Luận án Kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ Định (Thanh Hóa) đến đầu thế kỷ XX

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

10

1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam 10

1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 10

1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước 13

1.2 . Tình hình nghiên cứu về Thanh Hóa và làng Cổ Định 17

1.2.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 17

1.2.2. Các công trình của tác giả trong nước 18

1.3. 1.3. Nội dung đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục

nghiên cứu, giải quyết

25

Tiểu kết chương 1 28

CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP LÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ

30

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 30

2.1.1. Vị trí địa lý 30

2.1.2. Điều kiện tự nhiên 30

2.2. Quá trình lập làng và những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính 35

2.2.1. Chạ Kẻ Nứa 35

2.2.2. Giáp Cá Na 39

2.2.3. Hương Cổ Na 39

2.2.4. Xã Cổ Ninh 41

2.2.5. Xã Cổ Định 41

2.2.6. Xã Tân Ninh 42

2.3 . Hoạt động kinh tế 43

2.3.1. Nông nghiệp 43

2.3.2. Thủ công nghiệp và nghề phụ 55

2.3.3. Thương nghiệp 64

Tiểu kết chương 2 69

CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC XÃ HỘI 71

3.1. Tổ chức quản lý làng xã 71

3.1.1. Bộ máy quản lý làng xã 71

3.1.2. Tính tự quản của làng xã qua hương ước 76

3.2. Kết cấu dân cƣ 78

3.2.1. Tầng lớp kẻ sĩ 78

3.2.2. Tầng lớp nông dân 79

pdf217 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ Định (Thanh Hóa) đến đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Nội sơn, ngoại thủy” từ đó hình thành những nét đặc trưng văn hóa riêng. Trong quan hệ làng xóm, người dân Cổ Định luôn chú trọng đến tình làng, nghĩa xóm, nêu cao tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Bởi vậy, trong dân gian có những câu như: “tối lửa tắt đèn có nhau” hay “chia ngọt sẻ bùi”, “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” và cao hơn nữa là “bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “anh em xa không bán nhưng láng giềng gần phải mua”, để thấy được vai trò quan trọng trong quan hệ làng xóm, láng giềng. Trong đời sống hàng ngày ở vùng nông thôn truyền thống, mối quan hệ hàng xóm càng trở nên đậm đà hơn, bền chặt hơn. Mỗi khi trong làng nhà ai có công việc như: dựng nhà, việc hiếu, hỷ, hàng xóm là những người có mặt đầu tiên để giúp đỡ cho gia chủ được vẹn toàn. Ở làng Cổ Định qua khảo sát chúng tôi thấy, mối quan hệ làng xóm càng được bền chặt, bởi các dòng họ thường được định cư theo từng chòm xóm, do vậy trong quan hệ hàng xóm còn bao hàm cả quan hệ họ hàng, dòng tộc. 3.3.2. Giáp Nghiên cứu về loại hình Giáp, tác giả Trần Từ cho biết: Giáp là một hình thức tổ chức xã hội dành riêng cho nam giới, trong các làng xã của người Việt cổ truyền. Việc tham gia vào giáp này hay giáp kia của làng không phụ thuộc vào sở thích của từng người mà phụ thuộc vào quy định của làng xã. Người dân Việt cổ truyền ở vùng đồng bằng Bắc Bộ miễn là nam giới (phụ nữ không vào giáp) và không phải dân ngụ cư, thì đều được sinh ra trong một giáp nhất định và qua đời trong tư cách của thành viên của giáp ấy. Việc phân chia các giáp này không phụ thuộc vào chức vụ trong bộ máy chính quyền làng xã, không phụ thuộc vào vị trí phổ hệ của dòng họ mà phụ thuộc vào tuổi tác [166, tr. 47]. Như vậy, giáp là một tổ chức xã hội khá phổ biến dành cho nam giới, việc gia nhập vào giáp này hay giáp kia của làng không phụ thuộc vào sở thích của mỗi người mà dựa vào quy định của làng xã và giáp thường lấy độ tuổi làm cơ sở. 83 Làng Cổ Định hình thức sinh hoặt theo các giáp (hay còn gọi là các làng) được quy định chặt chẽ, dựa vào tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn, chức sắc. Thiết chế làng Cổ Định [77, tr. 668-669] quy định rõ các tiêu chia phân chia dân cư thành 6 làng gồm: làng Lão, làng Viên, làng Văn, làng Võ, làng Lý, làng Hộ như sau: - Làng Lão: Tuổi từ 60 trở lên, mới được vào làng. Làng Lão coi trọng tuổi cao hơn hết, vì vậy người có chức tước nhưng ít tuổi vẫn phải ngồi chiếu dưới. - Làng Viên: Gồm những quan viên chức sắc, có bằng cấp đã được nhà nước phong thưởng, ví như: ông Nghè, ông Cống, ông Cử, được xếp từ cao xuống thấp. - Làng Văn: Gồm những người có chữ nghĩa, các nhà khoa bảng đỗ đạt, từ học trò đến Trạng nguyên. - Làng Võ: Gồm các quan võ và những người đi lính. - Làng Lý: Gồm những người có chức sắc trong làng xã như: Lý trưởng, Phó lý, Ngũ hương, Khán trưởng,... - Làng Hộ: Là trai tráng từ 16 tuổi đến 45 tuổi không đủ điều kiện để vào các làng trên đều tập chung ở làng Hộ. - Ngoài 6 làng trên còn có làng “Trùm”, làng này tập trung lứa tuổi từ 45 đến dưới 60 tuổi. Làng Trùm thường ăn theo làng Lão, ai muốn lên lão phải khao làng Trùm một bữa. Những người thành viên trong giáp phải có nghĩa vụ tham gia đóng góp tiền gạo và phục dịch trong các dịp hội hè, đình đám, lễ tiết. Trong giáp mỗi người đều có một vị trí, cấp bậc nhất định được phân theo độ tuổi, mà biểu hiện rõ nhất là chỗ ngồi trên một chiếu nhất định qua những lần họp giáp, hay bàn chuyện hương ẩm. Vị trí chiếu ngồi cũng dần có sự thay đổi theo độ tuổi, tuần tự và cuối cùng là được lên ngồi cùng chiếu các cụ. Làng Cổ Định quy định thứ bậc chỗ ngồi khi họp, hay hương ẩm như sau: cụ từ 80 tuổi trở lên khi hội làng được ngồi vào sập gụ và một mình 1 mâm; người từ 70 tuổi được ngồi 1 mình 1 mâm với 3/4 số cỗ của một mâm; người từ 60 tuổi thì 2 người ngồi một mâm; người dưới 60 tuổi cứ 4 người ngồi một mâm. Những người vì lý do vắng mặt không đến họp làng được, thì căn cứ tuổi tác, vị trí chiếu ngồi mà làng có trách nhiệm chia phần và đem đến tận nhà39. 39 Theo ông Lê Ngọc Thụ cho biết. 84 3.3.3. Hội Hội làng Lão: Truyền thống dân tộc Việt Nam từ trong gia đình hay trong quan hệ xã hội mỗi người luôn có ý thức“Kính lão đắc thọ” hay kính trọng người già, người cao tuổi trong gia đình, làng xã. Người cao tuổi ở trong gia đình được con cháu suy tôn trọng vọng, ra đường được trẻ con, người dưới lễ phép chào hỏi, nhường đường. Trong quan hệ làng xã khi hội hè, đình đám người cao tuổi được ngồi mâm trên hay chia phần. Hội làng Lão ở Cổ Định Thiết chế làng Cổ Định quy định rõ: Tuổi từ 60 trở lên mới được vào làng. Vì vậy, người có chức sắc nhưng ít tuổi vẫn phải ngồi chiếu dưới [77, tr. 668]. Để được vào làng Lão và có chiếu ngồi khi họp làng, người đến tuổi xin vào làng phải thực hiện đầy đủ các bước. Bước thứ nhất: Sắm sửa một mâm lễ vật gồm 1 chai rượu, 10 miếng trầu, 1 quan năm tiền đem đến ông trùm làng lão để xin ông cho biết cách thức tiến hành gia nhập làng lão và nếu ông trùm đồng ý thì tổ chức thông báo, kết nạp [191, tr. 163]. Bước thứ hai: Sau cái lễ này có nghĩa người xin vào làng được ông trùm làng Lão đồng ý kết nạp vào làng Lão, sau đó phải làm tiếp một cái lễ lớn hơn, gia chủ có người đến tuổi 60 tuổi muốn xin vào làng phải chuẩn bị: 100 miếng trầu, 1 lít rượu và 15 quan tiền đem đến Nghè Giáp. Ở đây ông trùm làng lão đã tập hợp các cụ trong Ban trị sự cùng các cụ trong làng Lão đến chứng kiến lễ chính thức kết nạp. Số tiền 15 quan coi như đóng lệ phí của hội viên mới cho suốt cả cuộc đời mình khi tham gia làng. Làng Lão dùng số tiền đóng góp để chi phí cho việc họp hành, liên hoan mỗi khi có việc. Bước thứ ba: Tùy vào hoàn cảnh gia đình của người lên lão, gia đình có điều kiện kinh tế làm cỗ to mổ bò, giết trâu mời bà con trong làng xã ăn cả tuần, có cụ còn mời cả gánh hát về diễn mấy ngày đêm liền ở nhà mình. Còn gia đình kinh tế khó khăn thì có bữa tiệc rượu, làm thịt lợn, gà mời làng [191, tr. 163]. Tuy nhiên, để đến bước thứ ba là mở tiệc mời làng thì bắt buộc người lên lão phải làm thủ tục trình ông trùm và làng lão để làm lễ kết nạp tại Nghè Giáp. Còn nếu thiếu hai bước trên mà gia chủ có mở tiệc mời làng xã và làng Lão đến dự cũng không ai đến. Đến khi hội làng không có chỗ ngồi, lên chỗ các cụ làng Lão ngồi cho đúng độ tuổi thì bị đuổi xuống dưới, ngồi với làng Trùm, những người từ 59 tuổi trở xuống lại bị đẩy lên. Ở làng Cổ Định hiện vẫn được nhân dân truyền tụng câu chuyện xảy ra trường hợp như vậy: Có cụ 60 tuổi lên lão ở làng Giáp, bày ra mấy chục mâm cỗ để mời làng mà không ai đến ăn, trừ con cháu trong nhà. Sau đó mới 85 vỡ lẽ là mình chưa làm thủ tục xin vào làng lão và mời các cụ trong làng lão đến dự cỗ mừng [191, tr. 163]. Trong quan hệ làng xã, người cao tuổi (làng Lão) luôn được coi trọng, dân gian vẫn thường có câu“Triều đình trọng tước, Hương đảng trọng xỉ”, do vậy thủ tục lên lão có vai trò quan trọng đối với cá nhân, bởi để họ được thừa nhận và có chiếu ngồi khi họp làng. Làng Cổ Định xưa ở Nghè Giáp có một sập gỗ gụ đặt ở giữa, mỗi khi có việc làng, có đủ mọi tầng lớp, quan viên, chức sắc, thế nhưng chỉ có các cụ từ 80 tuổi trở lên mới được ngồi. Ngoài ra, ai đỗ ông Nghè (Tiến sĩ) cũng được ngồi, nếu không có hai đối tượng ấy thì sập vẫn để không [77, tr. 669]. Chuyện kể đến đầu thế kỷ XX dưới thời nhà Nguyễn, ông Lê Trọng Nhị đậu Cử nhân năm Quý Mão (1903), được chính quyền bảo hộ phân cho làm tri huyện, ông không đi mà ở nhà tham gia phong trào Duy Tân. Ông được dân làng tín nhiệm đứng đầu làng lão, làng văn, thế nhưng theo tục lệ mỗi khi họp làng ở Nghè Giáp ông cũng chỉ dám kê một chiếc ghế ở cạnh sập gụ để ngồi, chứ không dám ngồi lên sập. Hội làng Văn: Dưới thời quân chủ Hội Tư văn (làng Văn) là nơi tập hợp các kẻ sĩ trong làng. Về thời gian ra đời của Hội Tư văn, Phan Đại Doãn cho rằng: Hội Tư văn xuất hiện rất sớm, có thể đã có từ thế kỷ thứ XV, duy trì, phát triển vào các thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế kỷ XX [84, tr. 19]. Hội Tư văn ở làng Cổ Định là tổ chức xã hội của nam giới, thành viên gồm những người được học hành và thành đạt qua con đường khoa cử Nho học. Thiết chế làng Cổ Định quy định rõ: Làng Văn là những người có chữ nghĩa, nhà thông thái bắt đầu từ anh học trò đến Trạng nguyên [77, tr.668]. Như phần giáo dục, khoa cử (chúng tôi sẽ trình bày ở chương sau) làng Cổ Định là một làng có truyền thống hiếu học, khoa bảng, do vậy số hội viên của Hội Tư văn trở nên đông đảo. Làng Cổ Định xưa quy định khi họp làng Văn như sau: “Khi họp làng Văn thì tùy theo thứ tự bằng cấp cao thấp mà vào vị trí ngồi của mình. Ở làng Cổ Định đã có chuyện con đậu Cử nhân cha đỗ Tú tài, khi đi hội làng vì con đỗ cao nên được ngồi lên trước. Nhưng người con kính trọng cha và không muốn phá tục lệ của làng, chính vì vậy suốt buổi họp người con chỉ đứng, không dám ngồi vào chỗ của mình dành cho Cử nhân” [191, tr. 164-165]. Việc quy định những người có chữ, đỗ đạt mới được vào làng Văn là một hình thức khuyến khích tinh thần học tập của làng. Người được vào làng Văn là vinh dự lớn, nên nhiều gia đình dù nghèo khó đến đâu củng cố gắng cho con em theo học để được vào làng. 86 Dưới thời quân chủ, theo quy định của triều đình những người đỗ Tiến sĩ ở kỳ thi Nho học được triều đình “xướng danh” và đặt lệ “vinh quy bái tổ”. Tuy nhiên, ở làng Cổ Định làng Văn quy định người đỗ đạt về làng để được dân làng nghênh đón phải thực hiện các nghi lễ của làng, đó là: Khi gia đình có người đỗ đạt muốn tổ chức liên hoan ăn mừng, ra mắt bà con làng xã phải chuẩn bị một cái lễ nhỏ (gồm 1 chai rượu, 10 miếng trầu, 1 quan năm tiền) đem đến gặp ông Trùm làng Văn để trình bày kế hoạch ra mắt ăn mừng và mời làng đến dự. Sau khi làm thủ tục bái tổ, mới mở tiệc mời làng đến uống rượu ăn cỗ mừng, Tiến sĩ ấy mới thực sự làm xong mọi thủ tục để được công nhận về mặt xã hội, trước hết là được dân làng xã công nhận [191, tr. 165]. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: làng Cổ Định đã có trường hợp, thời kỳ khi ông Cử Nhị (Lê Trọng Nhị) làm Trùm làng Văn, có ông Lê Sĩ Hường tiếp thu Tây học mới và khá rõ lệ làng, biết rằng mình sinh ra ở làng Cổ Định, gắn bó nhiều kỷ niệm, muốn được làng công nhận mình đỗ đạt phải khao làng. Song vì chỉ chú ý đến cỗ bàn mà quên thực hiện các lễ nghi, thủ tục trước khi tổ chức liên hoan nên các vị bô lão, trùm làng, ban trị sự làng Văn đến dự nhưng một mặt thì mừng làng có người đỗ đạt làm quan, nhưng mặt khác cũng chê “quên hết tục lệ cũ”40. 3.4. Tổ chức gia đình và dòng họ 3.4.1. Gia đình Cộng đồng dân cư của người Việt có lịch sử phát triển lâu đời, người Việt cổ từ xa xưa đã sớm sống thành từng gia đình. Ở giai đoạn đầu có những gia đình lớn sống theo chế độ mẫu hệ, con cái theo họ mẹ, người phụ nữ nắm quyền quyết định mọi việc. Cùng với thời gian gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) đã xuất hiện. Xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ lấy chế độ gia tộc phụ quyền làm nền tảng, căn cứ vào quan hệ huyết thống xa hay gần, thân hay sơ, mà định thứ bậc tôn ti chặt chẽ [120, tr. 89]. Nghiên cứu về làng Cổ Định cho thấy gia đình hạt nhân gồm cha, mẹ, con là chủ yếu. Thống kê, phân tích gia phả của các dòng họ gồm: họ Doãn; họ Lê Đình; họ Lê Sĩ, cho thấy hôn nhân chủ yếu là 1 vợ 1 chồng (210/244 trường hợp, chiếm 86,06%), có 2 vợ (29/244 trường hợp, chiếm 11,88%), có 3 vợ (5/244 trường hợp, chiếm 1,63%). Những gia đình chồng có từ 2 vợ chúng tôi thấy tập trung vào chức 40 Ông Lê Ngọc Thụ cho biết. 87 sắc, ngoài ra còn có các trường hợp vợ qua đời sớm hay vợ cả không sinh được con trai, người chồng mới lấy thêm vợ 2, vợ 3 cụ thể như sau. Bảng 3.1: Thống kê số vợ trong các gia đình qua gia phả Gia phả Số vợ/tỷ lệ % Ghi chú 1 vợ Tỷ lệ % 2 vợ Tỷ lệ % 3 vợ Tỷ lệ % Họ Doãn 78 90,7 7 8,1 1 1,2 Họ Lê Đình 77 81,9 16 17,0 1 1,1 Họ Lê Sĩ 55 86 6 9,3 3 4,7 Nguồn: 1. Gia phả dòng họ Doãn làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn 2. Gia phả dòng họ Lê Đình làng Cổ Định, chi 1 không rõ niên đại, chi 2 viết tháng 12 năm Tự Đức thứ 13 (1860) 3. Gia phả họ Lê Sĩ Cổ Định, Lê Ngọc Quang soạn năm 1868; Lê Ngọc Toản sao lại viết tiếp; Lê Trọng Nhị viết tiếp năm 1940 Trong quan niệm của người Việt nói chung người dân làng Cổ Định nói riêng thì tâm lý thích “đông con, nhiều của” hay “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, vẫn còn khá phổ biến. Bảng thống kê số con trong các gia đình ở các dòng họ cho thấy số gia đình có 1 người con (chiếm 24,0%), có 2 người con (chiếm 19,9%), có 3 người con (chiếm 15,2%, có 4 người con (chiếm 15,2%), có 5 người con (chiếm 13,8%), có 6 người con (chiếm 8,3%), có 7 người con (chiếm 6,4%), có 8 người con (chiếm 0,13%); có 9 người con (chiếm 0,4%), có 10 người con (chiếm 0,9%). Trung bình, tỷ lệ mỗi cặp vợ chồng thường sinh từ 1-5 người con (chiếm 88,1%), những gia đình có từ 6-10 người con (chiếm 11,9%). Trường hợp không sinh được con (vô tự) trong làng xã là rất hiếm, qua gia phả của 3 dòng họ, chúng tôi chỉ bắt gặp có 1 trường hợp ở dòng họ Doãn. Bảng 3.2: Thống kê số con trong các gia đình qua gia phả. Gia phả Số con Không có con trai 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Họ Doãn 1 28 18 14 10 14 1 3 1 0 0 5 Họ Lê Đình 0 13 11 13 17 12 15 7 0 1 1 4 Họ Lê Sĩ 0 11 14 6 6 4 2 4 2 0 1 3 Nguồn: 1. Gia phả dòng họ Doãn, Sđd. 2. Gia phả dòng họ Lê Đình, Sđd. 3. Gia phả họ Lê Sĩ, Sđd. 88 Bảng 3.2 thống kê số con và những gia đình không có con trai, còn cho thấy quan niệm trọng nam vẫn được thể hiện rõ nét, trong các gia đình, dòng họ có ít trường hợp gia đình không có con trai. Thống kê trong các gia đình người chồng lấy từ 2 người vợ trở lên thì có nhiều trường hợp gia phả cho biết người vợ cả không sinh được con trai và người chồng lấy thêm vợ thứ. Bên cạnh đó nhiều gia đình sinh từ 4-5 người con trở lên thì người con trai là con út trong gia đình. Biểu hiển cụ thể trong số 216 gia đình được thống kê của 3 dòng họ Doãn, Lê Đình, Lê Sĩ được chỉ có 12 gia đình không có con trai chiếm 5,5% và có 204 gia đình có ít nhất một người còn trai chiếm 94,5%. Ở làng Cổ Định người con trai trưởng giữ vai trò quan trọng và có trách nhiệm ở cùng với ông, bà, cha mẹ để phụng dưỡng và sau là thờ cúng cha mẹ, tiên tổ. Qua khảo sát, điền dã ở làng Cổ Định cho thấy gia đình có từ 2 người con trai trở lên thì cha mẹ thường ở cùng với người con trưởng. Các con trai thứ trong gia đình thường ở đất do cha mẹ mua hoặc được chính quyền địa phương cấp khi phân hộ, có rất ít trường hợp nhiều anh em cùng ở trên một thửa đất của bố mẹ. Trong làng xã ngoài gia đình hạt nhân, còn tồn tại nhiều gia đình “Tam đại đồng đường” 3 thế hệ ông, bà, bố mẹ và con cái ở chung nhà; “Tứ đại đồng đường” 4 thế hệ các cụ có con, cháu, chắt ở chung nhà; những trường hợp đặc biệt “Ngũ đại đồng đường” 5 thế hệ gồm: cố cụ có con, cháu, chắt, chút ở chung nhà. Qua đó cho thấy mối quan hệ trong gia đình ở làng Cổ Định còn rất bền chặt. Trong gia đình các thành viên có sự phân công lao động, ngoài làm nghề nông là chủ yếu, còn có nghề thủ công đan lát và các nghề phụ, cùng với hoạt động trao đổi, buôn bán ở chợ làng và các chợ lân cận. Trong mỗi nghề lại có sự phân công lao động với nhau giữa các thành viên trong gia đình, như nghề đan lát, việc lên rừng chặt nứa và chở về nhà thường do người đàn ông phụ trách. Khi đã có nguyên liệu người đàn ông lại có trách nhiệm pha chế thành các nan đan, sau đó cùng với vợ và các con hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm sau khi được hoàn thành người vợ lại có trách nhiệm đem đi bán ở các chợ hoặc rao bán ở các làng trong vùng. Đối với nghề sơn tràng, việc lên rừng hàng ngày để chặt cây, đốn củi, nứa thường do người đàn ông, còn việc bán các sản phẩm thường được giao cho người phụ nữ. Gia đình ở làng Cổ Định còn có chức năng là đơn vị sản xuất kinh tế, nuôi dưỡng và giáo dục con cháu. Trong mỗi gia đình ông bà, cha mẹ đều xem việc giáo dục con cháu là nghĩa vụ thiêng liêng, sự trưởng thành và thành đạt của con cháu là 89 hạnh phúc của cả gia đình và dòng họ. Do vậy, việc giáo dục con cái được tiến hành tử khi trẻ “lên ba”, hay nói cách khác là “dạy con từ thủa còn thơ”. Ngay từ bé, cha mẹ đã dạy con thông qua các câu truyện kể dân gian, những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ, từ cách ứng xử, xưng hô với người trên, người dưới, để ra ngoài đường mọi người đều thấy sự gia phong, lễ phép biết kính trên, nhường dưới. Trong các gia đình, làng xã việc đề cao sự học, ngoài nguyên nhân những người có học để “công thành danh toại”, “vinh thân phì gia”, thì người có học còn biết cách ăn ở, đối xử với ông bà, bố mẹ, vợ con, láng giềng, họ mạc,.. được đúng mực thủy, chung. Làng Cổ Định có nhiều gia đình, dòng họ khoa bảng, nhiều đời nối tiếp nhau ra làm quan được chính sử và gia phả của các dòng họ ghi chép như: Gia đình ông Hứa Duy Đàn (sau đổi họ là Lê) có nhiều người, nhiều đời nối tiếp nhau đỗ đạt như: Cụ tổ đời thứ 8 là Lê Duy Thúc41 dưới triều nhà Trần thi đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức Ngự sử Trung thừa Nhập nội Hành khiển, Chưởng Kim ngư, tước ấm đến Quan Nội hầu. Người em ông tổ đời thứ 8 tên húy là Lê Duy Xứ thi đỗ Tiến sĩ, người em rể là Lê Thân thi đỗ Bảng nhãn. Đến tổ đời thứ 7 tên húy là Vô Trụ thi đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức An phủ sứ lộ Lạng Sơn. Tổ đời thứ 6 tên húy là Hanh Phủ thi đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức Chuyển vận sứ huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội) [29, tr. 66-67]. Ông Doãn Bang Hiến42 thi đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn (1304) làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình hàm Thiếu bảo, được triều đình cử làm Chánh sứ sang nhà Nguyên năm Nhâm Tuất (1322) [59, tr. 4]. Con trai Doãn Bang Hiến là Doãn Định (1312-1363), thi Hương đỗ Tam trường, làm quan đến chức Giám sát Ngự sử. Con trai Doãn Định là Doãn Quyết thi Hương đỗ Tam trường. Con của Doãn Quyết là Doãn Năng sinh năm Canh Ngọ (1390 - ?), thi Hương đậu Tam trường, làm quan Giám Tử, Ông Lê Ngọc Quang thi đỗ Tú Tài năm Mậu Thìn (1868), cùng khoa này con thứ 5 của ông là Lê Ngọc Toản đỗ Cử nhân tên xếp đứng thứ 4. Người cháu là Lê Ngọc Giáp đỗ Cử nhân, người con trai thứ là Lê Ngọc Phiên thi đỗ Nhị trường. 41 Trong số những người thi đỗ ở trên các công trình khoa bảng chỉ ghi Lê Thân được ở sách Đăng khoa lục Thanh Hóa, còn những người khác không thấy ghi chép, ở đây chúng tôi căn cứ vào nội dung Văn bia tại đền thờ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ và đưa ra để tiếp tục nghiên cứu thêm. 42 Doãn Bang Hiến làm quan dưới triều Trần. Các ông trình khoa cử không thấy ghi chép tên ông, ở đây chúng tôi căn cứ vào gia phả của dòng họ Doãn và nêu ra để tiếp tục nghiên cứu thêm. 90 3.4.2. Dòng họ Như tác giả đã trình bày ở chương 2, qua tên gọi của làng Cổ Định như: Chạ Kẻ Nứa, Giáp Cá Na, và hiện vật khảo cổ được phát hiện, các nhà nghiên cứu đều khẳng định đây là vùng cư trú của người Việt cổ. Về thời điểm xuất hiện của các dòng họ ở làng Cổ Định đến nay vẫn chưa có nguồn sử liệu, tư liệu nào ghi chép. Căn cứ vào bài văn tế ở Nghè Giáp, những người có công khai phá, lập làng Cổ Định ban đầu có 10 người thuộc 8 dòng họ Lê, Hứa, Nguyễn, Hoàng, Doãn, Phan, Ngô, Trịnh. Từ nguồn tư liệu khảo cổ học, tư liệu dân gian trên chúng tôi đã tìm hiểu gia phả của các dòng họ, cho thấy từ thế kỷ X-XIII, dưới thời Lý - Trần làng Cổ Định đã có những dòng họ lớn như họ Doãn, họ Lê có người ra làm quan cho triều đình được chính sử ghi chép như: Dòng họ Lê Đình, khởi tổ tính từ cụ Lê Duy Đàn. Gia phả dòng họ cho biết “Từ Lý triều về trước do gia phả bị thất lạc nên không rõ thế nào, chỉ biết bắt đầu từ triều Trần thủy tổ ta mang họ Hứa tên Đàn, sau vì húy quốc tính nên đổi sang họ Lê lấy hiệu là Pháp Giác, có con làm quan triều Trần có công nên cụ Đàn được phong tước Đạo Lục. Vậy nên họ ta tính từ đây” [61]. Cụ Lê Duy Đàn sinh được 3 người con trai, trưởng nam là Lê Duy Gia, hiệu Pháp Chính, làm Đại toát Nữu; Con thứ là Lê Duy Thức, đỗ Tiến sĩ làm quan đến chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu Ngự sử trung thừa nhập nội, tước quan Nội hầu; con thứ là Lê Duy Xử cùng đỗ Tiến sĩ. Cụ Lê Duy Đàn khi mất mộ táng tại đất Cổ Mộc thuộc huyện nhà, sau bị kẻ gian yểm nên chuyển về táng tại xứ Hương Cá Lao, giáp Cá Na (nay là Cổ Định) [61]. Bảng 3.3: Thống kê các dòng họ làng Cổ Định qua địa bạ. STT Họ Số chủ hộ Tỷ lệ % 1 Lê Văn 6 6,7 2 Lê Bật 10 11,2 3 Lê Trọng 5 5,6 4 Lê Viết 5 5,6 5 Lê Đình 13 14,6 6 Lê Khắc 5 5,6 7 Lê Đăng 8 8,9 8 Lê Quốc 3; Lê Thì 2; Lê Xuân 2; Lê Danh 1; Lê Bá 1; Lê Đồng 1; Lê Thị 1. 11 12,2 9 Họ Nguyễn 6 6,7 10 Họ Hứa 9 10,1 91 11 Họ Doãn 5 5,6 12 Họ Đặng 3 3,3 13 Họ Ngọc 1 1,1 Tổng số 89 Hộ 100% Nguồn: Địa bạ xã Cổ Định, Sđd. Dòng họ Doãn, gia phả cho biết là một trong 8 dòng họ có công khai phá và dựng nên Chạ Kẻ Nứa từ thời vua Hùng Vương: “Mộ tổ họ Doãn đặt ở đất Đồn hầu. Đất phát kết nên con cháu học hành thông minh, đỗ đạt và có nhiều người làm quan to, được phong đến tước Hầu” [75, tr. 28]. Khởi tổ của dòng họ tính từ cụ Doãn Đăng Hòa, sống vào thời Lý làm quan đến chức Hàn lâm viện Biên tu ở Quốc sử viện. Á thất là Nguyễn Thị Uyển và sinh ra cụ Doãn Bang Hiến [75, tr. 4]. Dòng họ Doãn Việt Nam có nguồn gốc ở làng Cổ Định, từ đó di sang các vùng ở Thanh Hóa như: Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa và phát triển rộng ra cả nước ở các vùng như: Phương Chiểu (Hưng Yên)43, Đan Phượng (Hà Nội), Nghi Lộc (Nghệ An), Dòng họ Lê khởi tổ tính từ cụ Lê Thân, tước Luật quốc công (1253-1340)44, làm quan dưới thời Trần, ông nội là Lê Ngọ, cha là Lê Mùi, mẹ là người họ Nguyễn. Gia phả dòng họ Lê Đình cho biết Lê Thân là con rể của cụ Lê Duy Đàn, đỗ Bảng nhãn năm Kỷ Hơn (1299) làm quan trải 4 triều vua: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông [61, tr. 8]. Như vậy, muộn nhất thế kỷ thứ XII dòng họ Lê Đình, từ cụ thủy tổ là Lê Ngọ đã có mặt ở vùng đất Cổ Định. 43 Dòng họ Doãn ở Phương Chiểu, Hưng Yên khởi tổ bắt đầu từ Thượng tướng quân Doãn Nỗ (1393 - 1439), ông sinh ở hương Cổ Na (nay là làng Cổ Định). Đầu thế kỷ XV, giặc Minh tàn sát quê hương, Doãn Nỗ tìm đường đến Lam Sơn, tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo ngay từ đầu. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ông là tướng võ có nhiều đóng góp quan trọng như: Trực tiếp cùng một số tướng lĩnh tham gia đội bơi sông để lấy lại hài cốt tổ phụ của Lê Lợi do quân Minh đào để dụ ông ra hàng. Năm 1425, Doãn Nỗ được giao chỉ huy một cánh quân giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa,. Sau cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi Doãn Nỗ tiếp tục ra làm quan, được triều đình ban cho lộc điền tại làng Phương Chiểu (Hưng Yên). Từ làng Hạ Yên Quyết (tên nôm là làng Cót) ông về Phương Chiểu sinh sống. Năm 1439, Doãn Nỗ mất được an táng tại hương ấp làng Phương Chiểu và được nhân dân kính trọng cho xây lăng, dựng miếu thờ. Chi họ Doãn ở Hương Chiểu bắt đầu từ Doãn Nỗ, đến nay đã truyền được 19 đời với gần 600 năm. Năm 1995, Bộ Văn hóa, Thông tin ra quyết định xếp hạng Lăng và Đền thờ Doãn Nỗ là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. 44 Về năm mất của ông vẫn có những ghi chép khác nhau: Theo gia phả dòng họ Lê, Lê Thân sinh năm 1340, Hồ sơ di tích đền thờ cho biết ông sinh năm 1338, ở đây chúng tôi căn cứ theo gia phả của dòng họ. 92 Ngoài các nguồn sử liệu, gia phả của các dòng họ chúng tôi còn dựa vào Địa bạ và nguồn tư liệu điền dã để làm rõ hơn sự hình thành và số lượng các dòng họ có mặt ở Cổ Định đến đầu thế kỷ XIX. Bảng 3.3 thống kê từ Địa bạ xã Cổ Định, căn cứ vào tên họ các chủ hộ được giao ruộng đất chúng tôi thấy ở làng Cổ Định có 6 dòng họ sau: họ Lê (gồm 14 Lê: Lê Văn, Lê Bật, Lê Viết, Lê Trọng, Lê Đình, Lê Khắc, Lê Đăng, Lê Quốc, Lê Thì, Lê Xuân, Lê Danh, Lê Bá, Lê Thì, Lê Đồng); Nguyễn, Hứa, Doãn, Đặng, Ngọc. Trong đó họ Lê45 có 63 hộ, chiếm 70,7% (Các họ Lê có nhiều chủ hộ và chiếm tỷ lệ cao là: Lê Đình có 13 chủ hộ, chiếm 14,6%, Lê Bật có 10 chủ hộ, chiếm 11,2%,). Kế tiếp là họ Hứa có 10 chủ hộ, chiếm 10,1 %; dòng họ Nguyễn có 6 chủ hộ, chiếm 6,7%; dòng họ Doãn có 5 chủ , chiếm 5,6 %; dòng họ Đặng có 3 chủ hộ, chiếm 3,3 %; họ Ngọc có 1 chủ hộ, chiếm 1,1%. Nghiên cứu về các dòng họ qua tư liệu địa bạ chỉ có tính chất tương đối và không thể phản ánh hết được sự có mặt của các dòng họ trong làng xã. Mặt khác, nguồn tư liệu địa bạ chỉ ghi tên họ của các chủ hộ có ruộng đất, nghĩa là những người tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, như tác giả đã trình bày ở chương 2 làng Cổ Định ngoài nghề nông còn nghề đan lát và nghề phụ, hoạt động buôn bán, do vậy có thể còn có những họ khác nhưng chưa được thống kê. Mặt khác, qua nguồn tư liệu gia phả, tư liệu dân gian cho biết làng còn 2 lần bị tàn sát của giặc Ngô (thế kỷ thứ III) và giặc nhà Minh (thế kỷ XV), thì nhiều dòng họ có thể đã phải lẩn trốn đi hoặc cải sang họ khác. Về sự phân bố và định cư của các dòng họ: Theo nghiên cứu thực địa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kinh_te_xa_hoi_va_van_hoa_lang_co_dinh_thanh_hoa_den.pdf
Tài liệu liên quan