MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.3
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .4
4. NGUỒN TÀI LIỆU .4
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.6
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .8
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.8
1.1.1. Các khái niệm liên quan .8
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu.10
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.11
1.2.1. Những công trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp của thế giới
và Việt Nam.11
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở Thành phố Hồ
Chí Minh.22
1.3. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU.29
1.3.1. Các kết quả đạt được .29
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .31
CHƯƠNG 2: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 1986 - 2000 .33
2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .33
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và lịch sử Thành
phố Hồ Chí Minh.33
2.1.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới
(1975 - 1985) .392.1.3. Quan điểm, chủ trương đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông
nghiệp .44
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH GIAI ĐOẠN 1986 - 2000.51
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển nông
nghiệp .51
2.2.2. Xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm (1986 - 1990).54
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
có giá trị cao, từng bước hình thành nền nông nghiệp đô thị (1991 - 2000).58
229 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986-2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế theo xu hướng tích cực: giá trị sản xuất ngành trồng trọt và lâm nghiệp ngày
cảng giảm, giá trị trị sản xuất ngành chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng, từng bước đưa
chăn nuôi và thủy sản trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và
thủy sản của TPHCM. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn
chưa thật sự bền vững, giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự
tăng giảm thất thường. Trong ngành trồng trọt, cây lúa vẫn giữ vai trò chủ lực, trong khi
đó diện tích trồng rau các loại giảm mạnh; trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia súc (ngoại
trừ bò sữa) vẫn còn giữ vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất là chưa
phù hợp với điều kiện sản xuất của TPHCM; trong ngành thủy sản thì diện tích nuôi cá
và sản lượng cá ngày càng giảm, không phù hợp với định hướng phát triển của TPHCM.
72
CHƯƠNG 3
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2001 - 2015
3.1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG
BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước có những thuận lợi cơ bản,
nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế
lớn; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức
tiếp tục phát triển mạnh mẽ; khu vực châu Á - Thái bình Dương, trong đó có Đông Nam
Á là khu vực ổn định, có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế của thế giới
Tuy nhiên, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh
lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp;
kinh tế thế giới mặc dù đã bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn chậm và
tiềm ẩn nguy cơ bất ổn; cạnh tranh về kinh tế, thương mại giữa các nước ngày càng gay
gắt đã tác động bất lợi đến sự phát triển của đất nước. Ở trong nước, nền kinh tế tiếp
tục phát triển, quy mô và tiềm lực đất nước được nâng lên, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới được đẩy
mạnh; nhưng đồng thời những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế, yếu kém
trong quản lý chưa được giải quyết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ
mô, tốc độ tăng trưởng và đời sống nhân dân; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây
ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản
Trong hoàn cảnh đó, trên cơ sở tiếp tục quan điểm xây dựng nền nông nghiệp
hàng hóa lớn đã được đề ra từ các Đại hội trước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng (tháng 4 - 2001) đã tiếp tục khẳng định mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng
hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Để
hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phải đưa nhanh tiến bộ khoa học và công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh điện khí hóa,
cơ giới hóa ở nông thôn; phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông
73
nghiệp; tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; xây dựng hợp
lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp... [56, tr. 245-246].
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành
Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 Về đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Nghị quyết đã đề ra nội dung
tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010
là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa
trên thị trường [57, tr. 276-277].
Tiếp nối chủ trương phát triển nông nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng (tháng 4 - 2006) đã tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đưa nhanh tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh;
khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác, khuyến khích việc dồn điền đổi thửa,
cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất [58, tr. 192-193].
Để cụ thể hóa đường lối phát triển nông nghiệp của Đại hội X, Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5
tháng 8 năm 2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết khẳng định: Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [59, tr. 827]. Nghị quyết cũng xác định mục tiêu:
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia [59, tr. 828-829].
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1 - 2011) đã tiếp tục
xác định: Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững, phát huy ưu thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công
nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát
triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa,
khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn [53, tr. 195-196].
74
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được
thông qua tại Đại hội XI cũng khẳng định quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng
hiện đại, hiệu quả, bền vững, đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công
nghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp
phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Các chủ trương phát triển nông nghiệp của ĐCSVN tại các kỳ Đại hội lần thứ IX,
X và XI đã tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là sự khẳng định định hướng phát triển xuyên suốt
của nông nghiệp Việt Nam theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, toàn diện,
hiện đại, bền vững trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao và
công nghệ sinh học. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp bền vững
của các nước trên thế giới.
Bối cảnh quốc tế, trong nước và những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội của
đất nước đã tạo nền tảng cho sự phát triển ngày càng nhanh của TPHCM. Trong giai đoạn
2001 - 2015, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân 10,53%/năm; quy mô kinh tế
được mở rộng, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh được cải thiện; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch tích cực theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp; chuyển dịch
cơ cấu nội ngành rõ rệt, tăng dần các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành công
nghiệp trọng yếu và nông nghiệp đô thị; hoàn thành cơ bản chương trình xây dựng nông
thôn mới; GDP bình quân đầu người tăng 12%/năm, đến năm 2015 đã đạt 5.538
USD/người; tỷ trọng kinh tế của Thành phố chiếm 21,5% trong nền kinh tế của cả nước
[44, tr. 12-13]; nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp đô thị đã nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, tình hình thế giới và trong
nước có nhiều diễn biến phức tạp; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng, kinh tế thế giới phục hồi chậm và những hạn chế, yếu kém của nền
kinh tế đất nước đã ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến sự phát triển của TPHCM.
Trên cơ sở quan điểm, đường lối của ĐCSVN về nông nghiệp, Đảng bộ TPHCM
đã quán triệt và triển khai chủ trương phát triển nông nghiệp trong bối cảnh và điều kiện
lịch sử mới với nhiều thuận lợi: GDP ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm
10,2% (gấp gần 1,5 lần mức tăng bình quân cả nước), đóng góp vào ngân sách ngày càng
tăng; cơ cấu các khu vực kinh tế và thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực;
tích lũy của nền kinh tế tiếp tục gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành
phố được nâng lên. Nông nghiệp có bước chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ở
75
ngoại thành đang phát triển các loại hình kinh tế hộ sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; đã
hoàn thành điện khí hóa nông thôn; kinh tế hợp tác được tổ chức lại và xuất hiện nhiều
mô hình mới phù hợp với thực tế, [34, tr. 14-17]. Bên cạnh những thành tựu, sự phát
triển kinh tế - xã hội của TPHCM còn nhiều yếu kém, tồn tại: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
chưa tương xứng với tiềm lực; cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém;
sức cạnh tranh của nền sản xuất còn kém, việc mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó
khăn, thị phần tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định; kinh tế hợp tác chiếm tỷ trọng quá nhỏ
trong cơ cấu kinh tế và lúng túng trong phương hướng phát triển; hoạt động khoa học -
công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thành phố [34, tr. 24-27].
Trong bối cảnh chung và với vị trí, vai trò trung tâm kinh tế của cả nước, Đại hội
đại biểu lần thứ VII của Đảng bộ TPHCM (tháng 12 - 2000) đã đề ra mục tiêu tổng quát:
Động viên mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ sức sản xuất, tận dụng mọi thời cơ, vượt
qua khó khăn, thách thức, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất và bền vững;
tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo vệ môi trường; phát triển mạnh mẽ khoa
học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; không ngừng cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, thu hẹp sự cách biệt giữa ngoại thành với nội thành [34, tr. 41].
Về chủ trương phát triển nông nghiệp, Nghị quyết xác định: Đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa nông nghiệp đồng thời với tăng cường đầu tư phát triển, xây dựng nông thôn
mới, bố trí lại lao động trong nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù
hợp với điều kiện giảm diện tích đất nông nghiệp hàng năm, với đặc điểm và thế mạnh
của vùng nông thôn ven đô thị lớn, đồng thời phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp trồng
trọt, chăn nuôi với khai thác du lịch sinh thái. Tiếp tục phát triển đàn bò sữa, heo, gà nhằm
tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu giá trị nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp; nhanh chóng hình thành trung tâm cây - con cho các tỉnh trong khu
vực; ngành thủy sản tập trung khai thác đánh bắt xa bờ, gắn khai thác với chế biến; phát
triển nuôi tôm nước mặn và tôm càng xanh nước ngọt. Bảo vệ và tiếp tục phát triển rừng
phòng hộ và rừng ngập mặn Cần Giờ; chú trọng đầu tư thủy lợi dọc sông Sài Gòn và hoàn
thành các công trình thủy lợi đang xây dựng đưa vào sử dụng [34, tr. 45].
Nghị quyết số 05 - NQ/TU về Chương trình hành động của Thành ủy TPHCM
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 (tháng 7 - 2002), đã xác định: Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải gắn với nghiên cứu và ứng dụng
khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm
hàng hóa nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển công
76
nghiệp - dịch vụ phải gắn và phục vụ có kết quả cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời,
phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh
tế phát triển nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo [36, tr. 5].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Đại hội đại biểu lần thứ VIII của
Đảng bộ TPHCM (tháng 12 - 2005) đã đề ra mục tiêu phát triển nông nghiệp: Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ sinh học, hình thành trung tâm cây giống, con giống cho cả khu
vực; bảo tồn rừng sinh thái, tăng tỷ lệ che phủ cây xanh. Tiếp tục thực hiện việc chuyển
dịch cơ cấu theo hướng hình thành nền nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập
trung, phát triển bền vững [40, tr. 51-52].
Tiếp đó, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM lần thứ 3 (tháng 4 - 2006)
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
lần thứ VIII về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 - 2010),
đã cụ thể hóa việc xây dựng nền nông nghiệp đô thị với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; sản
xuất tập trung, xây dựng các vùng sản xuất giống cây, giống con, thủy sản có năng suất,
chất lượng cao; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu
đất lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hơn [41, tr. 3].
Thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
Đảng bộ TPHCM đã đề ra Chương trình hành động số 43 - CTr/TU thực hiện Nghị quyết
số 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, xác định mục tiêu: Xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền
vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với đặc
thù nông nghiệp của một đô thị lớn [42, tr. 2]. Để thực hiện mục tiêu đó, Chương trình
hành động đã đề ra một số giải pháp, như: xây dựng nền nông nghiệp đô thị theo hướng
hiện đại và phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; đổi mới, xây dựng, phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; đẩy mạnh nghiên
cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo bước
đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
Từ định hướng của Đại hội lần thứ XI của Đảng về phát triển nền nông nghiệp
toàn diện, hiệu quả, bền vững, Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng bộ TPHCM (tháng
10 - 2010) xác định mục tiêu: Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững.
Tăng cường công tác dự báo, ứng dụng công nghệ sinh học, tập trung sản xuất giống
cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và giá trị gia tăng cao, rau an toàn, cây kiểng, cá
kiểng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu [43, tr. 48].
77
Có thể thấy rằng, TPHCM là một đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
- công nghệ và là đầu mối giao thương quốc tế lớn nhất cả nước; cơ cấu kinh tế của
TPHCM với tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp chiếm đến hơn 99% trong cơ cấu GDP.
Tuy nhiên, TPHCM vẫn còn có một khu vực nông thôn rộng lớn nên mặc dù tỷ trọng
nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, Đảng bộ và chính quyền TPHCM vẫn quan tâm đề
ra những chủ trương phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện đặc thù của một đô
thị lớn, mà quan trọng nhất là chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công
nghệ cao. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp TPHCM vẫn tiếp tục phát triển và có đóng góp
đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế của Thành phố, góp phần cải thiện và nâng
cao đời sống của người nông dân ở các huyện ngoại thành.
3.2. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ, NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị, nông
nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu khách quan trong điều kiện quá trình đô thị hóa
ở TPHCM đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến sự thu hẹp diện tích đất sản xuất
nông nghiệp và sự dịch chuyển cơ cấu lao động nông nghiệp sang các khu vực khác.
Chính quyền TPHCM đã triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề
án, dự án để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền nông nghiệp đô thị. Thành phố
đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ chuyển dịch và phát triển kinh tế nông nghiệp:
Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND Về phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006 - 2010 (ngày 10 - 7 - 2006); Quyết
định số 100/2006/QĐ-UBND Về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng quy trình sản
xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên một số rau an toàn tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
(ngày 11 - 7 - 2006); Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định về
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 (ngày 17 -
7 - 2006); Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND Về đối tượng thu hút đầu tư và cơ chế,
chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư trong Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố;
Quyết định số 2011/QĐ-UBND Về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên
địa bàn TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (ngày 7 - 5 - 2010); Quyết
định số 13/2011/QĐ-UBND Về Phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 - 2015 (9 - 3 - 2011);
Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND Về ban hành Quy định khuyến khích chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 - 2015 (ngày 20 - 3 -
78
2013); Quyết định số 310/QĐ-UBND Về Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định
số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ (ngày 15 - 1 -
2014); Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND Về Ban hành chính sách khuyến khích áp
dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên
địa bàn TPHCM (ngày 14 - 5 - 2015),... Có thể thấy trong giai đoạn 2001 - 2015,
TPHCM đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xây dựng và phát triển nông nghiệp đô thị, nông
nghiệp công nghệ cao.
Để góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp, TPHCM đã đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ
cao đầu tiên của cả nước ở huyện Củ Chi (diện tích 88,17 ha) theo Quyết định số
3534/QĐ-UB ngày 14 - 7 - 2004 và Trung tâm Công nghệ sinh học cũng được thành lập
ở quận 12 (diện tích 23 ha) theo Quyết định số 161/2004/QĐ-UB ngày 2 - 7 - 2004. Việc
xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao và Trung tâm Công nghệ sinh học là để đẩy
mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất giống cây, giống
con chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của nông sản hàng
hóa, với mục tiêu đưa Thành phố trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật
nuôi chất lượng cao. Thành phố cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương
trình trọng điểm về giống cây trồng, vật nuôi để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nền nông nghiệp đô thị: Chương trình “hai
cây, hai con” (rau an toàn, dứa Cayenne, bò sữa, tôm sú); chương trình phát triển bò sữa;
chương trình phát triển rau an toàn; chương trình phát triển hoa cây kiểng; chương trình
phát triển cá cảnh; chương trình phát triển cá sấu; chương trình phát triển nuôi trồng
thủy sản; chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ sinh học; chương
trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chương trình khuyến nông, khuyến ngư,
chuyển giao công nghệ, giống mới trong nông nghiệp; đề án ứng phó biến đổi khí hậu
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao không thể thành công
nếu như tách rời các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa
học - kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. TPHCM là trung tâm khoa
học và công nghệ lớn nhất cả nước và cũng là một trong những địa phương đi đầu cả
nước trong việc phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
79
Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ
cao, công nghệ sinh học để đưa TPHCM trở thành trung tâm cung cấp giống cây, giống
con chất lượng cao cho cả khu vực đã được Thành phố đầu tư và đẩy mạnh. Với việc
xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước vào năm 2004 và bắt
đầu đi vào hoạt động từ năm 2008, đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng
dụng, thử nghiệm, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ người nông dân
tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trong giai đoạn 2004 - 2014, Khu
Nông nghiệp công nghệ cao và Trung tâm Công nghệ sinh học đã nghiên cứu, chọn tạo,
nhân giống, thử nghiệm và xây dựng được bộ sưu tập nguồn gen của các loại hoa lan,
hoa nền, kiểng lá và cây dược liệu với 360 mẫu giống hoa lan các loại (lan rừng Việt
Nam và lan ngoại nhập), 124 mẫu giống kiểng lá, 77 mẫu giống hoa nền, 100 mẫu giống
cây dược liệu, đã góp phần bảo tồn, lai tạo và nhân giống cho sản xuất; TPHCM có
35 phòng nuôi cấy mô thực vật mỗi năm sản xuất được 14 triệu cây giống cấy mô (chủ
yếu là giống hoa lan) và khoảng 30 cơ sở sản xuất, nhân giống nấm ăn và dược liệu mỗi
năm cung cấp khoảng 0,5 triệu bịch phôi giống [133, tr. 7-9].
Chương trình trọng điểm về giống cây, giống con chất lượng cao của Thành phố
đã góp phần hình thành được nhiều cơ sở sản xuất giống với 28 doanh nghiệp kinh doanh
giống vật nuôi, 38 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, 25 cơ sở sản
xuất và thuần dưỡng giống thủy sản, 16 tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây lâm
nghiệp. Hàng năm, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn TPHCM
đã sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 781.471 liều tinh bò
sữa, 24.500 con giống bò sữa, 1.158 con giống bò thịt, hơn 4,5 triệu con heo giống và
gần 5 triệu liều tinh heo giống; 71.198,4 tấn hạt giống các loại; 32.065.000 giống cây
lâm nghiệp; 429,224 triệu con giống thủy sản nước ngọt, 1.256,7 triệu con tôm giống,
5.300 triệu con giống cua - nhuyễn thể [140, tr. 4-12].
Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập
trung, thích ứng với xu thế đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, để tạo ra các nông
sản hàng hóa có năng suất và giá trị gia tăng cao là một trong những định hướng lớn của
TPHCM để phát triển nông nghiệp đô thị. TPHCM đã đầu tư xây dựng, phát triển các
vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung ở các huyện ngoại thành, như: vùng
chuyên canh sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa cây kiểng, vùng nuôi trồng thủy sản,
vùng chăn nuôi bò sữa, Đồng thời, tỷ lệ ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật,
công nghệ cao ở các vùng chuyên canh cũng tăng lên; góp phần tạo ra các vùng sản xuất
nông nghiệp tập trung với quy mô lớn và hiện đại, như: kinh tế trang trại, kinh tế hợp
80
tác, làng nghề, doanh nghiệp. Vùng chuyên canh rau an toàn và vùng chuyên canh hoa,
cây kiểng tập trung ở các huyện Củ Chi, Hóc môn và Bình Chánh; vùng chăn nuôi bò
sữa ở huyện Củ Chi; vùng nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tôm sú) ở huyện Cần Giờ;
vùng nuôi cá cảnh ở quận 12, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh
TPHCM cũng đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để giúp người nông dân ứng dụng
khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để
tăng năng suất, sản lượng và giá trị của kinh tế nông nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt, tính
đến năm 2015: TPHCM đã xây dựng được 178 mô hình/cánh đồng sản xuất rau theo tiêu
chuẩn VietGAP và hữu cơ sinh học ở 2.106 hộ sản xuất, với tổng diện tích đạt 741,3 ha và
23 mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác rau an toàn; xây dựng được 296
mô hình trình diễn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng với kỹ thuật sử dụng nhà
màng, nhà lưới, bón phân hợp lý cùng với việc ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, xử lý
ra hoa, phòng trừ dịch hại cho 1.119 hộ với tổng diện tích canh tác 43,03 ha [133, tr. 10].
Trong lĩnh vực chăn nuôi: đối với chăn nuôi bò sữa, TPHCM đã xây dựng hệ thống quản
lý đàn bò sữa thông minh thông qua bình tuyển để nâng cao chất lượng, xây dựng và đưa
vào vận hành Trại Trình diễn và Thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) do
Israel tài trợ và chuyển giao công nghệ; đồng thời, thông qua Đề án Tăng cường trang thiết
bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa, Thành phố đã cung cấp cho 847 hộ chăn
nuôi bò sữa với tổng cộng 597 máy vắt sữa đơn, 84 thiết bị rửa máy vắt sữa, 1.281 bình
nhôm chứa sữa, 76 máy băm thái cỏ có trục cuốn, 3 máy TMR và 104 hệ thống làm mát
chuồng trại; đối với chăn nuôi heo và gia cầm đã thực hiện ứng dụng phương pháp BLUP
để đánh giá, chọn lọc giống heo dựa trên giá trị kiểu