MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ. iv
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC . iv
MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư
TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI.7
1.1.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NưỚC NGOÀI .7
1.1.1.Giới thiệu khái quát các công trình nghiên cứu nước ngoài.7
1.1.2.Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình nước ngoài .11
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NưỚC .11
1.2.1.Giới thiệu khái quát các công trình nghiên cứu trong nước .11
1.2.2.Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình trong nước .27
1.3.KHOẢNG HỞ NGHIÊN CỨU .27
1.4.KHÁC BIỆT CỦA LUẬN ÁN SO VỚI CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ.28
CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI.30
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI .30
2.1.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.30
2.1.2.Những vấn đề lý luận về chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.33vii
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚCNGOÀI.47
2.2.1.Khái niệm kiểm soát chuyển giá.47
2.2.2.Mục đích và yêu cầu cần đạt được đối với công tác kiểm soát hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .48
2.2.3.Nội dung kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.50
2.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chuyển giá .56
2.3.CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI.60
2.3.1.Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam .60
2.3.2.Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương ở Việt Nam và bài học đối với
Vĩnh Phúc.65
CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÖC GIAI ĐOẠN 2006-2014 .75
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư NưỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2014 .75
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .75
3.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc giai
đoạn 2006 – 2014.76
3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2014.78
3.2.1. Khái quát tình hình chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn Vĩnh Phúc.78
3.2.2. Các tình huống chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .80viii
3.3.THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2014.97
3.3.1.Công tác tổ chức và nhân sự.101
3.3.2.Công tác thu thập thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm soát
chuyển giá .103
3.3.3.Công tác giám sát, quản lý kê khai các thông tin giao dịch liên kết.104
3.3.4.Công tác kiểm tra xác định dấu hiệu chuyển giá.106
3.3.5.Công tác tuyên truyền - hỗ trợ .107
3.3.6.Công tác thanh tra chuyển giá.109
3.3.7.Công tác xử lý vi phạm và các hoạt động sau thanh tra .113
3.3.8.Triển khai cơ chế thỏa thuận trước về giá tính thuế .114
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2014 .114
3.4.1.Những kết quả đạt được.114
3.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân.115
CHưƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.125
4.1.DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.125
4.1.1.Xu hướng dịch chuyển và dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong những năm tới.125
4.1.2.Những thay đổi trong cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.127
4.1.3.Dự báo tình hình chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.128
4.2.CÁC QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CưỜNG KIỂM SOÁT
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
Tư TRỰC TIẾP NưỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.129
4.2.1.Giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá phải đảm bảo lợi ích
tổng thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.129ix
4.2.2.Các giải pháp tăng cường kiểm soát chuyển giá phải phù hợp với tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam .130
4.2.3.Các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá của Cục thuế
Vĩnh Phúc phải đặt trong tổng thể các giải pháp chung của cả nước phù hợp điều
kiện thực tiễn.130
4.3.CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CưỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU Tư TRỰC TIẾP NưỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 .131
4.3.1. Nhóm giải pháp nghiệp vụ.131
4.3.2. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về kiểm soát chuyển giá .146
4.3.3. Tăng cường trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ giữa các bộ phận trong cơ
quan thuế.147
4.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ .148
4.4.CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN .148
4.4.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát
chuyển giá .148
4.4.2.Nhóm giải pháp tăng cường trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong công tác
kiểm soát chuyển giá.160
4.4.3.Nhóm giải pháp kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.171
4.4.4.Các giải pháp điều kiện khác .172
KẾT LUẬN .174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐưỢC CÔNG BỐ .176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .177
273 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
Đây là kết quả kiểm tra trung bình của hơn 60 cuộc kiểm tra các DN FDI mỗi năm tại
Phòng kiểm tra thuế 1. Kết quả thanh tra các DN FDI tại phòng thanh tra thuế 1 với
trung bình 30 cuộc mỗi năm cũng có số truy thu, xử phạt hạn chế nhƣ: Năm 2011: 30,7
tỷ đồng; năm 2012: 72,9 tỷ đồng; năm 2013: 32,5 tỷ đồng... (Phụ lục 3.13).
Nhƣ vậy, với kết quả thanh tra các DN có dấu hiệu chuyển giá nói trên đã góp
một phần trong kết quả thanh tra chuyển giá chung của toàn ngành Thuế trong năm
2013 và năm 2014. Đây là những kết quả bƣớc đầu khả quan trong công tác thanh tra
chống chuyển giá ở Vĩnh Phúc và là con số đáng để xem xét về tình trạng các DN lợi
dụng kẽ hở pháp luật trốn thuế thông qua định giá chuyển giao.
Tóm lại, công tác thanh tra chuyển giá tại Cục thuế mới bắt đầu từ năm 2012 khi
có chỉ thị 1709 của Tổng cục Thuế, song cũng chỉ mới triển khai thực hiện thanh tra tại
các DN dệt may và phân tích tại các DN sản xuất ô tô – xe máy. Mặc dù mới chỉ tiến
hành công tác thanh tra hoạt động chuyển giá tại các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực
dệt may. Song kết quả mang lại rất khả quan. Nếu mở rộng phạm vi, đối tƣợng công
tác thanh tra quản lý thuế trong hoạt động chuyển giá chắc chắn tình trạng thất thu do
hoạt động chuyển giá sẽ giảm thiểu. Đối với các tình huống đƣợc luận án phân tích có
dấu hiệu chuyển giá ở trên, cục thuế Vĩnh Phúc hàng năm đã tiến hành thanh tra thông
thƣờng đối với các đơn vị thành viên. Do không đƣợc phân tích tổng thể, các DN hạch
toán các giao dịch nội bộ, công tác thanh tra lại chỉ đƣợc thực hiện tại từng đơn vị
thành viên nên chƣa có ý nghĩa trong việc kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN
này, kết quả truy thu thuế TNDN thấp, không phù hợp với qui mô hoạt động SXKD
của các DN. Đây cũng là điểm còn hạn chế đối với công tác thanh tra, kiểm tra để
kiểm soát hoạt động chuyển giá tại cục thuế Vĩnh Phúc.
3.3.7. Công tác xử lý vi phạm và các hoạt động sau thanh tra
Xử lý vi phạm là yêu cầu tất yếu sau khi hoàn thành các cuộc thanh tra, đặc biệt
đối với công tác thanh tra giá chuyển nhƣợng. Kết quả xử lý vi phạm qua thanh tra là
114
những con số lớn, ảnh hƣởng đến kết quả SXKD cũng nhƣ phụ thuộc vào tình hình tài
chính của đơn vị. Trong thời gian qua, công tác xử lý vi phạm và các hoạt động khác
sau thanh tra đã đƣợc Cục thuế Vĩnh Phúc hết sức quan tâm bao gồm: Đôn đốc truy
thu, quản lý nợ, tuyên truyền, hỗ trợ,... Với sự chỉ đạo sát sao, kết quả thanh tra chuyển
giá đã đƣợc các đơn vị chấp hành đầy đủ. Các đơn vị đã nộp đầy đủ 100% số truy thu
và phạt vào NSNN và điều chỉnh giảm lỗ trên báo cáo tài chính kê khai với cơ quan thuế.
3.3.8. Triển khai cơ chế thỏa thuận trƣớc về giá tính thuế
Theo quy định hiện hành việc thực hiện hợp đồng áp dụng cơ chế (APA) là do
Tổng cục Thuế thực hiện. Các cục thuế địa phƣơng chỉ có nhiệm vụ tƣ vấn cho ngƣời
nộp thuế hiểu rõ cơ chế APA để tự nguyên đăng ký, hợp đồng với Tổng cục Thuế thực
hiện và theo dõi quá trình thực hiện. Cho đến nay, các DN FDI hoạt động trên địa bàn
tỉnh chƣa có DN nào tự nguyện đăng ký áp dụng cơ chế APA.
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÖC GIAI ĐOẠN 2006 – 2014
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Công tác kiểm soát chuyển giá nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các DN
FDI ở Vĩnh Phúc những năm qua đã đạt đƣợc các kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, Cục thuế Vĩnh Phúc đã nghiêm túc triển khai Quyết định số 1250/QĐ-
BTC của Bộ Tài chính về chƣơng trình hành động kiểm soát chuyển giá giai đoạn
2012 – 2015.
Thứ hai, Cục thuế Vĩnh Phúc đã thành lập tổ công tác và đã thực hiện xây dựng
chuyên đề chống chuyển giá đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc đây là một trong những bƣớc khởi động có ý nghĩa đối với việc
nhận định các hành vi chuyển giá của các DN FDI.
Thứ ba, đã thanh tra, kiểm tra chuyển giá thành công 3 đơn vị có dấu hiệu
chuyển giá thông qua công tác phân tích đánh giá rủi ro, thực hiện công tác xử lý sau
thanh tra đạt kết quả tốt. Đây là cơ sở củng cố niềm tin đối với việc sẽ kiểm soát và
hạn chế đƣợc hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, đội
ngũ công chức làm công tác thanh tra chuyển giá đã có thêm kinh nghiệm trong việc
thanh tra đối với các hành vi chuyển giá của các DN FDI.
115
Thứ tư, bƣớc đầu đã hình thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngƣời nộp
thuế dần đáp ứng yêu cầu kiểm soát cũng nhƣ phân tích thông tin đối với các DN FDI
có dấu hiệu chuyển giá.
Thứ năm, Cục thuế bƣớc đầu đã thực hiện công tác quan hệ công chúng, kịp thời
cung cấp thông tin về công tác thanh tra, kiểm tra các DN FDI có biểu hiện chuyển giá
cho báo chí, đăng tải thông tin về kết quả thanh tra trên website về thu hút đầu tƣ của
Vĩnh Phúc để tạo dƣ luận và cảnh báo đối với các DN có dấu hiệu chuyển giá về
những quyết tâm của ngành Thuế trong việc kiểm soát chuyển giá.
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, hạn chế dễ thấy nhất là trong một thời gian dài công tác kiểm soát
chuyển giá đối với các DN FDI không đƣợc quan tâm, chỉ đến khoảng gần 4 năm trở
lại đây mới bắt đầu tập trung kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN này. Tuy
nhiên, công tác kiểm soát chuyển giá đối với các DN FDI vẫn chỉ đơn thuần là việc
phân tích các DN có dấu hiệu kê khai lỗ 3 năm liên tục (Phụ lục 3.12) mà chƣa thực sự
đánh giá tổng thể những mối quan hệ và các GDLK của các DN này. Các DN có dấu
hiệu chuyển giá hạch toán có lãi nhƣng có số thuế TNDN nộp thấp không tƣơng xứng
với qui mô và doanh thu hoạt động SXKD chƣa đƣợc phân tích, đƣa vào diện kiểm
soát hoạt động chuyển giá. Nhiều DN mở rộng SXKD ngay tại địa bàn, thậm chí nằm
trong khu vực SXKD của các DN FDI để thực hiện các mục đích chuyển giá lại chƣa
đƣợc xem xét, đánh giá để xác định những rủi ro. Đây là điều kiện để các DN FDI dễ
dàng thực hiện hành vi chuyển giá.
Thứ hai, mặc dù phân tích thực trạng của luận án cho thấy có những dấu hiệu
chuyển giá ở các DN FDI song số lƣợng các DN FDI đƣợc phát hiện và chứng minh
có hành vi chuyển giá còn ít. Khả năng phân tích thông tin, hiểu biết về kiểm soát
chuyển giá đối với các DN FDI của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn chƣa
đáp ứng yêu cầu thực tế. Đối với những trƣờng hợp đã tiến hành thanh tra chuyển giá
thì số thuế truy thu từ kết luận chuyển giá cũng còn thấp, chƣa tƣơng xứng với mức độ
chuyển giá của những DN FDI này. Điều này cho thấy, số thuế bị thất thu tiềm ẩn do
chuyển giá chƣa bị phát hiện là khá lớn..
116
Thứ ba, Cục thuế chƣa chủ động đề xuất sự hỗ trợ của Tổng cục Thuế đối với
các DN FDI lớn, có phạm vi hoạt động rộng, tính chất đặc thù để có những biện pháp
kiểm soát chuyển giá phù hợp. Ngay cả lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, mặc dù
Cục thuế đã có xây dựng đề cƣơng chuyên đề quản lý giá chuyển nhƣợng với những
đánh giá khá chi tiết, đã có quyết định thành lập tổ công tác nhƣng việc tiếp tục triển
khai không đƣợc tiến hành. Điều này cũng dẫn đến khả năng tiềm ẩn về thất thu thuế
không nhỏ.
Thứ tư, chƣa xử lý hài hòa mối quan hệ giữa kiểm soát chuyển giá nói riêng và
quản lý thuế chặt chẽ theo đúng pháp luật cùng với chính sách ƣu đãi để thu hút vốn
FDI. Bên cạnh đó, chƣa quan tâm đến kiểm soát chuyển giá với đảm bảo số thu trong
ngắn hạn và dài hạn, giữa kiểm soát chuyển giá với đảm bảo tăng trƣởng bền vững...
3.4.2.2. Nguyên nhân c a hạn chế
a) Những nguyên nhân ch quan
Thứ nhất, công tác kiểm soát kê khai giao d ch liên kết, phân tích thông tin, rà
so t ưu đã thuế, miễn thuế, giảm thuế ư được chú trọng.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan về công tác quản lý công tác
quản lý kê khai thuế. Việc nhận định dấu hiệu chuyển giá, thực hiện kiểm soát chuyển
giá qua phân tích thông tin về GDLK, thời kỳ ƣu đãi, miễn giảm, mối quan hệ các bên
liên kết, xử phạt trong công tác kê khai,... chƣa đƣợc chú trọng. Đây là nguyên nhân
ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả thanh tra, kiểm tra nói chung cũng nhƣ là thanh tra
chuyển giá, tình hình thực hiện hành vi chuyển giá của các DN FDI. Công tác đánh giá
các khoản thu, sắc thuế thu, so sánh cơ cấu nguồn thu từ FDI chủ yếu đánh giá trên số
tổng thu mà chƣa đánh giá tới tỷ trọng thu từ thuế TNDN. Nhiều đơn vị xác định ƣu
đãi, miễn giảm không đúng dẫn tới kê khai ƣu đãi miễn giảm không phù hợp ảnh
hƣởng tới thu NSNN. Đặc biệt là ƣu đãi đối với tỷ lệ xuất khẩu sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, vấn đề mở rộng đầu tƣ, thành lập DN mới, sát nhập chia tách, tái cấu trúc
theo mô hình tập đoàn. Cơ quan thuế chƣa đôn đốc sát sao, nhắc nhở và xử phạt đối
với các trƣờng hợp không chấp hành nghĩa vụ kê khai thông tin GDLK. Kết quả xử
phạt vi phạm hành chính của Cục thuế Vĩnh Phúc nói chung trong 4 năm từ năm 2011-
2014 còn rất thấp. Theo báo cáo tổng hợp của Cục thuế Vĩnh Phúc, tổng số 4 năm mới
xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 729,9 triệu đồng, thấp hơn số xử phạt của
117
Chi cục thuế Tam Dƣơng: 1.524 triệu đồng, Chi cục thuế Thành phố Vĩnh Yên là:
1.270 triệu đồng (Phụ lục 3.14). Bên cạnh đó, thông tin dữ liệu về NNT trên hệ thống
tin học của ngành Thuế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc việc xác định các DN có thuộc đối
tƣợng phải kê khai thông tin GDLK không. Do đó, công tác rà soát đối tƣợng thuộc
diện phải kê khai GDLK còn khá khó khăn.
Thứ hai, hi u quả công tác thanh tra, kiểm tr ư o n n v c phát hi n dấu
hi u chuyển giá còn ư k p thờ v đầ đ .
Kể từ khi tái lập tỉnh, cơ quan thuế Vĩnh Phúc mới thanh tra đƣợc 2 cuộc thanh
tra và một cuộc kiểm tra chuyển giá lồng ghép với các cuộc thanh tra, kiểm tra thông
thƣờng theo sự đánh giá phân tích thông tin và chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Việc chủ
động phân tích thông tin, xác định các DN có dấu hiệu chuyển giá chƣa đƣợc thực
hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra sau năm 2012 chỉ đƣợc thực hiện dựa trên kết quả
phân tích đánh giá rủi ro, các bản phân tích thông tin tiến hành thanh tra hầu hết không
đề cập đến nội dung GDLK và có phần né tránh vấn đề chuyển giá mặc dù có thể nhận
định đƣợc có khả năng DN có dấu hiệu chuyển giá. Công tác xử phạt qua thanh tra,
kiểm tra về vấn đề kê khai GDLK chƣa đƣợc thực hiện. Chƣa có tổng kết đánh giá rút
kinh nghiệm công tác thanh tra, kiểm tra đề cập đến vấn đề chuyển giá. Công tác thanh
tra chủ yếu thực hiện thanh tra thông thƣờng, đơn lẻ, thực hiện theo kế hoạch đƣợc
duyệt và chủ yếu đảm bảo hoàn thành kế hoạch, chƣa mở rộng và đề xuất vấn đề
chuyển giá. Chất lƣợng cuộc thanh tra, kiểm tra đã có tiến bộ tuy nhiên kết quả thanh
tra, kiểm tra truy thu xử phạt còn thấp (Phụ lục 3.13). Công tác thanh tra, kiểm tra chỉ
dừng lại ở việc loại trừ các chi phí thông thƣờng, xác định lại ƣu đãi miễn giảm, điều
chỉnh giảm lỗ không đáng kể so với số lỗ các DN FDI đã kê khai nên không có ý nghĩa
ngăn chặn hành vi chuyển giá. Bên cạnh đó, công tác thanh tra DN FDI còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố về thu hút đầu tƣ, nhân sự, công tác phối hợp...
Thứ ba, công tác phối hợp giữa các bộ phận tron ơ qu n t uế ũn n ư
ơ qu n ứ năn để kiểm soát chuyển òn ư n p n n , ư đồng bộ.
Để công tác kiểm soát chuyển giá đƣợc hiệu quả thì công tác thu thập thông tin,
phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế là hết sức quan trọng. Thông tin từ công
tác kê khai kế toán thuế, thông tin từ bộ phận kiểm tra, thông tin hoàn thuế, thông tin
từ các cuộc thanh tra, kiểm tra, thông tin dữ liệu xác định giá thị trƣờng, tình hình đầu
118
tƣ... từ các bên liên quan nhƣ: Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Chi cục quản
lý thị trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, cơ quan công an, hải quan, ngân hàng,
thông tin từ các cơ quan thuế các tỉnh nơi DN có chi nhánh, văn phòng, nhà máy cũng
nhƣ là dự án đầu tƣ mới... là những thông tin hết sức có giá trị trong việc phân tích,
đánh giá để kiểm soát đối với các DN FDI, phát hiện dấu hiệu chuyển giá để có những
biện pháp kiểm soát phù hợp. Trong nhiều năm qua, những nội dung đề cập này chƣa
đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, khoa học và không mang tính thƣờng xuyên tại Cục
thuế Vĩnh Phúc.
Thứ tư, ôn t đ o tạo bồ ưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho kiểm soát
chuyển òn ư được chú trọng đ n mức.
Trong những năm qua, công tác đào tạo chỉ đƣợc tập trung vào các nội dung
chính sách mới, chƣa tập trung đào tạo về nội dung chuyển giá. Cán bộ làm công tác
thanh tra đƣợc cử đi tập huấn theo các lớp của Tổng cục Thuế trong thời gian ngắn và
không đƣợc tổng kết, truyền đạt lại những nội dung đã đƣợc tiếp thu cho các cán bộ
chƣa đƣợc tập huấn. Số lƣợng cũng nhƣ trình độ, năng lực của công chức thuế tại Cục
thuế Vĩnh Phúc vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết giúp cho việc quản lý
hiệu quả đối với một lĩnh vực tƣơng đối khó và mới nhƣ giá chuyển nhƣợng.
Về số lượng: Cục thuế Vĩnh Phúc vẫn chƣa bố trí nguồn lực riêng để thực hiện
nhiệm vụ quản lý thuế đối với thoạt động chuyển giá; nhiệm vụ này đƣợc thực hiện
mang tính chất kiêm nhiệm tại các phòng thanh tra, kiểm tra và kê khai, kế toán thuế,
do đó cũng chƣa có công chức chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển
giá. Chƣa sắp xếp và bố trí lực lƣợng cho công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá.
Về chất lượng: Mức độ hiểu biết của công chức thuế về giá chuyển nhƣợng mới
dừng ở cấp độ cơ bản, kiến thức về kinh tế ngành, thuế quốc tế còn hạn chế nên gặp
nhiều khó khăn trong phân tích hồ sơ giá chuyển nhƣợng nhƣ kỹ năng thu thập thông
tin, phân tích, so sánh; phân tích rủi ro và xác định giá thị trƣờng... Ngoại ngữ cũng là
một rào cản đối với công chức thuế khi thực hiện thu nhập thông tin về các bên liên
kết với ngƣời nộp thuế ở nƣớc ngoài. Đây cũng chính là khó khăn đối với Vĩnh Phúc
trong điều kiện hội nhập, các DN FDI có nhu cầu thỏa thuận trƣớc về giá (APA) sẽ cần
thiết phải chuẩn bị năng lực để có khả năng đàm phán theo tinh thần Thông tƣ
201/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
119
Thứ năm, công tác tuyên truyền hỗ trợ, giả đ p vướng mắ , đối thoại với DN
về vấn đề chuyển giá còn ư đ p ứn đò ỏi thực tế
Công tác kiểm soát chuyển giá đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền hỗ trợ
đóng vai trò quan trọng. Việc tuyên truyền chính sách pháp luật về chuyển giá, tuyên
truyền và phổ biến các quy định về nghĩa vụ kê khai GDLK, công tác hỗ trợ ngƣời nộp
thuế, giải đáp đối thoại có liên quan đến vấn đề chuyển giá tại Cục thuế Vĩnh Phúc
chƣa đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, phổ biến các chính sách và các
hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cũng chƣa đƣợc triển khai tới các bộ
phận liên quan trong cơ quan thuế. Việc này chỉ dừng lại ở việc phát các tài liệu cho
các phòng chức năng với số lƣợng hạn chế. Công tác tham mƣu cho đào tạo, hỗ trợ,
phổ biến, đối thoại cho DN chƣa đƣợc đề cập tới vấn đề chuyển giá. Số buổi tập huấn,
hội nghị đối thoại, tƣ vấn...chính sách nói chung có xu hƣớng giảm dần (Phụ lục 3.15).
Thứ sáu, công tác kiểm tra nội bộ đối với các bộ phận chức năn tạ ơ qu n
thuế trong vi c thực thi nhi m vụ kiểm soát hoạt động chuyển ư được thực hi n.
Công tác kiểm tra nội bộ là hết sức cần thiết để đảm bảo quá trình thực hiện và
triển khai các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, của ngành Thuế đối với việc kiểm
soát hoạt động chuyển giá. Có thể nói, nếu công tác kiểm tra nội bộ đƣợc tăng cƣờng
thì các văn bản chính sách sẽ đƣợc triển khai kịp thời, đầy đủ. Ngƣợc lại, nếu buông
lỏng công tác kiểm tra nội bộ thì việc thực hiện của các bộ phận chức năng sẽ có phần
hạn chế không đáp ứng đƣợc yêu cầu. Trong giai đoạn 2006 – 2014, tại Cục thuế Vĩnh
Phúc công tác kiểm tra nội bộ đối với việc thực thi các văn bản cũng nhƣ công tác
triển khai kiểm soát hoạt động chuyển giá chƣa đƣợc tiến hành. Hầu hết công tác kiểm
tra nội bộ chỉ tập trung công tác kiểm tra tại các chi cục thuế theo kế hoạch hàng năm.
Bên cạnh đó, thiếu nhân lực cũng nhƣ hạn chế về kinh nghiệm trong lĩnh vực này đối
với các cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ cũng là một nguyên nhân. Qua thực tế
hoạt động của công tác kiểm tra nội bộ và các nguyên nhân đề cập trên có thể thấy
đƣợc những tồn tại, hạn chế của công tác này tại Cục thuế Vĩnh Phúc đối với công tác
kiểm soát chuyển giá thời gian qua.
b) Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, h thống các văn ản pháp luật đ ều ch nh hoạt động chuyển giá
ư to n n v ư đầ đ .
120
Hiện nay, ở nƣớc ta văn bản cao nhất có nội dung điều chỉnh hoạt động chuyển
giá là Luật Quản lý thuế (Đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2012), trong đó chỉ có điều
khoản cho phép cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận (APA), toàn bộ các vấn đề
liên quan đến vấn đề điều chỉnh hoạt động chuyển giá nhƣ phƣơng pháp định giá
chuyển giao, chế tài xử phạt... chƣa đƣợc đề cập trong Luật Quản lý thuế. Trong khi
đó, thanh tra chuyển giá là vấn đề phức tạp đòi hỏi cần có thời gian dài, song trong luật
quản lý thuế hiện chƣa quy định rõ thời gian phục vụ cho việc thanh tra chuyển giá
riêng. Ngoài Luật Quản lý thuế, hiện nay việc điều chỉnh hoạt động chuyển giá phục
vụ cho công tác quản lý thuế, có thông tƣ 66/2010/TT-BTC. Sự ra đời Thông tƣ này là
bƣớc tiến đột phá đối với công tác quản lý hoạt động chuyển giá. Tuy nhiên, về mặt
giá trị pháp lý của thông tƣ khi thực hiện không cao, chƣa bao quát hết các trƣờng hợp
chuyển giá.
Chƣa có văn bản pháp lý quy định rõ những trƣờng hợp nào cơ quan quản lý
Nhà nƣớc cần tập trung kiểm soát chuyển giá cũng nhƣ chƣa có sự phối hợp đồng bộ
giữa các luật: Luật thuế TNDN, Luật DN, Luật cạnh tranh, Luật thanh tra... đối với
vấn đề chuyển giá và kiểm soát chuyển giá.
Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Thuế trong việc kiểm soát chuyển giá
chƣa đƣợc qui định rõ ràng. Cơ quan thuế chƣa có thẩm quyền khởi tố và điều tra hình
sự trong lĩnh vực thuế mà phải thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng cũng
làm giảm hiệu quả công tác kiểm soát chuyển giá. Ngoài ra, chế tài xử phạt với hành
vi chuyển giá còn thấp đƣợc qui định chung với các hành vi khác điều này cũng làm
giảm hiệu quả công tác kiểm soát chuyển giá của cơ quan Thuế. Vấn nạn chuyển giá
của các DN FDI vẫn ngày một gia tăng.
Nguồn kinh phí phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá cũng không đƣợc qui
định rõ tại các văn bản pháp lý nào. Đây là một trong những hạn chế bởi lẽ việc kiểm
soát chuyển giá bao gồm nhiều khâu từ khâu thu thập thông tin từ các nguồn trong và
ngoài nƣớc, công tác xác minh, phối hợp công tác, điều tra...đều phát sinh các khoản
chi phí. Trong nhiều trƣờng hợp để có đƣợc cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm soát chuyển
giá đòi hỏi phát sinh những khỏan chi phí rất lớn.
121
Chƣa có văn bản mang tính pháp lý quy định quy chế phối hợp cũng nhƣ trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan nhƣ Thuế, Hải quan, công an, quản lý thị trƣờng...
trong việc thực hiện kiểm soát hoạt động chuyển giá.
Chƣa có văn bản qui định trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập thực
hiện kiểm toán tại các DN FDI có GDLK trong các trƣờng hợp bỏ qua các dấu hiệu
các DN FDI thực hiện hành vi chuyển giá làm ảnh hƣởng tới nguồn thu NSNN. Điều
này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kiểm soát chuyển giá đối với các DN FDI.
Thực tế công tác thanh tra đối với các DN FDI cho thấy nhiều công ty kiểm toán kiêm
tƣ vấn cho các DN FDI ngay từ khi đầu tƣ vào Việt Nam, tƣ vấn thành lập thêm các
DN, các thủ thuật để thực hiện tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế, sau đó vẫn là các đơn vị
này lại thực hiện kiểm toán cho toàn bộ các DN đã đƣợc tƣ vấn.
Thứ hai, mặc dù ngành ngành Thuế đã qu ết tâm o, đư r được nhiều ch
trươn , ải pháp quan trọng, song vi c tổ chức thực hi n còn ư n m t .
Nhiều chỉ thị, công văn của Tổng cục Thuế chƣa đƣợc cục thuế triển khai một
cách nghiêm túc qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động
chuyển giá của Cục thuế Vĩnh Phúc cho thấy rõ điều đó. Trong khi đó, Tổng cục Thuế
chƣa đi sâu đi sát thực tế để có giải pháp uốn nắn kịp thời. Công tác đôn đốc đánh giá,
phân tích thông tin, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật và báo cáo kết quả thực hiện
chƣa đƣợc làm tốt. Công tác kiểm tra nội bộ đối với các cục thuế địa phƣơng trong
việc thực thi nhiệm vụ kiểm soát chuyển giá còn hạn chế. Đây là nguyên nhân quan
trọng để làm cho các cơ quan thuế địa phƣơng không quan tâm đúng mức đến công tác
kiểm soát chuyển giá.
Thứ ba, ư sự chuẩn b mang tính chiến lược c a ngành Thuế đối với vấn
đề đ o tạo độ n ũ n ộ tron l n vực quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.
Suy cho cùng kết quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đƣợc quyết
định ở đội ngũ cán bộ quản lý thuế có trình độ, tinh thông nghiệp vụ, có kinh nghiệm
trong hoạt động quản lý chuyển giá. Hiện nay với đội ngũ cán bộ nhƣ vậy ở Cục thuế
Vĩnh Phúc nói riêng và các cục thuế trong toàn quốc nói chung rất thiếu, song ngành
Thuế chƣa có chiến lƣợc dài hơi đối với đội ngũ này. Chƣa thực sự mở rộng triển khai
về công tác đào tạo bài bản, có chủ trƣơng sắp xếp lại cũng nhƣ cơ chế chính sách cho
đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chuyển giá.
122
Thứ tư, ngành Thuế ư quy chế phối hợp trong vi c thanh tra, kiểm tra
đồng bộ đối với các DN FDI có các quan h liên kết trên tất cả đ p ươn tron
cả nướ ; ư xâ ựn được quy trình chuẩn về thanh tra chuyển giá.
Nhiều DN FDI thành lập tại nhiều địa phƣơng, các DN mô hình tập đoàn, các dự
án có quan hệ liên kết có dấu hiệu chuyển giá. Nhiều DN FDI sẽ có kế hoạch đối phó
với vấn đề thanh tra, kiểm tra của ngành Thuế thông qua các quan hệ liên kết của các
DN tại các địa phƣơng khác nhau, các DN trong cùng tập đoàn mà một cục thuế địa
phƣơng nhƣ Vĩnh Phúc không thể có khả năng kiểm soát đƣợc. Công tác thanh tra,
kiểm tra chỉ ở một DN tại một tỉnh với thời gian hạn chế, vì vậy, ảnh hƣởng tới công
tác kiểm soát chuyển giá cũng nhƣ chất lƣợng thanh tra, kiểm tra nói chung.
Bên cạnh đó, do chƣa có quy trình chuẩn về thanh tra chuyển giá nên nhiều vấn
đề cần phối hợp xử lý lại không đƣợc thực hiện. Chẳng hạn nhƣ, ngành Thuế chƣa quy
định cụ thể việc cần thiết phải tiến hành thanh tra, kiểm tra đồng bộ các DN trong cùng
một tập đoàn, các DN liên kết.
Thứ năm, ín s t u t đầu tư n un nướ ũn n ư n ững
ch trươn t u t FDI a t n n tron một thờ n ưu t n đối với các
dự n FDI n ưn vấn đề thẩm đ nh và lựa chọn n đầu tư ư được quan tâm
đ n đ n mức.
Nhƣ đã phân tích ở trên, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua hết sức tập trung
ƣu đãi cho các dự án FDI, đánh giá chung FDI đã mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên,
qua đánh giá thực trạng ở Vĩnh Phúc, mức độ đóng góp của các quốc gia có sự khác
biệt, chỉ một vài dự án có những đóng góp tích cực cho NSNN. Nhiều chính sách ƣu
đãi về thuế chƣa đƣợc rà soát, việc thẩm định năng lực các nhà đầu tƣ còn hạn chế.
Nhiều nhà đầu tƣ FDI thực chất là ngƣời Việt thành lập DN ở nƣớc ngoài sau đó quay
trở lại đầu tƣ tại địa phƣơng. Nhiều dự án thành lập mới, mở rộng đầu tƣ, từ một dự án
ban đầu với mục đích hạn chế thuế TNDN, dự án hết thời kỳ ƣu đãi, miễn giảm lại
thành lập dự án mới và mở rộng sản xuất. Nhiều dự án FDI đƣợc thành lập tại Vĩnh
Phúc sau đó lại mở rộng đầu tƣ tại các tỉnh khi gần hết thời kỳ ƣu đãi và ngƣợc lại.
Đây chính là vấn đề khó khăn đối với việc quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá
đối với các DN FDI.
123
Thứ sáu, thiếu ơ sở dữ li u so s n , t ôn t n được khai thác trong h
thốn ơ sở dữ li u c a ngành Thuế để ư đ p ứng yêu cầu quản lý.
Cơ sở dữ liệu của Cục thuế Vĩnh Phúc đƣợc cập nhật vào ứng dụng quản lý thuế
chung của Ngành Thuế. Tuy nhiên, việc xây dựng chi tiết các thông tin để cập nhật
theo dõi đối với các DN còn chƣa đầy đủ. Khó khăn hiện nay là là chƣa có dữ liệu về
tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành nghề nghề để áp dụng khi tiến hành kiểm tra
hay thanh tra thuế. Mặc dù Tổng cục Thuế đã có mua các hệ thống cơ sở dữ liệu của
các nƣớc nhƣng thông tin đến các địa phƣơng còn chƣa đƣợc thực hiện và nhiều ngành
nghề chƣa có cơ sở dữ liệu so sánh. Đây chính là vấn đề khó khăn mà Cục thuế Vĩnh
Phúc gặp phải khi đánh giá tỷ suất sinh lời tại một công ty vì không có một cơ sở pháp
lý rõ ràng để làm căn cứ khi tiến hành thanh tra thuế. Trong thực tế có nhiều DN kinh
doanh trong những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận rất cao nhƣng DN này lại thƣờng
xuyên thua lỗ kéo dài hoặc tỷ suất sinh lợi rất thấp mà Cục thuế Vĩnh Phúc không có
cơ sở so sánh đối chiếu. Mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp
một số thông tin cơ bản theo từng ngƣời nộp thuế, chƣa tích hợp đƣợc các thông tin
của bên liên kết với ngƣời nộp thuế trên hệ thống ứng dụng của ngành.
Thứ bảy, không có áp lực lớn về tăn t u NSNN.
Nguyên nhân này xuất phát từ tình hình thu NSNN của tỉnh luôn luôn tăng cao,
năm sau cao hơn năm trƣớc và là một trong những tỉnh có số thu NSNN lớn trong cả
nƣớc, chƣa có sức ép về việc phải tăng cƣờng kiểm soát. Trƣớc năm 2012 do đánh giá
các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_hoat_dong_chuyen_gia_cua_cac_doanh_nghiep_co_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_tren_dia_ban.pdf