Luận án Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iii

MỤC LỤC.iv

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Đóng góp mới của luận án.4

6. Cấu trúc của luận án.5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU.6

1.1. Một số giới thuyết về văn chính luận.6

1.1.1. Khái niệm văn chính luận.6

1.1.2. Tính chức năng của văn chính luận .8

1.1.3. Tính thẩm mỹ đặc thù của văn chính luận.10

1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nghệ thuật tuyên truyền trong văn

chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh .13

1.2.1. Trách nhiệm xã hội người cầm bút.13

1.2.2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền .15

1.2.3. Sự thống nhất giữa phẩm chất nhà cách mạng và phẩm chất

người nghệ sĩ ở Hồ Chí Minh .17

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tuyên truyền trong văn

chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh .19

1.3.1. Nghiên cứu giá trị bao trùm của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc -

Hồ Chí Minh .19

1.3.2. Nghiên cứu về đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh .23

Tiểu kết chương 1.26

Chương 2. NHẬN DIỆN VÀ ĐỊNH VỊ DI SẢN VĂN CHÍNH LUẬN

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH.27

2.1. Di sản văn chính luận trong văn học Việt Nam thời trung đại.27v

2.1.1. Văn chính luận từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII .27

2.1.2. Văn chính luận thế kỷ XIX.31

2.2. Văn chính luận trong thời đại giải phóng dân tộc và cách mạng.35

2.2.1. Sự đa dạng về tư tưởng chính trị.35

2.2.2. Những hình thức thể hiện mới.38

2.3. Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh .41

2.3.1. Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ góc

nhìn định lượng.41

2.3.2. Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua hai giai

đoạn hoạt động cách mạng.45

2.3.3. Đánh giá chung về tầm vóc tư tưởng, nghệ thuật và sức tác

động của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh .53

Tiểu kết chương 2.56

pdf183 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dung người dân thuộc địa từ Nam Mỹ, Chi Châu đến Đông Dương. Thủ đoạn và âm mưu của những tên thực dân “khai hóa” giết người, từ cai đội đến công sứ, thống sứ, toàn quyền và bộ trưởng thuộc địa mà nếu đem so sánh với họ thì, dẫn chính lời một nghị sĩ Pháp, ông Vi-nhê Đốc-tông: “những quân cướp đường còn là những người lương thiện” [83, tr. 7] . Nhìn theo dòng thời gian, có thể thấy trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có sự chuyển động về đề tài, từ đề cập phong trào giải phóng dân tộc ở phạm vi quốc tế, thế giới đến tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc Việt Nam và giành độc lập. Mặc dù ở giai đoạn đầu, khi viết về phong trào giải phóng dân tộc thế giới, Người vẫn quan tâm đến tình hình Việt Nam; ngược lại, khi tập trung vào nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, Người vẫn coi trọng tình hình quốc tế, song thực tế nội dung văn bản cho thấy có một sự vận động, chuyển động, chuyển hóa căn bản, sâu sắc, rõ nét. Vậy là ở giai đoạn sau, ngay cả khi đề cập chuyện thế giới thì vấn đề trọng tâm vẫn là Việt Nam. Trên cương vị Chủ tịch nước, năm (1946 - 1969) các hoạt động đối ngoại, 77 đi thăm, làm việc ở Pháp (1946), Trung Quốc (1950, 1957, 1959, 1963, 1966, 1967,1968), Liên Xô (1950, 1955, 1957, 1959, 1960, 1961), Mông Cổ (1955), Triều Tiên (1957), Đức (1957), Hunggari (1957), Albania (1957), Sec (1957), Slovakia (1957), Ấn Độ (1958), Myanmar (1958) của Người luôn được thể hiện sinh động qua các tác phẩm chính luận, văn kiện ngoại giao, diễn văn, phát biểu, đáp từ, tuyên bố, ghi chép, thư từ, trả lời phỏng vấn, thông báo, điện mừng, điện cảm ơn đến bạn bè quốc tế năm châu. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu mà chỉ cần đọc qua nhan đề cũng thấy được nội dung, tầm quan trọng, thực chất mối quan hệ và ý nghĩa văn bản: Thế giới đại chiến và phận sự dân ta (Việt Nam độc lập, số 113, ra ngày 21/12/1941) [107, tr. 245-246], Libăng (Đồng Minh, Cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội ở Liễu Châu (Trung Quốc), số 18, ra tháng12/1943) [108, tr. 469-472], Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (Tháng 10/1945) [108, tr. 75-77] , Thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày quốc tế quốc tế phụ nữ (Nhân dân, số 49, ra ngày 13/3/1952) [111, tr. 339-341], Liên hợp quốc còn phải điều tra gì nữa? (Nhân dân, số 3487, ra ngày 15/10/1963) [119, tr. 175-177], Điện chúc mừng gửi Đại hội đoàn kết nhân dân Á - Phi lần thứ IV (Nhân dân, số 4059, ra ngày 15/5/1965) [119, tr. 546-547], Điện gửi Hội nghị bất thường của tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi (Nhân dân, số 5262, ra ngày 9/9/1968) [120, tr. 492-493], Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M. Níchxơn (Nhân dân, số 5684, ngày 7/11/1969) [120, tr. 602-603], v.v... Trong suốt thời kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh tiếp tục phân hóa các đối tượng, vừa kiên quyết vạch mặt kẻ xâm lược vừa tranh thủ lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có chính nhân dân Mỹ. Với trí tuệ và tầm nhân văn cao cả, Hồ Chí Minh đã có nhiều phát biểu, bình luận, trả lời phỏng vấn, thư trao đổi với các chính khách, nhân sĩ, đảng phái, nhân dân, các ngành, các giới, văn giới, báo giới, phụ nữ, thanh niên: Những nguời Mỹ tiến bộ (Nhân dân, số 3280, ra ngày 20/3/1963) [119, tr. 57-59], Gửi 78 chị em phụ nữ Hoa Kỳ (Nhân dân, số 3631, ra ngày 8/3/1964) [119, tr. 260-261], Ủng hộ cuộc đấu tranh của người Mỹ (Nhân dân, số 3772, ra ngày 28/7/1964) [119, tr. 360-361], Thư gửi các bạn học sinh Mỹ (Tháng 8/1964) [119, tr. 375- 376], Mặt trận thống nhất phản đế giữa nhân dân Việt - Mỹ (Nhân dân, số 4220, ra ngày 24/10/1965) [119, tr. 638-640], Thư trả lời Giáo sư Mỹ Lamốt Pôlinh (Nhân dân, số 4248, ra ngày 21/11/1965) [119, tr. 660-663], Lời chúc đầu năm gửi nhân dân Mỹ (Nhân dân, số 4289, ra ngày 1/1/1966) [120, tr. 3], Thư trả lời một công dân Mỹ (Nhân dân, số 4597, ra ngày 8/11/1966) [120, tr. 195], Thư gửi nhân dân Mỹ (Nhân dân, số 4643, ra ngày 24/12/1966) [120, tr. 221-222], Điện gửi các bạn người Mỹ nhân dịp năm mới 1968 (Nhân dân, số 5012, ra ngày 31/12/1967) [120, tr. 414-415], Thư gửi các bạn người Mỹ chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam (Nhân dân, số 5375, ra ngày 31/12/1968) [120, tr. 530-531], Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M. Níchxơn (Nhân dân, số 5684, ra ngày 7/11/1969) [120, tr. 602-603]. Đến đây, có thể chọn một tác phẩm chính luận bất kỳ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh để chứng minh tinh thần nhân văn, yêu thương con người, kể cả tình cảm với nhân dân Mỹ, thanh niên Mỹ, số phận binh lính Mỹ làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến phi nghĩa, chẳng hạn Lời chúc đầu năm gửi nhân dân Mỹ: “Nhân dịp năm mới, tôi thân ái chúc nhân dân Mỹ hoà bình, phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam rất tha thiết với hoà bình, nhưng hoà bình thật sự không thể tách khỏi độc lập thật sự. Vì đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, cho nên nhân dân Việt Nam phải chống lại để bảo vệ độc lập và gìn giữ hoà bình. Nhà cầm quyền Mỹ nói hoà bình nhưng thật sự là họ đang tăng cường chiến tranh. Chỉ cần đế quốc Mỹ chấm dứt xâm lược, chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, rút quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân Việt Nam giải quyết lấy công việc của mình như Hiệp định Giơnevơ 1954 đã quy định, thì tức khắc có hoà bình ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam rất quý trọng tình hữu nghị với nhân dân Mỹ vĩ đại đang tiếp tục những truyền thống của Hoa Thịnh Đốn và Lincôn đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ. Tôi 79 nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn nhân dân Mỹ đã đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các bạn làm như vậy cũng là để cho tính mạng của nhiều thanh niên Mỹ khỏi phải bị hy sinh vô ích trong cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại nước Việt Nam ở cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Chúc nhân dân Mỹ đạt nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp đấu tranh cho dân chủ, hoà bình và hạnh phúc” (Nhân dân, số 4289, ra ngày 1/1/1966) [120, tr. 3]. Thư chúc mừng đầu năm mới mà thấy rõ tiếng nói tuyên truyền chính nghĩa, thấy rõ các giá trị nhân văn vì lẽ phải và tiến bộ xã hội, phân biệt rõ bạn thù, tranh thủ sự đồng tình của tầng lớp tinh hoa tiến bộ, đồng cảm, tỏ lời biết ơn và chúc nhân dân Mỹ hạnh phúc. Những tiếng nói nhân văn, ấm áp tình người như thế chắc chắn sẽ thức tỉnh và cổ vũ nhân dân Mỹ xích lại gần các giá trị nhân văn Việt Nam. 3.2. Công khai mục đích viết và xác lập tư tưởng tiến bộ, nền tảng sức thuyết phục trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 3.2.1. Xác định công khai mục đích viết như là đòi hỏi tất yếu của loại hình văn học cách mạng 3.2.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của loại hình văn học cách mạng Văn học cách mạng là một loại hình sáng tác ngôn từ rất phổ biến của thời cận đại và hiện đại trong lịch sử thế giới. Chủ thể của loại hình sáng tác này là những con người nhiệt thành cổ vũ cho những lí tưởng cách mạng (tư sản hoặc vô sản) hoặc bản thân là những nhà cách mạng, có ý thức dùng ngòi bút để đấu tranh lật đổ chế độ cũ nhằm xây dựng nên chế độ mới tốt đẹp hơn. Xét về thi pháp, văn học cách mạng có thể dùng thi pháp của văn học hiện thực chủ nghĩa, lãng mạn chủ nghĩa, tượng trưng chủ nghĩa,... đồng thời cũng kiến tạo một hệ thống thi pháp riêng. Tuy nhiên, về nội dung, tư tưởng được thể hiện là tư tưởng cách mạng. Đặc điểm nổi bật của loại hình văn học cách mạng là công khai về tư tưởng. Tư tưởng chính trị, quan điểm thẩm mĩ thường được tuyên bố rõ ràng, tác động ngay vào nhận thức của người đọc, nhất là người đọc đại chúng. Là một nhà duy vật kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh hiểu 80 sâu sắc mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, hay nói rộng hơn là quan hệ giữa cơ sở kinh tế và đời sống tư tưởng - văn hoá. Người đã dẫn giải các nguyên tắc cơ bản của loại hình văn học cách mạng một cách dung dị, dễ hiểu, dễ nhớ trong bài viết Nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ta. Các cô, các chú vừa lao động sản xuất tích cực, vừa hoạt động văn hoá tích cực. Thế là tốt. Văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục” [126, tr. 114]. Có thực mới vực được đạo! Liên hệ với thực tế, “đạo” nghiên cứu, giảng dạy, theo đuổi công tác khoa học đòi hỏi cả sức lực, thời gian tích lũy và sự kiên nhẫn suốt một đời [6], [7]. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ, lấy quan điểm quần chúng làm phương châm công tác, lấy chính nghĩa yêu nước và chân lý của học thuyết Mác - Lênin làm sức mạnh động viên, cổ vũ và dìu dắt quần chúng tham gia cách mạng và quản lý đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội khoa học. Cho nên, khi viết hay nói chuyện với bất kỳ đối tượng nào, Người cũng luôn tìm những mẫu số chung giữa đối tượng với mình để tuyên truyền, thuyết phục cùng nhất trí về quan điểm, cách giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống [8]. Người rất khéo tìm điểm gặp gỡ giữa các đối tượng với nhiều cấp độ cao thấp, rộng hẹp khác nhau từ tuổi tác, tâm lí, văn hóa, hoàn cảnh riêng, từ các quan hệ đồng hương, đồng bào, đồng chí đến đồng bang, đồng chủng hoặc các phẩm cấp thuộc phạm trù toàn nhân loại, quy luật của tự nhiên tạo hóa. Từ đó Người đưa các vấn đề cụ thể, có khi chỉ của một nơi, một người vào trong tương quan với cái chung rộng lớn, gắn bó tự nhiên với nhiều việc, nhiều nơi và với nguyện vọng, suy nghĩ của hàng triệu người. 81 3.2.1.2. Đòi hỏi của văn học cách mạng đối với việc công khai mục đích viết Trên thực tế, bản chất nội dung văn học cách mạng bao giờ cũng gắn với nhiệm vụ chính trị, với tính dân tộc và nhân dân. Phẩm chất cốt lõi ấy của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã được nhà nghiên cứu Thành Duy và nhiều người quan tâm tìm hiểu. Nhà nghiên cứu Thành Duy nhấn mạnh: “Nếu nhận diện văn hóa là hệ giá trị, thì quan điểm văn hóa chỉ đường, văn hóa lãnh đạo tuy vẫn được nhắc đến nhưng hầu như chưa được quan tâm tìm hiểu đúng mức, trong khi chính quan điểm này trong tư duy văn hóa của Người mới là tâm điểm [...]. Chính vì vậy, công trình này sẽ cố gắng khai thác những ý tưởng mới, hiện đại về văn hóa trong tư duy văn hóa Hồ Chí Minh, làm nổi bật quan điểm văn hóa chỉ đường, văn hóa lãnh đạo mà thực chất là một triết lý mới trong phát triển xã hội bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa và văn minh trí tuệ” [30, tr. 4-5]. Phải là nhà cách mạng, nhà trí thức, nhà nhân văn cao cả như Hồ Chí Minh mới có thể am tường mọi phương diện của xã hội và con người để viết được những dòng chính luận thấm sâu vào lòng những người Pháp kiều như trong Thư gửi dân tị nạn hồi hương: “Từ 5 năm nay, đế quốc Pháp đã gây chiến với chúng tôi, một cuộc chiến tranh phi nghĩa và đầy tội ác, khiến tất cả chúng ta, chúng tôi và các bạn, đều phải chịu đau khổ. Chúng tôi đau khổ - bởi vì làng xóm chúng tôi bị binh lính Pháp tàn phá, phụ nữ và con gái chúng tôi bị hãm hiếp, đàn ông bị giết hại, trẻ em bị lột da sống. Các bạn đau khổ - bởi vì các bạn phải ly tán gia đình, ly tán quê hương. Thể theo những đề nghị của các tổ chức nhân dân ở Pháp gửi cho chúng tôi, và nhân kỷ niệm ngày độc lập dân tộc của chúng tôi, chúng tôi quyết định tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn hồi hương. Trong thời gian các bạn ở đây, chúng tôi đã làm hết sức để các bạn có đời sống vật chất được thoải mái. Nếu chúng tôi không thực hiện được điều đó thì cũng do đế quốc Pháp tìm mọi cách ngăn cản chúng tôi. Do khó khăn về vật chất, các bạn sẽ hồi hương từng nhóm, mà không thể đi cùng một lúc. Các bạn được đi 82 trước hãy nhớ đến các bạn còn phải chờ ở đây. Các bạn còn phải chờ, hãy kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Một khi đã về nước các bạn các bạn hãy nói với người thân và bạn bè rằng không phải chúng tôi gây chiến tranh chống nước Pháp - một đất nước mà chúng tôi khâm phục và xem là bạn” (Tháng 9/1950) [15, tr. 444-445]. Nội dung văn chính luận thể hiện tinh thần cách mạng và sự đổi mới trong quan niệm và cả cách thức vận dụng quan điểm chủ nghĩa nhân văn mác-xit vào tìm hiểu, phân tích, nhận định các đối tượng khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Điều này làm nên tính định hướng, tính mục đích, ý nghĩa nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của nền văn học cách mạng vô sản, chiến đấu, vị nhân sinh và công khai đấu tranh vì lợi quyền giai cấp, quốc gia, dân tộc. 3.2.2. Tinh thần cách mạng và tính nhân văn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Tính nhân văn là một phần phẩm chất đặc biệt quan trọng làm nên giá trị tư tưởng, tinh thần trong văn chính luận Hồ Chí Minh. Trên cơ sở khảo sát nội dung văn chính luận có thể thấy rõ nền tảng cơ bản cùng giá trị đích thực của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh trong hiện tại và cả ở tương lai của dân tộc, nhân loại. Trong thời gian Hồ Chí Minh còn hoạt động trên đất Pháp, văn chính luận của Người đã thể hiện sâu đậm sự quyết liệt trong việc phê phán, bóc trần, tố cáo một cách hệ thống chủ nghĩa thực dân đã xâm lược, thống trị, bóc lột, hành hạ, chà đạp lên nhân phẩm người bản xứ ở mọi phương trời, quốc gia, dân tộc. Dù bị truy lùng, theo dõi, giám sát gắt gao, nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc vẫn viết bài tuyên truyền cách mạng, quyết liệt kết tội chủ nghĩa tư bản bằng chính thứ tiếng của kẻ thực dân “nước mẹ” Pháp: Những kẻ đi khai hóa (Le Paria, số 4, ra ngày 1/7/1922) [105, tr. 101-102], Khai hóa giết người (Le Paria, số 5, ra ngày 1/8/1922) [105, tr. 112-113], Vực thẳm thuộc địa (L'Humanité, ra ngày 9/1/1923) [105, tr. 147-149], Chế độ thực dân 83 (L'Humanité, ra ngày 5/2/1923) [105, tr. 167-169], Tệ độc đoán ở Đông Dương - Người được bảo hộ và người đi bảo hộ (Le Paria, số 16, tháng 7/1923) [105, tr. 215-216] v.v Trong nhiều tác phẩm chính luận, Nguyễn Ái Quốc chỉ đích danh quan cai trị thực dân đương quyền Anbe Xarô: Thư ngỏ gửi ông Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa (L'Humanité, ra ngày 25/7/1922) [105, tr. 109- 111], Ông Anbe Xarô và bản Tuyên ngôn nhân quyền (Le Paria, số 22, tháng 1/1924) [105, tr. 258-260]. Ngay cả khi ghi lời đề từ cho truyện ký Con người biết mùi hun khói, Người cũng không quên đối tượng đả kích đó: “Xin tặng Nahông, người đã bị quân phiệt thực dân ám hại, bài ký này”. Một ví dụ khác: "Chính cuộc chinh phục hệ thống thuộc địa đã rèn luyện tài năng chiến đấu của số đông những nhà chỉ huy quân sự lớn của ta, những con người đã đưa ta đến chiến thắng, đã được dư luận Pháp ca ngợi vinh quang và chiến công ngay khi mang lá cờ nước ta đến những bầu trời châu Phi hay châu Á - Anbe Xarô - Bộ trưởng Thuộc địa” (L'Humanité, ra ngày 20/7/1922). Sớm hơn nữa, ở bài Tâm địa thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã 4 lần nhắc tên Anbe Xarô: “Cảm tưởng của chúng tôi tóm lại là: một chàng thực dân đã muốn dùng bản Yêu sách của nhân dân An Nam7 để mở một cuộc tấn công gián tiếp vào chính sách của ông Anbe Xarô, Toàn quyền Đông Dương, một cuộc tấn công mà anh ta đã chú ý tô điểm bằng những lời phản đối có tính chất yêu nước, bằng lòng yêu chuộng chân lý, bằng tinh thần hy sinh và tận tuỵ vì lợi ích chung, vân vân, vân vân (). Trước hết, chúng tôi thấy trong bài báo nói về vấn đề đó, cái câu ám chỉ có ác ý là “ngay ngày hôm sau ông Anbe Xarô đặt chân trở về đất nước Pháp, thì những nhà ái quốc An Nam lập tức bác bỏ những lời tuyên bố lạc quan của ông” (). Nhưng ngay từ bây giờ chúng tôi cũng có thể nói rằng, dù sao đi nữa thì tám điểm của bản Yêu sách của nhân dân An Nam không nói ngược lại chút nào 7 Bản Yêu sách của nhân dân An Nam: Chỉ bản yêu sách nhân danh nhóm người yêu nước Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp tại Vécxây - Pháp (Ngày 18/1/1919) nhằm chia lại thị trường thế giới cho các nước thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp. 84 những ý kiến của ông Anbe Xarô, người đã tuyên bố trong tất cả những diễn văn của mình đọc trước những người bản xứ rằng mình kiên quyết muốn mở ra cho họ một kỷ nguyên tự do và công lý (). Ông nói thêm rằng: đây là một giấc mơ và từ giấc mơ này ông thấy nguồn gốc của sai lầm mà ông Anbe Xarô phạm phải là năm 1913 ông Anbe đã dạy cho người An Nam biết rằng nước Đức đã chiếm Andátxơ - Loren của nước Pháp năm 1871” (Tháng 7/1919) [105, tr. 5-9]. Bài Thư gửi ông Utơrây cũng có một đoạn 5 lần nhắc xéo đến Anbe Xarô: “Ông đã viện dẫn ông Anbe Xarô và tất cả những người An Nam suốt ba mươi năm nay đã nuôi sống ông như một con mọt ngân sách bằng những khoản thuế do họ đóng góp, mà ông không biết. Ông hãy tỉnh ngộ đi, ông Anbe Xarô đối với tôi không xa lạ gì. Giữa các ý kiến của ông và của ông Anbe Xarô có cả khoảng cách của hai đối cực. Trong dân chúng An Nam, người ta đồn rằng ông dòm ngó cái ghế Toàn quyền Đông Dương và họ run sợ khi nghĩ đến tai họa mà Chính phủ “mẫu quốc” sẽ gây ra một cách vô ý thức cho dân An Nam nếu cử ông làm người kế vị ông Anbe Xarô. Tôi đã có ý kiến về chính sách cai trị của ông Xarô khi tôi tuyên bố hoàn toàn ủng hộ những lời phát ngôn của vị nghị sĩ xã hội đáng kính Mariuýt Mutê được tất cả đồng bào tôi rất yêu mến và kính trọng: yêu mến và kính trọng chỉ vì ông ta bênh vực sự nghiệp chung của nước chúng tôi, ông ta không có và không bao giờ như ông, cứ muốn có những quan hệ với chính quyền thuộc địa đã cho phép ông có thể mua chuộc vài công chức và vài tên An Nam quen thói xin xỏ, bằng những ân huệ nhỏ mọn” (Biarit, ngày 16/10/1919) [105, tr. 26]. Tác giả còn tiếp tục réo gọi tên Anbe Xarô trong nhiều bài viết khác: Kẻ đầu độc người bản xứ (La Vie Ouvrière, số 100, ra ngày 1/4/1921) [105, tr. 37-38], Đông Dương (Tháng 5/1921) [105, tr. 49-50], Dưới cuộc khai hóa (La Vie Ouvrière, ra ngày 29/5/1922], [105, tr. 8384], “Sở thích đặc biệt” (Le Paria, số 5, ra ngày 1/8/1922) [105, tr. 116-117], Phòng kiểm duyệt ở Đông Dương (L'Humanité, ra ngày 28/9/1922) [105, tr. 17], Vực thẳm thuộc địa (L'Humanité, ra ngày 9/1/1923) [105, tr. 147-149], Viện Hàn lâm 85 Thuộc địa (Le Paria, số 12, tháng 2/1923 và số 14, tháng 5/1923) [105, tr. 179- 184], Không phải chuyện đùa (Le Paria, số 15, tháng 6/1923) [105, tr. 200-203], Ông Anbe Xarô và bản Tuyên ngôn nhân quyền (Le Paria, số 22, tháng 1/1924) [105, tr. 258-260], Chủ nghĩa thực dân bị lên án (Inprekorr, số 73, ra ngày 28/10/1924) [105, tr. 356-360], Đông Dương (Viết 1923-1924) [105, tr. 367- 354], Tình hình Đông Dương (Tháng 11 và 12/1924) [11, tr. 11-16], Bản án chế độ thực dân Pháp8 (Thư quán Lao động xuất bản, Paris, 1925) [106, tr. 23-146]. Như vậy, ngài Anbe Xarô trở thành một “điển hình” cho kiểu quan cai trị “cáo già” thực dân, đã được Nguyễn Ái Quốc soi xét, phân tích, công kích, phê phán trong suốt một thời gian dài. Vấn đề đặt ra là, trái ngược với việc vạch trần, dựng dậy hình ảnh viên “cáo già” thực dân Anbe Xarô và chân dung nhiều nhà “khai hóa” cùng bộ máy thống trị thực dân khác, Nguyễn Ái Quốc lại dành thái độ đầy thiện cảm cho những quan chức, trí thức, đảng phái tiến bộ Pháp; đương nhiên có cả các tầng lớp bình dân, dân lao động, dân nghèo, binh lính, thợ thuyền người Pháp. Tinh thần nhân văn, nhân đạo này làm thành tiếng nói xuyên suốt các trang văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, góp phần tập hợp lực lượng giai cấp vô sản ở cả chính quốc và thuộc địa, xây dựng tình hữu ái giai cấp, từng bước phân hóa kẻ thù, từ đó đưa lại sức mạnh, niềm tin vào tiến bộ xã hội và các giá trị nhân văn. Bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm cơ bản làm nên cốt lõi chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, nhiều nhà lý luận xác định cách Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò và sức mạnh các chủ thể cá nhân trong cuộc sống. Nguyễn Văn Truy xác định: “Từ quan niệm giải thoát con người đến quan niệm con người tự giải thoát cho bản thân và đồng loại” có thể nhận ra tính cách mạng và nội dung khoa học giữa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh so với ngay cả nhiều tôn giáo và 8 Tên Anbe Xarô được nêu lên ở các Chương II- Việc đầu độc người bản xứ; Chương V- Những nhà khai hóa; Chương VII- Bóc lột người bản xứ; Chương IX- Chính sách ngu dân. 86 nhà hiền triết trong quá khứ. Tác giả đã nhấn mạnh hai quan niệm, hai vấn đề trên tầm cao lý tưởng nhân văn, hai định hướng phương châm tư tưởng là “lấy sức ta mà giải phóng cho ta” và “muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” [186, tr. 209-216]. Điều này phản ánh quan điểm duy vật và biện chứng sâu sắc trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Nội dung “lấy sức ta mà giải phóng cho ta” của Hồ Chí Minh sau này đã được cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhắc lại thời kỳ đầu Đổi mới: “Hãy tự cứu trước khi trời cứu”. Mở rộng ra, có thể thấy Đảng ta đã phát huy đầy đủ tinh thần tự lực tự cường dân tộc theo đúng tinh thần nhân văn Hồ Chí Minh trong điều kiện xã hội và hoàn cảnh thời đại mới. Điều thú vị là văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định những phương diện mới mẻ, những đóng góp riêng, độc đáo của phẩm chất nhân văn Hồ Chí Minh cho chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Những nội dung nhân văn đó có thể được đúc kết trên ba khía cạnh cơ bản: Nhân quyền và quyền độc lập dân tộc - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Xây dựng con người mới phù hợp thực tế cách mạng Việt Nam. 3.2.3. Tính dân tộc và nhân dân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Theo lý giải của Thành Duy, triết lý về tính dân tộc và nhân dân trong văn chính luận Hồ Chí Minh mang tính nguyên tắc bền vững và phổ quát bởi đã vượt qua tính chất kinh viện, hình thức bề ngoài (quyền chức, văn bằng, tiền tài), đạt tới tầm cao trí tuệ, tinh thần bình đẳng cá nhân, đồng thuận với xu thế đổi mới, phát triển của xã hội, lịch sử dân tộc và thế giới. Không chỉ đơn thuần ngợi ca, khẳng định, Thành Duy còn đặc biệt chú trọng so sánh, đối sánh và vận dụng nguồn sáng triết lý văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống, bao quát các cấp độ tổ chức Đảng Cộng sản cầm quyền, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển đội ngũ trí thức “tài - đức vẹn toàn” trong xã hội công nghiệp hiện đại và thời kỳ hội nhập sâu sắc. Trong 87 phạm vi cụ thể của mặt trận văn hóa, nghệ thuật thì triết lý văn hóa lãnh đạo chính là “sự lãnh đạo đúng đắn văn hóa, văn nghệ” [30, tr.202-205]. Đặt vấn đề nghiên cứu trong tương quan giữa quyền lực lãnh đạo với quyền lợi dân tộc và toàn thể nhân dân, Thành Duy xác định chỉ có xã hội thực sự dân chủ và phát triển mới có khả năng mở đường và đảm bảo “điều kiện của triết lý văn hóa lãnh đạo” [30, tr. 163-164], từ đó xác nhận ý nghĩa quốc tế và giá trị thời đại của triết lý dân tộc - nhân dân trong tư duy văn hóa văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Bên cạnh số lượng lớn các bài viết giai đoạn trước 1941 có nhan đề gắn với định ngữ “khai hóa”, “thuộc địa”, “bản xứ”, “đô hộ”, “dân tộc bị áp bức”, “phương Đông”, “Viễn Đông”, “châu Á” (tất nhiên trong đó có Việt Nam), Hồ Chí Minh có 27 bài chính luận gắn với địa danh khu vực Đông Dương và 21 mục bài trực diện đề cập đến tên nước Việt Nam (trong đó có 14 bài gọi tên nước An Nam, 7 lần gọi tên nước Việt Nam, một lần gọi tên địa phương “Nghệ Tĩnh đỏ”) và thêm 8 bài ghi danh tên người Việt Nam cụ thể (Trưng Trắc, Phan Chu Trinh (5 thư), Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong). Bước sang giai đoạn từ 1941, có thể nói tất cả các bài văn chính luận Hồ Chí Minh đều nhằm mục đích tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, đất nước và dân tộc Việt Nam. Đó là các tác phẩm đã biểu lộ đầy đủ khát vọng của toàn dân như Kính cáo đồng bào (Ngày 6/6/1941) [106, tr. 230-231], Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các cụ phụ lão (Tháng 6/1941) [106, tr. 232-233], Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (Tháng 8/1945) [106, tr. 595-597] và đặc biệt là Tuyên ngôn Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt 88 Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (Cứu quốc, số 36, ngày 5-9-1945) [106, tr. 3]. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã viết các tác phẩm tiêu biểu nhấn mạnh nhiệm vụ, định hướng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_tuyen_truyen_trong_van_chinh_luan_cua_ngu.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt Luận án tiếng Việt.pdf
  • pdf2b. Tóm tắt Luận án tiếng Anh.pdf
  • pdf3a. Trích yếu luận án Tiếng Việt.pdf
  • pdf3b. Trích yếu luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdf4a. Thông tin điểm mới Luận án tiếng Việt.pdf
  • doc4b. Thông tin điểm mới Luận án tiếng Việt.doc
  • pdf4c. Thông tin điểm mới Luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdf4c. Thông tin điểm mới Luận án.pdf
  • pdfCV 475-Đăng tải LA.pdf
Tài liệu liên quan