Luận án Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của Tổng công ty lương thực miền Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG & THỊ TRƯỜNG

BỘT MÌ VIỆT NAM . 1

1.1/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 1

1.1.1/ Một số khái niệm căn bản . . 1

1.1.1.1 Khái niệm về thị trường . . 1

1.1.1.2 Khái niệm về mở rộng thị trường . 1

1.1.2/ Cơ sở các giải pháp để mở rộng thị trường 2

1.1.3/ Vai trò của việc mở rộng thị trường trong hoạt động của Doanh nghiệp

1.2/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ VIỆTNAM 5

1.2.1/ Khái quát về sản phẩm bột mì . 5

1.2.2/ Cung cầu của thị trường bột mì 6

1.2.2.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu bột mì 7

1.2.2.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến cung bột mì . 8

1.2.3/ Tổ chức tiêu thụ của ngànhsản xuất bột mì Việt Nam 9

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNGPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA

TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM . 11

2.1/ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BỘT MÌ CỦA

TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM . . 11

2.1.1/ Tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật . 11

2.1.2/ Tiềm năng về vốn, con người 13

2.1.3/ Tiềm năng về vị trí địa lý . 14

2.2/ ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BỘT MÌ TRONG SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM . . 15

2.3/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG

THỰC MIỀN NAM 16

2.3.1/ Tình hình sản xuất bột mì của TCT Lương thực Miền Nam 16

2.3.1.1/ Tình hình nguyên liệu phục vụ sản xuất 16

a/ Nguồn nguyên liệu 16

b/ Công tác nhập khẩu nguyên liệu . 17

c/ Công tác tiếp nhận, tồntrữ và bảo quản nguyên liệu . 18

2.3.1.2/ Tình hình sản xuất . 20

a/ Tình hình vận hành, khai thác máy móc thiết bị . 20

b/ Công nghệ sản xuất . 21

2.3.2/ Tình hình tiêu thụ bột mìcủa TCT Lương thực Miền Nam .22

2.3.2.1/ Sản phẩm bột mì của TCT Lương thực Miền Nam 22

2.3.2.2/ Tình hình tiêu thụ bột mì của TCT Lương thực Miền Nam

và so sánh với các đối thủ cạnh tranh 23

a/ Thị trường tiêu thụ trong nước . 23

b/ Thị trường xuất khẩu bột mì . 32

2.4/ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA TỔNG CÔNG TY

LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 33

2.4.1/ Đánh giá về tình hình nhập khẩu nguyên liệu . 33

2.4.1.1/ Công tác nhập khẩu nguyên liệu 33

2.4.1.2/ Công tác tiếp nhận nguyên liệu . 34

2.4.2/ Đánh giá về tình hình sản xuất. . 34

2.4.2.1/ Về máy móc thiết bị . 34

2.4.2.2/ Về công nghệ – sản xuất . 34

2.4.2.3/ Về bảo quản tồn trữ nguyên liệu, thành phẩm 35

2.4.3/ Đánh giá công tác thị trường của các công ty thành viên. 35

2.4.3.1/ Tình hình nghiên cứu thị trường của các công ty thành viên 35

2.4.3.2/ Đánh gía tình hình thực hiện Marketing – Mix với tư cách là một

phương pháp để mở rộng thị trường bộtmì của TCT Lương thực Miền Nam 36

a/ Chiến lược sản phẩm 36

b/ Chiến lược giá 37

c/ Đánh giá việc thực hiện phân phối sản phẩm . 37

d/ Đánh giá về chính sách yểm trợ 38

2.4.3.3/ Đánh giá tình hình tiêu thụ bột mì của

TCT Lương thực Miền Nam . 38

a./ Thị trường trong nước . 38

b./ Thị trường xuất khẩu 40

CHƯƠNG III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ & MỞ RỘNG THỊ

TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM . 41

3.1/ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU LÀM CĂN CỨĐỀ RA GIẢI PHÁP .41

3.1.1/ Các quan điểm . 41

3.1.2/ Mục tiêu 42

3.2/ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

SẢN PHẨM BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM . 43

3.2.1/ Nhóm giải pháp về thị trường . 43

3.2.1.1/ Cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường

tại các Công ty thành viên . 43

3.2.1.2/ Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm . 44

a./ Giải pháp cho thị trường nhà máy sản xuất

dùng nguyên liệu bột mì . 45

b./ Giải pháp cho thị trường đại lý phân phối sản phẩm bột mì . 46

3.2.2/ Nhóm giải pháp về sản phẩm, dịch vụ . 46

3.2.2.1/ Giải pháp sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng 46

3.2.2.2/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Bột mì làm nguyên liệu cho

ngành sản xuất thức ăn nuôi tôm . 49

3.2.2.3/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Sản xuất bột bắp . 50

3.2.3/ Nhóm giải pháp về chi phí . 52

3.2.3.1/ Giải pháp mua lúa đón đầu . 52

3.2.3.2/ Đầu tư hệ thống hút lúa xá vào kho nguyên liệu . 54

3.2.3.3/ Đầu tư hệ thống băng cào, băng tải để đưa lúa xá vào

phân xưởng sản xuất . 56

3.2.3.4/ Giải pháp mở tổng kho,vận chuyển bột mì bằng

xà lan xuống Cần Thơ 57

3.3/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . .59

PHẦN KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của Tổng công ty lương thực miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dàn máy chính. Các thao tác, điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng cho phù hợp với qui trình công nghệ đều được kiểm soát chặt chẽ hàng ngày bằng hệ thống tự động, từ phối lúa trong hầm chứa nguyên liệu, điều chỉnh dòng lưu chuyển lúa, mức độ gia ẩm, thời gian ủ… và để đảm bảo chất lượng đồng bộ, toàn bộ các sản phẩm không phù hợp đều được tái chế lại ngay trên qui trình sản xuất trước khi đóng bao thành phẩm. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) cũng được tiêu chuẩn hóa chi tiết về nghiệp vụ, thời gian kiểm tra cũng như các hình thức xử lý phát sinh. Ngoài các biện pháp xử lý sự cố, công tác KCS thường xuyên được tiến hành ở các kho nguyên liệu, kho thành phẩm và các dây chuyền sản xuất. Riêng KCS theo ca có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng liên tục trong suốt thời gian chạy máy. Tóm lại, với dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị như hiện nay, các nhà máy bột mì của TCT Lương Thực Miền Nam đủ khả năng sản xuất và cung ứng bột mì phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng trên thị trường. -26- 2.3.2/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm bột mì của TCT Lương thực Miền Nam 2.3.2.1/ Sản phẩm bột mì của TCT Lương thực Miền Nam Là công ty có thâm niên lâu năm nhất so với các đối thủ khác, với 12 loại sản phẩm bột mì của hai nhà máy bột mì Bình Đông (TP.HCM) và Bình An (TP.HCM), hầu hết đã được thị trường chấp nhận, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất bánh mì, mì ăn liền, bánh ngọt, bánh bông lan. Bảng 2.3: Cơ cấu, chủng loại sản phẩm bột mì- TCT Lương thực Miền Nam Nhãn hiệu sản phẩm bột mì Công dụng Công ty sản xuất Hoa Mai SX Bánh hộp, Bánh bông lan Bình An Hoa Lan SX Bánh mì ngọt Bình An Hoa Sen SX bánh mì SX mì cao cấp Bình An Chùm Nho SX mì ăn liền Bình An Hoa Cúc SX mì ăn liền Pha trộn trong SX bánh mì Bình An Cây Cải SX Bánh hộp, Bánh bông lan Bình Đông Thiên Nga SX Bánh mì ngọt Bình Đông Thuyền Buồm SX bánh mì SX mì cao cấp Bình Đông Cầu treo SX mì ăn liền Bình Đông Hướng Dương SX mì ăn liền Bình Đông Chú Lùn SX mì ăn liền Pha trộn trong SX bánh mì Bình Đông Non Nước SX Bánh mì ngọt Việt Ý Tiên Sa SX bánh mì SX mì cao cấp Việt Ý Tháp Chàm SX mì ăn liền Pha trộn trong SX bánh mì Việt Ý Nguồn: TCT Lương thực Miền Nam 2.3.2.2/ Tình hình tiêu thụ bột mì của TCT Lương thực Miền Nam và so sánh với các đối thủ cạnh tranh a/ Thị trường tiêu thụ trong nước • Tại thị trường TP.HCM & các Tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương) -27- Đặc điểm chung về thị trường: Đây là thị trường chính, là nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu sử dụng sản phẩm sau bột mì rất cao, đồng thời cũng là nơi tập trung các nhà máy sản xuất và cũng chính vì thế nơi đây có nhiều công ty sản xuất bột mì tham gia nhất. Nhìn chung, các công ty đều sản xuất bột mì để đáp ứng ba công dụng: Thứ nhất là bột mì dùng để sản xuất bánh mì , thứ hai là bột mì dùng để sản xuất mì ăn liền, thứ ba là bột mì dùng để sản xuất bánh ngọt cao cấp. Hầu hết những công ty sản xuất bột mì tham gia tiêu thụ sản phẩm bột mì tại thị trường này qua hai hệ thống kênh phân phối là hệ thống đại lý và hệ thống nhà máy sản xuất. Bột mì để sản xuất bánh mì được phân phối chủ yếu qua hệ thống đại lý, còn bột mì để sản xuất mì ăn liền, bánh kẹo thì được phân phối trực tiếp cho các nhà máy sản xuất. Do giá bột mì trên thị trường đã được phân khúc cụ thể: giá cao, giá trung bình, giá thấp. Trên thực tế, khi có những biến động về giá nguyên liệu lúa, cân bằng cung-cầu thì cũng dẫn đến sự biến động về giá bột mì đầu ra nhưng giá của các công ty cũng chỉ biến động theo sự phân khúc đã được hình thành. Chẳng hạn, giá của công ty Interflour, VFM ở khúc giá cao, giá của TCT Lương thực Miền Nam ở khúc giá trung bình, giá của những công ty khác như Mê Kông, Thủ Đức, Trung Nam ở khúc giá thấp. Phân tích tình hình đối thủ cạnh tranh Hiện nay, tại thị trường này có 16 nhà máy sản xuất bột mì, trong đó có hai nhà máy của TCT Lương thực Miền Nam là Cty Bột mì Bình Đông và Cty Bột mì Bình An; có 4 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài gồm InterFlour, VFM, Mekong và Uni-President; còn lại 10 nhà máy là các nhà máy tư nhân có vốn đầu tư ít, công suất thấp và đa số dùng máy móc, thiết bị của Trung Quốc, gồm các Công ty Toàn Thành, Thái Bình Dương, Thái Nguyên, Phúc Sinh, Hiệp Lực, Ngọc Quang, Thủ Đức, Minh Nhật, Trung Nam, Toàn Hưng. Trong tất cả những -28- nhà máy trên, các nhà máy được coi là đối thủ chính của TCT Lương thực Miền Nam là: - Công ty bột mì InterFlour Việt Nam: Là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Bà Rịa Vũng Tàu vào năm 2002, tuy mới thành lập nhưng đây là một đối thủ mạnh của TCT Lương thực Miền Nam vì nó được đầu tư lớn, công suất 500 tấn lúa / ngày, công nghệ tiên tiến. Chủng loại sản phẩm đa dạng và có chất lượng gần tương đương với sản phẩm của TCT. Đây là công ty nằm trong nhóm đối thủ có giá cao hơn giá của TCT Lương thực Miền Nam, tuy nhiên các chính sách về thanh toán của InterFlour thoáng hơn của TCT Lương thực Miền Nam về khả năng tín chấp, thời gian nợ lâu hơn (theo hình thức gối đầu nhiều chuyến). - Công ty bột mì Mê Kông : Là chi nhánh phía nam của công ty Vimaflour- Quảng Ninh, có vốn đầu tư của Malaysia, có uy tín lâu năm trên thị trường phía Bắc và đang xâm nhập thị trường phía Nam nên có giá rất cạnh tranh (thấp hơn giá của TCT Lương thực Miền Nam khoảng 50 đ/kg). Tuy nhiên sản phẩm ít được thị trường ưa chuộng vì có chất lượng không ổn định và sản phẩm chưa đa dạng. - Công ty bột mì VFM (Vietnam Flour Mill): Đây là một liên doanh giữa công ty ViFon- Việt Nam (chiếm 30% vốn), Công ty Glowland Ltd.- Malaysia (chiếm 52.5% vốn) và Hiệp hội lúa mì Úc, có nhà máy đặt tại Vũng Tàu. Do là nhà máy của Hiệp hội lúa mì Úc nên chủ yếu sử dụng lúa nguyên liệu Úc nên giá tương đối cao (cao hơn giá bột của TCT Lương thực Miền Nam khoảng 90 đ/kg), chủ yếu chỉ sản xuất bột để làm bánh mì. Các chính sách về bán hàng, thanh toán không khác biệt nhiều so với các chính sách của TCT Lương thực Miền Nam. - Một số công ty bột mì tư nhân: Như Bột mì Thủ Đức, Trung Nam, Hiệp Lực… có qui mô sản xuất nhỏ, chủ yếu xoáy vào hai sản phẩm bột dùng cho bánh mì và mì ăn liền. Các công ty này nhập các nguồn lúa rẻ, lúa thức ăn gia -29- súc từ Aán độ, Trung Quốc nên sản phẩm có chất lượng thấp, không ổn định tuy nhiên với mức giá tương đối thấp hơn các công ty bột mì lớn (khoảng 50- 100đ/kg) và các chính sách bán hàng tận nơi, thanh toán trả chậm linh hoạt hơn của TCT Lương thực Miền Nam. Bảng 2.4: So sánh thị phần các Công ty bột mì trên thị trường TP.HCM Stt Thị trường Khách hàng Đại lý ù Sản lượng (tấn / tháng) Thị phần (%) 1 TCT 6,000 50% 2 InterFlour 2,300 19% 3 Mê Kong 700 6% 4 VFM 1,300 11% 5 Thủ Đức 500 4% 6 Trung Nam 700 6% 7 9 nhà máy còn lại 500 4% Cộng 12,000 100% Stt Thị trường Khách hàng Nhà máy công nghiệp Sản lượng (tấn / tháng) Thị phần (%) 1 TCT LTMN 8,500 24% 2 InterFlour 3,500 10% 3 Mê Kông 2,500 7% 4 VFM 3,000 8% 5 Thủ Đức 3,000 8% 6 Trung Nam 2,500 7% 7 9 nhà máy còn lại 13,000 36% Cộng 36,000 100% Khu vực TP. HCM Sản lượng ( tấn / tháng) Thị phần (%) 1 TCT LTMN 14,500 30% 2 Các đối thủ cạnh tranh khác 33,500 70% Cộng 48,000 100% Nguồn: Phòng Kế hoạch-KD, Công ty Bột mì Bình Đông -30- • Tình hình tiêu thụ bột mì ở thị trường Miền Tây Đặc điểm chung : Theo khảo sát thực tế của phòng kế hoạch- kinh doanh thuộc công ty Bột mi Bình Đông, hiện nay các Tỉnh Miền Tây có mức tiêu thụ khoảng 6.000 tấn bột mì/ tháng, chủ yếu là các loại bột dùng để sản xuất bánh mì, bánh mì ngọt. Với khoảng 20 đại lý phân phối sản phẩm bột mì, đây là kênh phân phối chính của các nhà máy bột mì tại thị trường này. Khác với yêu cầu của thị trường TP. HCM, mức độ đòi hỏi về chất lượng bột mì không quá cao, để giảm giá thành, các cơ sở sản xuất bánh mì, bánh ngọt có thể dùng các loại bột giá thấp để pha trộn, do vậy tuy là thị trường nhỏ nhưng có nhiều công ty sản xuất và kinh doanh bột mì tham gia trên thị trường này. Phân tích tình hình đối thủ cạnh tranh Tại thị trường này có những đối thủ chính của TCT Lương thực Miền Nam như công ty Interflour, Đại phong, Thủ Đức, Trung Nam. - Công ty bột mì Interflour: Có nhà máy đặt tại Vũng Tàu, tự vận chuyển bằng xà lan từ Vũng Tàu xuống các Tỉnh Miền Tây để phân phốái cho khách hàng với chi phí vận chuyển tương đối thấp (bình quân 43 đ/kg), chi phí này được tính vào giá trong khi chính sách chính sách hổ trợ vận chuyển là 80 đ/kg. - Công ty bột mì Đại phong: là công ty bột mì có nhà máy tại Cần thơ, chỉ sản xuất một loại bột dùngï để làm bánh mì, có chất tương đối cao và ổn định, Vì là nhà máy địa phương nên có nhiều lợi thế hơn các công ty khác về giao hàng, chăm sóc khách hàng, đặc biệt là về giá, chiếm 51% thị phần. - Công ty bột mì thủ Đức: Là nhà máy sản xuất bột mì có qui mô nhỏ, do đặc điểm của vị trí địa lý nên vận chuyển sản phẩm bột mì bằng đường bộ với chi phí tương đối cao (114đ/kg), tuy nhiên vì mới thành lập, còn trong giai đoạn thâm nhập thị trường, nên đã có chính sách hổ trợ vận chuyển tương đối tốt (100đ/kg), đồng thời do nhập nguồn lúa rẻ kém chất lượng nên giá cả tương đối -31- thấp hơn các đối thủ khác (trừ Đại Phong). Mặc dù có giá rẻ, nhưng do chất lượng kém, thương hiệu mới, chưa có uy tín nên chỉ chiếm khoảng 7% thị phần. - Công ty bột mì Trung Nam: Cũng như công ty bột mì Thủ Đức, Công ty bột mì Trung Nam vận chuyển bột mì bằng đường bộ xuống Cần Thơ với chi phí vận chuyển là 114đ/kg, trong khi đó công ty không có chính sách hổ trợ vận chuyển. Tuy nhiên do nhập nguồn lúa rẻ kém chất lượng nên giá bột mì của họ vẫn thấp hơn giá bột mì của TCT Lương thực Miền Nam. Cũng giống như Công ty bột mì Thủ Đức, họ chỉ chiếm khoảng 5% thị phần. Bảng 2.5: Sản lượng, thị phần các công ty sản xuất bột mì tham gia tại thị trường Miền Tây STT Các công ty SX & KD bột mì tham gia thị trường Miền trung Sản lượng (tấn/tháng) Thị phần (%) 1 TCT Lương thực Miền Nam 700 12% 2 InterFlour 1,500 25% 3 Đại Phong 3,100 51% 4 Thủ Đức 400 7% 5 Trung Nam 300 5% Tổng cộng 6,000 100% Nguồn: Phòng Kế hoạch-KD, Công ty Bột mì Bình Đông Trong khi đó, hiện nay, đa số đại lý của TCT Lương thực Miền Nam lên mua trực tiếp tại nhà máy vận chuyển về các Tỉnh Miền Tây bằng phương tiện xe tải, với phí vận chuyển trên đầu kg sản phẩm rất cao là 105đ/kg, chi phí này cũng do khách hàng chịu, bên cạnh đó chính sách hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng chỉ 50 đ/kg (ngang bằng chính sách hỗ trợ vận chuyển trong khu vực TP.HCM). Với chi phí vận chuyển như vậy, đã làm cho giá bột mì của TCT Lương thực Miền Nam cao nhất tại thị trường này. Ngoài ra, vận chuyển bằng đường bộ thường xuyên gặp khó khăn trong việc lưu thông trong thành phố, chủ yếu phải lấy hàng vào ban đêm. Việc vận chuyển bằng đường bộ như hiện nay đã làm giảm đi rất nhiều lợi thế cạnh tranh của TCT Lương thực Miền Nam ở -32- khúc thị trường Miền tây, do đó hiện nay, TCT Lương thực Miền Nam chỉ chiếm được 12% thị phần, Công ty InterFlour chiếm được 25% thị phần. • Tình hình tiêu thụ bột mì ở thị trường Miền Trung Đặc điểm chung: Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bột mì tại thị trường các Tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên khoảng 5.000 – 6.000 tấn / tháng, khoảng 18 đại lý phân phối chủ yếu cho các cơ sở bánh mì, bánh ngọt trong khu vực (Nguồn: khảo sát thực tế của phòng kế hoạch – Kinh doanh Công ty Bột mì Bình Đông) Phân tích tình hình các đối thủ cạnh tranh Ngoài Công ty bột mì Việt Ý của TCT Lương thực Miền Nam chỉ có thêm một nhà máy bột mì Thọ Quang là có nhà máy đặc tại Đà Nẵng, nhưng hiện nay Thọ Quang đã ngưng sản xuất, thực tế bột mì được tiêu thụ tại khu vực này chủ yếu là do Công ty Việt Ý và hai công ty bột mì ở vùng Bắc- Bắc Trung bộ là VimaFlour (Quảng Ninh) và Hưng Quang (Nghệ An) cung ứng. - Công ty bột mì Việt – Ý: được TCT Lương thực Miền Nam thành lập vào cuối năm 2000, đầu 2001 tại Đà Nẵng. Với dây chuyền công nghệ Ocrim của Ý, Công ty Việt Ý có khả năng đáp ứng khoảng 5.000 tấn bột mì/ tháng và là Nhà máy có công suất lớn nhất khu vực, được sự hỗ trợ về nguồn nguyên liệu, về kinh nghiệm sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, qui trình công nghệ … của TCT Lương thực Miền Nam nên chất lượng bột mì tương đối cao và ổn định, do đó mặc dù mới được thành lập nhưng sản phẩm của Công ty Việt Ý đã có uy tín và được thị trường chấp nhận. - Công ty bột mì Vimaflour: là một liên doanh giữa TCT Lương thực Miền Bắc với một Công ty Malaysia, được thành lập từ cuối năm 1997 với công suất thiết kế khoảng 7.000 tấn bột / tháng. Sản phẩm của VimaFlour rất đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu sử dụng về bột mì trên thị trường. Do vị trí Nhà máy nằm ngay tại Cảng nước sâu Cái Lân- Quảng Ninh nên Vimaflour có ưu thế trong việc nhập khẩu nguyên liệu, vì thế có giá bột mì rẻ hơn của Công ty Việt -33- Ý do Việt Ý phải vận chuyển lúa mì từ TP.HCM theo điều động của TCT Lương thực Miền Nam. Mặc dù vậy, trên thực tế chất lượng sản phẩm của VimaFlour thường không ổn định. - Công ty bột mì Hưng Quang: là công ty tư nhân có nhà máy đặt tại Nghệ An, với công suất thấp (khoảng 3.000 tấn bột /tháng), sử dụng máy móc, thiết bị Trung Quốc, nguyên liệu lúa chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Aán Độ nên chất lượng bột mì thấp và không ổn định, thường được dùng để pha trộn trong sản xuất các loại bánh do có giá bán thấp. Bảng 2.6: Sản lượng, thị phần các công ty sản xuất bột mì tham gia tại thị trường Miền Trung (2003) STT Các công ty SX & KD bột mì tham gia thị trường Miền trung Sản lượng (tấn/tháng) Thị phần (%) 1 Công ty Việt-Ý 2,800 52% 2 VimaFlour 1,600 30% 3 Hưng Quang 1,000 18% Tổng cộng 5,400 100% Nguồn: Phòng Kế hoạch-KD, Công ty Bột mì Bình Đông Nhận xét: Với đòi hỏi của thị trường về giá cả thấp, các cơ sở sản xuất ở thị trường này thường phải pha trộn nhiều loại bột khác nhau. Bột mì của công ty bột mì Việt- Ý thuộc TCT Lương thực Miền Nam được thị trường chọn làm loại bột chủ lực trong pha trộn vì có chất lượng cao, ổn định, thuận tiện trong giao nhận và vận chuyển hàng hóa, vì thế chiếm được thị phần cao nhất (51-52%). • Tình hình tiêu thụ bột mì ở thị trường Miền Bắc Đặc điểm chung: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bột mì tại thị trường các Tỉnh Miền Bắc khoảng 8.000 tấn/ tháng, bột mì chủ yếu được phân phối qua kênh đại lý cho các cơ sở, nhà máy sản xuất bánh mì, bánh ngọt trong khu vực. Đặc biệt, các khách hàng nhà máy ở thị trường này không mua trực tiếp tại các nhà máy bột mì mà mua qua đại lý vì nhiều nguyên nhân như thời hạn nợ lâu, quan hệ đối tác trong thời gian dài, các chính sách chiết khấu, hoa hồng thuận -34- tiện, linh hoạt. Thị trường này rất nhạy cảm với yếu tố giá, yêu cầu về chất lượng bột mì không cao. Phân tích tình hình các đối thủ cạnh tranh Tại thị trường này có sáu đối thủ cạnh tranh của TCT Lương thực Miền Nam bao gồm Vimaflour, bột mì Hưng Quang, Bột mì Nghệ An, Công ty bột mì Bảo Phước- Hải Phòng, Công ty bột mì Hà Nội và Công ty bột mì Hòa Bình- Hải Hưng. - Công ty bột mì VimaFlour: Với lợi thế nhà máy đặt tại Cảng Cái Lân- Quảng Ninh nên việc vận chuyển nguyên liệu cũng như thành phẩm phân phối thị trường Phía Bắc có nhiều thuận lợi. Tại khu vực này, bột mì của VimaFlour chiếm ưu thế bằng bột Tôm Hùm với chất lượng tương đối, giá cả hợp lý được khách hàng dùng để pha trộn với tỷ lệ lớn trong sản xuất bánh mì, mì sợi. Chiếm thị phần cao nhất là 24%. - Công ty bột mì Bảo Phước: Có nhà máy đặt tại Hải Phòng, tận dụng lợi thế vị trí địa lý và gần Cảng nên chi phí vận chuyển trong khu vực các Tỉnh Phía Bắc thấp. Tuy là công ty mới ra đời, có qui mô nhỏ nhưng bột mì Phượng Hoàng của Công ty Bảo Phước cũng rất thịnh hành do chất lượng phù hợp với việc sản xuất bánh mì, tương đương với bột Thuyền Buồm, Hoa Sen của TCT Lương thực Miền Nam nhưng có giá rẻ hơn, vì thế sản lượng tiêu thụ của Bảo Phước khoảng 1.500 tấn/tháng chiếm 18% thị phần. - Công ty bột mì Hà Nội: Là nhà máy đặt tại Hà Nội nên Công ty bột mì Hà Nội có ưu thế trong việc vận chuyển phân phối hàng hóa, mặc dù có giá cả tương đối thấp nhưng do mới thành lập năm 2002, qui mô sản xuất nhỏ và chất lượng bột mì không ổn định nên sản phẩm bột mì Phù Đổng và Tháp Rùa chưa được khách hàng tín -35- nhiệm. Hiện nay sản lượng tiêu thụ khoảng 1.200 tấn/tháng, chiếm 14% thị phần. - Các Công ty bột mì khác như Hưng Quang, Nghệ An, Hòa Bình: là những nhà máy nhỏ, hiện nay mỗi Công ty tiêu thụ bình quân khoảng 1.000 tấn bột/tháng, chiếm 12% thị phần thị trường phía Bắc. Từ năm 2002, một số nhà máy sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền ở các Tỉnh Phía Nam như Kinh Đô, Acecook, A-one đã đầu tư mở rộng sản xuất ở thị trường Miền Bắc, các công ty này là khách hàng của TCT Lương thực Miền Nam tại TP.HCM, với yêu cầu sản phẩm đầu cuối phải có chất lượng đồng bộ và ổn định nên những khách hàng này đã ký hợp đồng với các công ty bột mì của TCT Lương thực Miền Nam cung ứng bột mì cho các nhà máy của họ ở Miền Bắc. Sản lượng bột mì mà TCT Lương thực Miền Nam cung ứng trên thị trường này khoảng 700 tấn / tháng, chiếm 8% thị phần. Ngoài sản lượng kể trên, các sản phẩm bột mì của TCT Lương thực Miền Nam rất khó xâm nhập vào thị trường các Tỉnh phía Bắc, vì vậy thị trường này không được TCT Lương thực Miền Nam chọn là thị trường mục tiêu vì các lý do sau: Thứ nhất, do chi phí vận chuyển cao làm cho giá bột mì của TCT Lương thực Miền Nam rất cao, không thể đáp ứng yêu cầu về giá tại thị trường này. Thứ hai, do thời gian vận chuyển hàng ra phía Bắc khá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng bột mì như độ ẩm tăng, sâu mọt phát triển Thứ ba, các Công ty bột mì ở khu vực phía Bắc đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu về sản phẩm bột mì tại thị trường này. Có thể thấy được thực trạng tiêu thụ bột mì tại thị trường Miền Bắc qua Bảng phân tích sau -36- Bảng 2.7: Sản lượng, thị phần các công ty sản xuất & kinh doanh bột mì trên thị trường Miền Bắc (2003) STT Các công ty SX & KD bột mì tham gia trên thị trường Miền Bắc Tổng sản lượng (Tấn) Thị phần (%) 1 TCT Lương thực Miền Nam 700 8% 2 VimaFlour 2,000 24% 3 Bột mì Hưng Quang- Nghệ An 1,000 12% 4 Bột mì Bảo Phước- Hải Phòng 1,500 18% 5 Bột mì Hà Nội 1,200 14% 6 Bột mì Hòa Bình- Hải Hưng 1,000 12% 7 Bột mì Nghệ An 1,000 12% Tổng 8,400 100% Nguồn: Phòng Kế hoạch-KD, Công ty Bột mì Bình Đông b/ Thị trường xuất khẩu bột mì Hiện nay, Việt nam không có lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu bột mì bởi những nguyên nhân sau: - Nguyên liệu phải nhập khẩu 100%. - Do đặc thù ngành, nên không tận dụng được lợi thế về chi phí nhân công. - Thị trường xuất khẩu duy nhất của ngành bột mì hiện nay là thị trường Đông Nam Á vì khí hậu ở các nước này cũng như Việt nam, không trồng được lúa mì nên họ vẫn nhập lúa nguyên liệu để sản xuất và nhập bột mì thành phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, bột mì Việt Nam khi được chào bán sang các nước Đông Nam Á, gặp cản trở về thủ tục xuất nhập khẩu hải quan như không được các nước nhập khẩu chấp nhận xuất xứ “Form D” ( C/O Form D) của ASEAN để được hưởng ưu đãi về thuế quan 5% thay vì 25% như hiện nay do nguyên liệu lúa mì chiếm đến 70-75% chi phí giá thành, trong khi qui định của C / D Form D là hàm lượng giá trị nội địa chiếm 70% giá bán. TCT Lương thực Miền Nam là đơn vị duy nhất xuất khẩu bột mì theo đường xuất khẩu chính ngạch với sản lượng khoảng 100 tấn/tháng sang thị -37- trường Thái Lan, Đài Loan. Khách hàng nhập khẩu hiện nay là những công ty sản xuất thực phẩm xuất khẩu, họ nhập theo phương thức tạm nhập nguyên liệu – gia công và tái xuất khẩu sản phẩm chứ không tiêu thụ trong nước. Phương thức này đã giúp cho nhà nhập khẩu tránh được hàng rào thuế quan và Việt Nam có cơ hội xuất khẩu bột mì. Tại thời điểm hiện nay, giá bột mì thông dụng (đa công dụng, chủ yếu để sản xuất bánh mì, mì ăn liền) tại các nước khu vực Asean ở mức 270 USD/tấn nếu cộng chi phí vận chuyển về Việt nam sẽ cao hơn giá bột mì được sản xuất trong nước (khoảng 70 USD/tấn). Vì vậy, việc Việt Nam tham gia vào lộ trình AFTA của ASEAN, WTO sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất bột mì trong nước. 2.4/ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM Qua thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh bột mì của ba công ty thành viên thuộc TCT Lương thực Miền Nam, chúng ta có thể đánh giá tình hình cụ thể như sau 2.4.1./ Đánh giá về tình hình nhập khẩu nguyên liệu. 2.4.1.1./ Công tác nhập khẩu nguyên liệu Ưu điểm Nhược điểm - Có nhu cầu nhập khẩu lớn - Có quan hệ tốt với các Hiệp hội lúa mì là nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định - Nguồn tài chính mạnh. - Kho chứa nguyên liệu lớn. - Chưa có chiến lược nhập khẩu dài hạn về một số chủng loại lúa mì chủ lực - Xác định nhu cầu nhập khẩu theo thời điểm - Giá nhập khẩu theo thời điểm - Chưa điều tra, nghiên cứu sâu về mùa vụ lúa mì trên thế giới. - Điều phối tồn kho lúa giữa các Công ty bột mì thành viên gây gia tăng chi phí -38- 2.4.1.2./ Công tác tiếp nhận nguyên liệu Ưu điểm Nhược điểm - Có kinh nghiệm tiếp nhận số lượng hàng hóa lớn. - Thời gian tiếp nhận nhanh, giải phóng tàu nhanh. - Hai nhà máy tại TP. HCM nằm sát bờ sông nên chi phí vận chuyển lúa từ Tàu về Nhà máy bằng đường sông thấp. - Việc đóng bao, bốc vác lên xe tải, chuyển về kho nguyên liệu, bốc xuống chất cây… đã làm phát sinh hao hụt, chi phí cao - Chưa tận dụng hết ưu thế địa lý ( nhà máy và kho nguyên liệu nằm sát bờ sông) trong việc vận chuyển nguyên liệu cũng như bột mì thành phẩm. 2.4.2./ Đánh giá ve

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của Tổng công ty lương thực miền Nam.pdf
Tài liệu liên quan