Luận án Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng đồng bằng Sông Hồng

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH

NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG

LÃNH THỔ . 7

1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả có liên quan

đến vấn đề liên kết kinh tế . 7

1.2. Khái quát kết quả của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài

luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu phát triển. 28

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH

NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN. 31

2.1. Khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và vai trò của liên kết kinh tế

giữa doanh nghiệp và hộ nông dân . 31

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết

kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân . 48

2.3. Kinh nghiệm của một số vùng lãnh thổ trong nước về liên kết kinh tế

giữa doanh nghiệp và hộ nông dân và bài học rút ra cho vùng Đồng

bằng sông Hồng . 71

Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH

NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 . 80

3.1. Cơ hội và thách thức trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ

nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 80

3.2. Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng

Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019 . 90

pdf205 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí hậu...) nhưng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn đạt được những kết quả khả quan, là đầu tàu về nông nghiệp trên cả nước. Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp khoảng 3,1%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất của vùng là 3,76%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thấp nhất là 1,36%. Một số tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong nông nghiệp dẫn đầu như Hà Nội 3,48% (2019), Thái Bình 3,2% (2019), Nam Định 2,8% (2019), (Phụ lục 2). Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015 - 2019 Đơn vị tính: % Năm Địa phƣơng 2015 2016 2017 2018 2019 Hà Nội 2,6 3,6 3,4 4,02 3,48 Quảng Ninh 2,47 2,6 3,35 3,05 2,51 Nam Định 3,8 2,5 2,75 3,8 2,8 Thái Bình 4,19 2,78 2,95 3,98 3,2 81 Hưng Yên 2 2,53 1,77 3,5 1,81 Hải Phòng 1,92 1,03 2,07 2,77 1,58 Ninh Bình - - - - 1,87 Hà Nam - 4,0 - 1,5 1,7 Hải Dương 2,4 1,6 -1,4 5,9 -3,1 Bắc Ninh 2,41 1,36 -0,39 2,5 Vĩnh Phúc 2,7 3,15 3,48 3,72 -2,77 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng Cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 -2019 chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần qua các năm, đặc biệt là Hà Nội từ 4,5% năm 2015 xuống còn 1,99 năm 2019; Thái Bình 34,32% năm 2015 xuống còn 22,5 năm 2019. Bảng 3.2: Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015 - 2019 Đơn vị tính: % Năm Địa phƣơng 2015 2016 2017 2018 2019 Hà Nội 4,5 3,22 2,84 2,14 1,99 Quảng Ninh 6,0 6,8 6,7 5,9 6,02 Nam Định 25,6 23 21,5 20 19 Thái Bình 34,32 32,47 27,61 23,93 22,5 Hưng Yên 13,54 13,3 10,93 10,58 8,44 Hải Phòng - 6,85 5,43 4,92 4,73 Ninh Bình 13,75 13,43 12,16 11,04 10,36 Hà Nam - 11,7 - - 9,2 Hải Dương 16,1 12,5 11 9,9 8,8 Bắc Ninh 3,82 5,0 3,0 2,72 2,7 Vĩnh Phúc 9,77 10,41 8,52 5,96 5,45 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các bài báo và tạp chí khoa học Mặc dù xu hướng sử dụng đất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đang có sự thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây, theo hướng số hộ nông dân ngày càng giảm, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp (Năm 82 2011, toàn vùng có 1.999.522 hộ nông nghiệp, đến năm 2016 còn 1.546.211 hộ, giảm 22,7% số hộ (mức giảm của cả nước là 10,5%)). Ðồng bằng sông Hồng cũng là khu vực có mức giảm cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Nhưng, số hộ sản xuất quy mô lớn ngày càng tăng. Năm 2011, số hộ quy mô sản xuất từ 2 đến 5 ha là 13.997 hộ; quy mô từ 5 ha trở lên là 7.998 hộ thì đến năm 2016 con số tương ứng là 15.088 và 8.050, tăng tương ứng 7,8 và 0,7% [89]. 3.1.1.2. Tiêu thụ nông sản Thị trường nội địa: Đồng bằng sông Hồng là thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn gồm hệ thống các trung tâm thương mại, các siêu thị, các chợ đầu mối và chợ nhỏ lẻ. Vùng có 1895 chợ, đứng đầu cả nước, chiếm 22,19 % số chợ trong các vùng [4] (Phụ lục 5); có 50 trung tâm thương mại, chiếm 26,46% số trung tâm thương mại trong các vùng và 291 siêu thị, chiếm 30,4% số siêu thị các vùng, đứng thứ 2 sau vùng Đông Nam Bộ [4] (Phụ lục 6). Trong đó, các siêu thị và các trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Với quy mô dân số xấp xỉ 22 triệu người, với các thành phố công nghiệp như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng cùng với các khu du lịch lớn như Vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Uông Bí (Quảng Ninh), Tràng An - Bích Động - Bái Đính (Ninh Bình), thì nhu cầu về nông sản của vùng là rất lớn. Đây là thị trường vô cùng tiềm năng thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu nông sản của vùng Đồng bằng sông Hồng rất đa dạng, bao gồm: gạo, hoa quả, thủy hải sản, Hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Hồng có mặt tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Các doanh nghiệp nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng cũng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm về nông nghiệp tại các thị trường quốc tế. Mới đây nhất là tham dự Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống Gulfood 2020 tại Duba với sự tham gia của 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 5000 gian hàng, thu hút gần 98000 khách đến tham quan, giao dịch, ký kết hợp đồng. 83 3.1.1.3. Cơ cấu ngành nông nghiệp Trồng trọt Vùng Đồng bằng sông Hồng tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đa dạng về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nâng cao giá trị giá tăng và gắn chặt sản xuất với thị trường tiêu thụ, tạo ra những chuỗi liên kết hiệu quả. Đồng thời, mở rộng các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới phương thức sản xuất. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn nhất của miền Bắc; tổng sản lượng lương thực có hạt, thực phẩm và nhiều loại nông sản khác đứng thứ hai Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hàng nông sản xuất khẩu... Tổng diện tích gieo trồng của vùng là 1.079.407,24 ha với sản lượng lúa ở Hà Nội đạt 1.028,54 nghìn tấn, Bắc Ninh đạt 411.731,1 tấn, Nam Định 375.796 tấn... [53], tăng tỷ lệ lúa chất lượng cao tỉnh Nam Định đạt 69%, Hưng Yên đạt 64,8%, Hải Dương đạt 67%... [68]. Tính trung bình cả vùng, sản lượng lúa đạt 4,86 tấn/ha, ngô đạt 4,5 tấn/ha, nhãn đạt 20,25 tấn/ha, khoai đạt 27 tấn/ha, cam có sản lượng cao nhất, đạt 35 tấn/ha (Biểu 3.1). Đơn vị tính: Tấn/ha Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng một số loại nông sản chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2019 Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra 84 Cây vụ đông tiếp tục được phát triển theo hướng bền vững. Các tỉnh, thành phố đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều mô hình sau chuyển đổi đã mang lại giá trị kinh tế cao như: mô hình trồng hoa cây cảnh tại Văn Giang (Hưng Yên) cho thu nhập 600- 700 triệu đồng/năm; mô hình trồng dưa thơm (Hải Dương, Hải Phòng) đạt năng suất trung bình từ 45 - 50 tấn/ha, giá bán 18.000 - 20.000 đồng/kg với doanh thu dao động 810 triệu đồng - 1 tỷ đồng/ha... [68]. Chăn nuôi Chăn nuôi của Vùng ngày càng phát triển. Các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh không ngừng được nhân rộng. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vùng Đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 1.216.408,8 nghìn tấn. Một số tỉnh, thành phố có sản lượng thịt hơi xuất chuồng lớn như: Hà Nội đạt 436.463 nghìn tấn, Thái Bình đạt 190 nghìn tấn... [53]. Bảng 3.3: Số lƣợng và sản lƣợng chăn nuôi qua các năm tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng Địa phƣơng Số lƣợng (nghìn con) Sản lƣợng (tấn) 2016 2017 2018 Tăng trƣởng BQ (%) 2016 2017 2018 Tăng trƣởng BQ (%) Hà Nội 22,744 24,401 2,562 6.14 78,112 82,057 85,955 4.9 Vĩnh Phúc 8,841 9,424 9,985 6.27 25,838 27,327 28,844 5.66 Bắc Ninh 4,793 51 5,301 5.17 12,007 1,316 1,371 6.89 Quảng Ninh 2,882 3,223 3,317 7.37 9,238 10,341 11,623 12.17 Hải Dương 10,599 10,525 10,736 0.65 30,057 3,164 33,184 5.07 Hải Phòng 7,646 785 7,989 2.22 34,874 38,509 3,972 6.78 Hưng Yên 807 8,267 8,544 2.89 21,857 22,869 23,907 4.58 Hà Nam 5,478 58 599 4.58 15,296 15,496 15,911 1.99 Nam Định 7,513 7,556 7,629 0.77 16,916 17,914 19,369 7.01 Thái Bình 10,898 12,043 12,509 7.19 40,387 46,153 48,827 10.03 Ninh Bình 422 4,934 5,143 10.58 7,783 8,209 8,637 5.34 Tổng 93,685 99,122 102,762 4.74 292,365 313,676 329,687 6.2 Nguồn: Tổng cục thống kê [81] 85 Chăn nuôi lợn: Vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô chăn nuôi lợn lớn so với các vùng trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tăng nhanh qua các năm, với mức tăng trưởng số lượng con bình quân 4,74%, mức tăng trưởng sản lượng bình quân 6,2%. Trong đó, Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương có số lượng (con) và sản lượng (tấn) cao nhất (Phụ lục 9). Chăn nuôi đại gia súc: Đàn bò sữa vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 9,74% số lượng bò sữa trên cả nước tương ứng với 28.636 con (2018), đứng thứ 5 sau vùng Đông Nam Bộ (chiếm 33,35%), vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (25,69%), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (12,22%), vùng Trung du và miền núi phía Bắc (10,88%); chỉ đứng trên vùng Tây Nguyên (8,12%) [18]. Giai đoạn này, Đồng bằng sông Hồng bắt đầu có những bước phát triển về chăn nuôi bò sữa cả về tổng đàn, quy mô và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm: Cơ cấu tổng đàn gia cầm của vùng Đồng bằng sông Hồng lớn nhất cả nước với tổng số 102,762 triệu con, tương ứng với 25,1% (năm 2018). Cụ thể số lượng gà chiếm 24,6%, ngan chiếm 28,3%, vịt chiếm 26,8%, ngỗng chiếm 18,8% số lượng của cả nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 cao nhất, 8,1%. Đối với toàn vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm liên tiếp 2016-2018 đạt 4,7% [18] (Phụ lục 10). 3.1.1.4. Dịch vụ nông nghiệp Hiện nay, dịch vụ trong nông nghiệp đang dần trở thành một xu hướng, bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở vùng Đồng bằng sông Hồng, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian cho hộ nông dân, từ đó, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Các dịch vụ nông nghiệp phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thể kể đến như: Dịch vụ làm cỏ, làm đất, dịch vụ phun thuốc trừ sâu, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cày bừa, thu hoạch bằng máy, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, Các dịch vụ nông nghiệp có thể do hộ nông dân riêng lẻ tự đầu tư hoặc do các tổ hợp tác dịch vụ vật tư nông nghiệp xã thực hiện như tổ hợp tác dịch vụ vật tư nông nghiệp xã Giao Phong, huyện Giao Thủy (Nam Định), HTX 86 Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu (Nam Định), hoặc do các Trung tâm khuyến nông của các tỉnh thực hiện, Tuy nhiên, hệ thống các loại hình dịch vụ nông nghiệp vẫn còn phân tán, tự phát, quy mô nhỏ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại, quy mô lớn. 3.1.1.5. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp Đối với trồng trọt: mở rộng các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới phương thức sản xuất. Tăng tỷ lệ lúa chất lượng cao tỉnh Nam Định đạt 69%, Hưng Yên đạt 64,8%, Hải Dương đạt 67%... [53]. Đối với chăn nuôi: Hình thành những vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung như: chăn nuôi bò sữa Ba Vì (Hà Nội), chăn nuôi lợn ngoại Bình Lục (Hà Nam), chăn nuôi bò thịt (Thái Bình), chăn nuôi gia cầm Phú Xuyên (Hà Nội), Các hộ chăn nuôi của Vùng đã bước đầu áp dụng quy trình xây dựng chuồng trại khép kín, sử dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình chăn nuôi như hệ thống làm mát, máng ăn tự động, thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn, để nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, do chi phí ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi có chi phí cao hơn khoảng 20% so với chăn nuôi truyền thống, nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo hướng công nghệ cao lại chưa ổn định, nên nhiều chủ trang trại chưa dám mạo hiểm đầu tư. Thêm vào đó, ứng dụng công nghệ cao còn khó khăn do chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm tỷ lệ cao (50 - 70%). Cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi, từ khâu sản xuất giống đến thức ăn, còn thiếu và yếu. 3.1.2. Cơ hội và thách thức của vùng Đồng bằng sông Hồng trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân 3.1.2.1. Cơ hội Thứ nhất, vùng Đồng bằng sông Hồng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp vượt trội so với nhiều vùng kinh tế trong cả nước. Vùng có tài nguyên đất đai màu mỡ, phì nhiêu 87 được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sống Hồng và sông Thái Bình với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau; chủng loại cây trồng thích hợp đa dạng từ lúa, hoa màu, rau, cây ăn trái và các cây công nghiệp ngắn ngày thuận lợi để phát triển nền sản xuất hàng hóa nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện; hệ thống sông ngòi tương đối phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông đường thủy và phát triển ngành nông nghiệp; khí hậu đặc trưng 4 mùa rõ rệt với tiết mưa phùn, mùa mưa và mùa khô thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đa dạng, thâm canh tăng vụ trong năm; Đồng bằng sông Hồng có khoảng 620km chiều dài bờ biển [85] trải dài từ Thủy Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và lớp phù sa dày thích hợp là cơ sở nuôi trồng thủy hải sản, chăn vịt ven bờ, nuôi rong câu,...bên cạnh đó, bằng các phương pháp quai đê lấn biển “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”, thông qua bồi tụ phù sa thì có thể mở rộng diện tích nông nghiệp của vùng thêm 137.000 ha [70, tr.75]. Do đó, có nhiều các doanh nghiệp đang muốn đầu tư nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp của Vùng trong xu hướng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ cao. Thứ hai, nhiều chính sách lớn của Chính phủ đã khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Một số chính sách có liên quan như: chính sách phát triển kinh tế theo từng sản phẩm; kinh tế hợp tác; phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn; chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra cơ hội cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân phát triển. Thứ ba, doanh nghiệp và hộ nông dân luôn nhận được sự ủng hộ của các cơ quan trung ương như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Công thương, VCCI, CIEM, Các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng bước đầu chú ý đến nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. Từ đó, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng hiện đại với các khu chế xuất, 88 khu công nghệ cao, vùng nông nghiệp chuyên canh...với các mô hình liên kết kinh tế đã bắt đầu được hình thành. Thứ tư, những tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới như: công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ nano, công nghệ thủy canh, khí canh và các loại máy móc thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đang được chuyển giao rộng rãi tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân. Thứ năm, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các FTA song phương, đa phương tạo cơ hội tốt đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong việc mở rộng thị trường quốc tế. 3.1.2.2. Thách thức Thứ nhất, vùng chỉ có diện tích 23.336km2, chiếm 7,1 % diện tích của cả nước, nhỏ nhất trong các vùng kinh tế [85]; ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp có nhiều địa hình phức tạp, nhỏ lẻ và manh mún, bị chia cắt bởi các khu công nghiệp và khu dân cư. Mặt khác, đất đai màu mỡ, vị trí thuận lợi bị thu hẹp để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Vì vậy, bình quân ruộng đất/ hộ nông dân có diện tích lớn hơn 2ha chiếm tỷ thấp nhất so với các vùng kinh tế khác, chỉ 0,03%; mặt khác, bình quân ruộng đất/ hộ nông dân có diện tích nhỏ hơn 0,2ha chiếm tỷ lệ cao nhất so với các vùng kinh tế, lên tới 64,84%, gấp 8 lần vùng đồng bằng sông Cửu Long, gấp 5 lần vùng Đông Nam Bộ và gấp hai lần vùng Tây Nguyên [36]. Do vậy, tư duy sản xuất của hộ nông dân vẫn mang nặng tư duy sản xuất tiểu nông. Bên cạnh đó, vào mùa mưa, lượng nước dồn ứ trên các sông dễ gây ra lũ lụt; vào mùa khô lượng nước trên sông giảm mạnh dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp [70, tr.73] cũng là một trở ngại để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Thứ hai, cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển liên kết kinh tế còn thiếu và chưa đồng bộ; việc đưa chính sách vào thực 89 tiễn chưa đạt được hiệu quả do trình độ cán bộ còn yếu, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc chưa được kịp thời giải quyết; công tác tuyên truyền về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân chưa được chú trọng và việc công bố các tài liệu về cơ chế, chính sách, quy hoạch của vùng còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch làm giảm khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp và hộ nông dân. Do đó, dẫn đến thiếu liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất - chế biến - bảo quản - tiêu thụ dẫn tới cản trở phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, bền vững. Thứ ba, hệ thống rào cản kỹ thuật trong các quy định của chính phủ ban hành như: quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; quy trình sản xuất, đăng ký và cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP Bên cạnh đó là các cam kết của Việt Nam khi tham gia các hiệp định FTA song phương và đa phương về mở cửa thị trường nông nghiệp, thuế quan, sở hữu trí tuệ; thị trường công nghệ cao cho nông nghiệp chưa đầy đủ, toàn diện; Các hộ nông dân vẫn chưa mặn mà áp dụng quy trình sản xuất sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp còn phổ biến. Thứ tư, giá cả thị trường biến động bấp bênh, khó lường theo xu hướng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp (giá vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng cao, giá nông sản có xu hướng giảm mạnh) dẫn tới sản phẩm nông nghiệp thiếu sức cạnh tranh. Do đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước thiếu ổn định; thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Thứ năm, sản xuất kinh doanh nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; đồng thời, phát triển các khu công nghiệp tạo ra gánh nặng về ô nhiễm môi trường gây hại cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh, khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong tái cơ cấu nông nghiệp. 90 3.2. TÌNH HÌNH LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 3.2.1. Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân 3.2.1.1. Liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân Đến hết năm 2019, liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã dần trở nên đa dạng và phổ biến hơn, đặc biệt là các liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Vùng đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình chuỗi với các sản phẩm và địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản an toàn thực phẩm. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về các chuỗi cung ứng thực phẩm nông - lâm - thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ ra vùng có 188 chuỗi, cụ thể là: Cao nhất là Hà Nội 57 chuỗi cung ứng; Hưng Yên có 53 chuỗi; Hải Dương 16 chuỗi; Nam Định 13 chuỗi; Quảng Ninh 11 chuỗi; Thái Bình 8 chuỗi; Vĩnh Phúc 8 chuỗi; Hà Nam 7 chuỗi; Ninh Bình 6 chuỗi; Bắc Ninh 5 chuỗi và Hải Phòng có 4 chuỗi cung ứng [10]. Trong trồng trọt, vùng Đồng bằng sông Hồng có 67,6 nghìn ha, chiếm 11,7%, đứng thứ hai cả nước, chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 427,8 nghìn ha, chiếm 73,9% diện tích cánh đồng lớn cả nước [3]. Trong chăn nuôi, liên kết theo chuỗi giá trị cũng bắt đầu xuất hiện, dưới các hình thức chăn nuôi gia công, HTX chăn nuôi, doanh nghiệp và nông dân cùng làm như: chuỗi sản xuất thịt lợn, gia cầm; chuỗi sản xuất trứng, sữa bò [3]. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết này bao gồm: Công ty CP Việt Nam, Công ty Emivest, Công ty Japfa, Công ty TNHH MTV Bình Minh, liên kết với các hộ nông dân ở một số tỉnh như: Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình Bước đầu xuất hiện các chuỗi liên kết để xuất khẩu thịt gà, trứng chim cút sang Nhật Bản; chuỗi chăn nuôi, xuất khẩu lợn sữa [3]. Theo kết quả điều tra, mô hình liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân còn ít, hiện nay, chỉ chiếm 4,5%, trong đó doanh nghiệp và hộ 91 nông dân chủ yếu là liên kết ở khâu tiêu thụ với tỷ lệ 4,45%. Trong liên kết này, doanh nghiệp chỉ đảm nhận tiêu thụ hàng nông sản của hộ nông dân; hộ nông dân tự liên hệ cây con giống, tự đảm bảo tất cả các khâu còn lại theo đúng quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tuy nhiên, mô hình liên kết này đã có sự tăng trưởng, từ 2,1% năm 2015 lên 4,5% năm 2019. Các mô hình liên kết bắt đầu hướng đến liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng nông sản, tỷ lệ từ 0,01 % năm 2015 lên 0,05 % năm 2019 (Bảng 3.4). Đối với liên kết kinh tế theo chuỗi giá trị trong trồng trọt, các doanh nghiệp đầu tư cây giống, quy định các loại phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho hộ nông dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hái được; hộ nông dân chịu trách nhiệm tập trung ruộng đất, canh tác, chăm bón và tuân thủ các quy trình kỹ thuật được đề ra. Đối với liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng con giống, thuốc thú y, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; hộ nông dân chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển chuồng trại, chăm sóc và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp. Bảng 3.4: Tỷ lệ liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân theo chuỗi giá trị và theo từng khâu Đơn vị tính: % Năm LK trực tiếp DN&hộ ND Tổng số LK trực tiếp DN&HND LK theo chuỗi giá trị từ SX đến tiêu thụ LK ở khâu tiêu thụ 2015 2.1 0.01 2.09 2016 2.8 0.015 2.79 2017 3.2 0.02 3.18 2018 3.8 0.03 3.77 2019 4.5 0.05 4.45 Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra 3.2.1.2. Liên kết gián tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân Ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015-2019, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân thông qua HTX trở nên phổ biến hơn hình 92 thức liên kết kinh tế trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Trên thực tế, mô hình liên kết kinh tế gián tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ngày càng có xu hướng tăng 1,7 lần từ 12,8% (2015) lên 20,5% (2019). Qua điều tra khảo sát cũng cho thấy, hộ nông dân tham gia liên kết gián tiếp thông qua HTX, mối liên kết sẽ bền vững hơn. Đối với mô hình liên kết trực tiếp, để liên kết thu mua hàng nông sản, doanh nghiệp cần ký hợp đồng với từng hộ nông dân. Trong khi đó, với những doanh nghiệp lớn, một doanh nghiệp có thể liên kết với vài trăm hộ nông dân. Do vậy, việc ký hợp đồng với nhiều hộ nông dân đơn lẻ sẽ nảy sinh nhiều khó khăn, mất thời gian đối với công tác quản lý. Vì thế, khi hộ nông dân tham gia vào HTX, doanh nghiệp chỉ cần ký hợp đồng với đại diện của các hộ nông dân là HTX. Mặt khác, hộ nông dân được HTX hướng dẫn tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nên năng suất cao hơn, sản lượng tăng lên và ổn định. Những điều đó khiến mô hình liên kết này trở nên phổ biến và có xu hướng tăng lên. Trong đó, liên kết ở khâu tiêu thụ nông sản chiếm tỷ lệ cao (gấp 3 lần) so với liên kết theo chuỗi giá trị. Cụ thể: Liên kết ở khâu tiêu thụ năm 2019 là 15.38%, liên kết theo chuỗi giá trị là 5,13% (xem bảng 3.5). Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ nông dân liên kết gián tiếp giữa doanh nghiệp so với tổng số hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng Đơn vị tính: % Năm LK DN&hộ ND thông qua HTX TS LK DN&HND thông qua HTX LK theo chuỗi giá trị từ SX đến tiêu thụ LK ở khâu tiêu thụ 2015 12.80 3.31 9.49 2016 17.90 3.92 13.98 2017 19.20 4.50 14.70 2018 19.40 4.94 14.46 2019 20.50 5.13 15.38 Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra Tuy nhiên, qua số liệu có thể thấy, mặc dù liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng có xu hướng tăng dần theo 93 hướng tích cực, song vẫn còn hạn chế về số lượng, 75% các hộ nông dân chưa liên kết với doanh nghiệp mà bán nông sản trực tiếp ra thị trường. Hầu như không có liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân mà có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức khác như nhà khoa học, ngân hàng, tổ chức dịch vụ 3.2.2. Cơ chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân 3.2.2.1. Cơ chế liên kết các yếu tố đầu vào trong sản xuất * Về đất đai, lao động: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Để tiến hành sản xuất thì không thể thiếu yếu tố này. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, 100% đất đai và lao động trực tiếp sản xuất tham gia vào liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng là của hộ nông dân. Vì vậy, doanh nghiệp cần liên kết kinh tế với hộ nông dân. Trong quá trình liên kết, do diện tích giao đất cho hộ nông dân chỉ có một giới hạn nhất định, nếu diện tích hiện tại đó không đủ đáp ứng điều kiện liên kết hoặc hộ nông dân muốn mở rộng quy mô sản xuất thì sẽ liên kết hoặc đi thuê đất của các hộ nông dân khác; còn nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất thì sẽ tiếp tục liên kết với các hộ nông dân có đất đai và có lao động. * Về giống cây trồng, vật nuôi, quy trình kỹ thuật và vốn tài chính: Thứ nhất, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho hộ nông dân giống cây trồng, vật nuôi, quy trình kỹ thuật và vốn tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_lien_ket_kinh_te_giua_doanh_nghiep_va_ho_nong_dan_o.pdf
Tài liệu liên quan