MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN. iii
LỜI CẢM ƠN. iv
MỤC LỤC .v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.x
DANH MỤC CÁC BẢNG. xi
DANH MỤC HÌNH VẼ . xv
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu.2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.2
4. Giới hạn nghiên cứu .2
5. Luận điểm nghiên cứu.3
6. Những đóng góp mới của luận án .3
7. Cơ sở tài liệu .3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .4
9. Cấu trúc luận án.5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ẢNHHƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 6
1.1.1. Hạn hán, HMH và BĐKH trên thế giới và Việt Nam . 6
1.1.2.Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán, HMH đến SXNN trong bối cảnhBĐKH. 10
1.1.3. Tổng quan một số phương pháp nghiên cứu chính trong luận án . 20
1.2. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đếnSXNN . 25
1.2.1. Những khái niệm cơ bản . 25
1.2.2. Hạn hán và HMH trong bối cảnh BĐKH . 29
1.2.3. Sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH. 30
1.2.4. Tác động của hạn hán và HMH đến SXNN trong bối cảnh BĐKH.33
1.2.5. Quan điểm nghiên cứu . 34
1.2.6. Hướng tiếp cận nghiên cứu . 35
1.3. Phương pháp và các bước nghiên cứu. 35vi
1.3.1. Các phương pháp nghiên cứu. 35
1.3.2. Các bước nghiên cứu. 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 45
CHƯƠNG 2: HOANG MẠC HÓA Ở TỈNH BÌNH THUẬN TRONG BỐI CẢNHBĐKH.46
2.1. Các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hạn hán và HMH ở tỉnhBình Thuận . 46
2.1.1. Vị trí địa lý . 46
2.1.2. Địa hình và các quá trình địa mạo. 46
2.1.3. Địa chất và địa chất thủy văn . 48
2.1.4. Khí hậu . 49
2.1.5. Thủy, hải văn. 51
2.1.6. Thổ nhưỡng . 52
2.1.7. Thực vật tự nhiên. 54
2.1.8. Dân cư và tập quán sản xuất. 56
2.1.9. Phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa . 57
2.1.10. Đầu tư phát triển thủy lợi . 58
2.1.11. Hiện trạng và qui hoạch sử dụng đất. 60
2.2. Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại tỉnh Bình Thuận . 61
2.2.1. Biến đổi chế độ nhiệt giai đoạn 1980 – 2010. 61
2.2.2. Biến đổi chế độ mưa giai đoạn 1980 – 2010. 63
2.2.5. Kịch bản biến đổi nhiệt độ, lượng mưa của tỉnh Bình Thuận đến năm 2050. 64
2.2. Thực trạng và tiềm năng hạn hán của tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh
BĐKH. 65
2.3.1. Hạn khí tượng. 65
2.3.2. Hạn thủy văn . 67
2.2.3. Hạn nông nghiệp . 68
2.4. Thực trạng và tiềm năng hoang mạc hóa . 70
2.4.1. Thoái hóa đất . 70
2.4.2. Hoang mạc hóa. 72
2.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố TN – KTXH đến HMH trong bối cảnh
BĐKH bằng tích hợp SWOT – AHP và GIS. 76
2.5.1. Lựa chọn dấu hiệu của hạn hán và HMH qua nghiên cứu TN – KTXH của tỉnh
Bình Thuận . 76
2.5.2. Xây dựng bộ dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu TN –
KTXH bằng phân tích SWOT. 78vii
2.5.3. Xây dựng bộ trọng số của từng nhân tố TN – KTXH ảnh hưởng đến hạn hán
và HMH. 80
2.5.4. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố TN – KTXH đến HMH ở
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 - 2010. 82
2.5.5. Thành lập bản đồ dự tính ảnh hưởng của các nhân tố TN – KTXH đến HMH ở
Bình Thuận đến 2050 . 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 84
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TRỒNG TRỌT Ở BÌNH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ . 85
3.1. Các thế mạnh SXNN của tỉnh Bình Thuận. 85
3.2. Ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến biến động sử dụng đất SXNN. 86
3.2.1. Tình hình biến động . 86
3.2.2. Dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu BĐSD đất SXNN .89
3.3. Ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến cơ cấu mùa vụ. 93
3.3.1. Tình hình biến động . 93
3.3.2. Xác định thời kì trồng trọt thích hợp bằng dữ liệu khí tượng và phần mềm Eto
Calculator. . 99
3.3.3. Dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu cơ cấu mùa vụ . .103
3.4. Tác động của hạn hán và HMH đến năng suất cây trồng . 104
3.4.1. Biến động năng suất cây trồng giai đoạn 1995 – 2010 . 104
3.4.2. Dấu hiệu chỉ thị hạn hán và HMH qua nghiên cứu năng suất cây trồng. 106
3.5. Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt theo kịch bảnBĐKH. 109
3.5.1. Trên toàn tỉnh . 109
3.5.2. Trọng điểm hoang mạc cát . 116
3.5.3. Trọng điểm hoang mạc đất cằn . 123
3.5.4. Trọng điểm hoang mạc muối và hoang mạc đá. 124
3.5.5. Xây dựng bản đồ đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt
trong bối cảnh BĐKH. 124
3.6. Đề xuất giải pháp cho ngành trồng trọt ứng phó với hạn hán và hoang mạc hóa
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Bình Thuận . 128
3.6.1. Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán và HMH
bằng phân tích SWOT . 128
3.6.2. Đề xuất lựa chọn giải pháp ưu tiên theo từng cụm xã đến năm 2050 theo kịch
bản BĐKH. 134viii
3.6.3. Đề xuất định hướng qui hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2050 . 143
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 . 146
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ . 148
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN. .i
TÀI LIỆU THAM KHẢO . iii
PHỤ LỤC.
241 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tố tự nhiên – KTXH đến HMH trong bối cảnh BĐKH bằng tích SWOT – AHP
và GIS. Bộ dấu hiệu chỉ thị ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên – KTXH ảnh hưởng
đến hạn hán và HMH được xây dựng. Thông qua ma trận SWOT cho thấy, 12 yếu
tố TN – KTXH làm hạn chế quá trình hạn hán và HMH ở Bình Thuận có tác động
qua lại với 14 yếu tố TN – KTXH làm gia tăng hạn hán và HMH ở hiện tại và tương
lai, tạo nên bức tranh tổng thể về thực trạng và tiềm năng hạn hán và HMH ở Bình
Thuận. Trong bối cảnh BĐKH, đến 2050, mức độ ảnh hưởng mạnh của các nhân tố
tự nhiên – KTXH đến HMH tập trung ở 35 xã ven biển, được dự tính ít biến động
về diện tích; mức độ ảnh hưởng trung bình lại có xu hướng giảm nhẹ, dự tính từ 28
xã giai đoạn 1995 – 2010 xuống còn 23 xã, do vai trò của các giải pháp tích cực ứng
phó với hạn hán và HMH hiện nay ở Bình Thuận.
85
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TRỒNG TRỌT Ở BÌNH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
3.1. Các thế mạnh SXNN của tỉnh Bình Thuận
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông – lâm
– ngư nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp lại có sự chuyển dịch khác với xu
hướng của Việt Nam và thế giới, ngành trồng trọt chiếm giá trị cao nhất và tăng
trong những năm gần đây, trái lại ngành chăn nuôi giảm mạnh và dịch vụ nông
nghiệp tăng chậm (hình 3.1).
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển giá trị SXNN theo giá hiện hành
Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, Bình Thuận có
thể phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng với các sản phẩm nông nghiêp
từ cây lương thực như lúa gạo, ngô cho đến các cây công nghiệp ngắn ngày như
mía, lạc, đỗ tương, các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, cà phê và các
cây ăn quả như thanh long, camBên cạnh đó, Bình Thuận ngày càng đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu nông sản, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Mở rộng
sản xuất, liên kết, liên doanh với các vùng lân cận và các doanh nghiệp nước ngoài.
Bình Thuận đã có nhiều đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để
giúp nền nông nghiệp chống lại và thích ứng với thiên tai. Đó là sự đầu tư phát triển
hệ thống thủy lợi. Hiện nay, Bình Thuận có 276 công trình thủy lợi với tổng dung tích
hồ chứa gần 201 triệu m3, dung tích các ao, bàu nhỏ khoảng 20 triệu m3, tạo ra tổng
86
năng lực thiết kế tưới 53.340 ha. So với thời điểm năm 2006, đến nay, Bình Thuận đã
có thêm 12 công trình thủy lợi vừa và lớn, nâng năng lực tưới theo thiết kế tăng hơn
10.254 ha. Cùng với công trình thủy lợi sông Quao, việc đầu tư các tuyến kênh để tận
dụng nguồn nước sau Thủy điện Ðại Ninh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Ðược bổ sung
từ nguồn nước Ðại Ninh, gần bốn nghìn ha lúa ở khu vực tưới của hồ Cà Giây (huyện
Bắc Bình) đã đủ nước sản xuất từ hai vụ lên ba vụ/năm (hình 2.12: BĐ hiện trạng và
qui hoạch thủy lợi và bảng 2.8). Đó là sự đầu tư phát triển các kĩ thuật tưới tiết kiệm
nước. Bình Thuận có các công trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật như tưới phun
mưa cho cây rau màu (cải, xà lách, húng, quế), công nghệ tưới phun mưa và tưới
nhỏ giọt cho cây thanh long. Mô hình này có thể tiết kiệm được khoảng 30 - 50%
lượng nước so cách tưới thông thường.
Bình Thuận có nhiều hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thích ứng với
điều kiện khô hạn. Có thể khẳng định sức vươn mạnh mẽ của nông nghiệp chính là
nhờ sự định hướng đúng đắn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cái bất
lợi của vùng khô hạn, Bình Thuận có lợi thế của những vùng cát pha cho vị ngọt của
thanh long vươn xa khắp thế giới. Từ một cây trồng mang ý nghĩa xóa đói giảm
nghèo, thanh long đã trở thành cây trồng chiến lược, trở thành biểu tượng của ngành
nông nghiệp của tỉnh. Chỉ sau 5-6 năm phát triển có định hướng, tỉnh đã có 5.600 ha
thanh long. Năm 2004, giá trị xuất khẩu chính ngạch đạt 25.000 tấn, chưa tính đến
lượng thanh long xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước lân cận không tính vào kim
ngạch xuất khẩu. Cây lúa không còn ở thế độc canh. Nông dân tính lợi bằng cách kết
hợp nhiều cây trồng trên một diện tích đất. Nhiều mô hình 2 lúa + 1 bông, 2 lúa + 1
bắp hoặc kết hợp trồng cây màu đang cuốn hút nông dân. Đồng bào vùng cao cũng
phá bỏ thế độc canh lúa rẫy, chuyển sang làm lúa nước, trồng bắp lai và nhiều loại
cây trồng lợi thế khác. Nông dân trong tỉnh từ đồng bằng đến vùng cao đã biết kết
hợp đầu tư thâm canh và lựa chọn giống phù hợp với điều kiện canh tác từng vùng.
3.2. Ảnh hưởng của hạn hán và hoang mạc hóa đến biến động sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp
3.2.1. Tình hình biến động
Qua hình 3.2 cho thấy, cơ cấu các loại cây trồng biến động mạnh trong giai
đoạn nghiên cứu. Trong đó, tỷ trọng diện tích cây lương thực và cây hàng năm có
xu hướng giảm, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, nhưng tỷ trọng diện tích cây trồng
lâu năm tăng mạnh từ 12,7% năm 1995 lên đến 21,7% năm 2010, diện tích các loại
cây ăn quả cũng tăng nhanh (năm 2010 đạt 24 029 ha, tăng gấp 8,1 lần so với năm
2005). Những thay đổi này phản ánh những chính sách qui hoạch sử dụng đất hợp
lý nhằm khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
87
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Hình 3.2. Thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 1995 – 2010
Qua bảng 3.1, sau 15 năm, diện tích đất nông nghiệp gần như không có sự
thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất chung của tỉnh (tăng 1,4%), biến động chậm hơn
đất phi nông nghiệp (tăng 3,3%) và đất chưa sử dụng (giảm 4,8%). Trong các loại
đất SXNN, đất trồng cây lâu năm có diện tích tăng nhanh nhất với tốc độ tăng
350,2% và tăng 16,5% trong cơ cấu sử dụng đất chung của toàn tỉnh, trong khi đó,
diện tích đất trồng lúa lại không biến động, vì tăng chậm nhất (6,4%) nên biến động
trong cơ cấu sử dụng đất lại giảm 0,3%.
Bảng 3.1. Biến động diện tích đất SXNN tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 -2010
Loại đất
1995 2010 Biến động
Diện tích
(ha)
Tỷ
trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ
trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tốc độ
biến
động
(%)
Biến
động cơ
cấu cây
trồng
(%)
Đất cây hàng
năm
105.409,41 17,0 164.232,29 24,1 58.822,88 55,8 7,1
Đất lúa 49.344,37 8,0 52.510,04 7,7 3.165,67 6,4 -0,3
Đất trồng cỏ 398,15 0,1 216,44 0,0 -181,71 -45,6 0,0
Đất trồng cây
hàng năm khác
55.708,79 9,0 111.505,81 16,3 55.797,02 100,2 7,4
Đất trồng cây
lâu năm
33.053,43 5,3 148.795,47 21,8 115.742,04 350,2 16,5
Nguồn: Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Thuận
88
Qua bảng 3.2 (ma trận BĐSDĐ) và hình 3.3, trong giai đoạn 1995 – 2010,
diện tích cây lâu năm tăng nhanh do các loại đất khác chuyển sang như: 11299,2 ha
từ đất lúa, 16314,4 ha từ đất cây hàng năm và 111164 ha từ đất khác. Trong khi đó,
diện tích đất trồng cây hàng năm và đất chuyên trồng lúa nước lại có nhiều chuyển
đổi sang các loại đất khác. Điều đặc biệt, sau 15 năm, đất chưa sử dụng đã chuyển
79602,5 ha thành đất trồng cây hàng năm và 111164 ha thành đất trồng cây lâu
năm. Nhiều vùng hoang mạc đất cằn, các cồn cát đỏ ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam,
Hàm Thuận Bắc được cải tạo để trồng cây hàng năm, cây ăn quả trong giai đoạn
1995 – 2010.
Bảng 3.2: Tổng hợp những biến động diện tích đất SXNN tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 1995 – 2010 phân theo các địa phương (ha)
Chuyển đổi loại đất
Đức
Linh
Bắc
Bình
Hàm
Tân
Hàm
Thuận
Bắc
Hàm
Thuận
Nam
Tánh
Linh
TP.
Phan
Thiết
Tuy
Phong
TX. La
Gi
Tổng
Đất lúa không đổi 7415,49 6845,97 229,334 8900,54 1734,73 9905,03 165,121 1818,25 711,777 37726,2
Đất lúa => đất cây
hàng năm
844,209 1844,73 371,068 1282 852,999 588,472 121,326 230,415 140,433 6275,65
Đất lúa => đất cây
lâu năm
1862,67 746,668 282,376 3400,3 3789,16 483,012 230,588 168,467 335,93 11299,2
Đất lúa => đất khác 2540,68 831,139 276,725 2842,73 1105,23 1404,38 318,19 443,159 591,362 10353,6
Đất cây hàng năm
=> đất lúa
453,048 1349,41 68,7734 2589,28 425,828 365,081 9,20516 165,509 234,373 5660,51
Đất cây hàng năm
không đổi
641,907 11413,9 1345,02 1979,46 1926,76 165,841 1430,04 1382,85 187,945 20473,7
Đất cây hàng năm
=> đất cây lâu năm
2331,32 4710,26 969,948 1297,95 4260,16 580,556 809,922 419,064 935,224 16314,4
Đất cây hàng năm
=> đất khác
186,657 3284,43 1224,43 1842,41 907,137 272,856 341,656 1005,88 420,462 9485,92
Đất cây lâu năm =>
đất lúa
514,268 55,0135 6,02421 0 16,6601 276,715 0 5,75383 3,20645 877,641
Đất cây lâu năm =>
đất cây hàng năm
440,054 377,4 226,698 0 27,1251 235,742 0 77,171 2,76916 1386,96
Đất cây lâu năm
không đổi
8857,5 197,424 526,366 0 418,282 2820,9 2,54435 16,6048 99,7404 12939,4
Đất cây lâu năm =>
đất khác
1165,79 64,4056 311,707 0 83,7795 1060,05 33,7049 179,264 52,4652 2951,17
Đất khác => đất lúa 1960,97 4475,83 521,049 5168,09 2197,28 7787,15 44,2548 493,291 518,693 23166,6
Đất khác => đất cây
hàng năm
683,611 30283 10420,2 16184,8 12312,4 1890,75 1591,39 4145,93 2090,42 79602,5
Đất khác => đất cây
lâu năm
11096,9 16087,4 18202,3 10808,1 17031,6 24673,5 6050,26 2413,47 4800,65 111164
Đất khác không đổi 12994,1 102884 37713 78350,6 58005 66682,9 7847,1 61529,2 6250,49 432256
Tổng 53989,2 185451 72695 134646 105094 119193 18995,3 74494,3 17375,9 781246
Tổng hợp từ hình 3.3: BĐ BĐSD đất SXNN tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010
89
Qua bảng 3.3, tại các trọng điểm HMH (Phan Thiết, Tuy Phong, Bắc Bình,
Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam) do chịu ảnh hưởng mạnh của hạn hán và HMH
nên BĐSDĐ tại những địa phương này có nhiều điểm khác biệt. Trong khi diện tích đất
trồng cây hàng năm tăng nhẹ trên toàn tỉnh thì tại một số trọng điểm hoang mạc diện
tích này lại giảm (giảm mạnh ở Hàm Thuận Nam và Phan Thiết). Diện tích đất trồng
lúa giảm không đều giữa các địa phương (giảm nhẹ ở Phan Thiết và giảm mạnh ở Hàm
Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc). Diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi giảm mạnh ở Bắc
Bình, giảm nhẹ ở Phan Thiết, không tăng ở Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc. Như vậy,
BĐSDĐ nông nghiệp tại các trọng điểm HMH có xu hướng tăng giảm bấp bênh,
không theo qui luật chung của tỉnh.
Bảng 3.3: Biến động SDĐ nông nghiệp tại các trọng điểm HMH thời kì 2005 –
2010 (ha)
Mục đích sử dụng
Phan
Thiết
Tuy
Phong
Bắc
Bình
Hàm
Thuận Bắc
Hàm
Thuận
Nam
Đất trồng cây hàng năm -442,68 174,32 3156,17 2273,7 -2454
Đất trồng lúa -123,9 85,04 85,57 -1111,23 -1964,9
Đất đồng cỏ chăn nuôi -0,35 0 -788,83 11,9 69,16
Đất trồng cây lâu năm 476,44 251,91 9937,83 5132,98 7650,15
Nguồn: Sở tài nguyên Môi trường Bình Thuận
3.2.2. Dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu BĐSD đất sản
xuất nông nghiệp
Dấu hiệu thứ nhất, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán và HMH còn
nhiều trong giai đoạn 1995 – 2010. Năm 1998, toàn tỉnh có tới 4 đợt hạn chỉ trong
khoảng thời gian từ 5-25/8, gây thiêt hại 4524 ha diện tích lúa hè thu, trong đó 1883
ha mất trắng vụ. Cùng năm, diễn biến 2 đợt hạn nghiêm trọng trong vụ lúa (25/8-
5/9) đã làm 2425 ha lúa bị ảnh hưởng nặng (396 ha lúa bị mất trắng vụ) [26]. Theo
các báo cáo của Ban chỉ huy PCLB & TKCN Bình Thuận [3], tình hình hạn hán còn
tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp hơn, từ năm 2000 trở về trước, hạn hán của
Bình Thuận tập trung chủ yếu trong vụ hè thu và vụ mùa, đến năm 2000 đã lan sang
cả vụ lúa đông xuân. Trong vụ đông xuân 2000-2001, tổng diện tích gieo trồng toàn
tỉnh là 24065 ha, diện tích cây lúa đạt 15635 ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước 2995
90
ha. Cây bắp gieo trồng 1340 ha, ước tính sản lượng lương thực vụ đông xuân 2001-
2002, giảm so với cùng kỳ năm 2000-2001 khoảng 10000 tấn. Đối với cây công
nghiệp ngắn ngày như cây bông cũng có tới 14 ha bị thiếu nước và 28 ha bị hạn
nặng. Năm 2005, đợt hạn nghiêm trọng xảy ra đã gây thiệt hại nặng, trên 16000 ha
lúa và 39137 ha cây trồng bị thiếu nước nghiêm trọng, dẫn đến nhiều diện tích cây
trồng bị bỏ hóa (bảng 3.4).
Bảng 3.4: Diện tích cây trồng bị thiệt hại nặng do hạn hán của Bình Thuận
giai đoạn 1997 -2010
1997 1998 2003 2004 2005 2006 2008 2010
Lúa 30 2279 3528 16217 16000 - 168 5005
Cây
trồng
khác
- - 2212 22501 39137 2172 714 9199
Ghi chú: Thiệt hại nặng ( thiệt hại từ 70 – 100% sản lượng)
Nguồn: Ban chỉ huy PCLB & TKCN Bình Thuận [3] và [26].
Bên cạnh đó, do tình trạng thiếu nước, nhiều diện tích đất trồng lúa tiềm năng
chưa được đưa vào khai thác. Thực tế, (năm 2010), diện tích đất trồng lúa của Bình
Thuận là 52.510,04 ha, mới chỉ chỉ chiếm gần 50% diện tích đất có thể trồng lúa tốt
(đất phù sa, đất đen ở thung lũng, đất trên đá sét). Qua khảo sát thực địa cho thấy,
nhiều vùng đất này bị bỏ hoang thuộc địa bàn các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phước
Thể, Liên Hương, Chí Công, Phan Rí Thành, Phan Rí Cửa (Tuy Phong), Phan Hòa,
Hải Ninh, Hồng Thái, Lương Sơn (Bắc Bình), Hàm Liêm, Ma Lâm (Hàm Thuận
Bắc), Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam). Riêng tại Phan Thiết, diện tích trồng lúa chỉ
bằng 1/14 lần diện tích đất trồng cây hàng năm. Hơn nữa, trong số diện tích đất
trồng lúa, đất lúa một vụ chiếm phần lớn diện tích, cao gấp 2 lần diện tích đất trồng
lúa 2 vụ và gấp 7 lần diện tích đất chỉ trồng lúa 3 vụ (chỉ canh tác được tại một số
nơi có điều kiện thủy lợi [36]. Như vậy, sản xuất lúa chưa đáp ứng được nhu cầu
lương thực cho những khu vực này, phần lớn là những địa bàn cư trú tập trung đông
dân cư. Qua quá trình khảo sát và phỏng vấn trực tiếp người dân, nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, trong khi
hệ thống thủy lợi vẫn chưa đủ cung cấp cho trồng lúa nước.
91
Dấu hiệu thứ hai, diện tích đất trồng lúa của tỉnh Bình Thuận bị suy giảm và
chuyển đổi sang nhiều loại hình sử dụng đất khác. Nguyên nhân cơ bản do hiệu quả
kinh tế khi sử dụng đất và hệ quả của qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch tổng thể phát
triển KTXH của tỉnh, trong đó, nguyên nhân do diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả
luôn được các nhà qui hoạch lưu tâm. Diện tích lúa giảm 9815 ha sau 10 năm tương
ứng với tốc độ giảm trung bình 0,43%/năm. Theo dự tính, đến năm 2015, diện tích
đất trồng lúa sẽ giảm 1560 ha so với năm 2010 và vẫn tiếp tục giảm vào những năm
sau đó (đặc biệt, diện tích lúa nương sẽ mất hẳn vào năm 2015) [35]. Do tình trạng
hạn hán xảy ra nhiều vào mùa khô nên diện tích lúa mùa đang có xu hướng giảm dần
(giảm 26,2% sau 15 năm). Phần lớn diện tích giảm này được chuyển sang trồng cây
hoa màu, cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, được thể
hiện cụ thể trong bảng 3.5. Từ kết quả của BĐ biến động diện tích trồng trọt giai đoạn
1995 - 2010 và bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất lúa chuyển sang đất trồng cây hàng
năm là 6275,65 sang đất trồng cây lâu năm là 11299,2 và sang các loại đất khác là
10353,6, trong đó, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam là các địa phương
có diện tích lúa chuyển đổi sang các loại đất khác nhiều hơn cả.
Dấu hiệu thứ ba là sự xuất hiện và phát triển của nhiều cây trồng thích ứng với
hạn hán và HMH như thanh long, nho, điều, bông, sắn(hình 3.4 đến hình 3.6)
Thanh long được trồng phổ biến tại Bình Thuận cách đây trên 30 năm. Từ năm
1995 - 2010, diện tích trồng thanh long tăng nhanh (tăng 12.295 ha trong vòng 15
năm) trên những vùng đất cằn trước đây còn bỏ hoang. Cây nho, loại cây ưa khí hậu
khô và nhiều nắng và có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường, được đưa vào trồng
ở Bình Thuận từ năm 2000. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2005 đến năm 2010, diện
tích trồng nho tại Bình Thuận đã biến động khá bấp bênh (hình3.3) vì năng suất nho
thấp, không ổn định do mưa vào vụ thu hoạch gây nát quả, đổ giàn nên người nông
dân đã chủ động chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao
hơn. Sắn là cây dễ trồng, ít kén đất, được trồng nhiều tại vùng hoang mạc đất cằn,
hoang mạc cát hay đồi gò, sau 15 năm, diện tích trồng sắn trên toàn tỉnh tăng 20.634
ha với tốc độ tăng trung bình 24,6%/năm, đã tạo vùng trồng sắn rộng lớn, phục vụ
92
cho nhu cầu xuất khẩu và sử dụng tại thị trường trong nước. Cây bông, một loại cây
trồng ưa khô hạn, có thể thích ứng với điều kiện ở Bình Thuận mà không cần tưới
nước. Theo hình 3.4, tuy diện tích bông tăng trưởng không ổn định, song theo qui
hoạch phát triển vùng trồng bông vải giai 2011 – 2020 của tỉnh, cây bông sẽ được
trồng luân canh với đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm (ở vụ đông xuân – mùa
khô ở Bình Thuận), tạo nên nhiều chuyển biến về năng suất, sản lượng hình thành
một thị trường bông trọng điểm của cả nước. Cây điều có khả năng chịu hạn cao, có
thể phát triển trên những vùng đất đồi gò, đất cát nghèo dinh dưỡng. Sau 10 năm,
diện tích điều tăng 13.897ha, tương ứng với tốc độ tăng là 89,5%. Tuy vậy, năng
suất trồng điều lại có nhiều bấp bênh (giảm 2,6 tạ/ha) tương ứng với tốc độ giảm là
33%. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là sự bấp bênh của thị trường điều
nên người dân chưa đầu tư vào sản xuất điều, chủ yếu là quảng canh nên hiệu quả
sản xuất còn chưa cao.
Hình 3.4: Biến động diện tích cây trồng chỉ thị giai đoạn 1995 – 2010 (đơn vị: ha)
93
Hình 3.5: Biến động sản lượng cây trồng chỉ thị giai đoạn 1995 – 2010 (đơn vị: tấn)
Hìn
h 3.6: Biến động năng suất cây trồng chỉ thị giai đoạn 1995 – 2010
Dấu hiệu thứ tư là sự xuất hiện nhiều hình thức chăn nuôi thích ứng với điều
kiện khô nóng. Người nông dân tại Bình Thuận đã thành công với hai mô hình chăn
nuôi thích ứng điều kiện hoang mạc và góp phần xóa đói giảm nghèo là chăn nuôi
dê, bò trên các hoang mạc đá và nuôi nhông trên những hoang mạc cát. Trong giai
đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng trưởng số lượng đàn dê lên đến 28,8% và số lượng
chăn nuôi nhông cát cũng gia tăng đáng kể tại các hoang mạc cát dọc theo bờ biển
của tỉnh.
3.3. Ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến cơ cấu mùa vụ
3.3.1. Tình hình biến động
94
Cũng giống nhiều địa phương khác trong cả nước, cơ cấu mùa vụ ở Bình
Thuận khá đa dạng, phong phú phù hợp với từng địa phương. Hiện nay, ở Bình
Thuận đang có những mùa vụ cụ thể như sau:
- Vụ hè thu (từ tháng 3 đến tháng 7)
- Vụ mùa (từ tháng 5 đến tháng 11)
- Vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 3)
- Vụ hè thu muộn (từ tháng 5 đến tháng 7)
- Vụ mùa sớm (từ tháng 7 đến tháng 9)
- Vụ đông xuân sớm (từ tháng 11 đến tháng 1)
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để điều tra biến động cơ cấu
mùa vụ trong giai đoạn 1995 – 2010 (qui trình thực hiện điều tra cơ cấu mùa vụ đã
được thể hiện trong mục 1.3.1.5). Từ đó, tìm ra những tác động của HMH, hạn hán
đến thay đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng trong từng huyện. Bằng các phiếu điều tra
giấy, điều tra online, các tài liệu lưu trữ từ các phòng nông nghiệp kết hợp với sự hỗ
trợ của phần mềm SPSS, kết quả nghiên cứu biến động cơ cấu mùa vụ được thể
hiện từ phụ lục 13 đến phụ lục 16 và các hình từ hình 3.7 đến hình 3.16:
Cơ cấu mùa vụ của cây lúa (hình 3.7), sau hơn 10 năm, đã có nhiều thay đổi. Tỷ
lệ số xã trồng lúa 3 vụ (đông xuân, hè thu, mùa) tăng ở các địa phương như ở Tuy
Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc. Tỷ trọng các xã trồng lúa hai vụ cao nhất và tăng
nhanh hơn tỷ trọng trồng lúa 3 vụ và 1 vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng các xã trồng lúa mùa
đang có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Thay vào đó, với ưu thế về giống, lúa vụ hè
thu đang có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mùa vụ, đặc biệt, tại
các xã trọng điểm HMH như Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết và Hàm Tân.
Cơ cấu mùa vụ của cây ngô (hình 3.8), nhìn chung khá đa dạng với 5 vụ khác
nhau: vụ hè thu (tháng 3- tháng 6), hè thu muộn (tháng 5- tháng 7), vụ mùa (tháng 5
– tháng 11), mùa sớm (tháng 7 – tháng 9) và vụ đông xuân (tháng 12 – tháng 3).
Ngô vụ đông xuân vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng sau 15
năm. Bên cạnh đó, ở một số huyện Bắc Bình, Đức Linh, Tuy Phong xuất hiện giống
ngô vụ hè thu muộn (tháng 5 –tháng 7) dần thay thế ngô vụ đông xuân để thích ứng với
tình trạng hạn và thiếu nước ở nhiều nơi trong tỉnh.
95
Hình 3.7: Cơ cấu mùa vụ lúa
Hình 3.8: Cơ cấu mùa vụ ngô
Hình 3.9: Cơ cấu mùa vụ khoai lang
96
Hình 3.10: Cơ cấu mùa vụ sắn
Hình 3.11: Cơ cấu mùa vụ lạc
Hình 3.12: Cơ cấu mùa vụ thuốc lá
Hình 3.13: Cơ cấu mùa vụ mía
97
Hình 3.14: Cơ cấu mùa vụ bông
Hình 3.15: Cơ cấu mùa vụ dưa lấy hạt
Hình 3.16: Cơ cấu mùa vụ mè
Cơ cấu mùa vụ của cây khoai lang (hình 3.9), được tập trung ở hai vụ chính: đông
xuân (tháng 12 – tháng 4) và vụ mùa sớm (tháng 7 – tháng 9). Do giá trị kinh tế của cây
khoai lang thấp nên số xã không gieo trồng loại cây này chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 60%
số xã của mỗi huyện), diện tích gieo trồng ít. Cơ cấu mùa vụ chuyển dịch rõ nét, từ vụ
hè thu sang vụ đông xuân. Các huyện điển hình như: Bắc Bình, Hàm Tân.
Cơ cấu mùa vụ của cây sắn (hình 3.10), gồm 3 vụ chính: vụ đông xuân (tháng
12 – tháng 4), vụ hè thu muộn (tháng 5- tháng 7) và vụ mùa (tháng 7 – tháng 11).
Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc là những huyện trồng nhiều sắn. Tuy Phong
98
là địa phương có diện tích trồng sắn thấp nhất tỉnh, tỷ lệ số xã không trồng sắn tăng
từ 71,7% (trước năm 2000) lên đến 91,7% (năm 2010). Hầu hết, sắn ở Tuy Phong
được trồng vào vụ mùa từ tháng 7 đến tháng 11 (năm 1995) và chuyển đổi sang vụ
hè thu muộn (tháng 5 - tháng 7) hoặc vụ đông xuân (tháng 12 – tháng 4).
Cơ cấu mùa vụ của cây lạc (hình 3.11), gồm 3 vụ chính: vụ đông xuân (tháng
12 – tháng 3), vụ xuân (tháng 1- tháng 4) và vụ hè (tháng 4 – tháng 7). Trong đó,
khá phổ biến là trồng vụ đông xuân và vụ xuân. Cơ cấu mùa vụ của loại cây này có
hướng chuyển dịch dần từ vụ hè, vụ đông xuân sang vụ xuân, khoảng thời gian khô
hạn nhất trong năm. Các huyện trồng nhiều lạc như Bắc Bình, Hàm Thuận Nam và
Phan Thiết. Đặc biệt tại Hàm Tân, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam, cây lạc được
trồng xen dưới các vùng trồng cây ăn quả (cây thanh long, cây xoài) nhằm giữ độ
ẩm đất vào mùa khô và giảm nguy cơ xói mòn đất vào mùa mưa.
Cơ cấu mùa vụ của cây thuốc lá (hình 3.12), nhìn chung không thay đổi sau 15
năm, được trồng chủ yếu vào vụ đông xuân (từ tháng 10 đến tháng 12), với diện tích
khá khiêm tốn (126 ha vào năm 2010), tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy Phong,
Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc.
Cơ cấu mùa vụ của cây mía (hình 3.13), cũng không thay đổi sau hơn 10 năm,
cũng được trồng chủ yếu vào vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 3), khoảng thời
gian ít mưa, phù hợp với đặc tính tích lũy đường và cần nhiều ánh sáng của cây mía.
Diện tích mía ở của tỉnh Bình Thuận không nhiều, mới chỉ có 4840 ha vào năm
2010, tập trung ở Đức Linh, Tánh Linh và Bắc Bình.
Cơ cấu mùa vụ bông (hình 3.14), tập trung ở 3 vụ chính, vụ đông xuân (tháng
11 – tháng 2), vụ mùa (tháng 5 – tháng 10), vụ mùa sớm (tháng 7 – tháng 9). Cây
bông có đặc tính chịu hạn tốt, tuy nhiên nhu cầu bông trên thị trường bấp bênh nên
diện tích trồng bông nhìn chung còn ít, thậm chí còn biến mất ở một số huyện như
Đức Linh và Tánh Linh. Cây bông được trồng nhiều ở các huyện như Bắc Bình,
Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Hàm Tân. Diện tích trồng bông toàn tỉnh tính đến
năm 2010 là 2284 ha, giảm một nửa so với năm 2005 và tăng gấp đôi so với năm
1995. Mùa vụ của cây bông có xu hướng chuyển dịch từ vụ mùa sang vụ đông
xuân, điển hình ở hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Bên cạnh đó, do có sự xuất
hiện giống bông có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn hơn nên hai huyện Bắc
Bình và Tuy Phong đã đưa vào giống bông vụ mùa sớm (từ tháng 7 đến tháng 9).
99
Mùa vụ dưa lấy hạt (hình 3.15), ở Bình Thuận chủ yếu là vụ mùa từ tháng 5
đến tháng 10. Diện tích trồng dưa lấy hạt ở Bình Thuận còn thấp, được trồng xen
canh gối vụ cùng với các loại hoa màu khác như lạc, đậu tương hay mè ở các huyện
Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Đức Linh. Sau hơn 10 năm, diện tích trồng
dưa lấy hạt có xu hướng tăng nhẹ, điển hình tại các địa phương như Tuy Phong,
Hàm Thuận Bắc và Đức Linh. Tuy nhiên, tỷ lệ số xã không trồng dưa lấy hạt vẫn
cao, dao động từ 70 – 90% ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Cơ cấu mùa vụ mè (hình 3.16), bao gồm hai vụ chính: vụ hè thu (tháng 3 đến
tháng 7) và vụ hè thu muộn (tháng 5 đến tháng 7). Diện tích mè toàn tỉnh không nhiều
(6651 ha vào năm 2010, song lại tăng giảm bấp bênh, có xu hướng giảm nhẹ sau hơn
10 năm. Mè được trồng chủ yếu ở các huyện như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm
Thuận Nam và Hàm Tân. Trong đó, các huyện phía bắc như Bắc Bình, Hàm Thuận
Bắc trồng mè vào vụ hè thu (tháng 3 đến tháng 7), các huyện phía Nam như Hàm
Thuận Nam và Hàm Tân lại trồng mè vào vụ hè thu muộn (tháng 5 đến tháng 7).
3.3.2. Xác định thời kì trồng trọt thích hợp bằng dữ liệu khí tượng và phần mềm
Eto Calculator.
Thông qua nghiên cứu sự phân hóa của thời kì trồng trọt thích hợp theo thời
gian và không gian, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nghien_cuu_anh_huong_cua_hoang_mac_hoa_den_san_xuat_nong_nghiep_o_tinh_binh_thuan_trong_boi_canh.pdf