LỜI CÁM ƠN. i
TÓM TẮT. ii
ABSTRACT. v
LỜI CAM KẾT. viii
MỤC LỤC . ix
DANH SÁCH BẢNG. xiii
DANH SÁCH HÌNH . xvi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . xx
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1 Đặt vấn đề. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.3 Nội dung nghiên cứu . 3
1.4 Ý nghĩa của luận án. 4
1.5 Điểm mới của luận án. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5
2.1 Tổng quan về cây thuốc dòi. 5
2.1.1 Phân loại thực vật. 5
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố. 6
2.1.3 Đặc điểm thực vật và điều kiện sinh trưởng . 6
2.1.4 Công dụng trị bệnh của cây thuốc dòi . 6
2.1.5 Một số nghiên cứu khác về cây thuốc dòi. 8
2.2 Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc dòi. 9
2.2.1 Hợp chất polyphenol. 9
2.2.2 Hợp chất flavonoid. 10
2.2.3 Hợp chất anthocyanin . 13
2.2.4 Hợp chất tannin. 14
2.3 Hoạt động chống oxy hóa của các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật
và phương pháp đánh giá. 16
2.4 Ảnh hưởng của các quá trình chế biến nhiệt đến các hợp chất có hoạt tính
sinh học từ thực vật . 26
2.4.1 Quá trình sấy . 26
2.4.2 Quá trình trích ly. 28
2.4.3 Quá trình cô đặc . 31x
2.4.4 Quá trình sấy phun . 34
2.5 Các nghiên cứu có liên quan. 37
2.5.1 Nghiên cứu sấy khô nguyên liệu thực vật. 37
2.5.2 Nghiên cứu trích ly các hoạt chất từ nguyên liệu thực vật . 38
2.5.3 Nghiên cứu cô đặc các dịch trích ly từ thực vật và nước quả. 39
2.5.4 Nghiên cứu sấy phun dịch trích ly từ thực vật và nước quả . 40
2.6 Tổng quan sản phẩm dạng cao . .41
2.7 Tổng quan sản phẩm trà hòa tan . .42
2.8 Tổng quan về các thử nghiệm lâm sàng dịch trích thảo dược trên động
vật thí nghiệm .43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45
3.1 Phương tiện nghiên cứu. 45
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 45
3.1.2 Nguyên vật liệu và trang thiết bị sử dụng. 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu. 46
3.2.1 Sơ đồ nghiên cứu . 46
3.2.2 Nội dung nghiên cứu. 48
3.2.2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thu hoạch và xử
lý sau thu hoạch đến hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong
cây thuốc dòi . 48
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của mùa vụ trồng và thời điểm thu
hoạch đến hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học . 48
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy/phơi và kích thước
nguyên liệu đến hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học . 49
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của hàm ẩm và kích thước nguyên liệu
đến sự thay đổi hàm lượng các hợp chất sinh học theo thời gian bảo quản. 50
3.2.2.2 Nội dung 2: Nghiên cứu chế biến sản phẩm dạng cao lỏng và bột
hòa tan từ cây thuốc dòi .51
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện trích ly đến hàm lượng
các hợp chất có hoạt tính sinh học . 51
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung acid citric,
carboxymethyl cellulose (CMC) và oBrix của dung dịch đến giá trị cảm
quan và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học . 52
Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của quá trình cô đặc chân không đến
giá trị cảm quan và hàm lượng các hợp chất sinh học. 54
Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của loại gum, tỷ lệ maltodextrin và tỷ lệ
gum bổ sung đến các tính chất lý hóa của sản phẩm. 55xi
Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy phun và mức độ đòng
nhập liệu đến giá trị cảm quan, chất lượng sản phẩm. 56
Thí nghiệm 9: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ đường sucrose và acid
ascorbic phối trộn đến giá trị cảm quan của sản phẩm . 57
Theo dõi sự thay đổi hàm lượng các hợp chất sinh học của sản phẩm cao
lỏng và bột hòa tan trong quá trình bảo quản 58
3.2.2.3 Nội dung 3: Phân tích thành phần hóa sinh học, các đặc tính chức
năng và khả năng thương mại hóa của sản phẩm .59
ND 3.1: Xác định khả năng chống oxy hóa của sản phẩm 59
ND 3.2: Phân tích thành phần hóa sinh học của sản phẩm 59
ND 3.3: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và tác dụng theo hướng điều trị
bệnh đường hô hấp 60
ND 3.4: Bước đầu khảo sát mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với
hai loại sản phẩm mới . 64
ND 3.5: Tính hiệu suất thu hồi các hợp chất sinh học và dự toán chi phí
sản xuất cao và bột hòa tan thuốc dòi 65
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích các chỉ tiêu.65
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu . 65
3.2.3.2 Phương pháp phân tích động học sự phân hủy các hợp chất sinh
học trong quá trình sấy và cô đặc. 66
3.2.3.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu .67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 69
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thu hoạch và xử lý sau thu
hoạch đến hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc dòi.69
4.1 Ảnh hưởng của mùa vụ trồng và thời điểm thu hoạch đến các thành phần
chống oxy hóa trong cây thuốc dòi. 69
4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy/phơi và kích thước nguyên liệu đến sự khử nước
và các đặc tính chất lượng của cây thuốc dòi . . 74
4.3 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến sự thay đổi hàm lượng các hợp chất
sinh học trong nguyên liệu thuốc dòi khô. 86
Nội dung 2: Nghiên cứu chế biến sản phẩm từ cây thuốc dòi .89
4.4 Ảnh hưởng của điều kiện trích ly đến hàm lượng các hợp chất sinh học, độ
hấp thu màu Abs và chất khô hòa tan trong dịch trích ly. 89
4.5 Ảnh hưởng của quá trình phối chế chất điều vị và tạo độ nhớt đến hàm lượng
các hợp chất sinh học và giá trị cảm quan của sản phẩm . 96
4.6 Ảnh hưởng của quá trình cô đặc chân không đến hàm lượng các hợp chất có
hoạt tính sinh học và giá trị cảm quan của sản phẩm.106
4.7 Ảnh hưởng của quá trình phối chế chất mang đến hàm lượng các hợp chất có
hoạt tính sinh học trong sản phẩm .119xii
4.8 Ảnh hưởng của điều kiện sấy phun đến hàm lượng các hợp chất có hoạt tính
sinh học trong sản phẩm .124
4.9 Ảnh hưởng của quá trình phối chế đường và acid ascorbic đến giá trị cảm
quan và mức độ chấp nhận của sản phẩm.131
4.10 Sự thay đổi hàm lượng các hợp chất sinh học trong sản phẩm cao lỏng
và bột hòa tan trong quá trình bảo quản .134
Nội dung 3: Phân tích thành phần hóa sinh học, xác định các đặc tính chức
năng và khả năng thương mại hóa của sản phẩm .136
4.11 Phân tích thành phần hóa sinh học và xác định khả năng chống oxy của
sản phẩm. 136
4.12 Bước đầu khảo sát mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với hai
sản phẩm mới.140
4.12.1 Thông tin chung về người tiêu dùng được điều tra. 140
4.12.2 Kết quả điều tra về sản phẩm cao lỏng . 143
4.12.3 Kết quả điều tra về sản phẩm bột hòa tan . 146
4.13 Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn đường hô hấp và tác dụng trị ho
của sản phẩm .149
4.13.1 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.149
4.13.2 Khảo sát độc tính cấp đường uống. 151
4.13.3 Khảo sát tác dụng long đàm. 152
4.13.4 Khảo sát tác dụng ức chế ho . 153
4.14 Tính hiệu suất thu hồi các hợp chất sinh học và dự toán chi phí sản
xuất cao thuốc dòi và bột hòa tan .155
4.14.1 Tính hiệu suất thu hồi các hợp chất có hoạt tính sinh học 156
4.14.2 Dự tính chi phí sản xuất cao và bột thuốc dòi .157
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 159
5.1 Kết luận.159
5.2 Kiến nghị.160
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 16
287 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thu hoạch và chế biến đến hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica L. Benn) - Nguyễn Duy Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian cô đặc khác nhau (30, 35 và 40 phút)
chất khô hòa tan của các mẫu đạt được rất khác nhau (55, 76 và 86oBrix). Mẫu
có hàm lượng chất khô hòa tan cao nhất là 86oBrix khi cô đặc ở 550 mmHg và
40 phút và mẫu có chất khô hòa tan thấp nhất là 34oBrix khi cô đặc ở 650
mmHg và 30 phút (Hình 4.20a). Độ nhớt của sản phẩm phụ thuộc mạnh vào
áp suất và thời gian cô đặc, mẫu sản phẩm với áp suất và thời gian cô đặc là
550 mmHg và 40 phút thì quá sánh đặc và có hiện tượng kết tinh đường
(không đo được độ nhớt), mẫu có độ nhớt cao kế tiếp là 2891 mPas (550
mmHg và 35 phút) và thấp nhất là 14 mPas (650 mmHg và 30 phút) (Hình
4.20b). Tương tự, hoạt độ nước (aw) của sản phẩm phụ thuộc lớn áp suất và
thời gian cô đặc, mẫu có aw thấp nhất là 0,8041 (550 mmHg và 40 phút) và
cao nhất là 0,9724 (650 mmHg và 30 phút) (Hình 4.20c). Giá trị pH của sản
113
phẩm thay đổi đáng kể theo thời gian và áp suất cô đặc, hai mẫu có pH thấp
nhất là 3,8 (550 mmHg trong 35 và 40 phút) và cao nhất là 4,2 (650 mmHg và
30 phút) (Hình 4.20d).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Brix
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
mPas
(a) (b)
0,70
0,75
0,80
0,85
0,90
0,95
1,00
Aw
3,6
3,7
3,8
3,9
4,0
4,1
4,2
4,3
pH
(c) (d)
Hình 4.20: Đồ thị biểu diễn độ brix (a), độ nhớt (b), hoạt độ nước (c) và pH (d) của
các mẫu sản phẩm với áp suất và thời gian cô đặc khác nhau.
Để kiểm định các giá trị tối ưu tìm được từ các mô hình dự đoán, nghiên
cứu thực hiện theo phương án tốt nhất vừa tìm được: cô đặc sản phẩm với áp
suất 600 mmHg trong thời gian 33 phút; sau đó thu hồi sản và tiến hành phân
tích kiểm định hàm lượng các hợp chất sinh học. Kết quả phân tích cho thấy
hàm lượng các hợp chất anthocyanin, flavonoid, polyphenol và tannin đều thấp
hơn với kết quả dự đoán từ mô hình, có tỷ lệ chênh lệch nhau từ 1,27÷4,81%
(Bảng 4.15). Trong đó hàm lượng anthocyanin, flavonoid, polyphenol và
tannin có tỷ lệ thấp hơn dự đoán lần lượt là 4,81%; 3,73%; 2,88% và 1,27%.
Sự chênh lệch này còn nằm trong giới hạn cho phép ( 5%). Kết quả có sự
chênh lệch này là do điều kiện tối ưu của các hợp chất tìm được từ mô hình là
615÷625 mmHg, nhưng do điều kiện thiết bị rất khó điều chỉnh áp suất về số lẻ
nên chọn áp suất kiểm định là 600 mmHg.
Mặt khác, nghiên cứu còn tiến hành phân tích và xây dựng mô hình
động học phân hủy của các hợp chất có hoạt tính sinh học (anthocyanin,
flavonoid, polyphenol và tannin) trong quá trình cô đặc chân không dịch trích
thuốc dòi. Kết quả được trình bày ở Hình 4.21, Bảng 4.16 và Hình 4.22.
114
Bảng 4.15: So sánh giá trị kiểm định và suy đoán từ mô hình tối ưu hóa
Stt Hợp chất có hoạt tính sinh học Giá trị kiểm định* Giá trị từ mô hình
1 Anthocyanin (mgCE/100g DM) 3,087±0,166 3,243
2 Flavonoid (mgQE/g DM) 3,945±0,184 4,098
3 Polyphenol (mgGAE/g DM) 8,202±0,316 8,445
4 Tannin (mgTAE/g DM) 6,154±0,045 6,233
Ghi chú: (*) giá trị trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn SD (Standard Deviation).
(a) (b)
(c) (d)
Hình 4.21: Đồ thị Logarit của tỷ lệ hàm lượng anthocyanin (a), flavonoid (b),
polyphenol (c) và tannin (d) của các mẫu so ở các điều kiện cô đặc
khác nhau so với ban đầu
Đồ thị ở Hình 4.21 cho thấy hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học
trong dịch trích thuốc dòi giảm mạnh khi tăng nhiệt độ cô đặc từ 60oC (650
mmHg) đến 70oC (550 mmHg). Sự tổn thất hàm lượng anthocyanin từ
31,29÷56,37%; flavonoid từ 31,98÷46,93%; polyphenol từ 5,69÷30,26% và
tannin từ 4,26÷20,96%. Nhiệt độ 65oC duy trì hàm lượng các hợp chất có hoạt
tính sinh học tốt nhất, sau 40 phút cô đặc hàm lượng anthocyanin, flavonoid,
polyphenol và tannin được duy trì lần lượt 62,36%; 64,47%; 76,30% và 83,03%.
115
Cùng nhiệt độ, khi tăng thời gian cô đặc sự tổn thất gia tăng, hay trong
cùng thời gian 40 phút, ở các nhiệt độ cô đặc khác nhau 60oC (650 mmHg),
65oC (600 mmHg) và 70oC (550 mmHg) thì hàm lượng các hợp chất sinh học
tổn thất lần lượt là 39,51%; 37,64% và 56,37% cho anthocyanin; 36,79%;
35,53% và 46,93% cho flavonoid; 24,93%; 23,70% và 30,26% cho polyphenol;
18,91%; 16,97% và 20,96% cho tannin. Điều này có thể là do ở nhiệt độ 60oC
(độ chân không cao 650 mmHg) làm cho các hợp chất sinh học bay hơi một
phần theo hơi thứ.
Theo Lê Văn Việt Mẫn và ctv. (2009), chất khô có thể bị tổn thất theo
hơi thứ khi cô đặc chân không. Sự ổn định anthocyanin trong quá trình xử lý
nhiệt cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả (Wang and Xu, 2007; Kirca
et al., 2007; Lo-Scalzo et al., 2008). Việc sử dụng các phương pháp bốc hơi
khác nhau cho nước quả dâu tằm đen, kết quả có sự duy trì khác nhau nồng độ
anthocyanin. Quá trình bốc hơi thường ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc
trong thực phẩm, điều này phản ánh sự mất hàm lượng anthocyanin và các
phytochemicals khác, đặc biệt đối với trái cây và rau quả (Krifi et al., 2000;
Kwok et al., 2004). Fazaeli et al. (2013) cho rằng sự phân hủy anthocyanin của
nước quả dâu tằm đen theo động học phản ứng bậc nhất ở áp suất cô đặc khác
nhau. Ngoài ra, khi phân tích dữ liệu cho thấy hằng số tốc độ phân hủy các hợp
chất sinh học gia tăng khi tăng nhiệt độ cô đặc. Hằng số phân hủy (k) cho các
hợp chất sinh học lần lượt từ 0,0132÷0,0192 phút-1 (anthocyanin); 0,0103÷0,0164
phút-1 (flavonoid); 0,0057÷0,0088 phút-1 (polyphenol) và 0,0039÷0,0057 phút-1
(tannin). Năng lượng hoạt hóa (Ea) của các hợp chất tìm được lần lượt là 35,64
kJ/mol; 44,66 kJ/mol; 42,14 kJ/mol và 35,67 kJ/mol tương ứng cho anthocyanin,
flavonoid, polyphenol và tannin (Bảng 4.16).
Hơn nữa, kết quả phân tích động học cho thấy sự phân hủy các hợp chất
có hoạt tính sinh học trong quá trình cô đặc cũng tuân theo mô hình bậc nhất và
có sự phụ thuộc cao (R2 0,92) của hằng số tốc phân hủy các hợp chất có hoạt
tính sinh học với thời gian cô đặc (Hình 4.22). Kết qủa này cũng tương tự như
các kết quả khảo sát trước, là mô hình phản ứng bậc nhất cho sự phân hủy
anthocyanin từ các sản phẩm khác nhau (Kirca et al., 2007; Yang et al., 2008).
Kết quả nghiên cứu của Kirca et al. (2007) cho thấy năng lượng hoạt hóa
(Ea) có giá trị từ 42÷95 kJ/mol tùy thuộc pH và hàm lượng chất khô. Hay
nghiên cứu của Gradinaru et al. (2003) giá trị năng lượng hoạt hóa thu được từ
55÷63 kJ/mol với nhiệt độ khác nhau từ 55÷98oC. Hằng số tốc độ phân hủy
anthocyanin của quả cornelian cherry gia tăng từ 0,0002÷0,0054 phút-1 khi
tăng nhiệt độ cô đặc từ 60÷80oC và năng lượng hoạt hóa là 48,38 kJ/mol
(Yalcinoz and Ercelebi, 2015).
116
Bảng 4.16: Hằng số tốc độ phân hủy các hợp chất sinh học và năng lượng hoạt hóa
của các mẫu thuốc dòi với những điều kiện cô đặc khác nhau
Áp suất
(mmHg)
Anthocyanin (mgCE/100g) Flavonoid (mgQE/g)
k (phút-1) Corrected R2 k (phút-1) Corrected R2
650 (60oC) 0,0132±0,0005 0,9967 0,0103±0.0015 0,9405
600 (65oC) 0,0146±0,0021 0,9414 0,0120±0,0005 0,9940
550 (70oC) 0,0192±0,0009 0,9942 0,0164±0,0005 0,9968
Ea (kJ/mol) 35,64±9,83 44,66±9,24
r2 0,929 0,958
Áp suất
(mmHg)
Polyphenol (mgGAE/g) Tannin (mgTAE/g)
k (phút-1) Corrected R2 k (phút-1) Corrected R2
650 (60oC) 0,0057±0,0012 0,8784 0,0039±0,0009 0,9405
600 (65oC) 0,0073±0,0003 0,9971 0,0048±0,0002 0,9940
550 (70oC) 0,0088±0,0004 0,9963 0,0057±0,0001 0,9968
Ea (kJ/mol) 42,14±3,75 35,67±2,87
r2 0,992 0,993
y = -4273,x + 8,470
R² = 0,929
-4,4
-4,35
-4,3
-4,25
-4,2
-4,15
-4,1
-4,05
-4
-3,95
-3,9
0,0029 0,00292 0,00294 0,00296 0,00298 0,003 0,00302
L
n
(k
)
1/T
y = -5308,x + 11,33
R² = 0,958
-4,7
-4,6
-4,5
-4,4
-4,3
-4,2
-4,1
-4
0,0029 0,00292 0,00294 0,00296 0,00298 0,003 0,00302
L
n
(k
)
1/T
(a) (b)
y = -5069,x + 10,05
R² = 0,992
-5,2
-5,1
-5
-4,9
-4,8
-4,7
-4,6
0,0029 0,00292 0,00294 0,00296 0,00298 0,003 0,00302
L
n
(k
)
1/T
y = -4290,x + 7,336
R² = 0,993
-5,6
-5,55
-5,5
-5,45
-5,4
-5,35
-5,3
-5,25
-5,2
-5,15
-5,1
0,0029 0,00292 0,00294 0,00296 0,00298 0,003 0,00302
L
n
(k
)
1/T
(c) (d)
Hình 4.22: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hằng số tốc độ phân hủy anthocyanin
(a), flavonoid (b), polyphenol (c) và tannin (d) của các mẫu vào nhiệt độ
với các điều kiện cô đặc khác nhau
117
Mặt khác, nghiên cứu còn ghi nhận một số đặc tính cảm quan của các
mẫu sản phẩm sau khi cô đặc (Bảng 4.17) và cho thấy mẫu 1, mẫu 5÷9 giống
nhau và mẫu 10 là các mẫu có các đặc tính cảm quan tốt, duy trì được mùi
thơm đặc trưng của thuốc dòi khi cô đặc, có màu nâu đỏ, có độ sánh đặc thích
hợp cho sản phẩm cô đặc và có vị chua ngọt hài hòa nhất. Các mẫu còn lại,
chưa tạo được độ sánh đặc thích hợp như mẫu 4, 11, 12 và 13. Vì thế, nghiên
cứu tiến hành chọn 3 mẫu có đặc tính cảm quan tốt là mẫu 1, 5 và 10 cho đánh
giá cảm quan của 09 người tiêu dùng được huấn luyện, sử dụng phương pháp
đánh giá mô tả cho điểm các đặc tính cảm quan về màu sắc, mùi vị, trạng thái
(độ sánh đặc) và mức độ ưa thích chung của mẫu (theo thang điểm Hedonic).
Bảng 4.17: Mô tả một số đặc tính cảm quan của các mẫu sản phẩm sau khi cô đặc
với mức độ chân không và thời gian khác nhau
Mẫu
Độ chân không
(mmHg)-Thời
gian cô đặc
(phút)
Mô tả một số đặc tính cảm quan chủ yếu
1 550-30
Sản phẩm có màu nâu đỏ, độ sánh đặc phù hợp, vẫn giữ được
mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi, vị chua ngọt hài hòa
2 550-35
Sản phẩm có màu nâu ngã vàng, độ sánh đặc cao, mùi thơm đặc
trưng giảm, vị hơi chua
3 550-40
Sản phẩm có màu nâu vàng, có hiện tượng kết tinh đường, quá
sánh đặc, mùi thơm đặc trưng giảm, vị hơi chua
4 600-30
Sản phẩm có màu nâu đỏ, độ sánh đặc rất thấp, vị chua ngọt
chưa hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
5 600-35
Sản phẩm có màu nâu đỏ, tạo được độ sánh đặc, vị chua ngọt
hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
6 600-35
Sản phẩm có màu nâu đỏ, tạo được độ sánh đặc, vị chua ngọt
hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
7 600-35
Sản phẩm có màu nâu đỏ, tạo được độ sánh đặc, vị chua ngọt
hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
8 600-35
Sản phẩm có màu nâu đỏ, tạo được độ sánh đặc, vị chua ngọt
hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
9 600-35
Sản phẩm có màu nâu đỏ, tạo được độ sánh đặc, vị chua ngọt
hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
10 600-40
Sản phẩm có màu nâu đỏ, có độ sánh đặc phù hợp, vị chua ngọt
hài hòa, vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng của thuốc dòi
11 650-30
Sản phẩm có màu nâu đỏ, chưa tạo được độ sánh đặc, vị chua
ngọt chưa hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng
12 650-35
Sản phẩm có màu nâu đỏ, chưa tạo được độ sánh đặc, vị chua
ngọt chưa hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng
13 650-40
Sản phẩm có màu nâu đỏ, chưa tạo được độ sánh đặc, vị chua
ngọt chưa hài hòa, giữ được mùi thơm đặc trưng
118
Kết quả đánh giá cảm quan (Hình 4.23) cho thấy điểm trung bình màu
sắc của mẫu 3 cao nhất 3,82 nhưng chưa khác biệt thống kê với mẫu 2 là 3,79
nhưng khác biệt có ý nghĩa với mẫu 1 là 3,46 điểm là vì mẫu 2 và 3 được cô
đặc ở 65oC, còn mẫu 1 cô đặc ở 70oC nên màu sắc có vẻ sậm màu hơn nên ít
được ưa thích hơn. Về mùi vị thì mẫu 1 và 3 có điểm cao tương đồng nhau
(3,91 và 3,93) và khác biệt thống kê so với mẫu 2 (3,38). Vì mẫu 1 và 3 có
chất khô hòa tan lần lượt là 55oBrix và 60oBrix và pH cùng là 3,9 tạo nên mùi
vị chua ngọt hài hòa hơn, còn mẫu 2 có 52oBrix và pH 4,0. Về trạng thái, mẫu
1 và 3 cũng có điểm cảm quan cao tương đương (4,08 và 4,06) khác biệt thống
kê với mẫu 2 (3,71) vì mẫu 1 và 3 có hàm lượng chất khô hòa tan cao 55 và
60oBrix nên tạo được độ sánh đặc phù hợp và được ưa chuộng hơn mẫu 2 vì
chỉ có 52oBrix nên độ sánh đặc chưa cao còn hơi lỏng nên chưa được đánh giá
cao. Về đánh giá mức độ ưa thích chung cho thấy mẫu 3 được ưa thích nhất
với 7,22 điểm, tuy nhiên chưa có sự khác biệt thống kê so với mẫu 1 (6,56
điểm) nhưng khác biệt với mẫu 2 (6,33 điểm).
3,46b
3,91a4,08a
6,56ab
3,79a
3,38b3,71b
6,33b
3,82a
3,93a4,06a
7,22a
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Màu sắc
Mùi vị
Trạng thái
Mức độ ưa thích
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Hình 4.23: Đồ thị biểu diễn điểm cảm quan trung bình về màu sắc, mùi vị, trạng thái
và mức độ ưa thích của 3 mẫu (M1: 550-30; M2: 600-35 và M3: 600-40)
Dựa vào hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học và một số đặc tính
vật lý của sản phẩm cao thuốc dòi thì điều kiện cô đặc tối ưu tìm được là độ
chân không 618 mmHg và thời gian là 33 phút. Tuy nhiên, qua ghi nhận cảm
quan và đánh giá cảm quan của người tiêu dùng thì mẫu được chọn lựa cao
nhất là được cô đặc 600 mmHg trong 40 phút, kế đến là 550 mmHg trong 30
phút và sau cùng là 600 mmHg trong 35 phút. Vì tạo được giá trị cảm quan
cao, đặc biệt là độ sánh đặc của sản phẩm cô đặc. Trong khi đó, mẫu cô đặc
với các thông số tối ưu thì chất khô hòa tan mới đạt được 44,88obrix nên chưa
tạo được độ sánh đặc thích hợp. Do đó, thông số tối ưu được chọn là 600
mmHg trong thời gian 40 phút sản phẩm sẽ đạt khoảng 60oBrix.
119
4.7 Ảnh hưởng của quá trình phối chế chất mang đến hàm lượng các
hợp chất có hoạt tính sinh học trong sản phẩm
Maltodextrin được sử dụng rộng rãi để bao các hợp chất mùi và
polyphenol, có khả năng ổn định oxy hóa tốt được sử dụng để bao các tinh dầu
thơm, nhưng khả năng nhũ tương, ổn định nhũ tương kém (Ersus and Yurdagel,
2007). Maltodextrin có thể được phối trộn với gum arabic như là chất tường để
bao nang, sẽ có sự bảo vệ tốt hơn các hợp chất được bao, và hỗn hợp
maltodextrin 60% và gum arabic 40% đã được sử dụng để vi bao procyanidins
từ hạt nho (Zhang et al., 2007). Gum arabic đã được sử dụng phổ biến để làm
vật liệu bao nang trong quá trình sấy phun, chủ yếu là vì khả năng nhũ tương tốt
và độ nhớt thấp trong dung dịch nước và là vật liệu tường bao cumin oleoresin
tốt hơn những vật liệu tường bao khác (Kanakdande et al., 2007). Thêm vào đó
gum arabic có khả năng lưu giữ tốt các phân tử dễ bay hơi và hiệu quả trong
việc bảo vệ chống lại sự oxy hóa (Righetto and Netto, 2005). Ngoài ra, gum
arabic được xem như là một chất cố định hương thơm tạo thành màng mỏng
xung quanh hạt hương thơm, bảo vệ khỏi oxy hóa và bay hơi cũng như ngăn
chặn sự hấp thụ ẩm từ không khí. Gum arabic làm giảm sức căng bề mặt, làm
cho nhũ tương tạo thành dễ hơn (Nguyễn Văn Khôi, 2006). Carrageenan được
sử dụng với liều lượng rất khác nhau trong một số sản phẩm ở dạng huyền phù,
nhũ tương, dạng gel, thuốc viên nén và bao nang. Carrageenan cũng được sử
dụng trong vi bao các protein và vi khuẩn probiotic (Gupta et al., 2013).
Xanthan gum được sử dụng trong các sản phẩm bột sấy hòa tan như nước giải
khát, súp, kem và các sản phẩm calorie thấp (Phillips and Williams, 2009).
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi kết hợp maltodextrin và các loại gum
khác nhau (arabic, carrageenan và xanthan) trong quá trình sấy phun dịch trích
thuốc dòi, bột sản phẩm thu được có các đặc tính lý hóa (kích thước hạt, hàm
ẩm) và sự lưu giữ các hợp chất sinh học (anthocyanin, flavonoid, polyphenol
và tannin) khác nhau (Bảng 4.18). Kết quả khảo sát ảnh hưởng của
maltodextrin và các loại gum arabic, xanthan và carrageenan đến các đặc tính
lý hóa của sản phẩm được trình bày ở phụ lục B4.
Nghiên cứu thực hiện quá trình kiểm định lại các kết quả được suy đoán
từ các mô hình toán học. Thí nghiệm được bố trí với các thông số tối ưu cho
từng cặp chất mang bổ sung maltodextrin/arabic, maltodextrin/carrageenan và
maltodextrin/xanthan với thông số chung được làm tròn là 9% và 0,08% vào
dịch trích thuốc dòi và đem sấy phun ở 180oC với tốc độ dòng nhập liệu 18
rpm. Thu hồi sản phẩm và phân tích hàm lượng các hợp chất sinh học. Kết quả
được trình bày ở Bảng 4.19. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa các số liệu
120
dự đoán từ các mô hình và phân tích kiểm định không lớn, độ dao động trong
khoảng 0,52÷4,42%; chứng tỏ mô hình xây dựng có độ chính xác cao.
Bảng 4.18: Đặc tính lý hóa và hàm lượng các hợp chất sinh học trong sản phẩm bột
thu được tối ưu từ mô hình dự đoán
Hàm mục tiêu Malto/Arabic Malto/Xanthan Malto/Carrageenan
Tỷ lệ phối chế tối ưu (%) 8,74/0,083 9,02/0,077 8,80/0,082
Anthocyanin (mgCE/100g) 7,41 6,65 5,78
Flavonoid (mgQE/g) 30,94 28,47 29,49
Polyphenol (mgGAE/g) 27,29 28,34 28,35
Tannin (mgTAE/g) 24,65 26,59 27,44
Kích thước hạt (m) 6,03 6,14 6,09
Hàm ẩm (%) 6,54 6,60 6,55
Bảng 4.19: So sánh hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học dự đoán từ mô
hình và phân tích kiểm định.
Chỉ tiêu
Malto/Arabic Malto/Carrageenan Malto/Xanthan
Dự
đoán
Phân tích(*)
Dự
đoán
Phân tích(*)
Dự
đoán
Phân tích(*)
Anthocyanin
(mgCE/100g)
7,41 7,56±0,11 5,78 5,62±0,58 6,65 6,37±0,79
Flavonoid
(mgQE/g)
30,94 31,15±1,04 29,49 28,36±0,37 28,47 27,42±0,86
Polyphenol
(mgGAE/g)
27,29 27,96±0,53 28,35 27,59±1,01 28,34 28,01±0,28
Tannin
(mgTAE/g)
24,65 25,79±0,38 27,44 27,98±0,43 26,59 26,73±0,80
Ghi chú: (*) giá trị trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn SD (Standard Deviation).
Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện thí nghiệm so sánh ba mẫu bột sấy phun tối
ưu tìm được. Kết quả phân tích Anova ở Bảng 4.20 cho thấy rằng loại gum khác
nhau có ảnh hưởng lên hàm lượng các hợp chất sinh học trong các mẫu bột
thuốc dòi sấy phun thu được (P0,05). Hàm lượng anthocyanin và flavonoid
cao nhất được tìm thấy ở mẫu A-gum arabic (7,56 mgCE/100g; 31,15 mgQE/g)
có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với mẫu gum carrageenan và xanthan. Tuy
nhiên, hàm lượng polyphenol cao nhất được tìm thấy ở mẫu gum xanthan
(28,01 mgGAE/g) nhưng không có sự khác biệt (P0,05) so với mẫu gum
arabic (27,96 mgGAE/g) và mẫu gum carrageenan (27,59 mgGAE/g). Hàm
lượng tannin cao nhất tìm thấy ở mẫu gum carrageenan (27,98 mgTAE/g), kế
121
đến là mẫu gum xanthan (26,73 mgTAE/g) và thấp nhất là mẫu gum arabic
(25,79 mgTAE/g), tuy nhiên giữa chúng chưa có sự khác biệt rõ ràng.
Bảng 4.20: Hàm lượng các hợp chất sinh học của các mẫu sản phẩm với loại gum
thêm vào khác nhau
Loại gum
Anthocyanin
(mgCE/100g)
Flavonoid
(mgQE/g)
Polyphenol
(mgGAE/g)
Tannin
(mgTAE/g)
Arabic 7,56±0,106a 31,15±1,035a 27,96±0,380a 25,79±0,530b
Carrageenan 5,62±0,578b 28,36±0,366b 27,59±0,430a 27,98±1,005a
Xanthan 6,37±0,793b 27,42±0,855b 28,01±0,800a 26,73±0,275ab
Ghi chú: số liệu trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn (± SD), các trung bình nghiệm thức mang các ký
tự theo sau giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P 0,05).
Trong kỹ thuật sấy phun, có nhiều loại vật liệu mang có thể được sử
dụng để bao nang các thành phần thực phẩm và các chất trao đổi bậc hai như
tinh bột, maltodextrin, gum arabic, guar gum, pectin, sodium alginate, sodium
caseinate, carboxymethyl cellulose, protein của đậu và bột mì, chitosan,
gelatin (Barbosa et al., 2005). Các hợp chất này có tính chất hình thành mạng
gel để bảo vệ các thành phần nhạy cảm trong quá trình sấy phun.
Ngày nay maltodextrin được sử dụng kết hợp phổ biến với gum arabic để
vi bao các procyanidins, anthocyanin, polyphenol, v.v... do maltodextrin có sự
cân bằng tốt giữa giá thành và hiệu quả sử dụng như độ nhớt thấp ở nồng độ
cao và có sẵn các loại với trọng lượng phân tử trung bình khác nhau. Gum
arabic cũng được sử dụng phổ biến trong quá trình bao nang vì có sự hòa tan
tốt, độ nhớt thấp, có đặc tính nhũ tương và duy trì tốt các hợp chất bay hơi.
Hơn nữa, arabic là một chất thích hợp để bao nang các giọt béo như là một tác
nhân hoạt động bề mặt và tạo mạng trong lúc sấy, vì thế bảo vệ tránh sự thất
thoát các chất bay hơi vào không khí (Madene et al., 2006). Ravichandran et
al. (2014), mẫu được bao nang với maltodextrin và gum arabic cho thấy có sự
gia tăng tính ổn định của betalains lên 6% so với mẫu đối chứng khi sử dụng
maltodextrin một mình. Trong khi đó, khi kết hợp maltodextrin và gum
xanthan, có sự gia tăng tính ổn định lên 21% so với mẫu đối chứng.
Kết quả nghiên cứu của Bandera et al. (2015) cho thấy chất mang khác
nhau (maltodextrin, pectin, gelatin, carboxymethyl cellulose, whey protein,
carrageenan và hàm lượng polyphenol của mẫu bột hoa Roselle. Hàm lượng
polyphenol cao nhất thu được ở mẫu pectin, kế tiếp mẫu carrageenan whey
protein gelatin carboxymethyl cellulose arabic gum maltodextrin, lần
lượt. Trong nghiên cứu này, sự kết hợp của maltodextrin và gum arabic duy trì
hàm lượng các hợp chất sinh học và các đặc tính lý hóa của bột thành phầm tốt
122
hơn mẫu kết hợp maltodextrin với gum carrageenan và xanthan trong quá trình
sấy phun dịch trích thuốc dòi.
Bảng 4.21: Hoạt động chống oxy hóa của 3 mẫu bột với 3 loại gum khác nhau
Loại gum DPPH (%) FRAP (M FeSO4) AAI
Arabic 75,55±0,65a 102,87±3,85a 38,17±1,24a
Carrageenan 72,14±1,06b 95,75±2,39b 37,55±1,79a
Xanthan 72,83±1,28b 97,39±1,12ab 36,57±0,96a
Ghi chú: số liệu trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn (± SD), các trung bình nghiệm thức mang các ký
tự theo sau giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P 0,05).
Khả năng chống oxy hóa của các mẫu với 3 loại gum khác nhau được
đánh giá thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH, khử sắt FRAP và tổng
năng lực khử AAI. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.21 cho thấy khả năng
chống oxy hóa của mẫu được phối chế với gum arabic là cao nhất trong cả ba
phương pháp đánh giá. Tuy nhiên, trong phương pháp đánh tổng năng lực khử
AAI thì chưa có sự khác biệt giữa các mẫu (P0,05). Mẫu được phối chế với
gum carrageenan và xanthan có hoạt động chống oxy hóa tương đương nhau
trong cả ba phương pháp đánh giá. Khả năng khử gốc tự do DPPH của các
mẫu từ 72,83÷75,55%; khử sắt theo phương pháp FRAP từ 95,75÷102,87 (M
FeSO4/g); và theo phương pháp AAI từ 36,57÷38,17.
6,26b
6,32b
6,54a
6,0
6,2
6,4
6,6
6,8
7,0
Arabic Carrageenan Xanthan
K
íc
h
t
h
ư
ớ
c
h
ạ
t
(µ
m
)
Loại gum khác nhau
6,42a
6,54a
6,67a
6,0
6,2
6,4
6,6
6,8
7,0
Arabic Carrageenan Xanthan
H
à
m
ẩ
m
(
%
)
Loại gum khác nhau
(a) (b)
0,514c
0,565b
0,591a
0,45
0,50
0,55
0,60
0,65
Arabic Carrageenan Xanthan
H
o
ạ
t
đ
ộ
n
ư
ớ
c
(a
w
)
Loại gum khác nhau
0,298b 0,311b
0,363a
0,0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
Arabic Carrageenan Xanthan
N
E
B
(
=
4
4
0
n
m
)
Loại gum khác nhau
(c) (d)
Hình 4.24: Đồ thị biểu diễn kích thước hạt (a), hàm ảm (b), hoạt độ nước (c) và chỉ
số hóa nâu NEB (d) theo loại gum phối chế khác nhau
123
Kết quả phân tích các tính chất vật lý của sản phẩm bột thuốc dòi bao
gồm hoạt độ nước, hàm ẩm, kích thước hạt và chỉ số hóa nâu không enzyme
được trình bày ở Hình 4.24. Hoạt độ nước là yếu tố quan trọng cho biết thời
gian bảo quản. Như đã biết, hầu hết thực phẩm có hoạt độ nước thấp hơn 0,6
thì ổn định hơn với vi sinh vật và các phản ứng hóa sinh. Bên cạnh đó, hoạt độ
nước khác với hàm ẩm, hoạt độ nước thể hiện lượng nước tự do có trong hệ
thống thực phẩm liên quan đến các phản ứng hóa sinh học, còn hàm ẩm miêu
tả thành phần nước trong thực phẩm (Quek et al., 2007). Trong nghiên cứu
này, hoạt độ nước trong các mẫu gum arabic, carrageenan và xanthan lần lượt
là 0,514; 0,565 và 0,591 (Hình 4.24c). Hoạt độ nước của các mẫu có sự khác
biệt thống kê (P0,05). Ngược lại, hàm ẩm của các mẫu trong khoảng
6,42÷6,67% (Hình 4.24b) và giữa chúng không có sự khác biệt (P0,05).
Kich thước hạt trung bình của các mẫu gum arabic, carrageenan và
xanthan là 6,26; 6,32 và 6,51 µm, lần lượt. Có sự khác biệt ý nghĩa giữa các
mẫu xanthan và arabic, carrageenan (P0,05); tuy nhiên không thể hiện sự
khác biệt giữa mẫu arabic và carrageenan (Hình 4.24a). Kết quả tương tự cho
chỉ số hóa nâu không enzyme của các mẫu (Hình 4.24d), chỉ số NEB có giá trị
cao nhất được tìm thấy ở mẫu gum xanthan (0,363) và có sự khác biệt với các
mẫu còn lại. Mẫu gum arabic có chỉ số NEB (0,298) thấp nhất. Theo
Altamirano et al. (1992), có sự cần thiết để ứng dụng gum arabic và tinh bột
bắp vào sản phẩm garambullo cô đặc để tránh sự caramel hóa của đường hiện
diện trong dịch trích và tránh sự bám dính sản phẩm vào vách buồng sấy.
a. Arabic b. Carrageenan c. Xanthan
Hình 4.25: Hình chụp SEM của các mẫu bột sấy phun với các loại gum khác nhau
Phân tích bề mặt của các hạt bột được thực hiện sử dụng kỹ thuật chụp
SEM. Hình 4.25 cho thấy ảnh chụp cấu trúc bề mặt của các mẫu bột sản xuất
với tác nhân bao nang khác nhau. Kết quả cho thấy các mẫu bột có kích thước
hạt trung bình 3÷30 µm. Phần lớn các hạt được sản xuất có dạng hình cầu giống
nhau với những vết lõm trên bề mặt. Thêm vào đó, các hạt ở mẫu gum arabic có
kích thước đồng đều hơn ở mẫu carragenan và xanthan gum. Các hạt ở mẫu
carrageenan dường như có bề mặt nhẵn mịn hơn mẫu gum arabic và xanthan.
124
Theo Namazkar and Ahmad (2013), một vài đặc tính giả dẻo của carrageenan
cho phép nó có hoạt động như chất dẻo và tạo ra các hạt nhỏ với hình dạng cầu
và bề mặt nhẵn mịn như mong mu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_qua_trinh_thu_hoach_va_che.pdf