Luận án Lập luận trong luật tục Ê Đê - Trần Thị Thắm

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .2

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .4

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN .6

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lập luận .6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu luật tục và luật tục Êđê .11

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .17

1.2.1. Cơ sở lí luận .17

1.2.2. Cơ sở thực tiễn .36

1.3. TIỂU KẾT .42

Chƣơng 2. CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ .44

2.1. THÀNH PHẦN LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ .44

2.1.1. Thành phần luận cứ trong luật tục Êđê .44

2.1.2. Thành phần kết luận trong luật tục Êđê .54

2.2. CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ .61

2.2.1. Tác tử lập luận trong luật tục Êđê .61

2.2.2. Kết tử lập luận trong luật tục Êđê .69

2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC LẬP LUẬN PHỔ BIẾN TRONG LUẬT

TỤC ÊĐÊ .96

2.4. TIỂU KẾT .101Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI ÊĐÊ

PHẢN ÁNH QUA LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ .103

3.1. LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI QUAN

CỦA NGƢỜI ÊĐÊ .104

3.1.1. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trƣng môi

trƣờng sống của ngƣời Êđê .104

3.1.2. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trƣng văn hóa

sản xuất của ngƣời Êđê .118

3.1.3. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh văn hóa tín

ngƣỡng của ngƣời Êđê .123

3.2. LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH NHÂN SINH QUAN

CỦA NGƢỜI ÊĐÊ .126

3.2.1. Kết quả khảo sát lẽ thƣờng trong lập luận của luật tục Êđê .127

3.2.2. Đặc điểm của lẽ thƣờng trong lập luận của luật tục Êđê .129

3.3. TIỂU KẾT .144

KẾT LUẬN .146

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .150

TÀI LIỆU THAM KHẢO .151

pdf165 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lập luận trong luật tục Ê Đê - Trần Thị Thắm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hƣ, giả sử, hễ, hễ là) Tơ, tơ dah vốn là các kết từ biểu thị quan hệ chính phụ, do vậy, còn đƣợc gọi là kết từ chính phụ. Về ý nghĩa, các kết từ này dùng để chỉ quan hệ điều kiện, giả thiết. Lập luận trong luật tục Êđê thƣờng sử dụng tơ, tơ dah làm KT2VT dẫn nhập luận cứ để nêu lên một cơ sở (điều kiện, giả thiết) cho một kết quả nào đó (kết luận), thƣờng là đƣa ra những giả thiết, điều kiện cấu thành hành vi phạm tội trong những trƣờng hợp cụ thể (đƣợc nêu rõ trong các luận cứ), hƣớng các giả thiết ấy đến mức hình phạt tƣơng ứng đƣợc nêu trong phần kết luận. Lập luận sử dụng tơ/tơ dah luôn bao gồm 2 thành phần: phần luận cứ (một hoặc nhiều luận cứ) chỉ giả thiết, điều kiện và phần kết luận (thƣờng là hậu quả) do điều kiện giả thiết trƣớc đó đặt ra; biểu thị mối quan hệ tƣơng ứng giữa điều kiện và kết quả, có điều kiện này xảy ra tất yếu dẫn đến một kết quả nhất định. Do vậy, mục đích của việc lập luận là để đối tƣợng hiểu rõ các giả thiết đƣợc đặt ra thì chịu mức hậu quả nhƣ thế nào, điều này nhằm ngăn ngừa hành vi phạm tội trong cộng đồng, do vậy, lập luận coi trọng và nhấn mạnh đến các luận cứ, các kết tử dẫn nhập luận cứ đƣợc sử dụng nhằm làm nổi bật và rõ ràng các luận cứ. (33) Tơ dah arăng mâo păn `u ti kn^k, mâo k]^k `u ti ko \, do\ đ^ng `u arăng mâo sua (p), arăng ba kơ `u mnu\t ko\ êa, hra ko\ [uôn, kơ pô dlăng [uôn sang (r) [đk 3, tr. 236] (Nếu tóm được cổ hắn, túm được tóc hắn, lấy được cái ống điếu của 72 hắn (p) thì cứ dẫn hắn đến cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, đến người trông coi xóm làng (r)). Kết tử tơ dah trong lập luận này đƣợc sử dụng để dẫn nhập luận cứ, nhằm nêu lên tình huống giả định (arăng mâo păn `u ti kn^k, mâo k]^k `u ti ko \, do\ đ^ng `u arăng mâo sua - tóm được cổ hắn, túm được tóc hắn, lấy được cái ống điếu của hắn), hƣớng tới sự xử lí tình huống nêu trong kết luận (arăng ba kơ `u mnu\t ko\ êa, hra ko\ [uôn, kơ pô dlăng [uôn sang - cứ dẫn hắn đến cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, đến người trông coi xóm làng). Các kết tử này có thể đƣợc sử dụng độc lập hoặc xuất hiện cùng với anăn, snăn để tạo thành cặp kết tử: tơ/tơ dah a năn/snăn (nếu thì, nếu mà thì, giả sử thì, hễ thì), hoặc tơ dah có thể đi kèm với si\t nik để tạo thành cặp tơ dah si \t nik (nếu (thì) chắc chắn) trong đó vế tơ dah biểu thị một nguyên nhân cụ thể làm nảy sinh một kết quả nào đó (chắc chắn xảy ra) trong vế si\t nik. Các cặp tác tử đƣợc sử dụng sẽ tạo ra các câu ghép chính phụ với mô hình: tơ (tơ dah) c//v anăn (snăn, si \t nik) c//v. Kiểu lập luận này thƣờng biểu thị suy luận gồm một tiền đề và một hệ luận, thành phần luận cứ (có tơ, tơ dah dẫn nhập) nêu lên tiền đề (giả thiết, điều kiện, nguyên nhân) cho kết đề (có anăn, snăn, si \t nik dẫn nhập). Ví dụ: (34) Tơ dah mniê đue#, `u mă he \ ]hia\m ao gơ \; tơ êkei đue#, `u mă he \ đao kgă gơ \; ngăn di gơ \ lia\ liê `u mă (p), snăn kơh s^t nik (r) [đk 125, tr.312] (Nếu con đàn bà chạy trốn thì sao hắn khôn nhặt lấy khăn áo. Nếu thằng đàn ông bỏ chạy thì sao hắn không nhặt lấy cây đao, con chà gạc, không nhặt nhạnh đồ nọ thứ kia người ta bỏ lại (p), có như vậy mới chắc chứ (r)). Cũng có trƣờng hợp, cả thành phần luận cứ và kết luận đều không sử dụng kết tử. Ví dụ: (35) Mnuih knah hlo\ng, kto\ng đu \t ku (p), mnuih lu klei (r) [đk 1, tr.235] (Kẻ nào ồn ào như cái cồng klo\ng, như con cà tong cụt đuôi (p), kẻ ấy là một con người hay sinh sự (r)). Về lí thuyết, tùy thuộc vào kết tử đƣợc sử dụng mà luận cứ và kết luận có thể đảo vị trí cho nhau, nhƣng ngƣời Êđê thƣờng có lối nói từ cụ thể đến khái quát, theo kiểu quy nạp (để các đối tƣợng dễ theo dõi vấn đề, theo một trật tự xuôi), do vậy, luận cứ trong luật tục Êđê đƣợc đặt trƣớc kết luận. (ii) Nhóm kết tử kyua, kyua dah, kyua anăn (vì, do, bởi, tại, bởi vì, tại vì, nhờ, bởi lẽ) 73 Đây là nhóm KT2VT dẫn nhập LC, biểu thị quan hệ nguyên nhân (lí do) để hƣớng tới một kết quả (hậu quả) đƣợc nêu ở phần KL. Luật tục là quá trình luận tội theo những nội dung vi phạm khác nhau nên luận cứ đƣa ra thƣờng là nguyên nhân, lí do của một hậu quả nào đó mà đối tƣợng gây ra và đối tƣợng phải chịu tội (khi các kết tử này có nghĩa của “vì, do, bởi lẽ, tại vì, tại”). Ví dụ: (36) Gơ \ tơl amâo yo \ng [ă anak mniê, amâo yo \ng thiê anak êkei, amâo yo\ng brei djuê kman tian êtuh djuê kman tian êbâo (p), kyua klei ]ut la `u duah mđ^ ana \n (r) [đk 73, tr.279] (Rồi đây, người ta không còn sinh được những đứa con gái, không còn đẻ được những đứa con trai, người ta không còn sinh sôi hàng trăm, hàng ngàn để giữ lấy giống nòi (r), ấy là vì bệnh đậu mùa, bệnh lở loét mà hắn đã làm lan rộng ra (p)). Trong trƣờng hợp khác, các kết tử này đƣợc sử dụng dẫn nhập luận cứ chỉ lí do khiến đối tƣợng phải bồi thƣờng cho ngƣời khác số vật chất tƣơng ứng với những thiệt hại hắn đã gây ra (khi các kết tử này mang nghĩa “vì”, “bởi vì”, “bởi”). Ví dụ: (37) M]ah ]eh brei `u lo\ mmai; tloh mrai, êwei; lu] do\ ngăn adei ayo\ng, `u lo\ ]iu tla, bi ala hnô brei snăn (r). Kyua dah kthu\l he\ `u đ^ nao pưk sang arăng hjăn (p) [đk 197, tr.359] (Vậy thì cái ché vỡ, hắn phải nặn thay cái khác; con sợi đứt, hắn phải quay thế con khác; của cải của người ta, hắn phải đem trả (hoặc thay vào đầy đủ bằng của cải khác) (r). Vì hắn có tội lẻn vào nhà người ta một mình (p)). Trong nhóm trên, kyua/kyua dah có thể đi kèm với các kết tử anăn, snăn để tạo thành cặp (kyua/kyua dah anăn/snăn: vì nên, tại vì nên, bởi nên, nhờ nên), lúc này, phát ngôn có kết tử kuya/kyua dah là phát ngôn chỉ nguyên nhân, còn phát ngôn có anăn/snăn (có thể có hoặc không) là vế chỉ kết quả của nguyên nhân đã nêu trong luận cứ. Nhờ sự xuất hiện của các kết tử kyua, kyua dah, kyua anăn mà mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đƣợc xác lập một cách rõ ràng, rành mạch, ngƣời nói nhấn mạnh đƣợc lí do của một hậu quả nhất định. Ví dụ: (38) Kyua ana\n kkiêng anak êkei khăng djiê, kkiêng anak mnie khăng lu \], yang brei tu] djuê ana (p). Anăn mniê ư klei, êkei ư asăp, di `u bi khăp ung mo# di `u tian bi rô] he\, prô] kt^, anak ^ bi le\ mdjiê he\ mơ \ng êjai mrâo ba tian (r) [đk 140, tr.323] (Vì chị ta sinh được đứa con trai nào chết đứa con trai ấy; sinh được đứa 74 con gái nào, mất đứa con gái ấy. Thần buộc chị ta phải tuyệt nòi (p). Do đó chị ta đã đồng ý với người chồng, người chồng đã đồng ý với chị ta, hai vợ chồng đã thỏa thuận với nhau cho cái thai xổ ra (r)). (iii) Nhóm kết tử khă bi, khă bi (miễn, miễn là, miễn sao) Nhóm kết tử này thực hiện chức năng của một KT2VT dẫn nhập luận cứ, có khả năng liên kết các thành phần trong lập luận và biểu thị điều nêu ra trong luận cứ là điều kiện cần có để xảy ra một sự việc khác, nó có tính khẩu ngữ và tƣơng đƣơng với nghĩa “chỉ cần là”, “cốt là”. Nhóm kết tử này có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với anăn, snăn để tạo thành cặp: khă bi anăn/ snăn (miễn thì). Ví dụ: (39) Kđi arăng kơ arăng tlaih mâo, `u la] brei kđi klei găl kơ arăng, khă bi brei ngăn kơ `u đơ anei [đk 67, tr.275] (Chuyện giữa anh với người ta, ông ta (người đứng đầu làng) sẽ là người dàn xếp, miễn là anh đã cho ông ta bao nhiêu đấy). a2. Kết tử hai vị trí dẫn nhập kết luận Dựa vào quan niệm của Đỗ Hữu Châu [9] và Nguyễn Thị Thu Trang [110], luận án đƣa ra cách hiểu cho loại KT2VT dẫn nhập kết luận là: là loại kết tử chi phối lập luận hoàn chỉnh tối thiểu gồm hai luận cứ và một kết luận, có chức năng dẫn nhập kết luận cho một lập luận. Theo khảo sát, lập luận trong luật tục Êđê sử dụng những kết tử sau làm KT2VT dẫn nhập kết luận: snăn, anăn (nên, cho nên, thì, như vậy, vậy thì, như thế thì); kyua dah, kyua anăn (vì vậy, nhờ vậy); ]iăng (để, để mà); si\t dah, si\t nik (chắc, chắc là, chắc chắn). Nhƣ vậy, có kết tử cùng thuộc về cả hai nhóm KT2VT dẫn nhập luận cứ và KT2VT dẫn nhập kết luận. Tùy thuộc vào nội dung ngữ nghĩa của từ xuất hiện trong ngữ cảnh cụ thể mà xác định nó là KT2VT dẫn nhập luận cứ hay KT2VT dẫn nhập kết luận. Chẳng hạn, kết tử kyua dah, kyua anăn là KT2VT dẫn nhập luận cứ khi nó biểu thị ý nghĩa nguyên nhân (vì, do, tại, bởi, bởi vì, tại vì, nhờ) nhƣng nó sẽ là KT2VT dẫn nhập kết luận khi biểu thị ý nghĩa hệ luận (vì vậy, nhờ vậy). (i) Nhóm kết tử anăn, snăn (nên, cho nên, thì, nhƣ vậy, vậy, vậy thì, nhƣ thế thì, nhƣ vậy thì) Anăn, snăn vốn là các kết từ dùng liên kết các về trong câu hoặc giữa các câu với nhau, đây là các kết từ biểu thị quan hệ chính phụ trong câu ghép. Trong lập 75 luận, anăn, snăn đƣợc dùng làm KT2VT dẫn nhập kết luận, thể hiện kết quả của một nguyên nhân đã chỉ ra trong luận cứ trƣớc đó. Chúng có thể đƣợc sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các KT2VT dẫn nhập luận cứ nhƣ: tơ, tơ dah, kyua để tạo thành cặp kết tử tơ/tơ dah/ anăn/snăn ( nếu thì, nếu mà thì, hễ thì, giả sử thì), hoặc kyua anăn/ snăn (vì nên/vì cho nên/bởi vì cho nên, ). Ví dụ: (40) Alê amâo knur, `u ]ur ho\ng dho\ng; alê amâo knur, `u ]ur ho\ng đao; `u duah lo\ bi êgao klei yăl dliê (p). Anăn kthu\l `u, mâo kđi arăng kơ `u (r) [đk 10, tr.240] (Cây le không nhọn thì hắn vót cho nhọn bằng dao, nếu vẫn chưa nhọn thì hắn vót nhọn bằng đao, bằng kiếm. Câu chuyện nhỏ hắn xé ra to (p). Như vậy, hắn là kẻ có tội, có việc phải đưa ra xét xử giữa người ta và hắn (r)). Anăn trong lập luận này là kết tử dẫn nhập kết luận (kthu\l `u, mâo kđi arăng kơ `u - hắn là kẻ có tội, có việc phải đưa ra xét xử giữa người ta và hắn) của luận cứ nêu ra trƣớc đó. Các kết tử này vừa thực hiện chức năng của KT2VT dẫn nhập kết luận vừa là thành phần phụ có vai trò chuyển tiếp (lúc này nó hoạt động độc lập, đứng ở đầu ngữ đoạn) giữ vai trò chuyển tiếp giữa nội dung của các câu trên, đoạn trên với nội dung của các câu dƣới, đoạn dƣới, phổ biến nhất là biểu thị sự tƣơng ứng giữa sự kiện nguyên nhân (nêu trong luận cứ) và sự kiện kết quả (nêu trong kết luận).Ví dụ: (41) Mniê amâo mâo pô mtă klei, êkei amâo mâo pô mtă asăp, `u khăp mă klei hjăn `u. Anăn ung jo# mo# [uah, sah mdro\ng la] mâo kđi pro \ng (r) [đk 15, tr. 243] (Không một người đàn bà nào đã xui hắn (làm như vậy), không một người đàn ông nào đã xúi hắn (làm như vậy). Hắn đã hành động hoàn toàn theo ý riêng của hắn (p). Vì vậy, cho nên hắn đã bị tất cả các ông chồng đều chê, tất cả các bà vợ trách.Vì vậy, cho nên người tù trưởng nhà giàu đã xét đây là vụ án lớn (r)). Khi anăn, snăn biểu thị ý nghĩa kết quả của một nguyên nhân (nên, thì, cho nên) thì nó thƣờng nằm trong phạm vi câu, là vế kết luận của một câu ghép chính 76 phụ. Khi kết tử anăn, snăn đƣợc sử dụng biểu thị ý nghĩa tổng luận (nhƣ vậy, vậy thì, nhƣ vậy thì) thì chúng tƣơng đƣơng với tổ hợp từ kyua anăn (vì vậy, nhờ vậy). Với vai trò là các kết tử tổng luận (dẫn nhập thành phần kết luận đƣợc suy ra từ một tiền đề trƣớc đó), chúng thực hiện chức năng liên kết ở phạm vi trên câu (thƣờng là các ngữ đoạn). Trong luật tục Êđê, anăn, snăn thƣờng xuất hiện phổ biến ở kết luận cuối mỗi điều khoản, cũng là phát ngôn cuối cùng để kết thúc một điều khoản nào đó. Ví dụ: (42) ~u mă [uôn sah, plah [uôn mdro\ng, [uôn ayo\ng adei `u mmia\. ~u amâo wư] bi êdah, amâo wah bi thâo, mâo mnuih kma dôk hlăm [uôn, `u duah hưn. Anăn mâo kđi arăng kơ `u [đk 60, tr. 270] (Ông ta xí dân làng của tù trưởng, cướp dân làng của nhà giàu, chiếm dân của các làng anh em. Ông ta không vạch ra cho người ta thấy, không báo cho người ta hay: khi có người làng khác vào ở làng ông ta, ông ta không khai báo cho ai biết cả. Như vậy, có việc phải đưa ông ta ra xét xử) (ii) Nhóm kết tử kyua dah, kyua anăn (vì vậy, do vậy) Đây là các kết từ biểu thị điều sắp nêu ra có lí do (nguyên nhân) là điều vừa đƣợc nói đến. Trong luật tục Êđê, chúng xuất hiện với tƣ cách là các KT2VT dẫn nhập kết luận cho lập luận. Chúng thƣờng xuất hiện độc lập, liên kết các ngữ đoạn với nhau, biểu thị kết quả của một nguyên nhân đã đề cập đến trƣớc đó, hoặc phƣơng tiện để tạo ra sự suy luận logic giữa tiền đề - kết đề, tập trung vào việc nêu ra một hệ luận cho tiền đề nêu trong luận cứ. Ví dụ: (43) Mnuih djo\ ]ut, djo\ phung la, đăm duah ba kơ [uôn sang ôh, hu^ phung `u duah ba, ]ut la duah đ^ kơ arăng (p). Kyua anăn am^ ama, găp djuê `u bi ngă brei pưk hlăm dliê, hjiê hlăm kmrơ \ng, brei `u dơ \ng dôk hjăn `u (r) [đk 75, tr. 280] (Người lên đậu, kẻ bị phong cùi hay lên thủy đậu, không được đem họ về ở trong làng, sợ rằng họ sẽ truyền bệnh đậu mùa, bệnh phong cùi, bệnh thủy đậu cho những người khác trong làng (p). Vì vậy, cha mẹ họ, gia đình họ phải làm cho họ một túp lều trong rừng, một cái lẫm trong rú, và họ phải sống ở đó một mình (r)). Trong lập luận này, kyua anăn là kết tử dẫn nhập kết luận, nêu lên kết quả (am^ ama, găp djuê `u bi ngă brei pưk hlăm dliê, hjiê hlăm kmrơ\ng, brei `u dơ \ng 77 dôk hjăn `u - cha mẹ họ, gia đình họ phải làm cho họ một túp lều trong rừng, một cái lẫm trong rú, và họ phải sống ở đó một mình) cho nguyên nhân đã đƣợc nhắc đến trong luận cứ trƣớc nó. (iii) Kết tử ]iăng (để, để mà) Đây là kết từ biểu thị quan hệ mục đích. Lập luận trong luật tục Êđê thƣờng đặt luận cứ (sự việc, hành động) đứng trƣớc kết luận (chỉ mục đích cụ thể). Ví dụ: (44) Rah si asăr hăt, ]ăt si ana m’ar (p), ]ia\ng bi lar êngu\m (r) [đk 138, tr. 322] (Gieo như gieo hạt thuốc (lá), mọc như các cây lá to vẫn mọc (p), đó là để giống nòi mãi mãi trường tồn (r)). }ia\ng là kết tử dẫn nhập kết luận chỉ mục đích (bi lar êngu\m - giống nòi mãi mãi trường tồn) cho hành động đã nêu trong luận cứ (rah si asăr hăt, ]ăt si ana m’ar - Gieo như gieo hạt thuốc (lá), mọc như các cây lá to vẫn mọc). (iv) Nhóm kết tử si\t dah, si\t nik (chắc, chắc là, chắc chắn) Các kết tử này có ý nghĩa tƣơng đƣơng với các từ tình thái trong tiếng Việt (chắc, chắc chắn) dùng thể hiện độ tin cậy cao về một khả năng có thể xảy ra. Trong luật tục Êđê, nó đƣợc sử dụng làm KT2VT dẫn nhập kết luận, nhằm nêu ra ý kiến nhận định (hoặc suy luận) về một khả năng có thể xảy ra dựa trên những dấu hiệu nào đó (giả định) đã đƣợc đề cập trong luận cứ. Si\t dah thường hoạt động độc lập, còn si\t nik thường đi kèm với các KT2VT dẫn nhập luận cứ nhƣ tơ/tơ dah để tạo thành cặp kết tử tơ/tơ dah si \t nik (nếu (thì) chắc chắn). Ví dụ: (45) S^t dah [uh êrah ktăk (r), `u krah mơh hlô djo\ khô, thâo dah hlô arăng mnah be \ (p) [đk 207, tr.363] (Con thú sập được ở bẫy mang cung hoặc bị một người nào đó giết (p) thì vết thương của nó chảy máu tươi (r)). S^t dah là kết tử dẫn nhập kết luận, thể hiện nhận định về biểu hiện của con thú khi bị thương ([uh êrah ktăk - vết thương của nó chảy máu tươi), nhận định này đƣợc rút ra dựa trên những dấu hiệu đã nêu trong luận cứ trƣớc đó (`u krah mơh hlô djo \ khô, thâo dah hlô arăng mnah be \ - con thú sập được ở bẫy mang cung hoặc bị một người nào đó giết). Từ sự trình bày trên, có thể khái quát về đặc điểm của các kết tử hai vị trí trong lập luận của luật tục Êđê qua bảng sau: 78 Bảng 2.5. Phân loại kết tử hai vị trí trong lập luận của luật tục Êđê KT2VTDNLC Nhóm KT Vai trò Sự kết hợp Ví dụ tơ, tơ dah (nếu, nếu mà, nếu nhƣ, giả sử, hễ, hễ là) nêu lên một cơ sở (điều kiện, giả thiết) cho một kết quả nào đó (KL), thƣờng là đƣa ra những giả thiết, điều kiện cấu thành hành vi phạm tội trong những trƣờng hợp cụ thể có thể xuất hiện cùng với anăn, snăn để tạo thành cặp KT: tơ/tơ dah a năn/snăn (nếu thì, nếu mà thì, giả sử thì, hễ thì); tơ dah có thể đi kèm với si\t nik để tạo thành cặp tơ dah si \t nik (nếu (thì) chắc chắn) Tơ dah mniê đue#, `u mă he \ ]hia\m ao gơ \ (p1); tơ êkei đue#, `u mă he \ đao kgă gơ \; ngăn di gơ \ lia\ liê `u mă (p2), snăn kơh s^t nik (r) [đk 125, tr.312] (Nếu con đàn bà chạy trốn thì sao hắn khôn nhặt lấy khăn áo (p1). Nếu thằng đàn ông bỏ chạy thì sao hắn không nhặt lấy cây đao, con chà gạc, không nhặt nhạnh đồ nọ thứ kia người ta bỏ lại (p2), có như vậy mới chắc chứ (r)). kyua, kyua dah, kyua anăn (vì, do, bởi, tại, bởi vì, tại vì, nhờ, bởi lẽ) biểu thị quan hệ nguyên nhân (lí do) để hƣớng tới một kết quả đƣợc nêu ở phần KL kyua/kyua dah có thể đi kèm với các KT anăn, snăn để tạo thành cặp (kyua/kyua dah anăn/snăn: vì nên, tại vì nên, bởi nên, nhờ nên) Gơ \ tơl amâo yo \ng [ă anak mniê, amâo yo\ng thiê anak êkei, amâo yo\ng brei djuê kman tian êtuh djuê kman tian êbâo (p), kyua klei ]ut la `u duah mđ^ ana\n (r) [đk 73, tr.279] (Rồi đây, người ta không còn sinh được những đứa con gái, không còn đẻ được những đứa con trai, người ta không còn sinh sôi hàng trăm, hàng ngàn để giữ lấy giống nòi (r), ấy là vì bệnh đậu mùa, bệnh lở loét mà hắn đã làm lan rộng ra (p)). khă bi, khă bi (miễn, miễn là, miễn sao) biểu thị điều nêu ra trong LC là điều kiện cần để xảy ra một sự việc khác xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với anăn, snăn để tạo thành cặp: khă bi anăn/ snăn (miễn thì). Kđi arăng kơ arăng tlaih mâo, `u la] brei kđi klei găl kơ arăng (r), khă bi brei ngăn kơ `u đơ anei (p) [đk 67, tr. 275] (Chuyện giữa anh với người ta, ông ta (người đứng đầu làng) sẽ là người dàn xếp (r), miễn là anh đã cho ông ta bao nhiêu đấy (p)). 79 KT2VTDNKL KT/Nhóm KT Vai trò Sự kết hợp Ví dụ anăn, snăn (nên, cho nên, thì, nhƣ vậy, vậy, vậy thì, nhƣ thế thì, nhƣ vậy thì) thể hiện kết quả của một nguyên nhân đã chỉ ra trong LC trƣớc đó. có thể đƣợc sử dụng độc lập hoặc kết hợp với KT2VTDNLC nhƣ: tơ, tơ dah, kyua để tạo thành cặp KT tơ/tơ dah/ anăn/snăn (nếu thì, nếu mà thì, hễ thì, giả sử thì), hoặc kyua anăn/ snăn (vì nên, vì cho nên, bởi vì cho nên, ). Alê amâo knur, `u ]ur ho\ng dho\ng; alê amâo knur, `u ]ur ho\ng đao (p1); `u duah lo\ bi êgao klei yăl dliê (p2). Anăn kthu\l `u, mâo kđi arăng kơ `u (r) [đk 10, tr. 240] (Cây le không nhọn thì hắn vót cho nhọn bằng dao, nếu vẫn chưa nhọn thì hắn vót nhọn bằng đao, bằng kiếm (p1). Câu chuyện nhỏ hắn xé ra to (p2). Như vậy, hắn là kẻ có tội, có việc phải đưa ra xét xử giữa người ta và hắn (r)). kyua dah, kyua anăn (vì vậy, do vậy) biểu thị kết quả của một nguyên nhân đã đề cập đến trƣớc đó, hoặc phƣơng tiện để tạo ra sự suy luận logic giữa tiền đề - kết đề, tập trung vào việc nêu ra một hệ luận cho tiền đề nêu trong LC. xuất hiện độc lập Mnuih djo\ ]ut, djo\ phung la, đăm duah ba kơ [uôn sang ôh, hu^ phung `u duah ba, ]ut la duah đ^ kơ arăng (p). Kyua anăn am^ ama, găp djuê `u bi ngă brei pưk hlăm dliê, hjiê hlăm kmrơ \ng, brei `u dơ \ng dôk hjăn `u (r) [đk 75, tr. 280] (Người lên đậu, kẻ bị phong cùi hay lên thủy đậu, không được đem họ về ở trong làng, sợ rằng họ sẽ truyền bệnh đậu mùa, bệnh phong cùi, bệnh thủy đậu cho những người khác trong làng (p). Vì vậy, cha mẹ họ, gia đình họ phải làm cho họ một túp lều trong rừng, một cái lẫm trong rú, và họ phải sống ở đó một mình (r)). 80 ]iăng (để, để mà) biểu thị quan hệ mục đích xuất hiện độc lập Rah si asăr hăt, ]ăt si ana m’ar (p), ]ia\ng bi lar êngu\m (r) [đk 138, tr. 322] (Gieo như gieo hạt thuốc (lá), mọc như các cây lá to vẫn mọc (p), đó là để giống nòi mãi mãi trường tồn (r)). si\t dah, si\t nik (chắc, chắc là, chắc chắn) nhằm nêu lên nhận định (hoặc suy luận) về một khả năng có thể xảy ra dựa trên những dấu hiệu nào đó (giả định) đã đƣợc đề cập trong LC. Si\t dah thƣờng hoạt động độc lập, còn si\t nik thƣờng đi kèm với KT2VTDNLC tơ/tơ dah để tạo thành cặp KT tơ/tơ dah si \t nik (nếu (thì) chắc chắn). S^t dah [uh êrah ktăk (r), `u krah mơh hlô djo\ khô, thâo dah hlô arăng mnah be \ (p) [đk 207, tr. 363] (Con thú sập được ở bẫy mang cung hoặc bị một người nào đó giết (p) thì vết thương của nó chảy máu tươi (r)). b. Nhóm kết tử ba vị trí trong lập luận của luật tục Êđê Nếu KT2VT phân biệt nhau về chức năng (dẫn nhập luận cứ hoặc dẫn nhập kết luận) thì KT3VT chỉ xuất hiện trong phần luận cứ mà không xuất hiện trong thành phần kết luận (nghĩa là nó không đƣợc sử dụng để dẫn nhập thành phần kết luận). Theo Nguyễn Thị Thu Trang [110], “khi thực hiện chức năng dẫn nhập luận cứ, KT3VT phân biệt với nhau rõ nét hơn cả ở khả năng định hƣớng lập luận” [110, tr. 102]. Đây cũng là tiêu chí mà chúng tôi lấy làm căn cứ để phân loại KT3VT trong lập luận của luật tục Êđê thành 2 nhóm: KT3VT đồng hướng và KT3VT nghịch hướng. Theo khảo sát, lập luận trong luật tục Êđê sử dụng 8 KT3VT, gồm: bi, [iă dah, bi dah, khă, khă dah, anei le \, leh anăn, êgao tơ anăn. b1. Kết tử ba vị trí đồng hướng Kết tử đồng hƣớng là những chỉ dẫn cho thấy các luận cứ cùng hƣớng đến kết luận. Theo Nguyễn Thị Thu Trang [110], KT3VT đồng hƣớng có đặc điểm: chi phối tổ chức lập luận tối thiểu gồm hai luận cứ và một kết luận, biểu thị quan hệ đồng hƣớng giữa các luận cứ trong lập luận. Lập luận trong luật tục Êđê sử dụng 2 KT3VT đồng hƣớng: leh anăn (và, với), êgao tơ anăn (quá hơn nữa). 81 (i) Kết tử leh anăn (và, với, ngoài ra) Về ngữ pháp, leh anăn là một kết từ, có chức năng liên kết các vế trong câu hoặc liên kết các câu với nhau. Về ngữ nghĩa, nó biểu thị quan hệ liên hợp, bổ sung giữa hai hoặc nhiều sự vật, sự việc, hiện tƣợng, quá trình, tính chất cùng loại, cùng phạm trù. Nó cũng là từ biểu thị điều sắp nói thêm là để nhấn mạnh, khẳng định thêm cho những điều vừa nói ở trƣớc đó, hoặc điều sắp nêu ra là điều xảy ra tiếp theo điều vừa nói đến; cũng có khi nó đƣợc dùng để thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các sự vật, sự việc cụ thể. Trong luật tục Êđê, leh anăn đƣợc sử dụng làm KT3VT đồng hƣớng dẫn nhập luận cứ bổ sung cho lập luận. Khi sử dụng kết tử này, ngƣời nói muốn bổ sung luận cứ nhằm khẳng định chắc chắn thêm về lí lẽ trong quá trình lập luận. Việc làm này đã tạo ra hệ thống sự kiện (trong các luận cứ) nối tiếp nhau, xoay quanh một chủ đề, làm nổi bật đƣợc hệ thống dẫn chứng, tạo cho lập luận có cơ sở vững chắc để đƣa ra kết luận thuyết phục. (46) U|n tuh dliê, kpiê tuh lăn, `u brei bi hnuê lo\ jăk gam kham le\, lăn bi mda, êa mrâo, kyâo mtâo bi jăk ]ăt (p). Leh ana\n hl^n ho\ng êa `u brei kơ pô ktơ\ng kdjar(q) [đk 206, tr.36] (Hắn sẽ phải nộp cho chủ đất một con lợn và một ché rượu để cúng hiến sinh cho đất và cho rừng để ong trở lại làm tổ trên các cây ktơ\ng và kdjar, để đất mãi mãi xanh tươi, để nước lại trong vắt, để cây cối lại đơm hoa, ra lá. Ngoài ra, hắn phải trả lại sáp và mật cho chủ đất, người chủ của các cây ktơ\ng, kdjar...). LC (q) trong lập luận này được dẫn nhập bằng kết tử leh ana\n, đây là luận cứ bổ sung cho luận cứ (p). Cả hai luận cứ này đồng hướng và cùng hướng tới kết luận. (ii) Kết tử Êgao tơ anăn (quá hơn nữa, hơn thế nữa) Về ngữ pháp, đây là kết từ đƣợc sử dụng để liên kết trong phạm vi câu hoặc trên câu. Về ngữ nghĩa, nó biểu thị ý nghĩa liên hợp, bổ sung. Nhờ đặc điểm ấy, êgao tơ anăn đƣợc sử dụng làm KT3VT đồng hƣớng dẫn nhập luận cứ bổ sung cho lập luận. Luận cứ đƣợc dẫn nhập bằng kết tử này sẽ là điều đƣợc nói thêm nhƣ một lí lẽ quan trọng không thể bỏ qua, mức độ nhấn mạnh tập trung vào chính luận cứ bổ sung này. Ví dụ: (47) ~u amâo lo\ trah dlăng, êmăng djo\ kơ am^ ama, dleh ai di gơ\ [ă anak, tơl [lak mra, anak yua amâo mâo (p). Êgao tơ ana\n, leh pro\ng boh tih `u ktrăm ama; pro\ng pha, ktrăm am^, `u wăng liư\ lo\ bliư\ kơ am^ pô, kgă liư\ lo\ bliư kơ ama pô (q), 82 anăn kthu\l `u, mâo kđi am^ ama kơ `u (r) [đk 147, tr.327] (Hắn không đoái hoài đến cha mẹ hắn nữa, không đến giúp đỡ cha mẹ hắn nữa. Những con người đã khó nhọc vì hắn, đã địu hắn đến chai vai, thế mà giờ đây chẳng còn có một ai để sai bảo (p). Quá hơn nữa, khi hắn đã có bắp chân to, hắn giẫm lên cha; khi hắn đã có đùi to, hắn đạp lên mẹ; hắn là cây cuốc sắc, cây rựa bén, quật lại mẹ cha (q), thì hắn là kẻ có tội, có việc phải đưa ra xét xử giữa cha mẹ hắn và hắn(r)). LC (q) trong lập luận này đƣợc dẫn nhập bằng kết tử êgao tơ ana \n, là luận cứ bổ sung và nhấn mạnh về hiệu lực lập luận đối với kết luận, nó có hiệu lực mạnh nhất đối với kết luận và thường được đặt gần kết luận. b2. Kết tử ba vị trí nghịch hướng Kết tử nghịch hƣớng là những chỉ dẫn lập luận cho thấy các luận cứ trong lập luận hƣớng đến kết luận trái chiều nhau. Nhƣ vậy, dựa vào cấu trúc và tính chất đã nêu ở trên, có thể hiểu KT3VT nghịch hƣớng là những KT đòi phải tổ chức lập luận hoàn chỉnh tối thiểu gồm hai luận cứ và một kết luận, biểu thị quan hệ nghịch hƣớng giữa các luận cứ và kết luận. Lập luận trong luật tục Êđê sử dụng các kết tử: bi, [iă dah, bi dah, khă, khă dah, anei le \ làm KT3VT nghịch hƣớng. (i) Nhóm kết tử bi, [iă dah, bi dah (nhƣng, tuy nhiên) Đây là những kết từ nối các thành phần trong câ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_lap_luan_trong_luat_tuc_e_de_tran_thi_tham.pdf
Tài liệu liên quan