Luận án Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 9

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án. 9

1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 39

1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 44

Kết luận Chương 1 . 46

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

QUYỀN TƯ PHÁP VÀ QUYỀN HÀNH PHÁP TRONG THỰC HIỆN

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. 48

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành

pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước. 48

2.2. Nội dung mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện

quyền lực nhà nước ở Việt Nam . 66

2.3. Các điều kiện bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp

trong thực hiện quyền lực nhà nước. 73

Kết luận Chương 2 . 83

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN TƯ PHÁP VÀ

QUYỀN HÀNH PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở

VIỆT NAM . 84

3.1. Thực trạng quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền

hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam . 84

3.2. Thực tiễn mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện

quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 101

Kết luận Chương 3 . 122

pdf164 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Tòa án tối cao do tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Đối với cơ quan hành pháp, toà án tối cao có quyền luận tội tổng thống và các quan chức Chính phủ nếu những người này bị phát hiện có dấu hiệu phạm pháp. Toà án cũng có quyền ban hành các bản án, quyết định chống lại các cơ quan cụ thể của ngành hành pháp do vi phạm pháp luật. Đây được xem là công cụ hữu hiệu của Tòa án nhằm ngăn chặn khả năng Chính phủ lạm dụng quyền lực. Ở Anh, hệ thống tư pháp có vị trí độc lập rõ ràng. Các thẩm phán của Tòa án không đồng thời là thành viên hạ viện và được bổ nhiệm dựa trên yếu 72 tố chuyên môn. Toà án là một yếu tố cơ bản trong hệ thống kiềm chế, cân bằng và chống lại Chính phủ lạm quyền. Các thẩm phán của Tòa án có quyền quyết định các bộ trưởng và công chức hành chính có hoạt động theo đúng quyền lực do luật định hay đã vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm luật. Ở Pháp, kiểm soát của tư pháp đối với hành pháp chủ yếu được thực hiện thông qua Hội đồng bảo hiến. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Bảo hiến là tự kiềm chế, chỉ tiến hành xem xét các vụ việc khi tổng thống, thủ tướng hay chủ tịch hai viện của Quốc hội kiến nghị về tính hợp hiến của một quyết định chính sách nào đó. Hội đồng Bảo hiến có quyền thẩm định, xem xét nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của các quyết định của tổng thống, của thủ tướng trước khi công bố. * Kiểm soát của quyền lực hành pháp đối với quyền lực tư pháp Tòa án là một cơ quan nhà nước, do vậy ngoài hoạt động xét xử còn thực hiện các hoạt động hành chính nhà nước có tính chất nội bộ (thiết lập bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện các hoạt động tác nghiệp hành chính; sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước và những hoạt động hành chính khác). Theo đó, Tòa án phải chấp hành pháp luật hành chính với tư cách là một chủ thể của luật hành chính. Điều này mang lại cho Chính phủ khả năng kiểm soát Tòa án về những hoạt động hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Mặc dầu vậy, vai trò kiểm soát của Chính phủ - hành pháp đối với Tòa án - tư pháp dễ gặp nhiều rủi ro. Nguyên nhân nằm ở chỗ hoạt động của Chính phủ thường là đối tượng chủ yếu của các phán quyết của tư pháp, Chính phủ thường tìm cách gây sức ép hoặc thậm chí can thiệp trực tiếp vào hoạt động tư pháp để giành lấy ưu thế. Vì vậy, vấn đề giới hạn nội dung và hình thức kiểm soát quyền tư pháp từ phía quyền lực hành pháp để bảo đảm tư pháp được độc lập luôn là vấn đề nan giải ở các quốc gia. 73 Hình thức phổ biến nhất để hành pháp kiểm soát tư pháp là hoạt động bổ nhiệm thẩm phán ở một số quốc gia. Ở Thái Lan, việc bổ nhiệm, cách chức thẩm phán tư pháp do nhà vua quyết định trên cơ sở đề xuất của y ban tư pháp của tòa án nhưng đối với thẩm phán hành chính thì đề cử này phải nhận được sự chấp thuận của Thủ tướng. Tại Malaysia, việc bổ nhiệm Chánh án tòa án tối cao và các thẩm phán các tòa án Liên bang, Tòa thượng thẩm do Quốc vương thực hiện trên cơ sở đề xuất của Thủ tướng sau khi có sự tham vấn của Hội đồng tiểu vương và Chánh án tòa án liên quan. Ở một số nước, thẩm phán vi phạm pháp luật, không đủ tư cách có thể bị hành pháp cách chức nhưng phải tuân thủ những trình tự, thủ tục đặc biệt. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, những người chủ trương phân quyền cứng rắn đã gắn tính hiệu quả của hoạt động tư pháp với sự đoạn tuyệt vai trò chi phối của các cơ quan Chính phủ nhằm bảo vệ hoạt động của ngành tư pháp trước mọi ảnh hưởng của các cơ quan của Chính phủ, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tồn tại một cơ chế quan trọng để hành pháp kiểm soát tư pháp thông qua thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp của Tổng thống. 2.3. Các điều kiện bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước 2.3.1. Chế độ chính trị Quyền lập pháp cùng với quyền hành pháp, quyền tư pháp là các nhánh hợp thành của quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực này là một yếu tố thuộc chế độ chính trị, đồng thời chịu ảnh hưởng từ chế độ chính trị. Chế độ chính trị là một khái niệm có nội hàm phong phú và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung bao chứa trong đó những vấn đề liên quan đến chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực 74 nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của mỗi quốc gia. Từ khía cạnh tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, chế độ chính trị trong xã hội hiện đại và pháp quyền biểu hiện chủ yếu ở việc thừa nhận ở mức độ nào đối với nguyên lý chủ quyền thuộc về nhân dân, thừa nhận hay không thừa nhận cơ chế phân quyền và khả năng tác động của các đảng chính trị đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong chế độ chính trị, tất cả các đảng chính trị đều có vai trò tác động nhất định đến đời sống xã hội của đất nước ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên, đảng cầm quyền bao giờ cũng là nhân tố quyết định sự phát triển của quốc gia. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại chế độ chính trị nhất nguyên với một đảng chính trị duy nhất cầm quyền và chế độ chính trị đa nguyên với nhiều đảng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau cùng tồn tại, đấu tranh với nhau để chia sẻ quyền lực nhà nước, chi phối đời sống chính trị - xã hội của quốc gia. Trên thực tế, mỗi chế độ chính trị, dù đa nguyên hay nhất nguyên thì ở bất kỳ nhà nước hiện đại nào cũng đều có sự hiện diện của việc phân quyền với các mức độ áp dụng khác nhau. Ở các nước tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và có hệ thống chính trị đa nguyên thì quyền tư pháp và quyền hành pháp hoạt động theo cơ chế cân bằng và đối trọng nhau. Trong khi đó, ở các chế độ chính trị nhất nguyên thường các nhánh quyền lực nhà nước không hoạt động theo cơ chế cân bằng và đối trọng nhau mà có sự tác động qua lại ở mức độ nhất định và kiểm soát lẫn nhau. 2.3.2. Chính thể nhà nước Chính thể là nơi thể hiện một cách tập trung nhất mối quan hệ qua lại giữa các phạm vi quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa tổng thống, điển hình là Hoa Kỳ, giữa các nhánh quyền lực có sự kiềm chế, đối trọng nhau. Điều II Hiến 75 pháp Hoa Kỳ trao quyền hành pháp cho Tổng thống: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ”. Tổng thống là người đứng đầu ngành hành pháp của Liên bang, chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Ngoài ra Hiến pháp còn quy định: “Tổng thống sẽ là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dự bị ở một số bang”. Tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm và có thể được bầu cử không quá hai lần. Tổng thống có quyền phủ quyết luật pháp; uỷ nhiệm ân xá; đưa ra các hiệp ước; bổ nhiệm đại sứ và các quan chức chính phủ khác bao gồm thẩm phán Tòa án Tối cao. Hiến pháp quy định Tổng thống sẽ định kỳ thông báo cho Quốc hội biết tình trạng của Liên bang, và đề xuất các dự luật được coi là cần thiết và thích hợp. Ngoài ra, Điều 1, khoản 7, Hiến pháp cũng trao cho Tổng thống quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội. Đối với cơ quan tư pháp: Tổng thống có quyền đề cử và bổ nhiệm các thẩm phán của Tòa án tối cao, các thẩm phán của tòa án liên bang theo sự thỏa thuận và nhất trí của Thượng viện. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá (ngoại trừ những trường hợp xét xử các vụ trọng tội) mà không cần có sự phê chuẩn của bất cứ viện nào thuộc Quốc hội. Tòa án giữ quyền tư pháp độc lập. Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ tuyên bố “quyền lực pháp lý của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Toà án tối cao và những tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp”. Những tòa án thực thi quyền tư pháp nói trên được gọi là “tòa án hiến định” (constitutional courts) khác với các “tòa án luật định” (legislative courts) cũng do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập dưới hình thức các cơ quan bán tư pháp và các ủy ban. Hệ thống Tòa án Hoa Kỳ được Hiến pháp trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để đủ sức mạnh “kiềm chế - đối trọng” với Quốc hội và Tổng thống trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Thẩm phán liên bang do Tổng thống bổ nhiệm theo sự thỏa thuận và nhất trí của Thượng viện; chỉ cần 76 họ không bị tố cáo và kết tội thì có thể đương nhiệm suốt đời. Trong suốt nhiệm kỳ của mình các thẩm phán có mức lương ổn định và không bị cắt giảm bởi bất cứ cơ quan nào. Những sự đảm bảo hiến định nói trên nhằm đảm bảo sự độc lập của các thẩm phán liên bang trước Tổng thống và Quốc hội. Nhiệm kỳ suốt đời sẽ bảo vệ các thẩm phán khỏi nguy cơ sa thải nào từ phía Tổng thống đã bổ nhiệm họ hay bất cứ Tổng thống nào trong suốt cuộc đời họ. Quy định không được giảm lương của thẩm phán sẽ bảo vệ các thẩm phán khỏi áp lực của Quốc hội, cơ quan có thể đe dọa cố định mức lương của họ ở mức thấp đến nỗi họ buộc phải từ chức. Tòa án Hoa Kỳ có quyền kiểm soát cả cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp thông qua việc giám sát bằng thủ tục tư pháp (judicial review) đối với các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành. Quyền giám sát bằng thủ tục tư pháp thực ra không được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ mà được củng cố bằng tiền lệ pháp do Tòa án tối cao của Hoa Kỳ thiết lập từ vụ Marbury kiện Madison. Ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa đại nghị, quyền lực nhà nước được tổ chức một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ hành pháp không hoàn toàn độc lập mà có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với lập pháp do sự chịu trách nhiệm trước lập pháp và sự chung nhân viên giữa hai cơ quan này. Nguyên thủ quốc gia chỉ là hành pháp tượng trưng vì bộ máy hành pháp trực thuộc thủ tướng và thủ tướng mới phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Tư pháp độc lập với hành pháp trong hoạt động song không hoàn toàn độc lập trong tổ chức và trong cả tổ chức lẫn hoạt động đều không hoàn toàn độc lập với lập pháp. Điển hình cho chính thể này là nước Đức. Ở Đức, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng. Lãnh đạo hành pháp gồm thủ tướng và tổng thống với quyền lực tập trung vào thủ tướng. Chức năng của Tổng thống Liên bang đơn thuần là đại diện chính thức cho nhà nước nên chủ yếu có tính chất lễ nghi, 77 hình thức. Thực chất Tổng thống không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có các quyền hạn đặc biệt nên ít có ảnh hưởng tới Chính phủ và Thủ tướng. Thủ tướng do hạ nghị viện bầu theo đề nghị của tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm, không giới hạn số nhiệm kỳ. Người đứng đầu đảng đa số trong Quốc hội hoặc liên minh đảng thắng cử thường được đề cử giữ chức thủ tướng. Thủ tướng được quyền quyết định số bộ trưởng và nhiệm vụ của họ, đề cử bổ nhiệm và miễn nhiệm bộ trưởng. Thủ tướng đề nghị tổng thống phê chuẩn bộ trưởng, không qua Quốc hội. Thủ tướng một mình chịu trách nhiệm về chính sách của chính phủ liên bang, không chia sẻ trách nhiệm và quyền lực với các bộ trưởng. Các bộ trưởng phải chấp hành chính sách của quốc gia do thủ tướng đưa ra. Nhưng bộ trưởng được đề xuất chính sách để văn phòng thủ tướng tổng hợp trình thủ tướng quyết định; được toàn quyền quyết định tổ chức công việc của bộ. Nội các chịu trách nhiệm xử lý khi có xung đột nảy sinh giữa các bộ trưởng. Quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án bao gồm Tòa án Hiến pháp Liên bang, các Tòa án Liên bang và các Tòa án Bang. Tòa án Hiến pháp Liên bang chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát hệ thống chính trị dân chủ nhằm bảo đảm việc tuân thủ hiến pháp. Mỗi bang sẽ có một tòa án hiến pháp riêng. Tòa án Hiến pháp Liên bang là tòa án hiến pháp tối cao của quốc gia, không đóng vai trò là tòa án phúc thẩm cao nhất. Nhiệm vụ của Tòa án Hiến pháp Liên bang gồm: bảo vệ hiến pháp và trật tự dân chủ; kiểm soát các tác nhân chính trị; cấm một số đảng chính trị cực đoan hoặc xem xét các dự luật liên quan đến chiến dịch vận động tài chính của các đảng chính trị; xét lại tính hợp hiến của các đạo luật và phủ quyết nếu cần; phân giải các xung đột giữa các cấp của chính quyền; kiềm chế việc lạm quyền của các thẩm phán Trong các lĩnh vực, Liên bang thành lập các Tòa án như: Tòa án Liên 78 bang tối cao, Tòa án Hành chính Liên bang, Tòa án Tài chính Liên bang... Việc bổ nhiệm thẩm phán ở các Tòa án này được quyết định bởi ủy ban lựa chọn thẩm phán gồm các Bộ trưởng có thẩm quyền về từng lĩnh vực và lượng thành viên tương ứng được Hạ viện chọn lựa. Do vậy, nếu như Toà án độc lập với Chính phủ trong hoạt động thì nó lại phải chịu ảnh hưởng của Chính phủ trong tổ chức, trong việc bổ nhiệm, thăng thưởng các thẩm phán. Và dĩ nhiên vai trò kiềm chế của hành pháp với tư pháp cũng thể hiện qua hoạt động này. Ngược lại, tư pháp có thể kiềm chế hành pháp thông qua Tòa án Hiến pháp Liên bang, Tòa án Hành chính. Có thể nói Đức là một trong những nước đầu tiên công nhận nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm về các hành vi của công chức khi thi hành nhiệm vụ thông qua việc quy định cho Tòa án có quyền phán xét các công chức về trách nhiệm của họ. Ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa hỗn hợp, đây là dạng chính thể có các đặc trưng của cả Cộng hòa Đại nghị lẫn Tổng thống và Pháp là đại diện điển hình cho dạng chính thể này. Quyền hành pháp do Chính phủ mà thực chất là Tổng thống nắm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Vị trí của Tổng thống Pháp hiện tại là mô hình kết hợp giữa vị trí Tổng thống Mỹ với Tổng thống Đức. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra (từ năm 1965 trở lại đây, Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu), Tổng thống có quyền hoạch định chính sách quốc gia, chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng để thông qua chính sách này. Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp, có quyền chỉ đạo Chính phủ thực thi chính sách quốc gia của Tổng thống và phải chịu mọi trách nhiệm trước Nghị viện về việc thực hiện chính sách này. Ngoài chịu sự kiềm chế từ phía Nghị viện, Chính phủ còn phải chịu sự kiềm chế từ phía Tòa án Hành chính mà đứng đầu là Tham chính viện. Tòa án này được thành lập nhằm buộc 79 Chính phủ phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình và bảo vệ người dân chống sự lạm dụng quyền hành của cơ quan hành chính. Tòa án này có quyền hủy bỏ hành vi của các công sở khi công chức của nó vi phạm pháp luật trong lúc thi hành nhiệm vụ. Giống các nước khác, quyền tư pháp ở Pháp do hệ thống tòa án nắm giữ. Pháp có hai hệ thống tòa án: Tòa án thường và Tòa án Hành chính. Hệ thống tòa án thường gồm nhiều cấp mà cao nhất là Tòa Phá án đặt tại Paris. Tòa này không xét nội dung vụ kiện mà chỉ đảm bảo sự tôn trọng việc áp dụng luật lệ tố tụng một cách chính xác. Tòa án này có quyền hủy bỏ các bản án xét xử không đúng thủ tục và giao hồ sơ cho một tòa án cùng cấp để xử lại. Ngoài ra còn có Tòa án Tối cao được thành lập để xét xử Tổng thống và các thành viên của Chính phủ khi họ phạm tội. Khi xét xử các vụ việc này, Tòa án Tối cao vẫn bị ràng buộc bởi định nghĩa về trọng tội và khinh tội cũng như việc xác định hình phạt căn cứ vào luật hình hiện hành ở thời điểm các hành vi đó được thực hiện. Cùng với các loại toà án nói trên, ở Pháp còn có các toà án chuyên biệt như: Tòa án Thương mại, Tòa án Lao động, Tòa án Bảo hiểm xã hội, Tòa Hòa giải tranh chấp hợp đồng nông nghiệp, Tòa án Thiếu nhi. Kiểm soát toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp là Hội đồng Thẩm phán tối cao do Tổng thống là chủ tọa, Bộ trưởng Tư pháp là Phó Chủ tịch và có thể thay thế Tổng thống. Hội đồng này gồm 9 hội viên do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm song Tổng thống phải tham khảo ý kiến của nó trước khi sử dụng quyền ân xá hay giảm án, có thể coi nó là lực lượng kiềm chế cơ quan tư pháp. Tóm lại, khi xem xét tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa các cơ hành pháp, tư pháp của Pháp có thể thấy rõ tính "lưỡng tính" hay "hỗn hợp" giữa hai mức độ áp dụng tư tưởng phân quyền: cứng rắn và mềm dẻo. Mức độ áp dụng này cũng không trung thành tuyệt đối với lý thuyết phân quyền mà 80 cũng làm biến dạng nó ở mức thấp hơn sự áp dụng mềm dẻo và cao hơn ở sự áp dụng cứng rắn. 2.3.3. Mức độ hoàn thiện của các quy định trong hệ thống pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp Về lý luận, ở các nước tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình tam quyền phân lập thì mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp cũng như quan hệ giữa quyền tư pháp với quyền lập pháp, quyền lập pháp với quyền hành pháp chủ yếu là quan hệ kiềm chế, đối trọng, chế ước lẫn nhau. Ở các nước tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình mềm dẻo hơn như trường hợp của Việt Nam trong đó không chỉ có sự phân công rành mạch mà còn có sự phối hợp chặt chẽ và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Cho dù tổ chức theo mô hình nào thì những quan điểm nguyên tắc về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước cũng phải được thể hiện thành các quy định của pháp luật mới có cơ sở pháp lý để thực hiện trong thực tế. Tuy vậy, trong thực tế, khi thể chế hóa các nguyên tắc, quan điểm về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp cũng như các quan hệ khác không phải bao giờ cũng đầy đủ, chặt chẽ. Trong hệ thống pháp luật vẫn còn những quy định bất cập, khó thực hiện hoặc chưa đủ cụ thể bảo đảm sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát giữa tư pháp và hành pháp. Chẳng hạn như: trong vụ án hành chính khi giải quyết các tranh chấp hành chính giữa công dân và cơ quan hành chính đòi hỏi người ký các quyết định hành chính phải có mặt, nhưng họ có nhiều lý do hợp pháp để không có mặt, thậm chí có phán quyết của Tòa án nhưng họ cũng không thực hiện. Nhưng đến cùng vẫn chưa có quy định nào ràng buộc trách nhiệm có mặt tại Tòa và trách nhiệm thực hiện của họ. Như vậy, mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp phụ thuộc nhiều vào mức độ hoàn thiện của các quy định trong hệ thống pháp luật. 81 2.3.4. Tổ chức bộ máy và năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong việc thực hiện quyền lực được quy định trong pháp luật, nhưng quan trọng hơn là được thực hiện trên thực tế như thế nào. Việc thực hiện trên thực tế hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề tổ chức bộ máy của cơ quan thực hiện quyền tư pháp, cơ quan thực hiện quyền hành pháp và năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan này. Hệ thống tổ chức TAND được cơ cấu bảo đảm tính độc lập khi xét xử, khách quan, không phụ thuộc vào điều kiện gì, không chịu áp lực nào khi xem xét đánh giá tính đúng đắn, phù hợp pháp luật trong hoạt động của các cơ quan hành pháp, cán bộ, công chức cơ quan hành pháp. Tổ chức hệ thống TAND, các cơ quan điều tra, công tố, thi hành án bảo đảm nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong thực thi quyền tư pháp, nhất là thực hiện các nguyên tắc tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN. Điều quan trọng là bảo đảm cho các cơ quan này khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong đó có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành pháp và cán bộ, công chức của cơ quan hành pháp một cách khách quan, đúng pháp luật không bị ràng buộc, phụ thuộc hay một sức ép nào. Đối với các cơ quan hành pháp cũng vậy. Để phục vụ, hỗ trợ có hiệu quả cho các cơ quan thực hiện quyền tư pháp, các cơ quan hành pháp cũng cần có cơ cấu hợp lý, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, cụ thể, khả thi. Đây là điều kiện bảo đảm mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan tư pháp, hành pháp có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, hành pháp, trong đó có thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Dù pháp luật có quy định đầy đủ, cụ thể đến đâu chăng nữa về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước mà năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn yếu kém, hạn chế, 82 quan liêu, tham nhũng, thói vô trách nhiệm, vô cảm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và hành pháp nói riêng. 2.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động của cơ quan tư pháp và hành pháp Để bảo đảm thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước thì ngoài vấn đề tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hợp lý, kinh phí đủ yêu cầu phục vụ cho hoạt động tư pháp và hành pháp. Những điều kiện vật chất này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư pháp và hành pháp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của từng hoạt động, trong đó có mối quan hệ vừa là phân công, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, vừa là kiểm soát lẫn nhau giữa tư pháp và hành pháp. Trong điều kiện phát triển của khoa học, công nghệ cần phải khẩn trương chẩn bị các yếu tố cần thiết để tận dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động tư pháp, hành pháp nói riêng. Theo Chỉ thị số 16 ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cần thực hiện ngay các giải pháp quan trọng như phát triển hạ tầng kết nối số, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số Trong đó xây dựng kho dữ liệu dùng chung là vấn đề cấp bách hiện nay, bao gồm ba nền tảng dữ liệu là cơ sở dữ liệu nền địa hình, địa chính; cơ sở dữ liệu người dân, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. Trong cơ sở dữ liệu người dân có những dữ liệu mà ngành nào cũng sử dụng như: mã định danh, họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, tiền án, tiền sự, vi phạm pháp luật Trong cơ sở dữ liệu về hoạt động của nhà nước, các văn bản, quyết định đều được công khai, minh bạch thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng cũng như kiểm tra, kiểm soát. 83 Kết luận Chương 2 Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp là mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Phân công để tránh tình trạng ôm đồm, “cha chung không ai khóc”; để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước được giao thực hiện mỗi nhánh quyền; là cơ sở để thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. Phối hợp để với thế mạnh của mình, mỗi nhánh quyền cùng tham gia hỗ trợ việc thực hiện một mảng quyền khác bảo đảm việc thực hiện mảng quyền thứ hai đạt được hiệu quả tối ưu. Kiểm soát là nhu cầu tất yếu từ việc phân công quyền lực. Quyền lực muốn đạt hiệu quả cao nhất, ngoài phân công, phối hợp thì kiểm soát là yếu tố không thể tách rời. Kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp chính là sự kiểm soát giữa các nhánh quyền lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ những hoạt động sai trái của các thiết chế quyền lực nhà nước, phát hiện và điều chỉnh được việc thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quyền lực nhà nước thực thi đúng mục đích chung và đạt được hiệu quả cao nhất. Việc xác lập và bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp có vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện: góp phần kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp; góp phần bảo đảm thực thi quyền tư pháp và quyền hành pháp có hiệu lực, hiệu quả; góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Chế độ chính trị; chính thể nhà nước; mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật; tổ chức bộ máy và năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức; cở sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động hành pháp, tư pháp là các điều kiện bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Các điều kiện này tác động ở mức độ nhất định đến việc thiết lập và bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Trong đó, chính thể là nơi thể hiện một cách tập trung nhất mối quan hệ qua lại giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 84 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN TƯ PHÁP VÀ QUYỀN HÀNH PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam 3.1.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp Trong phần này, luận án tập trung đánh giá khái quát mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 3.1.1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_moi_quan_he_giua_quyen_tu_phap_va_quyen_hanh_phap_tr.pdf
Tài liệu liên quan