LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC BẢNG .xi
DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ .xii
MỞ ĐẦU .1
Chương 1- TỔNG QUAN VỀ THÉP AHSS - THÉP DP - SẮT XỐP.6
1.1. Một số khái niệm.6
1.1.1. Thép kết cấu hợp kim.6
1.1.2. Thép độ bền cao tiên tiến - AHSS.7
1.1.3. Thép song pha.7
1.2. Đặc điểm thành phần - tổ chức pha - cơ tính thép AHSS.8
1.2.1. Đặc điểm thành phần và tổ chức của thép AHSS .8
1.2.2. Đặc điểm cơ tính của nhóm thép AHSS.9
1.2.3. Đặc điểm sản xuất và ứng dụng thép AHSS.14
1.3. Đặc điểm thành phần - tổ chức pha và cơ tính của thép DP.18
1.3.1. Đặc điểm thành phần thép DP.18
1.3.2. Đặc điểm tổ chức thép DP.20
1.3.3. Đặc điểm cơ tính thép DP.22
1.3.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất thép DP của thế giới.27
1.4. Đặc điểm sắt xốp - nguồn nguyên liệu sản xuất thép AHSS.29
1.5. Kết luận chương 1 .31
Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC VÀ CƠ TÍNH CỦA THÉP DP
.33
2.1. Đặc điểm chỉ tiêu bền và dẻo đặc thù của thép DP.34
2.2. Nguyên lý cộng pha ứng dụng trong thép DP.34iv
2.2.1. Cơ sở lý thuyết cộng pha: .35
2.2.2. Độ bền và độ giãn dài pha F và M quan hệ với hàm lượng cacbon .36
2.2.3. Ảnh hưởng của tỷ phần thể tích F và M .37
2.3. Cơ chế hóa bền do lệch và sự hãm lệch trong thép DP .39
2.3.1. Cơ chế hóa bền do lệch.39
2.3.2. Các cơ chế hãm lệch trong thép DP.39
2.4. Lý thuyết hóa bền thép DP bằng hạt F và M nhỏ.42
2.4.1. Cơ sở lý thuyết hóa bền bằng hạt nhỏ thép DP .42
2.4.2. Một số giải pháp làm nhỏ hạt trong thép DP.44
2.5. Nhiệt động học chuyển biến tổ chức pha F và M.46
2.5.1. Ảnh hưởng nhiệt độ nung ủ và tỷ phần pha.46
2.5.2. Ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt.48
2.5.3. Ảnh hưởng tốc độ nguội .50
2.6. Kết luận chương 2 .50
Chương 3 - THỰC NGHIỆM KHOA HỌC.52
3.1. Lưu đồ thực nghiệm và các thiết bị thí nghiệm.52
3.2. Thực nghiệm xác định thuộc tính nhiệt động.53
3.2.1. Thành phần thép nghiên cứu .53
3.2.2. Thuộc tính nhiệt động của mác thép DP nghiên cứu.54
3.2.3. Xác định tổ chức pha của thép bằng kính hiển vi quang học.56
3.2.4. Xác định các mức biến đổi của thông số thực nghiệm xử lý nhiệt .57
3.3. Xác định các đặc trưng cơ tính của thép.58
3.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm .59
3.4.1. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm .59
3.4.2. Xử lý số liệu bằng phần mềm STATISICA.64
3.4.3. Thí nghiệm kiểm chứng.65
3.5. Kết luận chương 3 .66v
Chương 4 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ CƠ -
NHIỆT ĐẾN TỔ CHỨC VÀ CƠ TÍNH THÉP DP.68
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng thông số công nghệ đến tổ chức của thép DP.68
4.1.1. Tổ chức tế vi của mác thép trong các trạng thái nhiệt luyện .68
4.1.2. Quan hệ thông số công nghệ với độ lớn hạt ferit .70
4.1.3. Quan hệ thông số công nghệ với độ lớn hạt mactenxit.73
4.1.4. Quan hệ của thông số công nghệ đến tỷ phần pha mactenxit.75
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng thông số công nghệ đến các chỉ tiêu bền.77
4.2.1. Quan hệ thông số công nghệ với giới hạn bền .77
4.2.2. Quan hệ thông số công nghệ với giới hạn chảy .80
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ đến các chỉ tiêu dẻo .83
4.3.1. Quan hệ giữa hệ số hóa bền (Rm/Re) với các thông số công nghệ .83
4.3.2. Quan hệ thông số công nghệ với độ giãn dài.86
4.3.3. Quan hệ thông số công nghệ với độ thắt tỷ đối.88
4.3.4. Quan hệ thông số công nghệ với chỉ số hấp thụ năng lượng.90
4.3.5. Quan hệ thông số công nghệ với hệ số biến cứng.92
4.4. Nghiên cứu xác lập bộ thông số công nghệ tối ưu.93
4.5. Kết luận chương 4 .97
KẾT LUẬN CHUNG.99
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.102
PHỤ LỤC.114
154 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ gia công cơ-Nhiệt đến tổ chức và cơ tính của thép song pha được luyện từ sắt xốp - Trần Công Thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạt
[64][65]
Hình 2.16 cho thấy, trong trường hợp hạt F có kích thước siêu mịn UFG,
có nhiều hạt có phương tinh thể và mặt gần trùng với phương trượt và mặt trượt,
có nghĩa là, tỷ lệ các hạt tham gia trượt tăng. Mặt khác, do phân giới hạt không
44
có các tạp chất phi kim, khi lệch chuyển đến đó, chúng dễ truyền chuyển động
sang hạt bên cạnh và tiếp tục gây biến dạng nhờ làm chuyển động lệch trên
phân giới hạt.
Hình 2.16: Các dạng chuyển động của lệch trong một hạt và truyền sang
các hạt khác qua phân giới hạt [3]
Hình 2.17: Quan hệ các chỉ tiêu cơ tính với độ lớn hạt F [37]
Hình 2.17 cho thấy độ lớn hạt F có ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu cơ tính
của thép DP. Do vậy, tạo ra pha F và M có hạt nhỏ, kích thước cận nanomét
45
hoặc nanomét là một trong hướng giải quyết công nghệ để tăng độ bền và tính
biến dạng hiệu quả của thép DP, có tác dụng làm thay đổi cơ chế biến dạng, từ
đó làm tăng độ bền và tăng độ dẻo. Nhưng trong điều kiện công nghệ sản xuất
hàng loạt, tạo được kích thước hạt gần nanomét đã là một bước tiến tiệm cận
với công nghệ tạo hạt nanô, các cơ chế biến dạng cũng tiệm cận biến dạng của
hạt nanô, nên thép DP cho độ bền và độ dẻo tốt. Vì vậy, một trong các yêu cầu
đối với thép DP là phải có giải pháp tạo được kích thước nhỏ mịn, hạt F có kích
thước nhỏ hơn 20μm và hạt M có kích thước nhỏ hơn 10μm.
2.4.2. Một số giải pháp làm nhỏ hạt trong thép DP
1) Làm nhỏ hạt phôi ban đầu
- Lượng biến dạng của lần biến dạng cuối cùng. Khi rèn, thường tác động
lực lớn, tạo biến dạng lớn ở giai đoạn đầu, nhằm phá vỡ các tổ chức đúc, phá
vỡ các hạt tạp chất phi kim và hàn các rỗ xốp, nhưng đến bước cuối cùng cần
chọn một lượng biến dạng nhỏ thích hợp để được hạt tinh thể nhỏ sau rèn.
- Khi biến dạng nóng, để làm đồng đều hạt, cần ủ đồng đều hạt. Khống
chế nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt có thể không chế được độ lớn hạt sau ủ.
- Khi biến dạng nguội, các tinh thể bị phá vỡ tạo thành các block hạt,
cũng tạo điều kiện làm nhỏ hạt.
2) Làm nhỏ hạt bằng hợp kim hóa
Hình 2.18: Quan hệ cỡ hạt F với hàm lượng các nguyên tố vi lượng và C [71]
Các vi hợp kim (Nb, Ti, V) được hợp kim hóa vào thép DP đóng vai trò
ngăn cản tốc độ kết tinh lại, làm chậm quá trình lớn lên của hạt tinh thể sau đúc
46
và biến dạng nóng. Hình 2.18 chỉ ra ảnh hưởng của các vi hợp kim lên cỡ hạt
ferit của thép cacbon thấp được cán nóng và hàm lượng %C trong M.
3) Làm nhỏ hạt bằng công nghệ nung kết hợp làm nguội tại nhiệt độ nung
một số lần, ôstenit hóa kết hợp làm nguội nhanh thép và lặp lại quá trình nhiều
lần (hình 2.19).
Hình 2.19: Sơ đồ mô tả làm nhỏ hạt Ô bằng xử lý nhiệt chu kỳ [43]
4) Làm nhỏ hạt bằng khống chế nhiệt độ nung trong vùng 2 pha và thời
gian giữ nhiệt khi nung.
Trong sản xuất thép DP, để có độ hạt siêu mịn, trên cơ sở độ lớn hạt ban
đầu nhỏ, sau bước gia công biến dạng thô, thường sử dụng công nghệ cơ - nhiệt,
nhờ khống chế chặt chẽ nhiệt độ nung trong vùng 2 pha và thời gian giữ nhiệt
để tạo điều kiện hạt tinh thể F và M có kích thước cận nanô.
2.5. Nhiệt động học chuyển biến tổ chức pha F và M
2.5.1. Ảnh hưởng nhiệt độ nung
Để khống chế tỷ phần F và M chính xác cần ủ ở nhiệt độ giữa Ac1 và
Ac3, giữ nhiệt để chuyển biến F và Ô và làm nguội nhanh để giữ nguyên F và
Ô chuyển biến thành M.
Xét nhiệt động học chuyển biến hình thành Ô, khi nung thép DP trên
Ac1, peclit sẽ chuyển biến thành Ô. Tại một nhiệt độ nằm trong vùng giữa Ac1
và Ac3, với điều kiện cân bằng, chắc chắn tổ chức của thép có 2 pha F và Ô và
chúng có tỷ phần pha VF và VÔ tương ứng, được xác định bằng định luật cánh
tay đòn (hình 2.20). Tăng giảm nhiệt độ nung, làm thay đổi tỷ phần thể tích của
47
các pha (hình 2.21). Đồng thời, ta có thể xác định hàm lượng %C trong các pha
F và Ô bằng tọa độ của đường nhiệt độ cắt với đường Ac2 và Ac3. Khi tăng
nhiệt độ, do làm thay đổi tỷ phần các pha, nên thành phần %C trong các pha
đều giảm. Sự giảm hàm lượng %C trong Ô dẫn đến giảm lượng %C trong F và
M và từ đó giảm độ bền, tăng tính dẻo cho các pha F và M. Nhiệt độ càng cao
hàm lượng C trong M càng giảm nhưng tỷ phần M lại tăng.
Hình 2.20: Giản đồ quan hệ nhiệt độ
nung và tỷ phần pha của thép DP
Hình 2.21: Quan hệ tỷ phần pha với
nhiệt độ nung vùng 2 pha
Hình 2.22 biểu diễn quan hệ giữa tỷ phần Ô của 4 mác thép với sự tăng
hàm lượng %C, %Mn và %Al.
Hình 2.22: Tỷ lệ ôstenit của 4 thép khác nhau phụ thuộc nhiệt độ
Như vậy, có thể điều khiển giá trị nhiệt độ nung để thu được tổ chức F
và Ô với một tỷ phần nhất định và khống chế hàm lượng %C trong các pha,
nhất là %C trong Ô, để bảo đảm khi Ô chuyển biến thành M có hàm lượng %C
đúng theo yêu cầu và bảo đảm có độ cứng và độ dẻo nhất định, làm cơ sở cho
tính bền và dẻo của thép DP.
48
2.5.2. Ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt
Thời gian giữ nhiệt làm thay đổi tỷ phần pha VM và VF, thay đổi độ lớn
hạt và sự đồng đều thành phần hóa học trong các pha F và M.
a) b)
Hình 2.23: Quá trình hòa tan (a) và đồng đều ôstenit (b) quan hệ nhiệt độ và
thời gian của thép [96][29]
Khi giữ nhiệt tại vùng 2 pha, các NTHK khuếch tán và làm đồng đều
thành phần. Thời gian khuếch tán Mn chậm hơn so với cacbon (hình 2.23a).
Khi giữ nhiệt, các hạt F và Ô sẽ lớn lên. Hình 2.23b cho thấy, tốc độ kết tinh
lại của ferit diễn ra rất nhanh và hoàn thành sớm hơn nhiều so với sự hình thành
của ôstenit, độ lớn của F nhanh đạt giá trị tới hạn.
Hình 2.24; 2.25 và 2.26 cho thấy, quan hệ phần F và Ô, với nhiệt độ nung
và thời gian giữ nhiệt.
a) b)
Hình 2.24: Quan hệ tỷ phần F với thời gian giữ nhiệt trong điều kiện biến
dạng trước khác nhau (a), nhiệt độ nung khác nhau (b) [82]
49
a) b)
Hình 2.25: Động học ôstenit hóa đẳng nhiệt [96][110]
a) b)
Hình 2.26: Quan hệ giữa tỷ phần Ô với thời gian giữ nhiệt ở các
nhiệt độ nung khác nhau [29][72]
Từ hình 2.26 tỷ phần Ô (hay M) quan hệ với thời gian giữ nhiệt ở các
nhiệt độ nung khác nhau. Nếu nhiệt độ nung thấp 740 7600C tỷ phần Ô max
đạt không quá 56 60% trong thời gian nhất định, kéo dài thời gian không làm
tăng tỷ phần Ô.
Hình 2.27: Quan hệ tỷ phần mactenxit với thời gian và nhiệt độ [73]
Cùng đạt một tỷ phần M, nhưng nhiệt độ nung càng cao, thời gian đạt
tỷ phần càng ngắn. Nhưng dưới một nhiệt độ nhất định (7300C) chuyển biến
không thể đạt tỷ phần M theo yêu cầu (hình 2.27).
50
2.5.3. Ảnh hưởng tốc độ nguội
Để bảo đảm hàm lượng %C và các NTHK trong M giữ nguyên như chúng
đã tan trong Ô, cần phải nguội nhanh.
Môi chất tôi thường sử dụng nhất là nước và dầu. Khả năng làm nguội
của nước như sau: Ở vùng nhiệt độ cao 650 5500C nước có tốc độ làm nguội
từ 500 đến 6000C/s, nước hoà tan 10% NaCl, tốc độ nguội có thể đạt 11000C/s.
Bảng 2.2: Đặc điểm tốc độ làm nguội của một số môi chất tôi
Môi chất tôi
Tốc độ làm nguội tới hạn (0C/S)
Ở vùng 6505500C Ở vùng 3002000C
Nước (180C) 600 270
Nước (260C) 500 270
Nước (500C) 100 270
Nước + 10%NaCl (180C) 1100 300
Dầu máy khoáng vật 100 20
Như vậy, điều khiển các thông số công nghệ xử lý nhiệt: nhiệt độ nung,
thời gian giữ nhiệt và tốc độ nguội để khống chế tỷ phần các pha F và M, hàm
lượng %C và các NTHK trong F và M đồng thời khống chế tốc độ nguội để
bảo đảm thành phần và độ lớn hạt của các pha F và M.
2.6. Kết luận chương 2
1. Theo luật cộng tác dụng pha, giới hạn bền và độ giãn dài của thép DP
được xác định bằng tổng của tích giới hạn bền hoặc độ giãn dài của các pha thành
phần với tỷ phần thể tích của chúng. Như vậy, để cơ tính cho thép DP cần tăng
độ bền và độ giãn dài các pha F và M đồng thời khống chế tỷ phần VM.
2. Độ bền và độ dẻo thép DP tuân theo cơ chế biến dạng của lệch và sự
hãm lệch. Như vậy, để tăng bền và tăng độ dẻo, có thể vận dụng 3 cơ chế hãm
lệch: hãm lệch do tạo dung dịch rắn, hãm lệch do tạo ra các pha cacbit xen kẽ và
nhất là hãm lệch do chuyển biến pha tạo ra pha rắn M nằm xen kẽ giữa các hạt
pha nền F. Cơ chế thứ 3 được phát huy tác dụng trong thép DP. Khi độ lớn hạt F
51
và M siêu mịn, hạt F có kích thước nhỏ hơn 20μm và hạt M nhỏ hơn 10µm.
3. Để tăng bền và tăng độ dẻo, thép DP cần có kích thước hạt cận nanô,
cần có giải pháp công nghệ nấu luyện để thép có độ sạch cao, phân giới hạt ít
hoặc không có tạp chất phi kim, tạo điều kiện tích tụ lệch và tạo điều kiện lệch
truyền từ hạt này sang hạt khác.
4. Từ các lý thuyết cơ sở trên, xét về nhiệt động học chuyển biến pha, để
tạo nên tổ chức của thép song pha cần:
- Biến dạng ban đầu phôi với lượng rèn đủ lớn và có nhiệt độ dừng rèn
thích hợp.
- Nhiệt độ nung ủ phải nằm trong vùng 2 pha Ac1 và Ac3, thời gian giữ
nhiệt khống chế đủ làm đồng đều tổ chức và duy trì hạt nhỏ đồng thời tốc độ
nguội nhanh đủ để chuyển biến Ô thành M.
Từ các nghiên cứu về cơ sở lý thuyết trên, Luận án chủ yếu đi nghiên
cứu điều khiển 3 thông số công nghệ cơ nhiệt.
52
Chương 3
THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
3.1. Lưu đồ thực nghiệm và các thiết bị thí nghiệm
1) Lưu đồ thực nghiệm
Để thực hiện mục tiêu luận án cần nghiên cứu thưc nghiệm, trên cơ sở
các thiết bị công nghiệp và các phương tiện đo lường tiên tiến đang có sẵn tại
Việt Nam, để xác định bộ số liệu về tổ chức và cơ tính của thép nghiên cứu
được xử lý cơ nhiệt đủ độ chính xác để có thể rút ra được quy luật, biểu diễn
bản chất vật lý của vật liệu. Lưu đồ thực nghiệm được tiến hành như hình 3.1
Hình 3.1: Lưu đồ thực nghiệm
Chọn mác thép có thành phần tương đương DP450/780 có độ bền cao và
độ giãn dài tương ứng với mác thép sử dụng dập R122. Mác thép được luyện
từ sắt xốp và được tinh luyện có các nguyên tố vi lượng, tạp chất thấp nhất là
%P, S thấp.
Phôi thép được đúc chân không có đường kính Φ250mm, tiếp sau được
rèn xuống Φ140mm, ủ đồng đều và rèn tiếp xuống Φ14mm, đủ điều kiện về tổ
chức tế vi ban đầu dùng để chế tạo mẫu nghiên cứu.
Các mẫu thí nghiệm được xử lý nhiệt với 3 thông số công nghệ (nhiệt độ
nung trong vùng hai pha, thời gian giữ nhiệt và tốc độ nguội). Mẫu thí nghiệm
53
tổ chức được dùng để nhận dạng tổ chức song pha, độ lớn hạt và tỷ phần pha.
Mẫu thử cơ tính được dùng để xác định các chỉ tiêu bền và dẻo.
2) Các thiết bị thí nghiệm xác định các thuộc tính cơ lý vật liệu
- Phân tích thành phần hóa học bằng máy đo quang phổ TASMAN Q4
(Đức) tại MIREX và kiểm định chất lượng QUATEST;
- Xác định các tham số thuộc tính nhiệt, các nhiệt độ tới hạn, bằng máy
đo giãn nở nhiệt NETZSCN STA 409PC, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, kết hợp
dùng phần mềm Thermo-Calc, JMatPro dựng giản đồ trạng thái, giản đồ CCT;
- Xác định các tổ chức tế vi bằng kính hiển vi quang học Axio-Observer,
kết hợp sử dụng phần mềm IMageJ phân tích độ lớn hạt và tỷ phần pha tại
Trung tâm đo lường Viện công nghệ Bộ Quốc Phòng;
- Xác định các đặc trưng cơ học của thép bằng máy kéo nén vạn năng tại
Trung tâm đo lường Viện công nghệ Bộ Quốc Phòng.
3) Các công cụ gia công xử lý số liệu thực nghiệm
- Dùng phương pháp QHTN xác định số thí nghiệm, phạm vi biến đổi của
3 thông số công nghệ, xây dựng hàm hồi quy và giải nghiệm các hàm hồi quy để
tìm các cực trị.
- Dùng phần mềm STATISTICA phân tích thống kê, vẽ đồ thị 2D, 3D
và đồng mức để xác định vùng công nghệ tối ưu về độ lớn hạt F, M, tỷ phần
pha M, các chỉ tiêu bền và chỉ tiêu dẻo.
3.2. Thực nghiệm xác định thuộc tính nhiệt động
3.2.1. Thành phần thép nghiên cứu
Thép được nấu luyện trong lò cảm ứng 250kg và được tinh luyện, với
nguồn nguyên liệu ban đầu là sắt xốp loại 1 dạng cục của MIREX (bảng1.7)
cộng với thép phế (0,08%C, 0,3%Si, 0,5%Mn 0,025%P,S) với tỷ lệ 40:60, các
nguyên liệu hợp kim hóa bao gồm FeMn80 và FeSi75 cacbon thấp, than điện
cực. Hệ xỉ tinh luyện CaO/CaF2/SiO2 được sử dụng với tỷ lệ 5:1:1, Được khử
khí bằng dây nhôm, được đúc trong khuôn kim loại 250x700mm. Thành phần
54
hóa học của thép sau tinh luyện được liệt kê trong bảng 3.1. Mác thép đáp ứng
được yêu cầu về thành phần của mác thép song pha có hàm lượng C thấp
0,097%, %P nhỏ 0,024%, %S đạt 0,012% đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng
lớn có thể xử dụng để làm thí nghiệm nghiên cứu cho luận án.
Bảng 3.1: Thành phần hóa học mác thép sau khi nấu và tinh luyện
Thành phần hoá học (% trọng lượng )
C Si Mn P S Cr Cu Co Mo V Ni Ti
0,097 0,886 1,241 0,024 0,012 0,364 0,17 0,007 0,012 0,002 0,002 0,009
3.2.2. Thuộc tính nhiệt động của mác thép DP nghiên cứu
1) Giản đồ trạng thái của Fe - C - Mn
Để xác định các nhiệt độ tới hạn, sử dụng phần mềm Thermo-Calc thiết
lập giản đồ trạng thái cân bằng Fe-C-Mn (hình 3.2), đồng thời sử dụng phần
mềm JmatPro thiết lập giản đồ CCT (hình 3.3a) và xác định tỷ phần thể tích F
và M quan hệ với nhiệt độ (hình 3.3b).
Từ hình 3.2; 3.3; 3.4 xác định được các nhiệt độ tới hạn Ac1, Ac3, Ar1,
Ar3. Các giá trị nhiệt độ tới hạn được xác định bằng các phương pháp khác nhau
được liệt kê ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các nhiệt độ tới hạn Ac1, Ac3, Ar1, Ar3
Phương pháp xác định
Các nhiệt độ tới hạn (0C)
Ar1 Ar3 Ac1 Ac3
Thermo-Calc 717,5 865,1 - -
Jmatpro - - 724,5 883,8
Đo giãn nở nhiệt - - 723,2 878,6
Từ các kết quả bảng 3.2 cho thấy các nhiệt độ tới hạn tính theo phần mềm
Thermo-Calc thấp hơn được xét ở điều kiện cân bằng. Các giá trị đo giãn nở
nhiệt và tính theo phần mềm Jmatpro gần nhau. Do đó khoảng giá trị nhiệt độ
tới hạn được xác định: Ac1 = 7230C và Ac3 = 8780C.
55
Hình 3.2: Giản đồ pha (Thermo - Calc)
a) b)
Hình 3.3: Giản đồ CCT(a) và biểu đồ tỷ phần các pha với nhiệt độ(b)
2) Xác định nhiệt độ tới hạn Ac1, Ac3
Mẫu thí nghiệm đo giãn nở nhiệt 5x20mm, mẫu được nung từ nhiệt
độ phòng nung liên tục đến nhiệt độ 10000C, tốc độ gia nhiệt 50C/s, kết quả
được biểu diễn bằng biểu đồ hình 3.4.
Hình 3.4: Biểu đồ giãn nở nhiệt mẫu thép nghiên cứu
56
3) Xác định tốc độ nguội
Tốc độ nguội được xác định bằng thực nghiệm với 3 môi trường: dầu,
nước và nước muối 10%, kết quả được liệt kê ở bảng 3.3. Chọn giá trị tốc độ
trung bình làm giá trị tốc độ thực nghiệm.
Bảng 3.3: Kết quả thử nghiệm tốc độ nguội của các môi trường
Tốc độ nguội, 0C/s
Dầu máy Nước Nước muối 10%
Giá trị đo 4060 90110 140160
Chọn thông số thực nghiệm 50 100 150
3.2.3. Xác định tổ chức pha của thép bằng kính hiển vi quang học
1) Xác định tổ chức tế vi của thép
Thí nghiệm xác định tổ chức tế vi của
thép được thực hiện trên kính hiển vi quang
học Axio-Observer với độ khuếch đại X200
và X500. Sử dụng chất tẩm thực gồm hỗn hợp
dung dịch 2%HNO3 trong cồn êtylic và 5%
axit piric.
Hình 3.5: Kính hiển vi quang
học Axio-Observer
Tổ chức tế vi thép sau đúc, rèn nóng chỉ ra ở hình 3.6. Có thể thấy, sau
khi cán nóng, phôi thép có tổ chức hạt đồng đều, hạt ferit có dạng đa cạnh, có
cỡ hạt nhỏ, các pha peclit phân bố đều hơn.
a - x200 b- x500
Hình 3.6: Tổ chức tế vi: a - sau đúc, b - sau rèn
57
Các ảnh tổ chức tế vi của các mẫu nghiên cứu, sau xử lý nhiệt trong các
trạng thái khác nhau được dùng để phân tích tổ chức tế vi thép song pha như
hình 3.7
a -M2 b-M4 c-M7
Hình 3.7: Tổ chức tế vi của thép DP nghiên cứu sau xử lý nhiệt (a)740,
(b)760 và (c)7800C (x200)
2) Phương pháp xác định tỷ phần pha
Để xác định độ lớn hạt và tỷ phần thể tích các pha F và M, mẫu kim
tương sau khi tẩm thực và nhuộm màu, nhờ phần mềm ImageJ V2.0, được trang
bị kèm trong kính hiển vi, sử dụng kỹ thuật quét và đo đếm hạt tự động đã xác
định được độ lớn trung bình hạt tính bằng micrromet và tiếp sau tính tỷ phần
các pha (hình 3.8). Kết quả xác định độ lớn hạt và tỷ phần pha F và M được
liệu kê trong bảng 3.5.
a) b)
Hình 3.8: Tổ chức thép DP và xác định tỷ phần F+M bằng ImageJ
3.2.4. Xác định các mức biến đổi của thông số thực nghiệm xử lý nhiệt
1) Mức biến đổi nhiệt độ nung trong vùng hai pha
Trên cơ sở yêu cầu tỷ phần thể tích pha M từ 15 đến 30%, dựa trên biểu
đồ pha hình 3.3b nhiệt độ thí nghiệm tương ứng trong từ 7400C đến 7800C.
Vậy, cần chọn 3 mức nhiệt độ nung thực nghiệm là 740, 760 và 7800C.
58
2) Mức biến đổi thời gian giữ nhiệt trong vùng hai pha
Thời gian giữ nhiệt cần phải đủ để các nguyên tố hợp kim khuếch tán
làm đồng đều và không làm hạt ferit và ôstenit lớn lên, theo nghiên cứu ở hình
2.24; 2.15; 2.26 và các đồ thị liên quan, chọn thời gian giữ nhiệt nghiên cứu từ
10 phút đến 20 phút.
Vậy chọn 3 mức thời gian giữ nhiệt thực nghiệm: 10, 15 và 20 phút.
3) Mức biến đổi tốc độ nguội
Từ giản đồ CCT hình 3.3, tốc độ nguội thực nghiệm phải lớn hơn tốc độ
nguội tới hạn để tránh chuyển biến bainit. Từ bảng 3.3 cho thấy tốc độ nguội
phải nằm trong phạm vi 50 1500C/s, chọn tốc độ nguội theo ba môi trường:
dầu - nước - nước muối 10% tương ứng tốc độ tới hạn trung bình: 50, 100 và
1500C/s.
Như vậy sơ đồ xử lý nhiệt được biểu diễn như hình 3.9
Hình 3.9: Sơ đồ chu trình xử lý nhiệt thực nghiệm
3.3. Xác định các đặc trưng cơ tính của thép
Để xác định các đặc trưng cơ học của thép song pha nghiên cứu, sử dụng
phương pháp thử kéo, các mẫu kéo phù hợp theo TCVN 197-1: 2014, được xử
lý nhiệt theo các chế độ như thực nghiệm tổ chức thép.
Bảng 3.5 liệt kê các kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các thông số công
nghệ đến tổ chức và cơ tính của thép.
59
Mỗi thí nghiệm được tiến hành 3 mẫu và xác định giá trị trung bình, tính
phương sai. Các số liệu vượt quá 3 đã được bỏ đi và làm thí nghiệm khác thay
thế, bảo đảm mỗi trường hợp đều lấy giá trị trung bình.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm
3.4.1. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm
1) Mục đích yêu cầu
- Mục tiêu phương pháp QHTN: Xác định số lượng mẫu thí nghiệm, độ
tin cậy đáp ứng yêu cầu được trình bày bằng biểu thức toán học đơn giản. Xác
định được giá trị tối ưu của giải TSCN ảnh hưởng đến tổ chức và cơ tính vật liệu.
Hàm mục tiêu tổ chức: Độ lớn hạt mactenxit dM(m), độ lớn hạt ferit
dF(m); tỷ phần mactenxit VM (%),
Hàm mục tiêu về cơ tính: Giới hạn bền Rm(MPa), giới hạn chảy Re(MPa), độ
giãn dài tương đối A(%), độ thắt tỷ đối (%), chỉ số hấp thụ năng lượng PSE (MPa%),
- Các biến là các tham số công nghệ:
+ Nhiệt độ nung tôi vùng hai pha T(0C) được mã hóa: X1{740;760;780}
+ Thời gian giữ nhiệt vùng hai pha (phút) được mã hóa: X2{10;15;20}
+ Tốc độ nguội vn(0C/s) được mã hóa: X3 {50; 100; 150}.
Từ điều kiện bài toán, do đó tâm thí nghiệm được xác định T = 7600C,
= 15 phút, vn= 1000C/s.
- Chọn quy hoạch trực giao cấp 2 phi tuyến
- Xác định số lượng thí nghiệm theo quy hoạch bậc 2, với k = 3:
N = 2k + 2k + n0 => N = 2
3 + 2.3 + 1 = 15 (3.1)
Có nghĩa là 2k số thí nghiệm cơ bản 8; 2k số thí nghiệm trong không gian
mở rộng 6; n0 số thí nghiệm ở tâm 1; tổng số thí nghiệm là 15.
2) Xây dựng ma trận thực nghiệm và kết quả thí nghiệm
Xây dựng ma trận quy hoạch thực nghiệm trực giao bậc 2 phi tuyến được
xác định như bảng 3.4.
60
Bảng 3.4: Bảng ma trận thực nghiệm
Bảng 3.5: Bảng kết quả thực nghiệm
N0
VM
(%)
dM
(µm)
dF
(µm)
Rm
(MPa)
Re
(MPa)
A
(%)
Rm/Re
(MPa)
Z
(%)
RmxA
(MPa%)
n
1 12,4 7,6 11,4 624,6 398,8 24,5 1,566 56,1 15303 0,19
2 17,4 8,6 13,3 669,9 461,5 24,0 1,452 48,4 16078 0,18
3 20,5 9,1 13,7 691,5 444,2 22,7 1,557 52,1 15697 0,19
4 25,3 10,1 16,8 704,7 487,9 24,3 1,444 46,2 17124 0,17
5 14,2 6,8 10,4 631,6 428,3 25,4 1,475 66,7 16043 0,17
6 28,6 7,9 15,2 765,6 494,2 23,5 1,549 46,4 17992 0,17
7 18,2 8,4 11,6 735,9 488,7 20,0 1,506 46,5 14718 0,15
8 31,8 9,6 15,8 819,3 530,6 17,0 1,544 42,2 13928 0,16
9 18,8 7,7 11,4 639,7 410,2 20,8 1,560 55,3 13306 0,18
10 31,3 9,1 14,2 706,3 452,8 23,7 1,560 51,5 16739 0,18
11 23,5 7,6 12,3 671,5 451,0 19,9 1,489 52,5 13363 0,19
12 26,3 9,4 14,3 763,6 487,6 17,6 1,566 41,0 13439 0,18
13 18,8 8,9 14,6 638,8 419,7 20,1 1,522 47,6 12859 0,17
14 23,7 8,6 13,1 688,4 452,2 22,6 1,522 47,3 15558 0,17
15 25,6 8,7 13,6 685,2 456,9 18,6 1,5 48,6 12721 0,17
N0 x0 x1 x2 x3 x1x2 x1x3 x2x3 x1’ x2’ x3’ Yi
1 + - - - + + + 0,27 0,27 0,27
2 + + - - - - + 0,27 0,27 0,27
3 + - + - - + - 0,27 0,27 0,27
4 + + + - + - - 0,27 0,27 0,27
5 + - - + + - - 0,27 0,27 0,27
6 + + - + - + - 0,27 0,27 0,27
7 + - + + - - + 0,27 0,27 0,27
8 + + + + + + + 0,27 0,27 0,27
9 + - 0 0 0 0 0 0,75 -0,73 -0,73
10 + + 0 0 0 0 0 0,75 -0,73 -0,73
11 + 0 - 0 0 0 0 -0,73 0,75 -0,73
12 + 0 + 0 0 0 0 -0,73 0,75 -0,73
13 + 0 0 - 0 0 0 -0,73 -0,73 0,75
14 + 0 0 + 0 0 0 -0,73 -0,73 0,75
15 + 0 0 0 0 0 0 -0,73 -0,73 -0,73
61
Tiến hành xử lý nhiệt theo các chế độ công nghệ trong bảng ma trận thực
nghiệm, chuẩn bị mẫu kéo theo tiêu chuẩn. Kết quả thực nghiệm được tổng hợp
trong bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm còn được đánh giá thông qua độ tin cậy
spearman được trình bày trong bảng 3.6, nhận thấy các giá trị độ tin cậy đều
lớn hơn 0,90 do đó số liệu thực nghiệm có tính ổn định cao giữa các lần đo, đủ
bảo đảm tính quy luật để thiết lập các hàm mục tiêu.
Bảng 3.6: Bảng giá trị, độ tin cậy của các đặc trưng cơ tính thép nghiên cứu
STT
Tên đặc trưng tổ chức và cơ
tính của thép nghiên cứu
Các giá trị Độ tin cậy
sperman Max Min
1 Độ lớn hạt ferit (dF), µm 16,8 10,4 0,95
2 Độ lớn hạt mactenxit (dM), µm 10,1 6,8 0,94
3 Tỷ phần Mactenxit (VM), % 31,8 12,4 0,95
4 Giới hạn bền (Rm), MPa 819,3 624,6 0,98
5 Giới hạn chảy (Re), MPa 530,6 398,8 0,97
6 Hệ số hóa bền (Rm/Re) 1,566 1,444 0,96
7 Độ giãn dài tương đối (A), % 25,4 17,0 0,97
8 Chỉ số PSE (RmxA), MPa% 17992 12270 0,94
9 Hệ số biến cứng 0,19 0,15 0,95
Căn cứ vào phương pháp QHTN luận án chọn mô hình toán học có dạng
như sau [7]
++++=
2
jjj
krj
krjjrk
rj
rjjrjj0i XbXXXbXXbXbbY (3.2)
Trong đó: Yi - hàm hồi quy; b0 - hệ số tự do; bj - các hệ số tuyến tính; bjr - Các
hệ số tương hỗ (ji); bjj - Các hệ số bậc 2; bjrk - Hệ số tương tác 3. Kiểm tra tính
có nghĩa của các hệ số theo chuẩn Student với độ chính xác tính toán là 10%
nghĩa là α = 0,1. Kiểm tra tính tương thích của hàm hồi quy theo chuẩn Fisher
(fα) với mức α = 0,05.
62
Giá trị mã của biến cấp 2 )(x /uj được xác định theo công thức:
N
)x(
xx
2
uj2
j
/
j
−= (3.3)
Các hệ số của hàm hồi quy được xác định:
( )
=
2
uj
uuj
j
x
.Yx
b ; (u từ 1, 2, , N) (3.4)
Phương sai tái sinh của hàm được xác định:
1)/(n)Y(YS 0
_
00
n
2
y −−= (3.5)
Xác định phương sai của các hệ số trong hàm hồi quy
S2{bj} = Sy
2 / xju2 với u (1,2,,N) (3.6)
Các bước tính toán được thực hiện trên máy tính bằng phần mềm Modde
5.0, cuối cùng xác định được các hàm hồi quy Yi.
3) Các hàm hồi quy ứng với biến mã hóa
- Hàm quan hệ giữa độ lớn hạt ferit
Y1 = 13,447 + 1,59X1 + 0,92X2 (3.7)
- Hàm quan hệ giữa độ lớn hạt mactenxit
Y2 = 8,540 + 0,55X1 + 0,77X2 - 0,28X3 (3.8)
- Hàm quan hệ giữa tỷ phần pha mactenxit
Y3 = 24,852+ 4,84X1 + 2,43X2 + 2,11X3 + 2,275X1X3 - 1,1X2X3 - 3,32X3
2 (3.9)
- Hàm hồi quy về giới hạn bền
Y4 = 672,13 + 32,61X1 +33,95X2 + 29,42X3 - 10,37X1X2 + 19,82X1X3 +
7X2X3 + 32,36X2
2 (3.10)
- Hàm hồi quy về giới hạn chảy
Y5 = 457,61 + 24,29 X1 + 19,46X2 + 17,24X3 - 5,37X1X2 + 24,65X2
2 (3.11)
- Hàm hồi quy độ giãn dài tương đối
Y6 = 18,74 - 1,48X2 - 1,3X2X3 + 2,29X1
2 + 1,69X3
2 (3.12)
- Hàm hồi quy về chỉ số hấp thụ năng lượng
63
Y7 = 14991,13 + 687,78X1 - 853,637X2.X3 + 1615,66X1
2 + 1064,56X3
2 (3.13)
- Hàm hồi quy về độ thắt tỷ đối
Y8 = 49,89 - 3,899X1 - 4,068X2 + 2,233X1.X2 - 2,271X2.X3 + 3,622X1
2 (3.14)
Kết quả tính toán kiểm tra theo tiêu chuẩn Fisher, các giá trị tính toán F
của các hàm Y1, Y2, Y3, Y4, Y5, Y6, Y7, Y8 đều nhỏ hơn giá trị tra bảng Fb. Vì
vậy, các mô hình toán trên đều đảm bảo tính tương thích, do đó các hàm hồi
quy đủ độ tin cậy cần thiết.
Từ hàm hồi quy theo biến mã hóa, chuyển đổi về hàm tối ưu theo biến
thực ta được:
dF = - 49,67+ 0,079T - 2,74. (3.15)
dM = - 14,05 + 0,027.T - 2,32. + 0,56.vn (3.16)
VM = -17,49 + 0,014T - 6,84. - 5,62.vn + 0,0023.T.vn - 0,0044..vn -
0,0013.vn
2 (3.17)
Rm(MPa) = - 61,72+1,19.T - 64,89.τ - 74,31.vn - 0,1.T.τ + 0,019.T.vn +
0,028.τ.vn + 1,29.τ 2 (3.18)
Re (MPa) = -966,49+2,02T - 47,17τ - 34,49vn - 0,054T.τ + 0,98τ2 (3.19)
A(%) = 3328,81 - 8,70.T + 4,95. - 0,057vn - 0,005..vn + 0,0057T
2 (3.20)
PSE = 2319056,48 - 6105,14T + 341,45. - 33,94.vn - 3,41.vn + 4,04.T
2
+ 0,42.vn
2 (3.21)
Z = 5679,59 - 14,295.T + 3,861. + 0,136.vn + 0,0223.T. - 0,0091..vn
+ 0,0091.T2 (3.22)
Sử dụng phần mềm MathCAD 15 giải các hàm hồi quy để tìm nghiệm
tối ưu và giá trị tối ưu của hàm.
Kết quả tính toán nghiệm tối ưu theo hàm hồi quy được thực nghiệm kiểm
chứng, kết quả trình bày trong bảng 3.7. Có thể thấy, giá trị nghiệm tối ưu theo tính
toán và thực nghiệm ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_thong_so_cong_nghe_gia_cong.pdf