Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

MỤC LỤC

 

Trang

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 9

1.1 Công chức quản lý nhà nước và vai trò của công chức quản lý nhà nước 9

1.2 Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 28

1.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước 41

1.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 59

2.1 Sự hình thành và phát triển của đội ngũ công chức quản lý nhà nước ở Việt Nam 59

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam 71

2.3 Đánh giá chung về chất lương đội ngũ công chức quản lý nhà nước 92

2.4 Nguyên nhân của những bất cập về chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam 95

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC 110

3.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 110

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 113

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

PHỤ LỤC

 

 

doc163 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận án). Bao gồm những người có chức danh từ phó phòng (hoặc tương đương) ở các sở, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân của 3 tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Đồng Nai đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam. Tổng số phiếu điều tra hợp lệ là 124 (chiếm 82,67% tổng số phiếu phát hành), trong đó 40 phiếu thuộc tỉnh Thái Nguyên, 45 phiếu thuộc tỉnh Đồng Nai và 39 phiếu thuộc tỉnh Quảng Trị. Tất cả những người được điều tra đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên, tuổi bình quân 48,3 tuổi, trong số 124 người đã trả lời phiếu điều tra có 25 nữ chiếm 20,2%. Phiếu điều tra và kết quả điều tra được thể hiện ở phụ lục 2 của Luận án. 2.2.1. Chất lượng công chức quản lý nhà nước theo trình độ đào tạo Theo kết qủa điều tra tháng 2/2000 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội Vụ) để chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch đào tạo công chức nhà nước, trong tổng số 15.997 công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp Bộ, ngành, tỉnh, vụ, huyện được điều tra có tỷ lệ đã qua đào tạo đại học, cao đẳng là 76,95%; số chưa qua đào tạo đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ khá lớn là 23,05%. Điều đó cũng có nghĩa là có tới 23,05% giữ vị trí chủ chốt trình độ đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa công chức quản lý nhà nước ở trung ương, tỉnh và huyện: ở các bộ, ngành tỷ lệ chưa qua đào tạo đại học, cao đẳng là 10,8%; ở cấp vụ là 11,3%; ở cấp tỉnh là 24% và ở cấp huyện tỷ lệ cao nhất lên tới 40% (Biểu 2. 2) Về trình độ lý luận chính trị, trong số các cán bộ công chức quản lý nhà nước giữ vị trí từ phó phòng (hoặc tương đương) trở lên được điều tra có tới 71,34% đã qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trung và cao cấp; Trong đó đối với cán bộ từ phó phòng (hoặc tương đương) trở lên cấp tỉnh 88,5%; sau đó đến cán bộ từ phó phòng (hoặc tương đương) trở lên cấp bộ, ngành là 82%; công chức từ phó phòng (hoặc tương đương) trở lên cấp huyện là 55,5% và tỷ lệ tham dự ít nhất là đối với cán bộ từ phó phòng (hoặc tương đương) trở lên cấp vụ mới đạt 39%. Về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, cũng theo báo cáo này có tới 59,94% chưa qua các lớp đào tạo về quản lý hành chính nhà nước, tỷ lệ này có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm công chức chủ chốt. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ khá cao công chức chưa tham gia đào tạo về hành chính nhà nước. Tỷ lệ tham gia thấp nhất ở nhóm công chức lãnh đạo cấp bộ, ngành (mới được 24,3%) tiếp theo đó là lãnh đạo cấp vụ (tỷ lệ tham gia mới đạt 28,6%); trong khi đó công chức lãnh đạo cấp tỉnh đạt 48,7% và cấp huyện đạt 45 Biểu 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt (năm 2000) Đối tượng Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Kiến thức Quản lý HCNN Trình độ CĐ, ĐH trở lên Chưa qua đào tạo CĐ, ĐH Trình độ TC&CC Chưa qua ĐT, BD Đã qua ĐT, BD Chưa qua ĐT, BD Tổng 15.997 12.309 76,95% 3.688 23,05% 11.413 71,34% 4.584 28,66% 6.409 40,06% 9.588 59,94% Công chức lãnh đạo chủ chốt bộ, ngành: 2800 2500 89,2% 300 10,8% 2300 82% 500 18% 680 24,3% 2120 75,7% Công chức lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh: 6.802 5170 76% 1632 24% 6020 88,5% 780 11,2% 3310 48,7% 3490 51,3% Công chức lãnh đạo cấp vụ: 2.795 2479 88,7% 316 11,3% 1093 39% 1704 61% 799 28,6% 1998 71,4% Công chức lãnh đạo chủ chốt cấp huyện: 3.600 2160 60% 1440 40% 2000 55,5% 1600 44,5% 1620 45% 1980 55% Nguồn: Kế hoạch đào tạo công chức của Ban Tổ chức Chính phủ - 2/2000 Từ năm 2000 đến năm 2004, do thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức nên trình độ đào tạo, lý luận chính trị, kiến thức và kỹ năng hành chính nhà nước của công chức quản lý nhà nước Việt Nam nói chung và của công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo nói riêng đã có bước tiến đáng kể. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương đến cuối năm 2003, đã có 85,7% công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo đạt trình độ đại học và trên đại học; đã có trên 90% công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo đã qua đào tạo lý luận chính trị trung cao cấp; tỷ lệ tham gia các lớp bồi dưỡng về hành chính nhà nước đã đạt được 65%. - Công chức quản lý nhà nước cấp trung ương: Trong tổng số 143 cán bộ cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng, tổng cục trưởng), 41,9% có trình độ trên đại học, 53,8% có trình độ đại học. Về lực lượng cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô trong các cơ quan Trung ương ở Việt Nam thì đại bộ phận cán bộ quản lý vĩ mô trong các Bộ hiện nay là những người được đào tạo khá cơ bản về chuyên môn. Số liệu điều tra cho thấy gần 84% số cán bộ đương chức trong các Bộ, ngành hiện nay của Nhà nước đã tốt nghiệp đại học và trên đại học. Tuy nhiên, theo đánh giá của các Bộ, có tới 34% chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu tính riêng từng Bộ, tỷ lệ không đáp ứng được yêu cầu thấp nhất cũng gần 19% và tỷ lệ cao nhất chiếm gần 50%. Theo kết quả điều tra của Bộ Nội vụ tháng 5/2003 (Biểu 2.3), ở cấp trung ương, đối tượng điều tra là công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo (từ phó phòng và tương đương đến cấp thứ trưởng và tương đương) trong tổng số 6.241 người được hỏi có 4.169 người (chiếm 66,8%) tự thấy cho rằng trình độ chuyên môn của mình chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chỉ có 1.763 người (chiếm 28,25%) tự đánh giá đáp ứng được yêu cầu của công việc. Về trình độ đào tạo nhiều người đã đạt được trình độ tiến sỹ, nhiều công chức được đào tạo chuyên môn ở các trường đại học nước ngoài trong những năm đổi mới. Đây là nhân tố mới trong đội ngũ công chức quản lý nhà nước ở Việt Nam. - Công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh Theo kết quả điều tra của Viện khoa học tổ chức Nhà nước tháng 5/2003 (Biểu 3) với số lượng công chức quản lý được điều tra là 14.029 người, trong đó có tới 8.422 người (chiếm 60,03%) tự đánh giá trình độ chưa tương xứng yêu cầu công việc. Chỉ có 4.935 người (chiếm 35,18%) cho rằng trình độ của họ tương xứng với yêu cầu công việc. Trình độ chuyên môn qua đào tạo của công chức quản lý nhà nước ở cấp tỉnh thể hiện ở biểu 2.4. Theo kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 23.960 công chức quản lý từ cấp phó phòng và tương đương đến cấp giám đốc sở và tương đương có tới 70,83% có trình độ đại học, có 2,37% có trình độ trên đại học. Đó là kết quả của nhiều biện pháp hữu hiệu mà Đảng và Nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng công chức của Nhà nước đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cũng còn tỷ lệ 1,31% công chức quản lý nhà nước cấp Tỉnh không có bằng cấp, có tới 6.104 người mới có bằng cao đẳng, trung cấp hoặc sơ cấp chiếm 25,48%. Điều đó cũng có nghĩa là cớ tới 26,79% công chức quản lý nhà nước trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và tiêu chuẩn hoá công chức quản lý nhà nước. Biểu 2.3: Tự đánh giá về mức độ phù hợp giữa trình độ chuyên môn của bản thân so với yêu cầu của công việc của Công chức quản lý nhà nước Tổng số Chia theo mức độ phù hợp (người) Cơ cấu (%) Không trả lời Thấp hơn Tương xứng Cao hơn Không trả lời Thấp hơn Tương xứng Cao hơn Tổng số 32.021 1.587 19.565 10.089 780 4,96 61,10 31,51 2,44 I- Cấp Trung ương 6.241 309 4.169 1.657 106 4,95 66,80 26,55 1,70 Phó phòng và tương đương 2.023 92 1.291 604 36 4,55 63,82 29,86 1,78 Trưởng phòng và tương đương 2.245 100 1.525 580 40 4,45 67,93 25,84 1,78 Phó vụ trưởng và tương đương 1.210 52 838 301 19 4,30 69,26 24,88 1,57 Vụ trưởng và tương đương 704 46 487 160 11 6,53 69,18 22,73 76 1,56 Thứ trưởng và tương đương 59 19 28 12 - 32,20 47,46 20,34 - II- Cấp tỉnh 14.029 672 8.422 4.582 353 4,79 60,03 32,66 2,52 Phó phòng và tương đương 4.455 172 2.550 1.611 122 3,86 57,24 36,16 2,74 Trưởng phòng và tương đương 5.147 210 3.089 1.721 127 4,08 60,02 33,44 2,47 Phó giám đốc sở và tương đương 2.508 146 1.555 751 56 5,82 62,00 29,94 2,23 Giám đốc sở và tương đương 1.766 105 1.152 463 46 5,95 65,23 26,22 2,60 Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh 87 23 46 18 - 26,44 52,87 20,69 - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh 25 8 14 3 - 32,00 56,00 12,00 - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 26 4 9 11 2 15,38 34,62 42,31 7,69 Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 15 4 7 4 - 26,67 46,67 26,67 - III – Cấp huyện 11.751 606 6.974 3.840 321 5,16 59,35 32,76 2,73 Phó phòng và tương đương 4.887 214 2.855 1.671 147 4,38 58,42 34,19 3,01 Trưởng phòng và tương đương 5.197 249 3.170 1.646 132 4,79 61,00 31,67 2,54 Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện 868 58 495 290 25 6,68 57,03 33,41 2,88 Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện 388 48 243 97 - 12,37 62,63 25,00 - Phó chủ tịch hội đồng nhân dân huyện 257 19 127 102 9 7,39 49,42 39,69 3,50 Nguồn: Kết quả điều tra về công chức hành chính của Bộ Nội vụ, tháng 5/2003 Chủ tịch Hội đồng nhân huyện 154 18 84 44 8 11,69 54,55 28,57 5,19 Biểu 2.4: Trình độ chuyên môn đào tạo của công chức quản lý nhà nước ở cấp tỉnh Chỉ tiêu Số lượng (người) % 1 Tổng số công chức quản lý nhà nước ở địa phương 23.960 100 2 Không bằng cấp 315 1,31 3 Sơ cấp 717 2,99 4 Trung cấp 4489 18,74 5 Cao đẳng 898 3,75 6 Đại học 16972 70,83 7 Thạc sỹ 427 1,78 8 Tiến sỹ và Tiến sỹ KH 142 0,59 Nguồn: Báo cáo điều tra của Viện khoa học tổ chức nhà nước 5/2003 Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng 100% cán bộ lãnh đạo ban ngành, các doanh nghiệp nhà nước chưa được đào tạo kiến thức về kinh tế thị trường. Theo đánh giá của Ban tổ chức Trung ương Đảng thì “hiện nay kiến thức về kinh tế thị trường là lỗ hổng lớn nhất đối với các cán bộ trong hệ thống chính trị”. Báo cáo của Ban điều hành dự án MSC từ xa do tổ chức Sida Thuỵ Điển tài trợ, thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) - trung tâm đào tạo lớn nhất về Kinh tế và Quản lý của Việt Nam cũng đã nêu đánh giá: “thiếu hụt kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường là một trong những thiếu hụt lớn nhất của cán bộ, công chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” [28]. Trong năm 2002 đã có 12 tỉnh đề nghị dự án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ quản lý của tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, đó là: Quảng Trị, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Bình, Yên Bái, Hải Phòng, Quảng Ninh. Kết quả điều tra do tác giả Luận án thực hiện tại 3 tỉnh, Thái Nguyên, Quảng Trị và Đồng Nai, cho thấy mặc dù tất cả các công chức lãnh đạo cấp tỉnh đều có trình độ đào tạo đại học, một số trên đại học và chuyên ngành đào tạo của họ tương đối phù hợp với công việc đang đảm nhận (chỉ số điều tra 3,6/5,0), tuy nhiên họ lại cho rằng kiến thức được học lại chưa thật phù hợp với công việc hiện tại (chỉ số điều tra 2,1/5,0). Điều này cho thấy rằng nội dung kiến thức được đào tạo mà họ tiếp thu trong các nhà trường đại học chưa thật phù hợp với thực tiễn công việc hiện nay, vì đa số được đào tạo trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung (tuổi đời trung bình là 48.3 và số năm công tác bình quân là 25 năm). Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra của Viện khoa học tổ chức nhà nước thực hiện. Công chức quản lý nhà nước cấp huyện Theo số liệu tại biểu 3 cho thấy công chức quản lý nhà nước chủ chốt ở cấp huyện có trình độ đại học và cao đẳng là 2.160 người chiếm 60%, có 1.440 người chiếm 40% chưa qua đào tạo đại học hoặc cao đẳng. Điều đó cũng có nghĩa là có tới 40% cán bộ chủ chốt cấp huyện và tương đương trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Về trình độ lý luận chính trị 55.5% cán bộ chủ chốt đã được đào tạo bồi dưỡng đạt trình độ lý luận chính trị trung và cao cấp; có 44,5% chưa qua đào tạo lý luận chính trị trung và cao cấp. Mới có 1.620 cán bộ chủ chốt cấp huyện (chiếm 45%) tham dự bồi dưỡng về quản lý nhà nước, còn 1.980 người chiếm tới 45% chưa qua các lớp đào tạo này. Theo kết quả báo cáo điều tra của Viện khoa học Tổ chức Nhà nước tháng 5/2003 (thể hiện ở biểu 2.3), ở cấp huyện, số công chức quản lý nhà nước được điều tra là 11.751 người (bao gồm những người đảm nhận vị trí công tác từ phó trưởng phòng và tương được đương trở lên đến chủ tịch uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân huyện và tương đương), có 6.974 người (chiếm 59,35%) tự thấy trình độ chuyên môn của họ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chỉ có 6.161 người (chiếm 35,49%) cho rằng trình độ của họ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Như vậy, chúng ta có thể thấy từ cấp huyện đến cấp trung ương tỷ lệ công chức quản lý nhà nước tự nhận thấy trình độ của mình đáp ứng được yêu cầu công việc mới trên 30%. Đây là một thực tế cần được xem xét nghiêm túc để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức này. - Công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 330.000 công chức cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. Trong đó có 37.100 giữ chức vụ lãnh đạo (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND xã phường, thị trấn), có 2.290 người (chiếm 6,2%) còn ở trình độ văn hoá cấp I; 14.690 người (39,6%) có trình độ văn hoá cấp II; 20.120 người (54,2%) có trình độ văn hoá cấp III. Số cán bộ chuyên môn gồm 4 chức danh (văn phòng- thống kê, tài chính - kế toán, tư pháp-hộ tịch, địa chính) có trình độ văn hoá cao hơn so với số cán bộ chủ chốt và đại biểu hội đồng nhân dân. Trong số 34.880 cán bộ chuyên môn có 2.010 người (chiếm 5,8%) có trình độ văn hoá cấp I; 11.810 người có trình độ văn hoá cấp II (33,9%), 21.060 người (60,3%) có trình độ văn hoá cấp III. Về lý luận chính trị có 74,8% số cán bộ chủ chốt, 43,3% số cán bộ chuyên môn được đào tạo theo các chương trình sơ cấp, trung cấp và cao cấp, trong đó chủ yếu là trung cấp và sơ cấp. Kiến thức quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ có vai trò quan trọng đối với cán bộ chính quyền cơ sở, nhưng trên thực tế, số cán bộ chủ chốt chưa được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chiếm tới 59,8%; gần 73% các chức danh chuyên môn còn chưa được đào tạo nghiệp vụ. Kết quả báo cáo điều tra do Viện khoa học tổ chức Nhà nước thực hiện tháng 5/2003 đối với 157.922 người thể hiện trên Biểu 2.5. Về trình độ văn hoá của công chức quản lý cấp cơ sở có trình độ tiểu học chiếm 5,2%, trung học cơ sở 37,43 %, trung học phổ thông 57,37%. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trình độ đại học chỉ có 5,35%, trung cấp là 15,10%; còn chưa qua đào tạo chiếm tới 76,55%. Thực tế này cho thấy nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức cơ sở là một vấn đề có tính cấp bách. Biểu 2.5: Cơ cấu về công chức cơ sở (xã, phường) theo 18 chức danh STT Tiêu thức phân loại Số lượng (người) Tỷ lệ % Tổng số cán bộ cơ sở ở 18 chức danh 157.922 100 1 Phân theo giới tính + Nam 136.219 86.26 + Nữ 21.703 13.74 2 Phân theo độ tuổi + Dưới 30 10.809 6.84 + Dưới 30- 40 32.216 20.40 + Dưới 40 – 50 67.894 42,99 + Từ 50 -60 39.186 24,81 + Trên 60 7.812 4,95 3 Phân theo thâm niên + Dưới 5 năm 92.172 58,37 + Từ 5 – 10 năm 49.369 31,26 + Trên 10 năm 16.381 10,37 4 Phân theo thành phần dân tộc + Kinh 121.945 77,22 + Khác 35.977 22,78 5 Phân theo xu hướng chính trị 86,28 + Đảng viên 136.248 13,72 + Không đảng viên 21.674 5,2 6 Phân theo trình độ văn hóa + Tiểu học 8.168 37,43 + Trung học cơ sở 58.778 57,37 + Trung học phổ thông 90.109 57.37 7 Phân theo trình đô chuyên môn N.vụ + Sơ cấp 4.740 3,0 + Trung cấp 23.852 15,10 + Đại học 8.445 5,35 + Không 120.885 76,55 8 Phân theo trình độ lý luận chính trị + Không 63.163 40 + Sơ cấp 32.854 20,8 + Trung cấp 58.367 36,96 + Cao cấp 3.538 2,24 9 Phân theo trình độ quản lý Nhà nước + Không 115.709 73,27 + Sơ cấp 21.708 18,81 + Trung cấp 12.039 7,62 + Cao cấp 466 0,3 10 Phân theo trình độ ngoại ngữ: + không 155.017 98,16 Nguồn: Báo cáo của Viện khoa học tổ chức Nhà nước 5/2003 2.2.2. Chất lượng công chức quản lý nhà nước theo kỹ năng công việc Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức nhà nước đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Do thiếu kỹ năng thực thi công vụ nên nhiều công chức quản lý nhà nước cảm thấy lúng túng khi triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2003), công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo cấp trung ương còn thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hành chính nhà nước. Các kỹ năng cần được đào tạo cho công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo ở trung ương hiện nay được xác định bao gồm: Tổng hợp tư duy chiến lược; Dự tính và lập kế hoạch; Kỹ năng ngoại ngữ; Kỹ năng diễn thuyết. Theo kết quả điều tra của Dự án “Phát triển chương trình và nguồn nhân lực đào tạo cán bộ công chức địa phương về quản lý kinh tế trong nền kinh tế định hướng thị trường ở Việt Nam” - dự án ASIA-LINK mã số ASI/B7-301/98/679-042 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện năm 2004, thì cán bộ công chức cấp tỉnh còn thiếu hụt kiến thức và kỹ năng quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường [27]. Kết quả điều tra của Dự án theo 10 kỹ năng được đánh giá quan trọng đối với cán bộ công chức quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên hiện nay công chức cấp tỉnh chưa có hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu. Những kỹ năng cần đào tạo của công chức quản lý nhà mước cấp tỉnh được thể hiện ở Biểu 2.6. Biểu 2.6: Những kỹ năng cần được đào tạo đối với công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ( Sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần) Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng máy tính Kỹ năng ngoại ngữ 6. Kỹ năng giải quyết vấn đề 7. Kỹ năng soạn thảo văn bản 8. Kỹ năng tổ chức hội họp 9. Kỹ năng làm việc nhóm 10. Kỹ năng giao tiếp Nguồn: Báo cáo của dự án ASIA-LINK mã số ASI/B7-301/98/679-042 Theo kết quả nghiên cứu đánh giá về Quản trị nguồn nhân lực trong các cơ quan Quản lý hành chính nhà nước do PGS.TS Bùi Anh Tuấn và ThS Nguyễn Phương Mai (Trường Đại học KTQD) thực hiện năm 2003, những điểm yếu kém trong công tác quản trị nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước đó là: “động lực lao động chưa cao và thiếu tính sáng tạo trong công việc; tính chịu trách nhiệm thấp; tính chuyên nghiệp hạn chế” [31]. Động lực và tính sáng tạo trong công việc chưa được phát huy tốt trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Trước hết là do trong các cơ quan hành chính có quá nhiều quy định, nội quy, quy chế của tổ chức mà trong số đó có những điều quá chặt chẽ hoặc không còn phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, để giữ an toàn người lao động có xu hướng chỉ tuân thủ theo đúng các quy định, quy chế chứ không sáng tạo, linh hoạt trong công việc. Thứ hai, sự phân cấp, phân quyền chưa được thực hiện đầy đủ làm hạn chế tính chủ động sáng tạo và động lực làm việc của công chức các cấp. Trong quá trình thực hiện phân cấp xuống cấp dưới mới chỉ phân cấp về chức năng nhiệm vụ, mà chưa phân cấp đầy đủ về quyền hạn, trách nhiệm và điều kiện thực hiện. Thứ ba, do môi trường làm việc, văn hoá tổ chức nơi công sở và thái độ của người lãnh đạo, chính sách Quản trị Nguồn nhân lực chưa phát huy tác dụng động viên, khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình và sáng tạo hơn. Chịu trách nhiệm (bao gồm hai khía cạnh: tự chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm) là đòi hỏi đối với các cá nhân công chức thực thi quyền lực phải trả lời trước các cấp cao hơn về những hành động của mình hay tổ chức do mình lãnh đạo. Tính chịu trách nhiệm giúp trả lời các câu hỏi: nhiệm vụ mà một công chức hành chính có nghĩa vụ phải hoàn thành? Những mục tiêu cụ thể cần đạt được? Phải báo cáo giải trình về việc sử dụng nguồn lực và kết quả với ai? Những biện pháp khuyến khích hay trừng phạt nào sẽ được áp dụng trong trường hợp hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ ? Hiện nay, một vấn đề thực tế là có nhiều vấn đề tồn tại trong các cơ quan hành chính nhà nước như sự chậm chễ trong thực thi nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ, quần chúng phàn nàn, khiếu kiện... mà việc quy trách nhiệm thuộc về ai là rất khó xác định. Đội ngũ công chức của Nhà nước ta trong những năm gần đây trình độ học vấn, trình độ kiến thức văn hoá đã tăng lên đáng kể về mặt văn bằng chứng chỉ, song năng lực thi hành công vụ, năng lực điều hành quản lý còn chưa thật tương xứng. Quá trình ra quyết định trong các cơ quan hành chính còn mất rất nhiều thời gian, nhiều văn bản pháp quy không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp; tình trạng luật, pháp lệnh phải chờ nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành vẫn chưa được khắc phục. Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính vẫn còn lạc hậu. Một tình trạng rất phổ biến là: Nhiều công chức không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc của mình, cũng như không hiểu rõ về nhiệm vụ của tổ chức mình. Kết quả điều tra do tác giả Luận án thực hiện được phản ánh ở hai góc độ: thứ nhất là nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý và thứ hai là các kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Kết quả điều tra đánh giá này về tầm quan trọng của các kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ công việc theo nhận thức của các cán bộ công chức nhà nước thể hiện ở biểu 2.7. Biểu 2.7: Tầm quan trọng của các kỹ năng I. Kỹ năng tư duy chiến lược II. Kỹ năng quan hệ III. Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật Tổng hợp và tư duy chiến lược Dự tính lập kế hoạch Quan hệ giao tiếp Sắp xếp công việc Trình bày diễn giải Ngoại ngữ Dự tính lập kế hoạch Ra quyết định Sử dụng máy tính Tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý được sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất cho đến ít quan trọng nhất. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược được đánh giá là nhóm kỹ năng quan trọng nhất đối với các cán bộ công chức ngạch bậc cao. Nhóm kỹ năng quan trọng thứ hai là nhóm kỹ năng quan hệ bởi trong công việc của công chức phải có sự giao tiếp với nhiều người, nhiều đối tượng nên kỹ năng quan hệ được đánh giá cao. Nhóm kỹ năng thứ ba là nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật. Kết quả điều tra cho thấy 90% cho rằng họ chưa đủ các kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc. Chỉ có 10% cho rằng họ có đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Những người cho rằng mình có đủ kỹ năng cần thiết để thực thi nghiệm vụ là những người tuổi dưới 45, đa số trong số họ vừa tham gia các khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ trong khoảng 1 năm trở lại. Tuy nhiên đối với từng nhóm công chức thì việc xác định kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng nhất lại có sự khác nhau. Kết quả điều tra phản ánh trên Biểu 8 cho thấy đối với lãnh đạo tỉnh (chủ tịch phó chủ tịch hoặc tương đương) họ cho rằng kỹ năng tư duy chiến lược đóng vai trò quan trọng nhất; đối với giám đốc và phó giám đốc các sở (hoặc tương đương) thì lại cho rằng kỹ năng quan hệ và tư duy chiến lược đóng vai trò quan trọng nhất; còn đối với lãnh đạo cấp phòng thì lại xác định kỹ năng chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất. Điều này cần được lưu ý xem xét khi xác định các khoá đào tạo cho từng loại công chức ở các cấp khác nhau. Như vậy, sự thiếu hụt kỹ năng hoặc kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đang là một thực tế của công chức quản lý nhà nước đảm nhận vị trí lãnh đạo. Kỹ năng nghề nghiệp không chỉ là chỉ tiêu đánh giá về năng lực thực thi công việc cụ thể của công chức quản lý nhà nước, mà nó còn là chỉ tiêu phản ánh tính chuyên nghiệp trong thực thi công việc của công chức quản lý nhà nước. Để giúp cho công chức đảm nhận được công việc của mình công chức quản lý nhà nước cần phải được đào và bồi dưỡng hơn nữa nhất là các kỹ năng để thực thi nhiệm vụ được giao. Biểu 2.8: Những kỹ năng công việc quan trọng cần đào tạo cho ba nhóm chức quản lý nhà nước cấp tỉnh Lãnh đạo tỉnh (chủ tịch, phó chủ tịch) Giám đốc, phó giám đốc sở (và tương đương) Trưởng, phó phòng (và tương đương) Tổng hợp và tư duy chiến lược Dự tính và lập kế hoạch Trình bày diễn giải Ngoại ngữ 1. Quan hệ giao tiếp 2. Tư duy chiến lược Sắp xếp công việc Ngoại ngữ 1. Ra quyết định 2. Sử dụng máy tính 3. Quan hệ giao tiếp 4. Ngoại ngữ 2.2.3. Chất lượng công chức quản lý nhà nước theo kinh nghiệm và thâm niên công tác Cơ cấu công chức quản lý nhà nước hiện nay vừa thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi là vấn đề cần quan tâm. Số công chức Nhà nước trong các cơ quan hành chính của Chính phủ có tuổi dưới 30 chiếm 11,2%; tuổi từ 30-40 chiếm 29,7%; tuổi từ 40-50 chiếm 33,26%, tuổi trên 50 chiếm 25,95%. Mặc dù trình độ chuyên môn theo văn bằng của các cán bộ quản lý cấp vĩ mô là khá cao, nhưng khi xem xét về độ tuổi và mức năng lực chung so với yêu cầu của công việc cho thấy tuổi trung bình của đội ngũ này hiện cũng khá cao và phân bố không hợp lý giữa các nhóm tuổi. Khoảng 50% số cán bộ có độ tuổi trên 45 tuổi, chỉ có khoảng 20% số cán bộ dưới 35 tuổi. Tỷ lệ nữ trong công chức lãnh đạo còn thấp. Công chức dân tộc ít người chiếm tỷ lệ thấp ngay ở địa bàn dân tộc thiểu số ở miền núi. Đối với công chức quản lý nhà nước mặc dù có thâm niên công tác nhiều năm nhưng còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước nhất là quản lý nhà nước về kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1775.doc
Tài liệu liên quan