Luận án Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 16

1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 33

2.1. Môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam 33

2.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 55

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

77

3.1. Thực trạng chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 77

3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 106

Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

122

4.1. Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

122

4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

132

KẾT LUẬN 167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171

PHỤ LỤC 184

 

doc218 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
”; Hướng dẫn số 934/HD-CT của TCCT về việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các trung đoàn bộ binh còn có hạn chế, bất cập; nhiều nơi chưa cụ thể hóa sự chỉ đạo, hướng dẫn của trên thành các quy chế, quy định một cách cụ thể, thiết thực. Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Trung đoàn bộ binh 148, Sư đoàn bộ binh 316, Quân khu 2 đã chỉ rõ: Nhận thức của một số chi ủy, chi bộ chỉ huy cơ quan, đơn vị, quân nhân về ý nghĩa tầm quan trọng của cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá còn đơn giản, phiến diện dẫn tới việc thực hiện các nội dung, tiêu chuẩn chưa sâu, còn mang tính hình thức; một số quân nhân trong ứng xử nói năng, giao tiếp chưa chuẩn mực, thậm chí còn có quân nhân vi phạm kỷ luật Quân đội phải xử lý [139, tr. 9]. Nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và lực lượng ở các trung đoàn bộ binh đối với xây dựng MTVH còn hạn chế nhất định thể hiện ở những mức độ, góc độ khác nhau. Một số cán bộ, đảng viên chưa thấy được sự cần thiết phải xây dựng MTVH, nội dung xây dựng MTVH dẫn đến chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển đồng bộ các yếu tố cấu thành MTVH, nhất là việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ giá trị văn hóa, các chuẩn mực văn hóa của người quân nhân cách mạng. Năng lực tiến hành công tác tư tưởng, khả năng giáo dục, thuyết phục ở một số cán bộ chủ trì chưa cao, còn có những biểu hiện hành chính đơn thuần trong quán triệt thực hiện nhiệm vụ xây dựng MTVH. Vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu ở một số cán bộ, đảng viên còn có những hạn chế nhất định, còn có biểu hiện xem nhẹ xây dựng MTVH. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, có 3% ý kiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp khi được hỏi về tầm quan trọng và sự cần thiết phải NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh cho rằng bình thường [phục lục 3]. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy các trung đoàn bộ binh chưa có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo hoặc chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng MTVH còn chung chung, chưa sát với tình hình thực tiễn của các trung đoàn bộ binh; chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong tham gia xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Do đó, chưa phát huy hết trí tuệ tập thể trong xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo; khả năng nắm bắt tình hình của một số cấp uỷ chưa sâu và thiếu toàn diện; một số ít đồng chí bí thư, cấp uỷ còn lúng túng cả trong thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị hội nghị và chủ trì hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng. Vì vậy, nội dung lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng MTVH còn quá sơ sài hoặc còn dàn trải hoặc thiếu tập trung; trong hội nghị chưa thực sự phát huy dân chủ trong thảo luận, bàn bạc và tổ chức thực hiện đã làm ảnh hưởng đến hiệu lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối thuộc đảng ủy các trung đoàn bộ binh với nhiệm vụ xây dựng MTVH. Nhận thức về MTVH và xây dựng MTVH ở một số ít cán bộ của cơ quan chính trị, nhất là trợ lý Tuyên huấn ở các trung đoàn bộ binh còn hạn chế nhất định, chưa đề cao trách nhiệm trong tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động xây dựng MTVH. Qua nghiên cứu báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ; nghị quyết lãnh đạo năm và báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT năm của các trung đoàn bộ binh thấy rằng: Việc đánh giá kết quả và đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng MTVH, trong thực hiện “Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp lành mạnh, phong phú trong các đơn vị quân đội” còn sơ sài, thậm chí ít đề cập đến. Qua khảo sát, hầu hết các báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của các trung đoàn bộ binh chưa thể hiện hết được những nội dung, nhiệm vụ cơ bản về xây dựng MTVH; mới chỉ đánh giá được kết quả một số hoạt động văn hóa, như: Xây dựng con người văn hóa, thiết chế văn hóa, hoạt động văn hóa văn nghệ, xây dựng môi trường cảnh quan, bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần, quan hệ quân, dân... nhưng rất chung chung chưa đi vào trọng tâm, trong điểm. Vì vậy, cơ quan chính trị chưa thực sự phát huy tốt chức năng là cơ quan tham mưu đúng, trúng để đảng ủy trung đoàn xây dựng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng, hiệu quả cao; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng MTVH thiếu toàn diện, chưa có chiều sâu. Hoạt động xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chính trị còn bộc lộ những hạn chế nhất định về năng lực, trình độ chuyên môn. Trong xây dựng, hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng MTVH tuy có sự thống nhất nhưng còn trùng lặp nhiều về nội dung, hình thức, biện pháp. Đặc biệt, còn có hiện tượng kế hoạch của cấp dưới dập khuôn, sao chép kế hoạch của cấp trên; thậm chí, có đơn vị còn mang tính hình thức, đối phó; tiến hành xây dựng MTVH còn thiếu chủ động, lúng túng trong các khâu, các bước, chất lượng hiệu quả thấp. Một số đơn vị kế hoạch xây dựng MTVH rất bài bản, đúng quy trình, song chỉ mang tính lý thuyết đơn thuần, còn việc triển khai thực hiện lại tùy tiện, không tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Vai trò của một số cán bộ chính trị các cấp ở trung đoàn bộ binh trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng MTVH chưa được phát huy đầy đủ. Sự phối hợp xây dựng MTVH giữa các tổ chức trong đơn vị có lúc còn thiếu tính chủ động, sự phân công, phân cấp trong lãnh đạo, chỉ huy và trong cấp uỷ còn chưa thật cụ thể, rõ ràng. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến 9,4% ý kiến của hạ sĩ quan, chiến sĩ cho rằng năng lực quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng MTVH của cán bộ các cấp còn ở mức trung bình [Phục lục 4] Nhận thức, trách nhiệm của tổ chức đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân ở các trung đoàn bộ binh về xây dựng MTVH còn nhiều hạn chế. Việc gắn kết hoạt động xây dựng MTVH với các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của Đảng, của dân tộc và quân đội thiếu chặt chẽ. Chưa phát huy hết vai trò xung kích, sáng tạo, dân chủ, đoàn kết của tổ chức đoàn thanh niên; phát huy dân chủ của hội đồng quân nhân, quyền làm chủ của tập thể quân nhân trong tham mưu, hiến kế cho cấp ủy, chỉ huy về xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa, xây dựng MTVH có đơn vị hiệu quả thấp. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, có 6,2 % ý kiến trong tổng số 500 hạ sĩ quan, chiến sĩ được hỏi về vị trí, vai trò của MTVH, sự cần thiết nâng cao chất lượng xây dựng MTVH trả lời mức độ bình thường và khó trả lời [Phụ lục 4]. Hai là, nội dung xây dựng MTVH ở một số trung đoàn bộ binh có thời điểm tiến hành chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm; hình thức, biện pháp tiến hành chưa thực sự linh động, sáng tạo. Xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh là một bộ phận của hoạt động CTĐ, CTCT, được tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên về văn hóa, MTVH và xây dựng MTVH. Tuy nhiên, việc xác định nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh có thời điểm chưa thực sự toàn diện, tính thống nhất chưa cao, chưa thấy hết vị trí, vai trò của các yếu tố cơ bản cấu thành MTVH. Do đó, việc xác định các chủ trương, biện pháp để tiến hành xây dựng, phát triển, hoàn thiện các yếu tố cấu thành MTVH như: xây dựng, phát triển hệ giá trị văn hóa, các quan hệ văn hóa, các hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa và cảnh quan văn hóa; nhất là xây dựng hệ chuẩn mực giá trị văn hóa ở các trung đoàn bộ binh, để định hướng quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ còn thiếu đồng bộ, chưa đi vào thực chất. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ mà trực tiếp nhiệm vụ HL, SSCĐ và ý thức chấp hành kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy. Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ Trung đoàn 141, thuộc Đảng bộ Sư đoàn 312 đã đánh giá: “Chất lượng huấn luyện có nội dung còn hạn chế. Lãnh đạo xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật chưa vững chắc. Lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật có nội dung còn hạn chế” [25, tr.2]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ khóa XX tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ Trung đoàn 1 thuộc Đảng bộ Sư đoàn 324 đã chỉ ra: “Công tác huấn luyện, SSCĐ có nội dung chưa toàn diện, nhận thức nhiệm vụ... Chất lượng huấn luyện, một số nội dung khoa mục chưa đạt độ vững chắc” [37, tr. 6]. Trong triển khai thực hiện hiện các Cuộc vận động như: Chỉ thị số 143/CT của TCCT, “Về thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội”; Hướng dẫn số 934/HD-CT của TCCT, về việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở một số trung đoàn bộ binh chưa thành nền nếp, thiếu những nội dung, hình thức, biện pháp đem lại hiệu quả. Việc gắn kết giữa thực hiện cuộc vận động xây dựng MTVH với các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của Đảng, của Quân đội; nhất là, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; phong trào xây dựng “Đơn vị văn hóa” chưa tạo ra khí thế sôi nổi, chưa gắn kết chặt chẽ tiêu chí xây dựng “Đơn vị văn hóa” với tiêu chí đánh giá, phân tích chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, xây dựng đơn vị VMTD và bình xét khen thưởng hàng năm. Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của Trung đoàn 1, Sư đoàn 330, Quân khu 9 chỉ rõ: “Việc gắn Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa” với các cuộc vận động lớn trong Quân đội có lúc, có nơi còn chưa cụ thể, thiết thực chặt chẽ” [151, tr.6]. Một số cấp ủy, chỉ huy ở các trung đoàn bộ binh chưa xác định đầy đủ nội dung xây dựng MTVH; cá biệt, còn có cán bộ cho rằng, xây dựng MTVH là chỉ cần xây dựng cảnh quan môi trường, vườn hoa cây cảnh hay các hoạt động phong trào mà chưa quan tâm đến xây dựng các giá trị văn hóa, quan hệ văn hóa và các thiết chế văn hóa. Do vậy, quá trình tổ chức thực hiện, chưa chú trọng xây dựng các phẩm chất văn hóa của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới như: phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật. Xác định nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng MTVH chưa sát với tình hình thực tiễn nhiệm vụ; chưa thấy hết vị trí, vai trò của các yếu tố cấu thành MTVH đối với việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người quân nhân cách mạng. Công tác giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm có lúc chưa được chú trọng, hình thức giáo dục thiếu phong phú, đơn điệu, dễ gây nhàm chán nên chưa tạo chuyển biến thực sự cho cán bộ, chiến sĩ trong xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của Trung đoàn 1, Sư đoàn 324, Quân khu 4 chỉ rõ: “Công tác triển khai, thực hiện nội dung cuộc vận động có lúc chưa thực sự gắn với nhiệm vụ chính trị của Trung đoàn..., chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong thực hiện các nội dung của cuộc vận động” [145, tr.9]. Một số nội dung, hình thức, biện pháp của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền cổ động chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thực tiễn; tính thuyết phục chưa cao; còn nặng về lý luận, chưa liên hệ sát với thực tiễn nhiệm vụ của các trung đoàn bộ binh. Nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị còn đơn điệu, hời hợt, thiếu chiều sâu. Công tác giáo dục, quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của QUTW, BQP, TCCT và cấp trên về văn hóa, xây dựng MTVH cho cán bộ, chiến sĩ chưa thực sự đầy đủ. Công tác nghiên cứu, biên soạn, đưa các nội dung về xây dựng MTVH vào chương trình giáo dục chính trị cho các đối tượng chưa được tiến hành thường xuyên, có đơn vị không đưa vào chương trình giáo dục. Hình thức, biện pháp tiến hành công tác tư tưởng còn đơn điệu, thiếu chiều sâu không bám sát thực tiễn và từng đối tượng; chưa thực sự xuất phát từ nhận thức, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ để giáo dục, thuyết phục nên tính thuyết phục chưa cao, chưa tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Thứ ba, kết quả xây dựng MTVH có những hạn chế so với mục tiêu, yêu cầu; kết quả xây dựng các tổ chức và chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trung đoàn bộ binh còn có những hạn chế. Trong quá trình xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh, một số cấp uỷ, chỉ huy chưa chú ý xây dựng đồng bộ các yếu tố cấu thành MTVH, chưa phát huy tốt vai trò các yếu tố đó trong xây dựng đơn vị và rèn luyện cán bộ, chiến sĩ. Trong xây dựng giá trị văn hóa ở các trung đoàn bộ binh, chưa thực sự chú trọng đến, chưa quan tâm đến nâng cao trình độ, nhận thức văn hóa, cách thức ứng xử văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ dẫn đến một bộ phận chưa có định hướng chính xác về xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Theo báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các trung đoàn bộ binh đều có chung nhận định: Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ phấn đấu cầm chừng, thiếu cố gắng vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ, còn biểu hiện lối sống thực dụng, vị kỷ, thiếu mục tiêu phấn đấu. Chất lượng thực hiện nhiệm vụ HL, SSCĐ ở một số nội dung, khoa mục còn chưa đạt được theo chỉ tiêu nghị quyết đặt ra, một số đồng chí chưa thật sự chú tâm đến chất lượng huấn luyện, phấn đấu cần chừng, còn có biểu hiện “nước sông công lính”. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, có 9% ý kiến trong tổng số 500 hạ sĩ quan, chiến sĩ được hỏi cho rằng chất lượng HL, SSCĐ đạt trung bình [Phụ lục 4]. Vẫn còn cán bộ, chiến sĩ chấp hành kỷ luật không nghiêm, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Đánh giá vấn đề này, trong báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của TCCT đã chỉ rõ: “Một số đơn vị cơ sở việc quản lý tư tưởng, kỷ luật chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa gắn với trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, còn để xẩy ra nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật làm ảnh hưởng đến bản chất tốt đẹp của quân đội” [131, tr.28]. Ý thức chấp hành kỷ luật của một số quân nhân hạn chế, còn biểu hiện coi thường điều lệnh, điều lệ quân đội, chế độ quy định của đơn vị; tỷ lệ vi phạm kỷ luật ở các trung đoàn bộ binh còn cao, có nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng [Phụ lục 19, 20]. Quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng đội có thời điểm chưa chuẩn mực; chấp hành các quy định trong phát ngôn của một số quân nhân chưa tốt; nhất là các hiện tượng viết đơn thư nặc danh, nhắn tin với nội dung phản ánh không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ, tạo dư luận xấu ở các trung đoàn bộ binh. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, có 18,8% hạ sĩ quan, chiến sĩ được hỏi cho rằng mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa đồng chí, đồng đội với nhau đạt trung bình và yếu [Phụ lục 4]. Các thiết chế văn hóa ở các trung đoàn bộ binh mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố theo hướng chính quy, hiện đại; song, hiệu quả hoạt động của một số thiết chế còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành xây dựng MTVH ở một số cơ quan, đơn vị thuộc các trung đoàn bộ binh hoạt động chưa thật chặt chẽ, cụ thể, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các thiết chế văn hóa như: phòng truyền thống, phòng Hồ Chí Minh, phòng đọc ở các trung đoàn bộ binh chưa được củng cố, tu bổ thường xuyên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên văn hóa còn ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa. Qua khảo sát thực tế ở các trung đoàn bộ binh, tỷ lệ cán bộ, nhân viên văn hóa, chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; bố trí sắp xếp trái ngành, trái nghề còn khá phổ biến, cá biệt có nhân viên nhà văn hóa được điều chuyển từ các bộ phận do tình trạng thiếu nhân lực [Phụ lục 16]. Hoạt động phòng Hồ Chí Minh ở các tiểu đoàn chưa thu hút được đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia; nhiều phòng Hồ Chí Minh không có các tổ, đội phụ trách điều hành hoạt động [Phụ lục 17]. Hoạt động văn hóa ở các trung đoàn bộ binh tuy đã đạt được những kết quả quan trọng; tuy nhiên, về hình thức hoạt động còn chưa thật phong phú, chất lượng hoạt động văn hóa ở các cơ quan, đơn vị thuộc các trung đoàn bộ binh còn hạn chế. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; thông tin, cổ động, sách, báo, văn hóa văn nghệ chủ yếu được tổ chức ở cấp trung đoàn, do các cơ quan chức năng, nòng cốt là cơ quan chính trị tổ chức thực hiện. Hình thức, biện pháp tổ chức tiến hành các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở các trung đoàn bộ binh chưa thực sự phong phú, sinh động; chưa lôi cuốn được đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến có 6% ý kiến trong tổng số 300 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được hỏi về mức độ phong phú, lôi cuốn của các hoạt động văn hóa, văn nghệ trả lời chưa phong phú [phụ lục 3]. Nguồn ngân sách, kinh phí đầu tư cho các hoạt động văn hóa ở các trung đoàn bộ binh còn ít, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trên cấp, khả năng huy động các nguồn kình phí khác cho các hoạt động văn hóa ở các trung đoàn bộ binh còn nhiều khó khăn. Hệ thống cảnh quan văn hóa chủ yếu được đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp theo ngân sách cấp trên đầu tư; chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong tu bổ, nâng cấp hệ thống cảnh quan của cán bộ, chiến sĩ ở các trung đoàn bộ binh. Những hạn chế trong xây dựng MTVH làm ảnh hưởng đến kết quả xây dựng các tổ chức, nhất là tổ chức đảng ở các trung đoàn bộ binh. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng ở các trung đoàn bộ binh còn những hạn chế, bất cập, Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa phát huy tốt vai trò là hạt nhân chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị ở các trung đoàn bộ binh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phong cách lãnh đạo của một số cấp ủy, nhất là ở đơn vị cơ sở còn hạn chế. Trình độ, năng lực, phương pháp tác phong công tác của một số cấp ủy viên còn hạn chế, chưa khoa học; việc chấp hành nguyên tắc lãnh đạo, tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở số ít cấp ủy, tổ chức đảng ở các trung đoàn bộ binh chưa nghiêm túc; tính đấu tranh tự phê bình, phê bình của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao. Tỷ lệ cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong các trung đoàn bộ binh chưa đạt tiêu chuẩn TSVM, cơ quan, đơn vị chưa đạt VMTD hàng năm còn ở mức khá cao trên 0,15% [Phụ lục 10]. 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 3.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm Nguyên nhân của những ưu điểm Một là, những thành tựu to lớn trong hơn 35 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sau hơn 35 năm đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình an ninh chính trị ổn định; trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa cũng đạt được những thành tựu quan trọng, MTVH xã hội được cải thiện; kinh tế tăng trưởng mạnh, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại được tăng cường và mở rộng. Hiện nay, Đảng ta rất quan tâm đến xây dựng và phát triển văn hóa và MTVH, đã có nhiều nghị quyết chuyên đề về tư tưởng - văn hóa, như Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nhà nước cũng có nhiều chế quy định, hướng dẫn về hoạt động văn hóa tư tưởng. Đó là những định hướng cơ bản đảm bảo cho hoạt động tư tưởng, văn hóa đi đúng hướng, khắc phục những hiện tượng pha tạp, lai căng, làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Những thành tựu và định hướng đó tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và quân đội nói chung, của cán bộ, chiến sĩ ở các trung đoàn bộ binh nói riêng. Đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường là cơ sở để củng cố niềm tin, nâng cao được ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ở các trung đoàn bộ binh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, là điều kiện thuận lợi để các trung đoàn bộ binh xác định nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng MTVH cho thích hợp, đảm bảo cho hoạt động xây dựng MTVH luôn đúng hướng, sát với yêu cầu nhiệm vụ đơn vị và đạt được hiệu quả ngày càng cao. Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW, Bộ Quốc phòng, TCCT là điều kiện quan trọng trong xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, TCCT đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng các hoạt động xây dựng MTVH trong quân đội như: Nghị quyết số 847 - NQ/QUTW ngày 28/12/2021 về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới; Chỉ thị 143/CT ngày 12/5/1992 “Về thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội”; Chỉ thị 353/CT ngày 09/11/1996 của TCCT “Về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá trong các đơn vị quân đội”; Hướng dẫn số 934/HD- CT của TCCT ngày 15/11/2000 “Về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá trong quân đội thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trong các đơn vị quân đội”; Báo cáo Tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (1992 - 2017) của TCCT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho hoạt động xây dựng MTVH ở các đơn vị đúng hướng, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với môi trường hoạt động quân đội. Là định hướng lớn, mang tính lâu dài nhằm củng cố và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội, giữ gìn và phát huy những phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đã quan tâm, đầu tư xây dựng doanh trại, phòng học, hội trường, thao trường, bãi tập chính quy, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa vui tươi, lành mạnh. Ba là, năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, sự chỉ đạo của chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị trung đoàn đối với xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy sư đoàn, sự chỉ đạo, quản lý của cán bộ chủ trì sư đoàn, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng cấp trên, nhất là sự chỉ đạo, hướng dẫn của phòng chính trị sư đoàn đối với xây dựng MTVH, NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh. Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trò của xây dựng MTVH, đảng ủy, chỉ huy các trung đoàn bộ binh đã thường xuyên quan tâm, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực cho các lực lượng tham gia xây dựng MTVH. Cấp ủy, tổ chức đảng ở các đơn vị trực thuộc các trung đoàn bộ binh luôn phát huy tốt vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng MTVH. Thường xuyên sâu sát, nắm chắc đặc điểm, điều kiện hoạt động của các tổ chức, lực lượng trong đơn vị, bước đầu có những chính sách phù hợp, khuyến khích sự say mê, sáng tạo của các tổ chức, lực lượng trong tổ chức các hoạt động xây dựng MTVH. Cấp ủy, tổ chức đảng ở các đơn vị đã vận dụng và kết hợp nhiều hình thức, biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ, động viên, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao cho các tổ chức, lực lượng tích cực tham gia các hoạt động xây dựng MTVH. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thi đua, gắn kết chặt chẽ giữa thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm với hoạt động xây dựng MTVH, tạo động lực mạnh mẽ cho các tổ chức, lực lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_xay_dung_moi_truong_van_hoa_o_ca.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Nguyen Thanh Trung.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Thanh Trung.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Thanh Trung.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Thanh Trung.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Thanh Trung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Nguyen Thanh Trung.doc
  • doc4 THONG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Nguyen Thanh Trung.doc
Tài liệu liên quan