Luận án Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Trọng Tuấn

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .7

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến logistics trong phát

triển kinh tế biển .7

1.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan đến logistics trong phát triển

kinh tế biển.14

1.3. Những kết quả đạt được của các công trình và khoảng trống cần tiếp tục

nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.26

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS TRONG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .29

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở

địa phương cấp tỉnh.29

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến logistics trong phát

triển kinh tế biển .42

2.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển

ở cấp độ địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Ninh.58

Chương 3: THỰC TRẠNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2017.73

3.1. Những thuận lợi và khó khăn với logistics trong phát triển kinh tế biển ở

tỉnh Quảng Ninh .73

3.2. Hiện trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh giai

đoạn 2012 - 2017 .83

3.3. Đánh giá chung về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh 112

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH .123

4.1. Dự báo về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh thời

gian tới .1234.2. Yêu cầu, mục tiêu, định hướng logistics trong phát triển kinh tế biển ở

tỉnh Quảng Ninh .130

4.3. Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh .133

KẾT LUẬN .149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

PHỤ LỤC.165

pdf194 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Trọng Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm. Dịch vụ logistics được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và XNK [95]. Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 [96] nhấn mạnh công tác nghiệp vụ hải quan, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; công nghệ thông tin và thống kê hải quan, công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ công chức trong ngành Hải quan đã được nêu rõ trong Quyết định số 448. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [93]. Trong Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009, cảng Hòn Gai - Quảng Ninh được quy hoạch ở Nhóm cảng biển phí Bắc (Nhóm 1). Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I) gồm: Cái Lân là khu bến chính, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu 5 vạn DWT, 3000 TEU; Các bến chuyên dùng là vệ tinh cho các cảng chính như bến khách Hòn Gai, bến xi măng, bến than, bến chuyên dùng phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp. Kết luận của Thủ tướng chính phủ ngày 22/12/2016 tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh là đẩy mạnh liên kết phát triển, phấn đấu Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế của cả vùng. Thủ tướng chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Vân Đồn thành cảng hàng không quốc tế. Thủ tưởng chính phủ đã giao Bộ 79 GTVT và UBND tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm hoàn thành đưa Cảng hàng không Vân Đồn vào sử dụng và khai thác. Cơ chế, chính sách trực tiếp thúc đẩy logistics phát triển. Quyết định số 1012/QĐ-TTg, ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” [98]. Phương án quy hoạch ở cả 3 hành lang kinh tế thì Quảng Ninh đều nằm trong phương án quy hoạch phát triển mạng lưới logistics: Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân; Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang); Hành lang kinh tế Tây Bắc Bắc Bộ kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu). Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, đến năm 2025 [101]. Theo quan điểm của chính phủ, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương; phát triển dịch vụ logistic thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao; Phát triển thị trường logistics lành mạnh; Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực; Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics; Nhà nước có vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics [21]. Theo Nghị định 163, dịch vụ logistics được cung cấp gồm 17 loại dịch vụ khác nhau, trong đó các loại dịch vụ cơ bản như: Vận tải hàng 80 hóa, hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, kho bãi, chuyển phát, đại lý vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan, đại lý vận tải hàng hóa, xếp dỡ container Nghị định 163 đã đưa ra các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường dịch vụ logistics căn cứ thực hiện. Quyết định 2622/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 31/12/2013 “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [97]. Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, đến năm 2030, dịch vụ chiếm khoảng 51% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Quyết định 2622 của Thủ tướng chính phủ đã tạo điều kiện cho ngành logistics tỉnh Quảng Ninh có cơ hội phát triển. Quyết định 2622 nêu rõ sự cần thiết đẩy mạnh phát triển dịch vụ cảng biển tại cảng Cái Lân chuyển đổi cảng Cẩm Phả thành cảng tổng hợp, phát triển cảng nước sâu tại khu vực Hòn Nét, Con Ong; phát triển cảng Tiền Phong để kết nối khai thác hiệu quả cảng Lạch Huyện - Hải Phòng, phát triển cảng Hòn Gai thành cảng khách du lịch quốc tế. Đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn trong thời gian tới theo quy hoạch và được tiếp tục mở rộng đến trước năm 2030. 3.1.3.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Ninh với logistics trong phát triển kinh tế biển Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển ngành logistics, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa, thúc đẩy logistics phát triển, góp phần tăng cường vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển. Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 05/02/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030” [21]. Theo đó, “phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ trở thành khu vực kinh tế 81 quan trọng hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GRDP của tỉnh” [21]. Để đạt được mục tiêu nói trên, Nghị quyết 02 đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó xác định các ngành dịch vụ có tiềm năng lợi thế cần được phát triển mạnh. Nghị quyết 02 nêu rõ “phát triển dịch vụ vận tải, trọng tâm là dịch vụ cảng biển: Phát triển Quảng Ninh thành trung tâm dịch vụ cảng biển, vận tải biển, logistics hiện đại” [21]. Để phát triển dịch vụ thành khu vực kinh tế đầu tàu, trong đó có ngành logistics hiện đại, tỉnh ủy Quảng Ninh chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư tỉnh ủy làm trưởng ban; Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh do đồng chí bí thư cấp ủy làn trưởng ban để triển khai thực hiện Nghị quyết. Điều này cho thấy, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh rất quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ nói chung, phát triển ngành logistics nói riêng trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 1588/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc “Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050” [112]. Mục tiêu đến năm 2030 đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trong đó có dịch vụ logistics. Tầm nhìn đến 2050, Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ quốc tế. Như vậy Quyết định 1588 đã đặt ra mục tiêu cho dịch vụ nói chung, ngành logistics nói riêng của tỉnh Quảng Ninh là rất rõ nét, logistics sẽ là một trong các ngành dịch vụ đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm dịch vụ của thế giới trong thời gian tới. Quyết định 1588 cũng đề cập tới định hướng phát triển không gian các tiểu vùng, theo đó Hạ Long được coi là trung tâm phát triển của vùng; ngành dịch vụ (trong đó có logistics) là một trong các ngành được xem là trọng tâm phát triển. Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND, ngày 17/11/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 [47]. Với quan điểm là phát triển ngành thương mại trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, hỗ trợ đắc lực cho sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là cho các ngành du lịch và dịch vụ. Nghị quyết số 82 32/2016/NQ-HĐND, ngày 17/11/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ninh đưa ra các phương án quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, trong đó hệ thống kho, bãi hàng hóa, trung tâm logistics, cửa hàng miễn thuế được chú trọng. Đối với các trung tâm logistics, cảng cạn ICD, Nghị quyết 32 nêu rõ: Khai thác có hiệu quả các trung tâm logistics tại Cái Lân (Hạ Long) và tại Móng Cái; duy trì và mở rộng hoạt động của cảng cạn ICD Km3+4 Móng Cái; hình thành trung tâm logistics mới trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, cảng hàng không phục vụ cho trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và cho nhu cầu sản xuất công nghiệp [47]. Riêng 2 dự án được ưu tiên đầu tư là: Hệ thống kho bãi, trung tâm logistics, khu thương mại, dịch vụ tại khu vực cầu Bắc Luân 2, phường Hải Hòa (Móng Cái), số vốn 10.000 tỷ đồng và Hệ thống kho bãi, trung tâm logistics tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô, Đồng Văn (Bình Liêu), số vốn 500 tỷ đồng. Kế hoạch số 14/KH-UBND, ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 [117] nhằm các mục đích: (1) Xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, gắn với phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin; (2) Phát triển thị trường dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững; (3) Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược của tỉnh: có cửa khẩu quốc tế Móng Cái (thành phố Móng Cái) và 2 cửa khẩu quốc gia là Hoành Mô (huyện Bình Liêu) 83 và Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) tại khu vực biên giới, tiếp giáp một thị trường có dân số đông, kinh tế phát triển năng động của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đặc biệt, Quảng Ninh nằm trong vị trí trung tâm của Hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Bằng Tường - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ để Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế của cả vùng; (4) Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tăng về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế; (5) Triển khai các chính sách, pháp luật của Nhà nước về dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kế hoạch cũng đặt ra các mục tiêu phát triển đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics đạt từ 16-18% vào ngành dịch vụ của tỉnh, đạt từ 6,0-7,0% GRDP của tỉnh; đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics đạt từ 18-20% vào ngành dịch vụ của tỉnh, đạt từ 8,0-10% GRDP của tỉnh [117]; đồng thời, hình thành các trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cung cấp các dịch vụ 3PL, 4PL, 5PL tại khu vực thành phố Hạ Long, khu vực Vân Đồn, Cẩm Phả, TX Quảng Yên, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà), cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu). 3.2. HIỆN TRẠNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2017 3.2.1. Hiện trạng quy hoạch logistics trong phát triển kinh tế biển Thứ nhất: Quy hoạch các trung tâm logistics. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 01 trung tâm logistics (TT logistics Cái Lân - VOSA), trung tâm logistics này được thành lập từ năm 2012. Với vị trí thuận lợi, tận dụng lợi thế về cảng biển liền kề và có thể kết nối được với các phương thức vận tải khác nhau. Trong đó, trung tâm logistics Cái Lân - VOSA 84 có phạm vi và đối tượng phục vụ khá rộng và đa dạng, chủ yếu phục vụ các loại hình dịch vụ logistics cho cả nhà sản xuất và nhà phân phối với các mặt hàng chính là hóa chất, nông sản, hàng tiêu dùng, thiết bị máy móc. Trung tâm có ưu thế về lưu trữ mặt hàng nông sản với tổng diện tích 6.700 m2 nhà kho chuyên dụng. Nhà kho này hiện chủ yếu phục vụ lưu trữ hàng nông sản của tập đoàn BUNGE - Hoa Kỳ. Theo Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng chính phủ thì trên Hành lang kinh tế ven biển Đông Bắc Bắc bộ sẽ có 1 trung tâm logistics hạng II được xây dựng quy mô 20 ha đến năm 2020 và trên 40 ha đến năm 2030, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh và thành phố: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Đông Bắc Hà Nội; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc tỉnh Quảng Ninh). Bên cạnh đó hệ thống cảng biển và cảng cạn của Quảng Ninh sẽ được kết nối với các trung tâm logistics có quy mô từ 10 ha đến 30 ha trên các Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai. Đây sẽ là cơ hội rất tốt cho các DN logistics Quảng Ninh mở rộng quy mô và đa dạng hóa các dịch vụ để khai thác thị trường phía Bắc [99]. Đến năm 2025, hình thành các trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cung cấp các dịch vụ 3PL, 4PL, 5PL tại khu vực thành phố Hạ Long, khu vực Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Móng Cái. Theo đó đến năm 2025, tỉnh sẽ có 6 trung tâm logistics gồm: Trung tâm logistics Cái Lân (Hạ Long); Trung tâm logistics Vân Đồn, kết nối chuỗi cảng hàng không Vân Đồn - cảng Hòn Nét (thành phố Cẩm Phả); Trung tâm logistics Quảng Yên; Trung tâm logistics khu hợp tác kinh tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc); Trung tâm logistics Hải Hà; Trung tâm logistics Bình Liêu. Song song với đó là xây dựng các cơ chế, chính sách bao gồm: Các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các sở, ban, ngành trong chuỗi dịch vụ logistics, đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế [117]. 85 Thứ hai: Quy hoạch hệ thống kho bãi hàng hóa. Theo Quyết định số 1093/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 03/02/2015 của Bộ Công Thương về Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tỉnh Quảng Ninh được phê duyệt quy hoạch hệ thống kho bãi tại 3 cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cửa khẩu hành chính Hoành Mô, cửa khẩu phụ Bắc Phong Sinh. Cụ thể: Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đến năm 2025 sẽ xây dựng mới cụm kho bãi rộng 50.000m2 trong Khu Hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái - Đông Hưng. Đến năm 2035 sẽ xây mới kết hợp di dời Khu kho bãi tập trung Vạn Ninh với tổng diện tích đất 200 ha (quy tụ các kho bãi nhỏ lẻ phân tán hiện hữu thành khu kho bãi tập trung). Tại cửa khẩu Hoành Mô, đến năm 2025 sẽ xây dựng mới 2 bãi chứa kết hợp với kho là Bãi chứa (kết hợp với kho) Hoành Mô với diện tích 4,5 ha và Bãi chứa (kết hợp với kho) Đồng Văn có diện tích 2,5 ha. Tại cửa khẩu phụ Bắc Phong Sinh đến năm 2035 sẽ xây mới Cụm kho bãi dọc đường 18B với tổng diện tích đất là 5 ha [10]. Theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về Thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó đến năm 2020 sẽ ưu tiên xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics, khu thương mại, dịch vụ tại khu vực cầu Bắc Luân II, phường Hải Hòa, Móng Cái với tổng số vốn dự kiến 10.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó tỉnh sẽ đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô, Đồng Văn huyện Bình Liêu với tổng kinh phí là 500 tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2025 sẽ ưu tiên xây dựng hệ thống kho bãi tại của khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hả [47]. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện còn có nhiều dự án liên quan đến dịch vụ logistics tại các khu kinh tế, khu công nghiệp. Trong đó, 37 dự án vốn trong nước, 6 dự án có vốn nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng kho, bến, bãi với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng. 86 Thứ ba: Quy hoạch hệ thống cảng biển, cảng cạn. Theo Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chủ trương của Nhà nước là quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu thực tế. Cảng Cẩm Phả được nghiên cứu đánh giá phương án chuyển đổi thành cảng tổng hợp để tận dụng công suất dư thừa. Nghiên cứu phát triển cảng nước sâu tại khu vực Hòn Nét, Con Ong; phát triển cảng Tiền Phong để kết nối khai thác hiệu quả cảng Lạch Huyện - Hải Phòng và phục vụ khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc khi có đủ điều kiện đồng thời tranh thủ cơ hội từ hoạt động thương mại và dịch vụ cảng biển của tổ hợp cảng Lạch Huyện - Tiền Phong; phát triển cảng Hải Hà khi các điều kiện về thị trường, quy mô sản xuất và các điều kiện kết nối thương mại được bảo đảm; phát triển cảng Hòn Gai thành cảng khách du lịch quốc tế [97]. Theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050. Theo đó, đến năm 2020 các dự án xây dựng cảng gồm có: Cảng khách Hồng Gai, Cái Lân (mở rộng), cảng Cái Rồng mới, cảng Hải Hà (giai đoạn 1), cảng Tiền Phong (giai đoạn 1), Đầm Nhà Mạc (giai đoạn 1), cảng Cửa Ông, các cảng tàu du lịch, bến du thuyền phục vụ du lịch - dân sinh trên các đảo, Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long. Giai đoạn 2020-2030 các dự án xây dựng cảng Hải Hà (giai đoạn 2), Cái Chiên (Hải Hà), Tiền Phong (giai đoạn 2), Đầm Nhà Mạc (giai đoạn 2), Hòn Nét - Con Ong, Mũi Chùa - Vạn Hoa, Vĩnh Thực sẽ được triển khai. Các cảng quốc phòng trên các đảo Cô Tô, Vân Đồn cũng sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2020-2030 để kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm An ninh quốc phòng [112]. Cảng cạn (ICD) được định nghĩa là một địa điểm nằm sâu trong đất liền mà các công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cấp phát vận đơn của 87 mình cho hàng hóa nhập khẩu được chuyên chở tới đó hoặc hàng hóa xuất khẩu từ đó đi. Cảng cạn cung cấp dịch vụ xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa bảo dưỡng container và hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container. Cảng cạn đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của Hải quan, được hải quan và các cơ quan liên quan khác làm các thủ tục cần thiết để đưa vào nội địa sử dụng, tạm lưu kho hoặc xuất khẩu trực tiếp. Theo Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Đến năm 2020 tổng quy mô quy hoạch cảng ICD khoảng 50 - 70 ha, giai đoạn đến năm 2030 có quy mô 80 -100 ha; phạm vi phục vụ chủ yếu các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Đối với tỉnh Quảng Ninh: nghiên cứu hình thành cảng cạn khu vực thành phố Móng Cái, phục vụ cho hoạt động của cửa khẩu đường bộ quốc tế Móng Cái, các KCN trên địa bàn tỉnh; u tiên kết nối bằng đường thủy nội địa, sông pha biển với cảng biển Quảng Ninh và Hải Phòng [22]. Thứ tư: Quy hoạch hệ thống giao thông kết nối. Kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các khu bến, các bến cảng, các cảng biển. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm 05 phương thức đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa (ĐTNĐ), đường biển và đường hàng không. * Đối với hệ thống giao thông đường bộ - Đối với hệ thống đường cao tốc. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 03 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 243 km gồm: cao tốc Nội Bài - Hạ Long, cao tốc Hạ Long - Móng Cái; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Cao tốc Nội Bài - Hạ Long, điểm đầu tại Km10+500 đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; điểm cuối giao với cao tốc Hạ Long - Móng Cái tại nút giao Sơn Dương; toàn tuyến dài 166km, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ninh dài khoảng 66,8km. Đây là tuyến cao tốc có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển hệ 88 thống cảng biển Quảng Ninh (tạo lợi thế cạnh tranh với cảng biển Hải Phòng), cần nhanh chóng đầu tư xây dựng để vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ khu vực các tỉnh phía Bắc về cảng biển Quảng Ninh, tuyến đạt cấp 100-120, quy mô 4-6 làn xe. Định hướng đến 2045 sẽ phát triển theo nhu cầu thực tế. Tuyến cao tốc Hạ Long - Móng Cái dài 151km, hiện nay đã hoàn thành đoạn tuyến từ thành phố Hạ Long-Vân Đồn dài 60km; điểm đầu tại lý trình Km102+300 QL.18, điểm cuối giao với đường trục chính vào sân bay Vân Đồn; tốc độ thiết kế 100km/h, quy mô 4 làn xe. Quy hoạch đến năm 2030 đạt quy mô tối thiểu cấp 100, 4 làn xe. Định hướng đến 2045: phát triển theo nhu cầu thực tế. Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh dài 25,2km (gồm cả cầu Bạch Đằng, đường dẫn và đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng), gồm 19,8km đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng và 5,4km đường dẫn, cầu dẫn và cầu chính Bạch Đằng; điểm đầu tuyến tại Đình Vũ, Hải Phòng; điểm cuối tuyến tại ngã 3 Cái Mắm, thành phố Hạ Long (giao với QL.18 tại lý trình Km102+300). Định hướng đến 2045: phát triển theo nhu cầu thực tế. - Đối với các tuyến quốc lộ. Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 08 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 558,79 km. Cụ thể như sau: Quốc lộ 18, đoạn qua địa phận Quảng Ninh dài 244,44km. Đến năm 2030 nâng cấp mở rộng các đoạn từ ranh giới tỉnh Hải Dương đến thành phố Uông Bí (dài 31km), đoạn Hạ Long-Mông Dương (dài 32,44km), đoạn Uông Bí - Hạ Long (dài 30,1km) đạt quy mô 4 làn xe (riêng đoạn Cái Mắm từ giao cao tốc Hạ Long-Vân Đồn đến giao đường Hoàng Quốc Việt đạt quy mô 8 làn xe); đoạn Mông Dương-Móng Cái đạt tối thiểu cấp IIIĐB. Hệ thống cầu trên tuyến vĩnh cửu đạt tải trọng HL93. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu thực tế [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 18B, toàn tuyến dài 16,9km nằm trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đến năm 2030 duy tu giữ cấp toàn tuyến đạt quy mô cấp IIIMN, quy 89 mô 2 làn xe; Xây dựng cầu Bắc Phong Sinh kết nối sang Trung Quốc, quy mô 4 làn xe. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 18C, toàn tuyến dài 112,14km nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đến năm 2030 duy tu giữ cấp đoạn từ Tiên Yên Yên (giao QL18) đến Cửa khẩu Hoành Mô (dài 48,5km) đạt IIIMN, quy mô 2 làn xe; cải tạo nâng cấp đoạn từ Cửa khẩu Hoành Mô đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh (dài 32,64km) đạt tiêu chuẩn cấp IIIMN, quy mô 2 làn xe, đoạn từ cửa khẩu Bắc Phong Sinh đến Móng Cái (dài 40km) đạt cấp IIIMN, quy mô 2 làn xe. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 279, tuyến QL.279 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh dài 62,55km. Đến năm 2030 nâng cấp đoạn từ Quang Hanh đến thị trấn Trới dài 27,2km đạt tiêu chuẩn cấp II, quy mô 4 làn xe; đoạn từ thị trấn Trới đến đèo Hạ My tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IVMN, quy mô 2 làn xe. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 4B, đoạn qua địa phận Quảng Ninh dài 37km. Đến năm 2030 nâng cấp đoạn tuyến hiện trạng dài 27km đạt cấp IIIMN, 2 làn xe; xây dựng mới đoạn tuyến kéo dài từ cảng Mũi Chùa đến cảng Đông Bắc Cái Bầu dài 10 km đạt cấp IIIĐB, quy mô 2 làn xe. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng HL93. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 10, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh dài 6,5km. Đến năm 2030 nâng cấp đoạn tuyến đạt cấp IIĐB, quy mô 4 làn xe; hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng HL93. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 17B, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh dài 1,4km. Đến năm 2030 duy tu bảo dưỡng tuyến đạt giữ cấp IIIĐB, quy mô 2 làn xe. Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. Quốc lộ 279B, đây là tuyến giao thông quan trọng, kết nối 2 quốc lộ là QL.279 và QL.18, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các huyện phía Đông tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Đến năm 2030 xây dựng mới tuyến 90 QL.279B trên cơ sở nâng cấp ĐT.330, ĐT.330B (Quảng Ninh). Định hướng đến năm 2045 nâng cấp mở rộng theo nhu cầu [xem Phụ lục 3]. - Các tuyến kết nối các khu vực công nghiệp, cảng biển. Phát triển một số dự án giao thông kết nối với các khu vực công nghiệp, cảng biển như sau: Khu vực phía Tây: Tuyến đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_logistics_trong_phat_trien_kinh_te_bien_o_tinh_quang.pdf
Tài liệu liên quan