MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .3
MỤC LỤC .4
MỞ DẦU.7
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.7
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU. .9
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.20
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.22
Chương 1: TỪ CÁCH KỂ CHUYỆN "SIÊU CÁ THỂ" ĐẾN CÁCH KỂ CHUYỆN
CÓ CÁ TÍNH .24
1.1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN " SIÊU CÁ THỂ " VÀ CHỦ THỂ KỂ
CHUYỆN CÓ CÁ TÍNH.24
1.1.1. Chủ thể kể chuyện "siêu cá thể". .24
1.1.2. Chủ thể kể chuyện có cá tính.26
1.2. CÁC HÌNH THỨC XUẤT HIỆN CỦA CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN
KIỀU.28
1.2.1. Chủ thể kể chuyện vô hình (chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng "vô nhân xưng").
.28
1.2.2. Nhân vật kể về nhân vật khác.46
1.2.3.Nhân vật tự kể chuyện mình.54
Chương 2: TỪ CÁCH KỂ "RĂN ĐỜI" ĐẾN CÁCH KỂ "HIỂU ĐỜI".66
2.1. VỀ THUẬT NGỮ CÁCH KỂ "RĂN ĐỜI" VÀ CÁCH KỂ "HIỂU ĐỜI". .66
2.1.1. Cách kể "răn đời".66
2.1.2. Cách kể "hiểu đời".67
2.2. DÒNG TƯỜNG THUẬT NỘI TÂM .69
194 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật kể chuyện của Nguyên Du: truyền thống và cách tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phường","cũng tay", "cũng
thần", "cũng phường", đã giúp người đọc hiểu được thực trạng khổ đau của Kiều khi sống
trong lầu xanh ở Châu Thai. Từ Hải là người chồng thực sự của Kiều, gắn bó với Kiều gần bảy
năm, nửa năm ở Châu Thai lúc Từ còn hàn vi, một năm chờ đợi và hơn năm năm khi Từ đã có
một sự nghiệp riêng, nhưng số dòng thơ trực tiếp nói về tình cảm vợ chồng Kiều -Từ rất ít, chỉ
có bảy dòng. Đó là hai dòng khi họ mới lấy nhau:"Trai anh hùng gái thuyền quyên, Phỉ nguyền
sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.", ba dòng nói về nỗi nhớ Từ của Kiều:
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.
Đêm ngày luống những âm thầm,
hai dòng nói về tình cảm vợ chồng của họ, khi Kiều trở thành phu nhân của một đại vương:
Vinh hoa bõ lúc phong trần,
Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.
Hình như tình yêu say mê lý tưởng, Nguyễn Du dành cho Kiều-Kim, tình cảm vợ chồng
mặn nồng ông dành cho Kiều-Thúc, còn "nghĩa vợ chồng, Nguyễn Du dành cho Kiều -Từ. Ông
đã dành nhiều bút lực để kể về việc Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán. Có lẽ như thế mới hợp
lý, đỡ trùng lặp lúc kể chuyện.
Biến cố thứ chín, thứ mười: Từ Hải chết, Kiều tự tử.
Trong đời Kiều biến cố hạnh phúc rất ít, chủ yếu là biến cố khổ đau bất hạnh, mặc dù
trong mười lăm năm Kiều được hưởng hạnh phúc vợ chồng đích thực khoảng chùi năm. Từ
thực tế nói trên chúng tỏi rút ra mộtsốnhận xét sau đây:
Thứ nhất, Nguyễn Du chỉ thể hiện Kiều như là một người phụ nữ tài hoa nhiửig bạc mệnh
trong đời thường của xã hội phong kiến. Điều này đã giúp người đọc nhận thức được một đặc
điểm có tính chất phổ biến của số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
88
Thứ hai, Nguyễn Du tập trung kể kỹ về các biến cố bất hạnh, vì qua các biến cố này, tác
giả có điều kiện thể hiện rõ nhất bi kịch của nhân vật. Kiều là một nhân vật bi kịch nhiều tầng.
Kiều chủ yếu gặp các biến cố khổ đau bất hạnh và không có biến cố nào không dẫn đến sự xáo
trộn tâm lý của nhân vật. Nguyễn Du đã có đóng góp riêng trong việc thể hiện nỗi đau số phận
của con người trong văn học. Điều này đã góp phần giúp độc giả được thanh lọc về tình cảm và
hiểu người, hiểu đời hơn.
2.4. KỂ THEO QUAN NIỆM MỚI VỀ NHÂN VẬT.
2.4.1. Lối kể với kiểu nhân vật bất biến trong truyện Nôm trước Truyện Kiều.
Trong truyện Nôm trước Truyện Kiều, nói chung nhân vật hành động nhiều, suy nghĩ ít,
bản chất gần như không thay đổi, nhân vật đã tốt là tốt từ đầu tới cuối và ngược lại. Tác giả để
cho nhân vật thử thách qua nhiều môi trường khác nhau, với những thời gian khác nhau để
chứng minh cho bản chất tốt hoặc xấu của nhân vật. Chúng ta dễ dàng thấy Nguyễn Du đã kế
thừa đặc điểm phổ quát này qua các nhân vật Kim Trọng, Thuý Vân, Vương Quan ở trong
Truyện Kiều. Kim Trọng gần như không thay đổi về bản chất trong quá trình phát triển của
truyện. Từ đầu tới cuối truyện qua mười lăm năm, nhận thức của Kim Trọng về Kiều gần như
không thay đổi, Kim Trọng vẫn coi Kiều là một người tình lý tưởng, một người vợ lý tưởng.
Kim trước sau vẫn là một người bao dung độ lượng, nhìn đời bằng con mắt dễ dãi lạc quan.
Kim Trọng về cơ bản là con người hành động. Kim có hoạt động nội tâm nhưng rất ít, người kể
chuyện ở phần đầu của truyện đã kể về Kim:
Trộm nghe thơm nức hương lân,
Một đền Đồng Tước khoa xuân hai Kiều.
Nước non cách mấy buồng thêu,
Những là trộm giấu thầm yêu chốc mòng.
Qua hình tượng này, Nguyễn Du muốn thông báo một nội dung có tính chất răn dạy,
những người tốt như Kim Trọng tất yếu sẽ hạnh phúc, hội ngộ - phân ly - tái hợp đó là quy luật.
Kim Trọng như là một nhân vật của truyện cổ tích, ở hiền gặp lành, một con người của đạo lý,
một con người "siêu cá thể”
89
2.4.2. Tính khả biến của nhân vật và cách kể của Nguyễn Du.
Nguyễn Du có kế thừa kiểu nhân vật bất biến trong truyện Nôm trước đó nhưng đồng thời
cũng có sự cách tân. Với quan niệm nhân vật có thể biến đổi trong không gian và thời gian,
Nguyễn Du đã kể về những nhân vật vận đông, biến đổi mà Kiều là một nhân vật tiêu biểu.
Chúng tôi đã nói tới một trong những bi kịch trong Truyện Kiều đó là sự sụp đổ của nhân
vật ở phần đầu của chương này. Chính sự sụp đổ của nhân vật này là một minh chứng cho sự
đổi thay tính cách nhân vật trong thời gian và không gian.
Người ta hay dùng cụm từ "nhân vật phát triển" để chỉ sự vận động đổi thay của nhân
vật. Thực ra "nhân vật phát triển" thường gợi ra ý niệm về sự tiến bộ của nhân vật, còn nhân
vật vận động biến đổi có thể có nhiều chiều, chiều vận động theo hướng tiến bộ, chiểu vận
động theo hướng thoái bộ, hoặc từ giản đơn đến phức tạp, từ phức tạp đến giản đơn, từ siêu cá
tính tới cá tính. Vì vậy chúng tôi muốn dùng cụm từ "nhân vật biến đổi" để chỉ sự thay đổi
trong tính cách nhân vật theo sự đổi thay của thời gian, không gian, thay cho cụm từ "nhân vật
phát triển". Chúng ta có thể phân tích về sự vận động, biến đổi của của nhân vật Kiều ở nhiều
điểm.
Kiều là một tính cách phức tạp, đa dạng. Kiều là nạn nhân đồng thời cũng có lúc đã là tội
nhân. Kiều vừa bình thường, yếu đuối, ngây thơ dễ tin vừa có cái phi thường, dám nổi loạn,
dám chống đối, dày dạm kinh nghiệm. Kiều vừa thấy tội và lỗi của người khác đồng thời cũng
thấy tội và lỗi của mình. Trong truyện Nôm trước Truyện Kiều chúng tôi chưa thấy nhân vật
nào phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn như thế.
Kiều có quá trình đỗ vỡ, nhưng không chỉ như vậy, Kiều còn có quá trình phục sinh, quá
trình chống lại sự đỗ vỡ. Điều này rõ nhất từ lúc Từ Hải bị giết. Kiều biết mình và Từ bị lừa,
Kiều đã khóc đau đớn:
Khóc rằng: "Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày với nhau!"
90
Việc tự nhận tội lỗi của mình và quyết tâm chết theo Từ Hải đã làm cho tâm hồn Kiều
sáng trong trở lại. Kiều đã dũng cảm ca ngợi Từ Hải, một người chống lại triều đình, là một
"đấng anh hùng" và vì quá tin Kiều nên mới thất bại. Nhưng mặt khác, trước mặt Hồ Tôn Hiến,
Kiều lại tự nhận mình "công ít tội nhiều". Con người trung quân phong kiến trong Kiều vàm
đậm, mặc dù Kiều tự nhận là công ít. Có công với bên này, có tội với bên kia, hai mặt này đã
giằng xé tâm can Kiều. Khi bị ép lấy một tên thổ quan, cùng đường, Kiều đã tự vẫn. Kiều lấy
cái chết để kết thúc mâu thuẫn không thể nào giải quyết được trong nội tâm của mình. Trước
khi nhảy xuống sông Tiền Đường, trong lời trăng trối cuối cùng Kiều vẫn chưa hết trăn trở băn
khoăn; không biết ứăng trối cùng ai, Kiều lại phải lòng tự nhủ lòng:
Rằng: "Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào còn đứng ở trong cối đời?
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!"
Nguyễn Du đã khai thác triệt để tâm sự chân thực ở những giây phút chót trước khi Kiều
tự tử để thể hiện đến tận cùng đời sống tinh thần nhân vật, từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn sự
đổi thay, phức tạp của nhân vật.
Tâm sự của Kiều ứước lúc tự tử lần này có thể làm người đọc liên tưởng tới tâm sự của
Nguyễn Du trước lúc rời cõi đời để đi vào cõi vĩnh hằng, hình như hai người đều có mâu thuẫn,
ẩn ức, buông xuôi và cô đơn như nhau. Quả thật, sự phân tích tâm lý sâu sắc, tài tình như thế
này thật hiếm thấy trong truyện Nôm Viêt Nam.
Mối tình Kiều - Kim có hai giai đoạn, mười lăm năm trước đẹp đẽ hồn nhiên bao nhiêu
thì lúc tái hồi đau đớn và gượng gạo bấy nhiêu. Ở phần cuối câu chuyện, Kiều không muốn,
nhưng "nể lòng người cũ" nên đã đồng ý làm một cặp vợ chồng hờ. Đây là "một cuộc trở về mà
không gặp gỡ" [83, tr.131]. Đây là "bản cáo trạng cuối cùng ương Truyện Kiều", theo cách nối
của Xuân Diệu. Nguyễn Du đã chú ý tới mối quan hệ giữa tính cách với hoàn cảnh. Cuộc đời
bão táp 15 năm đã ảnh hưởng tới tính cách của Kiều, đặc biệt là sự gia tăng yếu tố cá nhân, gia
91
tăng cái "tôi" vị kỷ. Từ một cô gái ngây thơ, giàu lòng vị tha buổi đầu, Kiều hầu như hy sinh
hết mình vì người khác, nhưng cuộc đời đã dạy cho Kiều phải nghĩ đến bản thân mình. Từ một
cô gái giản đơn, Kiều đã trở thành một người phức tạp, càng ngày Kiều càng cảm thấy cô đơn
hơn.
Một số nhà nghiên cứu đã nói tới con người cô đơn trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đã
phát hiện ra hành động ngồi một mình của Kiều. Đó là một phát hiện chính xác. Nhưng, hình
như càng ngày Kiều càng tiếp xúc với nhiều người hơn thì càng cảm thấy cô đơn hơn. Đó là sự
cô đơn giữa cuộc đời. Con người cô đơn chủ yếu không phải ở chỗ ngồi một mình để suy ngẫm
mà cơ bản là ở nội dung của sự suy ngẫm, nội dung của lời độc thoại nội tâm. Trong thơ cổ
điển phương Đông, nhiều nhà thơ đã nói tới sự cô đơn, nhưng đó thường là tiếng nói của nhà
thơ với vũ trụ. Trần Tử Ngang, thời kỳ Sơ Đường trong bài Đăng u Châu đài ca nổi tiếng đã
nói tới cái cô đơn của mình. Ông cảm thấy mình cô độc giữa vũ và trụ. Cái nhìn của Trần Tử
Ngang là cái nhìn trừu tượng:
Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Độc thương nhiên nhi thế hạ.
Tương Như đã dịch :
Người trước chẳng thấy ai,
Người sau thì chưa thấy.
Gẫm trời đất thật vố cùng,
Riêng lòng đau mà lệ chảy. [120, tr.33].
Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã biểu hiện cái cô đơn nhưng độc đáo hơn, đó là Kiều
luôn luôn thấy người, tiếp xúc với rất nhiều người mà vẫn cô đơn và hình như càng tiếp xúc với
nhiều người Kiều càng cảm thấy cô đơn như chúng tôi vừa nói ở trên. Hình thức độc thoại nội
tâm của Kiều cũng thể hiện điều này. Kiều không biết chia xẻ cùng ai, những người tri âm tri
kỷ của Kiều quá ít:
92
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm mối dùi mài một thân.
Và có lẽ không có nỗi cô đơn nào lớn hơn khi Kiều tính toán để khuyên Từ Hải ra hàng.
Trước lũ làng chơi vô tình, Kiều cô đơn là phải, còn sống với chồng mình có lức Kiều vẫn cô
đơn đó mới là đặc biệt. Khi mới gặp nhau, Từ đã xem Kiều là người tri kỷ: "Cười rằng: "Tri kỷ
trước sau mấy người?".Nhưng gần bảy năm sau, nhận định đó của Từ không còn đúng nữa,
Kiều đã thay đổi, Kiều đã không còn là người tri kỷ tri âm của Từ Hải trong việc chiêu hàng
của Hồ Tôn Hiến. Ý thức muôn làm người theo kiểu phong kiến, muốn tìm sự yên ổn trong
khuôn khổ phong kiến đã 'thôi thúc Kiều khuyên Từ đầu hàng. Việc nghĩ một đằng nói ra một
nẻo, chúng tôi đã nói trong phần trước, vừa là sự tế nhị nhưng phần nào đó cũng là sự cô đơn.
Hoàn cảnh mới đã làm cho tính cách của Kiều thay đổi. Kiều đã tìm cách che dấu sự thay đổi
này, Kiều phần nào đó đã thành một người cô đơn trong cảnh vợ chồng có vẻ ngoài đầm ấm.
Quả thật trong văn học Việt Nam trước Truyện Kiều chưa có nhân vật nào được tác giả xây
dựng cô đơn tới mức độ này.
Sự thay đổi cùa nhân vật Kiều được thể hiện rất rõ ương sự đổi thay của ý thức tư tưởng
và tình cảm, nghĩa là sự đổi thay bên trong, còn bên ngoài gần như rất ít thay đổi. Dưới con
mắt nhân ái bao dung của bố mẹ Kiều, qua bao sóng gió trong mười lăm năm, Kiều hầu như
vẫn như xưa về mặt dung quang:
Dung quang chẳng khác chỉ ngày bước ra.
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.
Trong con mắt bao dung, lạc quan của Kim Trọng thì sau mười lăm năm Kiều là:
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
93
Đêm động phòng hoa chúc, trong tâm trạng "Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình
xưa" Kim Trọng vẫn thấy Kiều: "Dưới đèn tỏ dạng má đào thêm xuân".
Bố mẹ Kiều và Kim Trọng chưa hiểu được sự đổi thay trong nỗi lòng Kiều. Kim Trọng
không hiểu được cách nhìn của Kiều với Kim cũng đã đổi thay theo thời gian và không gian.
Sau khi quyết định bán mình cứu cha, người đầu tiên Kiều nghĩ đến là Kim Trọng, với "Một
mình nàng ngọn đèn khuya", Kiều đã tự trách mình
Vì ta khăng khít cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!
Kiều đã nhờ Vân thay mình để trả nghĩa cho chàng Kim. Sau đó trên con đường cùng Mã
Giám Sinh về Lâm Tri, Kiều đã nhớ về Kim trước khi nhớ về cha mẹ.
Dặm khuya ngất tạnh mù khen,
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông!
Rừng thu từng biếc xen hồng,
Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn!
Đến lúc ngồi ở lầu Ngưng Bích vị trí này vẫn chưa thay đổi, Kiều vẫn nhớ về Kim trước
trong nỗi đau khôn cùng của mình, trong bốn dòng thơ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chơ)
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.
Sau đó, Kiều mới nhớ đến cha mẹ và hai em, cũng trong bốn dòng thơ:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
94
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nhưng đến những ngày ở lầu xanh, vị trí này đã có sự thay đổi, Kiều nhớ về cha mẹ của
mình trước, trong sáu dòng thơ, sau đó mới nhớ tới chàng Kim cũng với sáu dòng thơ, trong sự
suy ngẫm về số phận hiện tại của mình và nỗi nhớ hai em được hoa trong nỗi nhớ về hai đối
tượng này.
Khi Kiều đã là vợ Thúc, hình bóng Kim Trọng nhạt dần trong lòng Kiều. Lúc Thúc về Vô
Tích thăm Hoạn Thư, Kiều cũng có thoáng nghĩ về Kim với những lời thề, nhưng cái chính là
băn khoăn lo nghĩ cho phận lẽ mọn của mình:
Tóc thề đã chấm ngang vai,
Nào lời non nước nào lời sắt son.
Sắn bìm chút phận cỏn con,
Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?
Khi phải làm phận tôi đòi trong nhà Hoạn Thư, Kiều cũng chỉ nghĩ đến Thúc và gia đình
mình, nghĩ về chồng mình trước, nghĩ về gia đình cha mẹ mình sau:
Cửa người đầy đoa chút thân,
......
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
Nguyễn Du thể hiện tâm lý của Kiều như vậy là rất hợp lý. Khi Kiều đã lấy Từ Hải, hình
bóng Thúc Sinh không còn được lưu giữ trong lòng Kiều nữa, lúc vắng Từ Hải, nàng đã nhớ về
quê cũ:
Đoái trông muôn dặm tử phần,
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.
Kiều nhớ về cha mẹ trong tình cảm yêu thương vô hạn:
Xót thay huyên cỗi xuân già,
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi?
Chốc đà mười mấy năm trời,
95
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Trong thời gian này, Kiều cũng có lúc thoáng nghĩ về Kim trong nỗi nhớ về em của mình:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dâu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Duyên em dù nối chỉ hồng,
May ra khỉ đã tay bồng tay mang.
Nhưng, trong những nỗi nhớ của Kiều lúc đó, nỗi nhớ Từ Hải vẫn là chính:
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,
Đã mòn con mắt phương trời đấm đăm.
Đêm ngày luống những âm thầm.
Đến lúc gặp Kim tại Vân Thủy am, Kim là người xuất hiện ương mắt Kiều cuối cùng với
tư cách là người ngày xưa:
Trông xem đủ mặt một nhà:
Xuân già còn khoe huyên già còn tươi.
Hai em phương trưởng hoa hai,
Nọ chàng Kim đó la người ngày xưa!
Kể về Kiều như trên là hợp lý. Kiều đã được thể hiện trong quá trình vận động biện
chứng, Kiều đã là con đẻ của hoàn cảnh. Đây là một nhận thức rất mới của Nguyễn Du, một sự
"hiểu đời" rất đúng của Nguyễn Du. Truyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều hầu như chưa
có những nhân vật được kể trong quá trình vận động biện chứng. Cách kể này đã giúp cho
người đọc hiểu người hơn, hiểu được sâu hơn sự phức tạp, đa dạng của cuộc đời. Nhân vật của
Nguyễn Du không còn là nhân vật tải đạo nữa, không còn tồn tại ở dạng như nó phải tồn tại mà
đã tồn tại trong tác phẩm như nó vốn tồn tại. Tất nhiên giá trị nhận thức của Truyện Kiều qua
những hình tượng nhân vật đổi thay do tác động của hoàn cảnh chưa thực sự sâu sắc như văn
học hiện thực thế kỷ XX. Nhưng những gì mà Nguyễn Du đã làm được cũng rất đáng quý, nó
như là sự mở đầu cho loại truyện xây dựng nhân vật theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực.
96
Vương Thuý Kiều đã đổi thay theo lô gích của cuộc sống, nhân vật đã tự thay đổi, có lúc sự
thay đổi đó có thể không phù hợp lắm với tình cảm chủ quan của nhà văn.
Cách kể về nhân vật theo quá trình biến đổi đã góp phần khắc phục những chân dung
phiến diện, tạo ra những chân dung đầy đủ, phức tạp hơn về con người. Đây là một điểm cách
tân của Nguyễn Du về mặt nghệ thuật kể chuyện. Sự cách tân này đã thể hiện sự nhận thức toàn
diện hơn, chân thực hơn của Nguyễn Du về cuộc sống và từ đó giúp người đọc hiểu người, hiểu
đời hơn.
Với cách kể chuyện mới trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện được một nguyên lý
phổ biến của văn học hiện đại:Văn học là hình thức nhận thức cuộc sống.
2.5. KỂ CHUYỆN THEO TINH THẦN PHÂN TÍCH
2.5.1. Kể chuyện từ nhiều điểm nhìn.
Trần Đình Sử trong mục: Cái nhìn nghệ thuật về con người trong cuốn Thi pháp Truyện
Kiều [139, tr. 127- 142] đã phân tích "cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều đối với các hiện tượng
đời sống được miêu tả" [139, tr.139]. Nhà nghiên cứu cho rằng: "Đặc sắc trong Truyện Kiều là
ở chỗ đã bố trí sao cho phần lớn các sự kiện trong đời Kiều được nhìn nhận và bình luận từ các
góc độ khác nhau.
Về việc bán mình, Nguyễn Du có cái nhìn từ chuẩn mực đạo đức xã hội đương thời: "
Làm con trước phải đền ơn sinh thành"; nhưng ông còn có cái nhìn từ góc độ tồn tại cá nhân,
nổi lên sự không đành lòng của nhân vật:
Ôi Kim lang, hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Chuyện cậy em "thay lời" cũng có hai chiều: nửa cậy em, nửa không muốn" [139, tr.139].
Trần Đình Sử còn phân tích cái nhìn nhiều chiều đối với chữ trinh, đối với việc tu hành, đối với
Từ Hải, đối với ông Trời và khẳng định "ưu điểm" của cách kể này: " nó cho phép thể hiện thực
tại trong tất cả các mâu thuẫn, trong tính chất đa thanh, phức điệu của nó" [139, tr. 142]. Đó là
những ý kiến sắc sảo. ở đây chúng tôi muốn phân tích kỹ hơn cách kể và hiệu quả nghệ thuật
của cái nhìn đa chiều do nhiều cái nhìn độc lập của đa chủ thể kể chuyện có cá tính tạo nên.
97
Trong phần chủ thể kể chuyện chúng tôi đã nói đến sự cách tân to lớn của Nguyễn Du là
đã kể lại câu chuyện từ nhiều chủ thể có cá tính. Mỗi chủ thể có một cách nhìn riêng, cách kể
riêng, không trùng với cách nhìn cách kể của người kể chuyện vô hình, điều này đã tạo ra cách
kể từ nhiều điểm nhìn độc lập. Ví dụ, cách kể của Vương Quan khác cách kể của Mã Kiều;
cách kể của Kiều khác cách kể của ông già họ Đô. Trong chương một chúng tôi đã phân tích
đặc điểm riêng của các chủ thể kể chuyện này. Ở đây chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng: Cách kể
theo nhiều điểm nhìn của nhiều chủ thể kể chuyện đã thể hiện nhiều cách đánh giá về một hiện
tượng nào đó được kể. Người đọc qua nhiều cách nhìn, cách đánh giá có thể chia sẻ với một
cách đánh giá của một chủ thể kể chuyện nào đó. Nhiều cách đánh giá đã tạo điều kiện thuận
lợi cho cái nhìn nhiều chiều về nhân vật và sự kiện, giúp người đọc hiểu sâu hơn bản chất nhân
vật và sự kiện, thể hiện tinh thần phân tích của Truyện Kiều.
Tần số xuất hiện của sự kiện, hành động trong lời kể của hình tượng người kể chuyện là
một yếu tố để xác định cách nhìn, cách đánh giá của người kể chuyện đối với sự kiện và nhân
vật được kể. Người ta đã phân chia tần xuất của truyện theo hai dạng đơn và kép sau đây:
Dạng đơn: -Kể lại một lần chuyện xảy ra mội lần.
-Kể lại n lần chuyện xảy ra n lần.
Dạng kép: -Kể lại n lần chuyện xảy ra một lần.
-Kể lại một lần chuyện xảy ra n lần. [57, tr. 140].
Sự đan xen các dạng trên là một nét đặc trưng trong thi pháp kể chuyện của tiểu thuyết
hiện đại. Nghiên cứu cách kể của Truyện Kiều chúng tôi thấy Nguyễn Du cũng đã có một số
dạng thức cơ bản nói trên. Điều này đã xác nhận với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp cận với
cách kể của tiểu thuyết hiện đại, vấn đề này chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn ở chương sau. Ở đây
chúng tôi chỉ nhấn mạnh rằng tần số xuất hiện các sự kiện, hành động trong mối tương quan
giữa lời kể với cốt truyện là một yếu tố thể hiện cách kể từ nhiều điểm nhìn, thể hiện tinh thần
phân tích trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, một điểm cách tân độc đáo của Nguyễn
Du trong nghệ thuật kể chuyện so với truyện Nôm Việt Nam trước đó.
Với những sự kiện Nguyễn Du cho là không quan trọng lắm trong việc thể hiện bản chất
cuộc đời nhân vật, ông chỉ để người kể chuyện vô hình hoặc nhân vật tham gia kể chuyện kể lại
98
một lần đối với sự việc xảy ra một lần: Ví dụ: Chị em Kiều đi chơi hội Đạp Thanh, trong lời kể
của người kể chuyện vô hình; ông thầy tướng nói về số phận của cuộc đời Kiều trong lời kể của
Kiều tự kể chuyện mình cho Kim Trọng nghe.
Với những sự việc xảy ra nhiều lần, như một gánh nặng đè lên vai cuộc đời nhân vật,
Nguyễn Du cho kể lại nhiều lần bởi nhiều chủ thể khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau.
Cách kể này vừa thể hiện sự chú ý của người kể chuyện đối với một sự kiện nào đó của nhân
vật, vừa là sự nhấn mạnh đặc điểm của số phận nhân vật. Hai lần ở lầu xanh là hai sự kiện lớn
trong cuộc đời Kiều. Sự kiện này được kể nhiều lần bởi nhiều chủ thể kể chuyện: Người kể
chuyện vô hình, ông già họ Đô, Tam Hợp đạo cô và bản thân Kiều tự kể chuyện mình. Người
kể chuyện vô hình kể rất tỉ mỉ về nỗi đau ê chề trong hai lần phải ở lầu xanh của Kiều với nỗi
cảm thông sâu sắc. Ông già họ Đô kể qua ba dòng rất chung chung: "Phong trần chịu đã ê chề"
khi Kiều ở Lâm Truy và: "Thoắt buôn về thoắt bán đi, Mây ữôi bèo nổi thiếu gì là nơi!" khi
Kiều ở Châu Thai, với một thái độ yêu thương, thông .cảm. Còn Tam Hợp đạo cô thì khác,
trong giọng kể lạnh lùng, Tam Hợp cho Giác Duyên biết Kiều hai lần vào lầu xanh, hai lần đi ở
và các tai nạn khác là tất yếu, vì đó là sự an bài của định mệnh.
Nội dung trên còn được thể hiện qua việc Kiều tự kể chuyện mình. Khác với các chủ thể
kể chuyện nói trên, Kiều kể tổng quát và sơ lược nhất, kể mà như tránh kể vì kể cụ thể bao
nhiêu, Kiều càng đau lòng bấy nhiêu. Người kể chuyện vô hình hình như chỉ nhắc đến việc
Kiều tự kể chuyện nhiều hơn là thuật lại lời kể chuyện. Sự việc hai lần phải làm gái lầu xanh,
không được Kiều kể cụ thể, thậm chí Kiều không nhắc tới việc này, mà chỉ nói rất chung chung
hoa vào các việc khác, chủ yếu là lời bình về thân phận của mình. Ví dụ: Kiều kể lần vào lầu
xanh ở Lâm Truy cho Từ nghe, nhưng không nói gì cụ thể, chỉ nhắc địa điểm với lời bình, còn
lần ở Châu Thai, Kiều không kể vì Từ đã biết trực tiếp:
Khi Vô Tích khi Lâm Truy.
Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương
Khi kể cho gia đình nghe, Kiều kể về cuộc đời mình cũng rất chung chung:
Từ con lưu lạc quê người,
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm!
99
Chúng tôi đã trình bày đặc điểm này trong phần nhân vật tự kể chuyện mình ở chương thứ
nhất, ở đây chúng tôi chỉ muốn lưu ý thêm rằng, cách kể của Kiều về sự kiện hai lần phải vào
lầu xanh đã thể hiện được tính quan niệm trong cách nhìn thế giới và tự nhìn mình của Kiều.
Bốn thái độ, bốn cách nhìn, bốn cách kể về một nội dung của bốn chủ thể kể chuyện nói
trên đã thể hiện cách kể từ nhiều điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.
Với những hành động, sự kiện xảy ra một lần, nhưng có nhiều ý nghĩa ương việc thể hiện
bản chất nhân vật, Nguyễn Du đã cho kể đi kể lại nhiều lần bằng những chủ thể kể chuyện khác
nhau. ở dạng này người đọc thấy rất rõ thái độ riêng của các chủ thể đối với nhân vật, sự kiện.
Kiều bán mình để cứu cha và em là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời Kiều. Sự kiện này
được kể tỉ mỉ bởi ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình và được nhắc lại cụ thể trong lời kể
của Giác Duyên: "Người sao hiếu nghĩa đủ đường", ương lời kể của Tam Hợp đạo cô về quá
khứ và tương lai của Kiều:
"Lấy tình thâm trả nghĩa thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!"
Trong lời đối đáp với Kiều, lúc Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, Đạm Tiên
khẳng định:
Tấm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu cứu người là nhân.
Người dân láng giềng đã kể cho Kim Trọng nghe về gia đình Kiều từ lúc xảy ra tai biến
trong đó có việc "nàng đã bán mình chuộc cha".
Vương Ông cũng đã kể cho Kim Trọng nghe về hành động này của Kiều trong nỗi đau vô
hạn "Khóc than kể hết niềm tây":
Gặp cơn gia biến lạ dường,
Bán mình nổ phải tìm đường cứu cha.
Ngoài sáu người kể nói trên, hành động bán mình cứu cha và em của Kiều còn được Kiều
tự kể cho một số người khác nghe. Kiều tự kể cho Sở Khanh nghe trong một bức thư:
Mảnh tiên kể hết xa gần,
100
Nỗi nhà báo đáp nỗi thân lạc loài.
Trong lúc bị Hoạn Thư "đè tình hỏi ưa", Kiều phải: "Thân cung nàng mới thảo qua một
tờ", trong đó chắc có nội dung bán mình chuộc cha và em.
Như vậy một sự kiện Kiều bán mình để chuộc cha và em đã được bảy người kể lại với
nhiều lượt kể. So với nhữtig nội dung khác thì đây là một kỷ lục. Số lần kể nhiều như vậy đã
chứng tỏ cái hiếu của Kiều là một ưu điểm, nhiều người đã khẳng định. Cách kể này giúp
người đọc hiểu kỹ về Kiều hơn. Tam Hợp đạo cô và Đạm Tiên đại diện cho thế lực huyền bí thì
khẳng định rằng hành động bán mình cứu cha của Kiều đã tác động tơi trời, đây là một lý do
quan ừọng trong nhiều lý do để Kiều được trời thay đổi số phận. Còn với những con người bình
thường của trần gian, hành động bán mình cứu cha của Kiều là một hành động báo hiếu, là đức
hy sinh cao cả của Kiều. Từ đó, người đọc có điều kiện để phân tích, lựa chọn để có sự chia xẻ
với cách đánh giá đúng.
2.5.2. Giải thích tính tất yếu của hành động bằng đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_23_1643246352_7388_1869307.pdf