MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: BAO BÌ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần
thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại
1.1.1 Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại
1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
1.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại
1.2 Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Bao bì hàng hoá và chức năng của nó
1.2.2 Phân loại bao bì hàng hoá
1.2.3 Vai trò của bao bì đối với hoạt động kinh doanh thương mại
1.3 Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các
1
4
4
4
10
16
21
22
29
33
37
doanh nghiệp thương mại và các chỉ tiêu đánh giá
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp thương mại
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
1.4.1 Tính chất của hàng hoá kinh doanh
1.4.2 Sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng
1.4.3 Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế
quốc dân
1.4.4 Sự phát triển của công nghiệp bao bì
1.4.5 Sự đổi mới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
và sự phát triển của các hình thức dịch vụ tiến bộ trong kinh doanh
thương mại
1.4.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh
thương mại
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (LẤY VÍ DỤ
Ở ĐỊA BÀN HÀ NỘI)
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương
mại nhà nước và yêu cầu của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước
2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
nhà nước
2.1.2 Yêu cầu về bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước
2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại của các
doanh nghiệp thương mại nhà nước
2.2.1 Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước.
2.2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh
2.2.2 Các loại bao bì chủ yếu sử dụng trong kinh doanh thương mại
38
47
48
48
50
53
55
56
58
60
61
61
61
66
68
68
82
83
2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp thương mại
2.3 Kinh nghiệm về hoạt động sản xuất, tổ chức quản lý và sử dụng
bao bì ở một số nước
2.3.1 Kinh nghiệm về tổ chức quản lý tư vấn sản xuất bao bì ở một số
nước
2.3.2 Hoạt động sản xuất bao bì ở một số nước
2.3.3 Pháp luật của nhà nước về bao bì ở một số nước
2.4 Đánh giá tổng quát về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước
2.4.1 Những thành tựu
2.4.2 Những hạn chế
2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
3.1 Dự báo triển vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại nhà nước
3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới
3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động thương mại dịch vụ nói chung
và của doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng
3.2 Dự báo nhu cầu bao bì hàng hoá và các yêu cầu đặt ra trong sử
dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp
thương mại nhà nước
3.2.1 Dự báo về nhu cầu bao bì hàng hoá trong kinh doanh thương mại
3.2.2 Những yêu cầu đặt ta trong việc sử dụng bao bì
3.3 Một số giải pháp chủ yếu để sử dụng có hiệu quả bao bì trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước
3.3.1 Cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
nhà nước
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý và quản lý sử bao bì ở các doanh
nghiệp thương mại nhà nước
3.3.3 Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ,
90
102
102
104
106
109
109
110
111
113
114
114
114
116
120
120
123
131
131
142
147
nhân viên trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước
3.3.4 Đầu tư sản xuất bao bì theo hướng tập trung chuyên môn hoá theo
tiêu chuẩn hoá, xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam hiện đại
3.3.5 Tổ chức quản lý sản xuất bao bì
3.3.6 Tạo lập liên kết giữa người sản xuất hàng hoá- nhà kinh doanh-
người tiêu dùng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá
3.4 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở
các doanh nghiệp thương mại nhà nước
Kết luận chương 3
Kết luận chung
Một số công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2
195 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại Nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh, có tính chất bùng nổ trong công nghệ đóng gói. Ưu điểm nổi trội của
bao bì loại bao bì này là trọng lượng nhẹ, không vỡ, chịu được áp suất cao, an
toàn, tiện lợi cho người tiêu dùng, tiết kiệm được năng lượng trong sản xuất, có
độ trong suốt, độ bóng hoàn hảo, có khả năng tái sử dụng. Trên thế giới, loại
chai PET đã có vị trí nhất định trong ngành bao bì và trong hoạt động thương
mại. Hàng năm có hàng tỷ chai PET được sản xuất ra và đã được thị trường chấp
nhận. Ở nước ta, chai PET có nhu cầu sử dụng cao, năm 2001 khoảng 100 triệu
chai. Dự báo tốc độ tăng bình quân khoảng 14 - 15% hàng năm và thay thế dần
các loại chai lọ thuỷ tinh.
* Các loại bao bì dạng bao (bao PP, bao giấy Sackkraft, bao đay…):
Bao bì dạng bao được các DNTM sử dụng rộng rãi cho kinh doanh các
sản phẩm rời như xi măng , gạo, đường, phân hoá học, cà phê, hồ tiêu... các bao
bì này rất gọn nhẹ, dễ vận chuyển, dễ xếp dỡ hàng hoá, đóng gói và sử dụng
hàng hoá thuận tiện. Chi phí sản xuất thấp, có khả năng thu hồi, tái sử dụng.
Trong số các dạng bao trên thì xu hướng sử dụng các bao PP và bao giấy
Sackkraft ngày càng tăng, bao đay có xu hướng giảm đi. Bao dứa chủ yếu dùng
trong kinh doanh các loại phân bón.
Theo số liệu của công ty vật tư nông nghiệp, số lượng bao dứa sử dụng rất
lớn. Năm 1999: nhập 987.087 tấn phân bón, tương đương sử dụng 19.714.740
bao. Năm 2000: nhập 1.320.081 tấn phân bón, tương đương sử dụng 26.410.620
bao. Năm 2001 nhập 1.351.680 tấn phân bón, tương đương sử dụng 27.033.600 bao.
Phân lân Lâm Thao: Năm 2001 tiêu thụ 560.000 tấn lân, tương đương sử
dụng 11.200.000 bao, 280.000 tấn NPK tương đương sử dụng 5.600.000 bao.
Theo điều tra của Packexim: nhu cầu tiêu thụ bao bì PP của cả nước:
khoảng 480 triệu bao, bao giấy Sackkraft: 80 triệu bao, bao đay: 30 triệu bao
năm 2001. Mức độ tăng trưởng bình quân 18 - 20% năm giai đoạn 2001 - 2005
đối với bao PP và bao Sackkraft. Đó cũng là xu hướng phù hợp với tiến bộ công
nghệ sản xuất bao bì, trình độ phát triển thương mại ở nước ta.
* Bao bì thuỷ tinh:
Bao bì thuỷ tinh có các ưu điểm: bảo quản hàng hoá được lâu do không
phản ứng với hàng hoá, không thẩm thấu nước, không khí, bụi bẩn, khách hàng
nhìn thấy được số lượng, chất lượng sản phẩm bên trong do đó có độ tin cậy cao
đối với nhà đóng gói - kinh doanh, có tiềm năng thu hồi tái sinh. Loại bao bì này
thường ở các dạng chai lọ, dùng phổ biến trong kinh doanh hàng thực phẩm chế
biến, rượu, nước hoa quả, bia, nước giải khát có ga. Tuy nhiên do nhược điểm
của bao bì thuỷ tinh là dễ vỡ, cồng kềnh nên xu hướng ngày càng ít dùng. Năm
1995: lượng bao bì thuỷ tinh sử dụng trên thị trường (tính theo sức chứa) khoảng
30 triệu lít. Năm 2001: 50 triệu lít. Loại bao bì này sẽ được thay thế bằng chất
dẻo trong tương lai.
* Bao bì gỗ: loại bao bì này trước kia được sử dụng rộng rãi do nguồn
nguyên liệu phong phú, dễ khai thác, tận dụng, công nghệ sản xuất đơn giản do
đó chi phí tương đối thấp. Dạng chủ yếu là các hòm gỗ kín, hòm gỗ có ô thoáng.
Thường làm bao bì vận chuyển đối với các mặt hàng hoa quả, xà phòng, nước
giải khát, đóng gói các sản phẩm cồng kềnh, dễ vỡ. Xu hướng loại này ít sử
dụng và sẽ được thay thế bằng chất dẻo cứng, chất dẻo hỗn hợp.Xét trong phạm
vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cơ cấu bao bì sử dụng tại các khu vực cũng
khác nhau. Với các loại carton sóng được sử dụng chủ yếu ở khu vực phía Nam
(65%) và phía Bắc (30%). Bao bì nhựa chủ yếu sử dụng ở phía Nam 80%, các
tỉnh phía Bắc 15%. Hộp kim loại : phía Nam 65%, phía Bắc 30%. Hộp Đuplex ở
phía Bắc chỉ chiếm 20%, phía Nam 75%. Các tỉnh miền Trung, các loại bao bì
sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó cũng là hợp lý bởi lẽ trình độ phát triển cao
của sản xuất, thương mại ở nước ta tập trung chủ yếu ở hai khu vực miền Bắc và
miền Nam (xem mô hình)
Bao bì Cát tông
30%
Khu vùc phÝa B¾c
Khu vùc miÒn Trung
65%
5%
Khu vùc phÝa Nam
Hộp Duplex
20%
5%
Khu vùc phÝa B¾c
Khu vùc miÒn Trung
Khu vùc phÝa Nam
75%
15%
5%
Bao bì nhựa
80%
Khu vùc phÝa b¾c
Khu vùc miÒn Trung
Khu vùc phÝa Nam
Hộp kim loại
65%
30%
5%
Khu vùc phÝa B¾c
Khu vùc miÒn Trung
Khu vùc phÝa Nam
Sơ đồ: Cơ cấu một số loại bao bì chủ yếu sử dụng trong toàn quốc
năm 2000
(Nguồn Packexim)
Trong tổng số các loại bao bì, thì bao bì carton sóng chiếm khoảng 25-
30%, bao bì Đuplex: 20%, nhựa các loại: 25%, còn lại các loại khác: 30%.
Do tính hiệu quả trong sử dụng các loại bao bì đã làm cho lượng bao bì
trong kinh doanh thương mại ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê chưa
đầy đủ của Packexim cho thấy, tất cả các loại bao bì đều có nhu cầu tăng nhanh.
Điều đó một mặt phản ánh quy mô, cơ cấu sản xuất thương mại không ngừng
phát triển, mặt khác phản ánh trình độ của ngành công nghiệp bao bì nước ta có
những bước tiến bộ mới, đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng
hoá. Điều quan trọng hơn là các DNTM đã biết lựa chọn đúng các loại bao bì
hàng hoá và sử dụng chúng có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình
(xem biểu 2.10).
Biểu 2.8: Nhu cầu bao bì của Việt Nam
Nguồn: Packexim 2001
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại nhà nước
Bao bì luôn gắn liền với sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Phân tích tác động của bao bì đối với quá trình kinh doanh thương mại, sự đóng
góp của bao bì vào thu nhập của quốc gia, của doanh nghiệp và ảnh hưởng của
nó đến lợi ích kinh tế, xã hội là những tiêu thức để đánh giá hiệu quả sử dụng
bao bì trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, các
DNTMNN nói riêng.
2.2.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng bao bì đến tổng mức lưu chuyển hàng hoá
trong nước
Theo lý thuyết marketing, một hàng hoá có chất lượng tốt, giá cả hợp lý
chưa chắc đã bán được nhiều, thậm chí chưa chắc đã bán được. Điều đó có nghĩa
rằng trong một chừng mực nào đó loại hàng hóa đó chưa thoả mãn tốt nhất các
yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng, hoặc hàng hoá đó chưa được khách
hàng biết đến, biết chưa nhiều... Theo quan điểm chất lượng toàn diện, hàng hoá
muốn được khách hàng chấp nhận mua, mua nhiều, cần phải có các thuộc tính
thoả mãn đồng bộ các nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng bao bì hàng hoáTT
Sản phẩm bao bì
1993
1995
2000
1
Bao bì nhựa (tấn)
43.400
60.000
150.000
2
Thùng carton sóng (tấn)
25.000
30.000
70.000
3
Bao xi măng Craft (tấn)
30.000
36.000
45.000
4
Bao giấy (tấn)
5.000
7.000
15.000
5
Hộp carton đuplex (tấn)
9.000
11.000
20.000
6
Lon kim loại 2 mảnh (triệu lon)
170
400
800
7
Hộp kim loại 3 mảnh (triệu hộp)
200
360
700
8
Chai lọ thuỷ tinh ( triệu chai)
150
400
1.000
9
3
Bao bì gỗ (m )
2.500
3.600
10.000
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, các DNTMNN nói riêng
như một yếu tố góp phần hoàn thiện các thuộc tính của hàng hoá.
Các nhà sản xuất kinh doanh luôn quan tâm một cách cụ thể và toàn diện
đến các yêu cầu của thị trường. Yếu tố bao bì hàng hoá được coi trọng. Các chức
năng của bao bì được khai thác, phát huy. Hiệu quả sử dụng bao bì được xem
xét như một chỉ tiêu hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng
của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ trong nước không ngừng
tăng qua các năm. Qua đó cũng có thể đánh giá được tính hiệu quả của việc sử
dụng bao bì trong kinh doanh thương mại (xem biểu 2.9)
Biểu 2.9: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội khu vực
kinh tế trong nước (1991-2000)
Nguồn: Bộ Thương mại - Kỷ yếu 55 năm Thương mại Việt Nam (1946-2001),
trang 65.
Qua số liệu bảng trên ta thấy sự tăng trưởng của mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng toàn quốc rất đều đặn. Năm 1991 tăng 75,5% so với
năm 1990. Mặc dù những năm tiếp theo tốc độ tăng có giảm đi nhưng về mặt
tuyệt đối tăng lên rất lớn. Năm 1991 tổng mức lưu chuyển là 33.403 tỷ đồng thì
đến năm 1995 đã đạt tới 121.160 tỷ (gấp gần 4 lần so với năm 1991). Năm 2000
đạt 219.400 tỷ, gấp hơn 18 lần so với năm 1995. Trong 5 năm 1986 - 2000 cácNăm
Tổng số (cả kinh
tế trong nước và
có vốn đầu tư
nước ngoài (tỷ
đồng)
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Năm sau so với
năm trước (%)
về doanh số bán
lẻ và dịch vụ
Năm
Tổng số (cả kinh
tế trong nước và
có vốn đầu tư
nước ngoài (tỷ
đồng)
Doanh số
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Năm sau so với
năm trước (%)
về doanh số bán
lẻ và dịch vụ
1991
33.403
9.000
26,9
24.403
73,1
175,5
1992
51.214
12.370
24,2
38.844
75,8
153,3
1993
67.273
14.650
21,8
52.623
78,2
131,4
1994
93.409
21.566
23,1
71.477
76,5
139
1995
121.160
27.367
22,6
93.193
76,9
129,6
1996
145.874
31.123
21,3
112.960
77,4
120,4
1997
161.899
32.369
20
127.332
78,6
111
1998
185.598
36.484
19,4
147.128
79,3
114,6
1999
200.000
37.292
18,6
160.077
80,1
108,3
2000
219.400
40.000
18,2
176.300
80,4
109,2
ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển đạt được những thành tựu
lớn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2000 đạt 219.400 tỷ đồng so với tổng mức
bán lẻ hàng hoá năm 1986 (334 tỷ đồng) tăng 656 lần. Tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 2000 đạt 14,3 tỷ USD so với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1986
(789 triệu R/USD) tăng 18 lần. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 là 15,2 tỷ
USD so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1986 (2155 trên R/USD, tăng trên 7 lần
[50,51].
Doanh số của các doanh nghiệp nhà nước cũng tăng mạnh. Năm 1991 các
doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 9.000 tỷ đồng, đến năm 1995 đạt 27.367 tỷ đồng,
gấp hơn 3 lần năm 1991. Năm 2000 đạt 40.000 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 1995. Sự
phát triển của thị trường trong nước ngoài việc khẳng định chất lượng hàng hoá
sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao, phương thức kinh doanh được
cải thiện, còn khẳng định hiệu quả sử dụng bao bì - yếu tố cấu thành sản phẩm
hàng hoá, đã được chú trọng theo thị hiếu thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng trong nước.
Xét trong phạm vi thành phố Hà Nội, chúng ta cũng thấy tình hình chung
là tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ không ngừng tăng qua các năm và tăng
lên một cách nhanh chóng. Năm 1995 tăng 58,1% so với năm 1991, năm 1996
tăng 11,53% so với năm 1995. Tính chung cho thời kỳ 1991 - 1998, tốc độ tăng
bình quân là 9,8%, do năm 1997, 1998 sức mua của dân cư có sự giảm sút (năm
1997 chỉ tăng 4,8% so với năm 1996, năm 1998 tăng 3,97% so với năm 1997)
(xem biểu 2.10)
Biểu 2.10: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội Hà Nội
(1991-1998)
(Tính theo giá năm 1994)
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Cùng với lượng hàng hoá lưu chuyển bán lẻ tăng nhanh qua các năm,
lượng hàng hoá bán buôn của các DNTMNN trên địa bàn thành phố Hà NộiChỉ tiêu
Đơn vị tính
1991
1995
1996
1997
1998
Tổng mức
tỷ đồng
6.578
10.401
11.601
12.158
12.641
Năm sau so với
năm trước
%
_
158,1
111,53
104,8
103,97
cũng không ngừng tăng. Khác với bán lẻ, hàng hoá bán buôn của các DNTMNN
có tỷ trọng lớn chi phối quá trình lưu thông hàng hoá trên địa bàn giai đoạn 1991
- 2000, tỷ trọng hàng hoá bán buôn của các DNTMNN chiếm từ 85,69% đến
98,1% trong tổng mức hàng hoá lưu chuyển. Năm 2000 tổng mức hàng hoá lưu
chuyển hàng hoá bán buôn trên thành phố Hà Nội đạt 47.406 tỷ đồng, gấp 4,2
lần năm 1991, trong đó DNTMNN đạt 37924,8 tỷ đồng, chiếm 80% trong tổng
mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn trên địa bàn. Ngoài những thuận lợi do vị trí
trung tâm kinh tế, văn hoá, trung tâm sản xuất, lưu thông hàng hoá của Hà Nội
đem lại những thuận lợi cơ bản cho sự tăng trưởng tổng mức hàng hoá lưu
chuyển, còn có nguyên nhân thuộc về các DNTMNN, trong đó có đóng góp của
trình độ tổ chức quá trình lưu thông, quản lý các yếu tố hoạt động kinh doanh,
hiệu quả của việc lựa chọn sử dụng bao bì hàng hoá trong hoạt động kinh doanh
thương mại (xem biểu 2.11)
Biểu 2.11: Tổng mức, cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn và tốc độ tăng
mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn của doanh nghiệp thương mại nhà
nước trên địa bàn Hà Nội (1991-2000)
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội - Lấy năm 1991 = 100%.
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng bao bì đối với xuất khẩu hàng hoá
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế và mở cửa, hội
nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thương mại Việt Nam đã có những
thành công đáng kể trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nóiChỉ tiêu
Đơn vị
tính
1991
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng mức
tỷ đồng
11275,27
32770,00
38141,86
42043,17
45518,67
45593,00
47406,00
TMNN
tỷ đồng
11061,77
28082,86
33325,54
37147,14
40527,53
37452,30
37924,8
Tỷ trọng
%
98,1
85,69
87,37
88,35
89,05
82,14
80
TMngoài NN
tỷ đồng
231,5
4687,14
4817,32
4896,03
4981,14
8140,70
9481,20
Tỷ trọng
%
1,9
14,31
12,63
11,65
10,95
17,86
20
TMNN năm
sau so với
năm trước
%
_
253,87
118,67
111,47
109,10
110,33
101,26
riêng. Trong hoạt động xuất khẩu, ngoài yếu tố cạnh tranh về chất lượng, giá cả
sản phẩm, một yếu tố không kém phần quan trọng là sự phù hợp của sản phẩm
hàng hoá với thị hiếu tiêu dùng và các quy định thương mại của các nước đối
tác. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có nhiều
tiến bộ trong việc cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm. Đặc biệt là cải tiến mẫu mã, quy cách sản phẩm, cải tiến khâu bao bì
đóng gói để một mặt đảm bảo cho hàng hoá giữ nguyên vẹn giá trị sử dụng trong
suốt quá trình vận chuyển, mặt khác đảm bảo phù hợp với các sắc luật thương
mại nói chung và sắc luật về bao bì nói riêng của các nước nhập khẩu. Hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các
DNTMNN nói riêng đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
Tính đến tháng 7/2001, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác kinh tế, khoa
học kỹ thuật, hiệp định thương mại với 89 quốc gia trên thế giới, trong đó có 66
hiệp định về thương mại và đã giành được 76 ưu đãi thuế quan của các đối tác
trong lĩnh vực thương mại. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đều đặn qua các
năm. Thời kỳ 1991 - 2000 có tốc độ tăng từ 19-35%. Năm 1991, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đạt 2.078.100 ngàn USD, năm 2000 đạt 14.482.700 ngàn
USD tăng 25,5% so với năm 1999. Dự báo năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt
15.270.000 ngàn USD tăng 5,4% so với năm 2000 (xem biểu 2.12)
Biểu 2.12: Kim ngạch xuất khẩu và chỉ số phát triển xuất khẩu của Việt
Nam từ 1991 - 2001 (năm trước là 100%)Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(1000 USD)
Chỉ số phát triển (%)
1991
2.087.100
86,8
1992
2.580.700
123,7
1993
2.985.200
115,7
1994
4.045.300
135,8
1995
5.374.300
134,4
1996
7.255.900
133,2
1997
9.185.000
126,6
1998
9.360.300
101,9
1999
11.540.000
123,3
2000
14.482.700
125,5
Sơ bộ 2001
15.270.000
105,4
Nguồn: Bộ Thương mại - Kỷ yếu 55 năm Thương mại Việt Nam và Tổng cục
thống kê 2001.
Theo các chuyên gia bao bì thì ở các nước phát triển, bao bì được xem là
một ngành kinh tế kỹ thuật, là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế
hàng hoá và rất được coi trọng. Trị giá bao bì tham gia cấu thành hàng hoá xuất
khẩu ở các nước hàng năm chiếm không dưới 30%. Ở nước ta, với nền kinh tế
phát triển chưa cao, ngành bao bì chưa thực sự được coi trọng cả trong lĩnh vực
sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên giá trị bao bì cũng chiếm không dưới 12% giá trị
hàng hoá. Cá biệt có một số sản phẩm giá trị bao bì chiếm tới 60 - 70% giá trị
hàng hoá. Nếu làm phép tính đơn giản chúng ta có thể xác định được giá trị bao
bì đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu không phải là nhỏ. Lấy ví dụ năm 1999
kim ngạch xuất khẩu đạt 11,5 tỷ USD với tỷ lệ 12% thì bao bì đã đóng góp cho
xuất khẩu hàng hoá trên 1,3 tỷ USD. Bao bì được đánh giá là một loại hàng hoá
đặc biệt gắn liền với các sản phẩm hàng hoá mà nó chứa đựng. Việc sử dụng có
hiệu quả các loại bao bì hay không được thể hiện rõ rệt thông qua khối lượng và
chỉ số phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên địa bàn thành phố Hà
Nội, kim ngạch xuất khẩu cũng có xu hướng tăng về quy mô qua các năm đặc
biệt là 1995, 1996. Năm 1995 tăng 36,57% so với năm 1991. Năm 1996 đạt
1.037.518 ngàn USD tăng 37,41% so với năm 1995. Những năm 1997, 1998 tốc
độ tăng có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều đặn. Năm 1997 kim
ngạch xuất khẩu đạt 1.201.408 ngàn USD tăng 15,8% so với năm 1990. Năm
1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.235.200 ngàn USD chỉ tăng 2,8% so với năm
1997. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.625.000 ngàn USD tăng 31,56% so
với năm 1999 và gấp 4,7 lần so với năm 1991. Các doanh nghiệp trung ương
vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể, từ 73,84% đến 81,51% nhưng điều đáng chú ý là tỷ
trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương có xu hướng tăng dần từ
18,49% năm 1991, năm 2000 đã chiếm 26,16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
trên địa bàn Hà Nội (xem biểu 2.13).
Biểu 2.13: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn Hà Nội
(1991 - 2000)
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội - Năm 1991=100%
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng bao bì với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại nhà nước
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là thước đo đánh giá trình độ
khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp biểu hiện cụ thể bằng việc so
sánh giữa kết quả thu được với các chi phí đã chi ra trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp để đạt được kết quả đó. Trong tổng chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại có chi phí mua hàng (chi phí giá vốn), là khoản chi
phí lớn nhất và quan trọng nhất. Việc sử dụng chi phí này có tốt hay không thể
hiện ở hai góc độ: thứ nhất là nguồn hàng mua được với chi phí như thế nào
(thấp hay cao); thứ hai nguồn hàng đó có bán được hay không. Nói một cách
khác, chi phí tạo nguồn hàng hoá trong kinh doanh thương mại được sử dụng có
hiệu quả hay không, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng và lợi nhuận của
doanh nghiệp thương mại. Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá được tiếp
cận thông qua sự tác động của bao bì hàng hoá đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh của DNTMNN. Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh có hiệu quả
khi bán được nhiều hàng, doanh thu bán hàng tăng, có lợi nhuận sau mỗi chu kỳChỉ tiêu
Đơn vị
1991
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng kim
ngạch XK
1000
USD
344.100
755.000
1.037.518
1.201.408
1.235.200
1.375.000
1.625.000
DNTW
1000
USD
280.500
593.700
790.000
901.137
929.084
1.026.500
1.200.000
Tỷ trọng
%
81,51
78,63
76,14
75
75,22
74,66
73,84
DNĐP
1000
USD
63.600
161.300
247.518
300.343
306.116
348.500
425.000
Tỷ trọng
%
18,49
21,37
23,86
25
24,78
25,34
26,16
Tốc độ
phát triển
XK
%
_
136,57
137,41
115,8
102,8
111,31
131,56
kinh doanh. Trong thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói
chung và các DNTMNN nói riêng, chi phí mua hàng (giá vốn) đã bao hàm cả
chi phí cho bao bì hàng hoá. Tuỳ theo mặt hàng mà chi phí bao bì chiếm tỷ trọng
cao thấp khác nhau trong giá cả hàng hoá mua về của doanh nghiệp. Nhưng
trong mọi trường hợp, các nhà kinh doanh đều phải lựa chọn những sản phẩm
phù hợp với nhu cầu thị hiếu thị trường và khách hàng. Hiệu quả của việc mua
hàng gắn liền với hiệu quả của việc sử dụng các loại bao bì, phương thức đóng
gói hàng hoá trong kinh doanh thương mại.
Qua nghiên cứu khảo sát một số DNTMNN trên địa bàn Hà Nội có thể đi
đến kết luận: Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để tìm nguồn hàng phù hợp là
nhân tố quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy, hầu hết các DNTMNN đều quan tâm đặc biệt đến các thuộc tính chất lượng
của hàng hoá, chú trọng kiểu dáng, mẫu mã, bao bì đóng gói để cho hàng hoá
phù hợp nhất thoả mãn tốt nhất chuỗi nhu cầu của thị trường khách hàng. Quan
điểm về chất lượng toàn diện đã tạo ra bước đột phá rất quan trọng trong nhận
thức của giới kinh doanh về vai trò của bao bì hàng hoá và tính hiệu quả cao khi
sử dụng các loại bao bì thích hợp với hàng hoá, với thị trường. Mỗi doanh
nghiệp đều có sự lựa chọn riêng cho mình một số mặt hàng chủ đạo với những
mẫu mã bao bì đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi với các mặt hàng truyền thống là quạt
điện, điện tử, Tổng công ty Máy và Phụ tùng, công ty vải sợi miền Bắc tỷ trọng
các mặt hàng chủ yếu chiếm khoảng 60-70%.[30]
Đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà
nước thông qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp thương mại như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận…làm cơ sở để các doanh nghiệp thương mại tiếp tục tìm các giải pháp
hữu hiệu cho lĩnh vực bao bì hàng hoá. Sau đây là tình hình doanh thu và lợi
nhuận của một số DNTMNNTW trên địa bàn Hà Nội (xem các biểu 2.14, 2.15,
2.16, 2.17)
Bảng 2.14: Doanh thu của một số doanh nghiệp thương mại nhà nước trung
ương trên địa bàn Hà Nội (1996-1999).
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Vụ Tài chính - kế toán - Bộ Thương mại
* Tình hình lợi nhuận của một số doanh nghiệp thương mại nhà nước
trung ương trên địa bàn Hà Nội
Bảng 2.15: Lợi nhuận (+)/lỗ (-) trong kinh doanh của một số doanh nghiệp
thương mại nhà nước trung ương trên địa bàn Hà Nội (1996 - 1999).
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Vụ Tài chính - Kế toán - Bộ Thương mạiTT
Tên doanh nghiệp
1996
1997
1998
1999
2000
1
Cty XNK thủ công mỹ
nghệ
50.000
86.882
119.015
102.000
117.000
2
Cty Intimex
235000
239310
337413
425000
463700
3
Cty XNK tạp khẩu Hà Nội
68575
141655
206812
104642
135560
4
Cty XNK tổng hợp I
247.280
272.705
263.020
104459
162500
5
Cty Bách hoá I
370018
367813
383844
233089
238780
6
Cty Vải sợi miền Bắc
163 846
177813
161407
155539
165895
7
Cty Hoá chất
271752
248030
248950
257800
296435
8
Cty XNK và kỹ thuật bao
bì
105000
122410
105682
72800
75870
9
Cty thương mại - dịch vụ
425400
467757
463227
470000
495895
TT
Tên doanh nghiệp
1996
1997
1998
1999
2000
1
Cty XNK thủ công mỹ nghệ
310
306
547
800
870
2
Cty Intimex
205
526
689
1200
1250
3
Cty XNK tạp khẩu Hà Nội
465
1567
1725
1200
1310
4
Cty XNK tổng hợp I
10.886
6073
5029
4678
4950
5
Cty Bách hoá I
499
688
2033
625
630
6
Cty Vải sợi miền Bắc
-1108
1319
2036
2500
2715
7
Cty hoá chất
1434
1258
1302
500
731
8
Cty XNK và kỹ thuật bao bì
136
73
148
80
83
9
Cty thương mại - dịch vụ
578
873
465
800
816
* Tình hình doanh thu và lợi nhuận của một số doanh nghiệp thương mại nhà
nước thành phố Hà Nội
Bảng 2.16: Doanh thu một số doanh nghiệp thương mại nhà nước địa
phương - thành phố Hà Nội 1996 – 1999
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Sở Thương mại Hà nội, phòng kinh doanh công ty
Bảng 2.17 : Tình hình lợi nhuận của một số doanh nghiệp thương mại Nhà
nước địa phương Hà nội (1996 - 1999).
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Sở thương mại Hà nội
2.2.3.2. Tình hình thu hồi, tái sinh bao bì và vật liệu bao bì hàng hoá. [27]TT
Tên doanh nghiệp
1996
1997
1998
1999
2000
1
Cty TM - DV Tràng Thi
436
731
892
1020
1075
2
Công ty Bách hoá Hà Nội
600
666
849
932
947
3
Cty Vải sợi may mặc Hà Nội
128
200
467
350
380
4
Cty bách hoá số 5 Nam Bộ
167
237
246
320
376
5
Cty Thương mại Hà Nội
0
0
0
0
-
6
Unimex Hà Nội
894
717
541
529
540
7
Cty thương mại và đầu tư
0
-874
-937
-952
-1530
8
Cty hàng tiêu dùng TCMN
-772
-508
-1707
-1700
-1530
9
Cty dịch vụ thương mại
569
459
561
572
586
TT
Tên doanh nghiệp
1996
1997
1998
1999
2000
1
Cty TM - DV Tràng Thi
121732
147265
174912
185000
188000
2
Công ty Bách hoá Hà Nội
107535
111658
103280
106280
110120
3
Cty Vải sợi may mặc Hà Nội
149788
61.000
42650
52500
57600
4
Cty bách hoá số 5 Nam Bộ
61670
42780
27803
32720
39270
5
Cty Thương mại Hà Nội
26991
36800
9970
1007
1170
6
Unimex Hà Nội
33598
39785
54027
52097
52853
7
Cty thương mại và đầu tư
18480
5210
7026
9342
9785
8
Cty hàng tiêu dùng TCMN
3178
4885
12864
12900
13050
9
Cty dịch vụ thương mại
32433
56081
129646
131050
13580
Bao bì hàng hoá lưu thông cùng hàng hoá nhưng khi đến nơi người sử
dụng thì nó lại trở thành vật thải loại. Hiệu quả sử dụng bao bì thể hiện ở chỗ
các DNTMNN tổ chức thu hồi, tái sử dụng, tái chế các bao bì thải loại sau một
chu trình kinh doanh như thế nào. Việc thu hồi lại bao bì đã qua sử dụng có ý
nghĩa kinh tế và xã hội to lớn.
Ở nước ta hiện nay, chưa có tổ chức thực hiện việc thu hồi các bao bì đã
sử dụng để tái sử dụng, tái chế. Các doanh nghiệp thương mại nói chung và các
doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng không có chủ trương thu hồi các
bao bì ngoài, bao bì vận chuyển vào mục đích sử dụng lại. Hầu hết vật liệu bao
bì, bao bì được thu hồi bởi những người thu lượm ve chai, đồng nát. Họ mua lại
các bao bì, vật thải bao bì trực tiếp từ người tiêu dùng và bán lại cho những
người kinh doanh bao bì thải loại.
Hiện nay, bao bì, vật liệu bao bì thu hồi được tái chế là chủ yếu. Trừ các
loại bao bì thuỷ tinh (dạng chai), các loại bao bì kim loại chuyên dụng như bình
gas, phuy xăng dầu, container có thể được sử dụng lại ngay.
Mặc dù chưa có những quy định cụ thể về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội).docx