Luận án Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm Phô, đình Hội An và đình Sơn Phong (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 11

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đình làng nói chung . 11

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về Hội An và đình ở Hội An. 25

1.2. Cơ sở lý luận . 30

1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ. 30

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu . 39

1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu. 44

1.3.1. Khái quát về lịch sử, địa lý và văn hóa thành phố Hội An . 44

1.3.2. Khái quát về ĐCP, ĐHA và ĐSP. 51

Tiểu kết. 60

Chương 2 BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC

CỦA ĐÌNH CẨM PHÔ, ĐÌNH HỘI AN VÀ ĐÌNH SƠN PHONG. 61

2.1. Đề tài trang trí . 61

2.1.1. Đề tài thực vật . 61

2.1.2. Đề tài linh thú/động vật. 65

2.1.3. Đề tài khác. 71

2.2. Đồ án trang trí . 72

2.2.1. Đồ án trang trí ngoại thất . 72

2.2.2. Đồ án trang trí nội thất . 77

2.3. Thủ pháp trang trí. 79iii

2.4. Ngôn ngữ tạo hình. 90

2.4.1. Màu sắc . 90

2.4.2. Đường nét, mảng, khối. 95

2.4.3. Bố cục. 99

2.5. Chất liệu trang trí . 105

Tiểu kết. 114

Chương 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ BÀN

LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC ĐÌNH CẨM PHÔ,

ĐÌNH HỘI AN VÀ ĐÌNH SƠN PHONG . 117

3.1. Đặc trưng nghệ thuật trang trí kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP . 117

3.1.1. Đa dạng về đề tài, đồ án và chất liệu trang trí. 117

3.1.2. Phong phú về thủ pháp tạo hình. 123

3.1.3. Yếu tố dân gian trong nghệ thuật trang trí . 127

3.1.4. Dấu ấn của mỹ thuật thời Nguyễn trong trang trí . 133

3.1.5. Tiếp biến văn hóa Trung Hoa trong trang trí . 140

3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật . 149

3.2.1. Giá trị văn hóa. 149

3.2.2. Giá trị nghệ thuật. 152

3.3. Bàn luận về nghệ thuật trang trí kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP . 160

Tiểu kết. 167

KẾT LUẬN . 169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 17

pdf311 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm Phô, đình Hội An và đình Sơn Phong (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đậm chất trang trí [PL4, H4.3.4 - H4.3.5, tr.250-251]. Toàn bộ bố cục đồ án này đều được tạo ra bởi các đường 98 cong khác nhau, lúc thì lượn nhẹ nhàng, lúc lại gấp khúc và có sự tương phản với đường thẳng của bờ nóc hay có sự nâng đỡ của các đường nét ở bờ quyết. Chính sự thay đổi về nhịp điệu của đường nét nên tạo hình chim phượng được hiện lên một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, có thể thấy nghệ thuật tài tình của việc sử dụng đường nét vào trong trang trí được thể hiện trong những bức tranh nề họa được vẽ trên tường trong các gian hậu tẩm. Nó là những đường nét hiện hữu, có thể nhìn thấy và tạo ấn tượng về thị giác trực tiếp cho người xem. Ở đây các đường nét được sử dụng là những nét vẽ trau chuốt, tỉ mỉ và có độ đậm nhạt rõ ràng, màu sắc hài hòa. Với lối vẽ màu trang trí nhang án để làm bớt đi sự đơn điệu của các bục bê tông. Nghệ nhân trang trí ĐSP đã vẽ nét các hình tượng trang trí long, hạc, rùa, các loại hoa quả với phong cách cách điệu, giản lược nhất có thể nhằm diễn đạt nội dung hình tượng trang trí trong bố cục hình chữ nhật, đôi khi nghệ nhân vẽ điểm thêm vân mây ẩn ở các mảng trống. Sự kết hợp giữa các mảng đặc và rỗng thông qua kỹ thuật chạm để tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Với kỹ thuật này có thể làm cho các chi tiết trông mềm mại và tạo thành nhiều tầng lớp hơn. Cũng ở vị trí giao nhau của trụ bên trong và xà của ĐCP thì chi tiết này lại được làm cầu kỳ hơn với bố cục hình rồng cuộn cách điệu hoa dây rất đẹp và được tạo hình hết sức bay bổng. Khi đặt chi tiết này vào tổng thể công trình, ở vị trí cột và xà vuông góc với nhau thì người nghệ nhân cũng đã hình dung được bố cục tổng thể, tiết chế và lựa chọn các vị trí sao nó là điểm nhấn cho toàn bộ công trình [PL4, H4.1.2, tr.230]. Ngoài cách tạo hình trên mảng, còn thấy có nghệ thuật tạo hình khối khá nhiều như tạo hình đầu rồng ở ĐHA. Cách tạo hình khá táo bạo ở các đầu dư của xà hiên đó là hình đầu rồng với đầy đủ mắt, râu, mũi... kết hợp với vân mây, hoa lá Tại vị trí gian giữa khu vực hiên có hệ trính bằng gỗ, đầu trính thượng chạm trổ hình tượng đầu rồng kiểu thức “dây lá hóa long” được tạo 99 hình từ những đường kỷ hà kết hợp với các xoáy vân mây có dáng dấp tượng trưng như hình dạng một cái đầu rồng nhưng không cụ thể và chi tiết. Đầu trính hạ tạo hình đầu rồng rất sống động đã cho thấy các nghệ nhân thuở ấy tạo nên hình ảnh con rồng rất đa dạng với nhiều tư thế, hình thù khác nhau. Với kỹ thuật tạo khối kết hợp với các nét chạm, người thợ tài hoa đã thể hiện thành công hình tượng rồng trong ĐHA, làm tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi đình. Chi tiết này được sử dụng khá nhiều ở cả ba ngôi ĐCP, ĐHA và ĐSP. Ngoài ra, một chi tiết khá thú vị nữa khi quan sát điền dã, NCS nhận thấy tại tòa chính đình ở ĐHA, tại phần đầu của xà có chi tiết chạm khắc hình đầu rồng vươn ra đang há miệng để ngậm lấy một bông hoa sen ba tầng nâng đỡ phần khung nhà. Điểm đặc biệt này là hình đầu rồng cũng được tạo khối như tượng tròn và được vẽ màu, tả khối kết hợp với các kỹ thuật chạm khắc. Diện mạo của rồng hiện ra rõ ràng với mắt, mũi, râu Cách tạo khối cho hình tượng rồng giúp cho không gian ngôi đình trông thật sống động. Đây cũng là điểm nhấn nhá mạnh nhất trong tạo hình bố cục tổng thể chung của ĐHA, đồng thời nó cũng truyền tải những ý nghĩa mang tính biểu trưng trong cách tạo hình trang trí ở nơi đây. Hình thức biểu hiện rồng trang trí ở đầu dư trong ĐHA được biểu tượng hóa nhưng vẫn thể được cái thần của hình tượng trang trí đứng đầu của bộ tứ linh [PL4, H4.2.1, tr.240]. 2.4.3. Bố cục * Bố cục đối xứng Trong NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP đã áp dụng nhiều nguyên tắc về bố cục, tỷ lệ hình khối khác nhau. Mỗi bố cục và hình khối trong không gian đều xuất phát từ chức năng của kiến trúc. Sự cân xứng trong bố cục không gian sẽ quy định các hạng mục kiến trúc như: Chính đình, nhà Đông, nhà Tây cũng phải bố cục phù hợp với nguyên tắc phong thủy, ý nghĩa triết lý - tâm linh. Chính vì vậy tất cả các thành phần trang trí đều phải đảm bảo tính 100 thống nhất cân xứng của mỗi công trình, nghệ thuật khảm sành sứ với đặc trưng về độ bền, độ sáng và tính thẩm mỹ mạnh mẽ đã chiếm giữ một tiết diện khá lớn trong toàn cảnh trang trí kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP. Sự thăng bằng, cân đối còn được thể hiện rõ trên bộ mái của cả 3 ngôi đình. Tỉ lệ mái đình chiếm hơn nửa chiều cao cấu trúc toàn bộ ngôi đình làm cho tổng thể cân đối, nhẹ nhàng. Phần trang trí của ngôi đình thường tập trung ở mái chính điện là nhiều nhất và giảm dần mật độ khi chuyển sang các hạng mục khác như: Nhà Đông, nhà Tây, hậu tẩm... ĐSP có bờ nóc thứ hai nằm song song với bờ nóc trên, hai đầu đắp vôi vữa hình rồng chầu được khảm sành sứ rất cầu kỳ, ở giữa trang trí mặt trời tạo cảm giác như trùng thiềm điệp ốc. Các góc gãy của bờ dải đắp hình lân theo dạng tượng tròn và được khảm sành sứ màu. Hay như ĐHA, ĐCP cũng đều sử dụng kiểu bố cục đối xứng này. Tất cả các bộ mái của ĐCP, ĐHA và ĐSP đều được tuân theo bố cục đối xứng nhau qua trục giữa là chính đình. Các đồ án trang trí trên mái có kích thước tương đối nhỏ nhằm giảm trọng lượng lên mái đình và tạo sự hài hòa trong tổng thể kiến trúc mái vốn lấy đồ án lưỡng long chầu nguyệt, long hồi ở ĐHA, phụng vũ, phụng hàm thơ ở ĐCP [PL3, H3.1.7, tr.223]. NNC Nguyễn Du Chi (2001) viết: “Chúng ta đều biết rằng đối xứng là một trong những thuộc tính cơ bản của thẩm mỹ mà từ rất xa xưa cha ông ta đã biết ứng dụng nó trong việc sáng tạo nghệ thuật. Trong nghệ thuật kiến trúc cổ truyền, nhất là kiến trúc cung đình, tính đối xứng được các nghệ nhân ứng dụng một cách rộng rãi và triệt để” [20, tr.303]. Điều này rất chính xác với trường hợp các ngôi đình ở Hội An, tính triệt để ở đây có thể hiểu là từ chi tiết trang trí cho đến bố cục tổng thể đều được ứng dụng bố cục đối xứng. Phần bờ hồi của nhà Đông và nhà Tây của ĐCP, ĐSP được đắp nổi hình dơi màu nâu đỏ ở vị trí trung tâm, hai bên là là họa tiết dây leo màu trắng được đặt đối xứng qua trục dọc. Tất cả các chi tiết được đặt trên nền tường màu vàng rất đặc trưng của Hội An. Thoạt nhìn qua trông bố cục có vẻ trống trải nhưng nếu 101 xét một cách tổng thể của mảng tường bên hông thì ta có thể thấy chi tiết này như một kiểu điểm xuyết để tôn lên vẻ đẹp đường nét của bờ hồi. Về bố cục bên trong ngôi đình thì tính đăng đối thể hiện khá rõ trong từng không gian, thậm chí là từng chi tiết trang trí. Các gian nhà thường là loại 3 gian hoặc 5 gian, ở giữa là gian thờ chính. Tất cả các ngôi đình ở Hội An đều được trang trí, sắp đặt theo bố cục đối xứng. Phía trước cửa gian hậu tẩm, chi tiết “mắt cửa” đặt hai bên đối xứng nhau trong các khung cửa chính vừa thể hiện luật cân bằng âm dương vũ trụ vừa tăng tính trang nghiêm cho không gian. Hoặc có thể thấy tính đăng đối ở ngay từ bộ khung gỗ [PL3, H3.2.7, tr.226]. Đặc biệt là trong các đồ án trang trí, nhiều bố cục được sử dụng rất linh hoạt và tùy theo từng vị trí để người nghệ nhân thể hiện bố cục phù hợp. Có thể thấy rõ điều này đối với tất cả các ngôi đình ở Hội An. Phần trang trí ngoại thất mà cụ thể là trên bộ mái bao gồm: Bờ nóc, bờ hồi, bờ dải đều áp dụng bố cục đối xứng tuyệt đối như: Đồ án phụng hồi [PL2, H2.3.1, tr.216], bởi bố cục này thể hiện tính trang nghiêm, linh thiêng hơn cho ngôi đình. Hay có thể thấy phần trang trí ở hậu tẩm của các ngôi đình cũng vậy, bố cục đối xứng được sử dụng hầu hết, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp là sự đối xứng tương đối, có nghĩa là ở hai bên sẽ không có sự giống nhau tuyệt đối mà nghệ nhân sẽ có sự thay đổi về nội dung một chút để tạo thêm sự sinh động cho không gian. Đơn cử trường hợp hậu tẩm của ĐSP, mô típ trang trí lựu hóa phụng, đào hóa rồng được trang trí ở 2 bên của khám thờ chính. * Bố cục phá thế ĐSP có dạng bố cục khá đặc biệt, là kiểu bố cục không chiếu qua tâm, bởi đường trục dọc hay trục ngang. Đây là dạng bố cục phá vỡ sự cân đối, đối xứng luôn mang lại cảm giác phóng khoáng, tự do cho công trình và các mảng trang trí. Các mảng trang trí hình tam giác xuất hiện rất nhiều trong NTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP. Ví dụ như vị trí con ke hoặc 2 bên của bông trính tạo thành hình như đôi cánh đang dang ra. Trong nghệ thuật tạo 102 hình, với các dạng hình tam giác thường rất khó để tạo hình bởi bản thân hình tam giác đa số là các góc nhọn trông có vẻ gai góc. Tuy nhiên, trong các hình học cơ bản thì tam giác được coi là dạng hình có độ linh hoạt nhất. Với sự tài tình của mình, các nghệ nhân đã áp dụng bố cục phá thế vào các vị trí con ke này nhằm phá bỏ đi các đường nét thô cứng của các cạnh tam giác, làm lấn lướt, che lấp đi vị trí góc vuông thô kệch của xà và trụ tạo nên ở bên trong nội thất. Có thể thấy rõ điều này trong tất cả các con ke của ĐCP, ĐHA và ĐSP nó rất phù hợp với vị trí được chọn để đặt vào. Ví dụ ở phần con ke trong ĐHA, người nghệ nhân đã dùng họa tiết uốn lượn rất mềm mại của cụm dây lá hóa mây để sắp đặt vào bố cục này, với các cụm mây được tạo dáng như dây lá cuộn, có kích thước to nhỏ khác nhau, đặt trước sau đã tạo thành một bố cục theo hình tam giác nhưng không hề có cảm giác thô cứng mà ngược lại còn tạo được độ bồng bềnh và uốn lượn, chuyển động của các xoáy mây [PL2, BV2.2.9 - BV2.2.10, tr.215 - tr.216]. Vị trí giao nhau vuông góc giữ kèo (hoặc xuyên, trính) và cột, ngôi nhà gỗ được tô điểm nghệ thuật bằng những con ke gỗ với nhiều đề tài và có chức năng trang trí nhiều hơn là chịu lực. Với chi tiết trang trí này, yếu tố thẩm mỹ không những nằm ở kỹ thuật của người thợ mà còn phải thấy được nghệ thuật tạo hình đỉnh cao khi áp dụng nghệ thuật tương phản cong - thẳng của các đường nét để tạo điểm nhấn và hoàn chỉnh cho một tổng thể. Xuất hiện khá nhiều là hình tượng con cá chép theo đề tài “cá chép hóa rồng”, được điêu khắc theo dạng tượng tròn, ngực tì vào cột hiên bằng mộng, đầu hướng ra phía trước và đuôi quẫy lên để nâng đòn tay dưới cùng của mái. Một lực nặng đáng kể từ hệ mái ngói âm dương trên đuôi cá chép trông như cá chép phải nỗ lực hết sức để nâng đỡ mới vươn lên chuyển hóa thành rồng. Ở ĐSP, chi tiết con ke này được tạo hình độc đáo hơn so với ĐCP, ĐHA. “Long mã hà đồ” là đề tài được sử dụng trang trí ở hai bên nách cột. Vẫn với kỹ thuật chạm lộng cho thấy 103 được tạo hình cực kỳ uyển chuyển với tư thế như đang phi lên trong mây, động tác toàn thân như đang chuyển động toàn bộ trên một diện tích rất nhỏ, đầu long mã ngoái lại phía sau hoặc có thể thấy con ke trang trí hình chim phụng và mặt trời đang chuyển động, tư thế của chim phụng đang chao mình lượn xuống uốn quanh mặt trời nhưng đầu thì ở tư thế trả lại, ngóc lên trên như đang cuốn lấy mặt trời [PL2, BV2.2.8, tr.215]. Điểm đặc trưng của bố cục phá thế này ở ĐCP, ĐHA và ĐSP có thể thấy rõ đó là các hình tượng được đưa vào bố cục này đề được thể hiện với dạng chuyển động, các tư thế của hình tượng trang trí được đặt vào có xu hướng vươn ra hoặc trả lại để tạo thế cân bằng hơn cho bố cục. Tất cả các con ke ở ĐCP, ĐHA và ĐSP đều có bố cục tổng thể là hình tam giác nhưng vẫn không làm khó được các nghệ nhân tài trí nơi đây bởi họ có rất nhiều kinh nghiệm và nhạy bén, linh hoạt trong việc trang trí. Điều này đã làm tăng thêm những giá trị nghệ thuật cho các ngôi đình ở Hội An. Phải nói rằng, những nghệ nhân ở đây thực sự là những người nghệ sỹ bởi ngoài việc có các kỹ năng về nghề tốt thì cần phải có một tư duy thẩm mỹ cao, một sự quan sát tập trung cao độ thì mới thể hiện được các đề tài trang trí có tâm hồn như vậy. * Bố cục ô hộc Ô hộc là một hình thức bố cục trang trí phổ biến trong kiến trúc thời Nguyễn thường được trang trí ở vị trí cổ diềm. Ô hộc chia mái thành hai hoặc ba tầng để giảm sự nặng nề cho bộ mái, tạo sức hút thẩm mỹ cho bộ mái. Trang trí trên ô hộc thường chỉ xuất hiện ở chính đình ở Hội An. Phần cổ diềm được chia thành các ô hộc chữ nhật được trang trí bằng nghệ thuật nề vữa kết hợp nề họa hoặc kết hợp cả ba là nề vữa, nề họa, khảm sành sứ vào kết hợp với thủ pháp tả thực. Tóm lại, qua sự biểu hiện ngôn ngữ phong phú của hình khối các nghệ nhân đã thổi cái hồn vào sự vật, khả năng sáng tạo cũng như phong cách cá nhân của mình vào trong mỗi tác phẩm. Tạo cho các 104 hình tượng trở nên sống động và có giá trị nghệ thuật cao. Phần trang trí này được nhắc lại ở mặt tiền gian chính của đình. Ngoài ra, toàn bộ phần dưới của diềm mái ở mặt tiền gian chính ĐCP, ĐHA được chia thành các ô hộc, trong đó là các đề tài trang trí về động vật, thực vật được đắp nổi vôi vữa và dùng kỹ thuật nề họa kết hợp với kỹ thuật gắn sành sứ để trang trí. Việc gắn sành sứ chỉ để tạo đường diềm nhấn nhá hoặc điểm xuyết vào một vài chi tiết trong khung hình. Nghệ thuật trang trí nề họa, khảm sành sứ ở ĐCP, ĐHA và ĐSP chiếm tỉ lệ khá nhiều, tập trung ở các ô hộc trang trí phần diềm mái và bờ hồi là chủ yếu. Các ô hộc này được bố trí xen kẽ bởi các họa tiết hình tròn có cánh hoa, tạo thành một đường diềm trang trí mặt tiền của chính điện với nhịp điệu được lặp lại nhưng không nhàm chán bởi trên mỗi ô hộc là một chủ đề trang trí khác nhau, sử dụng gam màu khác nhau. Phần giao nhau giữa mái của nhà Đông hoặc nhà Tây với mái của chính đình được tạo hình cuốn thư đắp nổi hình chim ưng [PL4, H4.1.19 - H.4.1.24, tr238 - 240]. Đối với phần ngoại thất của ĐCP, các ô hộc này không chạy liền sát nhau mà được bố trí xen kẽ bởi các họa tiết hình tròn gắn đĩa sứ, xung quanh có các cánh hoa được khảm sành sứ cùng màu, tạo thành một đường diềm trang trí mặt tiền của chính điện với nhịp điệu được lặp lại nhưng không nhàm chán bởi trên mỗi ô hộc là một chủ đề trang trí khác nhau, sử dụng gam màu khác nhau. Phần giao nhau giữa mái của nhà Đông hoặc nhà Tây với mái của chính đình được tạo hình cuốn thư đắp nổi nối liền với các ô hộc tạo thành một dải trang trí liền mạch, không bị đứt quãng. Điều đặc biệt của hình thức trang trí ô hộc này là độ tỉ mỉ, kỹ lưỡng bởi kỹ năng tạo tác của nghệ nhân. Với diện tích ô hộc khá nhỏ nhưng các chi tiết được thể hiện trong mỗi ô thì hết sức chi tiết từ cành, lá, hoa đều được mô tả rất sống động. Thường thì nghệ nhân sẽ sử dụng bút pháp tả thực cùng với kỹ thuật khảm sành sứ tinh xảo của mình để thể hiện trong các ô hộc này [PL4, H4.1.19 - H.4.1.24, tr238 - 240]. 105 Bố cục được phân chia theo các ô hộc và được thể hiện trên chất liệu gỗ. Các ô hình vuông hoặc chữ nhật được phân chia, tạo hình ranh giới bởi những nét chạm khắc sâu hoặc nông để tạo thành những vạch kẻ đơn hoặc đa nét. Các ô hình vuông, chữ nhật này được sắp xếp trải dài theo đường ngang như ở phần phía trên của khung cửa chính hoặc cửa của gian hậu tẩm. Tuỳ vào vị trí trang trí hoặc hình dáng vật thể chứa đựng bên trong mỗi ô hộc mà kích thước, tỉ lệ, bố cục của các ô hộc có sự thay đổi khác nhau. Với bố cục này thì ưu điểm của nó là sự sắp xếp rất linh động. Để đảm bảo tính hài hòa của các chi tiết trang trí với tương quan chung của không gian nội thất và ngoại thất, các hoa văn trang trí ở ĐCP, ĐSP phần lớn đều có mật độ bố cục dàn trải tạo sự hài hòa hơn cho kiến trúc. Bên trong các ô hộc là bố cục có mật độ vừa phải, có mảng chính, phụ và có những khoảng trống phù hợp khiến cho tổng thể không quá dày đặc, chật chội. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của bố cục ô hộc ở Hội An, bởi nó vừa theo khuôn khổ của nghệ thuật thời Nguyễn nhưng lại được thể hiện theo phong cách tự do thoáng đạt hơn ở các chi tiết trang trí. 2.5. Chất liệu trang trí Trong nghệ thuật tạo hình trên kiến trúc truyền thống thì chất liệu để xây dựng và chất liệu trang trí bề mặt là yếu tố góp phần tạo nên hồn cốt của công trình. Về chất liệu cơ bản để xây dựng là gỗ, gạch, vôi vữa bởi do khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra bão lũ nên những vật liệu chính dùng để xây dựng ở đây đều phải có sức chịu lực tốt, độ bền cao. Ngoài ra, chất liệu trang trí bề mặt các ngôi đình ở Hội An thì rất phong phú và đa dạng như: gỗ, nề vữa, nề họa, khảm sành sứ mỗi chất liệu sẽ có những ngôn ngữ biểu cảm riêng của mình để góp phần tạo nên giá trị của NTTTTKT. * Gỗ trong trang trí kiến trúc Các kết cấu của bộ khung gỗ luôn kết hợp chặt chẽ kiến trúc với điêu khắc trang trí tạo nên một phong cách độc đáo và là phần cơ bản để tạo nên 106 vóc dáng cho ngôi đình. Đối với công trình kiến trúc truyền thống, chất liệu gỗ thường được chọn làm chất liệu chủ đạo, xuyên suốt công trình. Đồng thời nó cũng là yếu tố quyết định bản sắc đặc trưng cũng như sự tồn tại của một công trình kiến trúc truyền thống. Dưới bàn tay của những người thợ mộc tài hoa ở 2 làng mộc nổi tiếng là Vân Hà (Phú Ninh) và Kim Bồng ở Hội An đã đưa được những chi tiết rất độc đáo vào kiến trúc đình bằng nghệ thuật chạm khắc của mình vào trong từng sớ gỗ. Với nhu cầu tạo dáng linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống thì chất liệu gỗ là sự lựa chọn hàng đầu cho các bộ khung trong ĐCP, ĐHA và ĐSP. Các chi tiết trang trí bằng chất liệu gỗ chủ yếu tập trung ở không gian bên trong đình trên các cấu kiện như trính, vì kèo, trụ đội, giả thủ... là môi trường lý tưởng cho sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân. Hệ cột gỗ của nhà Đông, nhà Tây ở ĐHA được tạo dáng cột tròn và cột vuông. Hàng cột ngoài cùng bằng gỗ, có hình vuông đứng chân trên đá tán hình vuông có khắc các gờ chỉ để trang trí. Các hàng cột còn lại có tiết diện hình tròn có chân đế tạo hình lục giác ba tầng, thân cột được tạo hình thẳng từ dưới chân lên đến khung mái. Kiểu dáng và hình thức cột thường thấy là cột có tiết diện tròn và tiết diện vuông. Cột tiết diện vuông thường được nằm phần mặt tiền của công trình. Ở ĐHA cột này được làm bằng chất liệu đá khác với ở ĐCP làm bằng gỗ. Cột vuông thường mang ý nghĩa bảo vệ giống như kiểu bao bọc bởi nó tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, rắn rỏi, bền vững và ổn định. Giúp cho công trình thêm phần vững chãi hơn cả về phương diện vật lý cũng như tâm lý. Đối với các cột trụ hình tròn thường có ưu điểm là bền hơn cột vuông. Vì là dạng khối trụ tiết diện tròn nên không có góc cạnh, ít bị hư hại và hầu như khó sứt mẻ. Chính vì những lý do đó mà trong ĐCP, ĐHA bố trí cột vuông bằng đá bên ngoài mặt tiền, cột tròn bằng gỗ nằm ở bên trong. Phần đế kê cột của các cột tròn cũng được thực hiện rất công phu. Ở ĐCP ta có 107 thể thấy chân đá tán ở bốn trụ của phương đình được tạo dáng như quả bí có các múi được điêu khắc chỉn chu, tỉ lệ thon thả và phù hợp với vóc dáng và kích thước của cột. Chân đá này đặt trên một khối đá có hình lục giác nằm sát nền. Đây cũng là một cách tạo dáng nhưng vừa là công năng của ngôi đình bởi lẽ ở Hội An thường có ngập lụt chính vì vậy người dân ở đây thường dùng chất liệu đá và tỉ lệ chân khá cao cho nền cột để bảo vệ cấu kiện gỗ tránh khỏi mục nát khi bị ngâm trong nước. Gỗ có vai trò quan trọng hình thành nên chất liệu chủ đạo trong kiến trúc, nhất là phần nội thất của tất cả hệ thống đình ở Hội An. Chạm khắc trên chất liệu gỗ không gian bên trong ĐCP, ĐHA và ĐSP chủ yếu tập trung trên các cấu kiện chịu lực của bộ khung như trính, vì kèo, trụ đội, giả thủ... với kỹ thuật chủ yếu là chạm nét, chạm lộng và đặc biệt là các chi tiết trang trí được tạo hình để trở nên sống động và có hồn hơn. Cái tài của các nghệ nhân là đã thể hiện được: trên một diện tích nhỏ nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ các chi tiết và biết cách nắm bắt các đặc điểm của đối tượng để rồi thể hiện được cái hồn của nó qua các nét chạm khắc, phân bổ các chi tiết trang trí một cách tài tình và hợp lý. Có thể thấy hình thức trang trí bằng chất liệu gỗ ở ĐCP, ĐHA và ĐSP bởi các nghệ nhân tài hoa của làng mộc Kim Bồng đã kết hợp nhuần nhuyễn cả kỹ thuật và nghệ thuật để tạo cho công trình sự hài hòa, trọn vẹn và giàu tính nghệ thuật. * Sành sứ trong đồ án trang trí Qua kết quả khảo sát điền dã, chất liệu được sử dụng trang trí cho kiến trúc bên ngoài công trình ĐCP, ĐHA và ĐSP chủ yếu là sành sứ bởi những chất liệu này có độ bền và đảm bảo tính thẩm mỹ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ở miền Trung. Khảm sành sứ là kỹ thuật sử dụng chất liệu nền là vữa khảm sành sứ lên trên, chỉ khác nhau ở kỹ thuật thể hiện như: đắp, trát, gắn, ốp sành sứ nhằm cải tạo, biến đổi một bề mặt hoặc cấu kiện của 108 công trình, giúp cho công trình trở nên đẹp hơn, phù hợp với chức năng của công trình kiến trúc. Trong NTTTTKT truyền thống, nhiều chất liệu sử dụng trong nghệ thuật tạo hình được phối hợp với nhau và tạo nên những hiệu quả mới lạ. Trong NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP, nghệ thuật khảm sứ trên các diện, mảng đã có sự phối hợp với nề họa để tạo nên hiệu quả trang trí tổng thể độc đáo cho công trình kiến trúc. Nghệ thuật khảm sành sứ ngoài việc đắp, khảm lên các mảng trên diện phẳng, các diện lồi lõm để tạo khối thì còn thấy ứng dụng vào việc trang trí các đường diềm, tạo nét, bó khung cho các chi tiết trang trí khác. Tất cả các bình phong hay mảng trang trí ô hộc có sử dụng kỹ thuật khảm sành sứ thì đều thấy xuất hiện kiểu này. Nghệ thuật khảm sành sứ kết hợp với nề họa đã tạo ra một sự độc đáo trong nghệ thuật tạo hình, nó làm tăng độ sinh động cho các họa tiết trang trí, đa dạng ở nhiều góc nhìn khác nhau bởi cả hai đều thể hiện được những điểm mạnh của mình để tạo ra hiệu quả nghệ thuật đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người. Có khi khảm sành sứ đóng vai trò là chủ đạo nhưng cũng có khi khảm sành sứ làm nhiệm vụ điểm xuyết trong một bố cục tổng thể. Điều đó tùy thuộc vào vị trí, không gian mà nó xuất hiện. Điều này cho thấy rằng, chất liệu khảm sành sứ đều được sử dụng để trang trí hầu hết trên các ngôi đình ở Hội An bởi đây là vật liệu thể hiện cho tính chất thời đại và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nó. Theo kết quả khảo sát ở ĐCP, ĐHA và ĐSP ngoài công năng che nắng, che mưa, gìn giữ những cấu kiện gỗ bên dưới thì mái đình ở Hội An còn là nơi thể hiện, phô diễn nhiều giá trị nghệ thuật thông qua các đề tài, chi tiết trang trí cầu kỳ, độc đáo bằng hình thức đắp nổi kết hợp khảm sành, sứ và nề họa, đặc biệt là ở mái chánh điện và hậu tẩm. Sành, sứ là chất liệu cứng và sắc cạnh, các mảnh ghép với tiết diện nhỏ cho nên khi khảm đòi hỏi tay nghề của nghệ nhân phải cao, làm việc phải chính xác. Chính điều này cũng làm nên sự 109 đặc biệt, độc đáo của nghệ thuật khảm sành sứ ở ĐCP, ĐHA và ĐSP. ĐCP và ĐSP xuất hiện khá nhiều chi tiết trang trí theo kiểu khảm sành sứ. Các vị trí thường gặp nhất là ở bình phong và phần mái, bờ hồi Thường được tạo hình rồng, phượng, mặt trời Các mảng trang trí ngoại thất đình thường là hình thức đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ. Ở bờ nóc và bờ quyết thường được trang trí bằng các hình tứ linh. Một đồ án trang trí khảm sành sứ sẽ gồm có hai phần chính: phần cốt dùng nề vữa để được tạo hình cơ bản; phần hoàn thiện là lớp sành sứ được khảm vào phần thô bởi hỗn hợp vữa kết dính. Kỹ thuật này được PGS.TS Phan Thanh Bình mô tả: “Trước hết, người thợ sử dụng những mảng màu sắc bên ngoài mảnh vỡ của sành sứ để khảm ghép vào nền vữa, các mảnh sành sứ sẽ được tiếp mí với nhau rất đa dạng, rãnh tiếp nối sẽ phủ tô màu sao cho bố cục, nhịp điệu ánh sáng tự nhiên” [17, tr.90]. Với ĐSP, chất liệu trang trí chủ đạo của bên ngoài công trình là nghệ thuật khảm sành sứ từ chi tiết trang trí con lân trên trụ biểu, đến bức bình phong, các chi tiết lân, phụng hồi trên bộ mái đều được khảm sành sứ với mật độ khá dày. Công trình mang phong cách trang trí, kiến trúc và những đường nét mang dấu ấn của thời Nguyễn. Khảm sành sứ ở ĐCP phải nhắc đến đầu tiên là kỹ thuật khảm trong các ô hộc chạy theo diềm mái hoặc cổ diêm. Với diện tích nhỏ và các chủ đề trang trí bên trong thường gồm hệ đề tài thực vật kết hợp với động vật nhưng vẫn không làm khó được người nghệ nhân. Mỗi ô hộc trang trí có kích thước chiều dài khoảng 40cm và chiều rộng khoảng 20cm, các đề tài cúc – điểu, mai – điểu, được thể hiện hết sức tinh xảo bởi các nghệ nhân. Các chi tiết rất nhỏ như: cánh hoa, nụ hoa rất nhỏ nhưng vẫn được tính toán kỹ khi cắt tạo hình cánh hoa to, cánh nhỏ không mảnh nào giống mảnh nào, để khi ghép vào ở các vị trí, tư thế khác nhau sẽ tạo ra những bông hoa khác nhau. Điều đó chứng tỏ trình độ tay nghề và tư duy của 110 người nghệ nhân đóng vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật trang trí bằng chất liệu sành sứ. ĐSP là ngôi đình nổi bật nhất trong ba ngôi đình bởi ở đây hầu hết phần trang trí khảm sành sứ là nổi trội hơn hẳn và có mật độ trang trí trên kiến trúc khá dày, tập trung chủ yếu ở bình phong, trên mái, nóc của chính đình và nhà Đông, kể cả phần bờ nóc cũng được trang trí khá cầu kỳ và tỉ mỉ với nhiều hình thức trang trí như: Nề họa, khảm sành sứ, nề đắp nổi điểm sứ màu Qua quan sát điền dã có thể nhận thấy toàn bộ phần diềm mái và bờ chảy phía trước của ĐCP, ĐHA và ĐSP có gắn cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_trang_tri_tren_kien_truc_cua_dinh_cam_pho.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • pdf3. Trich yeu luan an tiếng việt.pdf
  • pdf4. Trich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdf5. Tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdf6. Tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfCV dang thong tin luan an NCS Nguyen Thi Hong Tuoi.PDF
Tài liệu liên quan