MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HIỂU HỌC VIÊN
TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực hiểu học sinh trong dạy
học của ngƣời giáo viên 8
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 14
1.2. Một số vấn đề lý luận về năng lực hiểu học viên trong dạy học của
giảng viên đại học quân sự 18
1.2.1. Lý luận tâm lý học về năng lực 18
1.2.2. Lý luận về năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng
viên đại học quân sự 25
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực hiểu học viên trong dạy học của
giảng viên các trƣờng đại học quân sự 52
1.3.1. Các yếu tố chủ quan thuộc về giảng viên 52
1.3.2. Các yếu tố khách quan 55
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63
2.1. Khái quát về khách thể, địa bàn nghiên cứu 63
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 63
2.1.2. Khách thể nghiên cứu 63
2.2. Tổ chức nghiên cứu 65
2.2.1. Nghiên cứu lý luận 65
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn 66
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 69
2.3.1. Phương pháp chuyên gia 69
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 70
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 72
2.3.4. Phương pháp quan sát 73
2.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động 74
2.3.6. Phương pháp giải bài tập tình huống sư phạm giả định 74
2.3.7. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý 76
2.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 76
2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 81Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NĂNG LỰC HIỂU HỌC
VIÊN TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 86
3.1. Thực trạng năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại
học quân sự 86
3.1.1. Thực trạng biểu hiện và xu hướng biến đổi năng lực hiểu học
viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 86
3.1.2. Thực trạng mức độ năng lực hiểu học viên trong dạy học của
giảng viên đại học quân sự 89
3.1.3. Phân tích chân dung tâm lý ở một số khách thể là đại diện 103
3.1.4. Thực trạng các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến năng lực hiểu học
viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 110
3.1.5. Đánh giá chung về thực trạng năng lực hiểu học viên trong dạy
học của giảng viên đại học quân sự và lý giải nguyên nhân 114
3.2. Các biện pháp tâm lý - sƣ phạm nâng cao năng lực hiểu học viên trong
dạy học của giảng viên đại học quân sự 121
3.2.1. Thường xuyên giáo dục, xây dựng, củng cố động cơ, mục đích và
hình thành thái độ đúng đắn, phù hợp cho giảng viên ĐHQS .121
3.2.2. Thường xuyên bồi dưỡng, trang bị, cập nhật kiến thức tâm lý học,
nhất là kiến thức tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi học viên sĩ quan
cấp phân đội cho giảng viên ĐHQS.122
3.2.3. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên sâu và tổ chức tốt hoạt động
thực tiễn rèn luyện, trải nghiệm, phát triển hệ thống các kỹ năng hiểu học viên
trong dạy học cho giảng viên ĐHQS .124
3.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm quân sự tích cực, lành
mạnh, mẫu mực ở mỗi trường ĐHQS gắn với tích cực hóa vai trò tự bồi
dưỡng, rèn luyện nâng cao NLHHV của mỗi giảng viên .127
3.3. Kết quả thực nghiệm 129
3.3.1. Kết quả đo nghiệm trước thực nghiệm 129
3.3.2. Kết quả đo nghiệm sau thực nghiệm 131
3.3.3. Kết luận thực nghiệm 134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 139
150 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội và nhân văn (GVKHXH&NV).
- Về trình độ đào tạo: 100% giảng viên ĐHQS được đào tạo cơ bản, chính quy
với trình độ đại học trở lên, tỷ lệ sau đại học trung bình từ 60% - 70%; nhiều giảng viên
64
đã trải qua thực tế chiến đấu, quản lý, chỉ huy đơn vị huấn luyện chiến đấu; mẫu mực,
nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc.
- Về thâm niên công tác: nghiên cứu giảng viên theo các nhóm thâm niên công
tác từ dưới 5 năm, 5 - 10 năm, 10 - 15 năm, 15 - 20 năm và trên 20 năm.
Bảng 2.1. Thống kê chất lượng khách thể là giảng viên
Nội dung Giảng viên Tỉ lệ %
- Số lượng: 551 100
- GVKHXH&NV 287 52,1
- GVQS 264 47,9
- Trình độ đào tạo:
+ Tiến sĩ 85 15,4
+ Thạc sĩ 235 42,7
+ Cử nhân 231 41,9
- Chức vụ đảm nhiệm:
+ Cán bộ khoa 18 3,3
+ Cán bộ bộ môn 27 4,9
+ Giảng viên 255 46,2
+ Trợ giảng 251 45,6
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm:
+ Đào tạo chính quy, dài hạn 285 51,2
+ Đào tạo ngắn hạn 266 48,3
- Thâm niên công tác:
+ Dưới 5 năm 186 33,7
+ 5-10 năm 157 28,5
+ 10-15 năm 121 22
+ 15-20 năm 49 8,9
+ Trên 20 năm 38 6,9
* Nhóm khách thể là học viên: gồm 425 học viên năm thứ 2, 3, 4, 5 đang học
tập theo các chuyên ngành đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội, sĩ quan chỉ huy
tham mưu lục quân và sĩ quan chỉ huy tham mưu hậu cần, kỹ thuật tại 3 trường
ĐHQS trong diện nghiên cứu.
65
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng khách thể là học viên
Nội dung Học viên Tỉ lệ %
- Số lượng: 425 100
+ TSQCT 145 34,1
+ TSQLQ1 145 34,1
+ HVHC 135 31,8
- Năm học:
+ Năm 2 110 25,9
+ Năm 3 110 25,9
+ Năm 4 105 24,7
+ Năm 5 100 23,5
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý luận
2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên
quan đến NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về những vấn đề liên quan đến
NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
- Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng để tiếp cận cũng như thực hành
nghiên cứu thực trạng và tìm ra các biện pháp tâm lý - sư phạm cơ bản nâng cao
NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và kết quả những công trình nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề năng lực, hiểu con người nói
chung, năng lực hiểu con người, năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên
ĐHQS, và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên
ĐHQS. Nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cũng như của các trường ĐHQS về GD&ĐT đội
ngũ sĩ quan quân đội; về thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giảng
viên nhà trường quân đội nói riêng và vấn đề xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội;
về năng lực dạy học và giáo dục của giảng viên.
66
2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu,
hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận, các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các tạp chí khoa học, sách giáo
khoa, sách chuyên khảo, đề tài khoa học... liên quan đến vấn đề hiểu con người nói
chung, hiểu học sinh (học viên), hiểu học viên trong dạy học; năng lực, năng lực
hiểu con người, NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS, các yếu tố ảnh
hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. Bên cạnh đó, có sử dụng
kết hợp với các phương pháp bổ trợ như: phỏng vấn sâu; chuyên gia với mục đích
bổ sung, làm sâu sắc thêm các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề lý luận và
kết quả nghiên cứu thực tiễn.
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm chỉ ra thực trạng biểu hiện và mức độ NLHHV trong dạy học của
giảng viên ĐHQS; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học
của giảng viên ĐHQS, từ đó đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm; và đánh giá
kết quả thực nghiệm tác động sư phạm nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp và tính
khả thi, hiệu quả của các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy
học của giảng viên ĐHQS.
2.2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng và tổ chức thực nghiệm
Nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi đối với giảng viên, học viên tại các
trường: Sĩ quan Chính trị, Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Hậu cần. Tiến hành khảo
sát, đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên
ĐHQS; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV và chỉ ra nguyên nhân; đánh
giá và kiểm chứng mức độ quan trọng, tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp
tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
Nghiên cứu định tính ở các đối tượng giảng viên, học viên thông qua phỏng
vấn sâu, quan sát (tự nhiên và có tác động), phân tích sản phẩm hoạt động, minh
chứng các biểu hiện và mức độ của NLHHV, các yếu tố tác động , ảnh hưởng đến
NLHHV; luận giải nguyên nhân; đánh giá về các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng
cao NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
67
2.2.2.3. Quá trình nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn được tiến hành qua 3 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát thử;
Giai đoạn khảo sát chính thức; giai đoạn đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm
nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên và tổ chức thực nghiệm tác động.
* Giai đoạn khảo sát thử:
- Mục đích: Hoàn thiện nội dung của bảng hỏi để tiến hành giai đoạn khảo
sát chính thức cụ thể là:
+ Xác định thời gian cho việc trả lời một bảng hỏi.
+ Đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của bảng hỏi.
+ Chỉnh sửa những item chưa đạt yêu cầu.
- Phương pháp khảo sát thử:
+ Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân đã được thiết kế.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để đánh giá độ tin cậy và độ giá
trị của thang đo.
- Khách thể nghiên cứu: 125 giảng viên và 100 học viên tại các trường
SQCT, SQLQ, HVHC.
- Thời gian: Tháng 4/2013 đến tháng 5/2013 (2 tháng)
- Xử lý số liệu điều tra:
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số
liệu. Hai kỹ thuật được sử dụng trong giai đoạn này là phân tích độ tin cậy bằng mô
hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) và phân tích
yếu tố để xác định độ giá trị của bảng hỏi.
+ Phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha theo Cronbach:
Đây là phương pháp đánh giá mức độ ổn định bên trong của từng item trong bảng
hỏi. Phương pháp này phù hợp với nghiên cứu sử dụng loại bảng hỏi có các mệnh
đề được đo đạc bởi thang đo nhiều mức độ tính theo điểm số. Số lượng item trong
bảng hỏi có ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy của bảng hỏi. Theo phương pháp này,
Alpha được tính toán dựa trên phương sai của từng item trong toàn bộ bảng hỏi.
Điểm lưu ý trong bảng kết quả tính hệ số Alpha là việc loại bỏ một mệnh đề nào đó
sẽ có thể làm tăng lên hoặc giảm đi hệ số Alpha của bảng hỏi. Trong trường hợp
nếu loại bỏ đi một mệnh đề mà độ tin cậy của bảng hỏi giảm đi so với ban đầu thì
68
mệnh đề đó được coi là có ý nghĩa đối với bảng hỏi và ngược lại cần phải quan tâm
đến việc chỉnh sửa hay loại bỏ mệnh đề đó. Độ tin cậy của từng tiểu thang đo được
coi là thấp nếu hệ số α < 0.4. Độ tin cậy của cả thang đo được coi là thấp nếu hệ số
α < 0.6 [Phụ lục 3.2a].
+ Phân tích độ giá trị của bảng hỏi: Độ giá trị là chỉ số cho biết bảng hỏi có
đo cái định đo hay không. Có thể tính toán độ giá trị của bảng hỏi theo nhiều cách
khác nhau: đo giá trị về mặt tiêu chuẩn, đo giá trị về mặt cấu trúc, đo giá trị về mặt
nội dung Trong đó, chúng tôi quan tâm đến độ giá trị về mặt nội dung của bảng
hỏi. Phép phân tích yếu tố cho phép xác định độ giá trị về mặt nội dung của bảng
hỏi. Đây là phương pháp rút gọn từ một số lượng lớn các biến số thành thiểu số các
yếu tố. Mỗi yếu tố là một cụm các biến số có liên quan chặt chẽ với nhau về nội
dung với đa số các mệnh đề khác để có thể chỉnh sửa hoặc loại bỏ khỏi bảng hỏi.
Kết quả phân tích yếu tố cho thấy, hầu hết các item trong bảng hỏi có nội
dung phù hợp với từng miền đo và từng item đều có tương quan cao với một thành
phần cụ thể của miền đo. Mỗi yếu tố chứa một số lượng lớn các mệnh đề có quan hệ
với nhau về mặt nội dung. Nhìn chung, các mệnh đề trong mỗi một yếu tố nói trên
đều có nội dung phù hợp với từng yếu tố và từng mệnh đề đều có tương quan cao
với một thành phần cụ thể của miền đo.
+ Kết quả phân tích độ tin cậy của bảng hỏi đo thực trạng NLHHV trong
dạy học của giảng viên ĐHQS cho thấy các kiểu thang đo của phép đo này có hệ số
tin cậy Alpha đạt mức trung bình khá đến mức khá (0,697 đến 0,832). Kết quả
phân tích độ giá trị của bảng hỏi cho thấy các mệnh đề đều có nội dung phù hợp,
cần chỉnh sửa khoảng 10% số câu hỏi trong bảng hỏi. Sau khi chỉnh sửa, độ tin cậy
và độ giá trị của các phần trong bảng hỏi tăng lên cho phép chúng tôi sử dụng vào
điều tra chính thức [Phụ lục 3.2b].
Thời gian trả lời cho một bảng hỏi là 45 phút.
Như vậy, sau khi chỉnh sửa với độ tin cậy và độ giá trị của từng phần trong bảng
hỏi (Phụ lục 1.1) cho phép chúng tôi sử dụng vào điều tra chính thức (Phụ lục 1.2, 1.3).
* Giai đoạn khảo sát chính thức
- Mục đích khảo sát: nghiên cứu, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ
NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS, các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV
trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
69
- Nội dung khảo sát:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy
học của giảng viên ĐHQS.
+ Rút ra các kết luận về NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
- Phương pháp: tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, quan sát hoạt động dạy -
học của giảng viên và học viên, phỏng vấn sâu, phân tích sản phẩm hoạt động, phân
tích chân dung tâm lý một số khách thể là đại diện.
- Khách thể khảo sát: 551 giảng viên và 425 học viên của các trường: SQCT,
SQLQ 1, HVHC.
* Giai đoạn đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm và tổ chức thực nghiệm tác động
- Mục đích nghiên cứu: Nhằm chỉ ra các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao
NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
- Nội dung:
+ Đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy học
của giảng viên ĐHQS.
+ Đánh giá thực trạng mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp
tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
- Khách thể:
+ Mẫu khảo sát: 551 giảng viên và 425 học viên của các trường: SQCT,
SQLQ, HVHC.
+ Mẫu thực nghiệm tác động: 56 giảng viên thuộc các khoa: Khoa Tâm lý
học quân sự; Sư phạm quân sự; Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác -
Lênin; Quân sự chung; Bắn súng của Trường SQCT.
- Phương pháp: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát,
phương pháp chuyên gia, phương pháp giải bài tập tình huống sư phạm giả định.
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này nhằm mục đích xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia,
các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học sư phạm và
sư phạm quân sự, giáo dục học quân sự để xây dựng khung lý luận, thiết kế công cụ
nghiên cứu, xử lý và phân tích số liệu, chỉnh sửa và hoàn thiện luận án.
70
Phương pháp này được tiến hành dưới các hình thức: tổ chức xêmina, thảo
luận khoa học, phỏng vấn sâu, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích: Nhằm thu thập thông tin từ khách thể khảo sát về thực trạng biểu
hiện, mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS; các yếu tố ảnh hưởng;
các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV.
* Nội dung: Phiếu điều tra tập trung khai thác các biểu hiện và mức độ
NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS gồm: nhận thức, thái độ, kỹ năng và
kết quả; các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS;
các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên
ĐHQS hiện nay; khảo sát đánh giá trước TN và sau TN.
* Chọn mẫu khách thể điều tra, khảo sát:
Là số khách thể nghiên cứu (giảng viên, học viên) trong diện khảo sát ở ba
trường SQCT; SQLQ1 và HVHC nhằm tìm hiểu biểu hiện, mức độ NLHHV trong
dạy học của giảng viên ĐHQS và các yếu tố tác động đến thực trạng đó.
* Thiết kế bảng hỏi:
Quá trình thiết kế bảng hỏi được tiến hành theo hai bước:
- Soạn thảo bảng hỏi và điều tra thăm dò để hình thành bộ câu hỏi: Từ
khung lý thuyết của luận án, chúng tôi thao tác hóa khái niệm để thiết kế hệ thống
các câu hỏi. Trên cơ sở góp ý của các nhà khoa học, chúng tôi xây dựng hệ thống
các câu hỏi mở về các vấn đề liên quan đến luận án. Thống kê các phương án trả lời
của khách thể nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các phương án có tỷ lệ 30% ý kiến
đồng ý trở lên làm cứ liệu để xây dựng bảng hỏi sơ bộ.
- Soạn thảo bảng hỏi điều tra thăm dò: Có hai bảng hỏi được biên soạn dành
cho hai loại khách thể: 1) Bảng hỏi dành cho giảng viên; 2) Bảng hỏi dành cho học
viên. Nội dung các câu hỏi ở 02 bảng hỏi về cơ bản là giống nhau. Điểm khác nhau
giữa chúng chỉ là hình thức biểu đạt của từng câu cho phù hợp với khách thể điều tra.
Cấu trúc của hai bảng hỏi gồm 06 nội dung chính: 1) Thành tố nhận thức;
2) Thành tố thái độ; 3) Thành tố kỹ năng; 4) kết quả hiểu học viên trong dạy học
của giảng viên ĐHQS; 5) Các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của
giảng viên ĐHQS; 6) Các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy
học của giảng viên ĐHQS.
71
+ Nội dung 1: Tìm hiểu nhận thức, hiểu biết về học viên trong dạy học của
giảng viên ĐHQS. Chúng tôi đưa ra 5 biểu hiện từ 1 đến 5 gồm: hiểu biết về nhu
cầu học tập của học viên; hiểu biết về hứng thú học tập của học viên; hiểu biết về
tính tích cực học tập của học viên; hiểu biết về khó khăn trong lĩnh hội kiến thức
của học viên; hiểu biết về khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn hoạt động quân sự.
Người được điều tra cho biết ý kiến về các dấu hiệu này. Ngoài ra, có thể ghi thêm
các biểu hiện nếu có. Phương án trả lời là: rất hiểu, hiểu và chưa hiểu. Để tổng hợp
ý kiến, chúng tôi gán điểm đối với từng phương án như sau: rất hiểu: 3 điểm; hiểu:
2 điểm, và chưa hiểu: 1 điểm.
+ Nội dung 2: Tìm hiểu thái độ đối với học viên trong dạy học của giảng
viên ĐHQS với 5 biểu hiện từ 1 đến 5 gồm: Đồng cảm, chia sẻ khó khăn với học
viên; tôn trọng nhân cách học viên; tin tưởng vào khả năng học tập của học viên;
lắng nghe ý kiến của học viên; động viên, khích lệ học viên. Ngoài ra, có thể ghi
thêm biểu hiện nếu có. Phương án trả lời là: rất phù hợp, phù hợp, chưa phù hợp và
quy gán điểm đối với từng phương án tương ứng như sau: rất phù hợp: 3 điểm, phù hợp:
2 điểm; chưa phù hợp: 1 điểm.
+ Nội dung 3: Tìm hiểu kỹ năng hiểu học viên trong dạy học của giảng viên
ĐHQS với 04 nhóm kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng quan sát (nhận biết tâm lý học viên);
kỹ năng định vị; kỹ năng đánh giá học viên; kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong
dạy học. Ngoài ra, có thể ghi thêm biểu hiện (nếu có). Phương án trả lời là: rất dễ dàng,
rất thuần thục; dễ dàng, thuần thục; khó khăn, chưa thuần thục. Để tổng hợp ý kiến,
chúng tôi quy gán điểm đối với từng phương án: rất dễ dàng, rất thuần thục: 3 điểm;
dễ dàng, thuần thục: 2 điểm; khó khăn, chưa thuần thục: 1 điểm.
+ Nội dung 4: Tìm hiểu kết quả của việc hiểu học viên trong dạy học của
giảng viên ĐHQS với cả giảng viên và học viên bao gồm: Giảng viên thiết kế các
tình huống dạy - học phù hợp với học viên; triển khai các tình huống dạy - học phù
hợp với học viên; đánh giá đúng tiến bộ của học viên trong việc lĩnh hội nội dung
học tập; xử lý việc dạy cho thích ứng với tính đa dạng của học viên; truyền đạt đúng
và rõ nội dung bài học, trong các điều kiện dạy học khác nhau. Học viên thích ứng
nhanh trong học tập; không khí lớp học sôi nổi, dân chủ, cởi mở; hứng thú học tập
trong lớp học; nắm được nội dung bài học; khắc phục được khó khăn tâm lý trong
lớp học; vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn hoạt động quân sự phù hợp, sáng tạo.
72
Ngoài ra, có thể ghi thêm biểu hiện nếu có. Phương án trả lời là: cao; trung bình;
thấp. Để tổng hợp ý kiến, chúng tôi quy gán điểm đối với từng phương án như sau:
cao: 3 điểm, trung bình: 2 điểm và thấp: 1 điểm.
+ Nội dung 5: Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong
dạy học của giảng viên ĐHQS với các nhóm: Nhóm yếu tố thuộc về người giảng
viên (3 biểu hiện, từ item 1-item 3); nhóm yếu tố thuộc về học viên (3 biểu hiện, từ
item 5-item 7); nhóm yếu tố thuộc về môi trường (3 biểu hiện, từ item 9-item 11).
Ngoài ra, có thể ghi thêm biểu hiện (nếu có). Phương án trả lời là: rất mạnh; mạnh;
không mạnh. Để tổng hợp ý kiến, chúng tôi gán điểm đối với từng phương án:
rất mạnh: 3 điểm, mạnh: 2 điểm, và không mạnh: 1 điểm.
+ Nội dung 6: Đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV
trong dạy học của giảng viên ĐHQS hiện nay. Khách thể chọn các phương án trả lời
đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi tương ứng là: rất cần thiết và rất khả thi;
ít cần thiết và khả thi; bình thường và ít khả thi. Để tổng hợp ý kiến, chúng tôi qui
gán điểm đối với từng phương án: rất cần thiết: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, ít cần
thiết: 1 điểm; và khả thi: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, ít khả thi: 1 điểm.
* Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: Bồi dưỡng cán bộ đi điều tra, làm việc với phòng đào tạo, các khoa
giáo viên, các đơn vị quản lý học viên của các trường để thống nhất việc điều tra.
+ Bước 2: Triển khai phát phiếu đến từng khoa, đại đội (lớp) học viên trên
các nhóm khách thể khác nhau và hướng dẫn cách trả lời.
+ Bước 3: Thu và xử lý kết quả phiếu điều tra.
* Nguyên tắc điều tra: Mỗi khách thể độc lập trong việc trả lời bảng hỏi theo
suy nghĩ của mình, không được trao đổi, bàn bạc với những những người xung
quanh. Cá nhân có thể hỏi điều tra viên những nội dung mà họ chưa hiểu. Điều tra
viên phải tạo dựng được bầu không khí thân mật, cởi mở trong quá trình điều tra.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Mục đích: Nhằm bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu
được từ khảo sát thực tiễn trên một số khách thể là đại diện. Qua đó minh chứng và
làm rõ thêm về mặt định tính, một số kết quả thu được qua nghiên cứu bằng phương
pháp điều tra viết, phương pháp quan sát.
73
* Nguyên tắc phỏng vấn: + Đối với người được phỏng vấn sẽ tự do trả lời
các câu hỏi theo ý kiến của riêng mình dựa trên những câu hỏi mở.
+ Đối với người phỏng vấn phải thiết lập mối quan hệ thân thiện với khách
thể nghiên cứu và tạo được niềm tin với họ. Các câu hỏi phỏng vấn cần phải rõ
ràng, ngắn gọn, rõ ý định. Tránh đề cập tới những vấn đề có tính riêng tư, tránh bình
luận hay phản ứng trước những câu trả lời của khách thể. Người phỏng vấn có thể
đưa ra những dạng câu hỏi khác nhau để có thể kiểm tra độ tin cậy của các câu trả
lời cũng như làm sáng tỏ những thông tin chưa rõ.
* Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn bám sát theo nội dung bảng hỏi
đã được xây dựng theo từng vấn đề nghiên cứu. Các câu hỏi sử dụng trong phỏng
vấn là những câu hỏi mở để khách thể được trả lời, bày tỏ quan điểm cá nhân. Tuy
nhiên trình tự nội dung phỏng vấn sẽ linh hoạt tùy theo khách thể, không bị cố định
theo một trật tự nhất định. (Xem Phụ lục 2.1, 2.2)
* Thời gian dành cho mỗi cuộc phỏng vấn từ 45 - 60 phút.
* Khách thể phỏng vấn: 06 giảng viên (03 giảng viên quân sự, 03 giảng viên
KHXH&NV) và 06 học viên trong số khách thể đại trà.
2.3.4. Phương pháp quan sát
* Mục đích quan sát: Nhằm thu thập các tài liệu cụ thể, sinh động về những
biểu hiện của các khía cạnh tâm lý học viên và giảng viên trong dạy - học như: nhu
cầu, hứng thú, thái độ, hành vi học tập của học viên cũng như thái độ, hành vi, xử
lý tình huống dạy học của giảng viên làm cơ sở hỗ trợ cho phương pháp điều tra
viết, phỏng vấn và phương pháp thực nghiệm. Trên cơ sở đó, bổ sung thêm thông
tin cần thiết phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ của
NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
* Nội dung quan sát:
- Quan sát hành vi, thái độ của giảng viên trong dạy học như: kỹ năng
giao tiếp, ứng xử với học viên; kỹ năng bao quát lớp học; kỹ năng đặt mình vào
vị trí học viên, kỹ năng nhận xét, đánh giá học viên; kỹ năng điều khiển, điều
chỉnh bản thân và học viên trong dạy học; kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm
của giảng viên. (Xem phụ lục 2.3)
- Quan sát hành vi, thái độ học tập của học viên như: tính tích cực học tập;
những khó khăn tâm lý trong học tập; khả năng lĩnh hội tri thức; sự tập trung chú ý;
mức độ hứng thú học tập; thái độ đối với nội dung học tập và với giảng viên
74
* Cách thức tiến hành quan sát: tiến hành xác định nội dung, kế hoạch quan
sát; tiến hành dự giờ học chính khoá nhằm quan sát trực tiếp có hệ thống hoạt động
giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên thông qua các hình thức trên lớp
và một số hình thức sau bài giảng. Tiến hành quan sát (có tác động bằng các tình
huống sư phạm), ghi chép thường xuyên, liên tục ở các lớp được nghiên cứu.
- Khách thể quan sát: 09 giảng viên trong số các khách thể khảo sát chính thức.
2.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
* Mục đích: Góp phần mô tả, đánh giá thực trạng kết quả hiểu học viên, nói
lên mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên qua điều tra, khảo sát và qua TN.
* Nội dung phân tích:
- Phân tích kết quả đánh giá, nhận xét, phân loại giảng viên trong từng năm
học, qua kết quả hội thi, hội thao giảng bài; qua kết quả bình xét phân loại và khen
thưởng giảng viên như: giảng viên giỏi cấp trường, cấp Bộ Quốc phòng, danh hiệu
“Chiến sĩ thi đua”, “Chiến sĩ tiên tiến”... hồ sơ bài giảng, kết quả giảng dạy của một
số giảng viên trong diện khảo sát.
- Phân tích việc đánh giá học viên của giảng viên thông qua đánh giá kết quả
chấm điểm thi viết và vấn đáp cho đại diện hai đơn vị học viên đối với môn Tâm lý
học quân sự và Giáo dục học quân sự.
- Kết quả học tập của học viên mà các giảng viên trực tiếp giảng dạy, phụ
trách như: điểm thi, kiểm tra của các học phần, môn học; cách thức, phương pháp
trình bày, khả năng vận dụng vào thực tiễn của học viên trong các bài thi, kiểm tra,
các bài tập và các tình huống sư phạm giả định.
* Cách thức tiến hành: Tổng hợp, phân tích kết quả học tập của một số khoá
đại diện của Trường Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Chính trị và Học viện Hậu cần các
năm học 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014 và 2014 - 2015. Qua đó phân tích
mức độ giảng viên hiểu học viên trong dạy học.
2.3.6. Phương pháp giải bài tập tình huống sư phạm giả định
* Mục đích nghiên cứu:
Luận án đưa ra các tình huống sư phạm giả định dựa trên 3 thành tố kiến thức,
thái độ, kỹ năng, từ đó đánh giá thực trạng NLHHV trong dạy học của giảng viên
ĐHQS thông qua việc giải các bài tập. Đồng thời, qua kết quả giải các bài tập tình huống
để kiểm chứng TN về kỹ năng hiểu học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS.
75
+ Nội dung: Nội dung tình huống cụ thể (Mẫu số 4 - xem phụ lục 1.4).
Dựa trên thực tiễn hoạt động dạy học ở các trường ĐHQS, luận án xây dựng
các bài tập tình huống sư phạm. Mẫu phiếu số 4 (dành cho giảng viên), gồm 30 tình
huống. Trong đó, có các bài tập tình huống nhằm đánh giá nhận thức của giảng viên
về học viên (từ tình huống 1 đến tình huống 5); đánh giá thái độ của giảng viên đối
với học viên (từ tình huống 6 đến 10); và đánh giá kỹ năng của giảng viên (từ tình
huống 11 đến 30). Mỗi tình huống ứng với nội dung khác nhau trong cả giờ thảo
luận, giờ giảng lý thuyết và giờ thực hành. Giảng viên nghiên cứu nội dung tình
huống và đưa ra sự lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với bản thân.
- Dựa trên các mức độ nhận thức, thái độ, kỹ năng. Chúng tôi đưa ra các tình
huống sư phạm cụ thể, mỗi tình huống gồm 3 phương án lựa chọn:
Phương án 1 (đúng nhất, phù hợp nhất): Cách xử lý tình huống phản ánh
được sự nhận thức đúng và sâu sắc về học viên, có thái độ phù hợp với học viên và
có sự thuần thục các kỹ năng hiểu học viên và đem lại kết quả cao trong dạy học.
Phương án 2 (đúng một phần, ít phù hợp): Phản ánh sự lựa chọn chỉ giải
quyết được một phần, chưa đầy đủ về nhận thức học viên, có thái độ tương đối phù
hợp, các kỹ năng chưa có nhưng chưa thuần thục.
Phương án 3 (chưa đúng, không phù hợp): phản ánh mức độ nhận thức không
đầy đủ, thậm chí không nhận thức được tâm lý học viên, thái độ không phù hợp, các kỹ
năng chưa có sự thuần thục, lúng túng trong các giải quyết tình huống sư phạm.
* Cách thức tính điểm giải các bài tập tình huống sư phạm giả định:
- Qui ước điểm từng phương án như sau:
+ Phương án 1: 3 điểm
+ Phương án 2: 2 điểm
+ Phương án 3: 1 điểm.
- Cách tổng hợp và tính điểm của các phương án: điểm đánh giá chung là
tổng hợp điểm đánh giá trên ba mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng của từng nghiệm thể.
Tùy theo tổng điểm của từng nội dung và của từng nghiệm thể so sánh, đối chiếu
với mức điểm quy gán để đánh giá được mức độ cao, trung bình,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_luc_hieu_hoc_vien_trong_day_hoc_cua_giang_vien_dai_hoc_quan_sutv_4428_1937783.pdf