Trang bìa.i
Lời cam đoan.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ.viii
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 8
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước .8
1.2 Các nghiên cứu trong nước.23
1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng
trống nghiên cứu .27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN
HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 30
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và TTKT . 30
2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.44
2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu mối quan
hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế .48
2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối quan hệ
giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Bài học cho Tây Nguyên.52
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN. 62
3.1 Giới thiệu về Tây Nguyên .62
3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên.63
3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế ở Tây Nguyên.89
192 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc từ nơi khác đến, chế độ mưa theo mùa, và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
dẫn đến tình trạng mùa mưa thì mưa quá nhiều xuất hiện lũ lụt trên diện rộng,
nhưng mùa khô thì càng khô hạn. Trữ lượng nước dự trữ rất thấp, ảnh hưởng đến
đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu
số, những nơi vùng sâu vùng xa ở Tây Nguyên.
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch ở Tây Nguyên có gia tăng, tuy nhiên
vẫn chưa đạt được mức 100% ngay cả ở thành thị. Năm 2016, Kon Tum là tỉnh duy
nhất có tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100% ở cả thành thị và nông thôn. Tại một số
tỉnh Tây Nguyên, nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn theo Chương trình 134,
135 gần đây bị hỏng nghiêm trọng nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đầu tư, phân
cấp quản lý không chặt chẽ. Bên cạnh đó, thu nhập của bà con còn thấp và không đồng
đều, do vậy nguồn thu phí sử dụng nước sạch không cao, không có đủ kinh phí để vận
hành công trình.
77
Bảng 3. 12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch các tỉnh Tây Nguyên
(ĐVT:%)
2008 2010 2012 2014 2016
Kon Tum
Thành thị 98,49 100 100 100 100
Nông thôn 76,73 77,14 79,25 100 100
Gia Lai
Thành thị 91,6 92,8 99,07 93,19 96,13
Nông thôn 84,08 85,26 94,11 85,84 81,86
Đắk Lắk
Thành thị 83,23 92,47 88,33 88,83 100
Nông thôn 74,79 83,11 84,62 84,76 85,65
Đắk Nông
Thành thị 100 100 100 100 100
Nông thôn 99,36 99,52 99,76 99,86 99,89
Lâm Đồng
Thành thị 91,93 92,63 96,39 97,66 97,67
Nông thôn 85 84,12 83,39 85,45 85,52
Tây Nguyên
Thành thị 93,05 95,58 96,76 95,94 98,76
Nông thôn 83,99 85,83 88,23 91,18 90,58
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên)
Biến đổi khí hâu, thời tiết diễn biến cực đoan khiến khô hạn cục bộ đã xảy ra, và
đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng tới trữ lượng nước trên địa bàn.
Tình trạng này cũng khiến mực nước các hồ thủy điện xuống thấp. Nhiều thủy điện
vừa và nhỏ ở khu vực Tây Nguyên thậm chí đã phải giảm công suất, dừng hoạt
động để xả nước cứu hạ du. Tình hình nguồn cung điện trong thời gian tới sẽ hết
sức căng thẳng và nguy cơ thiếu điện cục bộ.
Về điện lưới
Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt ở thành thị và nông thôn mặc dù gia tăng trong
giai đoạn 2001 – 2016 nhưng có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2016, tỷ lệ sử dụng
điện sinh hoạt thành thị đạt 100%, trong khi đó ở nông thôn tỷ lệ này là 99,15%.
Phần lớn bà con đã sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, tủ lạnh, quạt máy,
ti-vi để theo dõi các chương trình, nhất là các chương trình phổ biến kiến thức trồng
78
trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên những khu vực vùng sâu, vùng xa hệ thống điện lưới
chưa đến được, nhiều hộ gia đình vẫn dùng đèn dầu, ác qui chỉ đủ thắp sáng.
Bảng 3. 13: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt theo thành thị và nông thôn ở Tây
Nguyên (ĐVT:%)
2008 2010 2012 2014 2016
Kon Tum
Thành thị 100 100 100 100 100
Nông thôn 98,8 98,85 100 100 100
Gia Lai
Thành thị 100 100 100 100 100
Nông thôn 97,69 98,58 99,13 98,42 98,67
Đắk Lắk
Thành thị 89,64 99,6 100 100 100
Nông thôn 83,34 92,26 94,53 95,32 100
Đắk Nông
Thành thị 100 100 100 100 100
Nông thôn 95,37 95,91 96,23 97,03 98,2
Lâm Đồng
Thành thị 99,23 99,25 99,69 99,97 99,98
Nông thôn 97,87 97,89 98,84 98,86 98,86
Tây
Nguyên
Thành thị 97,77 99,77 99,94 99,99 100
Nông thôn 94,55 96,70 97,75 97,93 99,15
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên)
Về cơ sở hạ tầng giao thông
Nhiều công trình giao thông của Vùng được đầu tư xây dựng và đi vào sử dụng
như đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, đường quốc lộ 19, 20,Theo báo
cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, giai đoạn 2006 – 2010, nhà nước đầu tư 39.549 tỷ
đồng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên, từ năm 2010 – 2016 ,
số vốn này tăng lên 1,62 lần (64.069 tỷ đồng) so với giai đoạn trước đó. Nhiều
tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được thảm nhựa, đường huyện và xã được cứng hóa
(năm 2016, đường huyện gần 71%, đường xã gần 52% được cứng hóa). Nâng cấp
cảng hàng không Plâyku (Gia Lai), Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk), Liên Khương (Lâm
Đồng). Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng Tây Nguyên (đặc biệt là hạ tầng giao thông) vẫn
còn thiếu đồng bộ và xuống cấp nghiêm trọng. Tuyến đường 14 xuống cấp đang cản
79
trở khả năng di chuyển và lưu thông giữa các tỉnh Tây Nguyên và giữa Tây Nguyên
với Đông Nam Bộ [8]. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên chưa được đầu
tư đồng bộ hạ tầng giao thông gây khó khăn trong đi lại cho người dân. Hiện nay,
Tây Nguyên chủ yếu phát triển đường bộ và đường hàng không, đường sắt và
đường thủy chưa được đầu tư để góp phần giảm chi phí vận tải, và phát triển vận tải
đa phương thức từ đó tạo điều kiện cho người dân mở rộng hoạt động giao thương,
thu hút vốn đầu tư trong và người nước, hội nhập quốc tế.
Như vậy giai đoạn 2001 - 2016 thu nhập bình quân đầu người ở Tây Nguyên
gia tăng, tuy nhiên bất bình đẳng thu nhập có xu hướng giãn rộng thể hiện qua các
kênh khoảng cách giàu nghèo và hệ số Gini . Mức sống các nhóm hộ gia đình dù
được cải thiện nhưng chênh lệch thu nhập vẫn cao giữa các nhóm dân cư, giữa khu
vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân tộc. Sự gia tăng bất bình đẳng thu
nhập dẫn đến những bất cập trong tiếp cận các dịch vụ xã hội của các nhóm có thu
nhập thấp, chi tiêu cho giáo dục, y tế có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập,
những hạn chế tiếp cận giáo dục và y tế, điện, nước, giao thông ảnh hưởng nhiều
đến năng suất lao động, đặc biệt Tây Nguyên là vùng có những đợt di cư ồ ạt làm
cho vấn đề giải quyết việc làm càng khó khăn hơn. Những bất cập này liên quan đến
vấn đề an sinh xã hội, từ đó có những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế. Theo
Kuznet, bất bình đẳng thu nhập gia tăng là phù hợp với xu hướng chung trong thời
kỳ đầu quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên các nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra
rằng nếu bất bình đẳng thu nhập quá cao sẽ có những ảnh hưởng bất lợi đến phát
triển kinh tế - xã hội trong dài hạn.
3.2.2 Tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
3.2.2.1 Xu hướng, quy mô tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2001 – 2016, Tây Nguyên có quy mô GDP gia tăng, từ 57.507,6 tỷ
đồng năm 2001 tăng lên 109.191,9 tỷ đồng năm 2007, và hơn 238.164,6 tỷ đồng
năm 2016 (tính theo giá so sánh 2010). Năm 2016 quy mô GDP gấp 4,14 lần so với
năm 2001. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trong giai đoạn này (9,84%). Năm
2001 tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 7,5%, năm 2007 đạt mức cao nhất 14,1% sau
80
đó có xu hướng giảm dần, năm 2012 giảm còn 4,5%, năm 2016 mặc dù chịu ảnh
hưởng của hạn hán kéo dài nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt loại khá ở mức
7,5%. Kết quả này cho thấy thành tựu tăng trưởng khá ấn tượng của Tây Nguyên,
tăng trưởng của Tây Nguyên khá cao so với cả nước (6,35%), tuy nhiên tăng trưởng
có xu hướng chậm dần. Tốc độ tăng trưởng trung bình của Tây Nguyên cao nhất ở
giai đoạn 2006 – 2010 và giảm dần ở giai đoạn 2011 – 2016.
Đồ thị 3. 4: GDP và tốc độ TTKTTây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001-2016)
Xét cơ cấu GDP của Tây Nguyên, Đắk Lắk và Lâm Đồng là hai tỉnh chi phối
kinh tế của Vùng. Năm 2016, tỷ trọng GDP của Đắk Lắc chiếm 35,5%, và Lâm
Đồng chiếm 32,4%.
Bảng 3. 14: Tỷ trọng GDP các tỉnh trong GDP vùng Tây Nguyên (Theo giá so
sánh 2010) (ĐVT:%)
2001 2005 2010 2016
Kon Tum 4,1 4,1 4,5 4,7
Gia Lai 14,1 15,0 15,5 15,2
Đăk Lắc 43,0 40,0 34,8 35,5
Đăk Nông 10,3 11,3 12,1 12,2
Lâm Đồng 28,6 29,6 33,0 32,4
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên có những bước tiến đáng ghi nhận, tuy nhiên
quá trình tăng trưởng dần chậm lại và chưa ổn định. Để đánh giá chính xác hơn tăng
81
trưởng kinh tế cần xem xét cụ thể tốc độ tăng trưởng của các ngành trong nền kinh
tế. Nhìn chung giai đoạn 2001 – 2016, tốc độ tăng trưởng (theo giá so sánh 2010)
của nông lâm thủy sản thấp hơn lĩnh vực công nghiệp –xây dựng và dịch vụ.
Đồ thị 3. 5: tăng trưởng GDP (%) các khu vực chính (Nông lâm thủy sản, công
nghiệp – xây dựng, dịch vụ) trong nền kinh tế Tây Nguyên 2001 – 2016.
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên)
Tuy nhiên, sản xuất nông lâm thủy sản Tây Nguyên vẫn đóng vai trò chủ đạo
trong toàn ngành kinh tế. Trong 16 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP ngành
công nghiệp và xây dựng của Tây Nguyên khá cao (trung bình 18,20%), đặc biệt
giai đoạn 2005 – 2009 tốc độ tăng trưởng cao (trung bình 30,34%), phần lớn là do
sự đóng góp của ngành công nghiệp điện nước và khái thác mỏ, việc vận hành các
nhà máy thủy điện và dự án khai thác khoảng sản trên địa bàn. Giai đoạn 2010 –
2016 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm hơn,
chủ yếu là hướng vào công nghiệp chế biến, đây là lĩnh vực vừa mang lại giá trị gia
tăng cao, tạo sức bật đối với ngành công nghiệp vừa kích thích nông nghiệp phát
triển theo hướng ứng dụng công nghệ hiệu quả. Các mặt hàng công nghiệp chế biến
của Tây Nguyên vẫn chủ yếu là sản phẩm xuất thô, nếu giai đoạn tới cải thiện về
công nghệ có hiệu quả thì năng lực ngành chế biến của Vùng sẽ có cơ hội đóng góp
nhiều hơn vào quá trình tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên. Lĩnh vực du lịch cũng có
tốc độ tăng trưởng gia tăng, chiến lược quy hoạch kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
đến năm 2020 đẩy mạnh ưu tiên đầu tư lĩnh vực du lịch đã cho thấy nhiều động thái
nhằm gia tăng tiềm năng du lịch Tây Nguyên. Tuy nhiên cần giải thích kỹ hơn bản
82
chất xu hướng này khi xem xét đóng góp các ngành trong cơ cấu kinh tế Tây
Nguyên.
3.2.2.2 Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế
Yếu tố lao động
Lao động là yếu tố tiềm năng quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Nguồn dân số gia tăng kéo theo lực lượng lao động gia tăng. Năm 2016 đạt tới
3394,8 ngàn người (tăng gấp 1,79 lần so với năm 2001). Việc gia tăng lực lượng lao
động của Vùng trong vòng 16 năm qua chủ yếu là do lao động di cư từ nơi khác đến
(chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung). Tuy nguồn lao động dồi dào nhưng
chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng.
Bảng 3. 15: Số lượng và tỷ trọng lao động của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên
2001 2005 2010 2016
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(Nghìn
người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(nghìn
người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(nghìn
người)
Tỷ
trọng
(%)
Kon Tum 157,6 8,3 179,0 8,0 244,7 8,4 300,9 8,9
Gia Lai 443,6 23,3 509,0 22,7 756,9 26,0 847,9 25,0
Đắk Lắk 660,2 34,7 820,8 36,6 954,1 32,8 1129,7 33,3
Đắk
Nông 130,8 6,9 170,6 7,6 291,7 10,0 381,3 11,2
Lâm
Đồng 509,1 26,8 560,5 25,0 659,9 22,7 735,0 21,7
Tây
Nguyên 1901,3 2239,9 2907,2 3394,8
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Lao động của vùng Tây Nguyên tập trung chủ yếu cũng ở Đắk Lắk, Gia Lai và
Lâm Đồng. Tăng trưởng lao động vào nền kinh tế tăng cao và liên tục ở các tỉnh.
Đắk Nông là tỉnh mặc dù có tỷ trọng lao động thấp trong Vùng nhưng tăng trưởng
lao động lại cao nhất đạt 6,92 %
83
Bảng 3. 16: Tăng trưởng lao động các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: %)
2001 - 2005 2006 -2010 2011 - 2016 2001 - 2016
Kon Tum 2,58 3,28 2,62 4,12
Gia Lai 2,79 4,57 1,31 4,13
Đắk Lắk 4,45 1,84 2,38 3,41
Đắk Nông 5,46 9,43 3,75 6,92
Lâm Đồng 1,94 1,15 1,68 2,32
Tây Nguyên 3,33 3,11 2,12 3,69
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Năng suất lao động Tây Nguyên tăng qua các năm, năm 2016 tăng gấp 2,54 lần
so với năm 2001. Năm 2016, tỉnh có năng suất lao động cao nhất là Lâm Đồng
(104,82 triệu/LĐ/năm), tiếp theo là Đắk Nông (76,40 triệu/LĐ/năm), tỉnh có năng
suất lao động thấp nhất trong Vùng là Kon Tum (năm 2016 là 37,50 triệu/LĐ/năm).
Rõ ràng Tây Nguyên cần có những bước đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong giai đoạn tới.
Bảng 3. 17: Năng suất lao động các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: triệu đồng, theo
giá so sánh 2010)
2001 2005 2010 2016
Kon Tum 14,78 19,61 28,66 37,50
Gia Lai 18,30 24,99 31,71 42,77
Đăk Lăk 37,42 41,24 56,64 74,74
Đăk Nông 45,35 55,94 64,59 76,40
Lâm Đồng 32,26 44,80 77,62 104,82
Tây Nguyên 30,25 37,83 53,36 70,16
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Yếu tố vốn
Tổng vốn đầu tư (theo giá hiện hành) vào Tây Nguyên tăng trong giai đoạn 2001
– 2016. Năm 2016 tăng gấp 13,77 lần so với năm 2001, điều này cho thấy Tây
Nguyên trong giai đoạn vừa qua đã nhận được sự quan tâm đáng kể của Trung ương
84
và các nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế so với cả nước, tổng vốn đầu tư
vào Tây Nguyên chỉ đạt 5,0% cả nước (năm 2016). Thực trạng vốn đầu tư vào Tây
Nguyên còn khá khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, số lượng, quy
mô các dự án còn nhỏ, công nghệ đơn giản, sử dụng ít lao động và chủ yếu tập trung
ở khu vực thành thị và ít tạo ra giá trị gia tăng lớn, chưa phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của Vùng trong giai đoạn mới.
Bảng 3. 18: Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn của các tỉnh Tây Nguyên
2001 2005 2010 2016
Số
lượng
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số lượng
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số lượng
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số lượng
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Kon
Tum 650850 12,06 1273000 10,18 5314000 13,25 8612850 11,59
Gia Lai 1725700 31,97 4229686 33,82 8031000 20,03 17051080 22,94
Đắk
Lắk 1374500 25,46 2586740 20,68 9026000 22,51 17009440 22,88
Đắk
Nông 191300 3,54 1409596 11,27 3749000 9,35 8658090 11,65
Lâm
Đồng 1455300 26,96 3007410 24,05 13980000 34,86 23000000 30,94
Tây
Nguyê
n 5397650 12506432 40100000 74331460
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Các tỉnh có tổng vốn đầu tư lớn nhất vùng là Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk. Lâm
Đồng là tỉnh có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất, tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư của Lâm
Đồng năm 2016 là 30,94% giảm hơn so với năm 2010 là 34,86%. Kon Tum là tỉnh
có tỷ trọng vốn đầu tư thấp nhất chỉ chiếm 11,59%.
85
Để đánh giá chính xác tăng trưởng vốn đầu tư cần xem xét giá trị tài sản đầu
tư. Tăng trưởng vốn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016 đạt 5,93% , trong
giai đoạn 2006 – 2010 do ảnh hưởng của chính sách tài khóa và thắt chặt chi tiêu
công của Việt Nam nên tăng trưởng vốn giai đoạn này thấp chỉ đạt 2,86%. Trong
các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng và Kon Tum có tăng trưởng vốn tương đối ổn
định, Đắk Nông là tỉnh có tăng trưởng vốn đầu tư lớn nhất.
Bảng 3. 19: Tăng trưởng vốn các tỉnh và Vùng Tây Nguyên (ĐVT: %)
2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2016 2001 - 2016
Kon Tum 9,30 15,86 4,03 8,74
Gia Lai 14,31 -15,20 7,98 1,58
Đắk Lắk 6,51 -6,98 6,13 2,41
Đắk Nông 35,65 -8,42 5,85 10,77
Lâm
Đồng 6,05 17,26 7,44 8,47
Tây
Nguyên 14,36 2,86 6,68 5,93
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Nhìn chung vốn đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên có xu hướng gia tăng và tập
trung vào một số tỉnh của vùng. Trong giai đoạn 2001 – 2016, cơ cấu vốn khu vực
nhà nước có xu hướng giảm, khu vực ngoài nhà nước có xu hướng gia tăng, đặc biệt
năm 2016 khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn toàn vùng.
Tuy nhiên, Tây Nguyên chưa có những chính sách hiệu quả trong việc tạo lập môi
trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển [27]. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài mặc dù gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn của Tây Nguyên.
Bảng 3. 20: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo khu vực kinh tế (ĐVT:%)
Khu vực kinh tế 2001 2005 2010 2016
Khu vực Nhà nước 52,17 53,33 47,58 20,57
Khu vực ngoài nhà nước 37,49 36,07 38,18 63,03
KV vốn đầu tư nước ngoài 10,34 10,60 14,24 16,39
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 1016)
86
Xét riêng về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng Tây Nguyên so với các
vùng khác trong cả nước còn rất hạn chế. Năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài Tây Nguyên chỉ được 762,5 triệu USD (chiếm 0,26% cả nước), thấp nhất
trong 6 Vùng kinh tế ở Việt Nam.
Bảng 3. 21: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo Vùng năm 2016
Số dự
án
Tổng vốn đăng ký
(triệu đô la Mỹ)
Cả nước 22594 293700,4
Đồng bằng Sông Hồng 7031 78531,4
Trung du miền núi phía Bắc 723 13533,7
Bắc Trung Bộ, duyên hải miền
Trung 1364 49054,9
Tây Nguyên 139 762,5
Đông Nam Bộ 11961 130500,1
Đồng bằng Sông Cửu Long 1326 18549,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016)
Giai đoạn 2001 – 2015, tình hình phân bổ các doanh nghiệp trên địa bàn cho
thấy phần lớn các doanh nghiệp tập trung ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai. Năm
2015 doanh nghiệp tư nhân chiếm 97,72% tổng thể doanh nghiệp trong khu vực,
doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 2,27%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chủ yếu tập trung ở Lâm Đồng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu
tập trung ở Gia Lai, Đắk Lắk (Theo báo cáo của Tổng cục thống kê 2016). Trong
khi đó Lâm Đồng là tỉnh có đóng góp nhiều nhất trong tổng cơ cấu kinh tế toàn
vùng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nước cần có những chính sách phát
triển mang lại hiệu quả hơn trong thời gian tới.
87
Bảng 3. 22: Số Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời
điểm 31/12 theo tỉnh và Vùng Tây Nguyên
2001 2005 2010 2015
Kon Tum 163 253 845 1204
Gia Lai 431 673 1630 2232
Đắk Lắk
613
833 2404 2858
Đắk Nông 159 538 1089
Lâm Đồng 733 962 1865 3472
Tây Nguyên 1940 2880 7282 10855
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2005, 2016)
Xét về hiệu quả đầu tư (ICOR), trong giai đoạn 2001-2016 cho thấy để tăng
1 đồng GDP ở Tây Nguyên cần bỏ ra 3,75 đồng vốn đầu tư. Trong các tỉnh của
vùng, Kon Tum là tỉnh hệ số ICOR cao nhất, thấp nhất hiện nay là Đắk Lắk và
Đắk Nông.
Bảng 3. 23: Hệ số ICOR Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016
2001 - 2005 2006 – 2010 2011 - 2016 2001 – 2016
Kon Tum 6,59 4,73 8,32 5,92
Gia Lai 5,50 3,12 2,62 3,67
Đắk Lắk 3,66 2,74 1,95 2,64
Đắk Nông 3,98 2,67 3,57 3,14
Lâm
Đồng 3,48 2,71 5,49 3,38
Tây
Nguyên 4,64 3,19 4,39 3,75
(Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp – TFP
Giai đoạn 2001 – 2016, vốn đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng Tây
Nguyên chiếm tới 61,9%, đóng góp yếu tố lao động chiếm 26%, trong khi đó đóng
góp của năng suất nhân tố tổng hợp chỉ chiếm 12,1%. Tỉnh có đóng góp TFP đáng
88
kể là Lâm Đồng (28,56%) tiếp theo là Gia Lai (16,66%), Đắk Lắk (16,30%). Các
tỉnh còn lại, Kon Tum và Đắk Nông có đóng góp âm (-0,17 và -0,09) có nghĩa là
TFP không những không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn kìm hãm tăng
trưởng kinh tế của các tỉnh này
Bảng 3. 24: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế Tây
Nguyên trong giai đoạn 2001-2016
Tỉnh/Vùng
Mức đóng góp
tuyệt đối
Tỷ trọng đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế (%)
Vốn Lao động TFP Vốn Lao động TFP
Kon Tum 8,55 2,66 -0,02 76,40 23,77 -0,17
Gia Lai 5,96 2,69 1,73 57,41 25,93 16,66
Đắk Lắk 4,43 2,12 1,28 56,56 27,14 16,30
Đắk Nông 6,10 4,25 -0,01 58,99 41,11 -0,09
Lâm Đồng 6,42 1,49 3,16 57,99 13,45 28,56
Tây
Nguyên 6,29 2,64 1,23 61,9 26,0 12,1
(Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2001 – 2016)
Giai đoạn 2001 – 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên có xu hướng
gia tăng. Tây Nguyên đã có những nỗ lực nhất định hướng đến khai thác tốt nguồn
lực cho quá trình phát triển như vốn, lao động, tài nguyên. Tuy nhiên đà tăng trưởng
kinh tế có xu hướng chậm lại. Một số hạn chế của quá trình tăng trưởng giai đoạn
này như: Mô hình tăng trưởng kinh tế chậm đổi mới, tăng trưởng chủ yếu theo
chiều rộng phụ thuộc nhiều vào vốn, nguồn lao động có tăng nhưng chất lượng
chưa cao, tỷ lệ đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Các lĩnh vực khai
thác tài nguyên thiên nhiên và ngành truyền thống như trồng cây công nghiệp lâu
năm, trồng rừng vẫn là thế mạnh trong phát triển kinh tế của Tây Nguyên.
89
3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Tây Nguyên
Các nghiên cứu đi trước chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế có tác động gia tăng
bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển kinh tế. Ngược lại,
bất bình đẳng thu nhập có tác động tích cực và tiêu cực tùy từng giai đoạn phát triển
của nền kinh tế, cần hiểu rằng BBĐTN có thể là cần thiết nhằm tạo động lực
khuyến khích sự tăng trưởng khi nhóm người có năng lực về vốn, trình độ, sáng
tạocó cơ hội làm giàu hơn, tuy vậy nếu để mức bất bình đẳng thu nhập quá cao
lại, hay BBĐTN xuất phát từ hoạt động đầu cơ, kế thừa hay tham nhũng thì không
phải là tốt, BBĐTN quá cao có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn, gây xung đột
trong xã hội [34]. Từ đây cần có những đánh giá cụ thể hơn về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Tây Nguyên.
3.3.1 Những biểu hiện về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Tây Nguyên
Thực trạng mối quan hệ TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên thể hiện ở những
khía cạnh sau đây:
3.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế dẫn đến bất bình đẳng thu nhập gia tăng khi nhóm
người giàu có điều kiện tiếp cận các nguồn lực trong nền kinh tế ở Tây Nguyên.
Thực tế những năm qua, tăng trưởng kinh tế làm thu nhập bình quân đầu người
gia tăng trong cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Giai đoạn 2001 – 2016,
so với các Vùng kinh tế khác, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội Tây Nguyên còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng mức độ bất bình đẳng thu nhập vẫn gia
tăng. Tây Nguyên là vùng vừa nghèo lại có mức bất bình đẳng tăng nên vấn đề
phân hóa giàu nghèo trở nên phức tạp. TTKT và BBĐTN của Tây Nguyên có xu
hướng cùng gia tăng trong giai đoạn 2001 – 2016.
Các số liệu phân tích về mức bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Gini ở
trên hé mở những hệ quả tất yếu của bất bình đẳng thu nhập, đó là bất bình đẳng về
mặt xã hội và đầu tư – đây là dấu hiệu của bất bình đẳng cơ hội. Những vấn đề
khiến tăng trưởng kinh tế dẫn đến BBĐTN gia tăng ở Tây Nguyên bao gồm:
90
Thứ nhất, nhóm có thu nhập cao hơn thường sở hữu nhiều đất đai sản
xuất nông nghiệp.
Từ số liệu thống kê cho thấy, năm 2016 Vùng Tây Nguyên chủ yếu sử dụng
đất cho mục tiêu nông nghiệp, đất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy
sản) chiếm tới 90,4% tổng diện tích đất của Vùng, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm
6,2%, còn lại là diện tích đất chưa sử dụng chiếm 3,4%.
Đồ thị 3. 6: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng năm 2016 của Tây Nguyên
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2016)
Sự khác biệt về tiếp cận đất đai sản xuất là một trong những nhân tố làm gia
tăng bất bình đẳng thu nhập khi mà nông nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu thu nhập của vùng. Theo phân tích của Viện tư vấn phát triển (2013),
cơ cấu thu nhập các nhóm dân tộc cho thấy dân tộc Kinh có thu nhập cao nhất từ
các nguồn thu chính gồm nông nghiệp (38,7%), tiền công tiền lương (30,7%) và phi
nông nghiệp (23,5%), trong khi đó nhóm dân tộc thiểu số nguồn thu chính là từ
nông nghiệp. Tình trạng thiếu quỹ đất canh tác ảnh hưởng lớn đến thu nhập của
nhóm dân tộc thiểu số [83]
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, cơ cấu đất lâm nghiệp của Tây
Nguyên khá lớn chiếm 50,6 % (498459,3 ha), trong đó Kon Tum là tỉnh có diện tích
đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp lớn nhất chiếm 69,7%, tiếp đến là Lâm Đồng
khoảng 59,3%, thấp nhất là Đắk Nông với 39,3%. Mặc dù quy mô đất lâm nghiệp
lớn nhưng với vị trí đặc thù về điều kiện tự nhiên thì chưa đáp ứng được yêu cầu
bảo vệ sinh thái. Diện tích rừng tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là do nhà nước quản lý.
91
Người dân sống trong và xung quanh rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo (nhóm có thu nhập thấp), phụ thuộc vào tài nguyên rừng với truyền thống
làm nương rẫy theo phương thức luân canh và khai thác các sản vật từ rừng. Việc
duy trì tăng trưởng cao trong giai đoạn vừa qua ở Tây Nguyên đã dẫn đến tình trạng
khai thác quá mức tài nguyên rừng, diện tích rừng suy giảm, khả năng tiếp cận tài
nguyên rừng cũng như nguồn sinh kế từ tự nhiên dựa vào rừng của đồng bào dân
tộc thiểu số suy giảm. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn.
Cùng với đất lâm nghiệp, việc sở hữu đất sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng
nhiều đến thu nhập của người lao động ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, phát triển kinh tế
trong giai đoạn vừa qua của Tây Nguyên đã từng bước đẩy nhóm dân tộc tại chỗ rơi
vào tình trạng mất dần các nguồn sinh kế (cả rừng và đất). Trước hết là do thu hồi
đất cho các hoạt động kinh tế khác và vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên đất, nhiều
hộ gia đình cá nhân là đối tượng được giao quản lý sử dụng nhiều nhất trong vùng
(chiếm 84% đất sản xuất nông nghiệp), việc giao đất không chỉ cho các hộ nông
nghiệp mà nhiều hộ phi nông nghiệp cũng được giao với diện tích lớn. “So sánh
tổng số hộ/ cá nhân được giao đất sản xuất nông nghiệp (1213947 hộ) với tổng số
hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_moi_quan_he_bat_binh_dang_thu_nhap_va_tang_truong_ki.pdf