3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
3.3.1. Mô hình nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh như sau:
Quy mô; Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Công nghệ; Giá bán (phí
dịch vụ).
3.1.1. Kết quả nghiên cứu
- Phân tích mô tả: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
có độ lệch chuẩn đều lớn hơn 0,5 và giao động từ 0,61586 đến 0,61728. Có mức
trung bình giao động từ 4,5123 đến 4,4733.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Cronbach's Alpha của các biến giao động từ
0,803 đến 0,836. Vì vậy tất cả các nhân tố con và các biến đều được chấp nhận
và thích hợp để tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
- Phân tích nhân tố nhân tố khám phá EFA: KMO của biến độc lập đạt 0,857;
KMO của biến phụ thuộc là 0,820. Do đó các nhân tố có tương quan với nhau
trong tổng thể.
- Tương quan giữa các biến
Biến phụ thuộc (Nangluc) có mối tương quan mạnh với Quimo, Chatluong, và
Congnghe (0,60 < r < 0,79); biến phụ thuộc (Nangluc) có mối tương quan đáng
kể với Phidichvu và có mối tương quan yếu với Xuctien. Ngoài ra, xét về mối
quan hệ giữa các biến độc lập, Quimo có mối tương quan mạnh với Congnghe và
có mối tương quan đáng kể với Xuctien, Chatluong và Phidichvu. Vì vậy, khi
phân tích hồi quy tuyến tính cần xem xét đến hiện tượng đa cộng tuyến.
26 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gân hàng trong giai đoạn 2012-2014.
– Phạm vi nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Vietcombank, luận án
tập trung vào năng lực cạnh tranh trên các gốc độ: Quy mô; Chất lượng dịch
vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Công nghệ; Phí dịch vụ.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác
giả đưa ra quan điểm năng lực cạnh tranh của ngân hàng là: “Năng lực cạnh tranh
của NHTM là khả năng kiểm soát các điều kiện kinh doanh thuận lợi của ngân
hàng so với NHTM và tổ chức tài chính khác trong một môi trường nhất định
nhằm thu được lợi nhuận tối đa”
Thứ hai: Tác giả đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
3
cụ thể như: Năng lực tài chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công
nghệ ngân hàng; Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc
độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng thương mại.
Thứ ba: Luận án cũng tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến năng lực
cạnh tranh của NHTM bao gồm: Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng;
Công nghệ; Giá bán (phí dịch vụ).
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của
luận án:
Thứ nhất: Dựa vào số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của Vietcombank cho thấy: Quy mô tổng tài sản của Vietcombank ngày
càng tăng trong giai đoạn 2009-2013 do đó, năng lực cạnh tranh của
Vietcombank về quy mô tài sản đứng thứ 4 trong toàn hệ thống NHTM Việt
Nam; Quy mô vốn chủ sở hữu của Vietcombank năm 2013 đứng vị trí thứ 3,
nhưng sang năm 2014 đứng vị trí thứ 4 trong hệ thống NHTM Việt Nam; Năng
lực sử dụng vốn của Vietcombank năm 2012 đứng thứ 5 trong toàn hệ thống
NHTM Việt Nam; Về năng lực sản phẩm dịch vụ của Vietcombank đã giảm sút
trong năm 2014 và đứng sau Agribank.
Thứ hai: Dựa vào số liệu sơ cấp để phân tích các nhân tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của Vietcombank và kết quả phân tích hồi quy như sau:
Năng lực cạnh tranh = -0,124 + 0,386*Quy mô + 0,312*Chất lượng +
0,185*Công nghệ + 0,101*Phí dịch vụ + 0,049*Xúc tiến
Kết quả hồi quy cho thấy: Quy mô có mức độ tác động cao nhất (0,386);
Chất lượng có mức độ tác động là 0,312; Công nghệ có mức độ tác động là
0,185; Phí dịch vụ có mức độ tác động là 0,101 và mức độ tác động thấp nhất là
Xúc tiến (0,049).
Thứ ba: Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank, luận án
đã phân tích những nguyên nhân của hạn chế trong nâng cao năng lực cạnh tranh
của Vietcombank để đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể nâng cao năng
lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường Việt Nam như: Nâng cao năng
4
lực cạnh tranh của Vietcombank thông qua việc tăng quy mô của ngân hàng;
Nâng cao chất lượng dịch vụ; Giải pháp về công nghệ;
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Barbara Casu, Philip Molyneux (2000) đã tiến hành nghiên cứu so sánh kết
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Châu Âu. Các tác giả đã dùng phương pháp
phân tích phát triển dữ liệu phi tham số (Non-parametric Data Development
Analysis) kết hợp với cách tiếp cận hồi quy Tobit để phân tích tính cạnh tranh của
hệ thống ngân hàng Châu Âu trong bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất trong
giai đoạn 1993-1997.
Allen N.Berger và Loretta J.Mester (2003), đã nghiên cứu về sự thay đổi hiệu
quả của hệ thống ngân hàng của Mỹ do sự thay đổi về các yếu tố kỹ thuật, cạnh
tranh và quy định của Nhà nước. Đề tài nghiên cứu đã cho thấy trong giai đoạn
1991-1997, hiệu quả về mặt chi phí giảm sút trong khi hiệu quả về mặt lợi nhuận
được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là khi các ngân hàng tham gia vào quá
trình sát nhập. Nghiên cứu đã cho thấy có sự gia tăng lợi nhuận bằng cách gia
tăng các dịch vụ cao cấp.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
- Các bài báo nghiên cứu và sách xuất bản trong khoảng 10 năm gần đây:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt nam trong
thời gian tới” của Đinh Duy Đông (2007); Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các NHTM Việt nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng” của Phí Trọng Hiển
(2006);...
- Cuốn sách: “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại trong xu thế
hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Quy xuất bản năm 2005;...
6
- Luận án tiến sỹ đã bảo vệ trong khoảng 10 năm gần đây: Giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế(2005);...
- Đề tài: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2005);...
- Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án:
Theo sự hiểu biết của tác giả thì hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào
về đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa vào các nhân tố tác động đến
năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Mà cụ thể là các nhân tố như:
Quy mô của ngân hàng; Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Công
nghệ; Giá bán (phí dịch vụ). Và hiện nay cũng chưa có công trình nghiên cứu nào
đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên các chỉ tiêu như: Năng lực tài
chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công nghệ ngân hàng; Nguồn
nhân lực và năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần
của ngân hàng. Và đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của
NHTM, tác giả đã tổng hợp nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, sách, tạp chí,
trang website, số liệu từ cơ quan thống kê, thừa hưởng từ các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của
NHNN, của các NHTM Việt Nam
- Dữ liệu sơ cấp:
Thông tin, số liệu thu thập thông qua việc điều tra tham khảo ý kiến của các
chuyên gia ngành ngân hàng và ý kiến của các nhân viên ngân hàng và khách
hàng sử dụng dịch vụ của Vietcombank.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này nhằm hệ thống hóa và góp phần
7
làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân
hàng thương mại.
- Phân tích, thống kê, so sánh: số liệu thống kê mô tả, so sánh theo chuỗi và
so sánh chéo để tính toán một số chỉ tiêu phản ánh nâng cao năng lực cạnh tranh
của hệ thống NHTM. Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá,
làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời gian qua.
- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách,
nhà khoa học và nhà quản lý về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
NHTM nhằm xây dựng khung nghiên cứu và bảng câu hỏi điều tra. Trước khi đi
vào nghiên cứu chính thức, tác giả cũng sử dụng phương pháp này nhằm điều
chỉnh bảng câu hỏi điều tra cho phù hợp với thực tế.
- Phương pháp định lượng: phương pháp này được thực hiện bằng kỹ thuật
thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các nhân viên và khách hàng của
Vietcombank trên thị trường Việt Nam. Và tiến hành các bước phân tích sau: (1)
làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành các bước phân tích; (2) để kiểm tra sự chặt
chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, đề tài tiến hành đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha; (3) phân tích nhân tố khám phá
EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm tìm ra các nhóm nhân tố tác động đến
đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank, từ đó điều chỉnh mô hình nghiên cứu
phù hợp; (4) và cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định sự tác
động của từng nhân tố đến đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank. Tất cả các
bước phân tích trên đều được xử lý thông qua phần mềm thống kê SPSS.
8
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Những quan điểm chung
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về năng lực
cạnh tranh của NHTM đã đi đến thống nhất ở một số điểm sau:
– Cạnh tranh ngân hàng là một môi trường cạnh tranh đặc biệt giữa các đơn vị
kinh doanh tiền tệ với mức độ khác biệt về sản phẩm thấp, tốc độ sao chép
nhanh, mức độ rủi ro cao, chịu sự điều tiết rất lớn của chính sách tài chính, tiền tệ
của chính phủ.
– Cạnh tranh giữa các NHTM rất gay gắt, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa,
hội nhập. Chính vì thế, NHTM nào cũng phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh.
– Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thống nhất ở phương diện tìm
cách cải thiện các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM và bảo hộ
môi trường cạnh tranh lành mạnh.
2.1.1. Quan điểm nghiên cứu phát triển của luận án
2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo từ điển Bách khoa của Việt nam thì: ”Cạnh tranh trong kinh doanh là
hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
2.1.1.2. Đặc điểm cạnh tranh ngân hàng
- Sản phẩm có rất ít sự khác biệt
- Cạnh tranh giá cả trong hoạt động ngân hàng cũng khá hạn chế
- Phạm vi tự chủ trong cạnh tranh của các NHTM cũng hạn chế hơn các doanh
9
nghiệp khác
- Cạnh tranh của NHTM chịu sự ảnh hưởng nhạy cảm của thị trường tài chính
quốc tế
- Cạnh tranh ngân hàng dựa rất lớn vào yếu tố tâm lý như sự tín nhiệm, kỳ vọng
của người gửi tiền
- Chủ thể cạnh tranh đa dạng
- Cạnh tranh trong điều kiện chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách tài
chính tiền tệ của Nhà nước
- Phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của sản phẩm ngân hàng
2.1.2. Các phương thức cạnh tranh của ngân hàng thương mại
- Cạnh tranh bằng cách tạo ra tính đa dạng của danh mục dịch vụ
- Cạnh tranh bằng cách cải thiện quy trình cung cấp dịch vụ nhằm tăng tiện ích,
nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu thời gian cung ứng dịch vụ, đảm bảo
an toàn cho khách hàng.
- Cạnh tranh bằng giá cả, bao gồm chi phí, lãi suất, phí dịch vụ.
- Cạnh tranh bằng mở rộng mạng lưới phòng giao dịch.
- Cạnh tranh bằng hoạt động Marketing.
2.2. NỘI DUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM
Về cơ bản, năng lực cạnh tranh của NHTM cũng được hiểu như năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, có nghĩa “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng
kiểm soát các điều kiện kinh doanh thuận lợi của ngân hàng so với NHTM và tổ
chức tài chính khác trong một môi trường nhất định nhằm thu được lợi nhuận tối
đa”. Tuy nhiên, do hoạt động của NHTM là loại hình kinh doanh tiền tệ và các
dịch vụ tài chính nên tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM có sự
khác biệt.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
10
2.2.2.1. Năng lực tài chính
Vốn tự có; Sự tăng trưởng của nguồn vốn; Hiệu quả sử dụng vốn
2.2.2.2. Năng lực về sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng vào kết quả hoạt động của
ngân hàng, nó góp phần tạo hình ảnh, vị thế của ngân hàng trên thị trường. Một
ngân hàng có mạng lưới sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú phục vụ được
đông đảo đối tượng khách hàng sẽ được đánh giá cao hơn các ngân hàng khác và
ngược lại.
2.2.2.3. Trình độ công nghệ ngân hàng
Khoa học công nghệ đã được thừa nhận như là lực đẩy khiến NHTM tiến
những bước vượt bậc về phía trước trên các phương diện: tốc độ xử lý nghiệp vụ,
tích hợp chức năng, chính xác, tiện dụng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc
tế công nghệ ngân hàng tiên tiến có độ lan tỏa nhanh, các ngân hàng đi đầu có thể
gặp một chút khó khăn trong việc giúp khách hàng làm quen với công nghệ mới,
nhưng khi công nghệ mới đã định vị, các NHTM lạc hậu sẽ chắc chắn mất khách
hàng.
2.2.2.4. Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành
Vốn quý nhất của bất kỳ ngân hàng nào cũng chính là yếu tố con người. Sử
dụng một cách có hiệu quả những người có trình độ kỹ năng và đạo đức tốt, cá
tính tốt là điều kiện then chốt để thành công.
2.2.2.5. Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng thương mại
Thị phần và tốc độ tăng trưởng của thị phần phản ánh sự phát triển và vị thế
của một NHTM trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh khác. Nếu chỉ tiêu
này được giữ vững hoặc cao hơn so với kỳ trước, thể hiện NHTM đang có sức
cạnh tranh và phát triển tốt.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
Năng lực hoạt động; Năng lực quản trị Marketing; Cơ sở hạ tầng; Công tác
11
quản trị nguồn nhân lực; Công nghệ ngân hàng; Các NHTM khác; Các nhân tố
thuộc về kinh tế - chính trị; Chất lượng dịch vụ; Giá bán (phí dịch vụ).
2.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC
NGÂN HÀNG VIỆT NAM
2.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng thương mại Trung Quốc; Các ngân hàng Nhật Bản; Các ngân
hành Hàn Quốc;Ngân hàng Citibank
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với ngân hàng Việt Nam
Thứ nhất: Tăng quy mô vốn điều lệ theo đúng lộ trình gắn liền với đảm bảo độ an
toàn tài chính một cách bền vững.
Thứ hai: Mạnh dạn đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ở trình độ tiên tiến
của thế giới.
Thứ ba: Kiên quyết đổi mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng.
Thứ tư: Giữ vững thương hiệu và củng cố uy tín.
Thứ năm: Có chiến lược đúng đắn về mở rộng thị phần và phát triển mạng lưới.
Thứ sáu: Có kế hoạch cụ thể đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch
vụ ngân hàng bán lẻ.
12
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
3.1.1. Khái quát về sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức
Quá trình phát triển của Vietcombank
Được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu như sau: Giai đoạn 1963-1990; Giai
đoạn 1991-2000; Giai đoạn 2001 đến nay.
3.1.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank đã đi đầu khối các NHTM trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu,
nâng cao hệ số an toàn vốn. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank từng
bước cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao như:
VCB online và connect 24, VCB money, I- Banking, Home Banking, SMS
Banking, VCB Cyber Bill Payment, VCB Global Trade
Tốc độ tăng trưởng của VCB luôn duy trì ở mức độ cao. Tổng tài sản tăng
bình quân 21% mỗi năm đưa Vietcombank trở thành một trong các ngân hàng có
quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt nam.
3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2.1. Năng lực tài chính
- Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản giai đoạn 2009- 2013 của Vietcombank ngày càng tăng. Năm
2009 đạt 255.496 tỷ đồng; năm 2010 đạt 307.621 tỷ đồng; năm 2011 đạt 366.722
tỷ đồng; năm 2012 đạt 414.488 tỷ đồng; năm 2013 đạt 468.994 tỷ đồng.
Quy mô vốn giai đoạn 2009 -2013 của Vietcombank năm 2009 đạt 16.71 tỷ
13
đồng; năm 2010 đạt 20.737 tỷ đồng; năm 2011 đạt 28.639 tỷ đồng; năm 2012 đạt
41.547 tỷ đồng; năm 2013 đạt 42.386 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn vốn
Trong giai đoạn 2009 – 2013, hệ số an toàn vốn của Vietcombank vẫn luôn
đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu chỉ dao động quanh mức 2%, ở khoảng cách xa so với tỷ lệ
là 5% theo thông lệ quốc tế.
- Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu suất sinh lời của tổng tài sản bình quân ROAA (Return On Average
Assets - ROAA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân ROAE
(Return On Average Equity - ROAE) liên tục giảm trong giai đoạn 2009 – 2013 là
khó khăn chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là khi mà lãi suất liên
tục giảm, nợ xấu lớn,Năm 2013 Vietcombank đạt tỷ lệ tương ứng là 0,99% và
10,38%.
3.2.2. Năng lực về sản phẩm dịch vụ
- Huy động vốn: Đến hết năm 2013, huy động vốn của Vietcombank từ nền
kinh tế đạt 334.259 tỷ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm, vượt mức kế hoạch 12%
đã đề ra từ đầu năm. Nếu tính nguồn vốn vay bảo hiểm xã hội, nguồn vốn huy
động từ nền kinh tế đạt 340.259 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2012.
- Hoạt động tín dụng: Đến hết năm 2013, Vietcombank đạt dư nợ cho vay nền
kinh tế (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) là 287.357 tỷ đồng, tăng
14,8% so với năm 2012, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn
ngành, cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra từ đầu năm. Mức tăng tín dụng năm
2013 chủ yếu tập trung vào 6 tháng cuối năm (+13,9%).
- Hoạt động đầu tư: Tính đến thời điểm 31.12.2012, tổng vốn đầu tư, góp vốn
liên doanh, cổ phần của Vietcombank đạt 3.058 tỷ đồng, chiếm 15,3% Vốn điều
lệ và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, tăng 266,8 tỷ đồng so với thời điểm
31.12.2011, đạt 84% so với kế hoạch được Hội đồng Quản trị (HĐQT) phê
duyệt.
- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
14
- Dịch vụ thẻ
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
3.2.3. Trình độ công nghệ ngân hàng
Hoàn thành việc nâng cấp hệ thống máy chủ tập trung theo mô hình điện
toán đám mây (Cloud computing) và trang bị phần mềm giải pháp hạn chế rủi ro
cho giao dịch thẻ
Triển khai nhiều chương trình ứng dụng mới (triển khai hệ thống tài trợ
thương mại mới, hệ thống quản trị rủi ro cho dịch vụ thẻ, hệ thống Treasury, hệ
thống chuyển giá vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing–FTP) ),
3.2.4. Nguồn nhân lực và năng lực quản lý điều hành
- Nguồn nhân lực
Vietcombank xây dựng chiến lược 5 năm và kế hoạch hàng năm về phát
triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Đặc
biệt là Vietcombank tiếp tục hoàn thiện cơ chế tuyển dụng theo hướng công khai,
minh bạch đảm bảo chọn đúng người đúng việc. Tăng cường công tác đào tạo,
đào tạo lại cán bộ (kể cả các cán bộ cấp giám đốc chi nhánh) để nâng cao nghiệp
vụ và phục vụ công tác quy hoạch, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ.
Xây dựng dự thảo về hệ thống lương, thưởng theo công việc và năng suất lao
động về cơ bản đã hoàn thành.
- Về quản trị điều hành
Trong các năm 2009 - 2013, Vietcombank đang từng bước chuẩn bị nền
tảng để tạo ra bước đột phá trong thời gian tới. Hội đồng quản trị, ban điều hành
và cả hệ thống Vietcombank thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của
Chính Phủ và NHNN; từng bước triển khai lộ trình chiến lược Vietcombank
2011-2020.
- Về quản trị hệ thống
Tiến hành kiện toàn một bước mô hình tại Hội sở chính và ban hành đầy đủ
quy định nội bộ; Linh hoạt trong việc đưa ra các giải pháp kinh doanh an toàn,
15
hiệu quả; Nâng cao chất xử lí các vướng mắc của các chi nhánh; Xúc tiến triển
khai các dự án nâng cao năng lực hoạt động; Hoàn thiện các quy chế, quy trình
nội bộ phù hợp với hoạt động thực tiễn; Đổi mới, chuyển đổi tích cực công tác
xây dựng cơ bản hiện đại hoá các điểm giao dịch và quảng bá thương hiệu tới
khách hàng; Đổi mới toàn diện công tác thu hồi và xử lí nợ xấu
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
3.3.1. Mô hình nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh như sau:
Quy mô; Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Công nghệ; Giá bán (phí
dịch vụ).
3.1.1. Kết quả nghiên cứu
- Phân tích mô tả: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
có độ lệch chuẩn đều lớn hơn 0,5 và giao động từ 0,61586 đến 0,61728. Có mức
trung bình giao động từ 4,5123 đến 4,4733.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Cronbach's Alpha của các biến giao động từ
0,803 đến 0,836. Vì vậy tất cả các nhân tố con và các biến đều được chấp nhận
và thích hợp để tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
- Phân tích nhân tố nhân tố khám phá EFA: KMO của biến độc lập đạt 0,857;
KMO của biến phụ thuộc là 0,820. Do đó các nhân tố có tương quan với nhau
trong tổng thể.
- Tương quan giữa các biến
Biến phụ thuộc (Nangluc) có mối tương quan mạnh với Quimo, Chatluong, và
Congnghe (0,60 < r < 0,79); biến phụ thuộc (Nangluc) có mối tương quan đáng
kể với Phidichvu và có mối tương quan yếu với Xuctien. Ngoài ra, xét về mối
quan hệ giữa các biến độc lập, Quimo có mối tương quan mạnh với Congnghe và
có mối tương quan đáng kể với Xuctien, Chatluong và Phidichvu. Vì vậy, khi
phân tích hồi quy tuyến tính cần xem xét đến hiện tượng đa cộng tuyến.
16
- Hồi quy tuyến tính
Hệ số R2 điều chỉnh trong mô hình này là 0,763. Điều này cho thấy rằng
76,3% sự biến động của năng lực cạnh tranh của Vietcombank được giải thích
bởi ba biến Chất lượng, Công nghệ, và Qui mô. Phân tích ANOVA cho thấy hệ
số Sig. = 0, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp với các dữ
liệu thu thập được. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính có thể viết như sau:
Năng lực cạnh tranh = -0,124 + 0,386*Qui mô+ 0,312*Chất lượng +
0,185*Công nghệ +0,101*Phí dịch vụ + 0,049*Xúc
tiến.
3.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất: Năng lực tài chính liên tục được củng cố vững chắc, đảm bảo khả
năng thanh khoản tốt, tỷ lệ an toàn vốn lớn hơn 9% đáp ứng quy định của
NHNN, hoạt động kinh doanh đạt được tiêu chí phát triển bền vững.
Thứ hai: Các sản phẩm và dịch vụ đã được định hướng theo xu thế phát
triển ngân hàng bán lẻ, sản phẩm phi tín dụng dần được chú ý đến nhiều hơn –
đặc biệt là dịch vụ thẻ và các dịch vụ về thanh toán.
Thứ ba: Thị phần và hệ thống mạng lưới – kênh phân phối liên tục phát triển
và mở rộng, có vị thế trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và khối NHTM
cổ phần nói riêng.
Thứ tư: Thương hiệu và uy tín của Vietcombank tiếp tục được tăng lên trong
cộng đồng ngân hàng Việt Nam, thu hút và củng cố lòng tin đối với khách hàng
trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.4.2. Những hạn chế
Thứ nhất: Do sự thận trọng trong hoạt động tín dụng khiến cho tổng doanh
số tăng trưởng tín dụng giảm kéo theo lượng vốn huy động cũng giảm theo (bởi
vì huy động vào mà không cho vay được) và làm cho tổng tài sản và kéo theo
17
quy mô hoạt động từ năm 2012 đến nay giảm đáng kể và tụt so với một số ngân
hàng khác.
Thứ hai: Mặc dù đầu tư công nghệ đã được chú trọng song do quy mô hoạt
động giảm làm cho dư địa cho phát triển công nghệ ngân hàng hỗ trợ cho việc ra
đời các sản phẩm mới ít đi và vấn phải tập trung vào một số các sản phẩm củ
mang tính truyền thống: tín dụng, bảo lãnhtiềm ẩn rủi ro.
Thứ ba: Ngoài sản phẩm thẻ, hoạt động tài trợ thương mại và dịch vụ bước
đầu có tín hiệu tốt thì nhìn chung số lượng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng còn
thua kém các ngân hàng nước ngoài và nhiều NHTM khác của Việt Nam.
Thứ tư: Hệ thống các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, nghèo nà chủng loại,
chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các sản phẩm truyền thống như thanh toán, dịch vụ tín
dụng.
Thứ năm: Chất lượng dịch vụ chưa thực sự được khách hàng đánh giá cao,
một số dịch vụ ngân hàng hiện đại của ngân hàng nhưng khách hàng chưa hiểu
biết được hết các tính năng cũng như tiện ích của dịch vụ.
Thứ sáu: Những thay đổi của năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với
lượng vốn đầu tư bỏ ra, không có những chuyển biến mạnh mang tính tích cực,
như sản phẩm chưa đa dạng, linh hoạt, năng lực công nghệ và năng lực quản trị
điều hành chưa đạt được hiệu quả tối ưu và thiếu kinh nghiệm khi vận hành trong
môi trường mang tính quốc tếlàm cho hiệu quả đầu tư thấp.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất: Với hệ thống quản trị điều hành nói chung và năng lực quản lý
kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng theo xu hướng rất thận trọng ra đời làm cho
quy mô hoạt động bị giảm đáng kể
Thứ hai: Hạn chế về vốn tự có
Thứ ba: Đầu tư đổi mới công nghệ chưa đồng bộ giữa khu vực thành thị và
nông thôn.
Thứ tư: Chất lượng nguồn nhân lực chưa được đồng đều, trình độ còn bộc lộ
chưa đồng đều.
18
Thứ năm: Chiến lược sản phẩm dịch vụ nói riêng và chiến lược cạnh tranh
nói chung tổ chức triển khai chưa thực sự chặt chẽ, kiên quyết và hiệu quả.
Thứ sáu: Cùng với đầu tư cho các hoạt động phát triển thương hiệu, xúc tiến
bán hàng chưa đồng bộ trong khu vực thành thị và nông thôn, chưa thực sự xây
dựng được hệ thống khách hàng trọng tâm và cốt lõi và phù hợp với năng lực
hiện có của ngân hàng.
Thứ bảy: Thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Trước hết đó là
vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là NHNN trong việc đảm bảo một
môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch thông qua việc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh, tiếp theo đó là công tác thanh
tra, kiểm tra và cuối cùng là xử phạt
Thứ tám: Áp lực cạnh t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_hoang_nguyen_khai_vietnam_6091_1854849.pdf