LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC CÁC HỘP . ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ. x
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 24
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:. 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:. 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, LIÊN
KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ . 37
2.1. Nông nghiệp và các vấn đề về liên kết trong phát triển nông nghiệp. 37
2.1.1. Một số khái niệm. 37
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân . 37
2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp . 38
2.1.1.3. Khái niệm ngành trồng trọt . 39
2.1.1.4. Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế . 40
2.1.2. Nội dung liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản xuất 42
2.1.2.1. Căn cứ vào các hình thức thỏa thuận . 42
2.1.2.2. Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết . 45
2.1.3. Vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp. . 47
2.2. Vai trò của liên kết, điều kiện thúc dẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân
để phát triển ngành trồng trọt. 48
2.2.1. Vai trò của liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng
trọt. . 49
2.2.1.1.Đối với hộ nông dân. 49
2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp. 50
2.2.1.3 Đối với nhà quản lý. 50
204 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh thái bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến tích cực theo mô hình sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa tiềm lực, tiềm
năng, lợi thế của tỉnh đồng bằng và truyền thống thâm canh. “Giá trị sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm (giai đoạn 2013-2017) tăng
3,3%/năm; trong đó: trồng trọt tăng bình quân 0,76%/năm, chăn nuôi:
5,54%/năm, thủy sản tăng 6,2%/năm” (Cục thống kê tỉnh Thái Bình,2017).
Quá trình CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ngày càng được đẩy mạnh, cớ
sở vật chất, hạ tầng, khoa học công nghệ được áp dụng vào sản xuất tốt hơn,
kỹ thuật được tăng cường hơn.
Năm 2017: “Tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản ước đaṭ:
25.782,7 tỷ đồng1, tăng 2,48% so vơí năm 2016 (theo giá so sánh 2010);
trong đó: trồng trọt giảm 0,09%, chăn nuôi tăng 3,35%, thủy sản tăng 7,05%
Giá trị sản xuất trồng trọt: 11.104 tỷ đồng, chăn nuôi: 9.366,6 tỷ đồng, thủy sản: 4.303 tỷ đồng.
80
so với năm 2016” (Cục thống kê Thái Bình, 2017). Cơ cấu ngaǹh nông nghiêp̣
có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản, giảm tỷ trọng
trồng trọt.
Đến hết tháng 12/ 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập
trung là 14.929,28 ha. Mục đích của việc tích tụ này là để hình thành quy mô sản
xuất hàng hóa lớn gắn với quá trình tiêu thụ sản phẩm, trong đó:
- “Diện tích đất tập trung, tích tụ theo hình thức thuê đất và chuyển nhượng
quyền sử dụng đất 5.163,28 ha (lĩnh vực trồng trọt 1.792,8 ha, lĩnh vực chăn
nuôi 432,8 ha, lĩnh vực Thủy sản 2.937,68 ha)”(Cục thống kê Thái Bình,2017).
- “Diện tích đất tập trung theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản 9.766ha với tổng số 210 hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất tiêu
thụ sản phẩm cho các hộ thành viên với 20 doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh”.( sở NN&PTNN Thái Bình, 2017).
Về ngành trồng trọt, diện tích đất đã tập trung, vụ xuân năm 2018 tích tụ theo
hình thức thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1.792,8 ha, trong đó:
+ Tổng diện tích đất được tập trung, tích tụ từ 10 ha trở lên: 454,96 ha,
chiến 25,38% tổng diện tích đất tích tụ lĩnh vực trồng trọt; hình thức tích tụ
chủ yếu là thuê đất.
+ Các mô hình tập trung, tích tụ còn lại có quy mô từ 2 ha đến dưới 10
ha, tổng diện tích đất tích tụ 1.337,84 ha, giá thuê đất từ 60 đến 80 kg
thóc/sào/năm hoặc từ 300.000 đến 500.000 đồng/sào/năm, thời hạn thuê bình
quân 5 năm.
Hầu hết các mô hình tích tụ đều được đánh giá có hiệu quả hơn từ 1,5
đến 2 lần so với sản xuất thông thường khi chưa được tích tụ.
81
Bảng 3.1: Tình hình tích tụ ruộng đất vụ xuân năm 2018
Tên
Diện tích
tích tụ(ha)
Hình thức tích tụ
Diện tích
có bao tiêu
sản phẩm
Mua Thuê Thầu mượn Góp
Toàn tỉnh 818,4 0 353,4 220 12,5 158,37
1.Thành phố 22 0 0 22 0 17
2.Quỳnh Phụ 0 0 0 0 0 0
3.Hưng Hà 206,99 0 46,8 160,2 0 33
4.Đông Hưng 0 0 0 0 0 0
5.Thái Thụy 79,2 0 74,2 0 5 0
6.Tiền Hải 139,83 0 0 139,8 0 6,17
7.Kiến Xương 277,7 0 232,4 37,8 7,5 102,2
8.Vũ Thư 232,54 0 232,54 0 0 0
(Nguồn: Sở NN&PTNN tỉnh Thái Bình,2018)
“Những năm gần đây, các cấp các ngành cùng chính quyền nhiều
địa phương triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để mang lại hiệu quả thiết thực
thì yêu cầu tất yếu phải tập trung tích tụ đất đai nhằm phục vụ sản xuất
hàng hóa. Đến nay, diện tích đất canh tác được tích tụ với quy mô từ 02
ha trở lên về trồng trọt đến nay là 1.792,8 ha, trong đó diện tích tích tụ
có quy mô từ 10 ha trở lên là 459,23 ha chiếm 25.6%. Hầu hết các mô
hình tích tụ bước đầu được đánh giá có hiệu quả hơn từ 1,5 đến 2 lần so
với sản xuất thông thường khi chưa được tích tụ. Ngoài ra, một số địa
phương đã xuất hiện các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để sản xuất,
bước đầu đem lại hiệu quả nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát được đầu vào và đầu
ra của sản phẩm”.(Sở NN&PTNN Tỉnh Thái Bình, 2017)
- “Hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản: có 9.766 ha
(trong đó lúa: 7.907 ha, rau màu: 1.859 ha), với tổng số 210 hợp tác xã
tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên với
82
20 doanh nghiệp” trong và ngoài tỉnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản như: Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng Thái
Bình, Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu Hưng Cúc, Công ty Giống
cây trồng Trung ương, Công ty Chế biến nông sản Hải Dương...(Sở
NN&PT NN tỉnh Thái Bình, 2017).
Tổng diện tích cây hàng năm 2017 đạt 224.343 ha, giảm 420 ha (-
0,2%) so với năm 2016, trong đó: vụ Đông – Xuân 2016-2017 đạt
128.758 ha, tăng 464 ha; vụ mùa đạt 95.585 ha, giảm 884 ha so với năm
trước(Cục thống kê Thái Bình,2017). Diện tích cây hàng năm giảm là do
các xã tiếp tục dồn điền đổi thửa chuyển mục đích sử dụng đất sang
trồng cây ăn quả, cây màu có giá trị hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy
sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh
Thái Bình
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017
Diện tích
Tổng số (Nghìn ha) 171,1 171,9 172,1 172,3 171,9
- Lúa 161,8 161,8 161 160,1 158,7
- Ngô 9,3 10,1 11,1 12,2 13,2
Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
- Lúa 94,56 94,12 93,55 92,90 92,32
- Ngô 5,44 5,88 6,45 7,1 7,68
Sản lượng
Tổng số (Nghìn tấn) 1.101,4 1.115,9 1.124,2 1.120,1 1013,7
- Lúa 1053,2 1061,8 1067,9 1053,7 942,6
- Ngô 48,2 54,1 56,3 54,5 71,1
Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
- Lúa 95,62 95,15 94,99 95,08 92,98
- Ngô 4,38 4,85 5,01 4,92 7,12
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017 và tính toán của tác giả)
83
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, chiếm 63,3% giá trị sản xuất của
ngành là cây lương thực. Lúa giữ địa vị ưu thế trong các loại cây lương
thực. Trong năm 2017 cơ cấu giống lúa vụ xuân, vụ mùa nhìn chung
không thay đổi nhiều, đặc biệt chiếm khoảng 23% tổng diện tích là giống
lúa chất lượng cao, giống lúa đạt năng suất cao chiếm 75% diện tích gieo
cấy. Với diễn biến phức tạp của thời tiết đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng vụ mùa; sâu bệnh
phát triển trên diện rộng và tập trung vào cây lúa làm cho năng suất lúa
vụ mùa năm 2017 giảm chỉ đạt 47,25 tạ/ha. Sản lượng lúa cả năm 2017
đạt 942,6 tấn, giảm trên 10% so với năm 2016. Ngoài diện tích cây lúa,
Thái Bình còn canh tác các loại cây màu lương thực. Tổng diện tích ngô
năm 2017 đạt 13,2 ha (+8,3%); rau, đậu, hoa, cây cảnh diện tích tăng gần
0,2%, trong đó một số loại rau có diện tích tăng cao như: bắp cải
(+19%), súp lơ (+46%), dưa hấu (+35%)... tuy nhiên một số loại rau có
diện tích giảm như: dưa chuột (-47,6%), bí xanh (-12,4%), khoai tây (-
5,8%), đậu các loại (-15,5%).(Cục thống kê Thái Bình, 2017).
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình vụ xuân 2016
Tên Huyện
Số hộ
tham
gia
Diện tích
gieo
trồng
(ha)
Sản lượng
thu hoạch
(tấn)
Diện tích ký
hợp đồng
bao tiêu
trước khi
sản xuất
(ha)
Diện tích
thu mua
theo hợp
đồng(ha)
Cánh
đồng lúa
Quỳnh Phụ 817 120,85 787 13,55 13,55
Hưng Hà 4021 508 3474 508 125
Đông Hưng 3935 462,8 3295 462,8 462,8
Thái Thụy 7233 1578 11055 1083 1083
Tiền Hải 10391 2056 13419 1216 325
Kiến Xương 3510 571 4230 571 374
Vũ Thư 5638 388,17 2825 388,2 376,9
Cánh
đồng màu
Quỳnh Phụ 1231 222,45 3078 182,45 182,45
Hưng Hà 1589 303 3273 303 303
(Nguồn: Sở NN&PTNN tỉnh Thái Bình, 2016)
84
Bảng 3.4: Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Bình năm 2017
Tên Tên cánh đồng Diện tích cánh đồng
Số công ty liên kết
HD tiêu bao sản
phẩm
Lúa
Hoa
màu
Tổng
diện tích
Diện
tích lúa
Diện
tích
màu
Lúa Màu
1.Thành phố 0 0 0 0 0 0 0
2. Quỳnh Phụ 13 2 1287,35 1135,75 151,6 0 0
3. Hưng Hà 3 5 240 110 130 8 0
4.Đông Hưng 27 3 1285,47 1271,47 14 21 0
5.Thái Thụy 37 1 1845 1815 30 16 0
6.Tiền Hải 18 0 1193 1193 0 15 0
7.Kiến Xương 48 7 1227,76 1179,76 48 46 7
8. Vũ Thư 20 1 1071,1 1011,1 60 14 0
(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình,2017)
- Xây dựng cánh đồng lớn: Năm 2017, toàn tỉnh có 146 cánh đồng
với diện tích 12.296 ha. Trong đó diện tích ở vụ Xuân 5.936 ha, vụ Mùa
6.360 ha; chủ yếu là cánh đồng lúa (diện tích lúa 11.012 ha, diện tích rau
màu là 1.283 ha), diện tích có hợp đồng bao tiêu sản phẩm là khoảng trên
8.493,5 ha (lúa 7669 ha, màu 824,5 ha). Quy mô cánh đồng mẫu lớn của
các huyện khác nhau, có huyện cánh đồng mẫu lớn được xem là cánh
đồng có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên quy mô nhỏ hơn
(huyện Hưng Hà); hầu hết các cánh đồng mẫu lớn có quy mô lớn hơn trên
30 ha. Cánh đồng mẫu lớn đối với cây màu quy mô diện tích nhỏ hơn (chủ
yếu từ 10-30ha). Hiệu quả của các cánh đồng mẫu lớn về giá trị đều cao
hơn so với sản xuất đại trà theo truyền thống: cánh đồng mẫu lớn thực
hiện công thức luân canh 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ màu hầu hết đều cho giá trị
trên 200 triệu/ha/năm, lợi nhuận trên 110 triệu/ha/năm, cánh đồng mẫu chỉ
cấy 2 vụ lúa, kể cả 2 vụ đều làm lúa giống, giá trị chỉ đạt từ 80-100 triệu
đồng/ha/năm đối với sản xuất lúa thương phẩm bình thường; từ 120 -150
triệu đồng/ha/năm đối với sản xuất lúa giống, cánh đồng mẫu lớn rau
85
màu, 4-5 vụ/năm giá trị đạt trên 400 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt trên
250 triệu đồng/ha/năm.
- Về liên kết sản xuất: năm 2017, toàn tỉnh có 109/286 xã liên kết sản
xuất với các công ty, doanh nghiệp, hình thành các mô hình sản xuất theo
chuỗi; trong đó có nhiều xã sản xuất cả lúa giống, lúa thương phẩm và rau
màu, cụ thể:
+ Chuỗi liên kết sản xuất lúa giống với tổng diện tích khoảng 2.000
ha/năm, gồm 30 xã tham gia.
+ Chuỗi liên kết sản xuất lúa thương phẩm có 63/286 xã tham gia,
trong đó có 30 xã sản xuất lúa Nhật với tổng diện tích 1.500-1.800
ha/năm, 31 xã sản xuất lúa khác với diện tích khoảng 5.000 ha/năm.
+ Chuỗi liên kết sản xuất rau màu các loại như ngô ngọt, khoai tây,
dưa bí, ớt, cà rốt, ... có 27 xã tham gia, tổng diện tích khoảng 1.000
ha/năm.
Tuy nhiên, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn
chưa thực sự bền vững, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết còn nhỏ do
diện tích sản xuất manh mún nhỏ lẻ; mặc dù có lợi thế về sản xuất lúa, rau
màu và có nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt nhưng do sản phẩm đầu ra
chủ yếu ở dạng thô, chưa chế biến nên giá trị còn thấp, số lượng doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt còn hạn chế cả về số lượng và
quy mô.
Năm 2017, toàn tỉnh chuyển đổi được 690,5 ha diện tích lúa sang
trồng cây hàng năm khác có giá trị cao hơn. Cây trồng chủ yếu là: ngô
ngọt, ngô giống, rau, dưa xuất khẩu, mướp đắng, khoai tây, lạc, cây dược
liệu, cây cảnh,.... Hầu hết diện tích chuyển đổi đều có hợp đồng bao tiêu
sản phẩm ngay từ đầu vụ và đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ
2-3 lần. (Sở NN&PTNT Thái Bình,2017).
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, bằng nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, đến nay
86
tổng diện tích đất canh tác được tích tụ là 1.977,6ha, trong đó quy mô từ
2ha trở lên là 1.811,3ha, từ 5ha trở lên là 1.220,8ha, từ 10ha trở lên là
874,6ha. Hầu hết các mô hình tích tụ bước đầu được đánh giá có hiệu quả
hơn từ 1,5 - 2 lần so với sản xuất thông thường khi chưa được tích tụ nhờ
áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư,
kiểm soát được đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Chương trình cánh đồng
lớn luôn được các địa phương quan tâm xây dựng. Năm 2018, toàn tỉnh có
128 xã triển khai được 185 cánh đồng lớn với tổng diện tích 15.312,34ha,
trong đó chủ yếu là cánh đồng lúa (14.616ha) (Sở NN&PTNN Thái
Bình,2018).
Năm 2018, diện tích có hợp đồng, bao tiêu sản phẩm là 9.092,4ha,
trong đó diện tích lúa 8.731,6ha, cây khác 360,74ha, mang lại lợi nhuận
gấp từ 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất tự do. Có 20 doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ: Công ty Cổ phần Tập
đoàn ThaiBinh Seed, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Đình, Công
ty TNHH Hưng Cúc, Công ty TNHH Liên Hạnh, Công ty Cổ phần Chế
biến nông sản thương mại Thanh Nhàn, Tập đoàn Lộc Trời
Kể từ khi thực hiện Luật HTX năm 2012, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ
đạo Sở NN&PTNN phối hợp với các sở ban ngành, chính quyền các cấp
hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo
Luật HTX năm 2012 tiến hành tổ chức lại theo Luật, những HTX quy mô
nhỏ, hoạt động yếu kém tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể
theo quy định. Kết quả, tổng số HTX trước chuyển đổi toàn tỉnh có 326 HTX
nông nghiệp, đến nay 100% các HTX đã hoàn thành việc tổ chức lại theo Luật
HTX năm 2012, trong đó có 315 hợp tác xã tổ chức lại hoạt động theo Luật
HTX năm 2012; 02 HTX giải thể; 09 HTX tiến hành sáp nhập, hợp nhất.
Số lượng HTX, thành viên HTX: Hiện nay toàn tỉnh có 316 HTX nông,
lâm, thủy sản (gồm 264 HTX quy mô xã, 52 HTX quy mô thôn): Trong đó có
309 HTX sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, 3 HTX tổ chức
nuôi trồng thủy sản, 2 HTX nghề muối, 2 HTX lĩnh vực chăn nuôi; tổng số hộ
87
thành viên hợp tác xã hiện nay là 483.704 hộ chiếm 96% tổng số hộ nông dân
toàn tỉnh; bình quân mỗi hợp tác xã có 1.530 hộ thành viên. Diện tích đất
nông nghiệp bình quân mỗi HTX quản lý là 318ha.
Tổ chức bộ máy và quản lý HTXNN: Cơ cấu tổ chức HĐQT, Ban kiểm
soát và các bộ phận chuyên môn đều đảm bảo theo quy định của Luật HTX,
cụ thể: Tổ chức bộ máy HTX có từ 7 - 8 người, Trong đó: Số lượng thành
viên HĐQT 3 người, Ban kiểm soát: 2 người, kế toán, thủ kho kiêm thủ quỹ
02 người. 100% các hợp tác xã có Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là
Giám đốc HTX.Tổng số lao động trong HTX là 6.535 người, bình quân 21 lao
động/HTX. Lao động của HTX chủ yếu trong các tổ đội dịch vụ thủy nông,
cung ứng vật tư nông nghiệp.
Vốn, tài sản của HTXNN: Doanh thu bình quân của 1 HTX là 1,308 tỷ
đồng; có 277/316 HTX có lãi, chiếm tỷ lệ 87,7%, 39 HTX hoạt động không
có lãi (chủ yếu là hòa vốn) chiếm 12,5%. Nguồn vốn kinh doanh bình
quân/HTX là 2,1 tỷ đồng; Bình quân lãi 1 HTX là 67,402 triệu đồng, quỹ
bình quân của HTX: 279,2 triệu đồng.
- Về đất đai: Hiện nay mới có 12HTX/ tổng số 316 HTX nông nghiệp
(3,8%) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở, nhà
kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp, 192 HTX (60,8%) được giao đất làm trụ sở
nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 112 HTX (35,4%)
chưa có đất làm trụ sở, chỉ được bố trí từ 1-2 phòng trong trong trụ sở UBND xã.
Các khâu trong dịch vụ hoạt động của HTX: 100% HTX dịch vụ nông
nghiệp làm dịch vụ tưới tiêu nước; 96,8 % HTX làm khoa học kỹ thuât;
95,6% HTX làm dịch vụ Bảo vệ thực vật, 79% HTX cung ứng nguồn vật tư
trong nông nghiệp, 66% HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, 19,4% HTX
làm dịch vụ tín dụng nội bộ, 8,6% làm dịch vụ bảo quản giống kho lạnh. Bình
quân mỗi hợp tác xã thực hiện 4 khâu dịch vụ, nhiều hợp tác xã đã năng động
những năm trước đây mở rộng thêm các loại hình dịch vụ mới như: dịch vụ kho
lạnh, tín dụng nội bộ, làm đất, dịch vụ môi trường thu gom rác thải.....Khâu dịch
88
vụ tiêu thụ sản phẩm mặc dù 66% HTX thực hiện. Tuy nhiên, nếu xét trên góc
độ hiệu quả thì chưa đạt và tính bền vững chưa cao.
Phân loại HTX:
Căn cứ vào các tiêu chí: công tác quản lý của HTX, tình hình xã viên tham
gia vào HTX, tổ chức thực hiện các khâu dịch vụ và mức độ hài lòng của xã viên
đối với các dịch vụ của HTX, Các HTX tiến hành đánh giá phân loại, kết quả như
sau: Toàn tỉnh có 195/316 HTX khá giỏi đạt 61,8%...Các HTX cũng đã liên kết
với các doanh nghiệp làm dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho thành
viên thông qua hợp đồng mang lại lợi ích và tăng thu nhập cho các hộ thành viên.
HTX kinh doanh có lãi, vốn quỹ được tăng trưởng.
Có 82 HTX trung bình đạt 25,9%, các HTX này chỉ tổ chức được 4-5
dịch vụ như: Tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật, cung ứng vật
tư... hoạt động của HTX chủ yếu dựa vào điều kiện sẵn có, chưa mở rộng
được các dịch vụ kinh doanh, HTX làm dịch vụ nhưng mức lãi thấp đạt từ 5 -
10 triệu đồng/năm, năng lực tổ chức quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường.
Có 39 HTX yếu kém chiếm 12,3%, các HTX này chỉ làm được 2 đến 3
khâu dịch vụ (tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật), Doanh thu
của HTX thấp, vốn quỹ hàng năm không được bổ sung do quy mô nhỏ và nội
dung hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX còn hạn chế.
Không phải ngẫu nhiên mà từ bao đời nay, trong suốt chiều dài lịch sử
chung của đất nước, nhắc tới 2 tiếng "Thái Bình", chúng ta cũng đều nghĩ
ngay tới cái tên gọi thân thương "đất lúa". Chúng tôi luôn tự hào được sinh ra
và lớn lên từ mảnh đất lúa Thái Bình.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng cho nông
nghiệp khá đồng bộ, cùng với giống tốt là điều kiện Thái Bình vươn lên trở
thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa. Hiện nay, Thái
Bình đang tập trung xây dựng những mô hình sản xuất liên kết an toàn theo
chuỗi, dựa trên xây dựng gần 130 cánh đồng mẫu gồm cả lúa và cây màu, đẩy
89
mạnh ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với các công ty, nhà máy chế biến.
Công ty TNHH Liên Hạnh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trên địa
bàn tỉnh trong việc thực hiện cam kết đồng thu mua cho nông dân. Đây cũng
chính là một trong 3 đơn vị được cấp phép xuất khẩu gạo trực tiếp có qui mô
lớn ở Thái Bình.
Hộp 3.3: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân tại huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình
Theo ông Đỗ Tiến Lâm cho biết: “Những năm gần đây các doanh nghiệp sản
xuất tiêu thụ sản phẩm đã kết hợp với các địa phương thông qua HTXDVNN để tổ
chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân tạo ra hiệu ứng tốt cho sản
xuất nông nghiệp tại địa phương tăng thu nhập góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế cũng như phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đến nay trên địa bàn huyện
Đông Hưng đã xây dựng được hơn 30 cánh đồng mẫu có hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm kết hợp với những doanh nghiệp như: Công ty cổ phần giống cây trồng Thái
Bình, công ty giống cây trồng Trung ương, công ty Hưng Cúc, công ty chế biến
nông sản Hải Dương”.
(Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu ông Đỗ Tiến Lâm – Phó trưởng phòng nông
nghiệp và PTNN huyện Đông Hưng, Thái Bình)
Đơn cử khó khăn trong quá trình tích tụ ruộng đất chính là dự án thí
điểm trồng rau sạch, gạo sạch theo chuẩn Global GAP của Tập đoàn TH tại
huyện Vũ Thư. Việc thỏa thuận về giá thuê đất giữa doanh nghiệp và người
dân vẫn chưa được thống nhất. Tại cuộc họp bàn về tình hình "tích tụ, tập
trung ruộng đất" cho doanh nghiệp này mới đây, Ủy viên TW đảng, Phó Bí
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Diên đề nghị với mô hình thí
điểm, đơn giá thuê đất căn cứ theo từng loại đất, đất 2 lúa 1 màu là 150kg
thóc/sào/năm, đất chuyên màu 220kg/sào/năm, 5 năm điều chỉnh đơn giá một
lần, mỗi lần điều chỉnh không quá 5%; thời hạn thuê đất tối thiểu 25 năm.
b. Tình hình và kết quả phát triển các mô hình, quan hệ liên kết
trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình
Hiện nay tại tỉnh Thái Bình có 3 loại hình liên kết trong sản xuất
nông nghiệp, bao gồm:
90
a. Liên kết giữa hộ và hộ:
- “Toàn tỉnh có 112 nhóm, tổ liên kết trong sản xuất chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản (109 nhóm chăn nuôi/2.246 hộ chăn nuôi tham gia, 3
nhóm chăn nuôi thủy sản)”(Sở NN&PTNN Tỉnh Thái Bình, 2017). Các
nhóm về chăn nuôi cùng áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP, hiện
nay đều áp dụng quy trình kỹ thuật, hàng tháng họp và thảo luận cách
phòng chống dịch bệnh và vấn đề thị trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm...
nhóm chăn nuôi thủy sản thực hiện tìm kiếm đầu ra, điều tiết thời gian thu
hoạch giữa các hộ và thời gian “tiêu thụ sản phẩm” cho các hộ dân.
- Liên kết theo mô hình tổ hợp tác (THT) chăn nuôi: Có 13THT chăn
nuôi. Các THT có sự liên kết về con giống, thức ăn, thuốc thú y, quy trình
chăn nuôi, giá thành sản xuất giảm hơn, chất lượng sản phẩm được nâng
lên, số lượng sản phẩm tạo ra tập trung hơn; một số THT, HTX đã có hợp
đồng với đơn vị cung cấp đầu vào (thức ăn, thuốc thú y) và đơn vị tiêu thụ
đầu ra. Điển hình như THT thôn 2 xã Vũ Đoài huyện Vũ Thư; THT xã
Liên Giang; THT thôn Lãm Khê, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng
- Một số chủ trang trại tự đầu tư quy mô lớn đang hình thành chuỗi
liên kết trong sản xuất, có hợp đồng thỏa thuận cung cấp thức ăn chăn
nuôi, thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, như Trang trại Phạm Bá
Vang, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình,Công ty TNHH Hoàng Liễn, xã
An Bình, huyện Kiến Xương; trang trại Phạm Văn Tràng, xã Vũ Đoài,
huyện Vũ Thư...
Liên kết giữa các hộ với hộ tại Thái Bình thực chất là một kiểu liên
kết ngang. Các hộ nông dân liên kết lại với nhau nhằm tạo ra những vùng
chuyên canh sản xuất các sản phẩm trồng trọt với quy mô rộng hơn, diện
tích lớn hơn. Từ đó làm cho chất lượng sản phẩm đồng đều hơn, tiết kiệm
được chi phí sản xuất đầu vào. Vì khi sản xuất với quy mô lớn sẽ giúp cho
các hộ ký được các hợp đồng trực tiếp với các công ty cung ứng nguồn
nguyên vật liệu với số lượng lớn, chiết khấu sẽ cao hơn, chất lượng nguồn
nguyên liệu được đảm bảo hơn.
91
b. Liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, doanh nghiệp,
HTX và hộ nông dân
Toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp tham gia liên kết với HTX, hộ sản xuất
trồng trọt, 4 doanh nghiệp chăn nuôi triển khai liên kết với chủ các trang
trại chăn nuôi, 2 doanh nghiệp (công ty) triển khai liên kết với các hộ sản
xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với
các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Thái Bình thực chất là một hình thức liên kết dọc. Hình thức liên kết này
là một hình thức liên kết khép kín từ cung ứng nguyên vật liệu đến thu
mua sản phẩm đầu ra. Hình thức liên kết này tại Thái Bình giúp cho việc
quản lý chi phí được tốt hơn, chất lượng sản phẩm đầu ra được đánh giá là
đồng đều hơn, giá cả được ổn định hơn và đặc biệt cung cầu của ngành
trồng trọt được cân bằng hơn, tránh tình trạng sản xuất dư thừa thì bị ép
giá, còn khan hiếm nguồn cung thì giá thành lại bị đẩy lên quá cao. Đặc
biệt trong hình thức liên kết dọc này giúp cho doanh nghiệp và hộ nông
dân trong ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình có trách nhiệm đến cùng đối
với sản phẩm của mình, từ đó thông tin được chia sẻ một cách dễ dàng
hơn, nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Cụ thể có các mô hình liên kết sau đây:
- Liên kết sản xuất lúa giống: 3.015 ha chiếm 30,9% tổng diện tích
liên kết, các giống lúa liên kết sản xuất chủ yếu gồm: BC15, TBR225,
RVT, T10, Thiên Ưu 8, Nam Hương...
- Liên kết sản xuất lúa Nhật, lúa chất lượng cao: 4.892ha chiếm
50,1% tổng diện tích liên kết, các giống lúa chủ yếu gồm: ĐS1, Koshi,
Bắc thơm 7, BC15, T10, RVT, N97...
- Liên kết sản xuất cây màu: 1.859ha chiếm 19,1% tổng diện tích
được thực hiện hình thức liên kết theo hợp đồng từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu thụ sản phẩm tập trung chủ yếu ở những vùng có diện tích trồng
cây màu lớn, vùng bãi ven sông và vùng có phong trào trồng cây vụ đông
92
phát triển. Các cây màu liên kết chủ yếu gồm: khoai tây, ngô ngọt, bí, ớt,
dưa bao tử, rau xuất khẩu...
- Doanh nghiệp Phương Nam liên kết với các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng trên địa bàn huyện Thái Thụy, Tiền Hải; hàng năm doanh nghiệp đã
cung cấp trên 200 triệu con tôm giống có chất lượng tốt cho người dân thả
nuôi, hỗ trợ về kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trên 200 tấn tôm
thương phẩm cho người sản xuất; Công ty TNHH nghêu Thái Bình có
công suất chế biến 10.000 tấn/năm, hàng năm liên kết tiêu thụ thông qua
hợp đồng khoảng 5.000 tấn ngao thương phẩm cho 09 hộ nuôi ngao thuộc
địa bàn xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải.
Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các công ty
và hợp tác xã nông nghiệp năm 2017
Chỉ tiêu ĐVT
Công
ty
giống
cây
trồng
TB
Công
ty
TNHH
Hưng
Cúc
Công
ty
giống
cây
trồng
TW
chi
nhánh
TB
Công
ty
TNHH
ĐT và
PT An
Đình
Công
ty
TNHH
Liên
Hạnh
Công
ty
TNHH
Vạn
Đạt
Công
ty
XNNS
Hải
Dương
Công
ty
Đồng
Giao
Các
công
ty
khác
Tổng
diện
tích ký
hợp
đồng
liên
kết(ha)
Sản
lượng
ký
theo
hợp
đồng
(tấn)
Tổng
diện tích
liên kết
ha 2.666 1.600 295 900 385 106 1.298 78 2.438 9.766
Lúa gạo ha 2.631 1.600 295 900 385 0 0 0 2.096 7.907 38.563
Rau màu ha 35 0 0 0 0 106 1.298 78 342 1.859 32.947
Số HTX
liên kết
23 11 13 28 12 23 25 10 71 216
(Nguồn: Sở NN&PTNN tỉnh Thái Bình, 2017)
Các công ty khác ở đây bao gồm: công ty cổ phần chế biến nông sản Hải
Dương, Công ty TNHH Thanh Phong, Công ty GVA, công ty An Việt, công
ty Hồng Quang, công ty Đại Thành, công ty giống cây trồng Tiền Hải, CTCP
giống cây trồng Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, tập đoàn Lộc T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_lien_ket_doanh_nghiep_va_nong_dan_de_phat_trien_ngan.pdf