MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4 Những đóng góp mới của luận án 3
5 Giới hạn của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2 Tình hình sản xuất bông trên thế giới và ở Việt Nam 6
1.2.1 Tình hình sản xuất bông trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình sản xuất bông ở Việt Nam 8
1.3 Đặc điểm của vùng trồng bông Duyên hải Trung Bộ 10
1.3.1 Điều kiện khí hậu 10
1.3.2 Điều kiện đất đai 11
1.3.3 Điều kiện xã hội 11iv
1.4 Một số đặc điểm thực vật và sinh lý, sinh thái của cây bông 12
1.4.1 Đặc điểm thực vật học 13
1.4.2 Đặc điểm sinh lý và sinh thái của cây bông 15
1.4.3 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông 21
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về một số chỉ tiêu sinhlý của cây bông 23
1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ cây đến
sinh trưởng, phát triển, chỉ số diện tích lá và năng suất bông 23
1.5.2 Một số kết quả nghiên cứu về sự tích lũy chất khô của cây bông 27
1.5.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân bố quả của cây bông 29
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu về PIX và một số chất điều hòa
sinh trưởng khác 30
1.5.5 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón 35
1.5.6 Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng diệp lục trong lá bông 39
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 42
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 42
2.1.1 Giống bông 42
2.1.2 Chất kìm hãm sinh trưởng Mepiquat-chloride 42
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 43
2.2.1 Thời gian nghiên cứu 43
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 43
2.3 Nội dung nghiên cứu 43
2.4 Phương pháp nghiên cứu 44
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 44
2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 49
2.4.3 Phương pháp canh tác trong các thí nghiệm 52v
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 52
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống
bông trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ 53
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống bông tham gianghiên cứu 53
3.1.2 Động thái chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống bôngthí nghiệm 55
3.1.3 Động thái hiệu suất quang hợp thuần của các giống bôngnghiên cứu 56
3.1.4 Hàm lượng diệp lục trong lá của các giống bông nghiên cứu 57
3.1.5 Tỷ lệ đóng góp số quả trên các loại cành của các giống
bông nghiên cứu 58
3.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
bông nghiên cứu 64
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh
lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 68
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số đặc điểm sinh
trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4 69
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện
tích lá (LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4 71
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu về quả 73
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bông lai VN35KS và VN04-4 76
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến
các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông
VN35KS và VN04-4 83vi
3.3.1 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng PIX đến một số
đặc điểm sinh trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4 83
3.3.2 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng PIX đến động thái
chỉ số diện tích lá (LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4 89
3.3.3 Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến hàm lượng diệp lụctrong lá 91
3.3.4 Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 93
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu
sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và
VN04-4 trong điều kiện phun chất điều hòa sinh trưởng PIX 99
3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ sốdiện tích lá (LAI) 100
3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến hiệu suất quanghợp thuần 102
3.4.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số một số chỉ tiêuvề quả 104
3.4.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất 106
3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh
lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 113
3.5.1 Ảnh hưởng của phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4 114
3.5.2 Ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng diệp lục trong lá 116
3.5.3 Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 118vii
3.6 Mô hình ruộng bông năng suất cao tại huyện Bắc Bình, tỉnhBình Thuận 125
3.6.1 Mô hình ruộng bông năng suất cao của giống bôngVN35KS 125
3.6.2 Mô hình ruộng bông năng suất cao của giống bông VN04-4 127
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 130
1 Kết luận 130
2 Đề nghị 131
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
PHỤ LỤC 147
192 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vạn cây/ha đến 7,5 vạn cây/ha thì chiều dài cành quả dài
nhất giảm rõ rệt. Còn mật độ từ 7,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha không có
sự sai khác về chiều dài cành quả.
Nghiên cứu số cành quả/cây, số cành đực/cây và chiều dài cành quả
dài nhất của giống bông lai VN04-4 cho thấy, cũng tương tự giống
VN35KS, khi tăng mật độ gieo trồng thì số cành quả/cây cũng như số cành
đực/cây có xu hướng giảm. Sự sai khác về số cành quả/cây và số cành
đực/cây giữa các mật độ gieo trồng so với đối chứng có ý nghĩa so sánh. Số
cành quả/cây và số cành đực/cây đạt cao nhất ở mật độ 2,5 vạn cây/ha
(tương ứng 17,9 cành và 1,9 cành) và giảm dần đến mật độ 10 vạn cây/ha
(tương ứng 15,2 cành và 1,1 cành).
Chiều dài cành quả dài nhất có sự sai khác giữa các mật độ gieo
trồng, mật độ gieo trồng càng tăng thì chiều dài cành quả dài nhất có xu
hướng giảm. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha chiều dài cành quả dài
nhất đạt 46,2 cm, khi mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì chiều
dài cành quả dài nhất chỉ đạt 38,8 cm, sự sai khác về chiều dài cành quả dài
nhất của các công thức tham gia nghiên cứu so với đối chứng có ý nghĩa so
sánh ở độ tin cậy 95%.
Đối với cây bông trong điều kiện trồng dày và không sử dụng chất ức
chế sinh trưởng thì số cành quả và cành đực nhiều đã ảnh hưởng đến quang
hợp của cây, do đó cần có giải pháp tạo điều kiện cho cây bông quang hợp
tốt là tiền đề cho năng suất cao.
71
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4
Chỉ số diện tích lá ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều
kiện canh tác như phân bón và đặc biệt là mật độ gieo trồng, Kết quả
nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.2 và hình 3.3.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái
chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN35KS
Hình 3.2 cho thấy, đối với giống bông lai VN35KS, ở trên cả 4 mật độ
gieo trồng, động thái chỉ số diện tích lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng
của cây bông và tăng rất nhanh trong giai đoạn từ khi cây bông ra nụ (30 ngày
sau gieo) đến giai đoạn 65 ngày sau gieo và đạt cực đại ở giai đoạn 85 ngày
sau gieo (giai đoạn này cây bông ra hoa rộ) sau đó giảm dần cho đến lúc thu
hoạch do quả đã chín, lá đã già và rụng dần.
72
Yếu tố mật độ ảnh hưởng rất rõ đến chỉ số diện tích lá. Trong phạm vi
mật độ từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, mật độ gieo trồng càng cao
càng cho chỉ số diện tích lá cao ở mọi thời kỳ theo dõi. Chỉ số diện tích lá ở
giai đoạn 85 ngày sau gieo đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha
(LAI đạt 6,96); trong khi đó ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn, LAI chỉ đạt 3,68.
Phân tích hệ số tương quan (r) giữa mật độ gieo trồng và chỉ số diện
tích lá tối đa vào giai đoạn 85 ngày sau gieo của giống bông lai VN35KS cho
thấy, hệ số r giữa 2 yếu tố này đạt 0,88**. Đây là tương quan thuận và rất
chặt, có nghĩa là khi mật độ gieo trồng tăng thì chỉ số diện tích lá đồng thời
cũng tăng theo.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái
chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-4
73
Hình 3.3 cho thấy, chỉ số diện tích lá (LAI) của giống bông lai VN04-
4 ở tất cả các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu đều tăng dần từ giai
đoạn cây bông bắt đầu ra nụ (30 ngày sau gieo) và đạt cao nhất vào giai
đoạn 75 ngày sau gieo, sớm hơn so với giống VN35KS khoảng 10 ngày, sau
đó giảm dần cho đến cuối vụ. Chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-4
thấp hơn so với giống bông lai VN35KS ở tất cả các thời kỳ theo dõi. Mật
độ gieo trồng càng tăng thì chỉ số diện tích lá càng tăng ở mọi thời kỳ theo
dõi. Giai đoạn 75 ngày sau gieo ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha có chỉ số
diện tích lá chỉ đạt 4,76; khi mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì
chỉ số diện tích lá đạt 6,21. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Kerby T. A. và cs., (1990) cho rằng mật độ càng tăng thì chỉ
số diện tích lá càng tăng.
Phân tích hệ số tương quan (r) giữa mật độ gieo trồng và chỉ số diện
tích lá tối đa vào giai đoạn 75 ngày sau gieo cho thấy, hệ số r giữa 2 yếu tố
này đạt 0,86**. Đây là tương quan thuận và rất chặt, có nghĩa là khi mật độ
gieo trồng tăng thì chỉ số diện tích lá đồng thời cũng tăng theo.
Tóm lại, yếu tố mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng rất rõ đến chỉ số diện
tích lá của cây bông, trong phạm vi mật độ nghiên cứu từ 2,5 vạn cây/ha đến
10,0 vạn cây/ha, mật độ gieo trồng càng cao càng cho chỉ số diện tích lá cao ở
mọi thời kỳ theo dõi. Ở mật độ 2,5 vạn cây/ha chỉ số diện tích lá tối đa giai
đoạn 75-85 ngày sau gieo chỉ đạt 3,68-3,76, trong khi mật độ 5,0 vạn cây/ha
chỉ số diện tích lá đạt rất cao (5,51-5,66), cao hơn chỉ số diện tích lá tối ưu ở
ruộng bông năng suất cao như đã nghiên cứu ở trên (4,1-4,4).
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu về quả
Nghiên cứu về động thái số quả/cây để từ đó có giải pháp chăm sóc cây
bông hợp lý ở từng thời kỳ. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ gieo
74
trồng đến số một số chỉ tiêu về quả được thể hiện ở bảng 3.11 cho thấy, số
quả/cây tăng dần qua các định kỳ theo dõi. Số quả/cây tăng nhanh ở giai đoạn
từ sau 50% số cây có hoa đầu tiên nở 10 ngày đến sau 50% số cây có hoa đầu
tiên hoa nở 30 ngày, sau đó tăng chậm lại cho đến cuối vụ.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số một số chỉ tiêu
về quả của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn
cây/ha)
Số quả/cây giai đoạn sau hoa
nở ngày
Tổng số
quả/cây
cuối vụ
Số
quả/m2
Tỉ lệ quả
thối (%)
10 20 30 40
2,5 5,6 7,9 12,3 19,2 30,5 71,2 17,0
5,0 (đ/c) 3,9 6,0 9,1 12,7 16,2 78,9 28,5
7,5 3,7 5,4 7,2 9,1 9,4 69,1 43,0
10,0 3,1 4,2 5,2 5,9 6,4 63,2 45,0
CV (%) 12,2 14,9 10,8 9,7 4,2 5,2 9,8
LSD0,05 0,79 1,4 1,5 1,8 1,0 5,9 -
Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng đến sự hình thành quả ở cây bông. Đối
với giống bông lai VN35KS, trong phạm vi mật độ nghiên cứu từ 2,5 vạn
cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha càng tăng mật độ gieo trồng càng làm giảm số
quả/cây ở tất cả các định kỳ theo dõi. Ở giai đoạn cuối vụ, ở mật độ gieo trồng
2,5 vạn cây/ha đạt 30,5 quả/cây, trong lúc đó mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha
thì số quả chỉ đạt 6,4 quả/cây. Sự sai khác về số quả/cây của các mật độ tham
gia nghiên cứu so với mật độ đối chứng có ý nghĩa thống kê ở độ tin 95%.
Tuy số quả/cây giảm khi mật độ gieo trồng tăng nhưng số quả/m2 giai
đoạn cuối vụ tăng dần theo chiều tăng của mật độ từ 2,5 vạn cây đến 5,0 vạn
cây và đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha (78,9 quả), khi mật
75
độ tăng lên 7,5 vạn cây/ha và 10,0 vạn cây/ha thì số quả/m2 giảm. Sự sai
khác về số quả/m2 giai đoạn cuối vụ của các công thức tham gia nghiên cứu
so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Do cuối vụ gặp mưa kéo dài ngày, ruộng nghiên cứu gieo trồng với mật
độ cao, không sử dụng chất ức chế sinh trưởng nên có tỷ lệ quả bị thối đáng kể,
do đó đã ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu. Mật độ gieo trồng càng cao thì
tỉ lệ quả thối càng tăng. Tỉ lệ quả thối ở các mật độ tham gia nghiên cứu biến
động từ 17,0% (mật độ 2,5 vạn cây/ha) đến 45,0% (mật độ 10,0 vạn cây/ha).
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số quả/cây
trong các giai đoạn của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ Số quả/cây giai đoạn sau hoa nở ngày
(vạn cây/ha) 10 20 30 40 Cuối vụ
2,5 8,4 15,1 19,9 21,9 28,0
5,0 (đ/c) 7,7 12,8 16,7 17,6 17,9
7,5 6,3 9,0 9,7 10,7 10,8
10,0 4,5 6,3 6,8 7,0 7,6
CV (%) 12,1 11,3 9,5 7,1 5,5
LSD0,05 1,3 2,0 2,0 1,6 1,4
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số quả/cây
trong các giai đoạn của giống bông lai VN04-4 được thể hiện trong bảng 3.12 cho
thấy, cũng giống như giống bông lai VN35KS, số quả/cây của giống VN04-4
tăng dần qua các định kỳ theo dõi, thời kỳ đầu sự tăng số quả/cây cao hơn so
với thời kỳ sau. Số quả/cây ở tất cả các định kỳ theo dõi nghịch biến với mật
độ gieo trồng, có nghĩa là khi tăng mật độ gieo trồng thì số quả/cây giảm. Sự
76
sai khác về số quả/cây của các mật độ so với mật độ đối chứng 5,0 vạn cây/ha
ở các kỳ theo dõi có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống bông lai VN35KS và VN04-4
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống bông lai VN35KS ở bảng 3.13
cho thấy, mật độ gieo trồng ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất bông. Giữa mật độ gieo trồng và khối lượng quả có mối
quan hệ nghịch, có nghĩa là khi tăng mật độ gieo trồng thì khối lượng quả có
xu hướng giảm. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha, khối lượng quả đạt 5,17
g, khi mật độ tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả chỉ đạt 4,97 g. Tuy
nhiên, sự sai khác về khối lượng quả của các mật độ gieo trồng so với đối
chứng không có ý nghĩa so sánh.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn cây/ha)
M. quả
(g)
Số
quả/m2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
2,5 5,17 71,20 36,79 24,08 86,15 0,28
5,0 (đ/c) 5,17 78,93 40,81 25,99 108,26 0,24
7,5 5,03 69,07 34,68 20,21 112,68 0,18
10,0 4,97 63,17 31,36 15,04 127,26 0,12
CV (%) 1,88 5,18 5,34 4,38 5,93 8,01
LSD0,05 ns 5,86 3,07 1,50 10,31 0,03
77
Khi tăng mật độ gieo trồng thì số quả/cây giảm, tuy nhiên trong phạm
vi mật độ từ 2,5 đến 5,0 vạn cây/ha khi tăng mật độ thì số quả/m2 tăng và khi
mật độ gieo trồng vượt quá 5,0 vạn cây/ha số quả/m2 có xu hướng giảm. Số
quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha (78,93 quả) và thấp
nhất là ở mật độ 10,0 vạn cây/ha, chỉ đạt 63,17 quả/m2. Sự sai khác về số
quả/m2 của các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu so với đối chứng gieo
trồng mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Năng suất bông phụ thuộc rất lớn vào số quả/đơn vị diện tích, do có số
quả/m2 thấp nên công thức gieo trồng với mật độ 10,0 vạn cây/ha có năng suất
lý thuyết và năng suất thực thu đạt thấp nhất, tương ứng là 31,36 tạ/ha và
15,04 tạ/ha. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất ở mật độ
gieo trồng 5,0 vạn cây/ha, tương ứng là 40,81 tạ/ha và 25,99 tạ/ha. Sự sai
khác về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức mật độ so
với công thức đối chứng gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý nghĩa so
sánh ở độ tin cậy 95%.
Năng suất sinh vật học phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động quang hợp của
cây. Năng suất bông hạt ngoài phụ thuộc vào năng suất sinh vật học, còn phụ
thuộc vào quá trình tích lũy và vận chuyển chất khô vào quả. Hệ số kinh tế
cao hay thấp phụ thuộc vào tính di truyền, điều kiện sinh thái, điều kiện canh
tác,... Do vậy để có hệ số kinh tế cao, cần phải chọn giống có dạng hình gọn
để tăng mật độ gieo trồng, bố trí thời vụ hợp lý, gieo trồng với mật độ thích
hợp để khai thác tối đa ánh sáng và phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý,...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong phạm vi các mật độ gieo trồng tham
gia nghiên cứu, mật độ gieo trồng càng tăng thì năng suất sinh vật học càng
tăng. Mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha cho năng suất sinh vật học thấp nhất,
chỉ đạt 86,15 tạ/ha và cao nhất là ở mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha (127,26
tạ/ha). Ngoại trừ công thức gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha có năng suất
78
sinh vật học tương đương với đối chứng, các công thức tham gia nghiên cứu
khác có năng suất sinh vật học sai khác so với công thức đối chứng gieo trồng
với mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý nghĩa so sánh. Kết quả này cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Dastur R. H. và cs., (1960) rằng khi mật độ gieo trồng
tăng thì năng suất sinh vật học cũng tăng.
Về hệ số kinh tế khi tăng mật độ gieo trồng thì hệ số kinh tế có xu
hướng giảm dần. Công thức mật độ 2,5 vạn cây/ha cho hệ số kinh tế cao nhất
(k = 0,28). Công thức gieo trồng với mật độ 10,0 vạn cây/ha có hệ số kinh tế
chỉ đạt 0,12. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kerby T.
A. và cs., (1990). Sự sai khác về hệ số kinh tế củ các công thức mật độ tham
gia nghiên cứu so với đối chứng gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý
nghĩa so sánh.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá
và năng suất của giống bông lai VN35KS
79
Hình 3.4 biểu diễn quan hệ giữa năng suất bông hạt và chỉ số diện tích
lá ở giai đoạn 85 ngày sau gieo. Kết quả cho thấy, trong phạm vi chỉ số diện
tích lá tối đa tăng từ 3,68 đến 5,66 thì năng suất bông hạt đồng thời cũng
tăng, khi vượt quá chỉ số này thì năng suất có xu hướng giảm. Năng suất bông
hạt cao nhất, đạt 25,99 tạ/ha khi chỉ số diện tích lá tối đa là 5,66, tương ứng
với mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha, trong điều kiện không phun PIX. Khi
chỉ số diện tích lá tối đa đạt 6,84 và 6,96 thì năng suất bông hạt giảm xuống
chỉ còn 20,21 tạ/ha và 15,04 tạ/ha.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009
Mật độ
(vạn cây/ha)
M. quả
(g)
Số
quả/m2
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NSSVH
(tạ/ha)
Hệ số
kinh tế
2,5 4,93 68,13 33,61 19,85 58,19 0,34
5,0 (đ/c) 4,90 87,03 42,69 24,57 68,66 0,36
7,5 4,83 80,60 38,97 20,84 88,68 0,24
10,0 4,77 75,00 35,74 18,06 95,95 0,19
CV (%) 1,65 5,20 4,08 2,73 3,34 5,88
LSD0,05 ns 6,47 2,47 0,91 4,16 0,03
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của các giống bông VN04-4 được thể hiện trong
bảng 3.14 cho thấy, đối với giống bông lai VN04-4 mật độ gieo trồng ảnh
hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất. Khối lượng quả nghịch
biến với mật độ gieo trồng. Trong phạm vi các mật độ gieo trồng tham gia
nghiên cứu, khi tăng mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha lên 10,0 vạn cây/ha
80
thì khối lượng quả có xu hướng giảm, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa
so sánh. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha khối lượng quả đạt 4,93 g, khi
tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả thấp nhất chỉ đạt 4,77 g.
Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha,
số quả/m2 đồng biến với mật độ gieo trồng, khi tăng mật độ lên 7,5 vạn cây/ha
và 10,0 vạn cây/ha thì số quả/m2 có xu hướng giảm. Số quả/m2 đạt cao nhất ở
mật độ 5,0 vạn cây/ha (87,03 quả/m2) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha
(68,13 quả/m2). Sự sai khác về số quả/m2 của các công thức so với đối chứng
gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu phụ thuộc rất lớn vào số
quả/đơn vị diện tích, khi số quả/m2 tăng thì năng suất lý thuyết và năng suất
thực thu đồng thời cũng tăng; số quả/m2 phụ thuộc vào mật độ gieo trồng, khi
mật độ gieo trồng tối thích thì sẽ cho số quả/m2 đạt tối ưu. Trong phạm vi mật
độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m2, năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu đều tăng. Khi mật độ vượt qua 5,0 vạn cây/ha thì
số quả/m2, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm. Công
thức đối chứng gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha cho năng suất lý thuyết
(42,68 tạ/ha) và năng suất thực thu (24,57 tạ/ha) đạt cao nhất, cao hơn các
công thức khác cùng tham gia nghiên cứu có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy
95%. Năng suất lý thuyết thấp nhất là công thức gieo trồng với mật độ 2,5 vạn
cây/ha, chỉ đạt 33,61 tạ/ha. Tuy nhiên, ở mật độ gieo trồng 10 vạn cây/ha,
ruộng bông không thông thoáng, tỷ lệ quả thối cao nên năng suất thực thu đạt
được thấp nhất, chỉ đạt 18,06 tạ/ha.
Nghiên cứu năng suất sinh vật học của cây bông ở các mật độ gieo
trồng khác nhau đối với giống bông lai VN04-4 cho thấy, trong phạm vi
mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, năng suất sinh vật
81
học tăng dần theo chiều tăng của mật độ. Công thức gieo trồng với mật độ
2,5 vạn cây/ha có năng suất sinh vật học chỉ đạt 58,19 tạ/ha, trong khi đó
khi gieo trồng với mật độ 10,0 vạn cây/ha thì năng suất sinh vật học đạt
95,95 tạ/ha. Sự sai khác về năng suất sinh vật học ở các mật độ gieo trồng
khác nhau so với công thức đối chứng gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha
có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Đối với giống bông lai VN04-4, hệ số kinh tế giảm dần khi tăng mật
độ gieo trồng từ 5,0 vạn cây/ha lên 10,0 vạn cây/ha. Ở mật độ gieo trồng 5,0
vạn cây/ha có hệ số kinh tế 0,36 khi mật độ gieo trồng tăng lên 7,5 vạn
cây/ha thì hệ số kinh tế đạt 0,24 và 10,0 vạn cây/ha chỉ đạt 0,19. Sự sai khác
về hệ số kinh tế ở mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha và 10,0 vạn cây/ha so
với công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá
và năng suất của giống bông lai VN04-4
82
Xét quan hệ giữa năng suất bông hạt và chỉ số diện tích lá ở giai đoạn 75
ngày sau gieo ở hình 3.5 cho thấy, đối với giống bông lai VN04-4 năng suất
bông đạt cao nhất khi chỉ số diện tích lá đạt 5,51 (tương ứng với mật độ gieo
trồng 5,0 vạn cây/ha), khi chỉ số diện tích lá vượt quá 5,51 thì năng suất giảm.
Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số diện tích lá, số
quả/m2 và năng suất bông, mật độ gieo trồng tối thích là 5 vạn cây/ha cho
năng suất bông cao nhất (giống VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là
24,57 tạ/ha) tương ứng với chỉ số diện tích lá tối đa của 2 giống vào giai đoạn
cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) là 5,66 và 5,51. Tuy nhiên, năng
suất này vẫn thấp hơn năng suất ở nghiên cứu thâm canh trên (tương ứng 2
giống là 26,89 tạ/ha và 26,93 tạ/ha), có chỉ số diện tích lá tối ưu giai đoạn cây
bông ra hoa rộ khoảng 4,07. Do đó để có chỉ số diện tích lá tối ưu cho năng
suất cao cần phải tác động các biện pháp tối thích cho cây bông.
Tóm lại
Chỉ số diện tích lá tương quan thuận và rất chặt với mật độ gieo trồng (r
= 0,86-0,88**) và tăng dần từ đầu vụ, đạt cao nhất vào giai đoạn 75-85 ngày
sau gieo, sau đó giảm dần cho đến cuối vụ.
Năng suất bông hạt của giống bông lai VN35KS đồng biến với chỉ số
diện tích lá tối đa trong khoảng từ 3,68 đến 5,66 và nghịch biến trong khoảng
chỉ số diện tích lá tối đa từ 5,66 đến 6,96. Đối với giống bông lai VN04-4, năng
suất bông hạt tăng khi chỉ số diện tích lá tối đa tăng từ 3,76 đến 5,51; còn trong
khoảng chỉ số diện tích lá tối đa từ 5,51 đến 6,21 thì năng suất giảm.
Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số diện tích lá, số
quả/m2 và năng suất bông, mật độ gieo trồng tối thích là 5,0 vạn cây/ha cho
năng suất bông cao nhất (giống VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là
24,57 tạ/ha) tương ứng với chỉ số diện tích lá tối đa của 2 giống vào giai đoạn
83
cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) là 5,66 và 5,51. Tuy nhiên, năng
suất này vẫn thấp hơn năng suất ở chỉ số diện tích lá tối ưu (khoảng 4,07) ở
nghiên cứu thâm canh trên. Do đó cần phải tác động PIX để điều khiển chỉ số
diện tích lá tối ưu cho năng suất cao.
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến các
chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông
VN35KS và VN04-4
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, sử dụng các chất
điều hòa sinh trưởng cho cây bông có tác dụng tăng hàm lượng diệp lục trong
lá, tăng khả năng quang hợp, tăng sự đậu quả, hạn chế sinh trưởng sinh
dưỡng, giảm chỉ số diện tích lá, tăng mật độ gieo trồng, tăng số quả/đơn vị
diện tích và tăng năng suất bông, Các kết quả thu được của chúng tôi cho
thấy mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến số quả/m2, chỉ số diện tích lá,
năng suất bông, và mật độ gieo trồng tối thích cho năng suất cao nhất ở
nghiên cứu trên là 5 vạn cây/ha. Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn năng
suất ở chỉ số diện tích lá tối ưu 4,07 ở nội dung nghiên cứu thâm canh đầu
tiên. Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý chất
điều hòa sinh trưởng PIX đến các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất
của 2 giống bông lai VN35KS và VN04-4, với mục đích để làm thế nào trong
điều kiện gieo trồng mật độ cao có thể điều khiển được chỉ số diện tích lá tối
ưu để cho năng suất cao.
3.3.1 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng PIX đến một số đặc điểm
sinh trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4
Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý PIX đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
giống bông VN35KS và VN04-4 được thể hiện trong các bảng 3.15, 3.16
và bảng 3.17.
84
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của PIX đến thời gian sinh trưởng
và chiều cao cây của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Công thức
TGST giai đoạn (ngày) CCC giai đoạn (cm)
Trồng
-Ra nụ
Trồng -
Ra hoa
Trồng -
Quả nở
Ra nụ Ra hoa Quả nở
Đ/c (không phun) 32,7 56,7 112,3 15,7 66,4 118,3
Phun 1 lần 32,3 56,7 112,7 16,4 60,7 100,6
Phun 2 lần 33,0 56,7 113,0 17,0 54,0 94,7
Phun 3 lần 33,0 56,7 114,0 16,3 53,7 93,9
Phun 4 lần 32,7 56,7 114,0 16,3 54,1 93,5
CV (%) 2,30 2,12 1,03 3,14 4,16 4,76
LSD0,05 ns ns ns ns 3,85 2,97
Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý PIX đến thời gian sinh trưởng và
chiều cao cây của giống bông VN35KS được thể hiện trong các bảng 3.15
cho thấy, trong phạm vi các công thức tham gia nghiên cứu, số lần phun PIX
khác nhau ít ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống
bông lai VN35KS. Sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây
có nụ đầu tiên, 50% số cây có hoa đầu tiên nở cũng như 50% số cây có quả đầu
tiên nở không có ý nghĩa so sánh.
Giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ, do chưa tác động PIX lên cây bông
nên chiều cao cây giai đoạn này không có sự sai khác giữa các công thức thí
nghiệm, nên ruộng thí nghiệm tương đối đồng đều. Tuy nhiên, đến giai đoạn
ra hoa và quả nở, khi đã xử lý PIX lên cây bông thì đã thể hiện rõ sự khác biệt
85
về chiều cao cây giữa các công thức xử lý PIX. Công thức đối chứng không
phun PIX có chiều cao cây cao nhất, khi tăng số lần phun PIX thì chiều cao
cây có xu hướng giảm ở cả 2 thời kỳ theo dõi ra hoa và quả nở. Trong điều
kiện không xử lý PIX, chiều cao cây giai đoạn ra hoa và đậu quả tương ứng
66,4 cm và 118,3 cm, còn khi phun PIX 3 lần thì chiều cao cây tương ứng ở 2
thời kỳ này là 53,7 cm và 93,9 cm, sự sai khác về chiều cao cây giai đoạn ra
hoa và nở quả của các công thức xử lý PIX so với công thức đối chứng không
xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Kết quả này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Edmisten K. L. và cs., (1998), Zhang S. và cs., (1990),
Livingston S. D. và cs., (2002), Constable G. và cs., (1994), Williford J. R.,
(1992) và Crozat Y., (1995) rằng khi tăng số lần xử lý PIX cho cây bông thì
chiều cao cây có xu hướng giảm.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của PIX đến số cành quả/cây, số cành đực/cây,
chiều dài cành quả dài nhất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận
năm 2009
Công thức Số cành quả/cây Số cành đực/cây CDCQDN (cm)
Đ/c (không phun) 15,7 1,6 43,7
Phun 1 lần 15,6 2,1 41,1
Phun 2 lần 14,5 2,4 34,4
Phun 3 lần 14,1 2,1 34,2
Phun 4 lần 14,1 2,2 34,2
CV (%) 4,49 10,37 2,22
LSD0,05 1,06 0,36 3,70
Ảnh hưởng của xử lý PIX đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống
bông VN35KS được thể hiện trong các bảng 3.16 cho thấy, việc phun PIX
cho giống bông lai VN35KS đã ảnh hưởng đến số cành quả/cây. Xử lý PIX
86
cho cây bông đã làm giảm số cành quả/cây so với đối chứng không phun, số
lần phun PIX càng cao thì số cành quả/cây càng giảm. Ngoại trừ công thức xử
lý 1 lần PIX có số cành quả tương đương so với đối chứng không xử lý, các
công thức xử lý khác có số cành quả thấp hơn công thức đối chứng không xử
lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cây 95%.
Tương tự số cành quả/cây, việc xử lý PIX đã ảnh hưởng đến số cành
đực/cây. Việc xử lý PIX cho cây bông đã làm tăng số cành đực/cây. Việc
phun chất điều hòa sinh trưởng PIX đã ảnh hưởng đến số cành đực/cây là do
khi trồng với mật độ cao (5 vạn cây/ha) nếu không được xử lý PIX thì các cây
sẽ tranh chấp ánh sáng lẫn nhau, các cành đực sinh trưởng kém, bị triệt tiêu
bớt; ngược lại khi được xử lý PIX thì các cây không tranh chấp ánh sáng nên
cành đực vẫn phát triển bình thường. Các công thức xử lý chất điều hòa sinh
trưởng PIX đều có số cành đực/cây cao hơn công thức đối chứng không xử lý
có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Chiều dài cành quả ngoài ảnh hưởng bởi giống, mật độ gieo trồng,
phân bón, nó còn chịu ảnh hưởng bởi việc xử lý PIX (số lần xử lý PIX và
liều lượng xử lý/vụ). Các công thức xử lý PIX đều cho chiều dài cành quả
ngắn hơn so với công thức không xử lý. Các công thức có số lần phun PIX
càng nhiều thì chiều dài cành quả càng giảm. Cụ thể, công thức đối chứng
không phun PIX có chiều dài cành quả dài nhất giai đoạn cuối vụ đạt 43,7
cm; thấp nhất là công thức phun 3 lần và 4 lần, chiều dài cành quả dài nhất
chỉ đạt 34,2 cm, giảm gần 10 cm so với đối chứng. Ngoại trừ công thức x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_la_duong_xuan_dieu_5234_2005227.pdf