MỤC LỤC
Trang bìa Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và các đơn vị đo lường
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Một số khái niệm có liên quan 5
1.2. Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật BT TDTT 7
1.2.1. Các đặc tính trong luyện kỹ thuật BT TDTT 8
1.2.2. Xây dựng lại kỹ thuật động tác 9
1.2.3. Các đặc điểm kiểm tra và đánh giá 10
1.3. Khái quát đặc điểm cơ bản môn đá cầu. 11
1.3.1. Đặc điểm kỹ thuật đá cầu 11
1.3.2. Đặc điểm thể lực môn Đá cầu 13
1.3.3. Đặc điểm chiến thuật trong thi đấu đá cầu 15
1.3.4. Đặc điểm hình thức thi đấu môn đá cầu 16
1.3.5. Đặc điểm chuyên môn hoá vị trí trong đá cầu hiện đại 18
1.4. Các phương pháp huấn luyện môn đá cầu 19
1.4.1. Các phương pháp và bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn 19
1.4.2. Các phương pháp và bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn 20
1.4.3. Các phương pháp và bài tập phát triển sức bền chuyên môn 22
1.4.4. Các phương pháp và bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động 23
1.4.5. Rèn luyện năng lực định hướng trong không gian 25
14.6. Rèn luyện năng lực khéo léo khi bật nhảy 25
1.5. Huấn luyện kỹ thuật cúp cầu trái trong môn đá cầu 26
1.5.1. Phân tích và huấn luyện kỹ thuật cúp cầu trái 26
1.5.2. Các tố chất thể lực cơ bản để nâng cao hiệu quả kỹ thuật cúp cầu trái 29
1.6. Giới thiệu khái quát về phần mềm Simi Motion 3D trong phân tích
đánh giá kỹ thuật cúp cầu trái môn đá cầu 34
1.6.1. Khái quát về phần mềm Simi Motinon 3D 341.6.2. Phân tích kỹ thuật chuyển động Simi motion 3D trong phân tích
đánh giá kỹ thuật cúp cầu trái môn đá cầu 36
1.7. Đặc điểm môn đá cầu của Hà Nội. 37
1.8. Các công trình nghiên cứu có liên quan về đá cầu. 39
1.8.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 39
1.8.2. Các công trình nghiên cứu về đá cầu ở nước ngoài 42
Nhận xét chương 1: 44
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 46
2.1. Đối tượng nghiên cứu 46
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 46
2.1.2. Khách thể nghiên cứu 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 47
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 48
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 48
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 49
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 52
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 52
2.3. Tổ chức nghiên cứu: 54
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 54
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 54
224 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam vận động viên đá cầu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố ảnh hưởng đến hiệu quả thành tích của VĐV thể thao là: Dinh dưỡng,
điều kiện môi trường, rượu, cơ chế di truyền [71].
Tại nhiều công trình nghiên cứu về các bài tập của nhiều tác giả như Nguyễn
Trọng Bốn (2010) [3], Nguyễn Ngọc Anh (2016) [1], Nguyễn Văn Long (2016)
[27], Nguyễn Xuân Thanh (2016) [49], Nguyễn Xuân Hải (2021) [13]... đều chưa
quan tâm đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng từ các yếu tố ảnh hưởng bên trong và
yếu tố ảnh hưởng bên ngoài. Các tác giả chỉ tập trung xác định các yếu tố ảnh
hưởng về hình thái, tâm lý, sinh lý... những yếu tố này không sai, nhưng trong
huấn luyện đào tạo VĐV các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài cũng gây nên những
tác động không tốt tới VĐV. Như tác giả Vũ Thị Hồng Thu (2015) [53] trong
nghiên cứu của mình đã đưa ra một trong những kết luận về đánh giá những yếu
tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu gồm các yếu tố ảnh hưởng là: đội ngũ HLV; phụ cấp của VĐV; cơ
sở vật chất kỹ thuật; tổ chức quản lý và giáo dục đạo đức cho VĐV. Tác giả
80
Nguyễn Trọng Hổ (2018) [18], đã xác định mức độ tác động của những yếu tố
này tới thành tích thi đấu của VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Việt Nam là:
Yếu tố dinh dưỡng: ăn, uống, thuốc bổ...; Yếu tố kinh phí: lương, phụ cấp, khen
thưởng...; Yếu tố tâm lý: tâm lý hưng phấn sẵn sàng khi thi đấu, tâm lý e sợ đối
thủ...; Yếu tố HLV; Yếu tố các điều kiện đảm bảo (nơi tổ chức thi đấu): cơ sở vật
chất, thời tiết...; Yếu tố kế hoạch huấn luyện; Yếu tố các bài tập tập luyện. Trong
đó tác giả xác định được mức rất ảnh hưởng là đặc biệt yếu tố HLV và yếu tố các
bài tập tập luyện có đến 91.30%, yếu tố dinh dưỡng 78.26%, yếu tố kinh phí
65.22%, yếu tố kế hoạch huấn luyện 60.87%... Như vậy, theo luận án đây chính
là những yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện đào tạo VĐV nói chung và VĐV đá
cầu Hà Nội nói riêng, mà trong nội dung nghiên cứu luận án đã đề cập các yếu tố
ảnh hưởng là lực lượng HLV, trình độ HLV, số lượng VĐV, trình độ VĐV, hệ
thống cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ... là hoàn toàn phù hợp.
3.1.6.2. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV đá cầu Hà Nội
Trong nhiều nghiên cứu về bài tập các tác giả đều có đánh giá thực trạng
sử dụng các bài tập còn hạn chế, chưa có tác động hiệu quả tới VĐV như:
Nguyễn Trọng Bốn (2010) [3], đã đánh giá trong nghiên cứu của mình
“...hiệu quả sử dụng các kỹ thuật tấn công của nam VĐV bóng ném còn thấp. Kỹ
thuật nhảy cao ném bóng được sử dụng nhiều nhất nhưng tỉ lệ thành công chưa
cao chỉ đạt 57,7%, kỹ thuật nhảy lao ném bóng có tỉ lệ hiệu quả sử dụng thấp với
33,3%.” Tiếp theo, tác giả bàn luận rằng: “việc sử dụng các bài tập phát triển
SMTĐ ở các trung tâm, CLB bóng ném có nhiều bất cập, mỗi nơi sử dụng một
cách khác nhau tỷ lệ giữa các bài tập bổ trợ và các bài tập phát triển SMTĐ chuyên
môn chưa cân đối, chưa phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn huấn luyện”.
Nguyễn Văn Long (2016) [27], đã đánh giá “thực trạng sử dụng các bài tập
để huấn luyện cho nam VĐV Điền kinh trẻ ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
chưa đa dạng và thiếu cơ sở khoa học, chủ yếu huấn luyện theo lối truyền thống”.
81
Nguyễn Trọng Hổ (2018) [18], đã đánh giá “số lượng bài tập còn hạn chế,
chưa đa dạng, phong phú, phân phối bài tập mà nam VĐV đang sử dụng không
phù hợp để có thể phát huy hết khả năng của VĐV”.
Nguyễn Đăng Trường (2022) [61], đã đánh giá “thực trạng bài tập mức
không phù hợp chiếm tỷ lệ cao, cụ thể: các bài tập trong phần chuyên môn mức
phù hợp và cần điều chỉnh là 81.25% và không phù hợp 18.75%; số lần lặp lại các
bài tập cần điều chỉnh là 31.25% và không phù hợp 68.75%...”
Như vậy, rất nhiều các nghiên cứu đã đánh giá và thống kê được hạn chế,
tồn tại về thực trạng sử dụng các bài tập không phù hợp của nhiều đơn vị huấn
luyện thể thao và ở nhiều môn thể thao khác nhau, trong đó điển hình là đá cầu
Hà Nội cũng không ngoại lệ. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu hệ thống các bài
tập để phù hợp hơn, hiệu quả hơn là yêu cầu cần thiết và cấp thiết.
3.1.6.3. Xác định các kỹ thuật mang lại hiệu quả trong thi đấu đá cầu của
nam VĐV đá cầu Hà Nội.
Trong các môn thể thao đối kháng yêu cầu về các kỹ thuật rất cao, đối với
môn đá cầu cũng tương tự. Trong thi đấu đá cầu nếu các VĐV có trình độ kỹ thuật
tốt, điêu luyện sẽ chiếm được ưu thế và giành chiến thắng cao hơn. Đến nay không
có nhiều tác giả nghiên cứu về môn đá cầu như nhiều môn thể thao khác, đặc biệt
về kỹ thuật đá cầu. Một số tác giả có nghiên cứu về đá cầu như:
Tác giả Đặng Ngọc Quang (2009) [37] là một trong số ít tác giả có nghiên
cứu về kỹ thuật đá cầu trên đối tượng là VĐV đội tuyển quốc gia. Tác giả đã tiến
hành chuẩn hóa được các kỹ thuật cơ bản trong đá cầu là 6 kỹ thuật cơ bản: kỹ
thuật phát cầu; kỹ thuật búng cầu; kỹ thuật giật cầu; kỹ thuật chuyền cầu; kỹ thuật
đập (cúp) cầu; kỹ thuật chắn cầu. Như vậy, kỹ thuật cúp cầu bên trái mà luận án
tiến hành nghiên cứu chính là một trong những kỹ thuật cơ bản quan trọng, có ý
nghĩa quyết định trong các tình huống của mỗi trận đấu.
Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung (2010) [30], nhận định “Đá cầu là môn thể
thao có nhiều kỹ thuật đa dạng, phức tạp đòi hỏi các vận động viên phải có khả
năng mềm dẻo, khéo léo ở mức độ cao, nếu không sẽ khó khăn khi thực hiện kỹ
82
thuật và điều chỉnh cầu sẽ không chính xác. Độ mềm dẻo trong đá cầu đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc co giãn cơ bắp, các khớp điều chỉnh cho phù
hợp với tư thế cơ thể khi thực hiện kỹ thuật.
Tác giả Phạm Việt Thanh (2019) [50], đã xác định mối quan hệ tương quan
chặt chẽ giữa kỹ thuật búng cầu, giật cầu, chuyền cầu, bỏ nhỏ, cúp cầu, đạp cầu,
phát cầu để đánh giá TĐTL VĐV với các tiêu chí thể lực, hình thái, tâm lý, chức
năng có mức độ ảnh hưởng cấu thành trình độ tập luyện đối với thành tích thi đấu
của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
Từ các nghiên cứu về đá cầu trên đều thấy rằng nghiên cứu về kỹ thuật tấn
công bằng cúp cầu bên trái của luận án là phù hợp để nâng cao hiệu quả trong thi
đấu môn đá cầu. Mặt khác, theo Philin V.P (1996): “Việc đạt được thành tích trong
thể thao ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật thể
thao hợp lý” [33]. Theo tác giả, kỹ thuật hoàn thiện là tập hợp các cách thức thực
hiện động tác thể thao có hiệu quả nhằm mục đích đạt được thành tích tốt nhất. Kỹ
thuật hoàn thiện được hình thành trên cơ sở các quy luật sinh cơ và sinh hóa cho
phép VĐV thực hiện các động tác và các hoạt động tiết kiệm và hiệu quả hơn. Chỉ
có huấn luyện kỹ thuật thể thao hợp lý, tiên tiến, phù hợp với đặc điểm cá nhân
VĐV mới có thể phát huy được trình độ thể lực, kỹ thuật đồng thời là cơ sở phát
huy tính hiệu quả của chiến thuật thể thao. Nếu VĐV có kỹ thuật điêu luyện, toàn
diện thì dùng được nhiều chiến thuật, nâng cao được hiệu quả sử dụng chiến thuật.
3.1.6.4. Bàn luận về lựa chọn các test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ
thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội.
Giống như các môn thể thao khác, việc nghiên cứu lựa chọn các test phải
được tiến hành một cách toàn diện, đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trên đối
tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của luận án có phạm vi nghiên cứu hẹp,
nhưng chuyên sâu về kỹ thuật tấn công bằng cúp cầu bên trái. Do vậy, các test
cũng phải đảm bảo phù hợp để đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu
bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. Luận án lựa chọn được 8 test: Test 1: Cúp
cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m dọc đường biên trái (quả vào ô); Test 2: Cúp
83
cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m dọc đường biên phải (quả vào ô); Test 3:
Cúp cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m chạy dọc giữa sân (quả vào ô); Test 4:
Từ vị trí cột ăng-ten di chuyển hướng bên chân thuận vào giữa lưới thực hiện cúp
cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m chạy dọc giữa sân (quả vào ô); Test 5: Từ vị
trí giữa lưới di chuyển hướng bên chân thuận đến gần đường biên dọc thực hiện
cúp cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m chạy dọc giữa sân (quả vào ô); Test 6:
Từ vị trí cột ăng-ten di chuyển hướng chân thuận sang gần đường biên dọc phía
đối diện thực hiện cúp cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m chạy dọc giữa sân
(quả vào ô); Test 7: Di chuyển tiến chếch bên chân thuận 1 bước thực hiện cúp
cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m chạy dọc giữa sân (quả vào ô) và Test 8: Di
chuyển tiến 1 bước thực hiện cúp cầu bên trái liên tục 10 quả vào ô 1m chạy dọc
giữa sân (quả vào ô), đều đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trên đối tượng
nghiên cứu. Các bước nghiên cứu này đều đảm bảo như nhiều công trình nghiên
cứu trước đó như: Đặng Ngọc Quang (2009), Nguyễn Trọng Bốn (2010), Nguyễn
Văn Long (2016), Nguyễn Xuân Thanh (2016), Phạm Việt Thanh (2019), Nguyễn
Xuân Hải (2021), Nguyễn Đăng Trường (2022)...
Tiểu kết mục tiêu 1:
Xác định được 3 nhóm với 12 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tấn công bằng
kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội là: yếu tố kỹ thuật, yếu tố
chiến thuật, yếu tố thể lực với giá trị điểm trung bình từ 3.63 đến 4.31 điểm tương
ứng với mức đánh giá có ảnh hưởng đến hoàn toàn ảnh hưởng; Các điều kiện để
huấn luyện nam VĐV đá cầu Hà Nội tương đối đảm bảo đáp ứng yêu cầu của
huấn luyện, như: Đội ngũ HLV đều đảm bảo về số lượng, trình độ và kinh nghiệm
huấn luyện; Lực lượng nam VĐV đá cầu Hà Nội khá đông so với nhiều sơn vị
khác nhưng có sự chênh lệch lớn về lứa tuổi. Một số VĐV được tập trung tập
luyện lâu năm có nhiều kinh nghiệm thi đấu ở các giải trong nước và quốc tế, làm
nền tảng tốt cho các VĐV kế cận học tập; Hệ thống cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn
quốc gia, quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện và thi đấu cho VĐV đá cầu Hà
Nội; Kế hoạch huấn luyện của đội chưa đánh giá cao, chưa có sự đổi mới, nên
84
thành tích của VĐV chưa có sự đột phá. Các cuộc thi đấu giao hữu được tổ chức
ít, tuy đội được tham gia đầy đủ các giải trong hệ thống giải đá cầu toàn quốc. Do
vậy, thành tích môn đá cầu của Hà Nội chỉ duy trì được thành tích nhất định mà
chưa có sự phát triển đột phá so với nhiều đơn vị khác, chủ yếu đạt huy chương
đồng tại các giải đấu (thống kê năm 2017 và 2018).
Thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV đá cầu Hà Nội cơ bản đáp ứng
được về yêu cầu chuyên môn với 4 nội dung huấn luyện về: kỹ thuật, chiến thuật,
thể lực và tâm lý có tổng thời gian khoảng 850 giờ huấn luyện một năm. Tuy
nhiên, có sự bất hợp lý trong sắp xếp bài tập trong mỗi buổi tập của nam VĐV đá
cầu Hà Nội, khi phân chia thời gian huấn luyện vào từng thời kỳ huấn luyện chưa
hợp lý khi thời gian dành cho huấn luyện thể lực chiếm quá nhiều với 38.82%/
năm, còn lại huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật mỗi nội dung chỉ có 29.41%/ năm
thời gian. Đánh giá thực trạng thời gian dành cho mỗi nhóm bài tập kỹ thuật quá
ít chỉ khoảng 7.35%, tương ứng khoảng 12.5 phút trong mỗi buổi tập. Nội dung
các bài tập kỹ thuật còn đơn điệu, là các bài tập dạng cơ bản trong đá cầu, chưa
có các bài tập bổ trợ hay bài tập phối hợp các kỹ thuật liên hoàn... đặc biệt là chưa
có bài tập hỗ trợ để nâng cao hiệu quả tấn công bằng cúp cầu bên trái. Ngoài ra,
nhưng đánh giá về tính hiệu quả các nhà chuyên môn còn có nhiều băn khoăn, thể
hiện ở tỷ lệ đánh giá mức không tốt chiếm tỷ lệ cao từ 6.3%-56.3%. Đánh giá khi
thực hiện các kỹ thuật đá cầu trong thực tiễn thì có sự chênh lệch giữa các kỹ
thuật. Riêng kỹ thuật cúp cầu bên trái khi thực hiện đạt hiệu quả thấp hơn rất nhiều
so với các kỹ thuật khác, thể hiện có 30.0% đánh giá mức bình thường, còn lại
mức không tốt là 70.0%. Giá trị trung bình sử dụng các kỹ thuật của các đơn vị
cho thấy số lần sử dụng kỹ thuật cúp cầu trái là cao nhất với 34 lần, đạt 38.69%
so với tổng số kỹ thuật sử dụng trong 1 trận đấu. Còn lại các kỹ thuật khác chỉ sử
dụng khoảng từ 9 đến 12 lần/trận đấu đạt từ 11.25-13.53%.
Đã lựa chọn được 8 test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu
bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội có đủ độ tin cậy sau 2 lần kiểm tra, đồng
thời xác định có mối tương quan chặt với thành tích thi đấu của VĐV đá cầu Hà
85
Nội r > 0.789 (ngưỡng xác suất P < 0.05). Trong đó xây dựng được 01 bảng điểm
tổng hợp cho mỗi VĐV sau khi kiểm tra.
Đánh giá thực trạng tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV
đá cầu Hà Nội còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở mức trung bình và yếu (mức khá
có 2 VĐV, mức trung bình có 6 VĐV và mức yếu có 4 VĐV). So sánh với một
số đơn vị, nam VĐV đá cầu Hà Nội có trình độ tương đương ngang bằng, thể hiện
2tính 0.05.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ
thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên
trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội, đặc biệt là thực trạng sử dụng bài tập của nam
VĐV đá cầu Hà Nội còn có hạn chế nhất định (mục 3.1.2). Do vậy, tiến hành
nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái
cho nam VĐV đá cầu Hà Nội là yêu cầu cần thiết và cấp thiết. Dưới đây, luận án
tiến hành các bước để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật
cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội:
Xác định các căn cứ, cơ sở lựa chọn bài tập; Tổng hợp các bài tập; Kiểm
định độ tin cậy nội tại của các phiếu phỏng vấn lựa chọn bài tập; Phỏng vấn lựa
chọn bài tập; Xây dựng kế hoạch thực nghiệm bài tập.
3.2.1. Cơ sở lựa chọn bài tập
3.2.1.1. Cơ sở lý thuyết
Các căn cứ lý thuyết được sử dụng để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả
tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội gồm:
Căn cứ vào đặc điểm môn đá cầu với các nội dung như: Đặc điểm kỹ thuật,
đặc điểm chiến thuật, đặc điểm thể lực, đặc điểm thi đấu và xu hướng huấn luyện
đá cầu của Việt Nam và thế giới;
Căn cứ vào đặc điểm các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật
cúp cầu bên trái của môn đá cầu.
Căn cứ vào đặc điểm phương pháp, phương tiện huấn luyện môn đá cầu.
86
Căn cứ vào kết quả phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan về đá
cầu, về huấn luyện thể thao, về hiệu quả huấn luyện môn đá cầu...
Các căn cứ lý luận trên đã được luận án trình bày tại chương 1 của luận án.
3.2.1.2. Cơ sở khoa học
Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên
trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội đã tuân thủ các căn cứ khoa học [14], [20] sau:
Căn cứ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả tấn công bằng
kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội;
Căn cứ vào các tiêu chuẩn, thang điểm đã xây dựng để đánh giá hiệu quả
tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (mục 3.1.3).
Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên
trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (mục 3.1.4).
Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng bài tập nâng cao hiệu quả tấn công
bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (mục 3.1.5).
Các căn cứ thực tiễn được trình bày cụ thể tại mục 3.1 của luận án.
3.2.1.3. Các nguyên tắc lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng
kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội
Ngoài các căn cứ lý luận và thực tiễn đã trình bày, để lựa chọn bài tập nâng
cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà
Nội, luận án còn tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn bài tập [20], [21] gồm:
Nguyên tắc 1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Các bài tập được lựa chọn
phải có tính hiệu quả cao trong việc nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp
cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội.
Nguyên tắc 2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Các bài tập lựa chọn phải
đảm bảo tính khả thi, nghĩa là có thể thực hiện được trong điều kiện huấn luyện
tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội; Nội dung, hình thức, khối
lượng vận động phải phù hợp với trình độ của đối tượng nghiên cứu.
Nguyên tắc 3. Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng: Các bài tập được lựa
chọn phải có định hướng rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật
cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội;
87
Nguyên tắc 4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiện đại: Các bài tập được lựa chọn
phải tiếp cận với xu hướng huấn luyện VĐV đá cầu hiện nay và tiệm cận với xu
hướng huấn luyện đá cầu trên thế giới.
Nguyên tắc 5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Các bài tập lựa chọn phải
đảm bảo tính hệ thống, tuần tự theo tiến trình huấn luyện, đảm bảo từ đơn giản tới
phức tạp, tăng dần lượng vận động phù hợp với trình độ của VĐV.
Trên cơ sở các nguyên tắc đã xác định, các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài
tiến hành lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên
trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội.
3.2.2. Tổng hợp các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật
cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội
Việc lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên
trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội được tiến hành theo các bước: Lựa chọn qua
tham khảo tài liệu, qua sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp; Lựa chọn qua phỏng
vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi; Xây dựng nội dung chi tiết của các bài tập.
Thông qua phân tích các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên
quan, các luận văn, luận án nghiên cứu về nâng cao hiệu quả huấn luyện môn đá
cầu các môn thể thao khác; qua nghiên cứu thực trạng sử dụng các bài tập nâng
cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà
Nội và qua phỏng vấn trực tiếp các HLV đá cầu tại Hà Nội và các địa phương
khác trong cả nước. Luận án lựa chọn được 66 bài tập nâng cao hiệu quả tấn công
bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội, được chia làm 6
nhóm, gồm:
Nhóm 1: Bài tập không dụng cụ: 22 bài tập.
Nhóm 2: Các bài tập có dụng cụ và cầu: 11 bài tập.
Nhóm 3: Các bài tập di chuyển: 9 bài tập.
Nhóm 4: Các bài tập đá cầu vào vật chuẩn: 11 bài tập.
Nhóm 5: Các bài tập có người phục vụ: 5 bài tập.
Nhóm 6: Bài tập phối hợp với cầu: 8 bài tập.
Trình bày cụ thể tại bảng 3.27.
Bảng 3.27. Tổng hợp các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ
thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội
STT Nhóm Tên bài tập
Tác dụng Quy
ước mã
1. Nhóm
1: Bài
tập
không
dụng cụ
(Phát
triển
mềm
dẻo và
tăng
sức bật)
Ép dẻo dọc
- Khối lượng: 30/lần, thực hiện 3 lần
nghỉ giữa 30s.
Giúp co dãn cơ đùi, xương
khớp hông và toàn bộ khu
vực chân được mềm dẻo và
khỏe hơn. Tăng sức mạnh
cho chân khi tiếp đất động
tác cúp cầu.
N1.KDC
1
2. Ép dẻo ngang
- Khối lượng: 30/lần, thực hiện 3 lần
nghỉ giữa 30s.
N1.KDC
2
3. Đá lăng trước
- Khối lượng: 60s/lần, thực hiện 3 lần
nghỉ giữa 30s.
Giúp co dãn cơ, dây
chằng đùi và khớp hông
mềm dẻo hợp lý khi thực
hiện động tác cúp cầu.
N1.KDC
3
4. Đá lăng sau.
- Khối lượng: 60s/lần*3 lần nghỉ giữa 30s
N1.KDC
4
5. Đá lăng ngang
- Khối lượng: 60s/lần*3 lần nghỉ giữa 30s
N1.KDC
5
6. Nhón chân
- Khối lượng: Thực hiện 90s/lần, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp cổ chân linh hoạt và
tăng sức mạnh khi thực hiện
động tác tiếp xúc với cầu.
N1.KDC
6
7. Co chân
- Khối lượng: Thực hiện 30-35 lần/
90s, thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng sức mạnh cơ
đùi khi tâng cầu nhịp một
và giữ thăng bằng cơ thể.
N1.KDC
7
8. Ép dẻo cổ chân
- Khối lượng: Thực hiện 15-20 lần/
90s, thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s
Giúp cổ chân linh hoạt và
tăng sức bật cao khi thực hiện
cúp cầu đi nhanh và mạnh
N1.KDC
8
9.
Co ép cẳng chân và đùi
- Khối lượng: Thực hiện 1lần/45s,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp phát triển cơ và dây
chằng cổ chân, đùi để tăng
sức mạnh, tốc độ và biên độ
khi thực hiện cúp cầu.
N1.KDC
9
10. Đưa một chân ra trước, gập và duỗi
cổ chân
- Khối lượng: Thực hiện 45s/lần, thực
hiện 4 lần (có đổi chân) nghỉ giữa 30s.
Giúp cổ chân linh hoạt và
sức bật cao cúp cầu đi
nhanh và mạnh.
N1.KDC10
11. Đưa một chân ra trước, xoay cổ chân
vòng tròn và hình số 8
- Khối lượng: Thực hiện 45s/lần, thực
hiện 4 lần (có đổi chân) nghỉ giữa 30s.
N1.KDC11
12. Xoạc chân sang hai bên và gập
thân.
- Khối lượng: Thực hiện 1 lần/30s,
thực hiện 3 lần (có đổi chân) nghỉ
giữa 30s.
Giúp co dãn cơ, dây
chằng đùi, khớp hông,
lưng và bụng hỗ trợ động
tác cúp cầu tăng tốc độ
cho cầu.
N1.KDC12
13. Chạy nâng cao đùi tại chỗ
- Khối lượng: Thực hiện
60s, thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng sức mạnh cơ
đùi và cẳng chân có sức
bật tốt.
N1.KDC13
14. Khuỵu gối đi bộ hạ thấp trọng tâm
- Khối lượng: Thực hiện 25-30 m,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng tính linh hoạt
của cơ thể và tăng sức
mạnh cho chân.
N1.KDC14
15. Nhảy ếch
- Khối lượng: Thực hiện 15 -20 m/1
lần*3 lần (có đổi chân) nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng sức mạnh cơ
đùi, khớp gối linh hoạt
khi tiếp xúc cầu.
N1.KDC15
16. Giạng chân
- Khối lượng: Thực hiện 1 lần/30s,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng sức mạnh cơ
đùi và cổ chân để có sức
bật tốt.
N1.KDC16
17. Nhảy lò cò
- Khối lượng: Thực hiện 1 lần/15-
20m*4 lần (có đổi chân) nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng sức mạnh cơ đùi,
cẳng chân, cổ chân để có
sức mạnh và sức bật tốt.
N1.KDC17
18. Nằm ngửa – gập bụng
- Khối lượng: Thực hiện 1 lần/30s *3
lần (có đổi chân) nghỉ giữa 30s.
Giúp phát triển cơ bụng
nhằm tăng sức mạnh khi
thực hiện cúp cầu.
N1.KDC18
19. Khuỵu gối bật cao tại chỗ
- Khối lượng: Thực hiện 25-30 lần/
60s, thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp tăng sức bật cổ
chân.
N1.KDC19
20. Nằm úp - rướn người
- Khối lượng: Thực hiện 20-25 lần/
45s, thực hiện 3 lần (có đổi chân) nghỉ
giữa 30s.
Giúp phát triển cơ lưng
nhằm tăng sức mạnh khi
thực hiện cúp cầu.
N1.KDC20
21. Bật đổi chân tại chỗ.
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp co dãn cơ đùi và cổ
chân có sức bật tốt.
N1.KDC21
22. Chạy phối hợp với bật nhảy.
- Khối lượng: Thực hiện 25-30 m,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s
Giúp di chuyển nhanh và
linh hoạt để bật cao cúp
cầu đúng thời điểm.
N1.KDC22
23. Nhóm
2: Các
bài tập
có dụng
cụ và
cầu
Hai tay cầm tạ xoay quay thân
người hình tròn.
- Khối lượng: Thực hiện 45s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Phát triển cơ lưng, bụng,
hông nhằm giữ thăng
bằng giúp tăng sức mạnh
và khéo léo khi cúp cầu
N2.CDC
1
24. Gập ke chân trên thang gióng thể
dục
- Khối lượng: Thực hiện 20-25 lần/
60s, thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Giúp phát triển cơ đùi,
lưng, bụng nhằm giữ
thăng bằng tốt trên không
khi cúp cầu.
N2.CDC
2
25. Gánh tạ bật nhảy liên tục về trước.
- Khối lượng: Thực hiện 15-20 m,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s
Giúp phát triển cơ đùi và
tăng sức mạnh cổ chân, tăng
sức bật khi cúp cầu.
N2.CDC
3
26.
Di chuyển 3 bước phối hợp bật cao.
- Khối lượng: Thực hiện 10-15 lần,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s
Giúp tăng tính linh hoạt,
khả năng phối hợp vận
động và phát triển tốc độ
khi di chuyển.
N2.CDC
4
27. Bật bục 30cm
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Tăng sức mạnh chân, cổ
chân
N2.CDC
5
28. Nhảy qua rào thể dục
- Khối lượng: Thực hiện 45s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Tăng sức bật của chân, cổ
chân
N2.CDC
6
29. Nhảy dây
- Khối lượng: Thực hiện 60s/lần, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Tăng sức mạnh, tốc độ cổ
chân
N2.CDC
7
30. Búng cầu liên tục
- Khối lượng: Thực hiện 5 phút/lần,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Tạo cảm giác với cầu để
điều khiển quả cầu theo ý
muốn.
N2.CDC
8
31. Giật cầu liên tục
- Khối lượng: Thực hiện 5 phút/lần,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Xây dựng cảm giác với
cầu để điều khiển quả cầu
theo ý muốn
N2.CDC
9
32. Tâng cầu liên tục bằng má trong
bàn chân
- Khối lượng: Thực hiện 5 phút/lần,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
N2.CDC1
0
33. Tâng cầu tổng hợp
- Khối lượng: Thực hiện 5 phút/ lần,
thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
N2.CDC1
1
34. Nhóm
3: Các
bài tập
di
chuyển
Di chuyển nhặt cầu
- Khối lượng: Thực hiện nhặt 8- 10
quả/ 60s, 3 lần nghỉ giữa 30s.
Phát triển sức nhanh và
sức bền tốc độ
N3.DC1
35. Di chuyển bước trượt
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
Phát triển sức nhanh và
linh hoạt trên sân thi đấu.
N3.DC2
36. Di chuyển bước lướt
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
N3.DC3
37. Di chuyển chéo sân
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
N3.DC4
38. Di chuyển tiến lùi
- Khối lượng: Thực hiện 15-20 m/ 1
lần, thực hiện 3 lần nghỉ giữa 30s
N3.DC5
39. Di chuyển ngang sang phải, sang trái.
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s.
N3.DC6
40. Di chuyển đơn bước và mô phỏng
bật nhảy cúp trái.
- Khối lượng: Thực hiện 60s, thực
hiện 3 lần nghỉ giữa 30s
Phát triển sức nhanh, tính
linh hoạt, khả năng phối
hợp vận động, tăng sức
bật