MỞ ĐẦU.1
Chương 1.8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .8
1.1.Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế, xã hội Đàng Trong.8
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước.8
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .13
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về từng ngành kinh tế ở Đàng Trong.16
1.2.1. Nghiên cứu về khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp. .16
1.2.2.Nghiên cứu về thủ công nghiệp.19
1.2.3.Nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp .23
1.3. Những vấn đề luận án được kế thừa.28
1.4. Những vấn đề luận án cần giải quyết .29
Chương 2. NÔNG NGHIỆP.30
2.1. Chính sách khẩn hoang.30
2.1.1. Đối với vùng đất Thuận - Quảng .30
2.1.2. Đối với vùng đồi núi, biên giới phía Tây .33
2.1.3. Đối với khu vực Nam Bộ .35
2.1.4. Đối với biển đảo.38
2.2. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất.39
2.2.1. Ruộng đất ở Thuận - Quảng .39
2.2.2. Ruộng đất ở Nam Bộ.49
2.3. Sản xuất nông nghiệp .53
2.3.1.Nghề trồng trọt.53
2.3.2. Nghề chăn nuôi .57
2.3.3. Khai thác lâm thổ sản .58
2.3.4. Khai thác nguồn lợi sông ngòi, biển đảo.59
2.4. Thủy lợi .61
2.5. Thuế nông nghiệp.62
Tiểu kết chương 2 .65
Chương 3. THỦ CÔNG NGHIỆP.67
3.1. Thủ công nghiệp nhà nước .67
3.1.1. Tổ chức quan xưởng.67
3.1.2. Một số nghề tiêu biểu.68
3.2. Thủ công nghiệp nhân dân .71
3.2.1.Các biện pháp khôi phục và phát triển thủ công nghiệp nhân dân .71
3.2.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu .74
3.3. Lực lượng sản xuất.81
217 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế đàng trong (1558 - 1777), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung nữ múa hát. Vua Lý Thánh Tông đã giữ lại một lực lƣợng cung nữ
và thợ thủ công có tay nghề cao ở lại kinh thành.Vì thế, tại di tích khảo cổ Thăng
Long đã tìm thấy nhiều hiện vật mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đá
Champa [258]. Số còn lại đƣợc phân bố rải rác ở các địa phƣơng và làm những công
việc khác nhau:chẳng hạn năm 1044, sau khi chiến thắng trở về, vua xuống chiếu cho
các chiến tù đều ghép theo bộ thuộc cho ở từ trấn Vĩnh Khang (ở Nghệ An) thẳng đến
châu Đăng (tức Quy Hóa sau này), đặt hƣơng ấp, phỏng theo danh hiệu cũ của Chiêm
Thành [114, tr.267 ]. Sang thời Lê Sơ số tù binh Chăm bị bắt đƣa về Đại Việt năm
1471 cũng có khoảng hơn 3 vạn ngƣời [115,tr.449], trong đó một lƣợng lớn tù binh
đã cho an tháp vùng Thanh Hóa lập sở đồn điền (trong đó đồn điền ở Quảng Thái -
Quảng Xƣơng là ví dụ), hay ở các làng xã khác ở Thanh Hóa mà "ảnh hƣởng không
thể coi nhẹ" [35, tr.327]. Nhiều cuộc hôn nhân giữa ngƣời Việt và ngƣời Chăm đã
diễn ra cả ở triều đình và trong dân chúng. Lực lƣợng ngƣời Chăm này đã có những
ảnh hƣởng rất lớn đến các nghề thủ công truyền thống của ngƣời Việt, vì lúc này
Champa đƣợc đánh giá là "có nền văn minh tinh tế" [35,tr.326]. Chẳng hạn nghề
đóng thuyền, nghề gốm sành, nghề đóng và nung gạch, ngói ở một số làng thuộc
huyện Quảng Xƣơng. Bản thân tác giả luận án sinh sống trong ngôi làng chuyên làm
nghề đóng gạch, ngói, tác giả nhận thấy về cách thức đóng, đến cách nung gạch
không giống nhƣ ở các tỉnh phía Bắc. Gạch ngói sau khi đƣợc đúc trong khuôn gỗ
83
đƣợc phơi trên sân dƣới ánh nắng mặt trời cho khô rồi đem nung. Họ không làm lò để
nung mà chỉ xếp gạch xen kẽ cùng với than theo hình hộp vuông, sau đó khi nung lửa
lên thì trát một lớp hỗn hợp gồm bùn và rơm rạ ra bên ngoài để giữ nhiệt (có thể đây
là kiểu sản xuất theo kỹ thuật xếp nung trực tiếp của ngƣời Chăm). Hay ở Thăng
Long cũng tìm thấy nhiều gốm Bình Định mà chủ yếu là gốm Trƣờng Cửu phát triển
mạnh mẽ ở Bình Định vào thế kỷ XIV- XV. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp ở lò gốm
Bình Định từ thế kỷ XV đã xuất hiện các kỹ thuật gốm của Đại Việt nhƣ: in hình
rồng, đến chất liệu gốm hoa nâu, các loại ngói sen, ngói mũi mang đặc trƣng của văn
hóa Đại Việt [258, tr.34].
Nhƣ vậy, lực lƣợng thợ thủ công ngƣời Việt ở vùng Thuận Quảng có hai loại: một
là những ngƣời gốc Việt đã di cƣ từ các thế kỷ trƣớc theo chính sách khẩn hoang thời
Hồ, Lê Sơ hoặc di cƣ trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII; Hai là, những ngƣời Việt
gốc Chăm bị bắt trong các cuộc chiến từ Lý, Trần, Lê hoặc những ngƣời dân, quân
lính Champa di cƣ đến các vùng ven biển Thanh Hóa làm nghề biển, đến đây con
cháu họ quay trở lại vùng đất cũ và mang theo kỹ thuật mới đã đƣợc pha trộn với kỹ
thuật của ngƣời Việt. Vùng đất Thanh Hóa - Nghệ An giống nhƣ một trạm dừng chân
của cƣ dân Việt trong quá trình di cƣ, vì thế nhiều gia đình ở Quảng Nam khi hỏi họ
đều nói có nguồn gốc từ Thanh - Nghệ.
Lực lƣợng ngƣời Chăm: Hiện nay không có tƣ liệu nào ghi chép rõ về dân số
ngƣời Chăm ở Đàng Trong. Theo nghiên cứu của Maspéro vào thế kỷ XIX dự tính
ngƣời Chăm trong lịch sử có khoảng 2,5 triệu dân [131, tr.5]. Con số chính thức đƣợc
đăng trong Tổng niên báo Đông Dƣơng do nhà in Viễn Đông ấn hành năm 1907 và
1908 cho biết dân số là 2.624.200 ngƣời Việt, 119.675 ngƣời Mọi và 15.000 ngƣời
Chàm và khoảng 300 Ấn kiều và Hoa kiều [131,tr.37]. Với số dân đông nhƣ vậy,
chắc chắn đã có sự cộng cƣ giữa ngƣời Chăm với ngƣời Việt ở vùng đồng bằng và
với ngƣời thiểu số ở vùng Cao nguyên. Quá trình cộng cƣ tự nhiên, qua hôn nhân,
hay ép buộc nhƣ việc mua bán ngƣời thiểu số làm lực lƣợng sản xuất trong các gia
đình khá giả đã khiến lực lƣợng ngƣời Chăm, ngƣời thiểu số, chiếm một vị trí lớn
trong các nghề thủ công. Hơn nữa năm 1693 chúa Nguyễn cho phép ngƣời Chăm có
quyền tự trị trên cộng đồng mình, đƣợc tự quản lý và đƣợc phép duy trì văn hóa
Chăm, do đó các nghề thủ công truyền thống Chăm vẫn tiếp tục đƣợc duy trì cho đến
ngày nay nhƣ làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận, làng gốm ở Bình Định,.....
Bản thân ngƣời Chăm cũng là một dân tộc khéo léo và có trình độ kỹ thuật
tinh xảo trong các nghề thủ công đặc biệt là nghệ thuật đúc, tạc tƣợng và làm đồ dùng
bằng kim loại quý. Rất nhiều các sản phẩm thủ công hiện nay chịu ảnh hƣởng của văn
hóa Chăm nhƣ: điêu khắc đá, đúc đồng với những chiếc chuông lớn, có độ vang xa và
ấm, nghề làm đƣờng cát, đƣờng phèn từ mía, nghề trồng và chế biến các loại hƣơng
liệu từ rừng nhƣ trầm hƣơng, kỳ nam hƣơng đều có nguồn gốc từ ngƣời Chăm. Hay
84
trong những công cụ canh tác nông nghiệp, ngƣời Việt đã bắt chƣớc những chiếc cày
của ngƣời Chăm, đặc biệt là phần lƣỡi cày có thêm bộ phận chỉnh góc "cày buộc tai
trâu, lƣỡi cày ở giữa, bừa tựa tấm phản, ngƣời đứng ở trên"[1,tr.45]. Kỹ thuật đóng
thuyền, ghe bầu nói chung do ngƣời Việt mƣợn của ngƣời Chăm. Nghề dệt Lĩnh đã
đƣợc ngƣời Việt học của ngƣời Chăm từ thời Lê Thánh Tông khi một cung nữ là
Phan Thị Ngọc Đô đã đem theo nghề dệt Lĩnh của Chiêm Thành dạy cho nhân dân
làng Trích Sài (khu vực Bƣởi – Hà Nội), hiện nay vẫn còn miếu thờ Bà chúa dệt lĩnh
tại đây[155, tr.42,43]. Sự xuất hiện của ngƣời Chăm ở Thăng Long trong các thế kỷ
trƣớc cùng với những ngƣời Chăm bản địa ở Quảng Nam đã tạo nên một nét đặc sắc
trong nghệ thuật chế tác hàng thủ công.
Lực lƣợng ngƣời Hoa: Theo tác giả Nguyễn Cẩm Thúy ngƣời Hoa ở Đàng
Trong vào thế kỷ XVIII có khoảng hàng chục vạn ngƣời và đến đầu thế kỷ XIX có
khoảng 1 triệu ngƣời [224, tr.34]. Cũng có ý kiến cho rằng riêng khu vực Nam bộ đến
cuối thế kỷ XVIII dân số ngƣời Hoa có khoảng 30.000- 40.000 ngƣời64. Nhƣ vậy, dân
số ngƣời Hoa so với số dân của các dân tộc khác ở Đàng Trong là khá đông. Ngƣời
Hoa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại, song lĩnh vực sản xuất cũng chiếm
một lực lƣợng không nhỏ. Ngƣời Hoa rất giỏi làm muối, và nghề sắt, Gia Định thành
thông chí cho biết "Muối trắng sản xuất ở vùng Vũng Dƣơng thuộc huyện Phƣớc An
trấn Biên Hòa...Ngƣời Hoa chuyên làm nghề này, đan bao bằng lá hình vuông, mỗi
bao đựng 5,6 cân theo tục man gọi cứ 40 bao là 1 xe, rồi chở đi bán ở Cao Miên thu
lợi rất nhiều"[61,tr.160]. Theo tƣ liệu ở Hội An thì ngƣời Minh Hƣơng còn tham gia
làm thợ trong các Chu tƣợng (các thợ đóng thuyền), Chú tƣợng (thợ đúc đồng), Diêm
hộ (các hộ làm muối), Liêm (kim)hộ (các hộ làm vàng), Ngân tƣợng (thợ bạc), Nhiễm
tƣợng (thợ nhuộm). Số thợ này chiếm số lƣợng khá lớn trong cơ cấu ngành nghề của
xã Minh Hƣơng (trong sổ dân đinh năm 1788 số ngƣời Minh Hƣơng trong các hiệp
thợ chiếm 185/1.063 ngƣời)[5; tr.68]. Họ là những ngƣời có tay nghề cao, đƣợc chính
quyền tín nhiệm, đặc biệt trong việc đóng sửa tàu. Trong tờ Trát văn của quan Công
đƣờng Quảng Nam năm 1760 cho biết: "Truyền cho Hƣơng trƣởng xã Minh Hƣơng
cùng các khách ở Hội quán đƣợc biết rõ: Hiệp chọn cho 3 ngƣời tài công giỏi việc về
tu bổ tàu và gấp gấp đến trạm Bãi Ứng hầu, nay truyền"[5,tr.68].
Điều đó cho thấy, trong khi ở Đàng Ngoài lực lƣợng sản xuất ra các sản phẩm
thủ công đều là những ngƣời thợ bản địa hay dân chính cƣ có nguồn gốc làm nghề lâu
đời thì ở Đàng Trong lực lƣợng sản xuất lại chủ yếu là dân nhập cƣ từ nhiều vùng quê
khác nhau. Vì thế các sản phẩm thủ công Đàng Trong vừa có sự khéo léo, uyển
chuyển của thợ thủ công Đàng Ngoài, vừa có sự sáng tạo, chắc chắn của thợ thủ công
ngƣời Chăm, ngƣời Hoa và các lực lƣợng khác ở Đàng Trong.
64Quan điểm này đƣợc đƣa ra bởi Pan Lynn, (1999), The Encyclopedia of the Chinese Overseas, Harvard
University Press, Cambridge. Đƣợc Dƣơng Văn Huy dẫn lại trong: Người Hoa trong xã hội Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XIX, Luận án tiến sĩ lịch sử, H, 2011,tr.34.
85
3.4. Sản phẩm thủ công nghiệp có sự ảnh hƣởng của các dân tộc Việt, Chăm, Hoa
Một trong những đặc trƣng cơ bản nhất của thủ công nghiệp Đàng Trong đó
là: Sự đa dạng trong lực lượng sản xuất đã tạo nên sự đa dạng trong hình dáng và
chất lượng các sản phẩm thủ công ở Đàng Trong. Mặc dù thủ công nghiệp Đàng
Trong chƣa có nhiều ngành nghề và quy mô các làng nghề chƣa lớn nhƣ Đàng Ngoài,
nhƣng các sản phẩm làm ra hết sức đa dạng. Điều đó là nhờ vào quá trình cộng cƣ
giữa các tộc ngƣời khác nhau ở vùng đất Đàng Trong. Nếu nhƣ ở Đàng Ngoài lực
lƣợng sản xuất chủ yếu là dân bản xứ, làm nghề lâu năm và việc sản xuất dựa trên
kinh nghiệm truyền nghề của mỗi gia đình, mỗi làng xã, do đó các sản phẩm làm ra
thƣờng đơn điệu, rập khuôn và ít có tính sáng tạo. Ngƣợc lại ở Đàng Trong là vùng
đất mới, ngoài các nghề của ngƣời Chăm, còn có các nghề thủ công của ngƣời Kinh,
ngƣời Hoa. Các nghề thủ công của ngƣời Kinh sau khi vào Đàng Trong đã có những
thay đổi khác biệt từ cách thức sản xuất cho đến hình dáng sản phẩm. Các hiện vật
gốm sứ đƣợc khai quật trong những năm gần đây đã cho thấy những đƣờng nét chạm
khắc rồng phƣợng của ngƣời Việt đƣợc khắc in bên cạnh hình rắn Naga và hình vũ
công của ngƣời Chăm; Nghề đóng ghe thuyền có sự kết hợp giữa kỹ thuật của ngƣời
Chăm, ngƣời Việt, và ngƣời Hoa, trong đó yếu tố Hoa biểu hiện ít hơn65, sang thế kỷ
XVIII còn mang kiểu dáng của thuyền châu Âu. Nghề dệt lĩnh và lụa trơn là đặc
trƣng của ngƣời Chăm, dệt vải bông của ngƣời Khmer đã có sự kết hợp với dệt lụa
của ngƣời Việt, dệt vải hoa của ngƣời Hoa, hay các sản phẩm gốm nung không sử
dụng bàn xoay mà mỗi sản phẩm mang những hình dáng riêng đã tạo nên nét đặc biệt
trong các sản phẩm thủ công Đàng Trong.
Những ảnh hƣởng của quá trình cộng cƣ giữa ngƣời Kinh, ngƣời Chăm, ngƣời
Hoa không chỉ thể hiện trong các sản phẩm thủ công nhân dân mà còn thể hiện trong
các sản phẩm thủ công của nhà nƣớc. Điều đó trở nên phổ biến do các chúa Nguyễn
không có những quy định mang tính khác biệt giữa các sản phẩm thủ công nhà nước
và các sản phẩm thủ công dân gian, cũng nhƣ chưa có sự phân biệt đối với tầng lớp
thợ thủ công, chỉ cần họ có tay nghề đều đƣợc sung vào các ty, đội hay đƣợc triệu tập
bất chợt khi các chúa cần nhƣ đã phân tích ở trên.Trong khi ở Đàng Ngoài chính
quyền quy định rõ cấm ngƣời dân không đƣợc dùng đồ đạc quá với chức phận của
mình, cũng không đƣợc sản xuất các mặt hàng mang hình dáng đặc trƣng riêng của
cung phủ nhƣ các sản phẩm dệt tinh xảo có in các họa tiết long, lân, phƣợng, hay
chạm khắc các hình hoa mai vào đồ dùng, ngƣời thợ cũng không đƣợc chế tạo thứ lạ
thứ khéo đem bán. Ai làm trái lệnh sẽ bị tội [43, tr.144]. Chúng ta cũng không thấy có
những ghi chép về lực lƣợng thợ thủ công ngƣời Hoa hay các tộc ngƣời khác tham
gia sản xuất các mặt hàng thủ công trong các quan xƣởng ở Đàng Ngoài. Trong khi
65
John Barrow khi đến Nam Hà vào cuối thế kỷ XVIII đã cho biết ở đây có nhiều thuyền "giống nhƣ những
thuyền Sampan (tam bản) của Trung Quốc", lại có những thuyền "giống nhƣ những thuyền buồm proa thông
dụng của ngƣời Mã Lai ở cả thân thuyền lẫn dây chão neo thuyền" [16;tr.86].
86
đó, thủ công nghiệp Đàng Trong không có những quy định khắt khe đối với thợ thủ
công ngay cả ở các quan xƣởng và trong dân gian. Ngƣời thợ thủ công đƣợc tự do
sáng tạo và đƣợc sản xuất những mặt hàng mà thị trƣờng có nhu cầu ngay cả các sản
phẩm có in hình rồng phƣợng66. Phủ chúa thông qua hình thức trƣng thu thuế sản
vật67 và thu mua khi cần các mặt hàng thủ công68, do đó dƣờng nhƣ không có sự khác
biệt về hình dáng và chất lƣợng sản phẩm giữa thủ công nghiệp dân gian và thủ công
nghiệp nhà nƣớc. Chẳng hạn: các quan viên lớn nhỏ đều dùng hàng the, lụa, trong
dân chúng đàn bà con gái cũng "mặc áo the là và hàng hoa", "xa xỉ rất mực" [58,
tr.335]. Dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát mới có những quy định về y phục, theo
đó quan chức mới đƣợc dùng the và trừu đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng
phƣợng thì nhất thiết không đƣợc quen thói cũ dùng càn [58,tr.334]. Nhƣng quy định
này hầu nhƣ không đƣợc thi hành trong dân chúng hoặc nếu có cũng chỉ trong thời
gian ngắn và không nghiêm ngặt vì ngƣời dân vẫn giữ thói quen dùng hàng sa, trừu,
đoạn vào nửa sau thế kỷ XVIII.
Một biểu hiện nữa cho thấy sự cấu kết trong cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ sự
ảnh hƣởng mang đậm chất Việt, Chăm, Hoa ở Đàng Trong đó là tính chất phƣờng thợ
kiểu Đàng Ngoài dƣờng nhƣ bị phá vỡ. Do cấu trúc của các làng ở Đàng Trong không
khép kín thành những cụm dân cƣ mà ở đó quan hệ thân tộc là chủ yếu nhƣ ở Đàng
Ngoài mà thƣờng có sự đan xen giữa các tầng lớp di dân đến cƣ trú. Do đó, thợ thủ
công dân gian ở Đàng Trong thường tập trung trong các gia đình nhỏ lẻ mà ít có tính
chất phường thợ. Điều này khác với Đàng Ngoài, khi mà tính chất phƣờng thợ đƣợc
bảo lƣu và cấu kết chặt chẽ tạo thành những phường, hội lớn. Trong khi ở Đàng
Trong phải đến nửa sau thế kỷ XVIII yếu tố gắn kết này mới xuất hiện với tên gọi
hàng kỉnh hay phường đúc nhƣng tính chất khác với phường, hội ở Đàng Ngoài. Sở
dĩ gọi là "Phƣờng đúc" vì tính chất tƣơng trợ của những ngƣời cùng nghề chứ không
hẳn là một tổ chức, một đoàn thể với những luật lệ ràng buộc nhƣ những làng nghề
khác ở Đàng Ngoài [18,tr.157]69. Thông thƣờng ở Đàng Ngoài trong các làng nghề
thƣờng có miếu thờ tổ nghề và có ngày hội làng chung để tƣởng nhớ ngƣời sáng lập
ra nghề, nhƣng ở Đàng Trong không có các miếu thờ tổ sƣ, mỗi dòng họ, mỗi lò đúc
thờ cúng theo một cách riêng. Chẳng hạn ở phƣờng đúc Huế "có nơi thờ Không Lộ
thiền sƣ, có nơi thờ Cao Đình Hƣơng, có lò chỉ vái tiên sƣ, tổ sƣ bổn nghệ và họ
66
Chẳng hạn nhƣ ngƣời xã Quảng Xuyên, huyện Hƣơng Trà khéo dệt mũ Mã vĩ (đuôi ngựa) có thể làm các hoa
rồng phƣợng, vạn thọ, tam sơn, bát bửu,.
67
Phủ Điện Bàn, huyện Phú Châu hàng năm nộp lụa thuế 2.358 tấm. Lụa Đoan Quốc công trƣớc lấy để cung
cống phú. Phủ Thăng Hoa, thuộc Hoa Châu hàng năm nộp lụa thuế 809 tấm, lụa lễ 11 tấm, chứa vào làm để
nộp (thuế là để dân lên, lê là để biếu quan trấn).
68
Họ Nguyễn thƣờng sai ký lục Quảng Nam mua ở châu Xuân Đài và xã Đông Thẩm, có kỳ 300 cân, có kỳ
800 cân đƣờng để cúng kỵ chạp [58,tr.340].
69
Theo Phan Gia Bền: "cái gọi là phường ở nƣớc ta có thể là đơn vị hành chính, có thể là tổ chức có tính chất
tôn giáo của những thợ thủ công cùng nghề, có thể là những tổ chức tƣơng trợ của một nhóm chuyên môn về
một nghề có tính chất kỹ thuật".
87
thƣờng tổ chức trong phạm vi từng lò riêng lẻ"[218,tr.72]. Yếu tố cộng cƣ còn ảnh
hƣởng đến việc truyền nghề trong các gia đình và các làng không bó buộc và quy
định chặt chẽ nhƣ ở Đàng Ngoài. Nếu ngƣời ngoài gia đình hay ngoài làng lanh lợi,
ham học hỏi và muốn học nghề đều đƣợc truyền dạy. Dân gian vùng Huế có câu: Con
nhà dòng nằm đất, con nhà vất nằm cao là hiện tƣợng thƣờng thấy ở Đàng Trong.
Nhìn chung thủ công nghiệp Đàng Trong đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ với
nhiều nghề khác nhau, với những đặc trƣng mang tính khác biệt là kết quả của quá
trình cộng cƣ, hòa hợp dân tộc giữa các tộc ngƣời ở Đàng Trong. Hầu hết các địa
phƣơng trong xứ đều sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng thủ công, trong đó Thuận
Hóa và Quảng Nam là hai vùng có điều kiện sản xuất nhiều hơn cả. Vì nơi đây đƣợc
khai thác sớm hơn và là nơi tập trung các dinh phủ, các trung tâm thƣơng mại nhƣ
Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn nên đã sớm kích thích các tầng lớp cƣ dân đến định
cƣ, đặc biệt là sự có mặt của ngƣời Chăm bản địa đã giúp thủ công nghiệp Đàng
Trong nhanh chóng phát triển. Tuy nhiên, thủ công nghiệp dân gian sẽ còn phát triển
hơn nữa nếu nhƣ các chúa Nguyễn không áp dụng chính sách trƣng tập thợ giỏi vào
các quan xƣởng của nhà nƣớc và trƣng mua những mặt hàng tốt khiến ngƣời dân lo
sợ, không dám làm khéo và nhanh để đỡ phải sung công.
3.5.Thuế đối với các nghề, làng nghề
Mặc dù các chúa Nguyễn đã có sự ƣu ái đối với các làng nghề trong việc giảm
nhẹ thuế khóa, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp dân gian. Nhƣng đến thế kỷ
XVIII, khi các làng nghề đã đi vào ổn định, chính sách thuế đã đƣợc áp dụng.
Mỗi nghề, làng nghề có một mức thuế khá nhau: làng Phú Bài huyện Phú
Vang hàng năm nộp thuế 2000 khối sắt, xã Điển Phúc châu Bố Chính thuế sắt hàng
năm là 500 khối. Ở Quảng Nam có các thuộc Kim hộ sản xuất vàng hàng năm cũng
phải nộp 3 đồng cân hoặc 2 đồng cân vàng sống/ ngƣời/năm, năm nào không có vàng
phải nộp thay tiền là 4 quan/ngƣời/năm.
Thuế đánh vào các nguồn tài nguyên, thổ sản phục vụ cho sản xuất thủ công
rất nặng, điều này thể hiện rõ trong lệ thu thuế thổ sản ở 8 phủ 25 huyện 1 châu xứ
Quảng Nam năm Cảnh Hƣng thứ 30 (1769) nhƣ sau: Phủ Điện Bàn: ở 4 huyện Tân
Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh: nộp 2.258 tấm 24 thƣớc 5 tấc lụa, 33 bao
hồng hoa; Thuộc Tịch Tƣợng thu 5.311 đôi chiếu trơn; châu Xuân Đài thu đƣờng
phèn 15.992 cân và 7.960 cân đƣờng cát, 39 tấm 21 thƣớc 6 tấc lụa; xã Đông Phiên
thu đƣờng phèn 24.438 cân 9 lạng 8 đồng cân 2 phân; xã Quang Minh đông thu lĩnh
hoa, lụa hoa 30 tấm; phƣờng dệt lụa Bình An thu lụa trắng 51 tấm 15 thƣớc 3 tấc 9
phân,....Tổng cộng số ngƣời 8 phủ là 165.06 ngƣời, một năm nộp vàng là 56 hốt 2
lạng 6 đồng cân 7 phân 8 ly 3 hào, tiền là 241.995 quan 6 tiền 40 đồng (nếu không có
tiền có thể nộp thay bằng sản phẩm), gạo 18.390 bao 77 cân 5 cáp 3 thƣợc và 136 bát
6 cáp, hàng tơ 363 tấm 9 tấc, lụa 1.017 tấm 108 thƣớc 4 tấc, vải trắng 1.170 thƣớc,
88
hồng hoa 993 bao, các hạng chiếu 5640 đôi, các thứ đƣờng 48.320 cân 9 lạng 8 đồng
cân, mật mía 5.300 chĩnh, các hạng dầu 8.477 lƣờng, sơn sống 6.528 cân [58, tr.183].
Thuế buôn bán các sản phẩm thủ công. Các hộ ở Đàng Trong khi sản xuất hay
vận chuyển nguyên vật liệu ở các đầu nguồn, tuần, đò, chợ phải nộp thuế riêng.
Chẳng hạn ở các nguồn- nơi trao đổi các sản phẩm là nguyên liệu cho nhiều ngành
thủ công nghiệp ở Đàng Trong hàng năm cũng phải cống một lƣợng lớn sản vật cho
phủ chúa, nhƣ nguồn Sái hàng năm ngoài thuế nộp bằng tiền, gạo, voi còn phải nộp
các sản vật nhƣ 85 tấm vải trắng, 3 bức màn vải, 80 cuộn vỏ gai, 400 quả bí,....
Việc thu thuế nhƣ trên là hết sức nặng nề, khiến cho nhiều nghề thủ công sang
nửa sau thế kỷ XVIII giảm sút, chẳng hạn nhƣ nghề làm muối rất nhiều lò nấu muối
bỏ hƣ, làng rèn cũng nhiều ngƣời sung lính để không phải làm nghề,.... điều đó đã
gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế Đàng Trong. Mặc dù chúa Nguyễn Phúc Khoát
và kế tiếp là chúa Nguyễn Phúc Thuần sau khi thấy nhiều làng bỏ nghề, nhiều đơn
xin đi lính thay vì sản xuất đã sai các viên cai hợp, thủ hợp đi kiểm tra tiền sai dƣ của
chính hộ, khách hộ, cùng các hạng tô ruộng, cót tre, đầu mẫu, thuế đầm, thuế tuần ty,
thuế chợ, thuế đò, thuế xƣởng thuyền, thuế mắm muối, để xem xét kỹ lƣỡng, rõ ràng
tránh sự xen lấn, dối trá của quan lại và cũng từ đó có thể giảm bớt hoặc tha cho
những địa phƣơng có dân bỏ trốn hoặc quá khó khăn. Tuy nhiên, dù đã có những biện
pháp làm giảm sự phức tạp trong việc trƣng thu thuế khóa song những chính sách
thuế ấy còn hết sức rƣờm rà, việc quản lý quan lại thu thuế còn lỏng lẻo, nên không
tránh khỏi sự nặng nề trong việc đóng thuế ở Đàng Trong.
Tiểu kết chương 3
Thủ công nghiệp ở Đàng Trong hình thành và phát triển chịu ảnh hƣởng nhiều
bởi những tác động từ điều kiện tự nhiên, nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu của thị
trƣờng. Nếu nhƣ không có sự cấm vận của Trung Quốc và Nhật Bản khiến các thuyền
buôn phƣơng Tây phải tìm đến một nơi làm điểm trung chuyển cho hàng hóa của các
nƣớc này thì Đại Việt cũng nhƣ các bán đảo ở Đông Nam Á khó có cơ hội phát triển
rực rỡ nhƣ thế kỷ XVII-XVIII. Bên cạnh đó là những nhu cầu bức thiết cho quá trình
khai hoang và xây dựng cuộc sống nơi vùng đất mới đã đặt ra nhu cầu hình thành và
phát triển các nghề thủ công. Trƣớc những cơ hội và nhu cầu lớn, các chúa Nguyễn
đã đẩy nhanh quá trình sản xuất các mặt hàng thủ công thông qua việc tận dụng lực
lƣợng khai hoang, phục hồi các nghề thủ công của ngƣời Chăm, cho phép cƣ dân các
vùng đến cƣ trú xen kẽ để cùng sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nƣớc và
bán cho nƣớc ngoài. Thông qua các chính sách khuyến khích và trọng dụng các lực
lƣợng dân cƣ ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã phát huy đƣợc khả năng sáng tạo và
thế mạnh của mỗi cộng đồng dân cƣ trong các nghề thủ công, điều đó đã tạo nên một
diện mạo mới trong thủ công nghiệp Đàng Trong. Đó là sự phong phú đa dạng trong
89
hình dáng và cách thức sản xuất, sự phóng khoáng và phá cách trong từng đƣờng nét,
không còn những sản phẩm mang tính khuân mẫu nhƣ Đàng Ngoài.
Thủ công nghiệp ở Đàng Trong không chỉ phát triển các nghề thủ công trong
dân gian mà thủ công nghiệp trong các quan xƣởng do các chúa Nguyễn trực tiếp
quản lý cũng rất phát triển. Hàng năm vào kỳ tuyển lính, chính quyền chúa Nguyễn
đã thực hiện việc tuyển chọn thợ vào biên chế trong các quan xƣởng, song họ không
phải là những ngƣời thợ chuyên nghiệp, có tay nghề cao. Vì thế, một lƣợng lớn thợ
thủ công lành nghề ở các địa phƣơng cũng bị trƣng dụng vào các quan xƣởng. Các
quan xƣởng ở Đàng Trong hầu nhƣ không có tính khép kín, và không có những quy
định khắt khe trong kiểu dáng sản phẩm, nên trong một số trƣờng hợp đã có sự kết
hợp với các xƣởng sản xuất dân gian đặc biệt ở khu vực Phú Xuân và Quảng Nam.
Thủ công nghiệp Đàng Trong lần đầu tiên chịu ảnh hƣởng của kỹ thuật
phƣơng Tây thông qua các thƣơng nhân.Tuy nhiên những ảnh hƣởng đó chƣa lớn, thủ
công nghiệp Đàng Trong chủ yếu mang tính thời vụ, sản xuất chạy theo số lƣợng mà
ít chú ý đến chất lƣợng sản phẩm. Các cơ sở sản xuất chƣa hình thành các mô hình
theo chuỗi tập trung có tính liên kết giữa các làng nghề mà chỉ sản xuất theo quy mô
hộ gia đình, do đó chƣa đủ đáp ứng cho các đơn hàng lớn của thƣơng nhân. Các hộ tƣ
nhân coi sản xuất hàng hóa phục vụ cho buôn bán nhỏ lẻ trong xứ hơn là sản xuất
hàng hóa phục vụ cho các thuyền buôn ngoại quốc. Các xƣởng sản xuất do chúa
Nguyễn quản lý thực chất cũng chỉ dừng ở quy mô "hộ" lớn, tức là cũng chỉ đáp ứng
nhu cầu cung phủ, các đơn hàng mang tính thụ động.
Trong một số trƣờng hợp nhƣ các trƣờng mỏ lớn, mầm mống kinh tế tƣ bản đã
bắt đầu nảy sinh nhƣ việc thuê nhân công và xuất hiện lực lƣợng lao động làm thuê,
hay việc xuất hiện tầng lớp thƣơng nhân trong các làng nghề quanh thƣơng cảng.
Song những chuyển biến đó chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ và trong thời gian ngắn, những
mầm mống đó mới nhen nhóm hình thành đã nhanh chóng bị lụi tàn bởi sự khủng
hoảng của chính quyền Đàng Trong vào nửa sau thế kỷ XVIII.
90
Chƣơng 4. THƢƠNG NGHIỆP
4.1. Yếu tố tác động đến thƣơng nghiệp
4.1.1. Tác động từ bên ngoài
Bƣớc sang thế kỷ XV những cuộc phát kiến địa lý ở châu Âu đã mở ra con
đƣờng hàng hải nối liền các châu lục và hình thành hệ thống thƣơng mại thế giới. Từ
đây các nƣớc phát triển ở Tây Âu từng bƣớc thâm nhập vào các nƣớc phƣơng Đông
để buôn bán và truyền giáo. Đi đầu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tìm đến châu
Á và bắt đầu đặt thƣơng điếm ở đây từ những năm đầu thế kỷ XVI (1505 ngƣời Bồ
đến Ceylon, năm 1510 đặt thƣơng điếm ở Goa, 1511 xâm chiếm Malacca, 1514 đặt
cơ sở ở Ma Cao) Bồ Đào Nha đến Nhật Bản vào năm 1543, Tây Ban Nha mở mối
quan hệ thƣơng mại với Nhật Bản vào năm 1592. Cùng với đó là nhu cầu mở rộng
của các giáo hội phƣơng Tây ngày càng đƣợc đẩy lên cao, việc đi đến những vùng đất
mới không chỉ là nhu cầu của các thƣơng nhân mà nó còn là nhu cầu của các giáo hội.
Do đó, các đoàn thuyền đến châu Á ngày một nhiều với sự đầu tƣ của thƣơng nhân,
nhà nƣớc và giáo hội.
Ở khu vực châu Á, chính sách cấm vận của hai nƣớc lớn là Nhật Bản và Trung
Quốc cũng tạo ra những thay đổi trong các tuyến thƣơng mại đƣờng biển. Đối với
Nhật Bản, đến thế kỷ XVI trƣớc sự bất ổn của an ninh đất nƣớc, chính sách cấm đạo
đƣợc thi hành dƣới thời Tokugawa Ieyasu. Từ năm 1635 đến 1639 chính sách tỏa
quốc đã đƣợc chính quyền Tokugawa thực hiện triệt để. Theo đó, thƣơng nhân các
nƣớc châu Âu phải từng bƣớc rời khỏi thị trƣờng Nhật Bản và tìm đến các nƣớc trung
gian ở Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong của Đại Việt. Bên cạnh đó, chính
quyền Nhật Bản cũng đề ra nhiều chính sách kích thích thƣơng mại trong nƣớc để
mua những mặt hàng nguyên liệu, hƣơng liệu và các mặt hàng thủ công đáp ứng nhu
cầu đời sống hàng ngày cũng nhƣ phát triển kinh tế. Trong khi quan hệ thƣơng mại
giữa Nhật Bản và Trung Quốc bị gián đoạn bởi nạn cƣớp biển, hàng hóa Trung Quốc
chỉ đƣợc phép đến cảng Nagasaki, và thuyền buôn Nhật cũng bị hạn chế đến Trung
Quốc. Chính quyền Nhật Bản đã khuyến khích các gia đình thƣơng nhân giàu có
tham gia vào hoạt động ngoại thƣơng và cấp Châu ấn thuyền (shuin) cho các thuyền
buôn Nhật Bản buôn bán ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế, trong thời kỳ Châu Ấn
thuyền (1592-1635) thuyền buôn Nhật Bản đã đến buôn bán ở nhiều nƣớc châu Á
trong đó Đại Việt là 130 chiếc chiếm 39,27%; số thuyền đến Hội An là 86 chiếc
chiếm 66,15% [8, tr.121]. Đây là lần đầu tiên, quan hệ thƣơng mại giữa Đại Việt với
Nhật Bản nói chung và giữa Đàng Trong với Nhật Bản nói riêng đƣợc thiết lập.
Trung Quốc vốn là nƣớc sớm có nền thƣơng nghiệp phát triển mạnh mẽ với
con đƣờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_kinh_te_dang_trong_1558_1777.pdf