Mục lục
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình và biểu đồ vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 7
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử 7
1.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử 7
1.1.2. Khái niệm về hợp đồng điện tử 15
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 17
1.1.4. Phân loại hợp đồng điện tử 19
1.1.5. Cấu trúc của hợp đồng điện tử 24
1.1.6. Cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử 25
1.2. Ký kết hợp đồng điện tử 26
1.2.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng điện tử 26
1.2.2. Chủ thể của hợp đồng điện tử 27
1.2.3. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử 29
1.2.4. So sánh việc ký kết HĐĐT với ký kết hợp đồng truyền thống 43
1.2.5. Điều kiện đảm bảo ký kết hợp đồng điện tử thành công 44
1.3. Thực hiện hợp đồng điện tử 56
1.3.1. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 57
1.3.2. Thanh toán và giao hàng trong thực hiện HĐĐT 64
1.3.3. Vi phạm hợp đồng điện tử và tranh chấp về hợp đồng điện tử 66
1.3.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử 74
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 78
2.1. Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên thế giới 78
2.1.1. Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới 78
2.1.2. Khung pháp luật cho việc ký kết và thực hiện HĐĐT trên thế giới 82
2.1.3. Thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT tại một số nước trên thế giới 91
2.2. Thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT tại Việt Nam 133
2.2.1. Ký kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam 133
2.2.2. Tình hình thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam 145
2.3. Đánh giá về tình hình ký kết và thực hiện HĐĐT tại Việt Nam 155
2.3.1. Một số kết quả đã đạt được trong việc ký kết và thực hiện HĐĐT 155
2.3.2. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại 156
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 164
3.1. Dự báo về sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu về ký kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 164
3.1.1. Việt Nam hội nhập KTQT và dự báo triển vọng phát triển TMĐT đến năm 2020 164
3.1.2. Triển vọng sử dụng hợp đồng điện tử trên thế giới 165
3.1.3 Triển vọng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam 166
3.2. Các giải pháp phát triển nhanh chóng việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam 168
3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ Việt Nam 168
3.2.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp Việt Nam 175
3.3. Một số kiến nghị và đề xuất mô hình ký kết và thực hiện HĐĐT đối với doanh nghiệp 183
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm lưu ý các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử 183
3.3.2. Đề xuất quy trình và mô hình phần mềm ứng dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử của các doanh nghiệp 190
KẾT LUẬN 196
Danh sách các công trình của tác giả liên quan đến luận án i
Tài liệu tham khảo iii
Các phụ lục x
259 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
he Sofware Foundation
Hệ thống mạng: Switch, Router
Cisco, Lucent, JDS Uniphase
Bảo mật: Chữ ký số, mã hóa
VeriSign, Check point, Entrust, RSA
Phần mềm hệ thống thương mại điện tử B2B, B2C
IBM, MicroSoft, Ariba , BroadVision, BEA systems
Các ứng dụng truyền tải đa phương tiện
Real Networks, Microsoft, Apple, Audible
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Oracle, SAP, E.piphany
Thanh toán điện tử
VeriSign, Paypal, Cybersource
Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu
Oracle, Microsoft, Sybase, IBM
Dịch vụ lưu trữ
Interland, IBM, Weblnellect, Quest
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Với sự khuyến khích và phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm phục vụ thương mại điện tử đến các hệ thống và giải pháp hỗ trợ ký kết và thực hiện HĐĐT, Hoa Kỳ đã nhanh chóng thúc đẩy việc ứng dụng HĐĐT trong giao dịch thương mại.
(2). Tình hình thực hiện HĐĐT tại một số doanh nghiệp Hoa Kỳ
Hoa Kỳ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành hàng phù hợp với TMĐT và HĐĐT triển khai ứng dụng giao dịch, ký kết và thực hiện HĐĐT. Điển hình là các lĩnh vực như bất động sản, du lịch được khuyến khích đi đầu trong ứng dụng giao dịch điện tử (Xem phụ lục 15). Với chính sách khuyến khích sử dụng HĐĐT trong các lĩnh vực, Hoa Kỳ đã nhanh chóng dẫn đầu về ứng dụng HĐĐT trong kinh doanh bất động sản, điển hình là các công ty RealEstate, ZipReality, Rent và Apartment. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng là điển hình thành công trong ứng dụng HĐĐT với các mô hình như Expedia, Travelocity, Orbitz, Cheaptickets và Hotels.com. Về giao dịch điện tử B2B, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng nhanh chóng thành lập và ứng dụng HĐĐT trong các sàn giao dịch điện tử ở các ngành hàng khác nhau như: phân phối (Grainger, Partstore.com), mua sắm trực tuyến (Ariba, Perfectcommerce), thực phẩm (Farms.com, Foodtrader). Phần này phân tích một số doanh nghiệp điển hình tại Hoa Kỳ đã triển khai thành công việc thực hiện các hợp đồng điện tử.
i. Thực hiện hợp đồng điện tử tại Google (Ad Words)
Google đã triển khai hoạt động quảng cáo trực tuyến thông qua đó các khách hàng có thể đăng quảng cáo và sử dụng search của Google. Mỗi khi khách hàng thực hiện các hoạt động tìm kiếm của Google có liên quan đến quảng cáo, quảng cáo sẽ được hiện thị tại những vị trí ưu tiên trên website của google. Đồng thời những quảng cáo này còn được hiển thị trên các website liên kết với google như amazone, AT&T, Netscape, T-Online… Thứ tự ưu tiên của những quảng cáo dựa trên mức phí mà người đăng quảng cáo đề nghị trả cho google tính trên mỗi lần khách hàng kích vào quảng cáo. Trong quá trình sử dụng dịch vụ quảng cáo này của google khách hàng phải ký kết một hợp đồng điện tử thông qua quá trình tự động trên website của google tại địa chỉ Google Adwords. (Xem hình 2.9)
Hình 2.9. Minh họa HĐĐT trên Goodle Adwords
Nguồn: www.google.com
ii. Thực hiện hợp đồng điện tử tại FreshDirect
FreshDirect là một trong những thành công điển hình về bán hàng tiêu dùng trực tuyến tại NewYork, Hoa Kỳ. Tính đến năm 2008. FreshDirect trên 160 khu vực tại NewYork và những vùng lân cận. Tính từ khi thành lập năm 2002 đến cuối năm 2008 công ty này với số doanh thu ban đầu là 120 triệu USD và 30.000m2 mặt bằng. FreshDirect đã thực hiện hơn 6 triệu đơn đặt hàng, trung bình mỗi ngày 3 nghìn đơn đặt hàng trực tuyến. Doanh số trung bình năm 2008 đạt 240 triệu USD. Mỗi đơn đặt hàng trị giá từ 79-95 USD. Ngày cao điểm công ty xử lý 40 nghìn đơn đặt hàng trực tuyến. Số lượng khách hàng thường xuyên là 250 nghìn người. Tuy nhiên đây là một hoạt động kinh doanh phức tạp với nhu cầu khách hàng đặt ra và đặc thù của hàng hóa tiêu dùng dễ hư hỏng nên khả năng mở rộng thị trường ra khỏi thành phố NewYork là rất khó khăn [63].
iii. Thực hiện hợp đồng điện tử tại trên sàn giao dịch B2B của Walmart
Wallmart đã xây dựng sàn giao dịch tư nhân lớn nhất thế giới để giao dịch với các nhà cung cấp và theo dõi việc tiêu thụ hàng hóa, tình trạng giao hàng cũng như lượng hàng trong kho. Ban đầu sử dụng công nghệ EDI và tiến tới sử dụng công nghệ web. Ngược lại với mô hình này, Sears và các nhà bán lẻ khác trên khắp thế giới cũng liên kết để xây dựng sàn giao dịch trong ngành bán lẻ, với tên gọi là Agentrics với sự tham gia của 25 công ty bán lẻ hàng đầu thế giới, 200 nhà cung cấp và doanh số khoảng 1,2 nghìn tỉ USD năm 2008. Trên sàn giao dịch này các công ty có thể lập kế hoạch, thương lượng đàm phán, ký kết hợp đồng điện tử với hơn 30 nghìn mặt hàng. [58]
iv. Thực hiện hợp đồng điện tử trên sàn giao dịch B2B của Volkswagen
Thay vì tham gia vào hệ thống sàn giao dịch điện tử Covisint, do 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu là Ford, General motors, và DaimlerChrysler, Volkswagen quyết định sàn giao dịch điện tử của riêng mình với lý do là không phải thay đổi quy trình kinh doanh và có thể kiểm soát được các đối tác tham gia vào sàn này. Đến nay VW đã tiến hành trên 90% giao dịch mua sắm linh kiện để sản xuất ô tô trên sàn này. VW có thể sử dụng trên 30 quy trình kinh doanh từ yêu cầu chào hàng (Request for Quotation - RFQ) thương lượng hợp đồng, đặt hàng theo catalogue, quản lý đơn hàng, quản lý sản xuất, thanh toán. VW đã sử dụng công nghệ và giải pháp của một số nhà cung cấp giải pháp thương mại hàng đầu bao gồm: Ariba, IBM, i2 Technologies. Tính đến tháng 10/2007, catalogue trực tuyến của VW đã có 2,1 triệu sản phẩm, từ 530 nhà cung cấp trên khắp thế giới. Trong hệ thống có 14.200 người sử dụng thường xuyên đã tiến hành 1,2 triệu giao dịch điện tử với tổng trị giá 486 triệu USD. Trong năm 2007 hệ thống đã xử lý 3.300 hợp đồng điện tử, với sự tham gia của 6.850 công ty có tổng trị giá 17,4 tỉ USD. Với hệ thống giao dịch điện tử này, VW đã tiết kiệm chi phí mua sắm nguyên liệu trung bình khoảng 122 triệu USD/năm. [72],[59]
v. Hệ thống thực hiện HĐĐT trên phạm vi toàn cầu của HP
Hewlett-Packard (HP) đã xây dựng một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trên nền tảng web để tổ chức thực hiện các hợp đồng điện tử từ phía khách hàng hoặc các nhà phân phối. Những hợp đồng điện tử được tiếp nhận từ hệ thống đặt hàng điện tử của HP và được chuyển tiếp đến hệ thống sản xuất và phân phối. Từ đó các hợp đồng điện tử được phân tích rồi chuyển đến các đối tác của HP để thực hiện trong đó điển hình là Synnex tại Fremont, California. Tại Synnex, máy tính sẽ kiểm tra các hợp đồng điện tử và phân tích để đảm bảo rằng những sản phẩm máy tính đó có thể sản xuất được. Sau đó hợp đồng được chuyển tiếp đến hệ thống kiểm soát sản xuất để tiến hành lắp ráp. Tại đó, máy tính sẽ được lắp ráp, mã hóa (bar-coded), đóng hộp, dán nhãn và vận chuyển đến khách hàng. Quá trình phân phối được quản lý và kiểm tra thông qua hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của HP, hệ thống này được kết nối trực tiếp đến một số đối tác như: Airborne Express, Federal Express, và UPS. Thời gian trung bình để thực hiện một đơn hàng là 48 giờ. Với quy trình này, Synnex và HP đã loại bỏ được việc lưu trữ các máy tính trong kho, giảm thời gian thực hiện đơn hàng từ một tuần xuống 48 giờ, và đặc biệt là giảm những sai sót trong cấu hình sản phẩm. Theo Synnex Corporation và HP (2008), mô hình này đã được mở rộng thành hệ thống TMĐT B2B toàn cầu cho phép quản lý và thực hiện các hợp đồng điện tử cho các khách hàng lớn của HP. Hệ thống này cung cấp 10 ngôn ngữ khác nhau và được vận hành tại hơn 200 nước.
vi. Một số sàn giao dịch TMĐT B2B điển hình tại Hoa Kỳ
Một trong những ưu điểm, lợi thế điển hình của các sàn giao dịch TMĐT B2B đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là các sàn giao dịch TMĐT kết nối số lượng lớn người mua và người bán, trong các ngành hàng khác nhau. Qua đó, tạo sự cạnh tranh lành mạnh để có thể mua được với mức giá tốt và hàng hóa với chất lượng cao hơn. Giao dịch điện tử được tự động hóa, chính xác với chi phí thấp hơn. Thông qua những sàn giao dịch TMĐT B2B các doanh nghiệp có thể đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử một cách dễ dàng, điển hình là một số sàn giao dịch điện tử B2B như: Grainger, Staples, Foodtrader, Farms, Exostar, Dairy…
- Một sàn giao dịch TMĐT B2B thành công điển hình trong thương mại quốc tế là Globle Wine & Spirits (GWS). GWS được thành lập năm 1999 và tiến hành giao dịch điện tử vào tháng 5 năm 2001. Sàn giao dịch này kết nối hơn 5000 công ty trong ngành rượu tại trên 100 nước.
- Agentrics được thành lập năm 2000 với tên gọi GlobleNetXchange (GNX) bởi 8 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới bao gồm: Sears, Carrefour, Coles Myer, KarstadtQuelle, Kroger, MetroAG, Pinault,-Printemps, Redoute, và Sainsbury. Năm 2005, GNX sát nhập với WorldWide Retail Exchange và đổi tên thành Agentrics. Sàn giao dịch TMĐT này tập trung vào hoạt động đấu thầu và các dịch vụ liên quan đến ngành bán lẻ. Với sự hỗ trợ của 45 nhà bán lẻ và cung cấp hàng đầu thế giới với doanh số trên 1.000 tỷ USD (Theo Agentrics 2008).
- Các sàn giao dịch TMĐT B2B chuyên cho từng ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành các giao dịch điện tử giữa các giao dịch trong ngành hàng đó. Thay vì trả phí để tham gia vào các sàn giao dịch điện tử đa ngành, các doanh nghiệp đi đầu trong mỗi ngành hàng có xu hướng liên kết để tự xây dựng các sàn giao dịch chuyên ngành, điển hình như: Exostar (ngành hàng không), SupplyOn (ngành ô tô), Elemica, RubberNetwork (ngành hóa chất), MuniCenter (ngành tài chính), Avendra (ngành du lịch), GHX – Globle Healthcare Exchange (ngành y tế), Quadrem (kim loại), OceanConnect, Transplace (ngành vận tải), TheSeam (ngành dệt). Exostar là một sàn giao dịch TMĐT B2B chuyên ngành hàng không được thành lập bởi BEA System, Boeing, Lookeed Martin, Raytheon và Rolls-Royce. Theo Exostar (2008), trong năm 2007 đã thu hút sự tham gia của 40.000 doanh nghiệp thành viên, xử lý trên 10 triệu giao dịch với tổng giá trị 38.5 tỷ USD.
- Quadrem là một sàn giao dịch TMĐT B2B trong ngành mỏ, khoáng chất và kim loại. Quadrem được xây dựng bởi 14 thành viên vào năm 2000 trong đó bao gồm những công ty hàng đầu thế giới trong ngành như: Acola, DeBeers, và Phelps Dodge. Theo Quadrem International Ltd (2008), sàn giao dịch này đã thu hút sự trên 55.000 người bán và 1.100 người mua trên khắp thế giới và xử lý các đơn đặt hàng điện tử với tổng giá trị trên 17 tỷ USD trong năm 2008.
2.1.3.2. Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại EU
(1). Thực trạng ký kết HĐĐT tại EU
i. Thực trạng khung pháp luật của EU về ký kết HĐĐT
- Đã ban hành Chỉ thị số 1999/93/EC của EU về Chữ ký điện tử
Ngày 13/12/1999, Nghị viện châu Âu đã ban hành Chỉ thị số 1999/93/EC về khung pháp lý cho hợp đồng điện tử. Đây là văn bản quan trọng về áp dụng chữ ký điện tử trong khuôn khổ các nước thành viên EU. Chỉ thị nhấn mạnh giá trị pháp lý của chữ ký điện tử tương tự chữ ký truyền thống trên giấy. Ngoài phần giới thiệu về nội dung, quá trình hình thành và tinh thần chung, Chỉ thị gồm 15 điều và 4 phụ lục. Chỉ thị có bốn nội dung liên quan trực tiếp đến hợp đồng điện tử, bao gồm:
a. Chữ ký điện tử: Chỉ thị này đã nêu rõ khái niệm về chữ ký điện tử. “Chữ ký điện tử là các dữ liệu điện tử được gắn kèm hoặc đi kèm một cách lô gíc với các thông điệp dữ liệu với vai trò công cụ xác thực”. Chỉ thị đồng thời chỉ rõ để đảm bảo vai trò công cụ xác thực chính xác, chữ ký điện tử cần đáp ứng bốn điều kiện của chữ ký điện tử an toàn, bao gồm: (i). Gắn kết duy nhất với người ký; (ii). Có khả năng xác định người ký; (iii). Được tạo ra qua các phương tiện mà người ký có thể tự mình kiểm soát và (iv). Được gắn kết với thông điệp dữ liệu cần ký nhằm đảm bảo mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau khi ký đều có thể bị phát hiện [51, Điều 2, mục 1, 2].
b. Công nghệ của chữ ký điện tử: Chỉ thị cũng khẳng định rõ việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử không kể đến mức độ phức tạp của công nghệ được sử dụng để tạo ra chữ ký điện tử đó. Cụ thể Chỉ thị quy định rằng “các nước thành viên phải đảm bảo rằng chữ ký điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị pháp lý và giá trị làm bằng chứng trong các tranh chấp chỉ vì duy nhất các nguyên nhân như: chữ ký đó là dưới dạng điện tử; chữ ký không được tạo ra bởi một chứng thư an toàn; chữ ký không được tạo ra bởi một chứng thư an toàn của một nhà cung cấp có uy tín; chữ ký không được tạo ra bởi thiết bị tạo chữ ký an toàn” [51, Điều 5].
c. Trách nhiệm các bên liên quan: Chỉ thị cũng đặt ra các nguyên tắc về trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Theo đó, các nước thành viên cần quy định về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm: (i). Sự chính xác đối với các thông tin trên chứng thư điện tử; (ii). Tại thời điểm cấp chứng thư, người được cấp chứng thư nắm giữ dữ liệu tạo chữ ký phù hợp với dữ liệu dùng để xác thực chữ ký hoặc được xác định trong chứng thư; (iii). Trách nhiệm đảm bảo dữ liệu tạo chữ ký và dữ liệu xác thực chữ ký phù hợp với nhau [51, Điều 6].
d. Chữ ký điện tử có yếu tố nước ngoài: Bên cạnh đó, Chỉ thị này cũng đưa ra một số quy định về những điều kiện để chấp nhận những chữ ký điện tử của quốc tế, được tạo ra bởi các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại các nước nằm ngoài Liên minh châu Âu. Theo đó, các chứng thư điện tử quốc tế sẽ được chấp nhận nếu: (i). Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử đáp ứng các yêu cầu trong Chỉ thị; (ii). Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong Liên minh châu Âu đáp ứng các điều kiện trong Chỉ thị đảm bảo cho chứng thư đó; (iii). Chứng thư hoặc nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử được công nhận theo các thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa nước Liên minh châu Âu và nước sở tại [51, Điều 7].
Với những nội dung trên, có thể thấy rõ mục đích của Chỉ thị về Chữ ký điện tử của EU là thúc đẩy việc sử dụng chữ ký điện tử và góp phần tăng cường nhận thức của người sử dụng về chữ ký điện tử. Chỉ thị này là một trong số những nguồn luật đầu tiên tại châu Âu góp phần thiết lập khung pháp lý khá rõ ràng, cụ thể và thống nhất cho việc sử dụng chữ ký điện tử cũng như những điều kiện đảm bảo độ tin cậy cho những chữ ký điện tử trong giao dịch thương mại điện tử nói chung và trong giao kết hợp đồng điện tử nói riêng.
- Đã ban hành Chỉ thị số 2000/31/EC về Thương mại điện tử
Năm 2000, EU tiếp tục ban hành Chỉ thị số 2000/31/EC về Thương mại điện tử. Chỉ thị này đã đưa ra những quy định về nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc thúc đẩy thương mại điện tử và ứng dụng hợp đồng điện tử. Chỉ thị gồm 4 chương, 24 điều, trong đó Chương 1 gồm những quy định chung, gồm 3 điều quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng, các khái niệm và thị trường nội khối. Chương 2 gồm 13 điều, từ điều 3 đến điều 15, quy định về các yêu cầu đối với thông điệp dữ liệu điện tử, các giao dịch thương mại điện tử, hợp đồng điện tử và trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ. Chương 3 gồm 5 điều, từ điều 16 đến điều 20, quy định về điều kiện áp dụng, giải quyết tranh chấp và phạt. Chương 4 gồm 4 điều, từ điều 21 đến điều 24, quy định về việc triển khai áp dụng chỉ thị và thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Chỉ thị. Chỉ thị này ra đời góp phần thúc đẩy thương mại điện tử và hợp đồng điện tử tại châu Âu thông qua việc quy định cụ thể về nghĩa vụ các nước thành viên và những nội dung liên quan đến hợp đồng điện tử.
Về thúc đẩy việc sử dụng HĐĐT, Chỉ thị này quy định các quốc gia thành viên phải rà soát lại các quy định pháp lý của mình để loại bỏ những quy định còn hạn chế đối với việc sử dụng các phương tiện điện tử trong giao kết hợp đồng. Nguyên tắc quan trọng này được quy định cụ thể tại mục số 34 [53] như sau: “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo sửa đổi hoặc xây dựng hệ thống pháp luật của mình để không cản trở việc giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử”. Bằng việc quy định cụ thể như vậy, các quốc gia thành viên phải rà soát lại, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định về thương mại điện tử, theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là giao dịch và ký kết hợp đồng điện tử. Như vậy, các bên tham gia hợp đồng điện tử trong phạm vi EU có cơ sở pháp lý để tin rằng hợp đồng điện tử họ sử dụng có đầy đủ giá trị pháp lý.
Về ký kết và thực hiện HĐĐT, Chỉ thị dành Chương 2 gồm 3 điều, từ điều 9 đến điều 11 quy định về Hợp đồng điện tử. Theo đó, khi ký kết hợp đồng điện tử, người cung cấp phải đưa ra những thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về các bước để tiến tới hợp đồng, các biện pháp kỹ thuật để xác định và sửa những lỗi trong quá trình nhập dữ liệu trước khi hình thành hợp đồng [53, Điều 10]. Để hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh do sử dụng thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử, Chỉ thị này cũng quy định rõ trách nhiệm của người cung cấp. Cụ thể, ngay khi nhận được đặt hàng, người cung cấp phải xác nhận đơn hàng bằng phương tiện điện tử. Việc nhận được đơn hàng cũng được quy định rõ là khi người nhận trong địa chỉ có khả năng truy cập được thông điệp dữ liệu đó [53, Điều 11].
Chỉ thị số 2000/31/CE đã đưa ra những quy định về nguyên tắc cũng như những vấn đề cụ thể cho hoạt động thương mại điện tử và ký kết hợp đồng điện tử. Đây là khung pháp lý chung ban đầu tại EU đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ và ứng dụng hợp đồng điện tử trong khu vực EU.
ii. Một số chương trình điển hình của EU khuyến khích việc ký kết HĐĐT
Trong những năm gần đây một số thành viên EU, điển hình là Đức, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… đã thực hiện những chương trình, sáng kiến để thúc đẩy GDĐT trong các ngành hàng cụ thể. Mục tiêu chính của các chương trình này là củng cố, đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào giao dịch điện tử. Một trong những yếu tố thành công của chương trình này là xác định đúng ngành hàng để tập trung hỗ trợ phát triển TMĐT. Các chương trình hỗ trợ vào lĩnh vực sản xuất đặc biệt là ngành dệt và sản xuất ô tô và đã có những thành công nhất định. Bên cạnh đó các chương trình hỗ trợ ngành bán lẻ và dịch vụ nhằm tiếp tục thúc đẩy và phát triển TMĐT tại EU.
Hình 2.10. Ứng dụng TMĐT trong một số ngành hàng tại EU và Hoa Kỳ
Nguồn: e-Business report, EU, 2008
Các nước thành viên tiếp tục triển khai các chương trình trọng điểm nhằm hỗ trợ vào từng ngành hàng trong thời gian tới. Những chính sách của EU tập trung vào một số hoạt động như sau:
- Nâng cao kỹ năng quản lý về TMĐT: Các chính sách nhằm tăng cường hỗ trợ và tập trung sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả các nguồn lực về CNTT trong các doanh nghiệp. Bên cạnh những kiến thức về CNTT, các nhà quản lý cũng nên có những kỹ năng về chiến lược đầu tư, quản trị dự án liên quan đến CNTT.
- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT: Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch và lộ trình cụ thể, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nhiệp vừa và nhỏ được ưu tiên ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên cần có đề án, chương trình, kế hoạch và mục tiêu cụ thể.
- Tập trung trao đổi dữ liệu giữa các ngành hàng. Ưu thế của GDĐT so với giao dịch trên giấy là khả năng tự động hóa xử lý dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu được trao đổi giữa các doanh nghiệp.
- Tăng cường hợp tác: Trên cơ sở chia sẻ tri thức và hợp tác, khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp trong ngành và với các ngành khác nhau.
Hình 2.11. Ứng dụng CNTT và GDĐT trong ngành thép tại EU
Nguồn: e-Business report, EU, 2008
Một số chương trình điển hình nhằm thúc đẩy việc ký kết HĐĐT:
- Chương trình DDTA (DDTA – Digital Districts in the Textile and Clothing Sector) được triển khai tại Italy với sự quản lý tập trung từ chính phủ đến các địa phương cho phép phối kết hợp một cách có hiệu quả và thuận tiện giữa các doanh nghiệp trong toàn ngành dệt may của Ý.
- Chương trình ALFA – Improvement of Business Relations in the Automotive Industry được triển khai tại Pháp với mục đích kết nối các nhà sản xuất trong ngành ô tô nhằm đưa toàn ngành vượt lên vị trí dẫn đầu khu vực và thế giới.
- Chương trình eSLOG: e-Commerce in the Slovene Economy. Đây là chương trình nhằm chuẩn hóa các chứng từ điện tử trong giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tại Slovenia.
- Chương trình Building Smart tại Norway tập trung vào việc ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT với sự tham gia của các trường, viện nghiên cứu và các bộ ngành liên quan.
- Chương trình TASK – Programme for Establishing Software Supply Chains tại Cộng hòa Liên bang Đức, tập trung xây dựng các ứng dụng cho chuỗi cung ứng phần mềm với sự tham gia của 20 trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty hàng đầu [56].
iii. Thực trạng về kỹ thuật để ký kết hợp đồng điện tử tại EU
Để từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của TMĐT nói chung và HĐĐT nói riêng, EU đã triển khai sáng kiến châu Âu về xã hội thông tin với mục tiêu thiết lập cơ sở hạ tầng với sự phát triển đồng bộ tại EU. Mục tiêu cụ thể của sáng kiến này là giúp EU đến năm 2010 chuyển sang kỷ nguyên của xã hội thông tin mà ở đó nền kinh tế số với những ứng dụng thành tựu của CNTT&TT được khai thác triệt để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của EU. Sáng kiến xã hội thông tin (Information Society 2010) viết tắt là i2010 của EU đưa ra 3 chính sách lớn, bao gồm:
- Tạo một thị trường duy nhất và đồng bộ về thông tin và truyền thông;
- Tập trung 80% đầu tư của EU cho những nghiên cứu liên quan đến CNTT và truyền thông hướng tới đầu tư 3% GDP của EU cho những nghiên cứu và phát triển cho CNTT và truyền thông.
- Khuyến khích mọi sự tham gia của mọi người và sự phát triển của CNTT tại châu Âu.
Bảng 2.5. Tăng trưởng về dịch vụ CNTT tại EU
Đơn vị: %
Các loại dịch vụ
Tỷ trọng trong toàn ngành
Mức độ tăng trưởng
Phần mềm và dịch vụ IT
31
5,8
5,7
5,9
Dịch vụ viễn thông
45
3,5
2,3
1,4
Nguồn: EITO, 2007, Singapore ICT report
Với sáng kiến i2010 tập trung đầu tư cho lĩnh vực CNTT và truyền thông, EU đã hoàn thành việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại về thông tin và truyền thông phục vụ cho sự phát triển CNTT và truyền thông. Từ đó, các dịch vụ về CNTT&TT đã phát triển mạnh, tạo nên cơ sở hạ tầng CNTT để triển khai các giao dịch TMĐT. Theo báo cáo, lĩnh vực CNTT&TT là một trong những lĩnh vực phát triển nhất của EU với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân toàn khu vực.
Từ bảng 2.5 có thể thấy, hai lĩnh vực quan trọng nhất của CNTT&TT đã được phát triển tốt tại EU. Bên cạnh đó các dịch vụ về GDĐT cũng được phát triển tạo ra 35% giá trị thặng dư cho toàn bộ ngành CNTT&TT tương đương 1,8% GDP của toàn EU. Bên cạnh đó lĩnh vực phần mềm và CNTT với tốc độ lên tới 5,4% đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ (6,3%). Như vậy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực liên quan đến CNTT&TT đã góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho TMĐT. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành GDĐT và HĐĐT.
Bên cạnh đó, tương tự Hoa Kỳ, EU cũng tập trung phát triển đồng bộ bốn hoạt động quan trọng tác động trực tiếp đến GDĐT là: cơ sở hạ tầng, mua sắm trực tuyến, bán hàng trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp (Xem hình 2.12). Đồng thời, EU đã triển khai các dự án tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu các ứng dụng cho TMĐT và triển khai các dự án chuyên sâu về hợp đồng điện tử, cụ thể như sau:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT: EU đã đầu tư phát triển nhanh chóng các dịch vụ liên quan đến CNTT&TT, từ đó tạo cơ sở để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng một cách hệ thống và hiện đại cho các nước thành viên EU. Đây là nền tảng để thúc đẩy phát triển TMĐT.
Hình 2.12. Các yếu tố hỗ trợ giao dịch điện tử
Nguồn: EITO ( 2007), Singapore ICT report
- Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng: EU đã đầu tư có chiều sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển vào lĩnh vực CNTT&TT. Đây là một trong 3 trọng tâm của sáng kiến i2010. Liên minh châu Âu đã chi 1,9% GDP của mình cho hoạt động R&D về ICT. Ước tính đến năm 2010 vốn đầu tư cho hoạt động R&D về ICT sẽ đạt 2,6% GDP tiến gần đến 3% GDP mà sáng kiến i2010 đề ra.
- Phổ cập Internet: dịch vụ internet băng thông rộng đã được triển khai trên toàn EU, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia GDĐT. Năm 2006, tỷ lệ kết nối internet băng thông rộng trong toàn EU đạt 20,1 triệu thuê bao tăng gần 80% so với năm 2004 (12,5 triệu thuê bao). Đây là cơ sở để mọi người dân châu Âu cũng như các doanh nghiệp có điều kiện triển khai và tham gia các hoạt động TMĐT cũng như giao dịch và ký kết hợp đồng điện tử.
- Khuyến khích các doanh nghiệp giao dịch điện tử: EU là khu vực có tỷ lệ kết nối internet cao trên thế giới. Năm 2006, 93% doanh nghiệp của 25 nước thành viên EU đã kết nối và sử dụng internet trong giao dịch của mình. Các doanh nghiệp EU đã sử dụng TMĐT như một công cụ hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh. Trong đó dịch vụ Ngân hàng điện tử được sử dụng hàng đầu với tỷ lệ 76%. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia việc giao dịch mua bán đạt 40%. Đồng thời số lượng doanh nghiệp kết nối tự động với các đối tác tự động GDĐT với đối tác đạt 14%. (Xem hình 3.10)
Hình 2.13. Mức độ sử dụng CNTT&TT trong các doanh nghiệp EU
Nguồn: Eurostat, Community Survey on ICT use on Enterprise, 2006
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của CNTT&TT, với định hướng và sự đầu tư mạnh cho lĩnh vực này, các doanh nghiệp, cá nhân tại EU ngày càng tham gia sâu rộng vào TMĐT. EU đã xây dựng đ