MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN.iv
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 10
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài. 24
1.3. Khái quát về nghệ thuật trưng bày bảo tàng trên thế giới và ở Việt Nam.59
Tiểu kết. 65
Chương 2. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY Ở
BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA, BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT
NAM, BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM.67
2.1. Nghệ thuật trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia . 67
2.2. Nghệ thuật trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. 87
2.3. Nghệ thuật trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. 99
Tiểu kết. 67
Chương 3. NHỮNG BÀN LUẬN VÀ XU HƯỚNG NGHỆ THUẬT TRƯNG
BÀY BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM .116
3.1. Bàn luận về trưng bày bảo tàng Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho
nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam. 116
3.2. Bàn luận về vai trò của nghệ thuật trưng bày trong bảo tàng . 127
3.3. Xu hướng của nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam . 133
Tiểu kết. 164
KẾT LUẬN.167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .172
TÀI LIỆU THAM KHẢO.173
PHỤ LỤC.183
263 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam (Nghiên cứu: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch sử phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của các vua
Hùng đến trước năm 1930 ở tầng 1 và khu trưng bày những hiện vật quân sự
Việt Nam từ năm 1930 đến hết thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với
đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) tại tầng 2. Nơi đây trưng
bày theo các chuyên đề nhỏ kết hợp cùng sa bàn toàn cảnh chiến dịch lừng
danh một thời. Tòa nhà S2 với các chuyên để về quá trình bảo vệ đất nước từ
thời phong kiến đến chiến thắng thực dân Pháp là khá hợp lý, khi có các
khoảng không gian chính, phụ, các không gian trưng bày phụ được nhường
chỗ cho điểm nhấn chính của tòa nhà như sảnh khánh tiết. Tuy phải đi qua
sảnh khánh tiết hai lần mới có thể tham quan hết được các tiểu mục trong
chuyên đề này. Các không gian trưng bày tầng 2 cũng được cần đổi cho từng
chuyên đề. Mặc dù các chuyên đề được bổ trí trong từng gian và lối giao
thông chính ở giữa, khiến người xem phải tham quan các tổ hợp trưng bày ở
bên trái rồi lại quay sang phải để tìm hiểu nốt các tổ hợp còn lại, nhưng cũng
89
như dưới tầng 1, diện tích bố trí từng chuyên đề không quá lớn nên vẫn có thể
chấp nhận dược lối giao thông này [PL3, h.3.2, tr.226].
Tòa nhà S3 là tòa nhà trưng bày hiện vật thứ hai trong hệ thống trưng
bày của BTLSQSVN, tòa nhà có tầng 1 dược chia thành 3 khu trưng bày hiện
vật gồm cuộc kháng chiến chống Mỹ trong những năm 1954 đến 1968, đường
mòn Hồ Chí Minh và cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Tầng 2 được
chia thanh 3 khu trưng bày gồm lịch sử Việt Nam trong cóng cuộc kháng
chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1975, phòng trưng bày vũ
khí thô sơ tự tạo trong thời kỳ chiến tranh những năm 1945 - 1975, đặc biệt
phải kể đến khu lưu giữ những hiện vật về sự ủng hộ của thế giới về cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Cuối cùng trong hệ thống trưng
bày trong nhà là tòa nhà S4 có tầng 1 dược sử dụng làm khu trưng bày những
hiện vật quân sự Việt Nam từ năm 1975 cho đến nay, tầng 2 được thiết kế
thành 2 khu chính đó là chuyên đề nhớ công những Bà Mẹ anh hùng Việt
Nam, mô hình tái hiện chiến dịch Hồ Chí Minh. Chuyên đề Cuộc tổng tiến
công nổi dậy mùa xuân 1975 chính là điểm nhấn quan trọng nhất kết thúc
cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, nên được nắm tại vị trí đẹp nhất của tòa
nhà là sành thông tầng. Các chuyên để khác được dựa vào trang trí tại các khu
vực bên cạnh sảnh này càng làm tôn vinh chiến thắng tuyệt vời ấy. Để có thể
tham quan các chuyên đề theo đúng tiến trình lịch sử, khách tham quan sẽ phải
bắt đầu từ lối cửa phụ ở bên trái với chuyên đề Lực luợng vũ trang nhân dân
Việt Nam giai đoạn 1955 - 1968 tại tầng một phía bên trái tòa nhà, sau đó phải
lên tầng 2 xem tiếp với chuyên đề Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai
đoạn 1969 - 1973. Để có thể theo dõi tiếp chuyên đề Lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam giai đoạn 1973 - 1975, khách tham quan sẽ tiếp tục di chuyên
qua một hành lang phụ phía sau sảnh chính sang các gian phòng nằm bên phải
tòa nhà. Ngoài ra, từ các gian bên phải này muốn vào tham quan gian khánh
90
tiết thì phải đi ra ngoài tòa nhà rồi vào bằng lối cửa chính, dẫn đến việc thay
đổi cảm xúc theo chiều hưởng tiêu cực của khách tham quan khi không được
theo dõi liền mạch một quá trình diễn biến lịch sử hào hùng như vậy [PL2,
h.3.3-4, tr.227-228].
Tòa nhà S4 đây là tòa nhà trưng bày hiện vật cuối cùng vô cùng đặc
biệt. Với Sa bàn chiến dịch Hồ Chí Minh tại tầng 2 của tòa nhà thông qua
một hành lang nối từ tòa nhà S3. Sa bàn có tỷ lệ 1/8000 kết hợp âm thanh,
ánh sáng và phim tư liệu lịch sử diễn tả diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm của
nhân dân ta [PL3, h.3.5, tr.229]. Sau khi thưởng thức Sa bàn, khách tham
quan sẽ được tham quan chuyên đề “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trưng bày
200 kỷ vật gắn với cuộc sống đời thường của các bà mẹ và các liệt sỹ -
những người con thân yêu của các mẹ đã đóng góp công lao to lớn cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Phần trưng bày phản ánh vai trò của phụ nữ Việt
Nam trong các cuộc kháng chiến, sự đóng góp vô giá, sự hy sinh cao cả của
các bà mẹ được Nhà nước tuyên dương “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, thể
hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Phần trưng bày với nhiều hiện vật rất dung dị đời thường như chiếc nồi đồng
nấu cơm cho các con và du kích đánh giặc của mẹ Thứ, những tờ giấy báo tử
của bà mẹ Quảng Nam... thực sự gây xúc động với người xem, được đông
đảo khách trong nước và quốc tế quan tâm.
Chuyên đề cuối cùng của bảo tàng là Lịch sử quân sự Việt Nam từ
1975-2018 với những hiện vật, tranh ảnh thể hiện những hoạt động bảo vệ
chủ quyền, bảo vệ biển đảo, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quốc
phòng vững mạnh hay mở rộng quan hệ đối ngoại... giúp khách tham quan
thấy được một Việt Nam từng bước đi lên, phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh
[PL3, h.3.6, tr.229].
91
2.2.2.2. Tạo hình nghệ thuật
Hình khối
Từ cấu trúc không gian tổng thể các phòng trưng bày, đến tạo hình
như bục bệ, đai, vách trưng bày đều phải được thể hiện ra sao để mang đến
công năng hợp lý cho người xem. Tạo hình các vách trưng bày trong các bảo
tàng trên cũng được bổ sung, thiết kế để tăng thêm diện tích sử dụng các mặt
đứng giúp trưng bày được nhiều hiện vật, hình ảnh hơn, đa dạng về phần
nhìn. Từng phòng trưng bày, từng tổ hợp trưng bày theo chuyên đề phải được
thiết kế để người xem thấy được đây là chuyên đề Đập tan cuộc tập kích bằng
Máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, tháng 12/1972 khác với tổ hợp trưng bày
của chuyên đề Cuộc tiến công chiến lược Dông Xuân 1953 - 1954 đỉnh cao là
Chiến dịch Điện Biên Phủ Từng hiện vật như mảnh bom, đạn dược, súng
ống... được sắp xếp, bố cục hợp lý trong cả tổ hợp trên các đai trưng bày, qua
đó người xem thấy được sự ác liệt, gian khổ trong những cuộc chiến. Hình
ảnh “Đường Hồ Chí Minh”, con đường huyền thoại được trưng bày theo giải
pháp trưng bày cảnh quan, không gian hình tượng, với tạo hình về các rừng
cây, đường đất, các tổ hợp hiện vật về công binh, lán sửa chữa ô tô, thông tin,
quân y, hậu cần thể hiện đậm nét cuộc sống chiến đấu, sinh hoạt của bộ đội
Trường Sơn trước bom đạn huỷ diệt của kẻ thù; Tổ hợp hiện vật vũ khí,
phương tiện quân và dân Hà Nội sử dụng chiến đấu bảo vệ thủ đô những ngày
cuối năm 1946 trên các đai trưng bày, với tạo hình cảnh nhà đục thông nhau,
giường ghế, cánh cửa, hoành phi, câu đối... khẩu hiệu “Độc lập hay là chết”,
tạo hình tượng người chiến sỹ ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch ở mảng
trung tâm, thể hiện tinh thần của quân và dân ta “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”, quyết giữ cho bằng được nền độc lập, tự do [PL3, h.3.7, tr.230]. Bên
cạnh đó, NCS nhận thấy ngoài những hiệu quả của tạo hình nghệ thuật đem
lại, thì nhiều khu trưng bày, nhiều tổ hợp nghệ thuật, vách trưng bày còn lại
92
của bảo tàng này lại đang theo một lối mòn khi còn khá đơn điệu với những
hiện vật đặt trong tủ kính, những hình ảnh treo một cách bình thường trên
tường, khiến khách tham quan dễ bị nhàm chán và bỏ qua.
Vật liệu
BTLSQSVN sử dụng vật liệu rất phong phú bao gồm các loại chính
như: gỗ công nghiệp, composite, aluminum, sơn, kết hợp với các chất liệu
nhân tạo bảo tàng còn sử dụng các vật liệu tự nhiên để tăng tính thẫm mỹ cho
không gian trưng bày phối hợp với màu sắc nhẹ nhàng hài hòa. Bảo tàng
mang tính chất lâu dài cố định nên các vật liệu được sử dụng trong bảo tàng
có chất lượng tốt, đảm bảo không hỏng hóc hay gây ảnh hưởng đến việc bảo
quản hiện vật trưng bày [PL3, h.3.12, tr.235].
Màu sắc
BTLSQSVN sử dụng màu sắc khá phong phú trong các không gian
trưng bày, sử dụng các màu trung tính làm đai vách bục bệ trưng bày, sử dụng
các màu mạnh thể hiển điểm nhấn và làm nổ bật các ý đồ của tác giả ở những
mảng trưng bày cần thiết ví dụ như màu cờ đỏ với trung tâm là bức ảnh chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, tất cả kết hợp tạo nên một biểu
tượng về một đất nước Việt Nam sinh ra đẩy tự hào được thể hiện ở cả
BTLSQSVN [PL3, h.3.9, tr.232]. Các mảng trang trí ở chuyên đề Thế giới
ủng hộ Việt Nam kháng chiến cũng được bố cục đẹp, hợp lý với những hình
ảnh, câu nói đặc biệt, màu sắc hồng hay xanh cũng mang đến cho khách tham
quan một cảm giác gắn bó, thân tình giữa Việt Nam và các nước bè bạn trên
thế giới.
Thiết kế đồ họa
Khi kết hợp với các yếu tố đai vách trưng bày góp phần làm cho
BTLSQSVN không bị khô cứng bởi bản chất là truyền tải thông điệp từ lịch
sử. Với thiết kế đồ họa mang màu sắc tươi mới, như các bức kính đỏ đặt sau
93
tương các bức tượng của những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lý
Thường Kiệt... ẩn mờ trên những bức vách kính ấy là hình ảnh vị vua phi
ngựa oai phong dẫn theo hàng vạn binh lính đánh trả quân thù. Đó là hình ảnh
biểu tượng cho một ý chí bất khuất, vừa là lòng biết ơn đối với những người
đã ngã xuống vì sự bình yên cho dân tộc, toàn bộ phòng chuyên đề này được
bao phủ bởi một màu vàng đồng, tạo sự trang trọng của một thời kì phong
kiến oai hung [PL3, h.3.8, tr.231]. Nhìn chung thiết kế đồ họa được sự dụng
một cách rất có hiệu quả trong trưng bày tại BTLSQSVN.
2.2.2.3. Ánh sáng
Khu trưng bày được sử dụng chủ yếu là ánh sáng nhân tạo, với các hệ
thống đèn led sử dụng trên trần và được dấu trong các hệ tủ kính. Người họa
sĩ thiết kế có sử dụng đèn hắt sáng qua các khe, càng tạo nên thêm điểm nhấn
cho sự trang trọng. Về màu sắc của ánh sáng, các tuyến giao thông dẫn đường
đều được sử dụng ánh sáng trắng phù hợp với toàn bộ không gian, còn các
hiện vật, hình ảnh, các đai vách trưng bày được bổ sung ánh sáng vàng để tập
trung thu hút người tham quan. Tuy nhiên, điểm hạn chế của việc sử dụng ánh
sáng tại các bảo tàng này là ánh sáng được sử dụng đang bị đều dàn trải, chưa
có các điểm nhấn tập trung ánh sáng vào các không gian trưng bày đặc biệt để
hấp dẫn khách tham quan hơn, đồng thời chưa tận dụng được ánh sáng tự
nhiên. Do đó NCS nhận thấy việc sử dụng ánh sáng trong các bảo tàng này
chưa phát huy hết hiệu quả, chưa tôn vinh được giá trị của những hiện vật
trong không gian trưng bày [PL3, h.3.11, tr.234].
2.2.2.4. Hiện vật trưng bày
Với hệ thống hiện vật khổng lồ mà BTLSQSVN đã và đang trưng bày
và lưu giữ gần 16 vạn hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, thậm chí còn
có những hiện vật từ xa xưa như cọc gỗ được cắm xuống sông Bạch Đằng để
chống thuyền giặc Mông tràn vào nước ta. BTLSQSVN đã phần nào thành
94
công khi tổng hợp thành các tổ hợp hiện vật có liên quan với nhau, kết hợp
với các đai, vách trưng bày, tạo nên hiệu quả cho du khách tham quan.
BTLSQSVN hiện nay đang có nhiều hiện vật được công nhận là bảo vật quốc
gia. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, xe tăng 843 đã dẫn đầu đội hình
phá vỡ các tuyến ngăn chặn của địch, húc đổ cổng phụ của Dinh Độc Lập,
vào trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc
vẻ vang cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Đây cũng là một
trong bốn hiện vật đıược công nhận là bảo vật quốc gia mà bảo tàng LSQS
Việt Nam đang có. Ba bảo vật còn lại là Máy bay MiG-21F96 số hiệu 5121 là
hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến chiến dịch “Điện Biên Phủ trên
không” đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, trong đó có một “Siêu pháo đài bay” B52
do phi công Phạm Tuân lái đêm ngày 27/12/1972; Máy bay MiG 4324 là hiện
vật có giá trị đặc biệt, biểu tượng chiến thắng của Không quân nhân dân Việt
Nam anh hùng đã bắn rơi 14 máy bay Mỹ, 8 trong số 9 phi công từng lái dược
phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; và cuối cùng là Bản đồ Quyết
tâm Chiến dịch Hổ chí Minh, là hiện vật minh chứng cho những tháng ngày
hào hùng của dân tộc, ghi dấu sự kiện Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch
cuối cùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giành
thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc
[PL3, h.3.10, tr.233].
Tuy nhiên đối với khu vực trưng bày trong nhà, số lượng hiện vật được
bày ra khá nhiều và dàn trải đều trong từng tiểu đề nhỏ. Các hiện vật ảnh được
treo nhiều và kín các bức tường, chưa có bố cục hợp lý, đôi lúc khiến người
xem hoa mắt, khó tiếp nhận hết nội dung. Các hiện vật các chuyên đề cũng
được tổng hợp trưng bày theo bộ, nhóm thiếu hiệu quả, tương đối lộn xộn, vô
tình làm giảm đi phần nào giá trị của các hiện vật. Đây là điều thường thấy ở
các bảo tàng nước ta hiện nay, vậy theo NCS vấn đề được đặt ra là với số
95
lượng hiện vật rất phong phú, tuy nhiên khi trưng bày cần biết kết hợp các yếu
tố khác để làm nổi bật những hiện vật ấy chính là một trong những phương
pháp thu hút khách tham quan và tăng tính thẩm mỹ của một không gian
trưng bày của bảo tàng.
2.2.2.5. Kỹ thuật công nghệ
BTLSQSVN có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như kết hợp giữa
ánh sáng, âm thanh, phim tài liệu có những phòng sa bàn lớn về chiến dịch
Hồ Chí Minh, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” giúp khách
tham quan có cái nhìn chân thực hơn về nội dung, thông điệp mà bảo tàng gửi
gắm. Ở chuyên đề Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội
12/1972, bảo tàng đã bổ sung yếu tố phim ảnh xem tại nơi trưng bày, tuy
nhiên việc bố trí ở đây chưa thực sự hợp lý khi có thể làm ảnh hưởng đến quá
trình tham quan của các du khách khác [PL3, h.3.13, tr.236]. Qua đó có thể
thấy việc áp dụng, bố trí những yếu tố công nghệ multimedia nói riêng và các
yếu tố khác cấu thành nên một không gian trưng bày hợp lý và hiệu quả cần
có một đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt và nghiên cứu một cách kĩ càng.
2.2.3. Trưng bày chuyên đề
Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên BTLSQSVN còn tổ chức
các cuộc trưng bày chuyên đề hay các cuộc triển lãm ngắn giống như
BTLSQG, chủ yếu hình thức trưng bày này với nguồn kinh phí thấp và trong
một thời gian ngắn, nên thường sử dụng tạo hình nghệ thuật đơn giản, màu
sắc, ánh sáng đơn giản, chủ yếu sử dụng thiết kế đồ họa và các vật liệu như
gỗ, kính, meka, focmex, đề can, triển lãm còn sử dụng các hiện vật gốc được
trưng bày đan xen với các chuyên đề. NCS lấy ví dụ tiêu biểu trong thời gian
nghiên cứu tại bảo tàng là trưng bày chuyên đề Luôn có Bác trong tim sẽ được
khai mạc vào ngày 15/5/2020, nhằm tôn vinh, ngợi ca những cống hiến vĩ đại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn kính và
96
biết ơn vô hạn đối với Người. Qua đó, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân,
các tầng lớp nhân dân tích cực đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; xây dựng ý chí quyết
tâm, tinh thần trách nhiệm, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; giữ vững và
phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới [PL3, h.3.16, tr.237].
2.2.4. Trưng bày ngoài trời
Bước qua cánh cổng bảo tàng, trước mắt chúng ta là hệ thống trưng bày
ngoài trời với những hiện vật có thể khối lớn bao gồm các loại súng thần
công, những phương tiện vũ khí lập công của các đơn vị, các quân binh chủng
Quân đội nhân dân Việt Nam, tên lửa, tàu phá thuỷ lôi, ống phóng lôi và
các vũ khí phương tiện chiến tranh ta thu được của địch trên các chiến trường
ở hai khu vực chính. Đáng chú ý là trong số này có những phương tiện vũ khí
bộ đội ta sử dụng lập chiến công như pháo mặt đất 105mm, xe tăng PT-76, xe
tăng 985, các loại pháo cao xạ bắn rơi các loại máy bay Mỹ hiện đại... Tuy
nhiên, đặc biệt nhất ở khu vục trưng bày ngoài trời là bảo tàng còn dành một
không gian thích hợp để xếp hình một chiếc máy bay đang chúc đầu rơi
xuống đất bằng vô số những mảnh xác máy bay Pháp, Mỹ, trong đó có xác
chiếc máy bay B52G, chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trong trận “Điện
Biên Phủ trên không” 12/1972. Tạo hình này trở thành tượng đài tưởng nhớ
đến một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử quân và dân ta.
Bên cạnh đó, thu hút người xem là bộ sưu tập về các loại bom Mỹ đã sử dụng
trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ bom phá 3000 bảng Anh đến bom khoan,
bom từ trường, bom bi, bom hoá học Các phương tiện thu được của địch
khá phong phú với các loại vũ khí hiện đại như máy bay A-37, UH-1H, vua
chiến trường, xe lội nước [PL3, h.3.14-15, tr.236-237].
Với kết cấu của không gian kiến trúc cũ để lại chưa thích hợp với hoạt
động bảo tàng nhất là đối với một bảo tàng lớn nhất trong hệ thống bảo tàng
97
của quân đội cho nên dù bảo tàng rất cố gắng, nỗ lực, đất tuy rộng nhưng khu
trưng bày lại rất hạn chế, nên trưng bày không có sự liên hoàn giữa các phòng
để dẫn dắt người xem có được tư duy liên tục. Nhìn chung cách trưng bày các
giai đoạn thiếu tính sáng tạo, nếu xem lướt qua cả khu trưng bày chỉ hết
không tới một giờ. Hệ thống đai trưng bày không thống nhất về phong cách,
hình khối, mỗi chỗ làm một cách với tư duy hình khối đã quá cũ, màu sắc của
đại chủ yếu là trắng (không màu). Trưng bày tiểu cảnh đã quá cũ biệt lập, bụi
bặm, có chỗ giữa hình tượng và hiện vật cài lẫn vào nhau làm giảm giá trị của
hiện vật thật. Về ánh sáng thiếu và lẫn với ánh sáng tự nhiên, không có chủ
định rõ hỗ trợ trưng bày... Việt Nam là một dân tộc anh hùng đã chiến đấu
anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã được bạn bè khắp thế
giới ngưỡng mộ. Có rất nhiều gương hi sinh dũng cảm trí thông minh vượt
qua vô vàn khó khăn trong chiến tranh, nhiều kỳ tích hấp dẫn thu hút sự
ngưỡng mộ của bạn bè năm châu.
2.2.5. Trưng bày 3D
BTLSQSVN là một trong 6 bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của
hệ thống bảo tàng quân đội. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại hiện
nay, nhận thấy giá trị của việc ứng dụng công nghệ tương tác 3D trong việc
nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự, ngay
từ năm 2014, Bảo tàng đã chủ động triển khai và ứng dụng công nghệ này cho
một số khu trưng bày chuyên đề, triển lãm và được công chúng, khách tham
quan trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá cao hiệu quả của nó. Hiện nay
trên Website của BTLSQSVN có sử dụng trưng bày 3D hay có tên gọi khác là
Bảo tàng 3D, việc sử dụng hình thức này cũng đã đem lại hiệu quả cho khách
tham quan trong thời gian đại dịch Covid 19 vừa qua. Tuy nhiên theo đánh
giá của NCS hình thức trưng bày này tại BTLSQSVN vẫn chưa thực sự hấp
98
dẫn và được đầu tư đúng mức, vì vậy chưa cuốn hút người xem và chưa đem
lại hiệu quả thẩm mỹ [PL3, h.3.17, tr.238].
2.2.6. Đánh giá chung
BTLSQSVN với hệ thống hiện vật rất đa dạng về kích cỡ. Từ những
hiện vật có thể khối lớn như các loại máy bay, xe tăng... tạo sự ấn tượng ban
đầu về sự hoành tráng, thì bên cạnh đó còn là những hiện vật nhỏ như các loại
vũ khí, pháo, súng, hay thậm chí là chiếc dao găm, viên đạn... Ngoài sự đa
dạng về kích cỡ thì hệ thống hiện vật mà các bảo tàng này hiện đang có cũng
vô cùng phong phú về chủng loại. Những hiện vật ấy không chỉ là những
dụng cụ chiến đấu, mà còn có thể là bất cứ thứ gì liên quan đến con người. Từ
những đôi giày, đôi dép mà các anh bộ đội đã mang, tấm áo chiến sĩ đã mặc,
từng chiếc xe đã đi, hay thậm chí là cả chiếc bát, đôi đũa sử dụng... cũng trở
thành những hiện vật quý báu. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, những hiện vật
mà BTLSQSVN đã và đang sưu tầm còn mang giá trị lịch sử to lớn khi mỗi
hiện vật lại gắn liền với một câu chuyện có thật, và được chú thích kĩ càng,
hiện vật gốc là những lợi thế của BTLSQSVN.
BTLSQSVN lưu giữ trong tay khá nhiều hiện vật, kỷ vật lịch sử quý
giá. Nhưng với trưng bày như hiện nay người xem nhất là khách nước ngoài
không thể hình dung hết sự vĩ đại của cuộc chiến tranh chống xâm lược của
dân tộc Việt Nam bởi trưng bày rất thiếu những câu chuyện lịch sử dẫn dắt
thiếu kịch bản trưng bày hay. Qua khảo sát thực tế, NCS nhận thấy khách
tham quan nhất là người nước ngoài chỉ xem loáng thoáng, họ chủ yếu chụp
hình ở những trưng bày ngoài trời, nhiều hiện vật không được người xem biết
tới do bày khuất ở cuối khuôn viên.
Nhìn chung theo đánh giá khách quan của NCS thì về tổng quan NTTB
ở BTLSQSVN đang được trưng bày theo một cách không có gì quá mới vẫn
trùng lặp với đa số bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Quân đội nói riêng và hệ
99
thống các bảo tàng tại Việt Nam nói chung. Khu vực trưng bày trong nhà đã
tập hợp theo các chuyên đề, hiện vật rất phong phú tuy nhiên hơi đơn điệu.
Các hệ thống phương tiện bổ sung sự tương tác cho người xem như âm thanh,
phim tài liệu, cùng với ánh sáng, chất liệu chưa được đầu tư đúng mức và đặc
biệt chưa có một ý tưởng mạnh mẽ cho trưng bày cho toàn bộ 3 tòa nhà trưng
bày của bảo tàng. Vì vậy BTLSQSVN cần được quan tâm hơn để có một nơi
trưng bày thích hợp, có một trưng bày thật hiệu quả xứng với tầm của một bảo
tàng lớn nhất, đầy đủ thông tin nhất trong hệ thống bảo tàng quân đội, xứng
với tầm vóc của một dân tộc một đất nước đã từng trải qua hơn 30 năm chiến
đấu và chiến thắng quân xâm lược.
2.3. Nghệ thuật trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
2.3.1. Giới thiệu chung
BTDTHVN là một cơ sở khoa học, đồng thời là một trung tâm văn hóa
có tính khoa học cao và tính xã hội rộng lớn. Điều này được thể hiện rõ trong
Quyết định số 689-TTg ngày 24/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập BTDTHVN, trong đó xác định: BTDTHVN (thuộc Trung tâm Khoa
học Xã hội và Nhân văn Quốc gia), có nhiệm vụ: tổ chức nghiên cứu khoa học,
sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu, khai
thác các giá trị lịch sử, văn hoá, về phương diện dân tộc học của các dân tộc
anh em trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam; cung cấp tư liệu nghiên cứu dân
tộc học cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiệp vụ và quản lý cho Bảo tàng Dân
tộc học.
BTDTHVN thuộc loại hình lịch sử xã hội, bảo tàng có vai trò và ý
nghĩa quan về nhiều phương diện trên quy mô quốc gia cũng như ở từng địa
phương, vì trên đất nước ta có 54 dân tộc anh em, cho nên ngay từ năm 1981
Nhà nước đã có chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại Thủ
đô Hà Nội. Suốt nhiều năm, công trình này được xem như một bộ phận của
100
Viện Dân tộc học. Ngày 24/10/1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về
việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trực thuộc Trung tâm Khoa
học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Ngày 12/11/1997, Bảo tàng khánh thành
khu trưng bày thường xuyên. Hiện tại, BTDTHVN tọa lạc trên khu đất rộng
gần 3.3ha ở phường Dịch Vọng, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy [PL4, h.4.1,
tr.239], bảo tàng gồm hai khu vực chính trong nhà và ngoài trời. Phần kiến
trúc BTDTHVN do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh người Tày thiết kế, tác giả mô
phỏng tòa nhà theo hình chiếc trống đồng của văn minh Đông Sơn nổi tiếng.
Phần nội thất do kiến trúc sư Véronique DollFus người Pháp thiết kế.
Năm 2006 bảo tàng tiếp tục hoàn thiện trưng bày với 10 công trình kiến
trúc dân gian của 10 dân tộc ở Việt Nam. Đây là khu trưng bày ngoài trời với
diện tích khá lớn trưng bày 10 công trình kiến trúc dân gian [PL4, h.4.14,
tr.252]. Năm 2013 bảo tàng khai trương tòa nhà trưng bày với kiến trúc được
cách điệu từ cánh diều - một trò chơi dân gian quen thuộc của các nước khu
vực Đông Nam Á. Diện tích xây dựng khoảng 1000m2, nằm trong khuôn viên
bảo tàng. Với sự đầu tư về hình khối, ý tưởng cũng như nội dung trưng bày
bên trong. Bảo tàng là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học, đồng thời là một
trung tâm lưu trữ quý giá về văn hóa của 54 dân tộc với khoảng 15.000 hiện
vật, 15.000 ảnh màu và đen trắng, hàng trăm băng ghi hình và ghi âm.
2.3.2. Trưng bày thường xuyên
2.3.2.1. Trưng bày về 54 dân tộc Việt Nam tại tòa nhà Trống Đồng
a. Cấu trúc mặt bằng
Phần lớn diện tích của toà Trống đồng được dành cho trưng bày thường
xuyên, thể hiện bằng hàng loạt hiện vật, phim, ảnh dân tộc học cùng các khu
vực tái tạo sống động và hàng loạt các bài viết do các nhà nghiên cứu của Bảo
tàng thực hiện. Tất cả nội dung trưng bày đều được thực hiện bằng 3 thứ
tiếng Việt, Pháp, Anh [PL4, h.4.3, tr.241] phân bố theo từng khu vực, hệ
101
thống đai vách được sử dụng vừa để phân chia các tiểu chủ đề, lại chính là
hệ thống trưng bày nhằm tiết kiệm diện tích không gian.
Lộ trình tham quan được xây dựng mạch lạc theo nội dung trưng bày
từng nhóm hiện vật của các nhóm dân tộc gồm 9 phần chính, được bố cục
mang tính hệ thống, nhất quán, khoa học và hấp dẫn. Khu trưng bày này
được liên hệ với nhau theo dạng xoáy ốc, và được áp dụng hình thức nghệ
thuật trưng bày theo trình tự sắp xếp khoa học. Theo phương pháp này,
khách thăm quan sẽ trải nghiệm các không gian trưng bày từ trái qua phải,
hiện vật được sắp đặt theo các diện tường và tủ từ trên xuống dưới cả tầng 1
và tầng 2 tòa nhà. Lộ trình thăm quan được thiết kế nối tiếp nhau giữa các
không gian và hành lang tạo sự liên tục, giúp người thăm quan dễ kiểm soát
các khu vực trưng bày, tiếp cận đầy đủ nhất. Tuy nhiên phương pháp này
cũng có nhược điểm là hạn chế điểm nhìn, các không gian bị giới hạn bởi
các vách, tường, tủ dài sẽ khiến cho tầm nhìn bị hạn chế, gây cảm