Luận án Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước - Lê Mạnh Cường

LỜI CAM ĐOAN.i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.v

DANH MỤC HÌNH VẼ .vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . viii

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.4

5. Kết cấu của luận án .4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.1 Nhóm nghiên cứu về quản lý chi phí và quản lý dự án .5

1.1.2 Nhóm nghiên cứu liên quan đến kiểm soát chi phí .9

1.1.3 Một số tài liệu nghiên cứu khác.17

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài .18

1.3 Khoảng trống cần nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài .22

1.4 Phương pháp nghiên cứu .23

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

2.1 Lý luận về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước

2.1.1 Khái niệm và phân loại kiểm soát .25

2.1.2 Khái niệm về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng .27

2.1.3 Nội dung và phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.28

2.1.4 Mục đích và điều kiện thực hiện kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng .31

2.1.5 Một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và vai trò của các

cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng .33

2.1.6 Phân biệt giữa kiểm soát chi phí và quản lý chi phí đầu tư xây dựng .35

2.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của một số nước trên thế giới

2.2.1 Kiểm soát chi phí xây dựng của Mỹ.37

2.2.2 Kiểm soát chi phí xây dựng của Trung Quốc.40

2.2.3 Kiểm soát chi phí xây dựng của Anh .42iii

2.2.4 Kiểm soát chi phí xây dựng của Úc.46

2.2.5 Kiểm soát chi phí xây dựng của Singapore .49

2.2.6 Bài học đối với Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng

công trình của các nước.53

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1 Thực trạng quản lý nhà nước về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng

3.1.1 Thực trạng về kiểm soát chi phí quy định tại các văn bản hướng dẫn .57

3.1.2 Thực trạng về cơ sở thực hiện kiểm soát chi phí và mô hình kiểm soát chi phí .59

3.1.3 Thực trạng về tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng

vốn nhà nước của chủ đầu tư.61

3.2 Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng đối với một số công trình xây dựng

sử dụng vốn nhà nước

3.2.1 Dự án xây dựng Đường 5 kéo dài.63

3.2.2 Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến ThànhTham Lương .67

3.3 Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước

theo trình tự đầu tư xây dựng

3.3.1 Kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án .70

3.3.2 Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện dự án .73

3.3.3 Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác

sử dụng .78

3.4 Thực trạng quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định

32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua tổng hợp báo cáo của các Bộ,

Ngành địa phương

3.4.1 Thực trạng về hệ thống định mức dự toán và giá xây dựng .80

3.4.2 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng .82

3.4.3 Thực trạng về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng .82

3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn

nhà nước

3.5.1 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử

dụng vốn nhà nước .87

3.5.2 Chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng.88

3.6 Các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư

dự án sử dụng vốn nhà nước .92

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI

PHÍ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚCiv

4.1 Khảo sát thu thập số liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí

của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước

4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu .94

4.1.2 Phương pháp phân tích .95

4.1.3 Thu thập và phân tích .96

4.2 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ

đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước trong kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công

trình

4.3 Các thống kê mô tả .99

4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ

đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước trong kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .102

4.4.2 Kiểm định sự tin cậy thang đo của các nhóm trên bằng Cronbach’s Alpha.104

4.4.3 Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn .107

4.4.4 Phân tích các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của chủ

đầu tư dự án sử dụng nhà nước.110

4.5 Đề xuất quy trình kiểm soát chi phí trước khi thi công xây dựng

4.5.1 Quy trình kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án .116

4.5.2 Quy trình kiểm soát chi phí khi xác định dự toán xây dựng công trình .120

4.5.3 Quy trình kiểm soát chi phí khi xác định dự toán gói thầu (giá gói thầu), giá trúng

thầu và xác định giá hợp đồng.125

4.6 Đề xuất quy trình kiểm soát chi phí trong thi công xây dựng

4.7 Đề xuất quy trình kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình

của dự án vào khai thác sử dụng

4.7.1 Quy trình kiểm soát chi phí khi quyết toán hợp đồng .134

4.7.2 Quy trình kiểm soát chi phí khi quyết toán dự án hoàn thành.138

4.8 Tổng hợp các quy trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng đã đề xuất .139

KẾT LUẬN .142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01: TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CỦA CÁC ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 02: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHẢO SÁT

PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

pdf204 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước - Lê Mạnh Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TMĐT để kiểm soát chi phí, chưa bao quát hết các đặc điểm, đặc thù của mỗi dự án để có thể đáp ứng được yêu cầu tính đúng, tính đủ khi xác định TMĐT. Ngoài ra các hệ công cụ (phục vụ thu thập và xử lý thông tin và hệ thống ngân hàng dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng) để xác định chi phí phù hợp với giai đoạn lập dự án 72 (chi phí các công trình tương tự, suất vốn đầu tư, chi phí theo bộ phận kết cấu công trình...) chưa có đầy đủ. - Đối với cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt TMĐT: TMĐT chỉ là một nội dung trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) và được xem xét trong quá trình thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án. Việc TMĐT chưa được thẩm tra, thẩm định riêng, chuyên sâu cũng như những bất cập về trình độ chuyên môn và công cụ thực hiện (hệ thống bảng biểu ghi chép thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm soát chi phí, quy trình kiểm soát chi phí và hệ thống ngân hàng dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng) nên việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của TMĐT khi thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án thường chưa hiệu quả. Thực tế các đề xuất TMĐT của dự án đều được chấp thuận khi thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án. Như vậy có thể thấy rằng việc kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng chỉ được kiểm soát khi thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Với việc ban hành Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã quy định 4 phương pháp xác định TMĐT xây dựng, tạo sự linh hoạt cho việc xác định TMĐT phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án và yêu cầu quản lý chi phí. Nghị định này cũng đưa ra quy định về việc thẩm tra TMĐT và việc thẩm tra này được chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định về Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đây là một bước tiến trong việc đáp ứng yêu cầu xác định TMĐT theo công trình cụ thể, phù hợp với cơ chế thị trường cũng như bảo đảm cho TMĐT được tính đúng theo quy định hướng dẫn của nhà nước và tính đủ các khoản mục chi phí thông qua việc thẩm tra của tổ chức đủ điều kiện năng lực, hoặc các cơ quan chuyên môn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định. Tuy nhiên biện pháp kiểm soát chi phí (thông qua việc thẩm tra, thẩm định) vẫn mang tính thụ động như là một biện pháp hành chính, không tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm của chủ đầu tư ngay khi hình thành ý tưởng dự án đến khi giá trị TMĐT được thẩm tra, thẩm định và phê duyệt. Đôi khi sự điều chỉnh, bổ sung TMĐT sau khi thẩm tra, thẩm định đã làm cho thay đổi các mục tiêu đầu tư cũng như giải pháp thiết kế kèm theo và kết quả là dự án bị kéo dài do thực hiện việc điều chỉnh. Để làm rõ hơn các quan điểm trên, tham khảo một số ý kiến của các Bộ ngành, Sở xây dựng của các địa phương về TMĐT xây dựng công trình với các ý kiến sau: 73 - Việc thẩm định xác định TMĐT dự án thường căn cứ theo quy định suất vốn đầu tư xây dựng công trình được Bộ Xây dựng công bố. Đối với một số dự án đầu tư xây dựng, do bị khống chế bởi TMĐT được phê duyệt (theo suất vốn đầu tư) nên ảnh hưởng đến công tác hoàn thiện, lựa chọn chất lượng chủng loại vật tư hoàn thiện công trình thỏa mãn yêu cầu chất lượng cao cần thiết cho nhu cầu thực tế sử dụng [10], [68]. - Cơ cấu khoản mục chi phí trong TMĐT, dự toán chưa phù hợp như trường hợp chi phí hạng mục chung có tính chất thuộc thành phần chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng nhưng quy định hiện nay [19] lại quy định khoản chi phí này ở khoản mục chi phí khác trong TMĐT [66], [67]. - Quy định về điều chỉnh TMĐT hiện nay [19] còn một số nội dung thiếu chặt chẽ dễ gây thất thoát lãng phí thiếu linh hoạt. Chủ đầu tư không dám quyết định (trong trường hợp điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy do nhà nước thay đổi về mức lương cơ sở đầu vào) do chưa bao hàm hết khó khăn trong kiểm soát, kiểm tra TMĐT [66]. - Quy định, hướng dẫn về thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh TMĐT, quy trình thẩm định TMĐT điều chỉnh chưa được quy định rõ ràng. Phương pháp xác định TMĐT phù hợp với hình thức đầu tư và phương thức thực hiện của dự án để tính đúng theo quy định của nhà nước và tính đủ các khoản mục chi phí, đảm bảo đủ cơ sở để xác định giá gói thầu, dẫn đến trong thực tế các đơn vị tư vấn thường áp dụng phương pháp xác định TMĐT theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình, hoặc xác định theo dữ liệu về chi phí các công trình tương tự làm cho TMĐT của nhiều dự án (đặc biệt các dự án án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ phức tạp, dự án ODA) không được tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư xây dựng, không phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện xây dựng và kế hoạch thực hiện của dự án, giá gói thầu trên cơ sở thiếu chính xác, nên phải điều chỉnh TMĐT của dự án gây ách tắc trong quản lý [68]. 3.3.2 Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện dự án 3.3.2.1 Xác định dự toán xây dựng Thực tế cho thấy dự toán của nhiều dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước khi xác định vượt TMĐT xây dựng. Quay trở lại ví dụ trước đây về Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương cho thấy: + Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 11/10/2010 với tổng vốn đầu tư 1.374,5 triệu USD. Dự 74 toán, tổng dự toán được lập và chủ đầu tư đề nghị thẩm tra có giá trị 2.164,36 triệu USD. + Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo, với TMĐT đã được phê duyệt tại Quyết định 2054/QĐ- TTg ngày 13/11/2008 của UBND thành phố Hà Nội là 19.555 tỷ đồng Việt Nam tương đương 131.023 triệu Yên. Dự toán, tổng dự toán được lập dự tính là 198.598 triệu Yên và sau khi hiệu chỉnh còn khoảng 195.365 triệu USD. Những ví dụ thực tế về việc dự toán, tổng dự toán vượt TMĐT còn rất nhiều nếu không muốn nói rằng nó còn khá phổ biến khi xác lập chi phí tại các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Điều này cho thấy có hai vấn đề: Thứ nhất, TMĐT lập thiếu chính xác, chưa tính đúng theo quy định của nhà nước và tính đủ các khoản mục chi phí. Thứ hai, dự toán, tổng dự toán được lập còn thiếu cơ sở. Nếu ngoại trừ nguyên nhân TMĐT tính chưa đúng, chưa đủ thì có nghĩa là dự toán chưa được xác định đúng. Thông qua thực tế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau: - Một là, không có một quá trình liên tục và kế thừa trong việc xác định chi phí. TMĐT ở giai đoạn lập dự án và dự toán ở giai đoạn thực hiện dự án được xác định bằng các tổ chức hoặc bộ phận khác nhau. Như vậy việc xác định và quản lý chi phí không được liên tục. - Hai là, dự toán được lập căn cứ theo thiết kế và đi sau thiết kế. Khi thiết kế được hoàn chỉnh, chấp thuận thường mới xác định dự toán do vậy không có khả năng so sánh chi phí của các phương án thiết kế khác nhau để lựa chọn phương án có thiết kế không những đáp ứng yêu cầu mà còn thấp hơn TMĐT được duyệt. - Ba là, do những sai sót về mặt chủ quan của người lập dự toán như: người xác định chi phí không đủ trình độ chuyên môn yêu cầu (một số tổ chức tư vấn thiết kế sử dụng người đo bóc khối lượng, lập dự toán là người mới vào nghề, người không quan trọng ở các bộ phận khác) dẫn tới việc đo bóc thiếu khối lượng, định giá không đúng, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công trình. Ví dụ tại dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương sẽ phải bổ sung do tính thiếu khối lượng trong TMĐT đã phê duyệt làm chi phí xây dựng và chi phí mua sắm tăng thêm 228,95 triệu USD. - Bốn là, do những nguyên nhân khách quan như: hệ thống giá xây dựng vừa thiếu về bề rộng để có thể bao phủ hết loại hình sản phẩm, công trình lại vừa thiếu độ 75 chính xác phù hợp với đặc điểm từng công trình do mang tính bình quân, cứng nhắc không đáp ứng những thay đổi, biến động của thị trường. Ví dụ cũng tại dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương do áp dụng định mức, đơn giá mới, làm giảm chi phí xây dựng và mua sắm 136,59 triệu USD. - Vai trò của chủ đầu tư là người kiểm soát chi phí chưa được thể hiện rõ và chưa hiệu quả. Hầu như không có sự xem xét, khống chế chi phí của chủ đầu tư trong quá trình xác định dự toán của các tổ chức tư vấn thiết kế. Hiện tại đã có cơ chế thẩm tra, thẩm định nhưng việc thẩm tra, thẩm định dự toán chỉ có tác dụng kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chi phí và sau đó sự chính xác của dự toán đề nghị thẩm tra, thẩm định mà ít có tác dụng khống chế chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng với cơ chế xác định dự toán theo công trình và phù hợp với thị trường đã khắc phục phần nào tính thiếu chính xác của dự toán. Tuy nhiên để dự toán có thể là một mức khống chế chi phí ở các giai đoạn tiếp theo đòi hỏi dự toán phải được tính chuẩn xác, đầy đủ. Để đáp ứng điều này phải có quy trình kiểm soát đầu tư xây dựng khi xác định dự toán ở giai đoạn thực hiện dự án mà hiện nay vẫn chưa được giải quyết. * Tham khảo thêm một số ý kiến về các quy định quản lý dự toán xây dựng của các Bộ ngành, địa phương: - Các hướng dẫn hiện hành quy định các phương pháp lập dự toán xây dựng công trình nhưng một số phương pháp lập dự toán xây dựng công trình không rõ, rất khó cho quá trình thẩm tra, thẩm định, đánh giá hồ sơ dự thầu; phương pháp, hướng dẫn xác định chi phí xây dựng (vật liệu, nhân công, máy thi công), chi phí thiết bị, chi phí khác còn thiếu cụ thể, chi tiết [7], [9], [11], [52], [58], [41]. - Nhiều chủ đầu tư, đơn vị tư vấn không đủ năng lực thực hiện việc thẩm định, thẩm tra dự toán nên dẫn tới công trình bị chậm tiến độ, lãng phí vốn đầu tư; quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng chưa hợp lý [57]. - Quy định về trường hợp thẩm định từng phần của dự toán xây dựng đối với dự án có quy mô lớn, thời gian thực hiện dự án qua nhiều năm, tiến độ gấp, phải tổ chức triển khai thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công cho từng công trình, gói thầu xây dựng theo từng giai đoạn, do đó gây khó khăn lúng túng khi triển khai [11]. 76 3.3.2.2 Kiểm soát chi phí khi xác định giá gói thầu, giá ký kết hợp đồng a) Ở bước đấu thầu: Đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các phần việc của công trình. Để thực hiện đấu thầu điều kiện cần thiết là phải có kế hoạch đấu thầu trong đó giá từng gói thầu đã xác định phải được phê duyệt. Giá gói thầu được duyệt có vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư chỉ có thể trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt. Giá gói thầu cần được xác định chuẩn xác bởi nếu xác định thấp có thể dẫn tới việc không nhà thầu nào có thể đáp ứng yêu cầu về giá, gây lãng phí thời gian do việc phải tổ chức đấu thầu lại; ngược lại giá thầu xác định cao không phản ánh sát giá trị thực có thể gây lãng phí cho chủ đầu tư và ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Ngoài yêu cầu tính đúng, tính đủ giá gói thầu cần phải đáp ứng yêu cầu làm trần khống chế chi phí gói thầu và trong một chừng mực nào đó có thể nói giá gói thầu là chi phí tối đa mà chủ đầu tư có thể chi trả cho nhà thầu khi thực hiện đấu thầu [7], [66]. Tuy nhiên, thực tế đấu thầu trong thời gian qua cho thấy thường có sự sai lệch giữa giá gói thầu và giá dự thầu của nhà thầu. Có thể xem xét ví dụ sau đây: Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương. Tại Quyết định số 5944/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 và Quyết định số 4253/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 thì phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu: vốn đối ứng là 1.563.328.241.000 đồng do không thực hiện gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công-dự toán di dời, tái lập hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật thay bằng cách bổ sung thêm 04 gói thầu làm tăng 888,878 tỷ đồng. Phân tích việc phải bổ sung giá gói thầu trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Giá gói thầu được xác định căn cứ trên dự toán gói thầu được thẩm tra, phê duyệt. Một khi dự toán được xác định không chính xác dẫn tới giá gói thầu không phù hợp [7]. Nguyên nhân gây ra việc dự toán xác định thiếu chính xác đã được nêu ở phần trên. - Thiếu sự đồng nhất về một số cơ sở xác định giá dự thầu của nhà thầu và dự toán dùng để làm giá gói thầu [62], [7], [53], [40]. Trong khi dự toán dùng làm giá gói thầu chỉ căn cứ theo bản vẽ thiết kế, hệ thống đơn giá xây dựng tỉnh, thành phố, các quy định về lợi nhuận định mức và chi phí chung cứng nhắc thì nhà thầu lập giá dự thầu ngoài yêu cầu thiết kế còn phải đáp ứng các yêu cầu, chỉ dẫn trong hồ sơ mời 77 thầu, giá xây dựng phù hợp với thời điểm thị trường và điều kiện cụ thể của công trình... Giá gói thầu xác định theo dự toán không hề tính đến những yếu tố quy định trong hồ sơ mời thầu mà các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định giá dự thầu như: Bảng 3.5: Tổng mức đầu tư dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương TT Khoản mục chi phí Giá trị điều chỉnh (Tỷ đồng) 1 Chi phí khác 7,182 2 Dự phòng phí 126,924 3 Chi phí thuế 70,359 4 Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật 684,413 Tổng cộng 888,878 (Nguồn: Quyết định số 6199/QĐ-UBND ngày 25/11/2016) + Loại hợp đồng sử dụng để ký kết. Đối với hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá, nhà thầu đương nhiên phải tính các yếu tố trượt giá vào đơn giá dự thầu (không phản ánh đúng giá tại thời điểm đấu thầu), ngược lại nếu hợp đồng có điều chỉnh giá thì giá dự thầu có thể phản ánh giá tại thời điểm đấu thầu nhưng lại phải tính đến các yếu tố trượt giá khi thanh toán [11]. + Phương thức thanh toán: tỷ lệ tạm ứng, lần thanh toán, khoản tiền giữ lại khi thanh toán, yêu cầu bảo hiểm, điều kiện giao hàng...đều có tác động đến giá gói thầu và nhà thầu dự thầu đều phải tính toán và phản ánh vào giá gói thầu. b) Giai đoạn ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng Kiểm soát hợp đồng và giá ký kết hợp đồng là quan trọng, nó không chỉ phản ánh giá tại thời điểm ký kết mà còn ảnh hưởng tới chi phí thực phải trả cho nhà thầu thực hiện hợp đồng và khả năng kiểm soát được chi phí trong quá trình thực hiện. Trên thực tế việc kiểm soát chi phí ở giai đoạn này ít được chú ý bởi do một số nguyên nhân sau đây: - Việc đánh giá lựa chọn nhà thầu được thực hiện bởi tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu mà các chuyên gia này đôi khi không phải của chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là trách nhiệm với các phát sinh có thể có sau này ít được xem xét một cách kỹ càng hơn. 78 - Việc thương thảo hợp đồng thường chỉ chú ý tới việc giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật mà ít chú ý tới các vấn đề liên quan tới giá hợp đồng và các điều kiện thương mại, tài chính có thể ảnh hưởng tới việc thanh toán hợp đồng. - Thiếu những cá nhân thuộc chủ đầu tư có trình độ chuyên môn đủ khả năng đánh giá về những rủi ro có thể gặp phải khi chuẩn bị ký kết hợp đồng (các phát sinh và điều kiện để giải quyết, thời điểm bắt đầu tính trượt giá và các hệ số sử dụng khi tính trượt giá ...) ảnh hưởng lớn tới giá thanh toán cuối cùng và hơn cả là khả năng có thể kiểm soát được chi phí thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng [8]. - Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng chưa được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng không ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất [13]. - Việc kiểm soát thanh toán chưa được chú trọng đúng mức. Việc đối chiếu các điều kiện thanh toán, kiểm tra khối lượng thực hiện để thanh toán, xác định giá trị thanh toán hầu như phụ thuộc vào sự xác nhận của tư vấn giám sát hoặc tư vấn quản lý xây dựng, những người này thường ít chú ý tới chi phí cuối cùng của hợp đồng cũng như trách nhiệm khống chế chi phí thực hiện hợp đồng trong giá hợp đồng đã ký kết. - Việc kiểm soát, khống chế các chi phí có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng thực hiện không tốt. Thường không có cảnh báo nào hoặc biện pháp nào được đưa ra để hạn chế khả năng này do vậy chủ đầu tư thường bị động với các vấn đề về chi phí phát sinh và hầu như các hợp đồng đều có chi phí phát sinh do vậy giá thanh lý hợp đồng thường cao hơn giá ký kết hợp đồng ban đầu. - Chưa có quy định về tạm thanh toán do đặc thù của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng, hầu hết quá trình thanh toán hợp đồng xây dựng là thanh toán sản phẩm dở dang, nhiều trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, trong khi đó giá trị khối lượng công việc của bên nhận thầu thực hiện rất lớn [13]. 3.3.3 Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Số liệu tại Bảng 3.6 cho thấy, giá trị quyết toán của các khoản mục chi phí đã thay đổi so với giá trị được duyệt ban đầu và có những khoản mục chi phí thay đổi tương đối lớn. Nguyên nhân của những thay đổi trên có thể là do những phát sinh, điều 79 chỉnh và cả yếu tố trượt giá phải thanh toán trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên sự biến động quá lớn của một số khoản mục cho thấy hoặc giá trị phê duyệt ban đầu chưa phản ánh chính xác hoặc quá trình kiểm soát chưa thành công. Nội dung bảng 3.6 theo số liệu, điều tra khảo sát về chi phí đầu tư quyết toán theo khoản mục chi phí đối với từng loại hình công trình tại Báo cáo kết quả dự án sự nghiệp kinh tế "Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình theo yếu tố và khoản mục chi phí trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các chỉ tiêu và cơ cấu chi phí hợp lý phục vụ việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình" do Viện Kinh tế xây dựng thực hiện năm 2007 như sau: Bảng 3.6: Tỷ trọng theo cơ cấu chi phí theo loại hình công trình TT Loại công trình Khoản mục chi phí (%) Xây dựng Thiết bị Khác Dự phòng Tổngcộng 1 DÂN DỤNG Được duyệt 45-76 6-47 10-15 5-10 100 Quyết toán 50-80 20-40 10-20 - 100 2 CÔNG NGHIÊP Được duyệt 2-80 12-80 10-15 5-10 100 Quyết toán 7-86 7-78 10-20 - 100 3 GIAO THÔNG Được duyệt 57-80 1-14 10-20 5-10 100 Quyết toán 60-80 0-25 5-15 - 100 4 THỦY LƠI Được duyệt 70-80 0-5 5-20 5-10 100 Quyết toán 75-90 1-5 10-25 - 100 5 HẠ TẦNG KỸ THUẬT Được duyệt 75-80 0-5 10-15 5-10 100 Quyết toán 75-90 0-7 10-15 - 100 Tham khảo công trình xây dựng Nhà ga hành khách Quốc tế Tân Sơn Nhất dưới đây cũng cho thấy giá trị một số khoản mục dự kiến quyết toán đã có những thay đổi lớn so với giá trị được duyệt ban đầu. Một vấn đề khác trong giai đoạn này là dù công trình đã đi vào sử dụng nhưng vẫn chưa thể quyết toán vốn đầu tư do các nguyên nhân sau: - Chưa xác định được giá trị quyết toán cuối cùng của các hợp đồng đối với các nhà thầu do chưa thống nhất được cách thức giải quyết các chi phí bổ sung, phát sinh 80 trong việc thực hiện hợp đồng. - Chưa thống nhất về các trách nhiệm, nghĩa vụ cần giải quyết liên quan đến chi phí của các nhà thầu và của chủ đầu tư theo hợp đồng (thưởng, phạt, bảo hành sửa chữa). Bảng 3.7: So sánh giá trị quyết toán sân bay Tân sơn nhất T T Khoản mục chi phí TDT được phê duyệt (Yên) Giá trị dự tính quyết toán (Yên) Chênh lệch t ă n g ( + ) , g i ả m ( - ) 1 Chi phí xây dựng 12.002.626.128 11.253.415.949 -749.210.179 2 Chi phí thiết bị 7.396.684.692 10.738.035.208 3.341.350.516 3 Chi phí tư vấn 1.883.156.169 2.025.317.599 142.161.430 4 Chi phí khác 707.796.244 836.441.021 128.644.777 5 Thuế 2.071.362.000 1.039.745.237 -1.031.616.763 6 Chi phí dự phòng 2.217.846.906 386.517.128 -1.831.329.778 Tổng cộng 26.279.472.139 26.279.472.142 0 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thẩm tra của Viện Kinh tế xây dựng [69]) Việc chậm hoàn thành quyết toán vốn đầu tư dẫn tới những thiệt hại không chỉ cho nhà thầu mà còn cho cả chủ đầu tư khi cần phải duy trì các nhân sự cho đến khi giải quyết xong các vấn đề này và đương nhiên chi phí đầu tư xây dựng công trình lại tăng lên. Các quy định trong Nghị định về các nội dung thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình có tính nguyên tắc nhưng rất quan trọng trong việc bảo đảm trách nhiệm, thời hạn của các chủ thể liên quan đối với vấn đề thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Các quy định này được đánh giá khá quyết liệt nhằm thúc đẩy việc giải ngân và quyết toán vốn đầu tư. Tuy nhiên cũng còn một số nội dung cần nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh như sau: - Cần có quy định, hướng dẫn cụ thể để thống nhất hồ sơ, biểu mẫu thanh toán giữa các cơ quan có chức năng có liên quan. - Kế hoạch vốn thường bố trí không đủ, thời gian thực hiện xây dựng công trình bị kéo dài, thiếu kế hoạch tài chính chung cho cả dự án nên khó quyết toán công trình đúng thời hạn. 3.4 Thực trạng quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua tổng hợp báo cáo của các Bộ, Ngành địa phương 3.4.1 Thực trạng về hệ thống định mức dự toán và giá xây dựng 81 - Hệ thống định mức dự toán được công bố chưa đồng bộ, thiếu nhiều định mức đặc biệt đối với các công tác xây dựng đặc thù, các công tác xây dựng áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật; quy định về việc áp dụng định mức mới, định mức tự xây dựng hoặc định mức điều chỉnh chưa rõ ràng nên khi áp dụng thường gây ra vướng mắc trong thanh toán hoặc tranh chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu hoặc với cơ quan thanh tra, kiểm tra [41], [67], [68], [54], [65]. - Việc điều chỉnh các định mức xây dựng được công bố để phù hợp áp dụng cho công trình cần được thẩm tra, phê duyệt trước khi thực hiện; các định mức mới thuộc công trình, gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần được Sở Xây dựng, Sở chuyên ngành và các cơ quan chuyên môn liên quan tham gia thẩm định bảo đảm tính khách quan [57]. - Quy định chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn đều có thể điều chỉnh định mức rất khó kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; cần có quy định về cơ chế thẩm định, công bố và quản lý các định mức do chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn lập; một số định mức chi phí tỷ lệ % quy định chưa phù hợp đặc biệt là trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng và quản lý dự án [41], [66]. - Quy định về giá vật liệu thị trường khó kiểm soát, dẫn tới khả năng loạn giá, công trình trên cùng địa bàn, khu vực có thể có dự toán khác nhau; chưa có chế tài về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc xác định giá vật liệu sử dụng; năng lực của các tổ chức tư vấn khi khảo sát, xác định giá rất yếu; thiếu cơ chế kiểm soát giá vật liệu của cơ quan có thẩm quyền; phương pháp khảo sát, xác định giá vật liệu chưa phù hợp và thiếu thống nhất; việc xác định chi phí vận chuyển tới hiện trường chưa bảo đảm tính cạnh tranh; hệ thống thông tin công bố về các yếu tố chi phí nhân công, vật liệu máy thi công còn thiếu; công bố giá vật liệu tại các địa phương không đáp ứng tính đa dạng của các loại vật liệu xây dựng cho công trình, không cập nhật giá thị trường [66], [63], [9]. - Thiếu hướng dẫn xác định và áp dụng nhân công theo thị trường; hướng dẫn về lập và sử dụng đơn giá xây dựng trên cơ sở giá thị trường; thiếu hướng dẫn cụ thể hệ thống thang bảng lương, hệ số cấp bậc công nhân xây dựng và phương pháp tính toán, xác định [63], [67]. - Việc tổ chức xác định đơn giá xây dựng công trình của chủ đầu tư rất yếu, thiếu chủ động; thiếu cơ chế quy định vai trò, trách nhiệm của cơ quan chức năng về giá vật 82 liệu, thiết bị; khái niệm về giá mặt bằng thị trường phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng [9]. - Quy định về trách nhiệm chủ đầu tư trong quản lý định mức, đơn giá chưa cụ thể; cơ chế quản lý, thẩm định đơn giá nhằm bảo đảm thống nhất, hiệu quả chưa rõ ràng; đơn giá xây dựng lập trên cơ sở giá thị trường và cách thức quản lý thiếu chặt chẽ [54]. - Thiếu hướng dẫn về việc áp dụng chỉ số giá xây dựng trong việc điều chỉnh TMĐT, dự toán xây dựng công trình; phân loại chỉ số giá xây dựng chưa rõ; thẩm quyền, ý kiến thỏa thuận đối với áp dụng chỉ số giá chưa cụ thể [7], [12]. 3.4.2 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng Điều 3 tại Nghị định [19] đã đưa ra nguyên tắc trong việc xác định, thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý, một số các nguyên tắc này còn bị hạn chế tác dụng khi thực hiện. Cụ thể: - Nghị định hướng dẫn còn thiếu về cơ sở để tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư xây dựng cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng do việc xác định giá thầu phải gắn với đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kiem_soat_chi_phi_dau_tu_xay_dung_cong_trinh_su_dung.pdf
Tài liệu liên quan