành tư tưởng”. Quyền uy của ông khiến cả Ban tuyên huấn thành phố và các cán bộ đầu ngành đều nơm nớp lo sợ, vì chưa kịp triển khai nghị quyết. Từ bước chân đầu tiên, anh bộ đội Lê Hòe đã bị cuốn vào cơn bão cải cách ruộng đất bằng loại vũ khí đấu tranh giai cấp, tuyên truyền hàng triệu nông dân lao vào những trận đấu tố kinh hoàng. Ông đã biến không ít điền chủ có công với cách mạng thành những tội đồ, làm lung lay nền tảng đạo đức dân tộc. Ông cổ động hàng triệu nông dân ngây thơ với cách mạng, yếu kém về nhận thức tiếp tay cho sự giáo điều, ngộ nhận tạo nên một cuộc khủng hoảng trầm trọng cho đất nước. Với lối tư duy duy lý và thiếu lòng vị tha, Lê Hòe nhẫn tâm ruồng bỏ vợ con và bà mẹ già chỉ vì cô vợ nhẹ dạ cả tin, bị các anh đội cải cách xui tố oan một ông già từng có ơn với mình. Ông tuyệt đối tin vào chân lý “duy nhất đúng” từ khi được tôi luyện trong môi trường quân đội và trở thành một nhà tuyên huấn chuyên triển khai nghị quyết. Với ông, nghị quyết là máu thịt, là ngọn đèn soi đường cho đất nước. Khi triển khai, “lời nói của ông mạch lạc, dứt khoát. Ông nhấn mạnh những từ, nhóm từ cần thiết Miệng ông nói, tay phải ông chém vào không khí, nhịp với những từ nhấn mạnh” [207; 13]. Cuối mỗi bài diễn thuyết, bao giờ ông cũng hỏi: “– Các đồng chí có làm được không?”, đến khi nào cả hội trường đồng thanh: “– Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!” [207; 14], lúc đó ông mới rời khỏi diễn đàn trong tiếng vỗ tay ràn rạt với cảm giác khoái hoạt đến kỳ lạ. Tiếng vỗ tay ấy theo ông vào giấc ngủ, ông nghiện tiếng ràn rạt ấy như vị giám mục nghiện tiếng kinh cầu. Quá trình nhận thức của Lê Hòe là đi từ cảm tính đến lý tính, từ niềm tin ngây thơ đến xác lập như một định đề, như một phương thuốc thần diệu chữa trị bách bệnh. Ông trở thành “con thoi nối liền tư duy chỉ đạo của cấp trên với thực tế hành động của cấp dưới” [207; 538]. Lê Hòe vấp phải một nghịch lý mà ông không hề hay biết là cấp dưới thì thờ ơ với nghị quyết, cấp trên thì liên tục điều chỉnh cho ra những nghị quyết mới. Đến thời đổi mới, chủ trương chính sách cũ không còn phù hợp, ông rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Vợ ông đay nghiến: “Nhà này không phải là chỗ giảng nghị quyết nhớ, muốn giảng ông hãy ra đường mà giảng”. Ông hét lên: “Tôi cấm bà động đến nghị quyết”. Bà vợ mỉa mai: “Có mỗi đứa cháu trai mà không dạy được. Ông mày chỉ lo dạy dỗ thiên hạ Trong khi nhà mình thì chính cháu đích tôn lại phá nghị quyết” [207; 355].
Tiếng cười giễu nhại, trào lộng về con người giáo điều, ngộ nhận trong Lửa đắng được lột tả qua nhân vật “cụ” (đồng hành với “người lơ lớ”), một ông lớn có tiếng nói quyết định. Nhiều lần “cụ” cho gọi Tổng bí thư đến văn phòng để giáo huấn: “Đồng chí nói thế, tức là hệ thống chính quyền trước khi đồng chí lên làm Tổng bí thư chưa hoàn thiện chứ gì?” [208; 219]. “Cụ” nhân danh sự ổn định chính trị để uốn nắn Tổng bí thư: “Đồng chí yên tâm, nhưng chúng tôi không yên tâm” [208; 594]. “Cụ” là thế lực bảo thủ, giáo điều, kìm hãm bước tiến của đất nước do tập quán sính lý thuyết “kinh điển” và quan niệm “duy nhất đúng”. Đáng cười hơn nữa là bọn quan tham dùng thủ đoạn chính trị để biến “cụ” thành người máy nghị quyết. Triết lý đồng tiền được xác lập khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, nó len lỏi vào ngõ ngách của đời sống, làm tha hóa không ít cán bộ lãnh đạo. Tiếng cười trào lộng, giễu nhại trong Lửa đắng là nỗi đau trước cái xấu, cái ác, sự lộng hành của đồng tiền, mỗi nhân vật là một kiểu tha hóa khác nhau. Tuy nhiên, Nguyễn Bắc Sơn không phủ định tất cả mà đặt niềm tin vào ngọn lửa đấu tranh trong “cuộc vật vã” sinh thành cái mới, và đang dần trở thành hiện thực.
Con người giáo điều, ngộ nhận trở thành chất liệu mới của tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng như hiện tượng tự nhiên trong đời sống. Nó có tác dụng mở rộng khái niệm hiện thực, và là một cách để nhà văn đối thoại với cuộc sống hôm nay.
3.1.2.4. Con người tha hóa, trác táng
Tha hoá là con người bị đánh mất bản chất vốn có của mình, biến thành kẻ khác (thường được hiểu là theo hướng tiêu cực, xấu đi), trở nên xa lạ với những người xung quanh và với chính nó. Quá trình tha hoá của con người diễn ra do tác động nhiều chiều từ hoàn cảnh và xã hội. Ở Việt Nam, nhân vật tha hoá xuất hiện cùng với khuynh hướng văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945) trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Từ sau 1986, con người tha hóa, trác táng hồi sinh trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong các tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng.
Con người tha hóa, trác táng được Nguyễn Bắc Sơn thể hiện bằng cái nhìn trực diện vào những vấn đề nhức nhối, thậm chí là mạo hiểm, làm bật lên tiếng cười đa âm sắc trong Luật đời và cha con và Lửa đắng. Hai tác phẩm không mới về đề tài, nhưng mới ở cách đặt vấn đề và điểm nhìn trần thuật, có thể xem đây là “bộ tiểu thuyết” liên hoàn: Luật đời và cha con (tập 1), Lửa đắng (tập 2) – vấn đề trọng tâm là đạo đức con người và cơ chế quản lý thời đổi mới. Luật đời và cha con khai thác vấn đề đạo đức gia đình, trong đó có tâm đức của người lãnh đạo, đầy ắp “chất liệu của đời sống và con người đương đại. Tất cả hiện hữu trong một thế giới đầy kịch tính, bất ngờ, xen lẫn các yếu tố bi hài” [75; 531]. Lửa đắng xoáy sâu vào vấn đề cải cách hành chính, cơ chế quản lý điều hành của cán bộ lãnh đạo và những vấn đề bức thiết như hối lộ, tham nhũng, vô trách nhiệm, sự thao túng của đồng tiền, quyền lực
Luật đời và cha con thể hiện sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Mặt trái của cơ chế và của “luật đời” tác động sâu sắc đến lối sống và nền tảng đạo đức gia đình, “buộc họ phải đối diện, tranh đấu với chính mình và hoàn cảnh để tự khẳng định mình sau những trải nghiệm và trả giá” [75; 531]. Nhà văn nhìn các hiện tượng diễn biến theo chiều hướng tha hóa và những hệ lụy nhân sinh như cha con, vợ chồng, tình ái, chính trị. Đó là sự vận động xã hội trong quá trình thay đổi cơ chế, nó chạm đến từng gia đình và số phận của mỗi con người. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của ba thế hệ: bố (Lê Hòe) – con (Lê Đại) – cháu (Lê Cường) trong một gia đình công chức thành phố cùng với sự xuống cấp, tha hóa của các thành viên mà bên ngoài là “sản phẩm đích thực của cách mạng, trưởng thành từ cách mạng, trong cách mạng và thành đạt trong thời kỳ đổi mới” [207; 547]. Nhà văn đã tìm đúng tâm điểm của căn bệnh tha hóa, những vấn đề nhạy cảm về đời sống chính trị xã hội với diễn biến phức tạp, đầy tính bi hài. Tác giả khắc họa hàng loạt nhân vật trong bộ máy công quyền, được liên kết bởi những mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc, bồ bịch, ngoại tình. Trong đó, có nhân vật từ thời bao cấp, có nhân vật là thế hệ thời đổi mới, họ đại diện cho những “kiểu” lối sống khác nhau. Lê Hòe sinh ra trong chiến tranh, lớn lên ở quê rồi đi bộ đội, có hai vợ: một ở quê, một ở thành phố. Sau 1975, ông là cán bộ cao cấp trung ương đi quán triệt nghị quyết của Đảng. Cuộc hôn nhân thứ nhất của Lê Hòe là với Mận, một cô gái cùng quê, sinh ra Lê Hồi. Bi kịch đầu tiên của cuộc đời ông là Mận và Lê Hồi đều chết sớm mà nguyên nhân phần lớn là do ông gây ra. Cuộc hôn nhân thứ hai của ông là với Kim Phụng, ngày cưới của họ đúng vào ngày mất của Lê Hồi. Kim Phụng sắc sảo, thực dụng, thích nghi với mọi biến đổi của thời cuộc, bà sinh ra Lê Đại và Thảo Tần. Lê Đại lớn lên trong sự dạy dỗ của bố mẹ, trưởng thành trong quân đội, rời quân ngũ khi đất nước mở cửa, về công tác ở một cơ quan kinh tế thành phố Thanh Hoa, rồi trở thành một thương gia và xin ra khỏi Đảng. Lê Đại kết hôn với Thụy Miên, sinh ra Lê Cường. Thụy Miên hết lòng với gia đình, chăm sóc chồng con, nhưng đó là lớp vỏ che đậy bên ngoài. Cô ngoại tình với Việt, trưởng phòng nghiệp vụ của công ty cô đang công tác. Kết quả của mối tình vụng trộm say nồng ấy là cái chết bi thảm của hai người và sự hư hỏng của Lê Cường. Lê Cường sống hưởng thụ, ăn chơi trác táng, quan hệ tình dục bừa bãi, mối quan hệ của anh ta với Kiều Linh làm cho ông bà Lê Hòe điêu đứng, vì Kiều Linh là vợ hai của Lê Đại sau này. Thảo Tần kết hôn với Trần Kiên, một kỹ sư trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, có cách nghĩ mới. Những tố chất ấy cộng với sự đỡ đầu của ông bố vợ nên tiến rất nhanh đến chức Bí thư quận ủy Lâm Du. Trần Kiên và Thanh Diệu (Phó chủ tịch kinh tế Lâm Du) thầm yêu nhau rồi trở thành người tình của nhau. Thanh Diệu là vợ của Vũ Sán (kiến trúc sư trưởng thành phố), anh này cặp bồ với Minh Nguyệt và với rất nhiều cô gái khác. Trong cái gia đình Lê Hòe, tưởng như trí thức, gia giáo ấy là một trận đồ bát quái. Bà Phụng và Lê Đại lập mưu lừa ông hàng xóm để chiếm căn phòng trên gác với giá rẻ mạt. Đứa cháu đích tôn Lê Cường sống buông tuồng, hưởng thụ, vô đạo đức và hoang dâm. Lê Hòe lợi dụng cô gái quê nhẹ dạ trèo lên lưng xoa bóp để tận hưởng sự va chạm xác thịt, khiến Lê Đại phải “góp ý”. Với “ông nghị quyết” Lê Hòe, tưởng như không gì lay chuyển nổi, vậy mà cuộc đời ông được “điều chỉnh” bởi Lê Đại và ông bạn đại tá về hưu. Sự kiện ông qua đêm với cô gái đáng tuổi cháu mình trong khách sạn là sự tha hóa về nhân cách, thành lũy đạo đức cuối cùng là gia đình đang bị công phá. Cơ chế mới xuất hiện kiểu làm ăn chụp giật, cựu thiếu tá Lê Đại hòa rất nhanh vào cơn lốc thị trường với những mánh khóe, hối lộ và phi vụ làm ăn bạc tỉ. Gia đình Lê Hòe “ngập ngụa những ấu trĩ, loạn luân và dối trá: người trụ cột viễn vông và rốt cục đầu hàng thực tế, con trai đầu chết vì chủ nghĩa thành tích, con trai thứ hai say mê làm giàu để rồi bị vợ phản bội, con dâu chết vì tai nạn xe cộ trên đường đi chơi với tình nhân, con gái bất thành nhân dạng chỉ toàn những chuyện nhạt nhẽo chẳng ra vợ hiền chẳng ra cán bộ, cháu đích tôn thì ngạo ngược núp bóng cha anh để ăn chơi trác táng và gieo vạ cho cả bố và ông” [207; 539]. Cái gia đình ấy chỉ còn Trần Kiên, dũng cảm thay đổi cơ chế, đòi hợp nhất vai trò Bí thư với Giám đốc. Tuy nhiên, “Cái cơ chế mà ông bố vợ kiên trì rao giảng, cái thực tế mà bà mẹ vợ tích cực tham gia cuối cùng lại ụp mọi hậu quả lên đầu anh con rễ” [207; 540]. Cái lẽ ra bị tiêu diệt vẫn cứ tồn tại, cái mới vừa hé mầm đã phải chịu sóng gió của “luật đời”. Qua đó, nhà văn lột tả sự tha hóa của đội ngũ lãnh đạo thành phố Thanh Hoa như những “ung nhọt” cần mổ xẻ và chữa trị triệt để. Lần đầu tiên, tiểu thuyết Việt Nam thể hiện các nhân vật bí thư, chủ tịch, thành uỷ, quận uỷ, uỷ ban trong bộ máy công quyền đang vận hành như một vở bi hài kịch.
Tiếp tục phát triển các tuyến nhân vật trong Luật đời và cha con, Lửa đắng chuyển bước sang một lãnh địa mới. Một lần nữa, Nguyễn Bắc Sơn công phá vào một hiện thực đầy phức tạp và nhọc nhằn của công cuộc đổi mới mà tác giả gọi là “cuộc vật vã trong cơn đau đẻ” [208; 619]. Biểu hiện của nó là tham nhũng, hối lộ, bầu cử, chạy chức chạy quyền, vấn đề dân chủ và sự tổn thất của những người đấu tranh xây dựng. Qua hai tuyến nhân vật, một tiến bộ một tha hóa, tác phẩm đã dựng lên một chiến tuyến khốc liệt, vừa công khai, vừa âm thầm giữa những kẻ thủ đoạn cản đường bằng mọi giá và những người cấp tiến. Những cán bộ trong bộ máy công quyền không thắng nổi tà đạo trong chính con người họ nên biến thành những kẻ tha hóa, biến chất. Lửa đắng đã lách mũi dao sắc nhọn vào những vấn đề hệ trọng của xã hội như phẩm chất đạo đức của cán bộ, cải tổ đường lối, đổi mới cơ chế lãnh đạo.... Cơ ngơi của Phó giám đốc Sở Quy hoạch Trần Đương là minh chứng cho sự ngụp lặn trong vũng lầy tham nhũng và ăn của đút lót: ngôi biệt thự kiểu Pháp có bể bơi, nhà để xe, trang thiết bị hiện đại nhất; một trang trại nghỉ dưỡng cuối tuần; một căn hộ cao cấp Bạn đọc không khỏi bật cười bởi anh ta rất thạo động tác thò tay xuống bàn cầm chiếc phong bì khách kín đáo để lại, mở ra nhấm nước bọt đếm; nghĩ ra cách giúp Vũ Sán gian lận phiếu khi bầu cấp ủy, nhưng không nói ngay, để lần khác hắn sẽ đến, vì biết rõ không bao giờ hắn dám đến tay không. Giám đốc Sở Giao thông Lê Việt Bắc moi tiền một cách trơ trẽn, gợi ý mỗi em từ mẫu giáo, nhà trẻ, học sinh, sinh viên trong quận góp một bữa quà sáng để “động viên” công nhân của ông làm đường; moi tiền nhà nước bằng cách tạo ra các loại đề tài gọi là nghiên cứu khoa học, toàn thứ rác rưởi; cái dự án thoát nước thì báo chí mỉa mai tất cả mọi thứ đều thoát chỉ trừ nước; móc nối với người nước ngoài (người lơ lớ) dùng thủ đoạn đầu tư vào Việt Nam, nhờ thế hắn mua được bằng tiến sĩ, đảng ủy viên, chức Phó giám đốc thay Trần Đương. Vũ Sán điển hình cho loại công chức mắc bệnh tha hóa quyền lực, ham tiền, hám gái, dùng thủ đoạn để thăng chức, dùng xã hội đen để dằn mặt báo chí. Một nữ cảnh sát điều tra đánh giá phẩm chất anh ta là “khinh cơ bản, toàn diện, vững chắc”. Tổng biên tập báo Thời luận Phạm Năng Triển kết luận cuộc đời hắn bằng bốn chữ nhẫn: kiên nhẫn chờ và tạo thời cơ leo lên, nhẫn nhục luồn cúi, nhẫn tâm chà đạp người khác và dùng nhẫn vàng để mua chức quyền. Thật khôi hài khi Chánh văn phòng thành ủy cầm cái công văn Trung ương mà tay run run, sống lưng lạnh toát vì cảm thấy chuyện chẳng lành. Bí thư thành ủy (cũ) họp ngay với những người “tâm phúc”, rồi triệu tập ban thường vụ họp để bàn cách đối phó. Trong cuộc họp, chân tướng của các vị “đày tớ nhân dân” mới lộ rõ, toàn kể lể thành tích, loanh quanh bao biện, đổ vấy cho nhau. Họ cho rằng, tập thể ra nghị quyết thì không thể sai, mà nếu có sai thì không lẽ kỷ luật cả ban thường vụ. Tổng bí thư về, nói: “đồng chí nói chưa gây hậu quả nghiêm trọng chứ gì? Nhưng đã mất rồi. Mất danh dự, mất uy tín của Đảng bộ, của chính quyền Học hành nửa đời nửa đoạn, mà chỉ bằng tiền... Lẽ nào triết lý “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” lại đúng hả các đồng chí?” [201; 198]. Nhãn quan chính trị của một nhân cách lớn đã nhìn thấu tim bọn quan tham, thấy rõ tính hệ thống của nạn tham nhũng và bất cập ở cơ chế.
Tác giả dựng lên một vở bi hài kịch về những kẻ quen thói lộng hành, nay bỗng thiểu não trước những chất vấn của Tổng bí thư. Có thể thấy, lề thói cũ là lực cản của mọi thay đổi, vì đó là đặc tính cố hữu và đặc quyền đặc lợi của các quan tham. Họ biến những sai lầm có tính hệ thống thành chân lý và được đám đông mặc nhiên thừa nhận. Đó là, Chủ tịch ủy ban, Liệu (Phó bí thư Lâm Du), Lợi (Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy), Kiểm (Trưởng ban Tổ chức thành ủy), Bắc (Giám đốc Sở giao thông), Vũ Sán (Phó giám đốc Sở Quy hoạch) và đặc biệt là cựu Bí thư thành ủy, tiêu biểu cho thế lực cản phá công cuộc đổi mới. Lửa đắng xuất hiện hàng loạt kiểu văn hóa, như “văn hóa đám đông”, “văn hóa thành tích”, “văn hóa vô cảm”, “văn hóa phong bì”, “văn hóa dzô”, “văn hóa quan chức”; với các kiểu mua bán, đổi chác: Vũ Sán mua bằng tiến sĩ ở “chợ Giời”, Thùy hiến thân cho Bắc để đổi lấy tài liệu làm luận án tiến sĩ; với thói dùng lời lẽ “đao to búa lớn” của Trưởng ban Tuyên giáo Lợi và những thủ đoạn được ngụy trang bằng chủ trương, nghị quyết... Bộ máy hành chính cồng kềnh, chồng chéo, cửa quyền đã tạo ra những vụ bê bối như chia chác đất đai ở quận Lâm Du, vụ Thủy cung Thần Tiên Cựu Bí thư (người ngoài hành tinh) là kẻ đứng đầu thế lực ngầm, ai can thiệp đều bị trả giá đắt (Phạm Năng Triển bị tạt a xít, Trần Kiên bị cách chức Bí thư quận ủy). Ẩn sau những bộ mặt quan chức “trí thức” ấy là những con quỷ chơi trò thủ đoạn chính trị, lập nhóm lợi ích để đánh bật công luận, luồn lách và áp đảo pháp luật. Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Thủy cung Thần Tiên, cựu Phó chủ tịch Trần Thanh Định nghe “người lơ lớ’ tán thưởng là biết được tầm cỡ làm mưa làm gió của “người ngoài hành tinh”, dù không còn đứng đầu thành phố, nhưng ảnh hưởng của ông ta còn lớn lắm, ngay cả “sau Đại hội này, nghỉ hưu hẳn, cái đầu ấy vẫn còn được việc cho ta” [208; 592]. Đứng sau các đại gia là những nhân vật đầy quyền lực, chia chác lợi tức tiền tỷ từ các dự án vay tiền nước ngoài, nắm thóp các nhân vật chủ chốt, thao túng chính trị, kinh tế để “ăn bẩn”, “ăn chặn”, “ăn bớt”, “ăn mảnh”, “ăn của đút”. “Người lơ lớ” là cái bóng quyền lực ngầm trùm phủ lên thành phố, điều khiển sự vận hành bộ máy thông qua hàng loạt nhân vật, mà đứng đầu là “người ngoài hành tinh”. Đó là một “bố già” biến chất, dùng tiền bạc và thế lực ngầm để cản trở công cuộc đổi mới.
Nhân vật Vụ trưởng (anh trai Liên) trong Paris 11 tháng 8 có lối sống tha hóa, trác táng. Cái đáng cười là ông tìm nhiều cách lừa dối vợ con với lý do “họp khẩn cấp” để ra ngoài cặp bồ. Bà vợ thuê thám tử theo dõi, phát hiện ông ta đi “họp khẩn cấp” với cấp trên hai lần, còn mười lần khác đi với em út. Thám tử đưa cho bà vợ ba mươi sáu tấm ảnh màu chụp hai đối tượng ở ba mươi sáu tư thế và đòi trả tiền gấp đôi, vì ông ta xuất thân từ bộ đội đặc công nên xóa dấu vết rất giỏi. Bà vợ xem ảnh: “Một tấm chụp 4 giờ 25, Vụ trưởng ngồi xe con đọc báo, com lê đen, mũ nồi. Một tấm chụp 4 giờ 42, Vụ trưởng ngồi tăc xi, gặm bánh mì, quần tây, áo bu dông, kính râm. Một tấm chụp 5 giờ 15, Vụ trưởng ngồi bãi biển, miệng ngậm ống hút, cởi trần, mặc xi lip, một tay là cốc sữa trân châu Đài Loan, một tay là em út bụ bẫm” [220; 98]. Những tưởng rằng, với ba mươi sáu tấm ảnh ấy, Bộ sẽ ra quyết định cho ông về hưu sớm để “chăm sóc hạnh phúc gia đình”. Nào ngờ, một tuần sau, chị dâu Liên gọi điện khoe, anh được Bộ chọn làm ứng cử viên tiềm năng nhất cho chức Bộ trưởng, vài ngày nữa giấy bổ nhiệm sẽ về tới nhà. Bà còn khen: “anh chăm học từ bé nên ở đâu cũng được tín nhiệm. Trên bức tường trước bàn làm việc của anh treo tờ giấy đỏ ghi dòng chữ: học, học nữa, học mãi. Cả tiếng Việt lẫn tiếng Bun” [220, 99]. Thật bi hài, ai chả biết cái chức Bộ trưởng ấy không thể là kết quả của sự ham học mà là “hậu quả” của “kỹ nghệ chạy cửa sau”. Bà vợ không ghen tuông nữa, vì cái ghế quyền lực và danh lợi ấy lớn hơn gấp nhiều lần so với sự liêm sỉ.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng nhìn con người không trùng khít với lịch sử và các bình diện xã hội. Nhà văn đặt nó ở trạng thái đối diện với cuộc sống và khám phá nó từ nhiều chiều kích khác nhau. Việc phản ánh con người tha hóa, trác táng là thể hiện quan niệm đa chiều về con người của tiểu thuyết viết theo khuynh hướng này.
3.2. Thế giới các hiện tượng đời sống trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng
3.2.1. Bức tranh chung
Trước hết, có thể thấy đây là một bức tranh quy mô, bao quát nhiều hiện tượng khác nhau, thuộc nhiều không gian khác nhau từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ trường học đến bệnh viện, từ công sở đến gia đình, thậm chí ngay cả ở chốn buồng the Các nhà tiểu thuyết đương đại tiếp cận đời sống ở cự ly gần với ý thức muốn bóc trần, lật tẩy các hiện tượng chứa trong mình nó những mâu thuẫn, ở mọi không gian và thời gian. Có thể thấy, không gì có thể che giấu được các nhà văn với cái nhìn khám phá, phát hiện và ý thức tạo ra tiếng cười phê phán, châm biếm. Nhà tiểu thuyết không ngần ngại lột tả những chuyện đấu đá tranh giành địa vị, quyền lực, những âm mưu độc ác, tàn nhẫn trong làng xã (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường, Ma làng – Trịnh Thanh Phong); những cảnh “buôn thần bán thánh”, chữa bệnh bằng phép thuật và tình dục (Thần thánh và bươm bướm – Đỗ Minh Tuấn) Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng đã phơi bày mọi cái xấu xa, tiêu cực, nhố nhăng, giả tạo ở mọi xó xỉnh, ngõ ngách từ thị thành đến nông thôn, từ chốn công đường đến chốn chợ búa hội hè của đủ mọi tầng lớp, nghề nghiệp (quan chức tha hóa biến chất, trí thức rởm, nghệ sĩ giả danh, đĩ điếm, ma cô, doanh nhân, luật sư, nhà báo,); đề cập đến mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tâm linh, đạo đức, kinh tế, khoa học, nghệ thuật,
Đấy là một bức tranh hỗn tạp với nhiều hình khối, đường nét nham nhở, trần trụi, “chưa hoàn kết”, gợi cái lệch chuẩn, méo mó của đời sống đương đại. Bằng cái nhìn suồng sã, trực diện, tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng đem ra phơi bày đậm chất tiếu lâm, thế sự những hiện tượng của cuộc sống như chuyện ăn uống, sinh đẻ, tình dục xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Đỗ Minh Tuấn,...; kể cả những vấn đề lớn lao, hệ trọng cũng được đem ra đàm tiếu như chuyện mua bán bằng cấp, chức vụ, chuyện rút ruột công quỹ, quan chức mê tín, trí thức hoang dâm được thể hiện chân thực, sinh động trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thân, v.v
Đấy là bức tranh với nhiều mảng màu pha tạp, đậm nhạt những trắng, đen, ố vàng, xám xịt, loang lổ, tất cả đều gợi cái gớm guốc, tởm lợm về một hiện thực đầy những tha hóa, lố bịch, nhố nhăng. Nhà tiểu thuyết đương đại phát hiện, lật tẩy nhiều vấn đề, hiện tượng như sự xuống cấp của đạo đức và nhân cách, lối sống buông thả của những kẻ có tiền, có quyền, sự dung túng của xã hội, thói dâm ô, trụy lạc, vô cảm, coi nhẹ tính mạng con người của con cái các nhà quyền thế Người ta có thể giết người chỉ để thỏa mãn dục vọng của mình mà không hề tỏ một chút lương tâm hoặc lo sợ về pháp luật (Cõi người rung chuông tận thế – Hồ Anh Thái). Đấy là một vị chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố ngoại tình với vợ cấp dưới của mình còn vợ mình thì đi ngủ với một người cấp dưới khác mà không hề thấy mình bị hư đốn (Người và dã thú – Nguyễn Quang Vinh). Đấy là những mệnh phụ phu nhân của các ông Cốp, Vip mà vẫn không bỏ được thói ăn cắp vặt, chuyện nhà văn hóa lớn thích “đái” bậy vào tượng đài văn hóa mà không hề thấy ngượng (Mười lẻ một đêm – Hồ Anh Thái). Đấy là những liên minh ma quỷ làm giàu bất chấp thủ đoạn, những băng đảng truy sát lẫn nhau, hiện tượng bị mất trọng lượng, ông giáo sư vừa dâm vừa bạo ngược (SBC là săn bắt chuột – Hồ Anh Thái). Đấy là nhân vật bào thai suy ngẫm việc đời mà không chịu lọt lòng mẹ (Thiên thần sám hối – Tạ Duy Anh). Đấy là phương cách quản lý cấp dưới “chia để trị” của một ông đứng đầu một cơ quan học thuật (Vết sẹo và cái đầu hói – Võ văn Trực). Đấy là ba nhân vật Cự, Bối, Đình – những kẻ tham lam, ngu dốt, dâm ô, hủ hóa nhưng luôn dùng quyền lực để che đậy, đi cải cách người khác mà không cải cách được bản thân mình, luôn kết tội người khác như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_khuynh_huong_hien_thuc_trao_long_trong_tieu_thuyet_v.doc