MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15
1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập 15
1.2. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ 22
1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 33
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 37
2.1. Đặc điểm hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 37
2.2. Lý luận về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 54
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 68
Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 80
3.1. Tổ chức nghiên cứu 80
3.2. Phương pháp nghiên cứu 92
3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 105
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 109
4.1. Thực trạng kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 109
4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 142
4.3. Biện pháp tâm lý sư phạm phát triển kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 147
4.4. Thực nghiệm tác động 155
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
PHỤ LỤC 178
234 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường Đại học Công an nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉnh hoạt động học tập của mình cho phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện, hoàn cảnh thực tế. ĐTB kỹ năng này là 3,27 và ĐLC = 0,54; xếp thứ bậc 2. Điều đó chứng tỏ các em đã có kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ trung bình.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, sinh viên thực hiện kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC là kém nhất (ĐTB=3,07; ĐLC=0,44). Thực tế cho thấy, sinh viên ít khi thực hiện hoạt động lập kế hoạch học tập theo HCTC, hầu như các em chỉ đặt ra mục tiêu học tập chứ chưa quan tâm đến việc làm thế nào để đạt mục tiêu đó. Trong khi đó, bản chất của hoạt động học tập theo HCTC là tự học, chính vì thế mà người học cần lập ra một kế hoạch học tập phù hợp với bản thân mình. Hơn nữa, việc lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ có nhiều điểm khác biệt so với học tập theo niên chế. Khi học tập theo niên chế đa phần sinh viên chỉ xác định những công việc cần thực hiện và sắp xếp lịch trình thực hiện các công việc. Song, học tập theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chủ động trong việc đăng ký môn học, lựa chọn môn nào học trước, môn nào học sau, dự kiến số tín chỉ cần phải tích lũy trong mỗi học kỳ, mỗi năm học.
Một trong những nguyên nhân khiến sinh viên thực hiện kỹ năng này chưa hiệu quả là do hiện nay các nhà trường mới chỉ giới thiệu cho sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ ở tuần sinh hoạt ngoại khóa, nhưng thời lượng chưa nhiều, nhiều khái niệm mới trừu tượng nên sinh viên cần có thời gian trải nghiệm thực tế để tìm hiểu dần.
Kết quả khảo sát trên hoàn toàn phù hợp với kết quả giải bài tập tình huống của sinh viên.
Bảng 4.2. Kết quả giải bài tập tình huống học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND
TT
Biểu hiện
ĐTB
ĐLC
1
Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC
2,91
0,56
2
Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC
3,18
0,54
3
Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC
3,01
0,58
ĐTB chung
3,04
0,46
Bảng 4.2 cho thấy sinh viên giải các bài tập tình huống thuộc kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC tốt nhất (ĐTB=3,18; ĐLC=0,54). Tiếp đến là kết quả giải bài tập tình huống thuộc kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC (ĐT=3,01; ĐLC= 0,58). Các bài tập khảo sát kỹ năng lập kế hoạch học tập được sinh viên thực hiện kém nhất (ĐTB=2,91; ĐLC=0,56). Trên cả ba nhóm bài tập tình huống, độ lệch chuẩn tương đối thấp, cho thấy không có nhiều sự khác biệt trong cách xử lý của sinh viên (Xem phụ lục 14).
Kết quả khảo sát của sinh viên có sự thống nhất với kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên. Tuy nhiên, ĐTB chung và ĐTB của từng kỹ năng trong đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và quản lý học viên thấp hơn kết quả tự đánh giá của sinh viên. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.3: So sánh đánh giá của sinh viên với đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên về KNHT theo HCTC
TT
Biểu hiện
Sinh viên
Giảng viên, CBQL
ĐTB
ĐLC
ĐTB
ĐLC
1
Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC
3,07
0,44
2,96
0,23
2
Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC
3,34
0,45
3,26
0,30
3
Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC
3,27
0,54
3,11
0,47
ĐTB chung
3,23
0,42
3,11
0,29
Bảng trên cho thấy, mặc dù kết quả khảo sát của sinh viên có sự thống nhất với kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên. Tuy nhiên, đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và quản lý học viên thấp hơn kết quả tự đánh giá của sinh viên. Một trong những nguyên nhân của kết quả này là do sinh viên thường tự tin về bản thân mình, một số khác còn thiếu kinh nghiệm trong tự đánh giá nên các em thường đánh giá bản thân mình cao hơn. Hơn nữa, khi giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên đánh giá sinh viên thường dựa trên những tiêu chí, tiêu chuẩn và những quy định cụ thể nên đôi khi kết quả đánh giá có khắt khe hơn so với tự đánh giá của sinh viên.
Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy, các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có mối tương quan với nhau. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:
KN lập kế hoạch học tập
KN điều chỉnh HĐHT
KN thực hiện HĐHT
0,684**
0,783**
0,620**
Sơ đồ 4.1: Tương quan giữa các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND
Sơ đồ trên cho thấy giữa các KNHT theo HCTC có mức độ tương quan thuận và mạnh. Nghĩa là khi sinh viên thực hiện tốt một trong các kỹ năng này sẽ có thể thực hiện tốt các kỹ năng còn lại. Trong đó, giữa kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC và kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC có mức độ tương quan mạnh nhất (r=0,684**), tiếp theo là tương quan giữa kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC và kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC (r=0,783**). Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC và kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC có mối tương quan thấp hơn các kỹ năng còn lại (r=0,620**). Như vậy, muốn phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên cần phát triển đồng bộ các kỹ năng học tập thành phần.
4.1.1.2. So sánh kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của các nhóm sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
Theo kết quả học tập:
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có sự khác nhau theo kết quả học tập. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê bởi kết quả kiểm định One - way ANOVA với sig = 0,00 (p<0,05) (Xem phụ lục 8.2.1). Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1: So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo kết quả học tập
Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên có học lực giỏi có kỹ năng học tập tốt nhất (ĐTB = 3,39) tiếp đến là sinh viên có học lực Khá (ĐTB = 3,37), còn sinh viên có học lực Yếu - kém thì có kỹ năng học tập thấp nhất (ĐTB = 2,22). Điều này cho thấy, kết quả học tập và KNHT có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, để có kết quả học tập tốt, sinh viên cần có các KNHT, và khi sinh viên có KNHT thì kết quả học tập sẽ tốt lên. Ngược lại nếu sinh viên không có KNHT tốt thì kết quả học tập sẽ không cao, hay nói cách khác những sinh viên có kết quả học tập thấp là những sinh viên chưa có KNHT.
Theo giới tính:
So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cho thấy có sự khác nhau theo giới tính. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.2: So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo giới tính
Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên nữ thực hiện các kỹ năng học tập tốt hơn nam sinh viên (ĐTB là 3,38 so với 3,21), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê bởi kết quả kiểm định Independent Samples Test với sig = 0,000 (p<0,05) (Xem phụ lục 8.2.2). Điểm khác biệt theo giới này do hai lý do: Thứ nhất, theo lý giải của một số chuyên gia là do định khuôn giới. Theo đó, nữ thường tỉ mỉ, cẩn thận hơn so với nam. Thứ hai, do đặc thù công việc của ngành công an, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào đối với nữ giới ở các học viện, trường đại học CAND rất thấp (tối đa 10% chỉ tiêu tuyển sinh), dẫn đến điểm đầu vào đối với nữ cao hơn rất nhiều so với nam. Các nữ sinh viên trúng tuyển tại các học viện, trường đại học CAND đều là những học sinh có học lực tốt ở bậc phổ thông, đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, có sự chọn lọc cao hơn so với nam giới, do đó kỹ năng học tập cũng có sự khác biệt.
Theo năm đào tạo:
Qua khảo sát chúng tôi còn thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND còn có sự khác nhau theo năm đào tạo. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3: So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND dân theo năm đào tạo
Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên năm thứ ba có KNHT tốt nhất (ĐTB= 3,36) tiếp đến là sinh viên năm thứ hai (ĐTB = 3,28), còn sinh viên năm thứ nhất có KNHT thấp nhất (ĐTB = 3,08). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê bởi kết quả kiểm định One - way ANOVA với sig = 0,00 (p<0,05) (Xem phụ lục 8.2.3). Kết quả trên là hoàn toàn hợp lý, bởi sinh viên năm thứ nhất mới bước chân vào môi trường học tập ở trường đại học, nhiều em vẫn giữ thói quen học tập ở trường phổ thông, chưa có KNHT ở đại học nên chưa kịp thích ứng, nhất là với chương trình đào tạo theo HCTC. Sau một thời gian học tập tại các nhà trường, được sự hỗ trợ hướng dẫn của giảng viên cùng với kinh nghiệm học tập của bản thân các em đã có kỹ năng học tập tốt hơn.
Theo cơ sở đào tạo:
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND còn có sự khác nhau theo cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê bởi kết quả kiểm định One - way ANOVA với sig = 0,074 (p>0,05) (Xem phụ lục 8.2.4). Kết quả cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.4: So sánh kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo
Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên của Học viện CSND có kỹ năng học tập tốt nhất (ĐTB= 3,28), tiếp đến là sinh viên của học viện ANND (ĐTB = 3,21), còn sinh viên Trường Đại học KT - HC CAND có kỹ năng học tập thấp nhất (ĐTB = 3,08).
Tóm lại, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thực hiện đạt mức trung bình. Trong đó, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC đạt mức cao nhất, kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC đạt mức thấp nhất. Sinh viên có học lực giỏi thực hiện KNHT theo HCTC ở mức cao nhất, sinh viên có học lực yếu - kém thực hiện ở mức thấp nhất. Sinh viên nữ thực hiện KNHT theo HCTC tốt hơn sinh viên nam. Sinh viên Học viện CSND thực hiện đạt mức cao nhất, sinh viên Đại học KT - HC CAND đạt mức thấp nhất. Sinh viên năm thứ ba thực hiện đạt mức cao nhất và sinh viên năm thứ nhất thực hiện đạt mức thấp nhất.
4.1.2. Thực trạng các mặt biểu hiện của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
4.1.2.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
a. Đánh giá chung về kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND qua 3 nhóm kỹ năng thành phần: Nhóm kỹ năng xác định yêu cầu của chương trình đào tạo; nhóm kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện; nhóm kỹ năng viết kế hoạch học tập. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND
TT
Biểu hiện
ĐTB
ĐLC
Thứ bậc
Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo
3.26
0.66
1
Xác định được tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học
2,42
1,01
19
2
Xác định được các học phần bắt buộc cần tích lũy trong toàn khóa học
3,14
1,04
7
3
Xác định được các học phần tự chọn trong toàn khóa học
3,04
0,99
12
4
Xác định được các học phần kiến thức đại cương, nền tảng của ngành
3,26
0,97
5
5
Xác định được các học phần kiến thức chuyên ngành
3,30
0,92
3
6
Xác định được những yêu cầu về kết quả học tập của từng kỳ học và của toàn khóa học
3,24
0,90
6
7
Xác định được chuẩn mực về chính trị đối với sinh viên CAND
3,96
0,86
1
8
Xác định được những chuẩn kỹ năng mềm cần đạt của sinh viên CAND (bơi lội, lái xe, tin học, ngoại ngữ...)
3,73
1,08
2
Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện
3,05
0,58
9
Xác định số học phần cần tích lũy cho từng học kỳ, từng năm học phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo
3,04
0,85
12
10
Xác định khối lượng tín chỉ cần tích lũy của mỗi học phần, mỗi học kỳ, năm học
3,01
0,89
14
11
Xác định được năng lực học tập của bản thân
3,30
0,86
4
12
Xác định mục tiêu đối với từng học phần
2,92
1,00
16
13
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động học tập của bản thân
2,93
0,80
15
14
Xác định các hành động học tập cần phải thực hiện
3,10
0,89
10
Viết kế hoạch học tập
2,89
0,55
15
Xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhiệm vụ học tập và từng học phần cần tích lũy
3,11
0,89
9
16
Lập thời gian biểu, lịch trình công việc
2,47
1,01
18
17
Xác định các biện pháp cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập
3,07
0,84
11
18
Xác định các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập
3,12
0,82
8
19
Dự kiến các phương án thực hiện kế hoạch học tập
2,69
0,85
17
ĐTB chung
3,07
0,53
Bảng 4.4 cho thấy kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân đạt mức trung bình (ĐTB=3,07; ĐLC=0,53), cho thấy có sự tương đồng lớn giữa các sinh viên được khảo sát.
Trong ba nhóm kỹ năng trên, nhóm kỹ năng xác định yêu cầu của chương trình đào tạo được sinh viên thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,26; ĐLC=0,66) bởi đây là những yêu cầu cơ bản, bắt buộc để sinh viên có thể lựa chọn đăng ký môn học, lập kế hoạch và phân bố thời gian học tập cho từng học phần. Mặt khác, tất cả các sinh viên đều quan tâm đến các yêu cầu cơ bản của chương trình đào tạo, nhất là các điều kiện bắt buộc để được xét tốt nghiệp để chủ động thực hiện cho hiệu quả.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhóm kỹ năng viết kế hoạch học tập có ĐTB thấp nhất (ĐTB=2,89; ĐLC=0,55). Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do kỹ năng này ít được sinh viên thực hiện, đồng thời kết quả của kỹ năng viết kế hoạch học tập phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác, chủ động và tinh thần trách nhiệm của sinh viên.
Em B.Đ.G - Đại học KT-HC CAND cho biết “Chúng em học tập và sinh hoạt theo chế độ của lực lượng vũ trang, giờ giấc học tập, rèn luyện, sinh hoạt đều phải theo quy định của nhà trường nên ít khi phải lập bản kế hoạch, các sinh viên cứ theo giờ giấc quy định để thực hiện. Chỉ một số bạn thực sự tỉ mỉ mới lập kế hoạch cụ thể từng hoạt động theo khung giờ quy định”. Trên thực tế, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND phải thực dậy vào 5 giờ 45 phút (mùa thu, đông) và 5 giờ 30 phút (mùa xuân, hè), tập luyện thể dục thể thao, lao động, ăn sáng, sau đó lên lớp vào 7 giờ 15 phút. Vào buổi tối, 19 giờ sinh viên bắt đầu giờ tự học, đi ngủ vào 22 giờ 30 phút (những sinh viên muốn học thêm có thể kéo dài thời gian tự học, tuy nhiên phải bật đèn riêng và không làm ảnh hưởng đến các đồng đội). Những quy định này tạo nên nề nếp học tập và sinh hoạt cho sinh viên, tuy nhiên đôi khi khiến các em thiếu chủ động trong việc tự xây dựng kế hoạch cho riêng mình.
Số liệu ở bảng 4.3 cũng cho thấy, những biểu hiện có ĐTB ở mức độ cao gồm: Xác định được chuẩn mực về chính trị đối với sinh viên CAND (ĐTB=3,96; ĐLC=0,86); Xác định được những chuẩn kỹ năng mềm cần đạt của sinh viên CAND (bơi lội, lái xe, tin học, ngoại ngữ...) (ĐTB= 3,73, ĐLC=1,08); Xác định được các học phần kiến thức chuyên ngành (ĐTB=3,30; ĐLC=0,92).
Qua đây có thể thấy, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND nắm rất rõ các chuẩn mực về chính trị (ĐTB=3,96) bởi tiêu chuẩn về chính trị được coi là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với sinh viên CAND. Sau khi tốt nghiệp các học viện, trường đại học CAND, họ đảm nhiệm nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện và giám sát thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, yêu cầu về chính trị được coi là bắt buộc để sinh viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó. Ngay từ khi tuyển sinh đầu vào, bên cạnh việc đảm bảo các yêu cầu về kết quả học tập, rèn luyện, sức khỏe, các sinh viên này đều được công an địa phương thẩm tra, xác minh lý lịch, đảm bảo yếu tố chính trị mới được xét tuyển vào các học viện, trường đại hoc CAND. Trong quá trình học tập tại các học viện, trường đại học CAND sinh viên tiếp tục phải đảm bảo thực hiện nghiêm các yêu cầu về chính trị, thường xuyên đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ sở đào tạo, đây cũng là một trong những điều kiện để sinh viên được tốt nghiệp. Mặt khác, khác với sinh viên các trường đại học dân sự, đối với sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, việc trở thành Đảng viên là vô cùng quan trọng và cũng là một đặc thù nghề nghiệp. Tại các học viện, trường đại học CAND, kết nạp Đảng là một trong những mục tiêu phấn đấu của sinh viên, đòi hỏi cần có thời gian và sự nỗ lực cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi trong suốt 4 năm học. Để được kết nạp Đảng, ngoài các yêu cầu về chính trị, sinh viên phải đạt kết quả học tập từ khá trở lên và rèn luyện không có tháng nào dưới 8 điểm. Yếu tố chính trị đối với sinh viên CAND được coi là “yêu cầu sống còn”, các sinh viên đều nắm rất rõ và đảm bảo một cách nghiêm túc, do đó ngay từ năm đầu tiên khi vào học tại các học viện, trường đại học CAND sinh viên đã rất quan tâm tới các chuẩn mực về chính trị.
Cùng với việc đảm bảo các yêu cầu học tập, sinh viên CAND phải đạt các kỹ năng mềm để đủ điều kiện tốt nghiệp. Trong đó, các kỹ năng bơi lội, lái xe, tin học, ngoại ngữ là các yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên CAND. Sinh viên có thể chủ động hoàn thành và tích lũy các chứng chỉ này trong thời gian học tập tại cơ sở đào tạo, tùy thuộc vào điều kiện, kế hoạch của từng cá nhân. Sinh viên thường tìm hiểu rất cụ thể các yêu cầu này để chủ động tích lũy từ năm thứ nhất, hạn chế dồn vào năm học cuối để tránh cập rập, vội vàng. Vì vậy, đa phần sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND xác định được những chuẩn kỹ năng mềm cần đạt được (ĐTB=3,73).
Xác định được các học phần kiến thức chuyên ngành (ĐTB=3,30) được sinh viên thực hiện khá tốt. Ngay từ khi đăng ký tuyển sinh, việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo đã là mối quan tâm rất lớn, được cân nhắc dựa trên sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội. Do đó, trong quá trình học tập ở các học viện, trường đại học CAND, các kiến thức chuyên ngành rất được các em quan tâm tìm hiểu và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Những kiến thức này sẽ là yếu tố nền tảng giúp các em có thể thực hiện nhiệm vụ công tác sau khi tốt nghiệp. Em N.Đ.M - sinh viên Học viện ANND cho biết “Trong số các học phần được phổ biến,em thườ ng quan tâm nhiều nhất đến các học phần chuyên ngành, vì những học phần này chiếm số tín chỉ khá cao, hơn nữa lại là những kiến thức cốt lõi, liên quan trực tiếp tới công việc sau này của em”.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, những biểu hiện có ĐTB ở mức độ thấp gồm: Xác định được tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học (ĐTB=2,42, ĐLC=1,01); Lập thời gian biểu, lịch trình công việc (ĐTB=2,47; ĐTB=1,01); Dự kiến các phương án thực hiện kế hoạch học tập (ĐTB=2,69; ĐLC=0,85).
Như vậy, sinh viên ít quan tâm đến tổng số tỉn chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học (ĐTB=2,42). Bởi lẽ, thông tin này thường được phòng Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng nâng cao phổ biến cho sinh viên trong tuần lễ sinh hoạt chính trị khi mới nhập học, nhưng sau đó các sinh viên cũng không để ý nhiều. Sinh viên B.Đ.A - Học viện CSND cho biết “Mỗi học kỳ em chỉ quan tâm sẽ học những học phần nào, học phần nào khối lượng tín chỉ cao, học phần nào khối lượng tín chỉ thấp để phân bổ thời gian học cho hiệu quả, ít khi em để ý tới số lượng tín chỉ của toàn khóa học”.
Việc Lập thời gian biểu, lịch trình công việc (ĐTB=2,47) và Dự kiến các phương án thực hiện kế hoạch học tập (ĐTB=2,69) được thực hiện kém hơn. Sở dĩ là do sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND học tập, sinh hoạt theo khung giờ quy định của nhà trường, các em ít khi chủ động lập thời gian biểu riêng cho mình.
Kết quả giải bài tập tình huống của kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có sự thống nhất với kết quả khảo sát qua phiếu hỏi với ĐTB=2,91; ĐLC=0,55, đạt mức trung bình (Xem phụ lục 14). Tuy nhiên kết quả giải bài tập tình huống thấp hơn so với kết quả thu được qua phiếu hỏi. Nguyên nhân là do việc vận dụng những hiểu biết của sinh viên vào xử lý tình huống bao giờ cũng khó hơn so với việc nhận thức về nội dung của các kỹ năng này.
Kết quả tự đánh giá của sinh viên có sự thống nhất cao với kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên. Cụ thể:
Bảng 4.5: So sánh đánh giá của của sinh viên với đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên về kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC
TT
Biểu hiện
Sinh viên
Giảng viên, CBQL
ĐTB
ĐLC
ĐTB
ĐLC
1
Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo
3.26
0,66
3,14
0,35
2
Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện
3,05
0,58
2,97
0,42
3
Viết kế hoạch học tập
2,89
0,55
2,78
0,39
ĐTB chung
3,07
0,53
2,96
0,23
Kết quả ở bảng trên cho thấy, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên cũng đánh giá kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND ở mức trung bình (ĐTB=2,96; ĐLC=0,23). Trong đó, nhóm kỹ năng Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo được thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,14; ĐLC=0,35); tiếp đến là nhóm kỹ năng Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện (ĐTB =2,97, ĐLC =0,42); còn nhóm kỹ năng thành phần Viết kế hoạch học tập có ĐTB thấp nhất (ĐTB=2,78; ĐLC=0,39).
b.So sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của các nhóm sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
Theo kết quả học tập:
Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có sự khác nhau theo kết quả học tập. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.5: So sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo kết quả học tập
Biểu đồ trên cho thấy kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC được thực hiện tốt nhất ở nhóm sinh viên có học lực giỏi (ĐTB=3,26), xếp thứ hai là nhóm sinh viên có học lực khá (ĐTB=3,17), sinh viên có học lực yếu - kém thực hiện ở mức độ thấp nhất (ĐTB=2,20). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P>0,05 (Sig=0,000) (Xem phụ lục 8.2.1).
Theo giới tính:
Khi so sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo giới tính, chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.6: So sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo giới tính
Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy sinh viên nữ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC đạt mức độ cao hơn so với sinh viên nam (ĐTB là 3,15 so với 3,06. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê vì P>0,05 (Sig=0,100).
Theo năm đào tạo:
Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác nhau về mức độ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC giữa sinh viên các khóa đào tạo. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ 4.7.
Biểu đồ 4.7: So sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo năm đào tạo
Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên năm thứ ba thực hiện kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC đạt mức cao nhất (ĐTB=3,25), tiếp đến là sinh viên năm thứ 2 (ĐTB = 3,14) còn sinh viên năm thứ nhất đạt mức thấp nhất (ĐTB=2,87). Nguyên nhân của thực trạng này là do, sinh viên năm thứ ba có thời gian học tập và trải nghiệm lâu dài hơn, do đó có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch học tập. Bên cạnh đó, đến năm thứ ba sinh viên đã sắp bước tới giai đoạn “nước rút”, cần chú ý tới việc lập kế hoạch học tập để tích lũy đủ tín chỉ đạt mức mong muốn để xếp loại bằng tốt nghiệp. Còn sinh viên năm thứ nhất mới được tiếp cận với hình thức học tập theo HCTC, từ việc xác định yêu cầu của chương trình đào tạo; xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần làm đến viết kế hoạch học tập theo HCTC đều rất bỡ ngỡ, khác biệt so với học phổ thông, do đó các em thực hiện kỹ năng này thấp hơn so với sinh viên các năm trước. Sinh viên năm thứ hai, sau một thời gian dài học tập tại các học viện, trường đại học CAND, tiếp cận với hình thức đào tạo theo tín chỉ đã biết cách lập kế hoạch ổn định hơn.
Theo cơ sở đào tạo:
So sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt. Kết quả cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.8: So sánh kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo
Biểu đồ trên cho thấy: Sinh viên Học viện CSND thực hiện kỹ năng lập kế hoạch học tập tốt nhất (ĐTB = 3,10), tiếp đến là sinh viên Đại học KT - HC CAND (ĐTB = 3,06) và ĐTB của nhóm sinh viên Học viện ANND là thấp nhất (ĐTB = 3,05). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê, bởi kết quả kiểm định ANOVA có sig = 0,482 (p>0,05).
Tóm lại, kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC được sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thực hiện ở mức trung bình. Trong đó, các biểu hiện được sinh viên thực hiện tốt hơn là Xác định được chuẩn mực về chính trị đối với sinh viên CAND; Xác định được những chuẩn kỹ năng mềm cần đạt của sinh viên CAND; Xác định được các học phần kiến thức chuyên ngành. Các biểu hiện Xác định được tổng số tín c