Lời cam đoan 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 6
Bảng kí hiệu 8
Bảng các chữ viết tắt 9
Mở đầu . 10
Chương 1. Kiến thức chuẩn bị 24
1.1 Hình học không gian Banach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.1.1 Không gian Banach lồi, trơn, lồi đều, trơn đều . . . . . . . . 24
1.1.2 Ánh xạ đối ngẫu và một số tính chất . . . . . . . . . . . . . . 25
1.1.3 Phép chiếu metric và phép chiếu tổng quát . . . . . . . . . . 27
1.2 Phương trình toán tử trong không gian Banach . . . . . . . . . . . . 30
1.2.1 Các khái niệm liên tục của toán tử phi tuyến . . . . . . . . . 30
1.2.2 Toán tử khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.2.3 Phiếm hàm lồi và dưới vi phân của phiếm hàm lồi . . . . . . 32
1.2.4 Bài toán đặt không chỉnh và phương pháp hiệu chỉnh . . . . 33
1.3 Phương trình với toán tử J - đơn điệu . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
1.3.1 Toán tử J - đơn điệu (accretive) và toán tử đơn điệu . . . . . 35
1.3.2 Phương trình với toán tử J - đơn điệu . . . . . . . . . . . . . 38
1.4 Bài toán tìm điểm bất động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
1.4.1 Ánh xạ không giãn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
1.4.2 Ánh xạ không giãn tiệm cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
1.5 Bất đẳng thức biến phân và bài toán cân bằng . . . . . . . . . . . . . 44
1.5.1 Bất đẳng thức biến phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
1.5.2 Bài toán cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
1.6 Mối liên hệ giữa các bài toán EP, VIP, FPP và giải phương trình
toán tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
1.7 Một số bất đẳng thức sử dụng trong luận án . . . . . . . . . . . . . 49
58 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số phương pháp kết hợp giải bài toán chấp nhận lồi suy rộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giả đề xuất các phương
pháp chỉnh lặpNewton và Gauss-Newton giải hệ phương trình toán tử đặt không
chỉnh. Ngoài chứng minh sự hội tụ, các tác giả cũng đánh giá được tốc độ hội tụ
với các điều kiện nguồn thành phần đặt lên từng toán tử. Rất gần đây, C. V. Chung
và P. K. Anh [15] đã đề xuất phương pháp lai ghép song song bằng cách kết hợp
kĩ thuật lặp Mann và phương pháp CQ giải bài toán CFPP cho một họ các ánh xạ
không giãn tương đối trong không gian Banach.
Luận án này nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp kết hợp giải các bài
toán dạng GCFP trong không gian Hilbert và Banach. Ngoài phần mở đầu, kết
luận và tài liệu tham khảo, luận án được chia thành bốn chương. Kết quả chính
tập chung trong các Chương 2, 3 và 4.
Trong Chương 1, chúng tôi trình bày một số kiến thức chuẩn bị và kết quả bổ
trợ được sử dụng trong luận án. Cụ thể, chương này nhắc lại các tính chất hình
học của không gian Hilbert và Banach, phương trình toán tử J - đơn điệu trong
không gian Banach và các kĩ thuật hiệu chỉnh bài toán đặt không chỉnh. Sau đó,
một số kết quả quan trọng về bài toán FPP, bài toán VIP và bài toán EP được trình
bày lại một cách hệ thống. Cuối chương, chúng tôi đề cập tới mối liên hệ giữa các
bài toán đã nêu và một số bất đẳng thức sơ cấp sử dụng trong chứng minh sự hội
tụ của các thuật toán đề xuất trong luận án.
Phần đầu tiên của Chương 2, chúng tôi mở rộng các kết quả trong [12,13] cho
hệ phương trình toán tử J - đơn điệu trong không gian Banach. Về hình thức, sự
mở rộng này rất tự nhiên, tuy nhiên chứng minh sự hội tụ của các phương pháp
đề xuất là khá phức tạp trong không gian Banach. Trong chứng minh sự hội tụ
của các phương pháp đề xuất, ngoài các tính chất của toán tử J - đơn điệu và ánh
xạ đối ngẫu chuẩn tắc (phi tuyến) J : X → X∗, ta còn sử dụng nhiều tính chất
hình học của không gian Banach mà vốn dĩ các đánh giá của chúng là rất phức
21
tạp. So sánh với công bố [12], chúng tôi xét thêm trường hợp dữ liệu có nhiễu
và đề xuất phương pháp chứng minh sự hội tụ đơn giản hơn. Cụ thể, chúng tôi
trình bày và chứng minh sự hội tụ của các phương pháp:
• Phương pháp chỉnh lặp song song ẩn (IPIRM).
• Phương pháp chỉnh lặp song song hiện (EPIRM).
Phần cuối Chương 2, chúng tôi đề xuất một số phương pháp lai ghép tuần tự và
song song giải bài toán CFPP cho một họ hữu hạn các ánh xạ tựa φ - không giãn
(tiệm cận). Ý tưởng của phương pháp là sử dụng kĩ thuật lặp Mann [63] hoặc
Halpern [47], kĩ thuật phân rã song song [15] và phương pháp lai ghép đơn điệu
(phương pháp chiếu co). Sử dụng phương pháp lai ghép đơn điệu ta dễ dàng
chứng minh sự hội tụ của phương pháp đề xuất mà không cần tính bán đóng của
toán tử, điều kiện Opial và tính chất Kadec-Klee của không gian Banach. Hơn
nữa, phương pháp này có thể sử dụng giải hệ phương trình toán tử đơn điệu
trong không Banach.
Chương 3 đề cập tới các bài toán tìm nghiệm chung hỗn hợp, tức là tìm
nghiệm chung của ít nhất hai họ bài toán dạng GCFP trong không gian Hilbert
và Banach. Trong chương này, chúng ta tập trung vào ba bài toán: Bài toán CFPP,
bài toán CSVIP và bài toán CSEP. Đối với bài toán VIP, kĩ thuật chính được sử
dụng là phép chiếu gradient. Đối với bài toán FPP, ngoài hai kĩ thuật lặp Mann
vàHalpern chúng tôi đưa thêm phương pháp lặp song song tìm tổ hợp lồi của các
xấp xỉ thành phần. Trong khi đó, bốn phương pháp PPM, EGM, GLM (Gradient-
Like Method) và phương pháp tìm kiếm theo tia Armijo được sử dụng cho bài
toán EP. Các kĩ thuật cho từng bài toán trên được kết hợp lại theo một trình tự
nhất định để thu được thuật toán. Khi đó, dãy lặp sinh bởi thuật toán đề xuất hội
tụ mạnh tới nghiệm chung gần điểm xuất phát x0 nhất.
Chương 4 đề cập tới bài toán tìm nghiệm chung của các bài toán EP tổng quát
hơn, được gọi là bài toán cân bằng tách (SEP - Split Equilibrium Problem). Bài
toán SEP là tìm một nghiệm của bài toán EP trong không gian này, có ảnh qua
một ánh xạ tuyến tính bị chặn, là nghiệm của bài toán EP trong không gian khác.
Sử dụng các kĩ thuật trong Chương 3, chúng tôi thiết kế hai thuật toán hội tụ yếu
và mạnh tới nghiệm của bài toán SEP. Một ứng dụng cho bài toán bất đẳng thức
22
biến phân tách (SVIP - Split Variational Inequality Problem) cũng được trình bày
trong chương này.
Cuối mỗi chương, chúng tôi minh họa một số kết quả thử nghiệm cho các
phương pháp đề xuất và so sánh với các phương pháp đã biết khác. Chú ý rằng,
các phương pháp lai ghép, nói chung, là không có đánh giá tốc độ hội tụ. Do
đó, chúng ta không có tiêu chuẩn dừng hiệu quả. Để minh họa ưu điểm của
các thuật toán, chúng tôi thường lấy các bài toán biết trước nghiệm. Tuy nhiên,
chúng tôi cũng khảo sát một vài ví dụ số trong cuối Chương 3 khi bài toán chưa
biết nghiệm.
Các kết quả của luận án này đã được công bố trong 10 bài báo [1-10] trong
danh mục công trình khoa học trang 140-141, trong đó 9 bài đã được đăng và 1
bài đã được nhận đăng trong các tạp chí chuyên ngành có uy tín, và cũng được
báo cáo tại:
1. Xêmina của bộ môn Toán học tính toán và Toán ứng dụng - Khoa Toán Cơ
Tin học - Trường ĐH KHTN. Xêmina liên cơ quan ĐHKHTN, ĐHBK và
Viện nghiện cứu cao cấp về Toán.
2. Đại hội toán học Việt Nam lần thứ 8, Nha Trang, 10-14/8/2013.
3. Hội thảo Tối ưu và Tính toán khoa học lần thứ 12, Ba Vì, 23-25/4/2014 và
lần thứ 13, Ba Vì, 23-25/4/2015.
4. International Conference for Applications of Mathematics, Saigon Univer-
sity, Ho Chi Minh City, December 19-20, 2013.
5. Workshop on Equilibrium and Fixed Point Problems: Theory and Algo-
rithms, Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics (VIASM),
Hanoi, Vietnam, August 25-29, 2014.
6. 6th International Conference on High Performance Scientific Computing.
Modeling, Simulation andOptimization of Complex Processes, Hanoi, Viet-
nam, March 16-20, 2015.
7. International Conference on Mathematical Education Vietnam 2015 (ICME
Vietnam 2015), Hanoi, Vietnam, December 19-20, 2015.
23
Chương 1
Kiến thức chuẩn bị
Trong chương này, chúng ta nhắc lại một số khái niệm cơ bản và kết quả bổ trợ
được sử dụng trong ba chương tiếp theo. Phần đầu chương trình bày các tính chất
hình học của không gian Banach và Hilbert có sử dụng ánh xạ đối ngẫu chuẩn
tắc, phép chiếu metric và phép chiếu suy rộng. Các mục tiếp theo liên quan tới lý
thuyết phương trình toán tử trong không gian Banach và các kĩ thuật hiệu chỉnh
bài toán đặt không chỉnh. Phần cuối chương giới thiệu về bài toán FPP, bài toán
VIP, bài toán EP và mối liên hệ giữa chúng. Các khái niệm và kết quả được trình
bày trong chương này chủ yếu được tham khảo trong các tài liệu [1, 2, 11, 41].
1.1 Hình học không gian Banach
1.1.1 Không gian Banach lồi, trơn, lồi đều, trơn đều
Cho X là không gian Banach và X∗ là không gian đối ngẫu của X. Trong luận án
này, để đơn giản, ta dùng chung một kí hiệu ||.|| cho chuẩn trong cả hai không
gian X và X∗. Với mỗi x∗ ∈ X∗ và x ∈ X, ta viết x∗(x) bởi 〈x∗, x〉 hoặc 〈x, x∗〉 (tích
đối ngẫu). Nếu X = H là không gian Hilbert thì tích đối ngẫu chính là tích vô
hướng 〈., .〉 và cảm sinh chuẩn tương ứng ||.||. Cho {xn} là một dãy trong X, khi
đó dãy {xn} được gọi là hội tụ (hội tụ mạnh hoặc hội tụ theo chuẩn) đến x ∈ X
nếu ||xn− x|| → 0 khi n→ ∞ và được viết là xn → x. Dãy {xn} được gọi là hội tụ
yếu tới x, kí hiệu xn ⇀ x nếu 〈x∗, xn − x〉 → 0 khi n → ∞ với mọi x∗ ∈ X∗. Mọi
dãy hội tụ mạnh thì hội tụ yếu, điều ngược lại nói chung không đúng. Mọi dãy
hội tụ yếu đều bị chặn. Không gian Banach X được gọi là phản xạ nếu X∗∗ = X.
Định nghĩa 1.1. Không gian Banach X được gọi là
24
1) lồi chặt nếu mặt cầu đơn vị S(0, 1) = {x ∈ X : ||x|| = 1} lồi chặt, tức là với
mọi x, y ∈ S(0, 1), x 6= y thì ||x+ y|| < 2.
2) lồi đều nếu với mọi e > 0, tồn tại δ = δ(e) > 0 sao cho với mọi x, y ∈ X với
‖x‖ ≤ 1, ‖y‖ ≤ 1, ‖x− y‖ = e thì ‖x+ y‖ ≤ 2(1− δ).
3) trơn nếu giới hạn
lim
t→0
‖x+ ty‖ − ‖x‖
t
(1.1)
tồn tại với mọi x, y ∈ S(0, 1).
Mô-đun lồi của X được xác định bởi
δX(e) = inf
{
1− ‖x− y‖
2
: ‖x‖ = ‖y‖ = 1, ‖x− y‖ = e
}
.
Mô-đun trơn của X xác định bởi
ρX(τ) = sup
{‖x+ y‖+ ‖x− y‖
2
− 1 : ‖x‖ = 1, ‖y‖ = τ
}
.
Định nghĩa 1.2. Không gian Banach X được gọi là trơn đều nếu
lim
τ→0
hX(τ) := lim
τ→0
ρX(τ)
τ
= 0.
Chú ý rằng nếu X là không gian Banach thực trơn đều và lồi đều thì mô-đun
lồi δX là hàm tăng, liên tục trong đoạn [0, 2] (xem, [11]). X lồi đều khi và chỉ khi
δX(e) > 0 với mọi 0 1, không gian Banach X
được gọi là p-lồi đều nếu tồn tại hằng số c > 0 sao cho δX(e) ≥ cep. Ta biết rằng,
các không gian Lp, lp vàWpm là p-lồi đều nếu p > 2 và 2-lồi đều nếu 1 < p ≤ 2.
Không gian Hilbert H là trơn đều và 2-lồi đều.
1.1.2 Ánh xạ đối ngẫu và một số tính chất
Cho X là không gian Banach thực. Ánh xạ J : X → 2X∗ xác định bởi
J(x) =
{
f ∈ X∗ : 〈 f , x〉 = ‖x‖2 = ‖ f ‖2
}
được gọi là ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc. Sau đây là một số tính chất hình học
Banach của X và ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc của nó [11]:
(i) Nếu X là không gian Banach phản xạ và lồi chặt thì J−1 liên tục yếu ∗;
25
(ii) Nếu X là không gian Banach phản xạ, lồi chặt và trơn thì J : X → 2X∗ là
đơn trị, đơn ánh;
(iii) Nếu X là không gian Banach trơn đều thì J liên tục trên mỗi tập bị chặn của
X;
(iv) Không gian Banach X trơn đều khi và chỉ khi X∗ lồi đều.
(v) Không gian Banach X lồi đều có tính chất Kadec-Klee, tức là với mỗi dãy
{xn} ⊂ X, nếu xn ⇀ x ∈ X và ‖xn‖ → ‖x‖ thì xn → x.
Trong luận án này ta luôn giả thiết ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc J : X → X∗, thỏa
mãn điều kiện
〈x, J (x)〉 = ‖x‖2 = ‖J (x)‖2 , ∀x ∈ X,
là đơn trị. Giả thiết này thỏa mãn nếu X là không gian Banach trơn.
Định nghĩa 1.3. Không gian Banach X được gọi là có tính chất xấp xỉ nếu tồn
tại một họ các không gian con hữu hạn chiều lồng nhau {Xn} và các phép chiếu
Pn : X → Xn, sao cho ||Pn|| = 1 với mọi n ≥ 0 và ∪nXn trù mật trong X.
Dễ dàng thấy rằng, các không gian Lp, lp vàWpm đều có tính chất xấp xỉ [11].
Các kết quả sau đây được sử dụng để thiết lập sự hội tụ của các phương pháp
chỉnh lặp song song hiện và ẩn trong phần đầu của Chương 2
Bổ đề 1.1. [11] Giả sử X là không gian Banach thực trơn đều. Khi đó, với mọi x, y ∈ X
sao cho ‖x‖ ≤ R, ‖y‖ ≤ R, ta có
‖J(x)− J(y)‖ ≤ 8RhX
(
16L ‖x− y‖
R
)
,
trong đó L là hằng số Figiel, (1 < L < 1.7).
Bổ đề 1.2. [11] Giả sử X là không gian Banach thực trơn đều. Khi đó, với mọi x, y ∈ X,
ta có
‖x‖2 ≤ ‖y‖2 + 2 〈x− y, J(x)〉
≤ ‖y‖2 + 2 〈x− y, J(y)〉+ 2 〈x− y, J(x)− J(y)〉 .
26
Bổ đề 1.3. [11] Giả sử X là không gian Banach trơn đều. Khi đó, với mọi x, y ∈ X, ta
có
〈x− y, J(x)− J(y)〉 ≤ 8 ‖x− y‖2 + C (‖x‖ , ‖y‖) ρX(‖x− y‖),
trong đó C (‖x‖ , ‖y‖) ≤ 4 max {2L, ‖x‖+ ‖y‖} .
Bổ đề 1.4. [11] Giả sử X là không gian Banach trơn đều. Khi đó, với mọi x, y ∈ X, ta
có
〈x− y, J(x)− J(y)〉 ≤ R2(‖x‖ , ‖y‖)ρX
(
4 ‖x− y‖
R(‖x‖ , ‖y‖)
)
,
trong đó R(‖x‖ , ‖y‖) =
√
2−1(‖x‖2 + ‖y‖2). Hơn nữa, nếu ‖x‖ ≤ R, ‖y‖ ≤ R thì
〈x− y, J(x)− J(y)〉 ≤ 2LR2ρX
(
4 ‖x− y‖
R
)
.
Bổ đề 1.5. [84] Nếu X là không gian Banach 2-lồi đều thì
||x− y|| ≤ 2
c2
||Jx− Jy||, ∀x, y ∈ X,
trong đó J là ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc của X và 0 < c ≤ 1. Hằng số 1/c tốt nhất được
gọi là hằng số 2-lồi đều của X.
1.1.3 Phép chiếu metric và phép chiếu tổng quát
Cho r là số thực dương, x0 ∈ X. Kí hiệu, B[x0, r] = {x ∈ X : ||x− x0|| ≤ r} là
hình cầu đóng tâm x0 và bán kính r và B(x0, r) = {x ∈ X : ||x− x0|| < r} là hình
cầu mở tâm x0 và bán kính r. Tương tự, S(x0, r) = {x ∈ X : ||x− x0|| = r} là mặt
cầu tâm x0, bán kính r.
Tập C trong không gian Banach X được gọi là:
1) bị chặn (giới nội) nếu tồn tại hình cầu B[x0, r] chứa C;
2) đóng (tương ứng, đóng yếu) nếu mọi dãy {xn} ⊂ C hội tụ (hội tụ yếu) tới x
thì x ∈ C. Tập đóng bé nhất chứa C được gọi là bao đóng của C, kí hiệu là
C¯;
3) compact tương đối (tương ứng, tương đối yếu) nếu mọi dãy vô hạn {xn} ⊂
C đều chứa một dãy con hội tụ (tương ứng, hội tụ yếu). Trong không gian
Banach phản xạ, mọi tập bị chặn là compact tương đối yếu;
27
4) lồi nếu với mọi x, y ∈ C thì đoạn thẳng
[x, y] := {z = tx+ (1− t)y : t ∈ [0, 1]} ⊂ C.
Cho C là tập lồi đóng khác rỗng trong không gian Hilbert thực H. Ánh xạ PC :
H → C xác định bởi
PCx = argmin {‖y− x‖ : y ∈ C}
được gọi là phép chiếu (metric) từ H lên C. Vì C lồi đóng và khác rỗng nên PCx
tồn tại và duy nhất. Sau đây là một số tính chất hình học của phép chiếu PC.
Bổ đề 1.6. Giả sử PC là phép chiếu metric từ H lên tập con lồi đóng khác rỗng C. Khi đó
(i) Với mọi x, y ∈ H, ta có
〈PCx− PCy, x− y〉 ≥ ‖PCx− PCy‖2 . (1.2)
(ii) Với mọi y ∈ H, x ∈ C, ta có
‖x− PCy‖2 + ‖PCy− y‖2 ≤ ‖x− y‖2 . (1.3)
(iii) z = PCx khi và chỉ khi
〈x− z, z− y〉 ≥ 0, ∀y ∈ C. (1.4)
Phép chiếu metric PC trong không gian Hilbert là đơn điệu và không giãn.
Trong Chương 3 khi nghiên cứu các phương pháp lai ghép trong không gian Ba-
nach, chúng ta cần một số khái niệm và kết quả [11, 41] về phiếm hàm Lyapunov
φ(x, y) và phép chiếu tổng quátΠC. Giả sử C là tập lồi đóng khác rỗng của không
gian Banach phản xạ, lồi chặt và trơn. Phiếm hàm Lyapunov φ : X × X → <+
được xác định bởi
φ(x, y) = ‖x‖2 − 2 〈x, Jy〉+ ‖y‖2 , ∀x, y ∈ X.
Từ định nghĩa của phiếm hàm φ, ta có
(‖x‖ − ‖y‖)2 ≤ φ(x, y) ≤ (‖x‖+ ‖y‖)2 . (1.5)
28
Hơn nữa, phiếm hàm Lyapunov thỏa mãn đẳng thức
φ(x, y) = φ(x, z) + φ(z, y) + 2 〈z− x, Jy− Jz〉 , x, y, z ∈ X. (1.6)
Phép chiếu tổng quát ΠC : X → C được xác định bởi
ΠC(x) = argmin
y∈C
φ(x, y).
Trong không gian Hilbert, ta có φ(x, y) = ||x− y||2 và ΠC = PC. Ta có một số kết
quả sau đây.
Bổ đề 1.7. [9] Cho C là tập lồi đóng và khác rỗng của không gian Banach X và ΠC :
X → C là phép chiếu tổng quát từ X lên C. Khi đó
(i) φ(x,ΠC(y)) + φ(ΠC(y), y) ≤ φ(x, y), ∀x ∈ C, y ∈ X;
(ii) z = ΠC(x) khi và chỉ khi 〈z− y, Jx− Jz〉 ≥ 0, ∀y ∈ C;
(iii) φ(x, y) = 0 khi và chỉ khi x = y.
Bổ đề 1.8. [9] Cho X là không gian Banach trơn đều và lồi đều, {xn} và {yn} là hai
dãy trong X. Nếu φ(xn, yn) → 0 và ít nhất một trong hai dãy {xn} hoặc {yn} bị chặn
thì ‖xn − yn‖ → 0 khi n→ ∞.
Bổ đề 1.9. [37] Cho X là không gian Banach lồi đều, r là số thực dương. Giả sử dãy
{x1, x2, . . . , xN} ⊂ B[0, r] và dãy số thực dương λ1,λ2, . . . ,λN thỏa mãn ∑Ni=1 λi = 1.
Khi đó, tồn tại hàm lồi, tăng chặt và liên tục g : [0, 2r) → [0,∞) với g(0) = 0 sao cho
mọi i, j ∈ {1, 2, . . . ,N}, i < j,∥∥∥∥∥ N∑k=1λkxk
∥∥∥∥∥
2
≤
N
∑
k=1
λk ‖xk‖2 − λiλjg(||xi − xj||).
Bổ đề 1.10. [55] Cho C là tập lồi đóng khác rỗng của không gian Banach trơn X,
x, y, z ∈ X và λ ∈ [0, 1]. Khi đó, với mỗi số thực a cho trước,
D := {v ∈ C : φ(v, z) ≤ λφ(v, x) + (1− λ)φ(v, y) + a}
là tập lồi đóng.
29
Cho X là không gian Banach thực. Xét phiếm hàm V : X × X∗ → < xác định
bởi
V(x, x∗) = ||x||2 − 2 〈x, x∗〉+ ||x∗||2.
Rõ ràng V(x, x∗) = φ(x, J−1x∗). Ta có đánh giá sau.
Bổ đề 1.11. [9] Cho X là không gian Banach phản xạ, lồi chặt và trơn với không gian
đối ngẫu X∗. Khi đó
V(x, x∗) + 2
〈
J−1x− x∗, y∗
〉
≤ V(x, x∗ + y∗), ∀x ∈ X và ∀x∗, y∗ ∈ X∗.
1.2 Phương trình toán tử trong không gian Banach
1.2.1 Các khái niệm liên tục của toán tử phi tuyến
Trong mục này, chúng ta nhắc lại một số khái niệm về tính liên tục và khả vi của
toán tử. Cho X và Y là các không gian Banach. Xét toán tử A : X → Y, miền xác
định của toán tử A, kí hiệu D(A) hoặc Dom(A), xác định bởi
D(A) = {x ∈ X : A(x) 6= Ø} ,
và miền giá trị của A là
R(A) = {A(x) : x ∈ D(A)} .
Toán tử A được gọi là tuyến tính nếu 1) A(x+ y) = A(x) + A(y) và 2) A(αx) =
αA(x) với mọi x, y ∈ D(A), α ∈ <.
Định nghĩa 1.4. Toán tử A : X → Y được gọi là
1) liên tục tại x0 ∈ D(A) nếu A(x)→ A(x0) khi x → x0;
2) liên tục yếu theo tia hay h-liên tục (hemicontinuous) tại x0 nếu A(x0+ th) ⇀
A(x0) khi t→ 0+ với mọi h ∈ D(A) và x0 + th ∈ D(A);
3) bán liên tục (demicontinuos) tại x0 ∈ D(A) nếu A(x) ⇀ A(x0) khi x → x0;
4) liên tục Lipschitz nếu tồn tại hằng số dương L sao cho ||A(x)− A(y)|| ≤
L||x− y|| với mọi x, y ∈ D(A);
30
5) compact trên tập Ω ⊂ D(A) nếu A biến mỗi tập giới nội của Ω thành tập
compact tương đối trong Y;
6) hoàn toàn liên tục trên tập Ω ⊂ D(A) nếu A liên tục và compact trong Ω;
7) liên tục yếu theo dãy (sequentially weakly continuous) tại x0 ∈ D(A) nếu
với mọi dãy {xn} ⊂ D(A) sao cho xn ⇀ x0 thì A(xn) ⇀ A(x0) khi n→ ∞.
Ta nói toán tử A có tính chất trên nếu nó thỏa mãn tính chất này tại mọi
x0 ∈ D(A). Hiển nhiên, nếu A liên tục Lipschitz thì nó liên tục, nếu A liên tục thì
bán liên tục, nếu A bán liên tục thì liên tục yếu theo tia. Chú ý rằng điều ngược
lại nói chung là không đúng. Toán tử A được gọi là không giãn nếu nó liên tục
Lipschitz với hằng số L = 1. Nếu A liên tục Lipschitz với hằng số L ∈ (0, 1) thì ta
nói A là toán tử (ánh xạ) co.
Định nghĩa 1.5. Toán tử A : X → Y được gọi là
1) đóng trên D(A) nếu với mọi dãy {xn} ⊂ D(A) sao cho xn → x, A(xn)→ y
khi n→ ∞ thì x ∈ D(A) và y = A(x);
2) đóng yếu trênD(A) nếu vớimọi dãy {xn} ⊂ D(A) sao cho xn ⇀ x, A(xn) ⇀
y khi n→ ∞ thì x ∈ D(A) và y = A(x);
3) bán đóng yếu trên D(A) nếu với mọi dãy {xn} ⊂ D(A) sao cho xn ⇀
x, A(xn) → y hoặc xn → x, A(xn) ⇀ y khi n → ∞ thì x ∈ D(A) và y =
A(x).
1.2.2 Toán tử khả vi
Toán tử A được gọi là khả vi Gaˆteaux tại x nếu với mọi h ∈ X tồn tại giới hạn
lim
t→0
A(x+ th)− A(x)
t
= dA(x, h).
Biểu thức dA(x, h) gọi là vi phân Gaˆteaux của A tại x. Nếu tồn tại một toán
tử tuyến tính A′(x) : X → Y sao cho dA(x, h) = A′(x)h thì A′(x) gọi là đạo
hàm Gaˆteaux của toán tử A tại điểm x. Toán tử A được gọi là khả vi Fre´chet tại
x ∈ D(A) nếu tồn tại một toán tử tuyến tính liên tục A′(x) : X → Y sao cho với
mọi h ∈ X, ta có
A(x+ h)− A(x) = A′(x)h+ω(x, h),
31
trong đó x+ h ∈ D(A) và
lim
||h||→0
||w(x, h)||
||h|| = 0.
Khi đó, A′(x)h và A′(x) tương ứng được gọi là vi phân Fre´chet và đạo hàm
Fre´chet của toán tử A tại điểm x. Hiển nhiên, nếu A khả vi Fre´chet thì khả vi
Gaˆteaux, ngược lại nếu A khả vi Gaˆteaux tại x và liên tục trong lân cận U(x) nào
đó của x thì A khả vi Fre´chet tại x và đạo hàm Fre´chet và đạo hàm Gaˆteaux trùng
nhau.
1.2.3 Phiếm hàm lồi và dưới vi phân của phiếm hàm lồi
Phiếm hàm ϕ : X → < được gọi là lồi nếu
ϕ(tx+ (1− t)y) ≤ tϕ(x) + (1− t)ϕ(y), (1.7)
với mọi x, y ∈ D(ϕ) và t ∈ [0, 1]. Nếu đẳng thức trong (1.7) chỉ xảy ra khi x = y
thì ta nói ϕ là lồi chặt. Nếu tồn tại một hàm tăng, liên tục γ : [0,∞)→ <,γ(0) = 0
sao cho
ϕ(tx+(1− t)y) ≤ tϕ(x)+ (1− t)ϕ(y)− t(1− t)γ(||x− y||), ∀x, y ∈ D(ϕ), (1.8)
thì ϕ gọi là lồi đều. Đặc biệt nếu γ(t) = ct2, c > 0 thì ϕ được gọi là lồi mạnh.
Phiếm hàm ϕ được gọi là chính thường (proper functional) nếu tập
M(ϕ) := {x ∈ D(ϕ) : ϕ(x) 6= +∞} 6= ∅.
Phiếm hàm ϕ được gọi là nửa liên tục dưới (tương ứng, dưới yếu) tại x0 ∈ D(ϕ)
nếu với mọi dãy {xn} ⊂ D(ϕ) và xn → x0 (tương ứng, xn ⇀ x0) thì ϕ(x0) ≤
limn→∞ inf ϕ(xn). Trong không gian tuyến tính định chuẩn, ta có ϕ(x) = ||x||2 là
phiếm hàm lồi và chuẩn ||.|| là phiếm hàm nửa liên tục yếu dưới.
Phần tử w ∈ X∗ được gọi là dưới gradient (subgradient) của phiếm hàm lồi ϕ
tại điểm x ∈ X nếu
ϕ(y) ≥ ϕ(x) + 〈w, y− x〉 , ∀y ∈ X. (1.9)
Toán tử ∂ϕ : X → 2X∗ được gọi là dưới vi phân của phiếm hàm lồi ϕ nếu và chỉ
nếu (1.9) thỏa mãn với w ∈ ∂ϕ(x). Ta có một số kết quả sau [11].
32
Bổ đề 1.12. (i) Nếu ϕ(x) là phiếm hàm lồi, khả vi Gaˆteaux, thì
〈
ϕ′(x)− ϕ′(y), x− y〉 ≥ 0, ∀x, y ∈ D(ϕ);
(ii) Nếu ϕ(x) là phiếm hàm lồi đều, thì
〈
ϕ′(x)− ϕ′(y), x− y〉 ≥ 2γ(||x− y||), ∀x, y ∈ D(ϕ);
Đặc biệt, nếu ϕ(x) là phiếm hàm lồi mạnh, thì
〈
ϕ′(x)− ϕ′(y), x− y〉 ≥ 2c||x− y||2, ∀x, y ∈ D(ϕ).
Bổ đề 1.13. Cho ϕ là phiếm hàm lồi chính thường trên X. Nếu ϕ khả vi Gaˆteaux tại
x ∈ X, thì tồn tại duy nhất dưới gradient của phiếm hàm ϕ tại x và ∂ϕ(x) = {ϕ′(x)}.
Bổ đề 1.14. Phiếm hàm ϕ : X → < đạt cực tiểu tại x ∈ D(∂ϕ) khi và chỉ khi θX∗ ∈
∂ϕ(x).
Bổ đề 1.15. Giả sử phiếm hàm ϕ : X → < lồi chính thường và nửa liên tục dưới. Khi
đó, ϕ khả dưới vi phân trên int(Domϕ).
Bổ đề 1.16. [40] Cho C là tập lồi, đóng và khác rỗng trong không gian Hilbert thực H
và g : C → < là hàm lồi, khả dưới vi phân và nửa liên tục dưới trên C. Khi đó, x∗ là
nghiệm của bài toán tối ưu lồimin {g(x) : x ∈ C} khi và chỉ khi 0 ∈ ∂g(x∗) +NC(x∗),
trong đó ∂g(.) là dưới vi phân của g và NC(x∗) là nón chuẩn tắc của C tại x∗.
Chúng tôi nhắc lại rằng nón chuẩn tắc NC(x) của C tại điểm x ∈ C được xác
định bởi
NC(x) = {x∗ ∈ X∗ : 〈x− y, x∗〉 ≥ 0, ∀y ∈ C} .
1.2.4 Bài toán đặt không chỉnh và phương pháp hiệu chỉnh
Trong phần đầu của Chương 2, chúng ta xét phương trình toán tử
A(x) := F(x)− f = 0, x ∈ X, f ∈ Y, (1.10)
trong đó F : X → Y là toán tử và X,Y là các không gian Banach. Ta có khái niệm
sau đây về bài toán đặt không chỉnh.
33
Định nghĩa 1.6. Cho X,Y là các không gian metric. Bài toán (1.10) được gọi là
đặt chỉnh (well-posed) nếu các điều kiện sau được thỏa mãn:
1) Bài toán (1.10) giải được với mọi f ∈ Y;
2) Bài toán (1.10) có nghiệm duy nhất x ∈ X với mọi f ∈ Y;
3) Nghiệm x ∈ X phụ thuộc liên tục và vế phải f ∈ Y.
Khái niệm về bài toán đặt chỉnh được J. Hadamard [4] đề xuất trong những
năm đầu của thế kỉ 20. Khi ít nhất một trong ba điều kiện 1) − 3) không thỏa
mãn, thì bài toán (1.10) được gọi là đặt không chỉnh (ill-posed). Một trường hợp
rất thường gặp của các bài toán đặt không chỉnh là chúng không ổn định theo
nghĩa với thay đổi nhỏ của dữ liệu (F, f ) dẫn tới sự thay đổi lớn của nghiệm
x ∈ X. Trong các bài toán thực tế, dữ liệu (F, f ) không biết. Khi đó, chúng ta cần
thiết phải nghiên cứu và thiết lập sự phụ thuộc liên tục của nghiệm xấp xỉ với
dữ liệu đầu vào (F, f ). Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không dễ dàng. Một trong các
phương pháp giải các bài toán đặt không chỉnh đó là phương pháp hiệu chỉnh.
Giả sử thay vì biết (F, f ), ta chỉ biết các xấp xỉ (Fh, f δ) sao cho
|| f δ − f || ≤ δ và ||Fh(x)− F(x)|| ≤ hg(||x||), ∀x ∈ D(F),
trong đó h, δ > 0 là các hằng số, g : <+ → <+ là hàm không âm, không giảm
trên <+ := [0,+∞). Khi đó, ta có phương trình
Fh(x) = f δ. (1.11)
Như đã nhận xét ở trên, do tính đặt không chỉnh nên phương trình (1.11) có thể
vô nghiệm hoặc có nghiệm khác xa với nghiệm của phương trình ban đầu (1.10).
Dùng phương pháp hiệu chỉnh Tikhonov, thay bài toán (1.10) bằng một họ các
bài toán tối ưu không ràng buộc
||Fh(x)− f δ||2 + αΩ(x)→ min
x
(α > 0), (1.12)
trong đó α > 0 gọi là tham số hiệu chỉnh, và Ω(x) là phiếm hàm ổn định hóa.
Chúng ta thường dùng phiếm hàm ổn định hóaΩ(x) = ||x− x0||2 trong các tính
toán số, trong đó x0 là điểm được gợi ý ban đầu. Ngoài ra ta có một phương pháp
34
hiệu chỉnh khác, được đề xuất bởi M. M. Lavrentiev, trong trường hợp F là tuyến
tính, xác định không âm thì phương trình hiệu chỉnh có dạng
Fx+ αM(x) = f , (α > 0), (1.13)
trong đó M là toán tử liên tục yếu theo tia (hemicontinuous), d-đơn điệu với
d(t) → +∞ khi t → +∞. Phương pháp này được F. Browder mở rộng cho toán
tử đơn điệu phi tuyến F trong không gian Banach X. Khi đó, phương trình hiệu
chỉnh có dạng
F(x) + αx− f = 0, (α > 0). (1.14)
Khi X = H là không gian Hilbert, ta thường sử dụng toán tử M = I − x0, x0 ∈ H
và I là toán tử đơn vị trong H. Phương pháp hiệu chỉnh trên được gọi là phương
pháp hiệu chỉnh Lavrentiev. Khi F : X → X∗, ta thường dùng toán tử M là ánh
xạ đối ngẫu chuẩn tắc J. Khi đó ta gọi phương pháp là hiệu chỉnh Tikhonov-
Browder.
1.3 Phương trình với toán tử J - đơn điệu
1.3.1 Toán tử J - đơn điệu (accretive) và toán tử đơn điệu
Trong mục này, chúng ta nhắc lại một số khái niệm về toán tử J - đơn điệu và toán
tử đơn điệu. Xét toán tử A : D(A) ⊂ X → X, tập
G(A) = {(x, A(x)) ⊂ X× X : x ∈ D(A)}
gọi là đồ thị của toán tử A. Toán tử A được gọi là bức nếu |〈A(x), Jx〉| /||x|| → ∞
khi ||x|| → ∞.
Định nghĩa 1.7. Toán tử A : X → X được gọi là
1) J - đơn điệu (hoặc accretive), nếu
〈A(x)− A(y), J(x− y)〉 ≥ 0 ∀x, y ∈ X;
2) J - đơn điệu cực đại, nếu nó là J - đơn điệu và đồ thị của nó không là tập
con thực sự của đồ thị của bất kì toán tử J - đơn điệu nào;
35
3) m - J - đơn điệu, nếu nó là J - đơn điệu và R(A+ αI) = X với mọi α > 0,
trong đó I là toán tử đơn trị trong không gian X;
4) J - đơn điệu đều, nếu tồn tại một hàm tăng chặt ψ : <+∗ → <+∗ ,ψ(0) = 0,
sao cho
〈A(x)− A(y), J(x− y)〉 ≥ ψ(||x− y||) ∀x, y ∈ X; (1.15)
5) J - đơn điệu mạnh, nếu tồn tại hằng số dương c sao cho (1.15) thỏa mãn với
ψ(t) = ct2;
6) J - đơn điệu mạnh ngược, nếu tồn tại hằng số dương c sao cho
〈A(x)− A(y), J(x− y)〉 ≥ c||A(x)− A(y)||2 ∀x, y ∈ X.
Ta có kết quả sau:
Bổ đề 1.17. Nếu A : X → X là toán tử J - đơn điệu và h- liên tục với D(A) = X thì A
là J - đơn điệu cực đại.
Trong phần đầu tiên của Chương 2, chúng ta tập trung vào lớp toán tử sau
đây.
Định nghĩa 1.8. Toán tử liên tục A : X → X được gọi là J - đơn điệu ϕ - đều ngược
(hay đơn giản là J - đơn điệu đều ngược), nếu tồn tại một hàm ϕ : <+×<+∗ → <+∗
liên tục, tăng chặt theo biến thứ hai và ϕ(s, t) = 0 khi và chỉ khi t = 0 với mỗi
s > 0 cố định, sao cho, với mọi R > 0 và x, y ∈ X, ‖x‖ , ‖y‖ ≤ R, ta có
〈A(x)− A(y), J(x− y)〉 ≥ ϕ (R, ‖A(x)− A(y))‖) . (1.16)
Chú ý rằng lớp các toán tử J - đơn điệu mạnh ngược là lớp con thực sự của
lớp các toán tử J - đơn đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003299_1383_2006250.pdf