Mở đầu.4
Chương 1: Tổng quan về ngưng tụ ADN.7
1.1. Cấu trúc hóa học của ADN.7
1.2. Đóng gói ADN trong nhân tế bào và trong virus.8
1.3. Hiện tượng ngưng tụ ADN.11
Chương 2: Các mô hình cấu trúc ngưng tụ của ADN.15
2.1. Mô hình bó xoắn cho cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến.15
2.2. Mô hình cuộn chỉ.17
2.3. Mô hình độ cong không đổi.17
2.4. Mô hình trụ cầu cho cấu trúc dạng que.18
Chương 3: Một số kết quả nghiên cứu.20
3.1. Cấu hình cuộn tối ưu của ADN trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến.20
3.2. Phân bố độ cong của ADN trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến.22
3.3. Giản đồ pha các cấu trúc ngưng tụ của ADN.23
Kết luận.25
Tài liệu tham khảo.26
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình hóa các cấu trúc ngưng tụ của ADN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................23
Kết luận..........................................................................................................25
Tài liệu tham khảo........................................................................................26
4
Mở đầu
1. Đặt vấn đề
ADN là các phân tử mang thông tin di truyền có mặt trong mọi tế bào của cơ
thể sống. Trong tự nhiên ADN được đóng gói rất chặt trong nhân tế bào hoặc
trong vỏ virus. ADN là polymer mang điện tích âm và hòa tan rất tốt trong
môi trường nước. Do lực đẩy Coulomb giữa các đoạn phân tử mang điện tích
cùng dấu, ADN có độ cứng lớn và có cấu hình duỗi ngẫu nhiên trong môi
trường nước. Trong những điều kiện dung môi nhất định, thường là khi trong
dung dịch có các ion dương hóa trị cao, ADN ngưng tụ về các cấu trúc bó chặt
với một số cấu trúc hình học đặc trưng như cấu trúc dạng vòng xuyến (toroid),
cấu trúc dạng que (rod-like), với kích thước từ vài chục tới vài trăm nm. Các
cấu trúc ngưng tụ này đã được quan sát trong thực nghiệm. Hiện tượng ngưng
tụ ADN đã được nghiên cứu trong nhiều năm. Tuy vậy, nhiều khía cạnh của
hiện tượng này, ví dụ như các vấn đề về tương tác ADN-ADN, cấu trúc trạng
thái ngưng tụ và động lực học của quá trình ngưng tụ v.v. cho tới nay vẫn
chưa được hiểu rõ và đang được các nhà khoa học tiếp tục quan tâm nghiên
cứu. Nghiên cứu về ngưng tụ ADN không chỉ giúp hiểu rõ hơn về loại phân tử
vô cùng quan trọng với sự sống mà còn có thể giúp ích cho việc mang lại các
ứng dụng trong y sinh học, như trị liệu gen.
Trên cơ sở tìm hiểu về hiện tượng ngưng tụ ADN, cũng như ý nghĩa của nó
đối với sự sống và các ứng dụng trong y sinh học, tôi chọn đề tài “Mô hình
hóa các cấu trúc ngưng tụ của ADN” để nghiên cứu rõ thêm về hiện tượng thú
vị này. Dựa trên các kiến thức đã biết trước đây về ADN cũng như những hình
ảnh thực nghiệm quan sát chúng tôi xem xét các mô hình khả dĩ cho các cấu
trúc ngưng tụ của ADN. Cụ thể trong luận văn này tôi sẽ nêu ra và so sánh các
mô hình cấu trúc ngưng tụ của ADN bao gồm các mô hình bó xoắn, mô hình
cuộn chỉ và mô hình độ cong không đổi cho cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến và
5
mô hình trụ cầu (sphero-cylinder model) cho cấu trúc ngưng tụ dạng que.
Thông qua việc tối ưu hóa và so sánh các mô hình, ta có thể tìm ra trạng thái
ổn định nhất về nhiệt động học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là trên cơ sở các mô hình và tính toán lý thuyết, tìm
hiểu về cấu hình cuộn tối ưu của ADN trong cấu trúc ngưng tụ dạng vòng
xuyến, đồng thời đưa ra được giản đồ pha trạng thái cơ bản của các cấu trúc
ngưng tụ phụ thuộc vào chiều dài của ADN và tham số năng lượng của mô
hình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là ADN với tư cách là polymer
bán linh động ở trạng thái ngưng tụ.
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm tới các trạng
thái có năng lượng thấp nhất của các cấu trúc ngưng tụ dạng vòng xuyến và
dạng que, là trạng thái đạt cân bằng nhiệt động. Mặc dù câu hỏi các cấu trúc
ngưng tụ của ADN là các cấu trúc cân bằng hay phi cân bằng hiện nay vẫn
chưa có câu trả lời chính xác. Ở đây chúng tôi giả thiết ADN đạt trạng thái cân
bằng nhiệt động là trạng thái có năng lượng thấp nhất trong mô hình. Luận
văn cũng không xét tới các vấn đề khác như động lực học của quá trình ngưng
tụ hay trạng thái cân bằng của hệ gồm nhiều cấu trúc ngưng tụ.
4. Các nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu cấu hình cuộn tối ưu của ADN trong cấu trúc ngưng tụ dạng
vòng xuyến.
- Nghiên cứu phân bố độ cong của ADN trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến.
- Tính toán giản đồ pha cấu trúc ngưng tụ của ADN dựa trên sự cạnh tranh
giữa cấu trúc vòng xuyến và cấu trúc dạng que.
6
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Cách tiếp cận của nghiên cứu trong luận văn là xây dựng các
mô hình lý thuyết đơn giản dựa trên những kết quả thực nghiệm đã biết về các
cấu trúc ngưng tụ của ADN, và sau đó dùng các mô hình lý thuyết để nghiên
cứu sâu hơn về hiện tượng này.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tính
toán giải tích và tính số. Các tính toán chủ yếu được thực hiện là cực tiểu hóa
năng lượng của ADN để tối ưu hóa cấu trúc ngưng tụ.
6. Cấu trúc của luận văn
Sau phần mở đầu là các nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về ngưng tụ ADN
- Chương 2: Các mô hình cấu trúc ngưng tụ của ADN
- Chương 3: Một số kết quả nghiên cứu
Cuối cùng là phần kết luận và tài liệu tham khảo.
7
Chương 1: Tổng quan về ngưng tụ ADN
1.1. Cấu trúc hóa học của ADN
ADN (Axit Deoxyribonucleic) là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ
phân tử, được tạo thành từ hai chuỗi polynucleotide liên kết với nhau và uốn
quanh 1 trục tương tự 1 chiếc thang dây xoắn. Cấu trúc này được gọi là cấu
trúc xoắn kép (Hình 1.1), được phát hiện đầu tiên bởi Watson và Crick vào
năm 1953 [1].
Hình 1.1: Cấu trúc xoắn kép của ADN.
Mỗi nucleotide được tạo thành từ một phân tử đường ribose, một gốc
phosphate và một bazơ nitơ (nucleobase). Trong ADN chỉ có 4 loại nucleotide
và những loại này khác nhau ở thành phần nucleobase. Do đó tên gọi của các
loại nucleotide xuất phát từ gốc nucleobase mà nó mang: Adenine (A),
Thymine (T), Cytosine (C), và Guanine (G). Mỗi chuỗi polynucleotide do các
phân tử nucleotide liên kết với nhau thông qua liên kết phosphodieste giữa gốc
8
đường của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide tiếp theo. Trong
môi trường dịch thể, 2 chuỗi polynucleotide của 1 phân tử ADN liên kết với
nhau bằng liên kết hiđrô. Liên kết này được tạo ra giữa 2 gốc nucleobase của 2
nucleotide đối diện nhau trên 2 chuỗi, tương tự như những bậc thang trên 1
chiếc thang dây. Do cấu tạo hoá học của các nucleobase mà liên kết hydro chỉ
hình thành giữa 2 loại nucleobase nhất định là A với T (qua 2 liên kết hydro)
và C với G (bằng 3 liên kết hydro). Do nhóm phosphate tích điện âm nên
trong các dung môi hòa tan, ADN tích điện âm (Hình 1.2). Do lực đẩy tĩnh
điện giữa các đoạn, ADN là polymer có độ cứng lớn với chiều dài quán tính
(persistence length) khoảng 50 nm, gấp 25 lần đường kính tiết diện của nó,
trong dung dịch 0.1 M NaCl [2].
Hình 1.2: Trong nhiều dung môi hòa tan, ADN tích điện âm.
1.2. Đóng gói ADN trong tế bào và trong virus
Các tế bào phải chứa đựng một lượng ADN khổng lồ, kể cả là ở một số loài
với hệ gen có kích thước khiêm tốn nhất. Ví dụ về tế bào điển hình của E.coli
9
có kích thước khoảng 1 µm đường kính và dài 2 µm, nó phải sắp xếp một
phân tử ADN (vòng) với độ dài vào khoảng 1600 µm – đủ ADN để quấn
quanh tế bào của nó hơn 400 lần! Các tế bào nhân thực đối mặt với một thách
thức còn lớn hơn thế. Một tế bào người có kích thước trung bình chứa đủ
ADN để bao quanh tế bào hơn 1500 lần. Vì lý do nào đó, tất cả ADN này phải
được đóng gói một cách hiệu quả vào tế bào và vẫn có khả năng tiếp cận với
bộ máy nội bào cho quá trình phiên mã và sao mã các gene đặc trưng. Rõ
ràng, đóng gói ADN là một vấn đề có tính thách thức đối với tất cả các dạng
sống.
(a)
(b)
Hình 1.3: (a) Cấu trúc của nuleosome. (b) Đóng gói DNA trong nhiễm sắc
thể của tế bào nhân chuẩn.
10
ADN của sinh vật nhân chuẩn có chiều dài hàng chục cm nên cần được đóng
gói một cách trật tự để có thể nằm trong nhân có kích thước cỡ µm. Nhờ các
protein histone có tính kiềm cao và mang điện tích dương mà ADN có thể
cuộn lại xung quanh lõi protein được tạo bởi 8 protein histone [3]. Một cấu
trúc như thế được gọi là một nucleosome (Hình 1.3a). Chuỗi các nucleosome
lại tiếp tục xoắn lại với nhau để tạo nên nhiễm sắc thể (Hình 1.3b).
Vật liệu di truyền trong virus có thể là ADN hoặc ARN, được đóng gói trong
lớp vỏ protein của virus (Hình 1.4). Tùy thuộc vào loại virus, ADN hoặc ARN
được đóng gói có thể là sợi đơn (single-stranded) hoặc sợi kép (double-
stranded). Trong các virus mang ADN sợi kép, ví dụ như thực khuẩn thể, sự
sắp xếp của ADN trong virus có thể ở trật tự hoặc mất trật tự tùy thuộc vào
trạng thái hoạt động của virus. Mật độ của ADN trong thực khuẩn thể lên tới
500 mg/ml, gần với mật độ tinh thể, tạo nên áp suất thẩm thấu bên trong vỏ
virus lên tới 20 atm. Áp suất này khiến thực khuẩn thể dễ dàng phóng ADN
của nó vào tế bào vật chủ.
Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo của virus thực khuẩn thể (Nguồn: Wikipedia). ADN
được đóng gói trong phần đầu của virus có dạng đa diện tạo bởi lớp vỏ
11
protein.
1.3. Hiện tượng ngưng tụ ADN
Vì ADN tích điện âm nên để sự ngưng tụ ADN xảy ra cần giảm lực đẩy tĩnh
điện giữa các đoạn ADN. Trong phòng thí nghiệm, khi hòa tan ADN có thêm
các cation hóa trị cao như Mn2+, spermidine3+, spermine4+, Co(NH3)3+, ...,
người ta đã quan sát thấy sự co lại của các phân tử ADN về các cấu trúc cỡ
nm. Sự kết hợp giữa các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra rằng sự
ngưng tụ ADN xảy ra khi khoảng 90% điện tích dọc chuỗi ADN được trung
hòa bởi các ion mang điện tích dương theo cơ chế ngưng tụ phản ion
(counterion condensation) [4]. Hình dạng ngưng tụ của ADN được quan sát
thấy nhiều nhất dưới kính hiển vi điện tử là các cuộn hình vòng xuyến (toroid)
[5].
Hình dạng toroid gợi ý rằng ADN được ngưng tụ sẽ cuộn tròn xung quanh
toroid, giống như việc cuộn tròn 1 vòi nước. Để mật độ đóng gói tối ưu, hay
nói một cách tương đương, để ADN được cuộn chặt nhất trong toroid, các sợi
ADN cần được đóng gói trong mạng tinh thể lục giác. Hầu như các nghiên
cứu về ADN từ trước đến nay đều giả thiết các sợi ADN được cuộn tròn và
đóng gói lục giác. Nhờ sự phát triển của kĩ thuật hiển vi điện tử truyền dẫn
siêu lạnh, cryo-TEM (là một loại kĩ thuật hiển vi truyền dẫn điện tử trong đó
mẫu được nghiên cứu tại nhiệt độ rất thấp, dưới −150oC), Hud và Downing đã
chỉ ra sự đóng gói ADN trong các toroid phù hợp với đóng gói lục giác [6].
Kính hiển vi điện tử cho phép có thể quan sát trực tiếp các cấu trúc phân tử
với độ phân giải cỡ nm. Trong nghiên cứu bằng cryo-TEM của Hud và
Downing, các toroid của ADN của thể thực khuẩn λ (48kb) được tạo ra bởi
chất ngưng tụ Co(NH3)6Cl3, và được làm lạnh một cách nhanh chóng ngay
12
trước khi chụp hình. Sự đông lạnh nhanh chóng của các toroid trong một
màng mỏng cho phép giữ các toroid riêng lẻ tại các định hướng khác nhau
trước mặt phẳng ảnh của kính hiển vi, do đó thu được các thông tin cần thiết
để xác định cấu trúc 3 chiều của các toroid.
Các toroid được định hướng đồng phẳng với mặt phẳng ảnh của kính hiển vi
thể hiện các đường vân tròn, và phù hợp với giả thiết về sự cuộn thành các
vòng tròn của ADN (Hình 1.5). Dựa trên các phép phân tích nhiễu xạ điện tử
một cách định lượng, Hud và Downing cũng đã chỉ ra rằng khoảng cách của
các sợi ADN trong các toroid phù hợp với đóng gói lục giác, và cũng phù hợp
với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trước đó nhưng dựa trên nhiễu
xạ tia X.
Hình 1.5: Hình ảnh qua kính hiển vi điện tử của ADN toroid của thể thực
khuẩn λ, trong đó toroid được đặt gần như đồng phẳng với mặt phẳng ảnh
của kính hiển vi. (a) Một toroid với các đường vân tròn gần như toàn bộ chu
vi của toroid. (b) Một toroid trong đó chỉ có 2 cung nhỏ là các đường vân
tròn của ADN được xác định rõ. Các toroid trong hình (a) và (b) có bán kính
cỡ 50 nm [6].
13
Để nghiên cứu sự đóng gói của ADN toroid trong các mạng tinh thể lục giác,
Hud và Downing đã phát triển các mô hình mô phỏng máy tính 3 chiều cho
các toroid, phương pháp của Hud và Downing là mô phỏng các hình ảnh thu
được qua kính hiển vi điện tử và so sánh với các hình ảnh ngưng tụ của ADN
toroid thực theo phương pháp làm lạnh nhanh như đã trình bày ở trên. Một
loạt các hình ảnh toroid được mô phỏng nhờ sử dụng một toroid mô hình
tương đối lý tưởng, được tạo nên từ các đường tròn có đường kính khác nhau
và được sắp xếp trong mạng tinh thể lục giác lý tưởng (Hình 1.6).
Hình 1.6: Mô hình đóng gói lục giác của ADN trong cấu trúc vòng xuyến.
Vào năm 1995, Hud và các cộng sự đưa ra mô hình độ cong không đổi cho
sắp xếp của ADN bên trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến (Hình 1.7) dựa trên
khả năng tạo vòng (loop) của ADN trong dung dịch [7]. Trong mô hình này,
14
ADN được uốn cong với bán kính cong không đổi và đồng nhất trong toàn bộ
thể tích của cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến. Mô hình này cho các tiên đoán về
kích thước cấu trúc vòng xuyến tương đối phù hợp với thực nghiệm [7].
Hình 1.7: Mô hình độ cong không đổi cho cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến [7].
15
Chương 2: Các mô hình cấu trúc ngưng tụ của ADN
Trong chương này chúng tôi xét một số mô hình lý thuyết mô tả các cấu trúc
ngưng tụ của ADN bào gồm các mô hình bó xoắn (twisted bundle model)
[10], mô hình cuộn chỉ (spool model) và mô hình độ cong không đổi (constant
curvature model) [11, 12] cho cấu trúc vòng xuyến, và mô hình trụ cầu
(sphero-cylinder model) [11] cho cấu trúc dạng que. Các mô hình bó xoắn,
cuộn chỉ và độ cong không đổi được ký hiệu bằng các chữ viết tắt tương ứng
là TB, Sp và CC.
2.1. Mô hình bó xoắn cho cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến
Trong mô hình bó xoắn (TB), cấu hình của ADN ngưng tụ bên trong một hình
xuyến có dạng tham số cho bởi
𝒓(𝝆, 𝜽, 𝝓) = (
[𝑹 − 𝝆𝒄𝒐𝒔(𝜽 + 𝒌𝝓)]𝒄𝒐𝒔𝝓
[𝑹 − 𝝆𝒄𝒐𝒔(𝜽 + 𝒌𝝓)]𝒔𝒊𝒏𝝓
𝝆𝒔𝒊𝒏(𝜽 + 𝒌𝝓)
), (2.1.1)
trong đó r là vị trí của ADN dọc theo trục của nó, R là bán kính trung bình của
vòng xuyến, là bán kính chiều dày của vòng xuyến ( ≤ R); ∈ (0, ∆) là
khoảng cách xuyên tâm từ trục tròn hình xuyến; ∈ (0, 2π) và ∈ (0, 2π) là
các góc phương vị; k là tham số đặc trưng cho mức độ xoắn của bó xoắn
(Hình 2.1). Với k = 0, bó ADN có độ xoắn bằng 0 và chúng ta thu được mô
hình cuộn chỉ. Ta có đạo hàm của r theo tham số bằng
𝒓′ =
𝒅𝒓
𝒅𝝓
. (2.1.2)
với
|𝒓′| = √(𝒌𝝆)𝟐 + [𝑹 − 𝝆𝒄𝒐𝒔(𝜽 + 𝒌𝝓)]𝟐. (2.1.3)
Vi phân của độ dài cung được tính bởi công thức 𝒅𝒔 = |𝒓′|𝒅𝝓. Véc tơ tiếp
tuyến được định nghĩa bởi
16
𝒕 =
𝒅𝒓
𝒅𝒔
=
𝟏
|𝒓′|
𝒅𝒓
𝒅𝝓
(2.1.4)
và độ cong của ADN được cho bởi
𝒄 = |
𝒅𝒕
𝒅𝒔
|. (2.1.5)
Hình 2.1: Cấu hình bó xoắn của cấu trúc vòng xuyến với độ xoắn k = 0.89.
Giả sử d = 2,8 nm là khoảng cách giữa các đoạn ADN lân cận nhau trong cấu
trúc ngưng tụ và
2 3
(2.1.6)
là tỷ lệ thể tích của cấu trúc đóng gói lục giác. Độ dài của ADN trong cấu trúc
vòng xuyến được cho bởi
𝑳 =
𝜼𝑽𝒕𝒐𝒓
𝝅(𝒅 𝟐⁄ )𝟐
=
𝟖𝝅𝜼𝜟𝟐𝑹
𝒅𝟐
. (2.1.7)
Ta có thể viết năng lượng bẻ cong của ADN trong cấu trúc vòng xuyến ở dạng
tích phân theo thể tích của hình vòng xuyến:
𝑼𝒕𝒐𝒓
𝑻𝑩 =
𝜼
𝝅(𝒅 𝟐⁄ )𝟐
∫ 𝒅
𝜟
𝟎
𝝆 ∫ 𝝆
𝟐𝝅
𝟎
𝒅𝜽 ∫ (𝑹 − 𝝆𝒄𝒐𝒔𝜽)
𝟐𝝅
𝟎
𝜿
𝟐
𝒄𝟐𝒅𝝓 (2.1.8)
với là độ cứng của ADN. Năng lượng tổng cộng của cấu trúc vòng xuyến
được cho bởi
or or ort t tE U S (2.1.9)
trong đó là sức căng bề mặt và diện tích bề mặt vòng xuyến bằng
17
𝑺𝒕𝒐𝒓 = 𝟒𝝅
𝟐𝜟𝑹. (2.1.10)
Độ cứng điển hình của ADN là = 50 kBT(nm) tương ứng với độ dài quán
tính lp = = 50 nm, với kB là hằng số Boltzmann, T là nhiệt độ tuyệt đối. Sức
căng bề mặt có giá trị cỡ bằng –/d với là năng lượng tương tác trên một
đơn vị độ dài giữa các đoạn ADN lân cận nhau và d là khoảng cách xuyên tâm
giữa hai đoạn ADN lân cận trong cấu trúc ngưng tụ (d ≈ 2.8 nm). Giá trị của
và d phụ thuộc vào tác nhân ngưng tụ và điều kiện dung môi, và có thể xác
định bằng thực nghiệm bằng phương pháp áp lực thẩm thấu (osmotic stress)
[9]. Ví dụ, cho tương tác ADN-ADN gây ra bởi CoHex3+, người ta thu được
≈ −0.21 kBT/cặp bazơ và d ≈ 2.8 nm [9]. Mỗi cặp bazơ có chiều cao 0.34 nm.
Do vậy, sức căng bề mặt tương ứng là σ ≈ 0.22 kBT (nm)−2 .
2.2. Mô hình cuộn chỉ
Mô hình cuộn chỉ (Sp) là trường hợp đặc biệt của mô hình bó xoắn với tham
số k = 0. Có thể chỉ ra rằng trong mô hình cuộn chỉ, độ cong của ADN được
cho bởi
𝒄 =
𝟏
𝑹−𝝆𝒄𝒐𝒔𝝓
. (2.2.1)
Năng lượng bẻ cong trong mô hình cuộn chỉ được tính toán bằng
𝑼𝒕𝒐𝒓
𝑺𝒑
=
𝟖𝝅𝜿𝜼
𝒅𝟐
(𝑹 − √𝑹𝟐 − 𝜟𝟐). (2.2.2)
Năng lượng tổng cộng của ADN trong mô hình cuộn chỉ bằng
𝑬𝒕𝒐𝒓
𝑺𝒑
= 𝑼𝒕𝒐𝒓
𝑺𝒑
+ 𝝈𝑺𝒕𝒐𝒓. (2.2.3)
2.3. Mô hình độ cong không đổi
Trong mô hình độ cong không đổi (CC), độ cong của ADN trong cấu trúc
vòng xuyến luôn có giá trị c = 1/R với R là bán kính trung bình của hình
xuyến. Mô hình này đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đây [10].
Năng lượng bẻ cong của ADN trong cấu trúc vòng xuyến bằng
18
𝑼𝒕𝒐𝒓
𝑪𝑪 =
𝜿
𝟐
𝑳
𝑹𝟐
. (2.3.1)
Năng lượng tổng cộng của ADN trong mô hình độ cong không đổi bằng
𝑬𝒕𝒐𝒓
𝑪𝑪 = 𝑼𝒕𝒐𝒓
𝑪𝑪 + 𝝈𝑺𝒕𝒐𝒓 (2.3.2)
2.4. Mô hình trụ cầu cho cấu trúc dạng que
Mô hình trụ cầu (sphero-cylinder model) cho cấu trúc ngưng tụ dạng que của
được tạo bởi hai nửa bán cầu ghép với hình trụ như Hình 2.2. Hình trụ cầu có
bán kính tiết diện là R và chiều dài phần trụ D = γR với γ ≥ 0. Khi γ = 0, cấu
trúc dạng que trở thành cấu trúc dạng cầu.
Hình 2.2: Mô hình trụ cầu cho cấu trúc ngưng tụ dạng que của ADN.
Gọi b = 2 nm là đường kính tiết diện của ADN và L là chiều dài tổng cộng của
ADN trong cấu trúc ngưng tụ. Giả thiết chiều dài tổng cộng của ADN gồm hai
phần: phần duỗi thẳng ở bên trong hình trụ và phần uốn cong nằm bên trong
các bán cầu:
L = Lstraight + Lloops (2.4.1)
trong đó
𝑳𝒔𝒕𝒓𝒂𝒊𝒈𝒉𝒕 =
𝜼𝝅𝑹𝟐
𝝅(𝒃 𝟐⁄ )𝟐
𝑫 =
𝟒𝜼𝜸𝑹𝟑
𝒃𝟐
(2.4.2)
𝑳𝒍𝒐𝒐𝒑𝒔 =
𝜼𝝅(𝟒 𝟑⁄ )𝑹𝟑
𝝅(𝒃 𝟐⁄ )𝟐
=
𝟏𝟔𝜼𝑹𝟑
𝟑𝒃𝟐
. (2.4.3)
19
Do đó, chiều dài tổng cộng L là:
𝑳 =
𝟒𝜼𝜸𝑹𝟑
𝒃𝟐
+
𝟏𝟔𝜼𝑹𝟑
𝟑𝒃𝟐
=
𝟒𝜼𝑹𝟑
𝒃𝟐
(𝜸 +
𝟒
𝟑
). (2.4.4)
Suy ra:
𝑹 = (
𝑳𝒃𝟐
𝟒𝜼(𝟒 𝟑⁄ +𝜸)
)
𝟏
𝟑
. (2.4.5)
Giả thiết bên trong các bán cầu, ADN được cuộn thành các nửa vòng tròn có
bán kính cong như nhau và đều bằng R/2. Năng lượng bẻ cong của ADN trong
cấu trúc ngưng tụ dạng que bằng
𝑼𝒓𝒐𝒅 =
𝜿
𝟐
𝑳𝒍𝒐𝒐𝒑𝒔
(𝑹 𝟐⁄ )𝟐
=
𝟑𝟐
𝟑
𝜿𝜼
𝑹
𝒃𝟐
(2.4.6)
trong đó là độ cứng của ADN.
Diện tích bề mặt của hình trụ cầu là:
𝑺𝒓𝒐𝒅 = 𝟐𝝅𝑹𝑫 + 𝟒𝝅𝑹
𝟐 = 𝟐𝝅𝑹𝟑(𝜸 + 𝟐) (2.4.7)
Năng lượng tổng cộng của ADN trong cấu trúc dạng que là:
𝑬𝒓𝒐𝒅 = 𝑼𝒓𝒐𝒅 + 𝝈𝑺𝒓𝒐𝒅. (2.4.8)
20
Chương 3: Một số kết quả nghiên cứu
Trong chương này chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu sử dụng các
mô hình cấu trúc ngưng tụ của ADN được trình bày trong chương 2.
3.1. Cấu hình cuộn tối ưu của ADN trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến
Cấu hình cuộn tối ưu của ADN được định nghĩa là cấu hình cho năng lượng
nhỏ nhất. Do vậy, với mỗi mô hình ta cần tối ưu hóa các tham số cấu trúc sao
cho năng lượng của ADN đạt giá trị cực tiểu. Ngoài ra, trong các mô hình thì
mô hình tối ưu là mô hình cho năng lượng cực tiểu thấp nhất.
Đối với cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến ta so sánh 3 mô hình cuộn ADN khác
nhau bao gồm mô hình bó xoắn (TB), mô hình cuộn chỉ (Sp) và mô hình độ
cong không đổi (CC), cho mỗi chiều dài L và tỷ số độ cứng trên sức căng bề
mặt cho trước. Trong mô hình bó xoắn, các tham số được sử dụng cho
việc cực tiểu hóa năng lượng bao gồm bán kính trung bình của vòng xuyến R
và số sóng k của bó xoắn. Trong mô hình cuộn chỉ, k = 0 và ta chỉ cần cực tiểu
hóa năng lượng bằng cách thay đổi bán kính R. Trong mô hình độ cong không
đổi, tham số tối ưu hóa là bán kính R. Cực tiểu hóa năng lượng trong mô hình
bó xoắn được thực hiện bằng phương pháp tính số, trong khi trong hai mô
hình còn lại có thể thực hiện bằng phương pháp giải tích (bằng cách tính đạo
hàm của năng lượng theo R).
Hình 3.1 cho ta sự phụ thuộc của năng lượng vào tham số k trong mô hình bó
xoắn cho ADN với chiều dài L = 104 nm và = 200 nm3. Ta thấy rằng cực
tiểu của năng lượng đạt được tại k = k* = 0.89. Để so sánh, ta có năng lượng
cực tiểu trong mô hình cuộn chỉ chính là là năng lượng của mô hình bó xoắn
tại k = 0. Ngoài ra, ta có năng lượng cực tiểu trong mô hình độ cong không đổi
được hiển thị bằng đường đứt nét trên Hình 3.1. Có thể thấy rằng mô hình độ
cong không đổi cho năng lượng thấp hơn đáng kể so với mô hình cuộn chỉ.
21
Tuy nhiên, năng lượng thấp nhất trong cả 3 mô hình được cho bởi mô hình bó
xoắn tại k = 0.89. Như vậy, trong 3 mô hình thì mô hình bó xoắn là mô hình
cuộn tối ưu hơn cả.
Hình 3.1: Sự phụ thuộc của năng lượng của ADN trong cấu trúc ngưng tụ
vòng xuyến vào số sóng k trong mô hình bó xoắn.
Hình 3.2 cho ta sự phụ thuộc của tham số xoắn tối ưu k* vào chiều dài L của
ADN cho một số trường hợp = 200, 300 và 400 nm3. Có thể thấy là k* là
hàm không đồng điệu của L và có một cực tiểu khi L thay đổi. Các giá trị của
k* luôn > 0.84.
Các cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến quan sát được bởi thực nghiệm có bán kính
trung bình R trong khoảng từ 15 nm tới 55 nm, và bán kính dày trong
khoảng từ 10 nm tới 35 nm, tùy thuộc vào điều kiện ngưng tụ [8]. Từ đó ta có
tổng chiều dài L của ADN trong vòng xuyến nằm trong khoảng từ 5.000 nm
tới 200.000 nm. Đối với tác nhân ngưng tụ CoHex3+, ≈ 200 nm3, ta có thể
thấy là với L khoảng 105 nm thì k* xấp xỉ bằng 0.89.
22
Hình 3.2: Sự phụ thuộc của tham số xoắn tối ưu k* vào chiều dài L của ADN
cho các trường hợp = 200, 300 và 400 nm3.
3.2. Phân bố độ cong của ADN trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến
Một câu hỏi có thể đặt ra đó là phân bố độ cong của ADN trong cấu trúc
ngưng tụ có hình dạng như thế nào? ADN cần phải có phân bố độ cong hợp lý
để giảm thiểu năng lượng bẻ cong. Hình 3.3 cho ta phân bố độ cong trong 3
mô hình: bó xoắn (TB), cuộn chỉ (Sp) và độ cong không đổi (CC). Trong mô
hình độ cong không đổi, phân bố độ cong là hàm delta Diract tại vị trí c = 1/R.
Trong 2 mô hình còn lại thì phân bố độ cong có dạng trải rộng. Có thể thấy là
có sự khác biệt đáng kể giữa 2 mô hình TB và Sp. Trong mô hình Sp, đỉnh của
phân bố độ cong xuất hiện ở độ cong thấp nhưng phân bố lại có đuôi dài ở độ
cong lớn. Trong mô hình TB, đỉnh của phân bố xuất hiện ở độ cong lớn hơn
nhưng phần đuôi lại xuất hiện ở vùng độ cong nhỏ. Ngoài ra, có thể thấy là
đỉnh của phân bố trong mô hình TB có vị trí khá gần với độ cong của mô hình
CC.
23
Hình 3.3: Phân bố độ cong của ADN trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến
trong 3 mô hình: bó xoắn (TB), cuộn chỉ (Sp) và độ cong không đổi (CC).
Các phân bố được tính toán cho cấu hình cuộn tối ưu với L = 104 nm và
≈ 200 nm3.
3.3. Giản đồ pha trạng thái cơ bản của các cấu trúc ngưng tụ
Giả sử ADN chỉ có thể ngưng tụ về 2 dạng cấu trúc là cấu trúc vòng xuyến và
cấu trúc dạng que như quan sát được trong thực nghiệm. Nếu cấu trúc ngưng
tụ là cấu trúc đạt cân bằng nhiệt động thì ADN sẽ ngưng tụ về dạng cấu trúc
có năng lượng thấp hơn trong 2 dạng cấu trúc này. Hình 3.4 cho ta giản đồ pha
trạng thái cơ bản (trạng thái có năng lượng thấp nhất) của ADN phụ thuộc vào
chiều dài L và tỷ số thu được từ mô hình bó xoắn (TB) cho cấu trúc vòng
xuyến và mô hình trụ cầu cho cấu trúc dạng que. Ở vùng lớn trạng thái cơ
bản là cấu trúc vòng xuyến. Ở vùng nhỏ trạng thái cơ bản là cấu trúc dạng
que. Chú ý rằng, trong các điều kiện dung môi khác nhau thì ta có các tỷ lệ
khác nhau.
Đường phân cách pha có độ dốc bằng 1/3 trong thang tọa độ log-log của L và
tương ứng với hàm tỷ lệ ~ L1/3. Độ dốc 1/3 này cũng được tìm thấy
24
trong giản đồ pha sử dụng mô hình độ cong không đổi thu được trong các
nghiên cứu trước đây [11, 12]. Điều này chứng tỏ độ dốc của đường phân cách
pha không phụ thuộc vào mô hình cuộn ADN trong cấu trúc vòng xuyến.
Hình 3.4: Giản đồ pha cấu trúc ngưng tụ của ADN phụ thuộc vào chiều dài L
và tỷ số Đường phân cách pha có độ dốc bằng 1/3.
25
Kết luận
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các mô hình lý thuyết đơn giản để
nghiên cứu các cấu trúc ngưng tụ của ADN. Nghiên cứu trong luận văn đã dẫn
đến các kết luận sau:
1. Mô hình bó xoắn đưa ra cấu hình tối ưu về năng lượng hơn so với các mô
hình cuộn chỉ và mô hình độ cong không đổi. Điều này gợi ý rằng ADN trong
thực tế có thể cuộn theo dạng bó xoắn trong cấu trúc ngưng tụ vòng xuyến.
2. Phân bố độ cong của ADN của cấu hình tối ưu trong mô hình bó xoắn có
đuôi ở vùng độ cong thấp và có đỉnh gần với vị trí độ cong của mô hình độ
cong không đổi.
3. Dạng cấu trúc ngưng tụ của ADN phụ thuộc vào chiều dài L và tỷ số
giữa độ cứng của ADN và sức căng bề mặt, và được chia thành 2 pha rõ rệt:
pha vòng xuyến ở vùng L nhỏ và lớn và pha dạng que ở vùng L lớn và
nhỏ. Đường phân cách pha trong giản đồ pha cấu trúc ngưng tụ có dạng ~
L1/3.
Các kết qủa của luận văn có thể được tiếp tục phát triển theo hướng so sánh
kết quả lý thuyết với các kết quả mô phỏng nhằm làm rõ hơn về cấu hình của
ADN trong các cấu trúc ngưng tụ.
26
Tài liệu tham khảo
[1] J. D. Watson and F. H. C. Crick, A Structure for Deoxyr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_mo_hinh_hoa_cac_cau_truc_ngung_tu_cua_adn.pdf