LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH, HỘP x
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 11
1.1.1. Năng lực, năng lực làm việc 11
1.1.2. Về năng lực lãnh đạo 15
1.1.3. Phương pháp tiếp cận đánh giá năng lực 19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo 19
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 20
1.2.1. Về năng lực và năng lực làm việc 20
1.2.2. Về năng lực lãnh đạo 22
1.2.3. Phương pháp tiếp cận đánh giá năng lực 25
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo 26
1.2.5. Nghiên cứu về nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 27
1.3. Kết luận từ các công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án 29
1.3.1. Những đóng góp của các công trình đối với vấn đề luận án nghiên cứu 29
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu 29
Tiểu kết chương 1 31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC SỞ 32
2.1. Hoạt động lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 32
2.1.1. Quan niệm về lãnh đạo 32
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 35
2.1.3. Chức năng lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 39
2.2. Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 42
2.2.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 42
2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 43
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 45
2.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân 45
2.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức 47
2.3.3. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 48
2.4. Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 51
2.4.1. Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 51
2.4.2. Quy trình đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 56
Tiểu kết chương 2 62
CHƯƠNG 3 KHUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 63
3.1. Tổng quan về vùng và vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 63
3.1.1. Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 63
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020 và định hướng đến 2030 67
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 70
3.1.4. Những vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 75
3.2. Khung năng lực lãnh đạo cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 79
3.2.1. Vị trí và vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư 79
3.2.2. Khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư 79
3.2.3. Yêu cầu đối với năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 84
Tiểu kết chương 3 89
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 90
4.1. Tổng quan về cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 90
4.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 91
4.2.1. Quy trình đánh giá năng lực lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 91
4.2.2. Tổng quan thực trạng năng lực lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 93
4.2.3. Thực trạng kiến thức của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 97
4.2.4. Thực trạng kỹ năng của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 101
4.2.5. Thực trạng tố chất lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 105
4.3. Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nguyên nhân của hạn chế 109
4.3.1. Những ưu điểm trong năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 109
4.3.2. Hạn chế trong năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 110
4.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 111
Tiểu kết chương 4 119
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC SỞ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 120
5.1. Bối cảnh 120
5.2. Quan điểm, phương hướng, nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 125
5.2.1. Quan điểm 125
5.2.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 127
5.3. Một số giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở tại vùng KTTĐ Bắc Bộ 129
5.3.1. Cải tiến và tăng cường công tác tổ chức và quản lý nhân sự 129
5.3.2. Đổi mới phương pháp đánh giá năng lực 132
5.3.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 133
5.3.4. Cải thiện chính sách tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ 136
5.3.5. Tạo động lực cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 138
5.4. Một số kiến nghị 140
Tiểu kết chương 5 142
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
188 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc sở tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Trần Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển nông lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng. Nâng cao giá trị và chất lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản gắn với xuất khẩu.
e. Phát triển các lãnh thổ đặc biệt
- Phát triển kinh tế biển: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phát triển mạnh kinh tế biển, nâng cao đóng góp của kinh tế biển vào phát triển KT-XH của vùng. Xây dựng khu vực ven biển trở thành “vùng kinh tế mở”, hướng ngoại được đẩy mạnh.
- Các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ưu tiên đầu tư trở thành một trong những khu vực trọng điểm kinh tế, gắn với củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn Vùng. Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và đặc khu Vân Đồn trở thành trung tâm liên kết vùng và đầu mối quan trọng trên tuyến hành lang ven biển thông thương với Trung Quốc.
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Theo số liệu thống kê của địa phương và niên giám thống kê cả nước, GDP theo giá so sánh của toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2017 đạt hơn 1.080,288 nghìn tỷ đồng. Trong 4 vùng KTTĐ của cả nước, GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ đứng thứ 2 về quy mô sau vùng KTTĐ Phía Nam (gần 1.693,303 nghìn tỷ đồng), gấp khoảng 4 -5 lần so với 2 vùng KTTĐ còn lại.
Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế các vùng KTTĐ giai đoạn 2011-2016
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2017 - Cục thống kê các địa phương
trong vùng KTTĐ
Tốc độ tăng GRDP của toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2011-2015 đạt 9,2%, gấp 1,55 lần so với tốc độ tăng của cả nước trong cùng thời kỳ (5,91%) và cao nhất trong 4 vùng KTTĐ của cả nước. Tốc độ tăng trưởng này của vùng KTTĐ Bắc Bộ cao so với kế hoạch đặt ra giai đoạn 2011-2015 (7,5%), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2001-2005 (12,64%) và giai đoạn 2006 - 2010 (11,3%). Tốc độ tăng trưởng năm 2016 đạt 8,4%, thấp hơn so với năm 2015 và trung bình của giai đoạn 2011-2015 và cũng thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng đề ra trong giai đoạn 2016-2020 (9%). Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có xu hướng chậm lại một cách rõ rệt.
Bên cạnh đó, căn cứ diễn biến các năm giai đoạn 2011-2017 có thể thấy, tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ không ổn định. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,72%, thấp nhất trong 4 vùng KTTĐ, năm 2014 cũng chỉ đạt 6,09%, năm 2016, trong khi cả nước tăng trưởng cao hơn so với năm 2015 thì tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ lại giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do: (1) năm 2012, tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc là -3,46% do những khó khăn, thách thức như giá cả vật tư, nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng cao, thị trường trong nước thu hẹp, xuất khẩu gặp khó khăn nên một số sản phẩm có giá trị sản xuất lớn của tỉnh tiêu thụ chậm, lượng tồn kho ở mức cao. Một số ngành sản xuất chủ yếu và có tỷ lệ đóng góp lớn vào tăng trưởng và thu ngân sách của Vĩnh Phúc như ngành sản xuất xe có động cơ, ngành sản xuất mô tô, xe máy đều sản xuất giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi một số chính sách thuế, phí thay đổi, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng không cao, tiêu thụ sản phẩm giảm, lượng tồn kho lớn; (2) năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh là -4,39% do khu vực FDI, nhất là Công ty Samsung giảm mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) cả năm ước 576.754 tỷ đồng, đạt 78,5% kế hoạch năm và giảm 4,9% so với năm 2013, (3) năm 2016 cũng do ảnh hưởng lớn của giảm giá trị sản xuất của khu vực FDI, nhất là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh (chiếm tỷ trọng lớn) giảm mạnh nên đã ảnh hưởng tới cả vùng. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn thiếu bền vững, phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI.
Phân tích mật độ kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ và so sánh với các vùng KTTĐ theo bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Mật độ kinh tế các vùng KTTĐ Việt Nam (tính theo GRDP)
Đơn vị tính: tỷ đồng/km2
Vùng
2000
2005
2010
2017
KTTĐ Bắc Bộ
4,6
10,4
36,59
85,68
KTTĐ miền Trung
0,7
1,6
4,81
11,78
KTTĐ phía Nam
5,1
12,3
33,99
70,34
KTTĐ ĐBSCL
-
-
8,21
16,66
Các vùng KTTĐ
3,4
7,8
20,75
45,18
Nguồn: Tính toán từ số liệu NGTK các địa phương
Các số liệu trong bảng trên cho thấy, mật độ kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có sự gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2010-2017, nếu như trong giai đoạn 2000-2005, mật độ kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ luôn thấp hơn so với vùng KTTĐ phía Nam thì đến năm 2017, mật độ kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã cao hơn (85,68 tỷ đồng/km2 so với 70,34 tỷ đồng/km2) và trở thành vùng KTTĐ có mật độ kinh tế cao nhất trong 4 vùng KTTĐ của cả nước. Cho thấy vai trò đầu tàu của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã bắt đầu được thực hiện.
3.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Tính đến năm 2017, tỷ trọng các ngành kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của vùng KTTĐ Bắc Bộ lần lượt là 5,045%, 45,721% và 49,234%. Giai đoạn 2010-2017, cơ cấu kinh tế ngành của vùng KTTĐ Bắc Bộ xu hướng sự dịch chuyển tích cực: Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 8,124% năm 2010 xuống còn 5,045% năm 2017, tỷ trọng của ngành công nghiệp tăng lên (từ 41,08% năm 2010 lên 44,721% năm 2017) (cụ thể theo bảng dưới):
Bảng 3.3: Cơ cấu GTGT vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đơn vị: %
Năm
2010
2015
2016
2017
Nông nghiệp
8,124
6,057
5,759
5,045
Công nghiệp
41,080
44,643
44,783
45,721
Dịch vụ
50,796
49,300
49,459
49,234
Tổng
100
100
100
100
Nguồn: Tính toán từ các số liệu NGTK của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng còn một số hạn chế:
Thứ nhất, tỷ trọng ngành dịch vụ đang chưa đúng xu thế phát triển, không ổn định và có xu hướng giảm, năm 2010, tỷ trọng dịch vụ là 50,796% thì năm 2015 chỉ còn 49,3%, năm 2017 là 49,234%.
Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm, thể hiện:
+ Cơ cấu ngành kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp hiện nay của vùng chưa đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu xác định trong quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2015 cơ cấu ngành của vùng là nông nghiệp: 7,7%, công nghiệp: 48,3%, dịch vụ: 44%). Điều này là do sự phát triển của ngành công nghiệp trong giai đoạn này của vùng gặp một số khó khăn như đã phân tích ở phần tăng trưởng kinh tế nêu trên (do sự giảm sút công nghiệp của Vĩnh Phúc và Bắc Ninh) dẫn đến mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành khá chậm. Sử dụng hệ số cos để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành, cho thấy hệ số cos giai đoạn 2010-2017 là 0,996. Như vậy, hệ số cos đang rất gần với 1, tức là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là rất ít.
3.1.3.3. Thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng cao là yếu tố quan trọng để tăng mức GRDP/người, năm 2017, GRDP/người của vùng theo giá hiện hành là 84,73 triệu đồng/người (gấp 1,58 lần cả nước) và là vùng có GRDP/người cao thứ hai sau vùng KTTĐ phía Nam. Tuy nhiên mức GDP/người vẫn còn thấp hơn nhiều so với vùng KTTĐ phía Nam (chỉ bằng 0,789 lần). Nếu so sánh mức GDP/người ở phạm vi rộng hơn là giữa các vùng KTTĐ của cả nước, có thể nhận thấy sự vượt trội của vùng KTTĐ phía Nam (hơn 22,67 triệu đồng so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và hơn gấp đôi so với cả nước).
Hình 3.3: Thu nhập bình quân đầu người các vùng KTTĐ cả nước
Nguồn: Tính toán từ NGTK 2017 - Tổng cục Thống kê
Từ những phân tích khái quát về thực trạng phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ nêu trên có thể thấy:
Sau hơn 20 năm thành lập, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, dần khẳng định được vị trí đầu tàu trong tăng trưởng của cả nước, tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều bất cập, tăng trưởng kinh tế của vùng có xu hướng chậm lại, thiếu tính bền vững, thu nhập bình quân đầu người của vùng vẫn còn thấp hơn nhiều so với vùng KTTĐ phía Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.
3.1.4. Những vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.1.4.1. Về tổ chức
Hiện nay các vùng KTTĐ nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng bao gồm một số tỉnh và được quản lý, theo dõi, hỗ trợ và điều hành (về mặt nguyên tắc của Ban Chỉ đạo điều phối các vùng KTTĐ). Vừa qua đã có quyết định thành lập ủy ban vùng, như một cơ quan hành chính cho từng vùng, song chưa thực hiện được, đồng thời cũng còn nhiều vướng mắc. Điều đó làm cho công việc lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp các vấn đề phát triển KT-XH gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là:
- Tính bắt buộc pháp lý thấp, các thỏa thuận thường không kèm theo điều kiện thi hành.
- Nguồn lực cho hợp tác hạn chế; ngay cả nguồn lực về nhân lực điều hành, các lãnh đạo chỉ đạo.
- Lợi ích địa phương còn mang tính cục bộ khá cao.
- Thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư.
Một số nguyên nhân như sự liên quan đến văn hóa của vùng KTTĐ Bắc Bộ so với vùng KTTĐ phía Nam hoặc cơ chế bao cấp - kế hoạch hóa vẫn còn ảnh hưởng nặng ở vùng này, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phương không có những thứ hạng tốt.
Cần phải có một cơ chế thoáng hơn, thực hiện nhanh chóng có hiệu lực và hiệu quả việc thành lập Ủy ban vùng và tổ chức bộ máy cán bộ lãnh đạo đủ sức quản lý và điều hành công việc.
3.1.4.2. Về liên kết trong chỉ đạo, điều hành
Trở ngại lớn nhất trong liên kết của vùng hiện nay chính là tư duy phát triển còn bó hẹp và cục bộ, khép kín trong từng tỉnh thành phố. Các công việc chung của Vùng được bàn thảo nhiều nhưng ít được triển khai. Các chủ thể trong nền kinh tế của vùng là hạt nhân của sự liên kết thì hoạt động rời rạc, liên kết tự phát, chỉ đem lại những lợi ích cục bộ của chủ thể đó, mà không thúc đẩy sự phát triển toàn vùng. Mở rộng tư duy phát triển, thực hiện sự phối hợp và liên kết rộng rãi theo một quy hoạch và kế hoạch phát triển chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ mới có khả năng phát triển vượt trội, bền vững và có hiệu quả.
Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng không được xây dựng, làm cơ sở khoa học cho lập quy hoạch vùng cũng như địa phương tạo được các liên kết. Một bất cập đối với vấn đề liên vùng của Việt Nam là tình trạng thiếu cơ sở dữ liệu theo vùng. Cấp vùng vốn không phải cấp quản lý hành chính, hệ thống thống kê không có số liệu theo vùng. Điều này là một cản trở lớn trong công tác đánh giá, giám sát, dự báo và lập quy hoạch kế hoạch theo vùng.
Thực tế hiện nay giữa các tỉnh hầu như không có liên kết thu hút đầu tư, “mạnh ai nấy chạy”, thậm chí giữa các tỉnh đang tạo ra một tình trạng cạnh tranh, chạy đua thu hút đầu tư. Nhiều chuyên gia kinh tế đã ví sự cạnh tranh này là “đua xuống đáy”. Việc tăng cường liên kết thu hút đầu tư được đặt ra như một vấn đề cấp thiết. Để đạt được một cơ chế liên kết tốt còn là vấn đề đang đặt ra nan giải cả về cơ chế và hình thức, bước đi liên kết như thế nào để các bên tham gia đều đạt được mục đích của mình.
Cũng giống như tình trạng thu hút đầu tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu sự liên kết điều phối liên tỉnh. Vùng KTTĐ Bắc Bộ được Nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn với nguồn vốn nhà nước đầu tư xấp xỉ bằng vùng KTTĐ phía Nam (0,9 lần). Tuy nhiên, nếu xét về tổng vốn đầu tư, vùng KTTĐ Bắc Bộ thu hút vốn thấp hơn nhiều so với vùng KTTĐ phía Nam - là vùng thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong số các vùng KTTĐ, đặc biệt với dòng FDI và đầu tư tư nhân.
3.1.4.3. Về xây dựng và thực hiện quy hoạch
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ở Việt Nam nói chung thực hiện theo các cấp hành chính: Trung ương-tỉnh-huyện-xã. Riêng “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” có thêm quy hoạch cho cấp vùng. Ở Việt Nam không tổ chức hành chính theo cấp vùng. Quy hoạch vùng được lập ra mà không kèm theo cấp quản lý quy hoạch tương ứng. Điều này khiến khâu giám sát thực hiện quy hoạch cấp vùng gần như không có.
Trình tự các quy hoạch cũng khá “lộn xộn” giữa các cấp và giữa các ngành. Trên thực tế, cơ quan nào xong trước thì được phê duyệt trước. Tình trạng quy hoạch cấp vùng chưa xong thì các tỉnh đã xong quy hoạch là hiện tượng không hiếm; Quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt thì các ngành đã xong quy hoạch của ngành mình. Trình độ lập quy hoạch, trình tự lộn xộn các quy hoạch dẫn tới tình trạng giữa các quy hoạch, kế hoạch các cấp không có sự đồng điệu thống nhất cần có hoặc sự thống nhất nếu có cũng không được thể hiện rõ ràng. Đặc biệt tính phân công, điều phối phát triển theo không gian lãnh thổ rất mờ nhạt. Tình trạng xung đột giữa quy hoạch các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh lân cận không phải là hiếm gặp.
Tình trạng quá nhiều loại quy hoạch chồng chéo như: Quy hoạch vùng địa lý, Quy hoạch Vùng trọng điểm, Quy hoạch vùng đô thị lớn và phụ cận (Hà Nội, Vùng Thủ Đô, Vùng KTTĐ Bắc Bộ) khiến việc phối hợp quy hoạch gặp khó khăn và nhiều khi xảy ra tình trạng chồng chéo, xung đột. Ngay cả trong các văn bản quy hoạch không phản ánh những quan điểm rõ ràng về liên kết vùng. Ngay trong bản Quy hoạch giao thông, có định hướng phân cấp các loại tuyến đường song không nêu những nguyên tắc kết nối vùng trong phân cấp quản lý giao thông.
3.1.4.4. Về điều hành phát triển kinh tế xã hội cụ thể
Việc thực hiện Quyết định 198/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030 cũng là một thách thức. Nếu thực hiện tốt quy hoạch này sẽ góp phần bố trí lại một cách hợp lý không gian lãnh thổ cho sản xuất kinh doanh. Có thể nói, bối cảnh trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, nhất là những biến động khó lường tại Biển Đông sẽ tác động rất lớn đối với an ninh của Vùng.
Hiệp định Tự do Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2015 có hiệu lực và việc thực hiện đầy đủ cam kết của WTO vào năm 2018 tạo ra sức ép đối với sản xuất-kinh doanh-thể chế chính trị trong nước nói chung và với Vùng KTTĐ nói riêng. Đặc biệt, Vùng KTTĐ Bắc Bộ với nguồn cung còn yếu, lại là “cửa ngõ” tiếp giáp với Trung Quốc sẽ gặp nguy cơ lớn trước sự lấn áp của hàng hóa của Trung Quốc, gây áp lực đối với các doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị có hàm lượng gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (công nghệ, lao động, quản lý) đang là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Nguồn cung của vùng còn yếu nên chịu sức ép cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc và các nước ASEAN có cơ cấu hàng hóa tương đồng với Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Việc khắc phục điểm yếu này là không dễ trong vòng 5 đến 10 năm tới do sức ỳ từ ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử. Dân cư của vùng có truyền thống văn hoá lúa nước lâu đời nhưng phần lớn còn mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ, bảo thủ, thoả mãn sớm, tác phong công nghiệp trong lao động và sinh hoạt chưa hình thành rõ nét trong xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực và cản trở khai thác hiệu quả nguồn lực con người của vùng. Đến nay, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động chưa hiện đại, gây khó khăn đối với quá trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Với các thách thức nêu trên, đặc biệt là thách thức từ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế, từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng buộc nền kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ phải có sức cạnh tranh cao hơn và phải có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với diễn biến của khí hậu, cạnh tranh toàn cầu và các lợi thế mới của cách mạng công nghiệp 4.0.
3.2. Khung năng lực lãnh đạo cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.2.1. Vị trí và vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ vào vị trí và chức năng được quy định trong Thông tư Liên tịch số 05/2009/TTLT - BKHĐT-BNV giữa Bộ KH&ĐT và Bộ Nội vụ thì Sở KH&ĐT có những đặc trưng khác biệt so với các Sở ngành khác như sau:
Thứ nhất, hoạt động của Sở KH&ĐT có tính tổng hợp hơn so với các Sở ngành thuộc địa phương. Mỗi Sở ngành thuộc địa phương được phân công phụ trách một lĩnh vực nhất định của địa phương, song với sở KH&ĐT, để thực hiện được chức năng tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh thì yêu cầu Sở KH&ĐT phải nắm rõ được tất cả các vấn đề này ở địa phương. Do đó, đòi hỏi lãnh đạo Sở KH&ĐT cũng như các cán bộ quản lý cấp phòng của Sở KH&ĐT phải có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, hoạt động của Sở KH&ĐT có liên quan đến tất cả các Sở ngành trên địa phương vì vậy, không chỉ cần kiến thức tổng hợp về nhiều ngành và lĩnh vực mà đòi hỏi lãnh đạo cũng như các cán bộ quản lý thuộc Sở còn phải có khả năng phối hợp, có quan hệ tốt với các bên để có thể hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Những đặc trưng của Sở KH&ĐT so với các Sở ngành khác sẽ đặt ra các yêu cầu đặc trưng đối với năng lực của công chức Sở KH&ĐT nói chung và năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT nói riêng. Đây sẽ là căn cứ để hình thành nên khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT.
3.2.2. Khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trong 2 mô hình để áp dụng phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo (Sơ đồ 2.3), đối với việc đánh giá năng lực lãnh đạo của lãnh đạo cấp phòng tại địa phương luận án chọn mô hình 1 vì những lý do sau:
Thứ nhất, là đơn vị chức năng trong hệ thống chính quyền nhà nước, chức năng, quyền hạn và công việc của cán bộ quản lý cấp phòng tại các Sở ở địa phương được xác định một cách khá rõ ràng và ít thay đổi (thực hiện theo hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước).
Thứ hai, trong bối cảnh chung yêu cầu về năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng tại các Sở trong thời gian tới cần đạt được hai mục tiêu: Một là, thu hẹp khoảng cách về trình độ giữa các cán bộ lãnh đạo hiện tại và hai là, đáp ứng được nhu cầu chiến lược phát triển nhân lực và quy hoạch, tổ chức nhân sự để thích ứng với tình hình mới.
Từ đó, luận án xây dựng khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT xuất phát từ quyền hạn, chức năng nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT và căn cứ vào các yêu cầu và thực trạng phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ. Từ đó, luận án xây dựng khung năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT như sau:
Bảng 3.4: Khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT
TT
Vai trò lãnh đạo của cán bộ
Kiến thức
Kỹ năng
Tố chất
1
Xây dựng mục tiêu, định hướng cho lĩnh vực mình phụ trách
- Kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực quản lý, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan.
- Đường lối, chủ trường của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
- Xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới.
- Kỹ năng xác định tầm nhìn, xây dựng mục tiêu.
- Kỹ năng dự báo và tiên lượng.
- Kỹ năng truyền đạt mục tiêu cho cấp dưới.
- Có khả năng bao quát và tầm nhìn.
- Có tư duy chính trị và có tính trách nhiệm.
- Nhạy bén, linh hoạt.
- Thông minh.
2
Ra quyết định khó, phức tạp thuộc quyền hạn, chức năng của phòng.
- Nhận biết, phân tích, đánh giá được các thông tin phức tạp, các yếu tố nhân quả, các thông tin ngầm, ẩn để đưa ra những phương án lựa chọn và cân nhắc các chi phí, lợi ích, rủi ro, tác động của những phương án này.
- Hiểu biết hoàn cảnh thực tế, nguồn lực, thông tin hiện có ngay cả trong những trường hợp khó và chưa có tiền lệ.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng phân tích vấn đề.
- Quyết đoán.
- Dám chịu trách nhiệm.
- Thông minh.
3
Quản lý, phát huy được nguồn lực của phòng
- Nắm được quy trình, cách thức tổ chức công việc.
- Hiểu về nội dung chức năng và các phương pháp quản trị như quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị hoạt động...
- Hiểu về các phương pháp đánh giá năng lực và biết cách phân công đúng người đúng việc, ủy quyền và giao trách nhiệm cho cấp dưới.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng sắp xếp công việc.
- Kỹ năng quản lý và phát triển các mối quan hệ (bao gồm cả quan hệ với công chúng và các bên hữu quan).
- Kỹ năng quản lý bản thân.
- Có kế hoạch.
- Sáng tạo.
- Có trách nhiệm.
- Kiên định với mục tiêu.
- Nhạy cảm.
- Linh hoạt.
4
Tham mưu công tác cho lãnh đạo
- Kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực quản lý, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan.
- Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành, lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
- Xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin.
- Kỹ năng soạn thảo và quản lý văn bản.
- Kỹ năng trình bày và thuyết phục.
- Sáng tạo, linh hoạt.
- Có khả năng bao quát và tầm nhìn.
- Có trách nhiệm
- Linh hoạt, nhạy bén.
5
Xây dựng và phát triển cá nhân cấp dưới.
- Hiểu biết về tâm lý của cá nhân cấp dưới.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về tâm lý xã hội và quản trị nhân lực
- Hiểu về văn hóa công sở
- Hiểu về hành vi tổ chức
- Hiểu về các chính sách pháp luật
Kỹ năng đào tạo và phát triển cá nhân dưới quyền.
- Nhạy cảm với nhu cầu của người khác, (EQ) cao.
- Sáng tạo, linh hoạt.
6
Động viên khuyến khích và truyền cảm hứng cho cá nhân.
- Hiểu và nắm được các nguyên tắc gây ảnh hưởng và các biện pháp khuyến khích cá nhân.
- Nắm được các nguyên tắc giao tiếp và truyền đạt.
- Nắm được các kiến thức về tâm lý xã hội và cách tác động.
- Hiểu về văn hóa xã hội của địa phương.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
- Kỹ năng gây ảnh hưởng.
- Kỹ năng thuyết phục hiệu quả.
- Kỹ năng động viên cá nhân dưới quyền.
- Thân thiện, dễ gần.
- Nhiệt huyết làm việc.
- Tâm trong sáng.
Nguồn: Tổng hợp của NCS
3.2.3. Yêu cầu đối với năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.2.3.1. Xây dựng phiếu điều tra
Để tìm hiểu về nhu cầu năng lực lãnh đạo mà cán bộ quản lý cấp phòng cần có theo phương pháp đánh giá 3600 cần phải thăm dò ý kiến của các cá nhân và bản thân những cán bộ quản lý cấp phòng bằng các phiếu điều tra. Dựa vào “khung năng lực” đã xây dựng, phiếu điều tra được thiết kế (phụ lục số 01), sử dụng thang đo Likert với 5 thang điểm 5 để sắp xếp mức độ yêu cầu về năng lực theo thứ tự từ nhỏ đến lớn (1- mức độ yêu cầu thấp nhất, 2-mức độ yêu cầu thấp, 3-mức độ yêu cầu trung bình, 4-mức độ yêu cầu cao, 5-mức độ yêu cầu cao nhất). Đối với các biến kiến thức: 1: không hiểu biết, 2: chưa hiểu biết đầy đủ, 3: hiểu biết, 4: hiểu biết tương đối đầy đủ, 5: hiểu biết đầy đủ. Đối với các biến kỹ năng và tố chất: 1: thấp nhất, 2: thấp, 3: trung bình, 4: cao, 5: cao nhất.
3.2.3.2. Chọn lựa đối tượng điều tra
Để xác định yêu cầu năng lực cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ làm đối tượng để triển khai áp dụng “phương pháp đánh giá 360o” luận án tiến hành điều tra và thu về tổng cộng 303 phiếu cho 3 nhóm đối tượng gồm:
(i) Nhóm 1 là cấp trên của lãnh đạo cấp phòng (Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở KH&ĐT các tỉnh/thành trong vùng (mỗi tỉnh 02 người): Tổng cộng là 14 người;
(ii) Nóm 2 là cấp dưới của lãnh đạo cấp phòng, tổng số phiếu thu về là 256 phiếu;
(iii) Nhóm 3 là các bên có liên quan (gồm cán bộ ở Bộ KH&ĐT, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT, các cán bộ thuộc Bộ Nội vụ và các giảng viên có kinh nghiệm về lĩnh vực của đề tài), tổng số phiếu thu về là 33 phiếu.
3.2.3.4. Kết quả xử lý thông tin điều tra về yêu cầu năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp, phân tích các dữ liệu điều tra thu được kết quả về yêu cầu năng lực lãnh đạo của các lãnh đạo cấp phòng như sau:
- Mức điểm yêu cầu cao nhất là cho các yếu tố về KT1 (kiến thức về chính sách, pháp luật) 4,485 điểm, KT2 (Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ) 4,512 điểm, KT5 (Kiến thức về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn) 4,488 điểm; KT7 (Kiến thức về chính trị, xã hội) 4,505 điểm, TC3 (có kế hoạch) 4,505 điểm và TC4 (có tầm nhìn) 4,482 điểm. Theo quan điểm của luận án, việc các bên yêu cầu cao hơn đối với các yếu tố này là hoàn toàn hợp lý vì với chức năng là: Tổ chức tốt và có hiệu quả nhiệm vụ được giao; Tham mưu công tác cho lãnh đạo Sở xây dựng và ban hành văn bản thuộc thẩm quyền; Điều hành, tập hợp, đoàn kết đội ngũ công chức trong phòng; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì đòi hỏi trưởng, phó phòng thuộc Sở KH&ĐT phải có hiểu biết cao về chuyên môn nghiệp vụ, chính sách pháp luật, xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn, bên cạnh đó, do đặc trưng là các cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT vì vậy yêu cầu cao về tố chất kế hoạch và tầm nhìn là tất yếu.
- Với các yếu tố còn lại, mức điểm yêu cầu đều >4, có nghĩa là đối với lãnh đạo cấp phòng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đều phải ở mức trung bình cao trở lên.
Cụ thể theo bảng tổng hợp dưới đây (chi tiết theo phụ lục số 04):
Bảng 3.5: Yêu cầu năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT vùng KTTĐ Bắc Bộ
TT
Các kỹ năng, tố chất cá nhân,
kiến thức
Mức điểm yêu cầu thấp nhất
Trung bình (Mean)
Mức điểm yêu cầu cao nhất
Kiến thức
1
Kiến thức về chính sách pháp luậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_cao_nang_luc_lanh_dao_cua_can_bo_quan_ly_cap_ph.docx