MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục bảng ix
danh mục hình, sơ đồ xi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể, đối tượngnghiên cứu 5
4. Giả thuyết nghiên cứu 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6
8. Luận điểm cần bảo vệ 9
9. Đóng góp mới của luận án 10
10. Cấu trúc luận án 10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1. Ở nước ngoài 12
1.1.2. Ở Việt Nam 17
1.1.3. Đánh giá chung 21
1.2. Một số khái niệm cơ bản 22
1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông 22
1.2.2. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông 31
1.2.3. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông dựa trên tiêu chuẩn 32
1.2.4. Đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục dựa trên tiêu chuẩn 35
1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông dựa trên tiêu chuẩn 37
1.3.1. Cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông 37
1.3.2. Hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông 39
1.3.3. Sử dụng các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục vào mục tiêu phát triển nhà trường 50
1.4. Vận dụng mô hình quản lí dựa trên tiêu chuẩn để quản lí kiểm định chất lượng trong trường trung học phổ thông 50
1.4.1. Mô hình quản lí dựa trên tiêu chuẩn 50
1.4.2. Nguyên tắc tiếp cận và điều kiện vận dụng mô hình SBM-R trong quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông 53
1.4.3. Nội dung quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông theo Mô hình SBM-R 55
1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng trong trường trung học phổ thông 60
1.5.1. Yếu tố chủ quan 61
1.5.2. Yếu tố khách quan 62
Tiểu kết Chương 1 63
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN 65
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, giáo dục và hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Long An. 65
2.1.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Long An 65
2.1.2. Hệ thống trường trung học phổ thông tỉnh Long An 68
2.1.3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 69
2.1.4. Cơ sở vật chất 69
2.1.6. Chất lượng giáo dục 70
2.1.7. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tỉnh Long An qua các giai đoạn 70
2.1.8. Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục cấp trung học phổ thông tỉnh Long An 72
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 74
2.2.1. Mục đích khảo sát 74
2.2.2. Nội dung khảo sát 74
2.2.3. Phương pháp khảo sát 74
2.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông tỉnh Long An 79
2.3.1. Về tổ chức và quản lí nhà trường 79
2.3.2. Về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên 82
288 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học Phổ thông, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn
Thông thường, sau một chu kì hoạt động (ở trường học là kết thúc học kì và kết thúc năm học), nhà quản lí tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phân định khả năng của các đơn vị bộ phận và cá nhân so với chỉ tiêu đề ra. Quản lí giáo dục nói chung, quản lí trường học dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD nói riêng xem đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu là một trong các phương pháp quản lí, đồng thời cũng là một khâu của quá trình quản lí. Việc đánh giá này dựa trên việc đo lường thành tích mà cá nhân, tập thể trong nhà trường đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. Khảo sát thực trạng của hoạt động quản lí này, chúng tôi khảo sát ý kiến và thông qua đó để thấy được cách nhìn nhận của cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT tỉnh Long An đối với KĐCLGD. Với 5 nội dung quản lí mà luận án đưa ra cho việc đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu KĐCLGD trường THPT tỉnh Long An, luận án đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn trong các trường THPT tỉnh Long An
Các hoạt động đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu
Số người trả lời phiếu (N)
Tối thiểu
Tối đa
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Tổ chức, cá nhân tự đánh giá kết quả dựa trên tiêu chuẩn
156
1
5
2,96
,953
Kiểm tra kết quả chéo giữa các tổ chức, cá nhân.
156
1
5
2,31
,949
Đề xuất đánh giá ngoài khi đạt mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn
156
1
5
2,15
1,088
Phối hợp với cơ quan đánh giá ngoài để đánh giá chất lượng nhà trường
156
1
4
2,21
,923
Hoàn thiện các tiêu chuẩn do cơ quan đánh giá ngoài tư vấn, yêu cầu
156
1
5
2,28
1,026
Chú thích: Yếu: 1.00 ≤≤ 1.79; Trung bình: 1.80 ≤≤ 2.59; Khá: 2.60 ≤≤ 3.39; Tốt: 3.40 ≤≤ 4.19; Xuất sắc: 4.20 ≤≤ 5.00.
Theo Bảng 2.9 có 5 biến quan sát, trong đó có 1 biến quan sát có giá trị trung bình cao hơn các biến khác, đó là biến quan sát thể hiện tiêu chí “Tổ chức, cá nhân tự đánh giá kết quả dựa trên tiêu chuẩn” (= 2.96) nằm ở mức “Khá”, còn lại đều ở mức “Trung bình”. Tổ chức cho đối tượng chịu sự quản lí tự đánh giá thành tích là một trong những biện pháp quản lí chất lượng mang tính tích cực và hiện đại. Kết quả của hoạt động quản lí này phản ánh sự tiến bộ trong việc thực hiện chức năng quản lí ở các trường THPT tỉnh Long An. Đây chính là điều kiện để thực hiện quản lí các hoạt động đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu bên trong đạt hiệu quả.
Những hoạt động quản lí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong nhóm hoạt động này nằm ở mức “trung bình” và sự chênh lệch nhau về giá trị trung bình không nhiều chứng tỏ các hoạt động này không thường xuyên mà tập trung chủ yếu ở các trường đã được KĐCLGD và đang phấn đấu để đạt được ở mức cao hơn.
Tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn CBQL, GV ở các trường THPT tỉnh Long An theo mẫu khảo sát với câu hỏi 6, phụ lục 1.3. Những CBQL16, CBQL17, CBQL18, GV13, GV14, GV15 ở các trường cùng cho rằng: Tại trường mà họ đang công tác thì các tổ chức, GV có tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD và theo họ là đạt ở mức độ khá. Từ đó cho thấy tương thích với kết quả đánh giá tiêu chí này theo phương pháp bằng bảng hỏi.
2.4.4. Thực trạng công nhận thành tích đạt được mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn
Công nhận thành tích của đối tượng chịu sự quản lí là sự thể hiện năng lực, bản lĩnh của người quản lí, đồng thời là biện pháp tạo động lực để đơn vị không ngừng phát triển. Công nhận thành tích người khác là thể hiện thái độ tích cực, sự văn minh nơi công sở, nhất là những đơn vị văn hóa như trường học. Đưa ra tiêu chuẩn quản lí này, chúng tôi muốn đánh giá hoạt động quản lí nhà trường dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD là phụ thuộc vào văn bản cấp trên hay là thể hiện tính chủ động sáng tạo tích cực của nhà quản lí. Khảo sát nhiệm vụ quản lí mới mẻ này, luận án xây dựng 5 hoạt động quản lí tương ứng với 5 tiêu chí. Kết quả khảo sát về nội dung quản lí này được thể hiện ở bảng thống kê mô tả sau:
Bảng 2.10. Thực trạng quản lí hoạt động công nhận thành tích đạt được các mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn của các trường THPT tỉnh Long An
Các hoạt động công nhận thành tích đạt được các mục tiêu
Số người trả lời phiếu (N)
Tối thiểu
Tối đa
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Các tổ chức, cá nhân đối chiếu với kết quả đánh giá ngoài, xác định các mức độ đạt tiêu chuẩn để được công nhận
156
1
5
2,06
1,097
Tiêu chí hóa kết quả KĐCLGD đối với thi đua – khen thưởng hàng năm.
156
1
5
2,72
1,015
Công bố thành tích và khen thưởng.
156
1
5
2,09
1,037
Tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng điển hình
156
1
4
2,10
,982
Thiết lập tiêu chuẩn mới cho chu kì tiếp theo.
156
1
4
1,92
,905
Chú thích: Yếu: 1.00 ≤≤ 1.79; Trung bình: 1.80 ≤≤ 2.59; Khá: 2.60 ≤≤ 3.39; Tốt: 3.40 ≤≤ 4.19; Xuất sắc: 4.20 ≤≤ 5.00.
Bảng 2.10 cho thấy, phần lớn các hoạt động quản lí công nhận thành tích đạt được mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn đều có giá trị trung bình nằm ở mức “Trung bình”, riêng hoạt động quản lí “Lượng hóa thành tích ở mức độ đạt được các tiêu chuẩn của cá nhân, bộ phận để đưa vào tiêu chí xét thi đua – khen thưởng hàng năm” (= 2.72) nằm ở mức “Khá”. Điều này cho thấy, các trường đã tạo động lực cho CB-GV-NV phấn đấu đạt mục tiêu theo tiêu chuẩn KĐCLGD.
Hoạt động “Thiết lập tiêu chuẩn mới cho chu kì tiếp theo” là đề cập đến những trường đã được KĐCLGD, vì thế kết quả trả lời phiếu về hoạt động này được thực hiện thường xuyên rất ít, giá trị trung bình của nó cũng thấp nhất trong 5 hoạt động quản lí ở mục này (= 1.92).
Để đối chiếu với kết quả thực trạng này, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL19, CBQL20, CBQL21, GV22, GV23, GV24 các trường với câu hỏi 7, phụ lục 1.3. Các CBQL, GV các trường đều đánh giá như sau: Qua theo dõi kết quả mỗi năm học, họ nhận thấy hoạt động tiêu chí hóa kết quả KĐCLGD đối với công tác thi đua khen thưởng hàng năm là đạt hiệu quả cao nhất. Ngược lại, hoạt động đạt hiệu quả thấp nhất đó là thiết lập tiêu chuẩn mới cho chu kỳ tiếp theo. Qua đó cho thấy kết quả của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn có sự tương đồng.
2.4.5. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
Quản lí KĐCLGD nhà trường thực chất là quản lí chất lượng tổng thể và cũng phải đảm bảo các chức năng quản lí. Tính đặc trưng của quản lí KĐCLGD ở trong trường học nói chung, trường THPT nói riêng là sự huy động các lực lượng bên trong nhà trường cùng tham gia vào quá trình quản lí chất lượng bằng việc xây dựng chất lượng dựa trên chuẩn. Mọi hoạt động của nhà trường được qui chiếu với các mục tiêu cụ thể dựa trên các tiêu chuẩn của KĐCLGD.
KĐCLGD trường phổ thông bắt đầu từ năm 2008, sau những lần thay đổi về tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá, đến nay những hướng dẫn về KĐCLGD đối với trường THPT đã tương đối ổn định. Trải qua một thời gian dài để chuẩn bị cho việc xây dựng nhà trường theo hướng đảm bảo chất lượng, KĐCLGD trường THPT tỉnh Long An đã đạt 23/50 (đạt 46%) trường được kiểm định và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên, với vị thế nằm gần trung tâm văn hóa Nam Bộ, kinh tế - xã hội phát triển, con số này phản ánh chất lượng giáo dục THPT tỉnh Long An chưa đáp ứng với sự phát triển. Sự tác động đến chất lượng này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ quản lí, trong đó quản lí KĐCLGD bên trong nhà trường có ý nghĩa quyết định.
Từ quan điểm này, việc đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD bên trong của các trường THPT tỉnh Long An là đánh giá quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn của KĐCLGD.
Quá trình này được trải qua 4 giai đoạn theo trình tự:
Xác định mục tiêu dựa trên các yêu cầu của KĐCLGD;
Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện mục tiêu;
Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu;
Công nhận thành tích của tập thể, cá nhân bên trong nhà trường đạt được
Sau một chu trình và chuẩn bị cho chu trình mới. Hoàn thành một giai đoạn nào đó là đạt được mục tiêu, tiền đề để thực hiện mục tiêu tiếp theo. Các hoạt động quản lí và thực hiện các mục tiêu này được thực hiện bởi những hình thức hoạt động và tác động khác nhau.
Sự đa dạng của đối tượng khảo sát đã giúp tác giả luận án có cái nhìn tổng thể về hoạt động KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
Bảng 2.11. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An
Tiêu chuẩn quản lí KĐCLGD (4 bước)
CÁC MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC (%)
Không có
Rất hiếm
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Rất thường xuyên
1.Mục tiêu hóa các tiêu chuẩn của KĐCLGD
26,52
27,70
36,40
8,60
0,76
2.Thực hiện mục tiêu
30,62
28,06
25,88
13,6
1,80
3.Đánh giá kết quả
23,34
31,42
30,76
12,8
1,66
4.Công nhận thành tích
34,74
24,74
29,12
10,92
0,50
Trung bình
28,81
27,98
30,54
11,48
1,18
Tổng hợp phần trăm ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An ở Bảng 2.11 cho thấy 56,8% ý kiến “không có” và “rất hiếm” cho thấy công tác quản lí chất lượng nói chung, quản lí chất lượng dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD chưa trở thành đối tượng và mục tiêu quản lí của các trường THPT tỉnh Long An.
Những ý kiến còn lại nằm ở các trường hợp “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” và “rất thường xuyên” chỉ chiếm 43,2%, nhưng nó cũng phản ánh được thực chất về công tác quản lí ĐBCL trường THPT ở Long An. Những ý kiến này tập trung ở các đối tượng thuộc các trường THPT đã được KĐCLGD từ 1 lần trở lên.
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác quản lí KĐCLGD phản ánh ở các ý kiến đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên”.
Trong các tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An, ý kiến đánh giá từng hoạt động quản lí ở mỗi tiêu chuẩn khác nhau.
Tổng hợp các ý kiến đánh giá ở mỗi tiêu chuẩn cho thấy các tiêu chuẩn quản lí này không có sự tương đồng. Về tiêu chuẩn “Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn” nhận được nhiều ý kiến đồng tình nhất, tiếp theo là tiêu chuẩn “Mục tiêu hóa tiêu chuẩn KĐCLGD của nhà trường”.
Những ý kiến đánh giá về hai tiêu chuẩn này trội hơn vì trong một số nội dung hoạt động quản lí, có những nội dung trùng lặp với quản lí nhà trường như việc nghiên cứu các văn bản pháp qui của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT; hay tổ chức cho tập thể đánh giá thành tích đạt được trong công tác thi đua khen thưởng, báo cáo kinh nghiệm hàng năm.
Chú thích: TCH: tiêu chuẩn hóa mục tiêu; THMT: thực hiện mục tiêu; ĐGKQ: đánh giá kết quả; CNTT: công nhận thành tích.
Hình 2.1. Biểu đồ biểu thị các tiêu chuẩn quản lí KĐCLGD
trong các trường THPT tỉnh Long An
Trong Hình 2.1, tiêu chuẩn thấp nhất là “Công nhận thành tích đạt được các mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn”. Tiêu chuẩn này mang tính đặc thù của quản lí đảm bảo chất lượng, vừa để tạo động lực vừa thúc đẩy sự phát triển, vừa có hoạt động mang tính đặc trưng của quản lí hoạt động tự đánh giá như “thiết lập tiêu chuẩn mới cho chu kì kiểm định tiếp theo”. Điều này cho thấy, các trường THPT tỉnh Long An chưa tiếp cận với phương thức quản lí hiện đại, trong đó quản lí ĐBCL nhà trường đang là xu hướng quản lí nhà trường đương đại.
Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu điều tra, xác định mức độ thực hiện các hoạt động quản lí KĐCLGD trường THPT dựa trên mục tiêu có thể nhận định rằng: chất lượng quản lí KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An chỉ đạt ở mức độ trung bình.
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
Dựa trên kết quả thăm dò ý kiến đối với một số CBQL và GV, cùng với sự quan sát, chúng tôi xác lập một số yếu tố trở thành nguyên nhân gây khó khăn hoặc trở ngại cho quản lí hoạt động KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An. Đối chiếu với cơ sở lí luận ở Chương 1, chúng tôi xác lập các nội dung khảo sát để dùng làm biến quan sát và phân chia thành 2 nhóm: khách quan và chủ quan.
- Về nhóm khách quan có các yếu tố:
(1) Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất của trường học.
(2) Hệ thống văn bản pháp qui về đánh giá chất lượng các yếu tố giáo dục chưa có sự thống nhất.
(3) Sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của các cấp chính quyền.
(4) Đội ngũ tham gia làm công tác kiểm định ở các trường THPT chưa được trang bị kĩ thuật, nghiệp vụ.
- Về nhóm chủ quan có các yếu tố:
(1) Tư duy tách rời giữa quản lí hoạt động tự đánh giá với KĐCLGD.
(2) Sự nhận thức chưa đầy đủ đối với KĐCLGD làm sai lệch mục tiêu của nhiệm vụ này.
(3) CBQL nhà trường chưa được trải nghiệm và chưa có kinh nghiệm quản lí nhà trường theo hướng đảm bảo chất lượng GD.
(4) Website của các trường THPT thiếu nội dung của KĐCLGD hoặc chưa công khai, minh bạch về chất lượng GD.
2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan
Bảng 2.12. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến quản lí KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An
Các yếu tố khách quan
Số người trả lời
Tối thiểu
Tối đa
TB
Độ lệch chuẩn
Sự phát triển KT-XH của địa phương
156
3,00
5,00
3,9103
,72175
Hệ thống văn bản pháp qui về KĐCLGD
156
2,00
5,00
3,5385
1,31190
Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp quản lí GD
156
3,00
5,00
4,4167
,63203
Tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác KĐCLGD ở mỗi trường
156
3,00
5,00
4,3141
,90021
Chú thích: Không tác động: 1.00 ≤≤ 1.80; Rất ít tác động: 1.81 ≤≤ 2.60; Tác động vừa: 2.61 ≤≤ 3.40; Tác động khá mạnh: 3.41 ≤≤ 4.20; Tác động mạnh: 4.21 ≤≤ 5.00;
Theo Bảng 2.12, có 2 yếu tố tác động khá mạnh đến quản lí hoạt động KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An là “Sự phát triển KT – XH của địa phương đối với tăng cường cơ sở vật chất cho trường học” (= 3.9103) và “Hệ thống văn bản pháp qui về KĐCLGD trường THPT” (= 3.5385). Đặc biệt có 2 yếu tố tác động mạnh đến quản lí hoạt động KĐCLGD là “Sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp QLGD với sự phát triển của nhà trường” (= 4.4167) và “Tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác KĐCLGD ở mỗi trường” (= 4.3141).
Khi được phỏng vấn câu hỏi 8, phụ lục 1.3, các CBQL22, CBQL23, CBQL24, GV19, GV25, GV26 các trường cho rằng: Họ nhận thấy cả 4 yếu tố khách quan đều có tác động đến công tác quản lí KĐCLGD. Nếu phải đánh giá những yếu tố nào tác động mạnh thì họ chọn 2 yếu tố đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp quản lí giáo dục và tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác KĐCLGD ở mỗi trường.
Đối chiếu với thông tin thu được từ phỏng vấn ở câu 8, phụ lục 1.3 cho thấy đã có sự tương đồng về kết quả phỏng vấn và ý kiến của CBQL và GV qua điều tra bằng bảng hỏi.
Như vậy, cả 4 yếu tố khách quan được CBQL và GV các trường THPT tỉnh Long An đánh giá là tác động đến quản lí KĐCLGD, trong đó yếu tố về sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp quản lí giáo dục được đánh giá tác động cao nhất. Sự quan tâm của chính quyền địa phương không chỉ đưa ra chủ trương, chính sách mà phải có những đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, cùng với chế độ, chính sách thích đáng đối với người dạy và người học thì mới có ý nghĩa thúc đẩy chất lượng GD.
2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan tác động đến quản lí KĐCLGD trong các trường THPT ở tỉnh Long An là những yếu tố cản trở đến công tác quản lí ĐBCLGD. Khảo sát ý kiến về sự tác động của các yếu tố này đối với quản lí hoạt động KĐCLGD bằng các biến quan sát để người trả lời phiếu hình dung về bức tranh chung của quản lí KĐCLGD, đồng thời dựa trên sự quan sát thực tiễn hoạt động quản lí của nhà trường mà đưa ra câu trả lời sát với thực tiễn hơn. Các đưa ra các biến quan sát trong điều tra các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động KĐCLGD trong trường THPT này nhằm xác lập cơ sở để xây dựng các giải pháp thích hợp cho hoạt động quản lí các trường THPT tỉnh Long An.
Bảng 2.13. Thống kê mô tả mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An
Các yếu tố chủ quan
Số người trả lời
Tối thiểu
Tối đa
TB
Độ lệch chuẩn
Tách rời quản lí KĐCLGD với quản lí ĐBCLGD
156
1,00
5,00
3,0385
1,30944
Nhận thức sai lệch mục tiêu KĐCLGD
156
2,00
5,00
4,2821
,88569
Thiếu kinh nghiệm quản lí ĐBCLGD
156
3,00
5,00
4,3077
,91310
Website của các trường thiếu thông tin về KĐCLGD
156
1,00
5,00
3,9295
1,62287
Chú thích: Không tác động: 1.00 ≤≤ 1.80; Rất ít tác động: 1.81 ≤≤ 2.60; Tác động vừa: 2.61 ≤≤ 3.40; Tác động khá mạnh: 3.41 ≤≤ 4.20; Tác động mạnh: 4.21 ≤≤ 5.00;
Theo kết quả thống kê ở Bảng 2.13, có 2 yếu tố được đánh giá là có sự tác động rất mạnh đến chất lượng GD của nhà trường theo tiêu chuẩn KĐCLGD là “Sự nhận thức sai lệch về mục tiêu của quản lí KĐCLGD” (= 4.2821) và “Thiếu kinh nghiệm về quản lí KĐCLGD” (= 4.3077). Hai yếu tố này có sự liên quan lẫn nhau ở góc độ quản lí và thuộc về chủ thể quản lí.
Bằng phương pháp phỏng vấn câu hỏi 9, phụ lục 1.3, những CBQL7, CBQL25, CBQL26 và GV9, GV20, GV21, các ý kiến tập trung như sau: Qua xem xét 4 yếu tố chủ quan, hầu hết cho rằng việc nhận thức sai lệch mục tiêu KĐCLGD và thiếu kinh nghiệm quản lí ĐBCLGD là 2 yếu tố có tác động mạnh mẽ tới công tác quản lí KĐCLGD vì nếu nhận thức sai lệch mục tiêu KĐCLGD thì sẽ có những định hướng sai trong xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch năm học làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng GD; nếu thiếu kinh nghiệm quản lí ĐBCLGD thì sẽ gây ra nhiều khó khăn, bất cập trong công tác điều hành, quản lí. Những ý kiến này đã phản ánh sự đồng tình với kết quả điều tra thực trạng qua phương pháp bảng hỏi.
Sự nhận thức này còn phụ thuộc vào các đối tượng trả lời phiếu thuộc trường đã đạt chuẩn quốc gia hay trường chưa đạt chuẩn quốc gia. Thông thường, những trường đạt chuẩn quốc gia, nhận thức về vấn đề ĐBCLGD với KĐCLGD đầy đủ hơn, bởi họ từng trải nghiệm của công tác này.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Ưu điểm
- Bối cảnh KT – XH đã có những tác động nhất định đến phát triển GD nói chung, GD cấp THPT nói riêng ở tỉnh Long An. Từ mạng lưới trường lớp rộng khắp, đội ngũ CB – GV – NV đáp ứng về mặt số lượng, kết quả của hoạt động GD trong các trường có nhiều sự cải thiện thể hiện qua số liệu thống kê các năm.
- Điều kiện KT – XH này đã có những tác động nhất định đến chất lượng GD các trường THPT tỉnh Long An, nó giúp các trường ngày càng hoàn thiện một số tiêu chuẩn như cơ sở vật chất hay được bổ sung thường xuyên đội ngũ CB – GV - NV. Đánh giá theo từng tiêu chuẩn của KĐCLGD, các tiêu chuẩn đã đạt được ở mức trung bình. Điều này cho thấy các trường THPT tỉnh Long An sẽ có cơ hội để nâng cao chất lượng GD theo tiêu chuẩn của KĐCLGD.
- Một số trường THPT tỉnh Long An đã được KĐCLGD sớm nên đã có kinh nghiệm trong quản lí chất lượng nhà trường theo tiêu chuẩn.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Về thực trạng GD các trường THPT tỉnh Long An qua các yếu tố đảm bảo chất lượng cho thấy phần lớn các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn đã đạt KĐCLGD, nhưng còn một số tiêu chuẩn có các tiêu chí chưa đạt, đó là:
+ Tiêu chuẩn tổ chức và quản lí nhà trường, có 10 tiêu chí thì có đến 4 tiêu chí chưa đạt KĐCLGD: xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, quản lí các hoạt động của nhà trường bằng kế hoạch hóa, quản lí hành chính quản trị, quản lí CB – GV – NV.
+ Tiêu chuẩn đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên có 4 tiêu chí thì có 1 tiêu chí không đạt, đó là tiêu chuẩn chế độ và giáo dục đối với HS.
+ Tiêu chuẩn cơ sở vật chất có 8 tiêu chí thì có đến 04 tiêu chí không đạt, đó là: phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập, khối công trình hành chính quản trị, hiệu suất công năng của thư viên, hiệu suất sử dụng trang thiết bị dạy học.
+ Tiêu chuẩn phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội, có 02 tiêu chí thì cả 02 tiêu chí đều không đạt, trong đó tiêu chí thấp hơn cả là sự phối hợp tổ chức, cá nhân trong nhà trường đối với giáo dục HS.
+ Tiêu chuẩn hoạt động GD và kết quả GD có 06 tiêu chí thì có 02 tiêu chí không đạt, đó là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kết quả giáo dục học sinh.
Từ những yếu tố không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của KĐCLGD nói trên cho thấy sự phân bổ không đồng đều chất lượng của các loại hình trường, trong đó một số trường công lập được ưu tiên cả về cơ sở vật chất, con người và chất lượng yếu tố đầu vào nên chất lượng GD theo tiêu chuẩn thường đạt ở mức cao hơn. Những trường thuộc vùng khó khăn, trường tư thục, trường 02 cấp thì chất lượng thấp hơn, ít được đầu tư và hưởng lợi từ những yếu tố đảm bảo chất lượng GD.
- Về quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An qua các nội dung quản lí dựa trên tiêu chuẩn cho thấy phần lớn các công việc quản lí dựa trên tiêu chuẩn đã được thực hiện nhưng sự thực hiện này không được thường xuyên, tức là “thỉnh thoảng” nên được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó còn có tiêu chí đánh giá ở mức “yếu” tức là “hiếm khi”, đó là việc các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong nhà trường dựa trên tiêu chuẩn để tự xác định mục tiêu cho nhiệm vụ của mình.
- Về nội dung nhận thức các yếu tố tác động đến quản lí KĐCLGD trong nhà trường, cho thấy các yếu tố khách quan tác động mạnh hơn yếu tố chủ quan.
+ Về yếu tố khách quan, 02 yếu tố được đánh giá là “tác động mạnh” đến quản lí KĐCLGD trong các trường THPT là: Sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của các cấp chính quyền; Tính chuyên nghiệp của đội ngũ KĐCLGD ở mỗi trường (được trang bị kiến thức, kĩ thuật, nghiệp vụ về KĐCL). Hai yếu tố này, một yếu tố có khả năng tác động đến tiêu chuẩn “cơ sở vật chất” và “mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội”, một yếu tố tác động đến con người, tức là tiêu chuẩn về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên.
+ Về yếu tố chủ quan, 02 yếu tố “tác động mạnh” đến quản lí KĐCLGD trong nhà trường là: nhận thức sai lệch về mục tiêu của KĐCLGD và thiếu kinh nghiệm trong quản lí đảm bảo chất lượng. Đây chính là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
Về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế nói trên là do nhận thức về ý nghĩa, vai trò của KĐCLGD đối với nâng cao chất lượng GD của nhà trường cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và CMHS ở các trường THPT, tỉnh Long An.
Từ những đánh giá về ưu điểm, hạn chế nói trên, có thể rút ra một số vấn đề cần được giải quyết để thúc đẩy quản lí KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An như sau:
Thứ nhất, cần phải có biện pháp tăng cường nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lí chất lượng theo hình thức quản lí dựa trên tiêu chuẩn của KĐCLGD.
Thứ hai, cần có các biện pháp quản lí để chuyển đổi mục tiêu và nội dung quản lí theo hướng quản lí nâng cao chất lượng GD, trong đó quản lí nhà trường theo tiêu chuẩn KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
Tiểu kết Chương 2
Thực trạng về KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An được phản ánh trong chương này ở các nội dung:
Thực trạng về chất lượng GD và KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An qua tư liệu. Với nội dung này, bằng phương pháp đọc tài liệu, xem các văn bản liên quan đến giáo dục THPT tỉnh Long An, chúng tôi đã xác lập được cái nhìn tổng quan về giáo dục THPT tỉnh Long An. Trải qua ba giai đoạn thực hiện KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An, đến nay chỉ có 46% số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó phần lớn là các trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Thực trạng chất lượng GD của các trường THPT tỉnh Long An dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD. Bằng phương pháp đều tra xã hội học, dựa trên các tiêu chí đánh giá KĐCLGD trường trung học hiện hành để xây dựng bảng hỏi với 30 câu để đánh giá đầy đủ 5 tiêu chuẩn cho cả 3 đối tượng: cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ở các trường được chọn theo phương pháp chọn mẫu để đánh giá chất lượng các trường THPT tỉnh Long An ở 4 mức độ: Mức 1, Mức 2, Mức 3, Mức 4, tương ứng với các mức độ xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia: Mức 1 tương đương với chưa đạt chuẩn quốc gia, Mức 2 tương đương với trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Mức 3 tương đương với trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 3, Mức 4 tương đương với trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 4. Qua phân tích kết quả khảo sát, tổng hợp các mức độ đạt được nói trên cho thấy các trường THPT tỉnh Long An có chất lượng trung bình.
Thực trạng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An. Luận án vận dụng mô hình SBM-R để xác định quá trình quản lí KĐCLGD ở trường THPT qua 4 yếu tố: mục tiêu hóa tiêu chuẩn QLCLGD; tổ chức cho tập thể, cá nhân thực hiện mục tiêu; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu; công nhận thành tích đạt được mục tiêu và chuẩn bị cho mục tiêu mới. Để đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An, luận án xây dựng phiếu khảo sát với 4 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có 5 tiêu chí tương ứng với từng hoạt động quản lí KĐCLGD ở trường THPT. Lựa chọn 156 người tham gia trả lời phiếu đảm bảo tính phù hợp đối tượng bao gồm cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, nhân viên phụ trách cơ sở vật chất và thư viện bằng bảng phiếu điều tra với 5 phương án trả lời “không có”, “rất hiếm”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, “rất thường xuyên” để cung cấp thông tin. Thông kê mô tả và phân tích số liệu, tác giả nhận thấy những trường chưa được KĐCLGD chưa thực hiện hoặc rất ít khi thực hiện quản lí chất lượng nhà trường dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD. Những trường đã KĐCLGD và đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia thì có một số trường đã có một số hoạt động quả