Luận án Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội – Bệnh viện 108, 103, 354

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC 17

1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 17

1.1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 17

1.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 29

1.2. Năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 39

1.2.1 Thực chất năng lực quản lý chuỗi cung ứng 39

1.2.2 Năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện 41

1.3. Các tiêu chí đo lường năng lực năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 45

1.3.1 Tiêu chí chung đo lường năng lực quản lý chuỗi cung ứng 45

1.3.2 Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện 50

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 55

1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng 55

1.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện 57

1.5. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng tại một số doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước và bài học rút ra cho các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội 60

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng tại một số doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước [18] 60

1.5.2. Bài học rút ra cho các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội 66

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 69

 

doc169 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội – Bệnh viện 108, 103, 354, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI 2.1. Giới thiệu tổng quan về các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội và quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội 2.1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của ngành Quân y Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe bộ đội và tích cực tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng, phát triển nền y học Việt Nam là nhiệm vụ chính trị trung tâm xuyên suốt của ngành Quân y. Ý thức sâu sắc vinh dự và trách nhiệm được giao, những năm qua, ngành Quân y đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Vì vậy, công tác quân y đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội, nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt và thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nhất là Nghị quyết 46 –NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị (khóa IX), Chương trình hành động của Bộ Quốc phòng về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe bộ đội và nhân dân trong tình hình mới, ngành Quân y đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức quân y ở các cấp. Đồng thời, chú trọng đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới, hiện đại trong khám, chữa bệnh, nâng cao năng lực của quân y các tuyến, nhất là tuyến cơ sở. Đặc biệt, các bệnh viện quân y tuyến chiến lược được đầu tư phát triển toàn diện, đạt trình độ hiện đại, với nhiều chuyên khoa sâu, kỹ thuật mũi nhọn nganh tầm khu vực và quốc tế, tạo sự phát triển nhảy vọt về chất trong thu dung, cấp cứu, điều trị. Cùng với đó, Ngành tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nâng cao chất lượng các mặt công tác Quân y, nhất là bảo đảm cho những đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, lực lượng làm nhiệm vụ ở địa bàn trọng điểm. Quân y các cấp đã thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch, coi trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội ở tuyến đơn vị, quản lý chặt chẽ sức khỏe bộ đội ngay từ đầu vào, đồng thời, tích cực kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, chữa bệnh Cục Quân y đã chỉ đạo hướng công tác phục vụ về cơ sở, về những nơi giản khổ, khó khăn, duy trì việc tăng cường các tổ quân y của một số bệnh viện tuyến sau cho bệnh xá trên các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, tạo điều kiện làm tốt công tác chăm sóc y tế cho các đối tượng trên đảo và ngư dân đánh bắt xa bở, góp phần tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế biển, đảo. Mặt khác, Cục chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị, nghiên cứu và triển khai thực hiện Đề án thí điểm chăm sóc sức khỏe quân nhân tại ngũ theo hình thức BHYT, đạt được kết quả bước đầu, mở ra một hướng đi mới trong việc chăm sóc sức khỏe bộ đội Với những nỗ lực đó, ngành Quân y đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội, quân số khỏe của toàn quân luôn duy trì vững chắc trên 98,5% (năm 2016, đạt 99,1%), kể cả các đơn vị đóng quân ở vùng có nhiều dịch bệnh lưu hành. Toàn quân không có dịch bệnh lớn xảy ra, tỉ lệ mắc một số bệnh thường gặp giảm rõ rệt và thấp dưới mức quy định. Đây là một trong những yếu tố then chốt, trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh chiến đầu của Quân đội. Cùng với thực hiện tốt công tác quân y, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, ngành Quân y tiếp tục có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân. Quân y các cấp, đặc biệt là lực lượng Quân y Bộ đội Biên phòng đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ động thực hiện chủ trương kết hợp quân – dân y của Đảng bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tính chất nhiệm vụ, khả năng chuyên môn và đặc điểm địa bàn đóng quân. Trong 10 năm gần đây, lực lượng Quân y đã tham gia củng cố, nâng cao năng lực hoạt động cho 1.098 trạm y tế xã (có 697 xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo). Toàn quân đã xây dựng và đưa vào hoạt động 8 bệnh viện, 38 bệnh xá, 3 trung tâp y tế quân – dân y huyện đảo, 5 phòng khám đa khoa, phòng khám khu vực và 125 trạm y tế quân – dân y, hình thành mạng lưới y tế liên hoàn, góp phần xóa “vùng trắng về y tế”, và giải quyết những vấn đề bức xúc của công tác y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Quân y của các đơn vị và phân đội quân y cơ động của các bệnh viện tuyến sau đã phối hợp cùng lực lượng dân y tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng triệu lượt người dân, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cách phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, khoa học. Đồng thời, tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia: tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đến này, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà ở hầu khắp trên cả nước, các cơ sở quân y đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân trong việc khám, chữa bệnh, cấp cứu người bị thương, bị nạn, Lực lượng quân y cũng xung kích trong tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Đã có hàng nghìn lượt tổ, đội quân y, với nhiều tấm gương thầy thuốc, nhân viên quân y đã không quản ngại hiểm nguy, dũng cảm hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu trợ, cứu nạn, khám chữa bệnh cho nhân dân, xử lý vệ sinh môi trường ở các vùng bị thiên tai, dịch bệnh, bão, lũ. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo của ngành Quân y đã đào tạo cho ngành Y tế hơn 8.000 nhân viên y tế thôn, bản, gần 10.000 y tá sơ cấp và trung cấp, 6.000 dược tá, 4.000 dược sĩ trung cấp, gần 3.000 bác sĩ, trong đó có hàng trăm bác sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2, góp phần quan trọng vào xây dựng nguồn nhân lực cho ngành Y tế nước nhà. Từ năm 2007 đến nay, ngành còn tổ chức đào tạo y sĩ y học cổ truyền, y sĩ chuyên khoa sản, nhi và y tế công cộng cho các đồn biên phòng, đoàn kinh tế - quốc phòng, đơn vị đóng quan ở khu vực biên giới, hải đảo, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Kết quả mà ngành Quân y đạt được trong tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng có ý nghĩa rất to lớn, đem lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt, cả về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh, đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng Quân y trong thực hiện Chiến lược bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng. Những việc làm đó không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết những vấn đề bức xúc về công tác y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần quan trọng vào tăng cường quốc phòng – an ninh, xây dựng “thế trận lòng dân”, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết quân – dân, tạo cơ sở để toàn quân hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra cho ngành Quân y những mục tiêu, yêu cầu cao hơn nhưng cũng có nhiều thuận lợi hơn trước đây trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, ngành tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực toàn diện, chất lượng công tác, nhất là bảo đảm quân y cho sẵn sang chiến đầu và phòng chống dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh thực hiện kết hợp quân – dân y, tham gia có hiệu quả vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo định hướng chiến lược của Đảng. Theo đó, Ngành tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị quân y các cấp theo hướng “mạnh về tổ chức và khả năng cơ động, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về chính trị và y đức”, phấn đầu đến năm 2020 hoàn thành quy hoạch và xây dựng hệ thống tổ chức quân y trong toàn quân. Thời gian tới, Ngành tăng cường công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đảm bảo cân đối, đồng bộ về y, dược và trang thiết bị y tế, trong đó, chú trọng đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành y học quân sự, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chuyên viên kỹ thuật có tay nghề cao. Mặt khác, tiếp tục đầu tư toàn diện nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bộ đội ở tuyến đon vị và tăng cường công tác vệ sinh, phòng dịch để giữ vững, nâng cao tỉ lệ quân số khỏe. Cục Quân y tiếp tục chỉ đạo xây dựng hệ thống y học dự phòng theo hướng đồng bộ, thống nhất, trước hết tập trung đầu tư cho Viện y học dự phòng Quân đội và Trung tâm Y học dự phòng Quân đội phía Nam và một số đội vệ sinh phòng dịch cấp quân khu, nhằm nâng cao chất lượng và khả năng giám sát, phát hiện sớm, khống chế dịch bệnh, không để dịch lây lan, phát triển vào các đơn vị Quân đội. Phát huy kết quả đã đạt được, Ngành đẩy mạnh phát triển chuyên môn kỹ thuật, ưu tiên phát triển, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cáo, hiện đại về ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm và các chuyên ngành y học quân sự, nhất là y học hải quân, không quân. Đồng thời, tăng cường hợp tác, đầu tư cải tiến, hiện đại hóa trang bị cho các tuyến quân y, trong đó, đầu tư cho tuyến chiến thuật và chiến dịch đảm bảo “gọn, tinh nhuệ”, nhằm nâng cao sức cơ động, đưa kỹ thuật ra tuyến trước, đầu tư có chiều sâu, có trọng điểm cho các bệnh viện, cơ sở quân y chiến lược, tạo bước đột phá trong chẩn đoán, điều trị. Phấn đấu các bệnh viện quân đội đạt chuẩn tương đương theo xếp hạng bệnh viện của ngành Y tế, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các bệnh viện Quân y Hạng 1 đạt trình độ tương đương bệnh viện tuyến cuối của quân đội một số nước phát triển trong khu vực về mặt kỹ thuật,, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của bộ đội và nhân dân. Cùng với đó, Ngành tiếp tục đẩy mạnh kết hợp quân – dân y. Thực hiện tốt Dự án quân – dân y kết hợp giai đoạn 2011-2015, kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả, đồng thời phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương đẩy mạnh xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở quân – dân y theo Nghị định 80/NĐ – CP, ngày 19/5/2011 của Chính Phủ. Quân y các đon vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Bộ Quốc Phòng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, bằng các biện pháp cụ thể. Trong đó, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 trong Quân đội theo Quyết định 317/QĐ-TTg, ngày 7/2/2013 của Thủ tường Chính Phủ, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch kết hợp quân – dân y trong phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa, thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh cho đồng bào, kết hợp tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường và thực hiện công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương. Cục Quân y đề xuất Bộ quốc phòng cho phép các bệnh xá quân đội được tham gia khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn đóng quân. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trọng tâm là đào tạo đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản. Ngành phối hợp với Bộ Y tế, BHXH Bộ Quốc phòng và các đon vị có liên quan triển khai thực hiện tốt Đề án thí điểm chăm sóc sức khỏe quân nhân tại ngũ theo hình thức BHYT và Đề án xã hội hóa công tác khám, chữa bệnh trong các bệnh viện quân đội nhằm phát huy tối đa nguồn lực trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe bộ đội, nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. 2.1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bệnh viện Trung ương Yên Trạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay ra đời ngày 01 tháng 04 năm 1951 tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương. tỉnh Thái Nguyên. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, với nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau: Bệnh viện Trung ương Yên Trạch, Phân viện 8 (1951-1954), Quân y viện 108, Viện Quân y 108 (1954 - 1995), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (từ 1995 đến nay). Bệnh viện luôn khẳng định lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, Quân đội, hiếu nghĩa với nhân dân; đoàn kết một lòng, bền bỉ phấn đấu, sáng tạo nghiên cứu khoa học, giành những đỉnh cao kỹ thuật, tận tụy phục vụ Cán bộ, bộ đội và nhân dân. Bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng ngành Quân y cách mạng và nền Y học nước nhà. Năm 2005 Bệnh viện đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân". Bệnh viện 103 Đội điều trị 3 (tiền thân của Bệnh viện 103) thành lập ngày 20/12/1950 tại thôn Trung Giáp, xã Anh Dũng (nay là xã Trung Giáp), huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tháng 12 năm 1958 Bộ quốc Phòng có quyết định chuyển Viện Quân y 103 thuộc quyền quản lý của Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) về trực thuộc Trường sỹ quan Quân y và trở thành bệnh viện thực hành của Trường Ngày 21 tháng 5 năm 1989 Bộ Tổng tham mưu ra Quyết định số 183/QĐ-TM công nhận Viện Quân y 103 là Bệnh viện hạng I của Quân đội. Năm 1995 Viện Quân y 103 được đổi tên thành Bệnh viện 103. Bệnh viện 354   Bệnh viện 354 tiền thân là Quân y xá Trần Quốc Toản (còn gọi là Quân y viện Trung ương), được thành lập theo Nghị định 82/NĐ, ngày 27/5/1949 của Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh. Ngày 03/7/1949 Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh đã quyết định đổi tên Quân y xá Trần Quốc Toản thành Quân y xá Phó Đức Thực. Tháng 10/1954, đơn vị chuyển về Hà Nội, được đổi tên là Quân y xá Trung đoàn 354 (thường gọi là Quân y xá 354, có khi gọi là Quân y 354).Từ năm 1954 đến năm 1965, tuy chưa có quyết định chính thức song Quân y xá đã từng bước phấn đấu tiến lên làm nhiệm vụ bệnh viện loại B trong điều kiện chưa hoàn chỉnh. Ngày 30/11/1974, Bộ Quốc phòng quyết định Quân y viện 354 thuộc Cục Quân y - Tổng cục Hậu cần. Bệnh viện thực hiện chức năng thu dung, cấp cứu và điều trị cho 100 đầu mối tuyến, với qui mô hơn 250 giường bệnh, đối tượng phục vụ đa dạng , bao gồm: cán bộ cấp tướng, cấp tá, cấp úy, QNCN, HSQ, CNDVP, các đối tượng chính sách của cơ quan Bộ Quốc Phòng, các quân binh chủng, các tổng cục, bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế ( trong đó phân đông cán bộ quân đội và cán bộ nhà nước nghỉ hưu). Đồng thời sẵn sàng tham gia làm các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cấp trên. Qua quá trình xây dựng, phục vụ và trưởng thành trên 60 năm qua, các thế hệ thầy thuốc, cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên Bệnh viện 354 đã đoàn kết, chung sức, chung lòng vượt lên mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ghi nhận thành tích của Bệnh viện 354, Đảng và Nhà nước, Quân đội đã trao tặng Bệnh viện nhiều phần thưởng cao quí: Ngoài ra, bệnh viện còn nhận được nhiều cờ thưởng, bằng khen, giấy khen trong các phong trào thi đua của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Cục Quân y, Bộ Y tế, Sở y tế Hà Nội, Thành phố Hà Nội. 2.1.1.3 Đặc điểm chủ yếu của các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội Có thể, các bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà nội có những đặc điểm chung như sau: - Các bệnh viện đều được thành lập từ rất sớm, bắt đầu từ những năm đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Thực hiện các nội dung nhiệm vụ chính trị đặc biệt: phục vụ đối tượng là cán bộ cao cấp trong quân đội, quân nhân và người thân trong quân ngũ. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của các bệnh viện quân y phục vụ đối tượng đặc thù là cán bộ trong quân ngũ. - Phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt; Được thành lập với mục tiêu phục vụ cán bộ quân đội thời chiến để phục vụ chiến tranh. Chính vì vậy đối tượng phục vụ của bệnh viện chỉ là quân nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hòa bình, đối tượng khách hàng Ngân hàng phục vụ chủ yếu là cán bộ trong quân ngũ, cán bộ cao cấp và mở rộng thêm người thân của quân nhân - Cơ chế quản lý đặc thù: Đều chịu sự quản lý của Bộ Quốc Phòng về nhân sự cũng như cơ chế điều hành theo mệnh lệnh, chịu sự chi phối và quản lý chắt chẽ của Tổng cục Hậu cần - Mở rộng đối tượng phục vụ là người nhà quân nhân và nhân dân với tỷ lệ chiếm rất nhỏ, dưới 20% . Tuy nhiên với xu hướng mở rộng đối tượng khám chữa bệnh, phát triển nhiều khoa nhằm phục vụ tối nhất cho người bệnh, các bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội đang dần dần phát triển, mở rộng các đối tượng phục vụ. 2.1.1.4 Mô hình tổ chức của các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc Phòng, sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành và Trung ương; Bệnh viện đã từng bước kiện toàn về tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong điều kiện mới. Nhìn chung, các bệnh viện thường có có cơ cấu tổ chức biên chế khá đồng bộ, hợp lý gồm các đơn vị đầu mối: Ban Giám đốc, Phòng Ban cơ quan, Khoa Nội, Khoa Ngoại và Chuyên khoa, Khoa Cận lâm sàng, Viện, Trung tâm và một số bộ phận trực thuộc. Đội ngũ cán bộ khoa học của Bệnh viện khá đồng đều, nhiều lứa lớp, được đào tạo cơ bản tại các Trung tâm lớn ở trong và ngoài nước. Bệnh viện được xây dựng theo mô hình tổ chức gồm Viện, Trung tâm, đơn vị hành chính và các Khoa, Ban cụ thể như sau: BAN GIÁM ĐỐC Đơn vị hành chính 1. Phòng Kế hoạch tổng hợp 2. Phòng Khoa học-Quân Sự 3. Phòng điều dưỡng 4. Ban Quân lực 5. Phòng chỉ đạo tuyến 6. Phòng Tham mưu-hành chính 8. Phòng Sau đại học 9. Phòng Tài chính 10. Phòng chính trị Viện, Trung tâm 1. Viện chấn thương chỉnh hình 2.Viện tim mạch 3. Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm 4. Trung tâm xạ phẫu 5. Trung tâm đột qụy 6. Trung tâm máy gia tốc 7. Trung tâm phẫu thuật nội soi Các Khối 1. Khối nội 2. Khối ngoại 3. Khối cận lâm sàng 4. Khoa khác 7. Phòng Hậu cần-Kỹ thuật Hình 2. 1. Mô hình tổ chức chung tại ba Bệnh viện (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.1.1.5. Mô hình tổ chức của Phòng Hậu cần - Kỹ thuật tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội Phòng Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu cho Đảng uỷ, Chỉ huy Bệnh viện về mặt Hậu cần, kỹ thuật. Cơ quan Hậu cần có nhiệm vụ tổ chức bảo đảm Hậu cần, bảo đảm công tác kỹ thuật chung cho mọi hoạt động của Bệnh viện; tổ chức quản lý vật chất Hậu cần kỹ thuật và xây dựng ngành theo phân cấp với các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Bảo đảm ăn, bảo đảm mặc cho bệnh nhân và toàn thể Cán bộ, nhân viên Bệnh viện. - Bảo đảm công tác đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo cơ sở hạ tầng, vật chất của Bệnh viện. - Bảo đảm công tác vận tải thương bệnh binh và nhân viên. - Bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cho Cán bộ, nhân viên và nuôi dạy trẻ (con Cán bộ nhân viên). - Tổ chức bảo đảm vật chất và tổ chức dự trữ, bảo quản hàng lương thực, thực phẩm, trang bị dụng cụ cấp dưỡng, chất đốt, quân trang, vật chất doanh trại, doanh cụ để bảo đảm đời sống, sức khoẻ cho Cán bộ nhân viên và bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện. Bảo đảm xăng dầu, trang bị khí tài xăng dầu; trang bị xe máy cho công tác vận tải phục vụ các nhiệm vụ cấp cứu, thu dung và điều trị thương binh, bệnh binh và các hoạt động thường xuyên cũng như đột xuất khác diễn ra hàng ngày ở Bệnh viện. Bảo đảm ăn uống cho Cán bộ nhân viên: Cán bộ nhân viên được phục vụ ăn uống tại Nhà ăn nhân viên theo cơ chế bán phiếu ăn với 1 mức ăn chung và thống nhất với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hàm lượng Calo theo tiêu chuẩn qui định. - Bảo đảm dinh dưỡng cho bệnh nhân: Tất cả các đối tượng bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện đều được ăn theo chế độ quy định của Bệnh viện, ăn theo định xuất tại giường bệnh. Bệnh nhân nội trú được khám, tư vấn và kê thực đơn ăn theo 34 chế độ ăn bệnh lý, thực đơn ăn uống khoa học, đảm bảo đủ định lượng calo và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn. Hàng tháng được Hội đồng Thương bệnh binh của các Khoa trong Bệnh viện tham gia ý kiến đóng góp chung về công tác Hậu cần trong đó có công tác bảo đảm phục vụ ăn uống cho bệnh nhân nên việc phục vụ bảo đảm ăn uống này luôn được kiểm tra, rút kinh nghiệm và khắc phục rất kịp thời về thực đơn hàng ngày, về việc thay đổi món ăn theo mùa cũng như về thời gian phục vụ ngày càng được chấn chỉnh một cách tốt hơn và chu đáo, nhiệt tình hơn. - Bảo đảm mặc: Bảo đảm quân trang cho Cán bộ nhân viên theo tiêu chuẩn, chế độ và theo hướng dẫn của Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần. Bảo đảm mặc cho bệnh nhân theo 1 loại quân trang thống nhất và bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện được mượn quần áo, chăn, màn, ga, gối. - Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản: Bệnh viện thường xuyên cải tạo, nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh để đáp ứng tối đa nhu cầu khám chữa bệnh và hiện tại cơ sở làm việc của Bệnh viện đang được Chính phủ và Bộ Quốc Phòng quan tâm đầu tư, nâng cấp và xây mới. Nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng rất có hiệu quả như: Dự án Trung tâm kỹ thuật cao, Dự án Trung tâm máy gia tốc, Dự án xây dựng cụm công trình trung tâm, Dự án mở rộng Nhà Tang lễ quốc gia... - Công tác Vận tải - xăng dầu: Đảm bảo tốt các chỉ tiêu cơ bản, đáp ứng tốt các nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ sẵn sàng cấp cứu cơ động và các nhiệm vụ công tác tuyến của Bệnh viện. Trong những năm gần đây, công tác vận tải luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoạt động dã ngoại phục vụ khám chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu, Điện Biên với điều kiện địa hình và thời tiết tương đối phức tạp, song các chiến sỹ lái xe luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường. - Công tác Quân y nhân viên: Luôn khắc phục mọi khó khăn, đảm bảo tốt sức khoẻ cho Cán bộ nhân viên. Hàng năm Cán bộ nhân viên được khám và được kiểm tra sức khoẻ định kỳ để đánh giá, phân loại về sức khoẻ giúp Chỉ huy Bệnh viện có biện pháp hữu hiệu nhằm chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho mọi Cán bộ nhân viên, đặc biệt là số Cán bộ cao cấp, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ Ban Quân y nhân viên luôn đảm bảo tốt công tác vệ sinh ngoại cảnh Bệnh viện góp phần xây dựng đơn vị ngày càng xanh, sạch, đẹp. Phòng Hậu cần – Kỹ thuật Ban tham mưu kế hoạch Ban Quân nhu Ban quân y Khoa dinh dưỡng Ban xây dựng Quản lý nhà đất (Ban doanh trại) Ban xe máy, xăng dầu (trong đó có đội xe) Hình 2. 2. Mô hình tổ chức Phòng Hậu cần Kỹ thuật tại các bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội 2.1.2.1 Công tác quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện Ở đây công tác quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý kênh phân phối tại Bệnh viện. Trong đó Bệnh viện chính là đơn vị phân phối, đơn vị cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đến khách hàng. Cơ chế quản lý và cung cấp chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện Quân y được thực hiện như sau: Phòng Kế hoạch tổng hợp là đơn vị xây dựng kế hoạch cho từng năm đối với các trang thiết bị y tế, dược phẩm, thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và các công cụ lao động khác. Vì là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên Bệnh viện được phê duyệt kế hoạch chi tiêu ngân sách hàng năm từ Tổng cục Hậu cần và Bộ Quốc Phòng thông qua đơn vị cấp ngân sách trực tiếp là Cục tài chính - Bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên Bệnh viện chỉ nhận 95% ngân sách từ Tổng cục Hậu cần và các đơn vị khác trực thuộc Bộ, còn 5% còn lại Bệnh viện tự sử dụng quĩ vốn đơn vị để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh. Điều này cũng góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn cũng như tạo sự năng động và linh hoạt cho Bệnh viện. Tuy nhiên, chính được thường xuyên cấp phát ngân sách từ các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên Bệnh viện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bao cấp, trì trệ do phụ thuộc quá nhiều vào cơ chế xin - cho của Nhà nước. Cục tài chính trực thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị cấp phát vốn thông qua Phòng tài chính của Bệnh viện sau khi đã xem xét và đã phê duyệt kế hoạch thực hiện, tình hình thực tế của Bệnh viện. Phòng tài chính Bệnh viện là đơn vị nhận giải ngân vốn từ Bộ và phân bổ chi tiêu cho Bệnh viện theo quy định. Mảng cung ứng dược phẩm phục vụ công tác khám chữa bệnh: Về công tác dược phẩm và trang thiết bị y tế: Bệnh viện là là đơn vị phân phối và cung cấp dược phẩm, thiết bị y tế đến khách hàng cuối cùng là các đối tượng bệnh nhân khác nhau nên Bệnh viện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bảo đảm này. Ở đây, quản lý chuỗi cung ứng được hiểu là toàn bộ các công việc quản lý điều hành hoạt động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên kênh đã được lựa chọn, qua đó thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Quản lý nhằm đảm bảo sự hợp tác của các thành viên trong kênh nhưng không phải thụ động mà chủ động. Trong đó Bệnh viện sử dụng những biện pháp tích cực, hữu hiệu và lên kế hoạch một cách hiệu quả, thiết thực để đảm bảo sự hợp tác giữa các bộ phận luôn gắn kết với nhau chặt chẽ và thông suốt. Khoa Dược là đơn vị sản xuất một số mặt hàng y dược phục vụ bệnh nhân và cũng là đơn vị đưa ra danh mục các dược phẩm cần thiết phục vụ cho người bệnh. Các dược phẩm Khoa Dược sản xuất là dịch truyền, thuốc nước và pha chế phân liều thuốc điều trị ung thư. Khoa Dược đáp ứng tương đối một số loại thuốc cơ bản cho bệnh nhân, vật tư cho các đối tượng bệnh nhân, chấp hành nghiêm chỉnh qui định bảo quản, luân chuyển thuốc lưu kho, theo dõi, quản lý sử dụng thuốc an toàn, tiết kiệm; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động dược lâm sàng. Duy trì và làm tốt công tác thanh quyết toán các loại thuốc, hoá chất theo từng nhóm đối tượng bệnh nhân. Làm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_nang_luc_quan_ly_chuoi_cung_ung_trong_cong.doc
Tài liệu liên quan