Luận án Nghi lễ vòng đời của người Si La ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SI LA Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU .11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .11

1.2. Cơ sở lý luận .27

1.3. Khái quát về người Si La ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .43

Tiểu kết.54

Chương 2: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI SI LA Ở

HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU.56

2.1. Nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con (Sư tề tó lọ ớ ló lọ).56

2.2. Nghi lễ cưới xin (Sư khờ mờ ruệ) .67

2.3. Nghi lễ tang ma (Sư gố phừ) .82

Tiểu kết.102

Chương 3: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI SI LA: BIẾN ĐỔI, NHẬN THỨC

VÀ BẢN SẮC TỘC NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI. 104

3.1. Biến đổi và các yếu tố tác động đến sự biến đổi nghi lễ vòng đời của người Si La104

3.2. Nghi lễ vòng đời thể hiện vai trò, chức năng và vũ trụ quan của người Si La. 117

3.3. Nghi lễ vòng đời thể hiện bản sắc văn hóa Si La.137

Tiểu kết.149

KẾT LUẬN.152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .158

TÀI LIỆU THAM KHẢO.159

PHỤ LỤC.169

pdf227 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghi lễ vòng đời của người Si La ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tang 2.3.1.1. Báo tin, mời thầy cúng (mố phề khi) Theo tập quán Si La, khi trong nhà có người hấp hối khó qua khỏi, gia đình đặt giường bên cạnh bếp cúng ma nhà (xì si kho ló) và phân công con cái, anh em túc trực chăm sóc người ốm. Khi người ốm trút hơi thở cuối cùng, gia đình tang chủ cử một người đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn trong họ thay mặt tang chủ đi báo tin cho anh em, họ hàng trong bản, ngoài xã đến giúp các công việc trong đám tang. Nội dung thông báo cho các gia đình trong họ: là ông A/bà B đã chết vào ngày, giờ nào, nguyên nhân chết và sẽ làm ma từ ngày nào đến ngày nào, để cho anh em trong họ kiêng cữ. Trong những ngày diễn ra lễ tang các gia đình trong dòng họ kiêng không được đi làm nương rẫy vì sợ lúa không mọc, kiêng không đi chặt củi sợ sẽ bị trùng tang. Người con trai trưởng cầm chiếc nón rộng vành (xẹ kho) đi mời thầy cúng về làm ma cho cha mẹ. Theo phong tục người Si La, phải mời ba lần thầy cúng mới đến giúp gia đình làm ma. Lần thứ nhất, họ trình bày với thầy cúng lý do người nhà mất và mời thầy đến dẫn đường cho người chết về với tổ tiên. Lần thứ hai, người ta đi đến nửa đường rồi quay về. Lần thứ ba, người ta đi thẳng vào nơi thờ chính của thầy, cúng trao chiếc nón cho thầy và đưa thầy về nhà làm lễ tang. Nếu thầy cúng nhận lời ông sẽ nhận lấy chiếc nón (xẹ kho). Chiếc nón là vật dụng để phân biệt giữa thế giới của người sống và thế giới của người chết và nó cũng là vật dụng để bảo vệ cho vía của thầy cúng trong lúc thực hiện các nghi lễ. 84 Khi đến nhà người chết, thầy cúng không vào nhà ngay mà ngồi trước hiên nhà cùng với tang chủ để thoả thuận việc trả công cho những ngày cúng ma. Việc trả công cho thầy cúng, tùy thuộc vào đó là người chết bình thường/người chết không bình thường, nhưng mức tối đa không quá 7 đồng bạc trắng. Sau khi thoả thuận xong, tang chủ mang 3 chén nước từ trong nhà bước ra mời thầy cúng đi vào nhà để tiến hành các thủ tục cúng tế. Trong đám tang thầy cúng là người chủ lễ, phụ trách các nghi lễ về mặt tâm linh, tín ngưỡng cho tang chủ. Nhiệm vụ chính là hành lễ, đọc các bài văn cúng, cúng cơm, dẫn hồn người chết về với tổ tiên và thực hiện các nghi thức tang lễ ứng với đặc điểm của người chết, phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình tang chủ. Khi thực hành nghi lễ, thầy cúng có sức mạnh, thông linh được với thần, thánh, ma quỷ, dẫn dắt hồn ma người chết đi đúng đường trở về với tổ tiên. Thầy là “cầu nối” quan trọng, gắn kết giữa thế giới của người sống với thế giới của thần linh, ma quỷ. Ông có thể giao tiếp được với các hồn ma, có khả năng bảo vệ và tiễn đưa hồn ma về với thế giới tổ tiên theo ý nguyện của con cháu trong thế giới thực tại. 2.3.1.2. Làm quan tài (sư tơ luệ) Người Si La không chuẩn bị sẵn quan tài (sư khè) trong nhà cho người già, chỉ đến khi có người chết người ta mới đi tìm gỗ làm áo quan. Người con trai cả cùng con rể của người chết và anh em họ hàng lên rừng chọn cây làm quan tài. Xưa kia mọi người đều bình đẳng trong các tài nguyên của rừng, vì vậy ai cũng có thể tìm được cho người thân của mình một cỗ quan tài bằng gỗ tốt, thường là lát xoan (lự bờ) một loại gỗ nhẹ, thơm. Cây chọn làm quan tài thân phải thẳng, không có vết sâu, mục, không bị gẫy cành. Khi đã tìm được gỗ ưng ý, người ta cùng nhau chặt hạ và làm luôn quan tài trong rừng. Người ta cắt lấy một khúc phần gốc cây, dài chừng 2m, bổ đôi và khoét rỗng cả hai nửa. Ngày nay, rừng bị tàn phá, những cây gỗ lớn khan hiếm hơn, vì vậy bà con không được tự ý khai thác. Do đó chỉ có những gia đình khá giả mới tìm mua được loại gỗ này, còn các gia đình nghèo không có điều kiện chỉ có thể làm quan tài bằng 85 gỗ tạp trong rừng. Quan tài làm xong được đưa từ rừng về bản. Theo phong tục Si La thì phải qua giờ con Khỉ (Xo a nhi) sau 14 giờ chiều mới được đưa vào nhà. Bởi họ cho rằng đây là giờ xấu sẽ khiến cho hồn người chết dễ dàng nhập được vào quan tài. Nếu trong nhà có người hay ốm đau thì người ta đẽo một mảnh gỗ nhỏ bên hông quan tài rồi xoa lên người ốm, sau đó bỏ vào trong quan tài khi làm lễ nhập quan. Người Si La cho rằng hành động này nhằm quét bỏ những điều không tốt, ốm đau, bệnh tật đi theo quan tài xuống huyệt mộ và người ốm sẽ khỏe mạnh. 2.3.1.3. Tìm nơi mai táng (a cạ hó lê) Người Si La không có nghĩa địa chung của bản, mà mỗi gia đình, dòng họ mai táng riêng ở một nơi trên các sườn đồi, sườn núi. Họ thường chôn dọc quả núi, đầu hướng lên trên. Tìm nơi đào huyệt mộ (lự khè) là việc hết sức quan trọng, bởi họ quan niệm đó là nơi mà người quá cố sẽ sinh sống lâu dài. Nếu nơi chôn cất đặt ở chỗ đất xấu sẽ khiến cho hồn người chết khổ cực, con cháu làm ăn vất vả. Trưởng tộc đi trước cầm cuốc, theo sau là một người đàn ông khỏe mạnh, cầm một thanh củi/bó đuốc đang cháy. Người Si La quan niệm đất tốt để đặt huyệt mộ phải tương đối bằng, không có mạch nước chảy, không có tổ mối và thấp hơn khu đất cư trú của bản. Họ cho rằng nếu đặt huyệt mộ ở nơi có mạch nước chảy và tổ mối là nơi nền đất không tốt dễ sạt lở khi mưa bão. Khi chọn được nơi tốt có thể đặt huyệt mộ trưởng tộc cuốc một nhát, đặt hòn than xuống đó để đánh dấu vị trí sở hữu huyệt mộ cho người chết. Hành động đặt hòn than nhằm xua đuổi ma quỷ không cho chúng trú ngụ trên mảnh đất đã được chọn để đào huyệt mộ. Việc lựa chọn nơi mai táng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự may rủi của cả gia đình, nên công việc này luôn được họ thực hiện hết sức nghiêm túc và chu đáo. 2.3.1.4. Khâm Liệm (thố xí à cờ lờ tụy) Trong thế giới tâm linh của người Si La quan niệm rằng vách sau nhà và bếp thiêng là nơi tổ tiên trú ngụ, nên họ đặt người ốm ở khu vực đó để cầu mong thêm sức mạnh vượt qua cơn trọng bệnh. Ngay sau khi người ốm trút hơi thở cuối cùng, 86 người nhà chuyển thi thể của người chết ra gian chính của ngôi nhà. Người con trai trưởng trong gia đình mở những chiếc bem của người cha, mẹ để cho hồn của họ xem lại một lần nữa những đồ vật quý giá trong nhà, nếu không người chết sẽ không nhắm mắt được. Người ta chuẩn bị 1 bộ quần áo, khăn lau và một số vật dụng cần thiết để chuẩn bị nghi thức lau rửa thi hài cho người chết. Người ta dùng một loại lá cây có vị đắng, lá dày, hoa nở thành chùm như hạt cườm tiếng Si La gọi là a hé ụp phạ, cho trực tiếp vào chậu nước ấm. Người con trai trưởng dùng lá a hé ụp phạ và khăn rửa mặt, lau người, tay, chân cho người quá cố. Nếu người chết là phụ nữ thì người thực hiện nghi thức lau rửa thi hài là chồng hoặc con dâu trưởng trong gia đình. Người nhà mặc lần lượt áo, quần, sau đó quấn khăn đội đầu và cuối cùng là đi tất chân cho người quá cố. Người chết là nữ, họ sẽ mặc đầy đủ bộ trang phục truyền thống: Áo (pi khồ) 5 thân ngắn màu chàm, bó sát thân, khuy cài bên nách, vạt trước trang trí hoa văn và gắn nhiều đồng xu bạc hoặc nhôm. Váy (tồ bi) màu chàm không thêu hoa văn, dài đến mắt cá chân, gấu nẹp thêm một mảnh vải hoa. Khăn đội đầu (ty đa í xù) màu đen, trang trí xu bạc ở đầu, họ cuốn đuôi khăn vào hai chiếc độn tóc (y dộ xọ) giống như hai chiếc sừng trước trán. Áo mặc cho người chết phải được cắt xổ gấu để trở thành chiếc áo cũ sờn gấu. Người Si La quan niệm thế giới của người chết trái ngược với thế giới của người sống, bên này là áo rách thì bên kia sẽ trở thành áo lành. Sau khi lau rửa, thay quần áo xong, người chết được khâm liệm và đặt nằm trên một chiếc giàn (à tồ) làm bằng tre/nứa tươi cao cách mặt đất khoảng 1m, cạnh cột thiêng giữa nhà. Khi đặt trên giàn đầu của người quá cố quay về hướng bàn thờ tổ tiên, hai tay để xuôi theo thân người, hai ngón chân cái được buộc sát vào nhau. Bởi người Si La quan niệm: Khi gia đình chưa mời được thầy cúng đến, thì hồn người mới chết dễ bị ma quỷ bắt đi mất. Do đó, khi có người vừa chết gia đình phải buộc ngay hai ngón chân cái của thi hài lại với nhau để cho giữ hồn không đi lang thang mà ở lại trong nhà để chờ thầy cúng đến làm lễ. Thầy cúng đến, thầy có phép thuật, ma quỷ sợ không bắt được hồn người chết đi. Đến 87 khi khâm liệm mới cởi sợi chỉ ra để cho hồn đi theo cột ma, đi theo lời dần đường của thầy cúng để về với tổ tiên [Nam, tuổi 61, thầy cúng, bản Sì Thao Chải, xã Can Hồ, tháng 5/2018]. Con trai trưởng bỏ vào miệng người cha một ít cánh kiến/một đồng bạc trắng. Hành động này cũng nhằm bảo vệ hồn của người mới chết trước ma quỷ. Người Si La cho rằng ma quỷ thường sợ ánh sáng và kim loại. Cho nên dùng đồng bạc trắng đặt vào miệng người chết, để khi ma quỷ bắt đi, tra hỏi, người chết mở miệng ra nói ma quỷ nhìn thấy kim loại sẽ bỏ chạy. Người ta đặt vào lòng bàn tay trái một đồng bạc, lòng bàn tay phải một ít lúa giống. Đây là nghi thức giao của cải và chia hạt giống cho người chết mang theo sang thế giới bên kia để có của cải, hạt giống để tiếp tục làm ăn. Họ phủ lên thi hài người quá cố một tấm vải trắng mới, đặt lên ngực một chùm nhạc ngựa. Khổng Diễn cho rằng “đây là tàn dư của một thời xa xưa, khi họ còn sống trên thảo nguyên, nơi mà con ngựa có vị trí đáng kể trong đời sống kinh tế - xã hội [24, tr. 196]. Người Si La quan niệm chùm nhạc tượng trưng cho ngựa để cho linh hồn người chết cưỡi trở về với thế giới tổ tiên. Phía cuối giàn đặt quan tài, họ treo một chiếc túi vải và một chiếc gùi để đựng lễ vật dâng cúng và những vật dụng mà gia đình chia cho người chết, trong thời gian diễn ra lễ tang. Trong suốt thời gian diễn ra lễ tang, vợ hoặc con dâu trưởng của người chết luôn túc trực bên cạnh thi hài, làm nhiệm vụ trông ma không để cho các con vật như chó, mèo lại gần quan tài. Ngoài ra, việc túc trực ngày đêm bên quan tài còn mang ý nghĩa là canh gác không cho các loại ma ác, ma xấu đến làm hại thi hài của người quá cố. Kể từ lúc này người trông ma bước vào giai đoạn kiêng cữ, luôn luôn buồn rầu, không được cười nói, nô đùa, không được nấu nướng, thay giặt quần áo trong suốt quá trình tang lễ. 2.3.1.5. Làm nhà mồ, đào huyệt (a cạ so lề, lự khè) Ngày thứ 2 sau khi khâm liệm, gia đình làm thịt 1 con lợn để cúng hồn ma người chết và xin phép làm nhà mồ. Nhà mồ được dựng trên mảnh đất đã chọn từ ngày hôm trước. Người ta dọn sạch khu đất để làm nhà mồ, đan phên làm hàng rào 88 xung quanh khu đất. Người Si La quan niệm nếu để lại rác, rễ cây hay những cây cối nào còn sót lại ở phía trong hàng rào của nhà mồ sẽ khiến cho vía của người đi đào huyệt mộ bị giữ lại ở đó. Khiến cho họ bị mất vía, dẫn đến ốm đau, bệnh tật. Nhà mồ của người Si La được dựng bằng những vật liệu dễ kiếm như tranh, tre, nứa, lá. Cây gỗ để dựng cột, làm mái nhà mồ được người ta bóc hết vỏ xanh bên ngoài. Nhà mồ được làm hình vuông mỗi cạnh dài khoảng 3m. Bộ khung nhà mồ làm theo kiểu vì kèo tam giác bốn cột, hai mái, hai trái bồ câu lợp bằng cỏ giang, bên trong trang trí nhiều màu sắc và hoa văn bắt mắt, bao quanh có hàng rào. Người Si La quan niệm nhà người chết phải được làm đẹp hơn nhà của người sống để hồn người quá cố vui vẻ, yên tâm không trở về quấy nhiễu con cháu. Do đó, nhà mồ của người Si La thường được “trang trí rất đẹp, làm tổ ong, trang trí con rồng để cho hồn người chết thấy vui mà không về quấy nhiễu người thân trong gia đình” [Nam, tuổi 61, thầy cúng bản Si Thao Chải, xã Can Hồ, tháng 05/2018]. Nhà mồ làm xong người ta mới đào huyệt bên trong, đầu của huyệt mộ nằm ở phía Đông và nhìn về hướng Tây. Những người con rể, cháu rể của gia đình tang chủ là người phụ trách chính trong việc đào huyệt mộ. Người Si La quan niệm rằng đây là lúc con rể, cháu rể trả ơn cho họ hàng, cha mẹ bên vợ, nên việc đào huyệt là trách nhiệm và bổn phận của họ phải làm. Huyệt được đào theo hình chữ nhật rộng khoảng 1m, dài từ 2m đến 2,5m, sâu từ 0,8m đến 1m. Vị trí huyệt mộ trong các dòng họ được chôn theo thứ tự người có vai vế trong họ cao hơn sẽ chôn phía trên rồi lần lượt đến các vị trí tiếp theo phía dưới là của các thành viên khác trong dòng họ. Người Si La gọi nơi đặt mộ là á cạ. Mộ đặt không quá xa bản và phải ở phía bên dưới bản, về phía mặt trời mọc. Họ quan niệm rằng, ban đêm của người sống là ban ngày của người chết. Do vậy cần chôn người chết ở phía Đông, để mỗi sáng linh hồn của họ thấy mặt trời thì rời đi trước khi người sống thức giấc, không thể làm hại được người sống. Trong khu đất hung táng, mộ những người cùng họ thường được để ở gần nhau. Những người mất sau không được đặt giữa những ngôi mộ có sẵn hoặc mộ của dòng họ khác. 89 2.3.1.6. Lễ vật, cỗ đám ma (ló chô ló cha í phề) Theo phong tục Si La, mỗi khi nhà có việc lễ lớn, những người con trai trong gia đình, dòng họ đứng ra lo các công việc giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến các món ăn, bày mâm, sắp lễ. Phụ nữ lo việc nấu cơm, xách nước, lấy củi, hái rau, dọn mâm, rửa bát đũa. Người con trai trưởng đại diện tang chủ cùng trưởng tộc đại diện họ hàng điều hành các công việc trong đám tang theo đúng phong tục truyền thống của dòng họ, dân tộc và đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Lễ vật dâng cúng trong đám tang của người Si La: Ngày đầu tiên giết một cặp gà và 1 con chó. Ngày thứ hai giết 1 con lợn nái. Ngày thứ ba giết 1 con lợn đực hoặc 1 con trâu, bò đực tùy theo gia cảnh của người chết. Người Si La quan niệm cặp gà trống, mái giúp thầy cúng dẫn đường cho hồn người chết về với tổ tiên, còn chó đi theo để bảo vệ hồn người chết không bị ma quỷ quấy phá, lợn nái là tài sản, vốn liếng chăn nuôi chuẩn bị cho cuộc sống mới ở mường Mồ U. Còn sau đó có điều kiện giết trâu, bò để cho người chết mang theo và để làm thực phẩm trong những ngày diễn ra tang lễ [Nam, tuổi 61, thầy cúng bản Si Thao Chải, xã Can Hồ, tháng 05/2018]. Trong những ngày diễn ra lễ tang gia đình chuẩn bị đầy đủ các loại chén bát, cá suối, thịt sóc, vỏ hến, gạo, rượu, trứng, vải trắng, quả nhạc, trống, chiêng, ống tre và các dụng cụ khác phục vụ cho lễ tang. Như vậy, thực phẩm chính để sắp mâm lễ cúng ma các bữa sáng, bữa chiều và cỗ để ăn các bữa trong những ngày diễn ra lễ tang là thịt lợn, thịt chó, thịt gà, rượu trắng. Thịt lợn là một trong các loại thực phẩm quen thuộc của người Si La và nhiều dân tộc, nó là thực phẩm thông dụng phổ biến, dễ kiếm nhất. Thịt lợn, thịt gà không chỉ được họ sử dụng làm thức ăn phục vụ đời sống hàng ngày mà nó còn được sử dụng phổ biến trong các đám tang. Đến bữa cơm trưa, chiều trong các ngày diễn ra lễ tang, bộ phận làm bếp chuẩn bị cỗ khá đơn giản gồm một món thịt lợn hoặc thịt gà luộc là những con vật dâng cúng và một món rau, măng tùy theo mùa bày ra mâm mời anh em, con cháu, những người có mặt ăn cơm. Mọi người ăn xong, con cháu, những người giúp việc 90 có nhiệm vụ dọn mâm, bày thuốc, nước mời họ hàng, làng bản, thân hữu ngồi uống nước để động viên chia buồn cùng gia đình tang chủ. 2.3.1.7. Tang phục, nghi thức để tang (pé pư xừ) Trong đám tang người Si La, con cháu, họ hàng mặc tang phục theo quy định: Vợ chồng để tang nhau đội khăn trắng (pé chi khị xừ) và không được đeo đồ trang sức bằng kim loại. Con trai, con dâu mặc quần áo tang (phí cồ khị xừ) màu trắng bằng vải Thái, không có khuy mà buộc bằng dây rừng. Đầu đội khăn tang trắng, không được đeo đồ trang sức, vòng cổ, vòng tay. Riêng người con trai út đầu đội chiếc khăn tang trắng dài chấm đến gót chân để thực hành nghi thức tung gạo (túy xế lồ xè) chia của cải cho cha mẹ trong lễ tang. Những người con gái chưa đi lấy chồng mặc quần áo tang và đội khăn trắng như con trai. Con gái đã đi lấy chồng khi bố mẹ đẻ chết phải được bố mẹ chồng cho phép mới mặc tang phục. Nếu bố mẹ chồng không cho phép thì vẫn mặc bình thường. Những người con rể, cháu rể không đội khăn tang. Người Si La có tục kiêng cữ ngày chết và ngày đi chôn của cha mẹ. Vào những ngày này con cái trong nhà không được tổ chức các việc lớn của gia đình như cưới hỏi, đi làm ăn xa, đi nương. Bởi họ cho rằng đây là ngày rất xấu, làm gì cũng không nên, vợ chồng lấy nhau thì không hạnh phúc, đi làm nương thì lúa không tốt. Sau khi nhập quan, người ta thực hiện nghi thức cắm cờ tang (thát chớ) cho người chết ở phía sau vách nhà. Cờ tang làm bằng vải xanh, đỏ và trắng có kích thước 0,2m x 0,3m. Đàn ông chết làm 9 cờ, đàn bà chết làm 7 cờ. Những người có hai đời vợ hoặc hai đời chồng người ta sẽ treo hai hàng cờ tang, một hàng cao và một hàng thấp. Trong trường hợp cha mẹ mất, con cái phải dỡ vách hồi nhà bên trái làm để làm cửa đưa quan tài ra ngoài. Sau từ 7 hoặc 9 ngày tuỳ theo giới tính của người chết mà vách nhà mới được dựng lại. Nếu bố mẹ còn sống mà con cái mất trước, quan tài phải đưa ra cửa chính. Riêng với ông trưởng tộc, do nhà ông ta đã có sẵn cửa hồi, nên khi mất thi hài được đưa qua cửa này. Sau khi đưa tang trưởng họ được 7 ngày, bàn thờ của dòng họ sẽ được chuyển cho người người trưởng họ kế tiếp và cửa này sẽ được bịt lại. 91 2.3.2. Dẫn hồn người chết về với thế giới tổ tiên Ngày đầu tiên của lễ tang người ta mổ một con gà trống, một con gà mái để tiến hành các nghi thức cúng dẫn hồn người chết về với tổ tiên. Đầu và chân gà được cắt riêng treo lên gác bếp sấy khô để làm lễ cúng chỉ đường, phổi gà được cắt làm 9 miếng xâu vào que tre để dành cho các loại ma, thịt gà dành cho những người đi tìm quan tài và tìm đất đào huyệt. Thầy cúng đầu đội nón, tay cầm dao thay mặt tang chủ thực hiện các nghi thức cúng mở tai cho người chết, cúng chỉ đường cho người chết không theo các loại ma xấu, ma ác [Ảnh 39, Phụ lục 7, tr. 195]. Người Si La quan niệm chết chưa phải là hết, đó chỉ là sự chia tay với thế giới của sự sống để chuyển sang thế giới của ông bà tổ tiên. Hoạt động trong tang ma là bước “chuyển đổi” con người từ thế giới của sự sống sang thế giới tổ tiên, bằng quy trình tổ chức lễ tang. Quy trình này bắt đầu từ khi con người tắt thở, báo tin, tìm thầy cúng, làm quan tài, tìm nơi mai táng, khâm liệm, làm nhà mồ, đào huyệt, để tang, cúng cơm, cúng dẫn đường, phúng viếng, đưa ma, bỏ tang, nhập bàn thờ gia tiên. 2.3.2.1. Lễ cúng cơm cho người chết (cọ luy khú dề) Trong quá trình diễn ra lễ tang, một ngày hai bữa thầy cúng làm lễ cúng cơm sáng, chiều cho người chết (cọ luy khú dề). Nghi thức cúng cơm các bữa sáng, chiều với mục đích mời hồn ma người mới chết ăn, uống no đủ để có sức khỏe trước khi về với tổ tiên. Mâm lễ cúng trong các bữa có cơm, trứng gà, gan gà, gan lợn, 1 bát nước, thuốc lào, rượu cất và hoa rừng... Thầy cúng đọc văn cúng mô tả tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, quy trình nấu nướng vất vả của con cháu để có được các món ăn dâng cúng và cầu xin sự phù hộ của người đã khuất: Hỡi ... (đọc tên người chết) ơi! Xin hãy dậy rửa mặt dùng bữa. Tuổi thọ của cha/mẹ đã hết. Trái tim đã ngừng đập. Nhịp thở cha/mẹ đã tắt. Con cháu đau buồn khóc ầm ĩ, anh em khóc thê thảm. Bây giờ, con cháu, anh em đã nuôi vất vả được con lợn nái to, đã ủ men cất được bình rượu lớn. Con lợn béo tốt, con cháu vất vả mổ thịt đặt lên mâm. Cơm, rượu đã sẵn sàng, canh thịt ngon ngọt đã đặt lên. Mời cha/mẹ dậy rửa mặt dùng bữa. Ăn rồi hồn hãy đi theo lời 92 thầy chỉ đường đi. Xin cha/mẹ phù hộ cho con cháu sinh sôi nảy nở, cho khỏe mạnh đến già, cuộc sống bình an, làm ăn phát triển [Nam, tuổi 61, thầy cúng bản Si Thao Chải, xã Can Hồ, tháng 05/2018]. Mục đích của lễ cúng cơm là để tạ ơn, báo hiếu với người chết, bằng việc người sống và con cháu mời người chết ăn uống no đủ để có sức khỏe để đi chặng đường dài về với tổ tiên. Người Si La quan niệm rằng người chết vẫn còn sống ở một kiếp sống khác. Do đó, làm ma là quá trình người sống chuẩn bị những điều kiện cần thiết để người chết có được cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Trong khi thầy làm lễ cúng cơm cho người chết, con cháu thường khóc tang với nội dung: ôn lại cuộc đời của cha mẹ từ khi sinh ra cho đến khi mất đi; mời cha/mẹ về ăn cơm, uống rượu, khuyên hồn đừng theo các loại ma dữ, ma ác, mà hãy theo lời thầy cúng dẫn đường để về với ông bà, tổ tiên. Lời khóc da diết, kèm theo những từ “ư hơ hơ”, thể hiện sự đau khổ của những người đang sống. 2.3.2.2. Cúng dẫn đường cho hồn về với tổ tiên Nghi lễ cúng dẫn đường (nờ bô phơ) do thầy cúng thực hiện, diễn ra vào các buổi tối. Lễ vật trong lễ cúng này gồm thuốc lào, một quả chuối xanh, một quả trứng nướng, một con gà nướng nguyên lòng mề được xâu vào chiếc lạt tre, ống rượu cần nghi lễ, một mảnh vải trắng phủ lên nắp bem, một túi vải rách và nến sáp ong được thắp sáng [Ảnh 43, Phụ lục 7, tr. 197]. Người Si La quan niệm đốt sáp ong trong lễ tang để tạo ánh sáng soi đường cho linh hồn người chết thấy đường về với tổ tiên, do đó trong cuộc sống hằng ngày họ thường kiêng không đốt nến sáp ong. Người ta đặt cạnh quan tài một cái lưới đan bằng vỏ dây sắn rừng, một cái rìu, một chiếc vòng bạc, một cái sọt, một cái sàng, một cái mẹt, một quả lắc nhạc bên cạnh thi thể của người quá cố. Họ cho rằng lưới vỏ cây và rìu sắt là những vật có thể kị được ma quỷ, ngăn không cho chúng đến gây hại hồn ma người chết, khi thầy cúng thực hiện các nghi lễ. Thầy cúng làm lễ mời người chết hút một điếu thuốc lào, uống một chén nước, một chén rượu, rồi bỏ tất cả những thứ đã cúng cho người chết vào cái túi dưới chân. Thầy cúng khấn rằng: 93 Hãy theo đi, theo thầy từng bước. Đừng rời từng ly. Theo thầy mà đi tới. Qua cổng làng tới đến ngã ba đường ngõ. Lên đồi xuống núi vực sâu. Hãy theo chân bố mẹ của đường tổ tiên. Dấu chân tổ tiên, cha mẹ còn đó. Đường đi tới tổ tiên nhiều ma, nhiều quỷ. Chớ theo nhầm đường [57, tr. 102]. Thầy lắc chùm nhạc ngựa tượng trưng cho hành động cưỡi ngựa dẫn đường cho linh hồn người chết về với thế giới tổ tiên. Bài khấn dẫn đường của người Si La gồm 3 bài với nội dung chính như sau: Bài 1: Thầy cúng mời hồn người chết dậy, nói rõ nguyên nhân lý do hồn chết, an ủi hồn và gọi hồn người chết tập trung lại để đi theo lời thầy cúng dẫn đường. Nội dung bài cúng nói rõ hồn đã ốm bao lâu rồi, gia đình chạy chữa mãi không khỏi, thế là hồn đã đến số phải chết rồi. Hồn đừng oán trách vợ, con, anh em trong gia đình nữa mà hãy vui vẻ đi theo thầy về với tổ tiên [Phụ lục 9, tr. 208 - 209]. Bài 2: Thầy dẫn đường cho hồn đi thăm lại các nơi trong nhà, trong bản, những nơi hồn đã đi lại khi còn sống. Dặn dò hồn hãy đi theo thầy từng bước, không sa ngã trước ma quỷ để về được với tổ tiên [Phụ lục 9, tr. 210 - 211]. Bài 3: Thầy dẫn đường cho hồn người chết lên được trời để về được với tổ tiên. Hướng dẫn hồn người chết chuẩn bị đồ đạc, gồng gánh chuẩn bị đi ra nhà mồ. Thầy chỉ đường cho hồn đi ra đầu cửa, đầu hè, ra đến hòn đá ngã ba đầu bản để lên nơi chôn cất, về với tổ tiên [Phụ lục 9, tr. 212]. Thầy cúng đưa tiễn hồn đi qua các địa danh ở trần gian là những vùng đất, bản làng mà người Si La đã từng sinh sống. Thầy đưa hồn lên trời theo các con đường đi dài ngắn khác nhau, qua các địa danh ít nhiều khác nhau nhưng cuối cùng phải đưa được hồn lên đến đích cuối cùng là mường Mồ Ly. Với người Si La ở Can Hồ, khi cúng dẫn đường cho hồn người chết, thầy cúng dẫn hồn từ bản Seo Hai hoặc Sì Thao Chải nơi ở lúc sống của hồn, theo sông Đà đến Mường Tùng, Mường Nhé, ngược mường U sang Lào nơi có ụ mối xông, qua bao sông, bao núi đến mường Mồ Ly rồi đến bản La Sa nơi tổ tiên sinh sống. Hồn đi thăm mường của tổ tiên xong, thầy dẫn hồn người chết lại dặn dò và dẫn hồn chính quay trở về nhà mồ nơi chôn cất và về làm ma nhà (ma tổ tiên) tại nơi thờ cúng của con cháu trong gia đình. 94 Hồn người chết được thầy dẫn đi từ bản làng đang ở, vượt qua sông Đà, xuống Mường Tùng, Mường Nhé, qua bao dốc, bao đèo, vượt sông, vượt núi đến Mường U bên Lào nơi người Si La đã từng sinh sống. Vượt qua mấy tầng núi cao đến mường Mồ Ly rồi đến tận tới bản La Sa. Cúng không thiếu, không sót một nơi nào, thiếu hồn ma không về được với tổ tiên đâu [Nam, tuổi 61, thầy cúng bản Sì Thao Chải, xã Can Hồ, tháng 5/2018]. 2.3.3. Lễ nhập quan (thố xí mà sự) Lễ cúng dẫn đường kết thúc người ta tiến hành nhập quan cho người chết. Quan tài được đặt tại gian bếp thiêng (xì si kho ló) gần nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Trước khi đặt người chết vào quan tài thầy cúng dùng bó đuốc khua vào trong lòng quan tài và xung quanh người chết nhằm đuổi những vía của người đang sống không lưu luyến mà đi theo hồn của người chết. Những người anh em, họ hàng đặt người chết vào quan tài cùng với quấn áo, đồ trang sức sau đó đậy nắp quan tài dùng đất sét giã nhuyễn bịt kín những khe hở. Quan tài được đặt lên giàn và dùng vải trắng quây kín xung quanh. Người ta mổ một con chó để cúng với ý nghĩa để cho người chết mang đi làm con vật giữ nhà và xua đuổi ma quỷ. Mâm cúng cho người chết được đặt trên quan tài để hàng ngày thầy cúng làm lễ cúng cơm cho người chết ăn. Buổi tối những ngày diễn ra lễ tang anh em, bà con trong bản nhảy múa, đánh chiêng, gõ ống, lắc chùm nhạc ngựa tại nơi đặt quan tài mang ý nghĩa mua vui cho gia đình tang chủ [Ảnh 46, Phụ lục 7, tr. 198]. Lúc này không phân biệt, nam đóng giả nữ, nữ giả nam, gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghi_le_vong_doi_cua_nguoi_si_la_o_huyen_muong_te_ti.pdf
  • pdfAbstract of the dissertation.pdf
  • pdfCV Đăng tin bảo vệ cập Viện Phan Mạnh Dương.pdf
  • pdfSummary of new conclusions of the dissertation.pdf
  • pdfThông tin tóm tắt kết luận mới tiếng Vệt.pdf
  • pdfTóm tắt luận án.pdf
  • pdfTrích yếu luận án tiếng Việt.pdf
Tài liệu liên quan