MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 9
1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 16
1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 31
2.1. Đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực và những vấn đề cơ bản về công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 31
2.2. Quan niệm, những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 50
2.3. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 63
Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 74
3.1. Thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 74
3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 96
Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 111
4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 111
4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 122
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
PHỤ LỤC 179
222 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng giáo dục chính trị tư tưởng, nhận thức trách nhiệm của một số cán bộ, chiến sĩ có mặt hạn chế”, còn đơn thư, tin nhắn vượt cấp [48, tr.12]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 434, Đảng bộ Quân đoàn 4 đánh giá “nhận thức của một số cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu chưa sâu”, “tình trạng vi phạm kỷ luật tuy có giảm nhưng chưa chấm dứt”, “lãnh đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng điểm có mặt chưa đạt vững chắc” [38, tr.22].
Nhận thức chính trị tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ còn có những hạn chế nhất định. Hiện nay, nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở còn đơn giản, chưa sâu sắc, thực chất; chưa nắm vững nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy, họ không đủ sức lý giải: “Vì sao phải đổi mới đất nước, đổi mới đúng hay sai?”, “Vì sao lại phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?”, “Tại sao xuất hiện tình trạng tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên? Có chống tham nhũng được không?”, “Tại sao phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội?”... từ đó dẫn đến những băn khoăn lúng túng. Vì thiếu sự hiểu biết về trình độ lý luận chính trị nên một số cán bộ, chiến sĩ thiếu khả năng phân tích, đánh giá những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, trong nước, đặc biệt những lúc khó khăn, thử thách. Nhận thức về mục tiêu, con đường đi lên CNXH ở nước ta của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa rõ ràng, đầy đủ, thấu đáo. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nắm được một số vấn đề về nhiệm vụ quốc phòng, xác định đối tượng tác chiến của quân đội dẫn tới thiếu niềm tin vào khả năng giành thắng lợi khi đối mặt với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch. Ở hầu hết các đơn vị cơ sở còn một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nắm chắc pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội và quy định của đơn vị nên đã gây trở ngại cho quá trình xây dựng nền nếp chính quy, ý thức sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.
Từ hạn chế về nhận thức chính trị, dẫn tới một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, nhất là trước khó khăn thử thách, họ tỏ ra dao động về tư tưởng, thiếu nhạy bén về chính trị, không làm chủ được bản thân. Những hạn chế, yếu kém trong nhận thức và bản lĩnh chính trị đã làm giảm sút tránh nhiệm chính trị của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Cụ thể là: họ thiếu chí tiến thủ, giảm sút nhiệt tình cách mạng, dựa dẫm, làm việc cầm chừng, thiếu tu dưỡng bản thân, ngại học tập và rèn luyện. Việc chấp hành chế độ, nền nếp không nghiêm, không gắn mình với tổ chức, với nhiệm vụ dẫn đến nảy sinh hàng loạt những vụ việc vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội như: Cháy nổ kho tàng, đánh nhau, quân phiệt, đào bỏ ngũ, tự tử, tự sát, trộm cắp, nói tục, chửi thề, chơi lô đề, cờ bạc, vay nặng lãi, rượu chè bê tha, vi phạm khi tham gia giao thông... Cá biệt, một số hạ sĩ quan và binh sĩ thoái thác nhiệm vụ, vắng mặt trái phép, làm tổn hại đến kỷ luật quân đội và thanh danh người chiến sĩ cách mạng. Việc đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động; đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội của cán bộ, chiến sĩ chưa thật mạnh mẽ, đôi lúc tỏ ra lừng chừng, không thể hiện rõ ràng chính kiến của mình. Hiện nay, ở hầu hết các đơn vị cơ sở vẫn còn một bộ phận cán bộ, chiến sĩ sa sút về phẩm chất đạo đức và lối sống, mang nặng tư tưởng thực dụng, đề cao đồng tiền, có biểu hiện thoái hoá biến chất. Những người này tỏ ra bàng quan với chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tinh thần trách nhiệm thấp, chăm lo thu vén cho quyền lợi cá nhân, cục bộ địa phương, hẹp hòi bản vị, sống thiếu tình nghĩa...
3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam
3.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, thành tựu của công cuộc đổi mới và sự phát triển đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN.
Công cuộc đổi mới đồng bộ, toàn diện đất nước do ĐCS Việt Nam lãnh đạo từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, lạm phát được kiểm soát, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện, đồng bộ. Vấn đề việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội đã được giải quyết tương đối tốt. Lực lượng vũ trang được xây dựng vững mạnh; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ XHCN, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ ngoại giao của nước ta không ngừng được mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định và nâng cao.
Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII của Đảng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến căn bản, tích cực. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh và có nhiều kết quả quan trọng. Bộ máy của hệ thống chính trị được tinh giản, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; thể chế kinh tế - xã hội được hoàn thiện. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được đề cao; quyền làm chủ của nhân dân đối với mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội ngày càng mở rộng và thực chất hơn.
Báo cáo Tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa, Tổng cục Chính trị khẳng định: Thành tựu công cuộc đổi mới đất nước, sự ổn định về chính trị của đất nước đã tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đời sống của quân đội, tạo điều kiện để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần bộ đội phong phú, sinh động hơn.
Những thành quả trên tạo ra tiền đề cho việc xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cán bộ, chiến sĩ quân đội yên tâm gắn bó với công việc, với đơn vị. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho công tác TT, CĐ và nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL từ việc xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, chương trình TT, CĐ sát đúng, phù hợp; lựa chọn nội dung phong phú, vận dụng hình thức, phương pháp, sử dụng lực lượng TT, CĐ đa dạng, linh hoạt; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện TT, CĐ đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, có chất lượng cao.
Hai là, thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ tạo điều kiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp và sử dụng lực lượng, phương tiện TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL.
Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... Internet thu hẹp những giới hạn về không gian và thời gian trong việc tiếp cận thông tin; nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại, có chất lượng cao ra đời đã được sử dụng phục vụ công tác TT, CĐ và hoạt động của đội ngũ cán bộ chính trị, BCV, TTV như laptop, smartphone, máy trình chiếu, máy ảnh, máy ghi âm, góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác, cập nhật thông tin và TT, CĐ nhanh chóng, chính xác, kịp thời; kết hợp nhiều hình thức, phương pháp TT, CĐ cả truyền thống và hiện đại góp phần nâng cao tính hấp dẫn, sức thuyết phục của công tác TT, CĐ.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chính trị, BCV, TTV ở đơn vị cơ sở cũng thường xuyên, dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm, lưu trữ, khai thác số liệu, tư liệu, thông tin phục vụ công tác TT, CĐ. Chủ động tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ TT, CĐ dưới nhiều hình thức như học tập, tập huấn, giao ban, tham quan, hội thi BCV, TTV trực tuyến (online); trao đổi băng đĩa ghi âm, ghi hình, tài liệu số hóa truyền tải trên mạng LAN, mạng Internet... góp phần phát huy “thế mạnh” của công tác tuyên truyền miệng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ BCV, TTV ở đơn vị cơ sở trước sự cạnh tranh về thông tin của các loại hình truyền thông hiện đại, mạng xã hội...
Ba là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp đối với công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL.
Đây là nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, định hướng nhận thức và hành động của các chủ thể trong công tác TT, CĐ và tác động trực tiếp, toàn diện tới chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL. Cấp uỷ, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp ở các BĐCL có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và quan tâm đúng mức đến công tác TT, CĐ; xác định các chủ trương sát đúng, kịp thời, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch TT, CĐ một cách bài bản, khả thi; giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách, tổ chức lực lượng, đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất tiến hành công tác TT, CĐ đạt hiệu quả. Đặc biệt, xác định nội dung, sử dụng hình thức, phương pháp TT, CĐ phù hợp; kiểm tra, giám sát, nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, điển hình tiên tiến và kịp thời giúp đỡ những tập thể, cá nhân gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp đã huy động sự vào cuộc tham gia tích cực, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng có liên quan như các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; cấp ủy, chính quyền, ban tuyên giáo và các tầng lớp nhân dân địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL trong thời gian qua.
Bốn là, đội ngũ BCV, TTV ở đơn vị cơ sở các BĐCL thường xuyên được kiện toàn, nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác TT, CĐ.
Với tư cách là lực lượng nòng cốt tiến hành công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL, đội ngũ BCV, TTV có vai trò trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị. Nhìn chung, đội ngũ BCV, TTV ở đơn vị cơ sở các BĐCL được củng cố, kiện toàn về số lượng, ngày càng hoàn thiện cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng. Qua đánh giá của cấp ủy các đơn vị cơ sở BĐCL, có trên 80% BCV, TTV của đơn vị cơ sở các BĐCL đạt chất lượng khá và giỏi [Phụ lục 6]. Đội ngũ này được tạo nguồn, tuyển chọn chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn, hầu hết đều có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, có nguyện vọng làm BCV, TTV. Họ thường xuyên được bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền thông qua các đợt tập huấn cán bộ hàng năm, hội thi, hội thao, hội nghị bồi dưỡng BCV, TTV, rút kinh nghiệm sau mỗi buổi tuyên truyền Chính sách đãi ngộ đối với BCV, TTV từng bước đổi mới, hoàn thiện, thúc đẩy họ thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
Mỗi BCV, TTV đều ý thức rõ, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác TT, CĐ ở đơn vị. Mặt khác, do yêu cầu của hoạt động TT, CĐ ngày càng cao, đòi hỏi đội ngũ BCV, TTV ở đơn vị cơ sở các BĐCL phải thường xuyên tự giác, chịu khó học tập, rèn luyện, vươn lên về mọi mặt để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Vì vậy, họ có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất, phương pháp, tác phong công tác. Thực tế cho thấy, sự tự giác, tích cực, chủ động trong quá trình tự bồi dưỡng, học tập, rèn luyện của BCV, TTV đã trở thành động lực tích cực, một nguyên nhân quan trọng trực tiếp quyết định đến hiệu quả nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở.
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm
Một là, tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở.
Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với cách mạng nước ta ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng. Chúng tận dụng triệt để sức mạnh của các loại vũ khí tuyên truyền, nhất là Internet, mạng xã hội để tác động vào tư tưởng của cán bộ, đảng viên, bộ đội và nhân dân ta. Chúng đẩy mạnh chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng. Chúng mưu toan “phi chính trị hóa” quân đội, đòi trung lập hóa quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa quân đội với nhân dân; làm cho quân đội bị tha hóa, biến chất về chính trị và bị vô hiệu hóa... Từ đó, các thế lực thù địch tiến tới xóa bỏ quyền lãnh đạo của ĐCS Việt Nam với Nhà nước và xã hội, đưa Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy, cuộc đấu tranh giai cấp, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng vẫn rất gay go, quyết liệt, phức tạp.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng của kinh tế thị trường, những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường cũng hết sức ghê gớm, đặc biệt về chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống. Do trình độ lý luận, trình độ nhận thức còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu cảnh giác và bị tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường: giảm sút nhiệt tình cách mạng, sao nhãng lý tưởng XHCN, thờ ơ với nhiệm vụ, thiếu yên tâm gắn bó với quân đội, với đơn vị, tìm cách vun vén quyền lợi riêng tư, tư tưởng so sánh thiệt hơn, những thói hư tật xấu xuất hiện nhiều, các mối quan hệ trong đơn vị và quan hệ quân dân có biểu hiện thiếu trong sáng, không lành mạnh.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên, BCV, TTV cũng bị tác động đến tâm lý, tư tưởng, thiếu niềm tin, thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm trong công việc, vi phạm pháp luật, kỷ luật, quy định của đơn vị, quy định những điều đảng viên không được làm... do đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, hiệu quả, sức thuyết phục của công tác TT, CĐ, nhất là công tác tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng hình thức nêu gương.
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; nâng cao “sức đề kháng”, tinh thần cảnh giác cách mạng, củng cố niềm tin, quyết tâm hành động của bộ đội, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng ở đơn vị cơ sở các BĐCL.
Hai là, một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị và sự vào cuộc của các lực lượng đối với công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở chưa thường xuyên, trách nhiệm chưa cao, chủ trương, biện pháp còn thiếu đồng bộ, chưa thật sát với tích chất, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng ở đơn vị cơ sở các BĐCL đối với nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ có thời điểm chưa kịp thời, chưa sâu sát. Báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT năm 2020 của Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 chỉ rõ, “công tác kiểm tra, hướng dẫn của chính uỷ, chính trị viên, chỉ huy và cơ quan các cấp chưa sâu sát” [107, tr.13]. Còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, khoán trắng cho cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, cán bộ tuyên huấn, đội ngũ BCV, TTV ở một số cơ quan, đơn vị. Có nội dung chỉ đạo, hướng dẫn chưa sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng đơn vị và trình độ của từng đối tượng tuyên truyền. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng BCV và nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ còn nhiều hạn chế; nặng về trang bị kiến thức lý thuyết, ít rèn luyện kỹ năng thực hành; chưa gợi mở các vấn đề và hướng đi cần nghiên cứu giải quyết trong thực tiễn; chưa giải đáp thấu đáo những băn khoăn, thắc mắc của đội ngũ BCV, TTV trong quá trình bồi dưỡng và thực tiễn công tác ở đơn vị.
Bên cạnh đó, một số tổ chức, lực lượng có liên quan chưa thực sự nhiệt tình, chưa phát huy cao độ trách nhiệm trong tham gia nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL. Các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị còn ngại đóng góp ý kiến cho cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị về chất lượng công tác TT, CĐ. Việc trao đổi về nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giữa các BĐCL và các học viện, nhà trường chưa thường xuyên, kịp thời. Các chủ đề lý thuyết và thực hành về công tác TT, CĐ trong chương trình đào tạo sĩ quan chính trị chiếm dung lượng nhỏ, dưới 5% trong tổng thời gian môn CTĐ, CTCT [Phụ lục 8]. Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa đơn vị và địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ TT, CĐ cho nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Ba là, công tác kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác TT, CĐ của đội ngũ BCV, TTV ở một số đơn vị cơ sở có lúc chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả chưa cao.
Đội ngũ BCV, TTV ở đơn vị cơ sở các BĐCL được củng cố, kiện toàn đông đảo về số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo đánh giá của các cấp ủy đơn vị cơ sở, có gần 20% BCV, TTV được phân loại chất lượng trung bình và yếu [Phụ lục 6]. Kiến thức lý luận và lý thuyết về TT, CĐ của đội ngũ BCV, TTV chưa thành hệ thống. Hiểu biết về chính trị - xã hội chưa phong phú, sâu sắc. Kỹ năng thuyết trình thiếu tính chuyên nghiệp, chưa bài bản (chủ yếu là đọc), kỹ năng đối thoại còn lúng túng, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện kỹ thuật hiện đại chưa thành thạo. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách đãi ngộ BCV, TTV còn bất cập, chưa tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ thực hiện nhiệm vụ. Tính thuyết phục, lôi cuốn; định hướng tư tưởng và hướng dẫn hành động của mỗi buổi tuyên truyền còn thấp; hiệu quả TT, CĐ ở đơn vị chưa đạt được như mong muốn.
Một bộ phận BCV, TTV ở đơn vị cơ sở các BĐCL chưa quan tâm thích đáng đến nhiệm vụ TT, CĐ, dẫn đến chưa tích cực, chủ động tự bồi dưỡng, học tập, rèn luyện. Còn một số BCV, TTV có biểu hiện lười nghiên cứu, ngại học tập, rèn luyện nâng cao tri thức và kỹ năng, phương pháp TT, CĐ ở đơn vị. Tự bồi dưỡng, học tập, rèn luyện chưa trở thành thói quen của BCV, TTV; thực hiện nhiệm vụ TT, CĐ chưa thực sự trở thành niềm đam mê cống hiến, sáng tạo của mỗi BCV, TTV. Một số BCV, TTV phân bố thời gian dành cho tự học tập, rèn luyện còn ít; điều kiện vật chất, trang bị của cá nhân như máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, tài chính, tài liệu học tập, nghiên cứu chưa đầy đủ, nên ảnh hưởng không nhỏ đến tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân. Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 cho rằng, một số đồng chí cán bộ chính trị, BCV, TTV “việc tự học, tự rèn bản thân chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc” [107, tr.13].
Bốn là, việc bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng.
Nhiều đơn vị cơ sở các BĐCL đóng quân ở trung du, miền núi, dân cư thưa thớt; điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn; trình độ văn hóa, nhận thức của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực đóng quân không đồng đều; đơn vị luôn hoạt động với cường độ cao, áp lực lớn là những trở ngại, khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có tiến hành công tác TT, CĐ, nhất là việc nắm đặc điểm, trình độ của đối tượng để xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp TT, CĐ và lựa chọn, bồi dưỡng, sử dụng lực lượng nòng cốt tiến hành công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất ở đơn vị cơ sở các BĐCL còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; kinh phí, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho công tác TT, CĐ rất hạn hẹp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác TT, CĐ. Hiện nay, ở hầu hết đơn vị cơ sở các BĐCL chưa đáp ứng những yêu cầu và nhu cầu thiết yếu cho công tác TT, CĐ. Tình trạng tuyên truyền trong nhà ăn, tuyên truyền ở ngoài trời còn khá phổ biến ở nhiều đơn vị; việc bảo đảm tài liệu, sách báo, phương tiện kỹ thuật vừa thiếu, vừa kém chất lượng. Thực tiễn đó làm cho công tác TT, CĐ thiếu chặt chẽ, bài bản, làm giảm sút chất lượng và hiệu quả TT, CĐ ở đơn vị.
Ở đơn vị cơ sở các BĐCL, vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác TT, CĐ chủ yếu là động viên cán bộ, chiến sĩ tự mua sắm; một số phương tiện tác nghiệp TT, CĐ do BCV, TTV tự mua sắm, trang bị cho bản thân; việc cấp phát của cấp trên còn ít, chưa kịp thời; việc làm chủ phương tiện kỹ thuật hiện đại vào phục vụ công tác TT, CĐ còn hạn chế nên chưa phát huy hết công năng của phương tiện kỹ thuật trong thực tiễn. Ở một số đơn vị, việc động viên cán bộ, chiến sĩ cải tiến kỹ thuật, mô hình, phương tiện TT, CĐ còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa mang lại hiệu quả rõ nét trong thực tiễn.
3.2.3. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam
Một là, tạo sự thống nhất về nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL.
Công tác tư tưởng nói chung, công tác TT, CĐ nói riêng có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng, trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng của quân đội. Tuy vậy, vẫn còn một số cấp uỷ, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác TT, CĐ và tầm quan trọng, tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL. Do đó, trong quá trình tiến hành công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL, nhất thiết phải quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của QUTW; các quy chế, quy định, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về công tác TT, CĐ trong quân đội; đồng thời gắn với nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị, của các tổ chức, lực lượng có liên quan đối với công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL.
Nội dung kinh nghiệm cho thấy, đơn vị nào, lúc nào, cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị nhận thức đúng đắn mục đích, đối tượng, lực lượng, nội dung, phương thức công tác TT, CĐ và nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ thì ở đó, khi đó phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và lực lượng; hoạt động TT, CĐ tiến hành thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Ngược lại, đơn vị nào, lúc nào, cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị nhận thức chưa đúng đắn vị trí, vai trò của công tác TT, CĐ và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ thì ở đó, khi đó sẽ không phát huy được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và lực lượng; chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL sẽ gặp khó khăn, chất lượng, hiệu quả sẽ không cao.
Vận dụng kinh nghiệm này hiện nay, cần coi trọng quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, của QUTW, Tổng cục Chính trị; nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng về công tác TT, CĐ và những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ; nhất là vị trí, vai trò của công tác TT, CĐ; những thuận lợi, khó khăn trong công tác TT, CĐ và nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL hiện nay. Khắc phục triệt để nhận thức không đầy đủ, không đúng đắn về công tác TT, CĐ; nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng, nhất là của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị, BCV, TTV trong nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ. Đây được xem là kinh nghiệm có vị trí quan trọng hàng đầu, là cơ sở đảm bảo công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL đúng đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và lực lượng trong tiến hành công tác TT, CĐ.
Hai là, bám sát thực tiễn, đặc điểm đối tượng để xác định nội dung, hình thức, phương pháp TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL cho phù hợp.
Chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL phụ thuộc một cách quyết định vào tính đúng đắn, khả thi của kế hoạch TT, CĐ và nội dung, hình thức, phương pháp TT, CĐ. Vì vậy, công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL phải tiến hành thường xuyên, liên tục; sát đặc điểm, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của đơn vị; nội dung TT, CĐ phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; hình thức, phương pháp TT, CĐ đa dạng, linh hoạt.
Nội dung kinh nghiệm này chỉ rõ, phải luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, thực tiễn mọi mặt của đơn vị để xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp TT, CĐ. Mặt khác, xây dựng kế hoạch TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL phải căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng, mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp; bám sát chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn đơn vị (quân số, chất lượng chính trị của quân nhân, kinh phí, cơ sở vật chất, tình hình tư tưởng, việc chấp hành kỷ luật...). Chính ủy, chính trị viên cần chủ động trao đổi thống nhất với người chỉ huy để đưa kế hoạch TT, CĐ vào kế hoạch công tác chung của đơn vị; tránh chồng chéo với các kế hoạch công tác khác. Kế hoạch cần xác định rõ n