Luận án Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận và biện pháp phòng trừ

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh héo xanh vi khuẩn

hại lạc, khoai tây

Loài vi khuẩn R. solanacearum tồn tại chủ yếu ở trong đất và xâm nhiễm

qua rễ, qua vết thương ở gốc, thân sát mặt đất. Theo kết quả nghiên cứu của

các tác giả trước đây cho thấy: Vi khuẩn R. solanacearum có thể sống trong

đất tới 6 năm hoặc lâu hơn (Westcott, 1959) [147]. Các yếu tố đất trồng như

địa thế đất, địa hình, thành phần cơ giới đất, độ pH v.v, đặc biệt sự tương tác

giữa vùng khí hậu, cây trồng, địa thế đất có ảnh hưởng đến sự sinh tồn và hoạt

động kí sinh của vi khuẩn và sự phát triển của bệnh héo xanh. Để tìm hiểu ảnh

hưởng của chân đất đến sự phát sinh phát triển của bệnh HXVK hại lạc và

khoai tây, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình bệnh HXVK hại lạc, khoai

tây trên các chân đất khác nhau ở vùng Hà Nội và phụ cận.

pdf211 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 Số khuẩn lạc trung bình/ hộp petri Mật độ TBVK/g đất Số khuẩn lạc trung bình/ hộp petri Mật độ TBVK/g đất 1 Lúa xuân - lạc hè thu - ngô đông 23,0 0,23 x 106 27,0 0,27 x 106 2 Lúa xuân - lạc hè thu - khoai lang đông 25,0 0,25 x 10 6 30,0 0,3 x 106 3 Lúa xuân - lạc hè thu - rau cải bắp đông 29,0 0,29 x 10 6 32,0 0,32 x 106 4 Lạc xuân - lạc hè thu - rau su hào đông 120,0 1,2 x 10 6 150,0 1,5 x 106 5 Lạc xuân - lạc hè thu - cà chua đông 170,0 1,7 x 10 6 190,0 1,9 x 106 98 Kết quả ở bảng 3.16 và 3.17 cho thấy mật độ TBVK trong 1 gam đất thể hiện sự khác nhau giữa các công thức luân canh và thời vụ trồng lạc khác nhau. Khi trồng lạc trên đất trồng 1 vụ lúa thì mật độ vi khuẩn tồn tại trong đất là thấp nhất (từ 0,15 - 0,32 x 106 TBVK/ gam đất), còn ở công thức luân canh trồng hai vụ lạc thì mật độ vi khuẩn đạt cao nhất (từ 0,9 - 1,9 x 106 TBVK/ gam đất). Đồng thời ở các thời vụ trồng lạc khác nhau thì sự tồn tại của vi khuẩn ở trong đất cũng khác nhau. Ở vụ lạc xuân mật độ vi khuẩn tồn tại trong đất (từ 0,15 - 1,6 x 106 TBVK/ gam đất) thấp hơn so với ở vụ lạc hè thu (mật độ vi khuẩn từ 0,23 - 1,9 x 106 TBVK/ gam đất). Qua số liệu trên, chứng tỏ rằng chế độ luân canh cây trồng có ảnh hưởng đến sự tồn tại của vi khuẩn trong đất. Mật độ vi khuẩn trong đất có mối liên quan chặt chẽ đến quá trình xâm nhiễm, phát sinh phát triển và gây hại của bệnh HXVK. Vì vậy, việc lựa chọn cơ cấu luân canh phù hợp với mỗi loại cây trồng là một biện pháp có ý nghĩa chiến lược trong phòng trừ bệnh HXVK. Biện pháp luân canh giữa cây lạc, cây khoai tây với lúa nước và những cây không phải là ký chủ của bệnh (như cây ngô, khoai lang, rau cải bắp, su hào) sẽ có tác dụng tốt để hạn chế sự phát sinh gây hại của bệnh HXVK. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng trùng hợp với những kết quả nghiên cứu của Wang và cs (1982) [146], Prior và cs (1993) [125]; Mehan và cs (1994) [109]. * Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến sự tồn tại của vi khuẩn R. solanacearum trong đất trồng khoai tây Trên cây khoai tây để xác định sự tồn tại của vi khuẩn R. solanacearum trong đất ở các công thức luân canh cây trồng khác nhau, chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất đại diện ở 5 công thức luân canh khác nhau ở xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh, năm 2009 - 2010. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1.8. 99 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến khả năng tồn tại của loài vi khuẩn R. solanacearum trên đất trồng khoai tây tại xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (năm 2009 - 2010) STT Công thức luân canh Năm 2009 Năm 2010 Số khuẩn lạc trung bình/ hộp petri Mật độ TBVK/g đất Số khuẩn lạc trung bình/ hộp petri Mật độ TBVK/g đất 1 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông 10,0 0,1 x 106 12,0 0,12 x 106 2 Lạc xuân - lúa mùa - khoai tây đông 19,0 0,19 x 106 23,0 0,23 x 106 3 Lạc xuân - đậu tương hè thu - khoai tây đông 31,0 0,31 x 106 36,0 0,36 x 106 4 Rau su hào xuân - lạc hè thu - khoai tây đông 85,0 0,85 x 106 89,0 0,89 x 106 5 Lạc xuân - cà chua hè thu - khoai tây đông 125,0 1,25 x 106 140,0 1,4 x 106 Từ kết quả trên cho thấy: ở các công thức luân canh khác nhau có ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh hại cây khoai tây. Ở các công thức 1, 2, 3 không luân canh với cây trồng vụ trước là kí chủ của vi khuẩn gây bệnh HXVK, có mật độ vi khuẩn trong đất thường thấp hơn (từ 0,1 - 0,36 x 106 TBVK/ gam đất) so với công thức 4, 5 có luân canh với cây trồng vụ trước là kí chủ của vi khuẩn gây bệnh HXVK (mật độ vi khuẩn cao nhất từ 0,85 - 1,4 x 106 TBVK/ gam đất). Đồng thời ở những năm trồng khoai tây khác nhau, thì sự tồn tại của vi khuẩn ở trong đất cũng khác nhau. Ở trên đất trồng khoai tây vụ đông năm 2010 có mật độ vi khuẩn trong đất (mật độ TBVK trung bình từ 0,12 - 1,4 x 106 TBVK/ gam đất) cao hơn so với trên đất trồng khoai tây vụ đông năm 2009 (mật độ TBVK trung bình từ 0,1 - 1,25 x 106 TBVK/ gam đất). Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy hiệu quả của biện pháp luân canh giữa cây khoai tây với lúa nước hoặc với những cây không phải là ký chủ của bệnh HXVK (cây đậu tương, rau su hào) đã có tác dụng tốt để hạn chế sự phát sinh gây hại của bệnh HXVK. 100 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc, khoai tây Loài vi khuẩn R. solanacearum tồn tại chủ yếu ở trong đất và xâm nhiễm qua rễ, qua vết thương ở gốc, thân sát mặt đất. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây cho thấy: Vi khuẩn R. solanacearum có thể sống trong đất tới 6 năm hoặc lâu hơn (Westcott, 1959) [147]. Các yếu tố đất trồng như địa thế đất, địa hình, thành phần cơ giới đất, độ pH v.v, đặc biệt sự tương tác giữa vùng khí hậu, cây trồng, địa thế đất có ảnh hưởng đến sự sinh tồn và hoạt động kí sinh của vi khuẩn và sự phát triển của bệnh héo xanh. Để tìm hiểu ảnh hưởng của chân đất đến sự phát sinh phát triển của bệnh HXVK hại lạc và khoai tây, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình bệnh HXVK hại lạc, khoai tây trên các chân đất khác nhau ở vùng Hà Nội và phụ cận. 3.3.2.1. Điều tra ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại lạc Địa thế đất đai, thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng đến chế độ luân canh cây trồng, đến sự tồn tại của vi khuẩn và hệ vi sinh vật trong đất. Kết quả điều tra, đánh giá mức độ nhiễm bệnh HXVK hại lạc trên các chân đất trồng lạc khác nhau ở vùng Hà Nội và phụ cận năm 2009 - 2010 được thể hiện ở bảng 3.19 và 3.20. Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại lạc vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2009) Loại đất TLB % trung bình vụ xuân TLB % trung bình vụ hè thu Đất thịt nhẹ 1,87c 2,13c Đất cát pha 3,47b 3,73b Đất bạc màu 4,8a 5,07a LSD0,05 0,30 0,45 CV% 4.5 5.0 Ghi chú: Đất thịt nhẹ (Tương Giang, Tam Sơn: Từ Sơn, Bắc Ninh) Đất cát pha (Đặng Xá, Dương Xá: Gia Lâm, Hà Nội) Đất bạc màu (An Hà, Hương Sơn: Lạng Giang, Bắc Giang) Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α=0,05 101 Kết quả điều tra trong năm 2009 cho thấy: trên các chân đất trồng lạc khác nhau có ảnh hưởng khá rõ rệt đến mức độ nhiễm bệnh HXVK. Tỷ lệ bệnh HXVK trên đồng ruộng cao nhất trên đất bạc màu (TLB trung bình vụ xuân là 4,8% và vụ hè thu là 5,07%); tiếp đến là trên đất cát pha (TLB trung bình vụ xuân là 3,47% và vụ hè thu là 3,73%) và thấp nhất trên chân đất thịt nhẹ TLB trung bình là 1,87% (vụ xuân) và 2,13% (vụ hè thu). Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại lạc vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010) Loại đất TLB % trung bình vụ xuân TLB % trung bình vụ hè thu Đất thịt nhẹ 2,13c 2,4c Đất cát pha 4,0b 4,27b Đất bạc màu 5,07a 5,33a LSD0.05 0,52 0,57 CV% 7,3 7,6 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α=0,05 Qua kết quả điều tra ở bảng 3.20 cho thấy trên các chân đất trồng lạc khác nhau có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ bệnh HXVK. Tỷ lệ bệnh HXVK trên đồng ruộng cao nhất trên đất bạc màu là 5,07% (vụ xuân) và 5,33% (vụ hè thu); tiếp đến là chân đất cát pha TLB trung bình là 4,0% (vụ xuân) và 4,27% (vụ hè thu), trên đất thịt nhẹ có TLB trung bình thấp nhất là 2,13% (vụ xuân) và 2,4% (vụ hè thu). Từ kết quả trên cho thấy trên đất bạc màu bệnh HXVK thường phát sinh và gây hại nặng, TLB trên đồng ruộng cao nhất lên tới 5,33% (vụ hè thu năm 2010). Qua 2 năm điều tra đã cho kết quả: trên chân đất thịt nhẹ TLB héo xanh thấp nhất (TLB trung bình từ 1,87 - 2,4%), tiếp đến là chân đất cát pha (TLB trung bình từ 3,47 - 4,27%) và trên chân đất bạc màu có TLB cao nhất 102 (TLB trung bình từ 4,8 - 5,33%). Như vậy bệnh HXVK gây hại nhẹ hơn trên đất thịt nhẹ, nặng hơn trên đất cát pha và nặng nhất trên đất bạc màu. Sở dĩ có sự biến động trên là do có sự khác nhau về thành phần cơ giới đất, chế độ luân canh và hệ vi sinh vật đối kháng trong đất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả Đỗ Tấn Dũng (1999) [10]; Mehan et al. (1993) [111]; Chang et al. (1998) [62]; Mehan và Liao (1994) [109]. 3.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh héo xanh vi khuẩn hại khoai tây Trên cây khoai tây chúng tôi tiến hành điều tra mức độ phát triển của bệnh HXVK trên các chân đất trồng khoai tây khác nhau ở vùng Hà Nội và phụ cận vụ đông năm 2008 - 2010, kết quả được thể hiện ở bảng 3.21. Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận (vụ đông năm 2008 - 2010) Loại đất TLB % trung bình Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chân đất vàn thấp 1,87c 2,13c 2,4c Chân đất vàn 2,67b 3,2b 3,2b Chân đất vàn cao 4,8a 5,33a 5,6a LSD0.05 0,25 0,32 0,35 CV% 3.7 4.1 4.5 Ghi chú: Chân đất vàn thấp: Tam Sơn, Tương Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh) Chân đất vàn: Phố Mới, Việt Hùng (Quế Võ, Bắc Ninh) Chân đất vàn cao: Cao Xá, Cao Thượng (Tân Yên, Bắc Giang) Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 103 Qua kết quả điều tra cho thấy: bệnh HXVK phát triển mạnh hơn ở chân đất vàn cao (TLB trung bình từ 4,8 - 5,6%). Sau đó đến chân đất vàn TLB trung bình từ 2,67 - 3,2% và ở chân đất vàn thấp TLB trung bình thấp nhất từ 1,87 - 2,4%. Sở dĩ có hiện tượng đó là do chân đất có ảnh hưởng đến sự tồn tại nguồn vi khuẩn trong đất từ vụ này sang vụ khác. Ở chân đất vàn thấp và vàn, thường có độ ẩm đất cao, trong năm có thời gian dài ngập nước đã có tác dụng làm giảm mật độ của vi khuẩn trong đất lan truyền sang vụ sau. Chân đất vàn cao thường luân canh một vụ lúa với hai vụ rau màu, cây vụ đông (như Lạc xuân - lúa mùa - khoai tây đông, Cà chua xuân - lúa mùa - khoai tây đông hoặc Lạc xuân - lạc hè thu - khoai tây đông). Trên chân đất vàn và chân đất vàn thấp thường có các công thức luân canh là Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông hoặc Lạc xuân - lúa mùa - khoai tây đông. Do ảnh hưởng của chân đất đã ảnh hưởng đến chế độ luân canh và hệ sinh vật đất đối với sự phát triển của bệnh HXVK hại khoai tây. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Tấn Dũng (1999) [10]; Mehan et al. (1993) [111]; Chang et al. (1998) [62]; Mehan và Liao (1994) [109]. 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đạm đến bệnh HXVK hại lạc, khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh. Một số kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh phát triển của bệnh, đặc biệt là vai trò của phân chuồng, vôi và phân đạm (Yeh, 1990 [148]; Chang và cs, 1998 [60]). Để tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh gây hại của bệnh HXVK, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trên cây lạc và khoai 104 tây với các công thức bón phân đạm khác nhau, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm ở mỗi lần nhắc lại là 30m2. 3.3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến bệnh HXVK hại lạc Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phân đạm đến bệnh HXVK hại lạc gồm 5 công thức, trên giống lạc Sen lai tại xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2010. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.22. Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân đạm đến bệnh HXVK hại lạc tại xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội (năm 2010) Công thức thí nghiệm Vụ xuân Vụ hè thu TLB trung bình (%) Năng suất TB (kg/sào) TLB trung bình (%) Năng suất TB (kg/sào) 1 (đ/c) 1,87c 130,32 2,13d 126, 8 2 2,4b 128,64 2,4c 124,8 3 1,06d 136,80 1,33e 132,9 4 2,4b 128,16 2,67b 124,3 5 2,67a 127,68 2,93a 123,8 LSD0,05 0,18 0,19 CV% 4,9 4,7 Ghi chú: - CT1 (đối chứng): 10,8 tấn phân chuồng hoai mục 37,3 kg N + 92,6 kg P2O5 + 75,6 kg K2O + 540 kg vôi bột/ha - CT2: 10,8 tấn phân chuồng hoai mục 31,1 kg N + 92,6 kg P2O5 + 75,6 kg K2O + 540 kg vôi bột/ha - CT3: 10,8 tấn phân chuồng hoai mục 43,5 kg N + 92,6 kg P2O5 + 75,6 kg K2O + 540 kg vôi bột/ha - CT4: 10,8 tấn phân chuồng hoai mục 49,7 kg N + 92,6 kg P2O5 + 75,6 kg K2O + 540 kg vôi bột/ha - CT5: 10,8 tấn phân chuồng hoai mục 55,9 kg N + 92,6 kg P2O5 + 75,6 kg K2O + 540 kg vôi bột/ha. Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 105 Qua số liệu bảng 3.22 cho thấy: ở các công thức bón phân đạm khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến mức độ nhiễm bệnh HXVK trên cây lạc. Ở vụ xuân, với các công thức bón phân khác nhau, mức độ nhiễm bệnh héo xanh cũng có sự khác nhau: công thức 5 có tỷ lệ bệnh cao nhất (TLB trung bình là 2,67%), tiếp đến là công thức 2 và công thức 4 (TLB trung bình là 2,4%), còn ở công thức 3 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (TLB trung bình là 1,06%). Ở vụ hè thu, giữa các công thức bón phân cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK. Ở công thức 5 bón với lượng phân đạm cao (55,89 kg N/ ha tương ứng bón 4,5kg/ sào) thì TLB trung bình đạt cao nhất là 2,93% và TLB thấp nhất ở công thức 3 là 1,33%. Như vậy giữa các công thức bón phân đạm khác nhau có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh gây hại của bệnh HXVK. Vì vậy trong quá trình trồng và chăm sóc lạc, cần chú ý bón đủ liều lượng phân bón nhất là cần bón cân đối giữa các loại phân để đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như nhằm giảm mức độ thiệt hại do bệnh héo xanh gây ra. 3.3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến bệnh HXV hại khoai tây Phân bón và kỹ thuật bón phân là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất khoai tây. Điều đó càng đặc biệt quan trọng khi cây khoai tây ở nước ta được trồng chủ yếu trên đất ruộng 1 hoặc 2 vụ có độ phì nhiêu thấp. Mặt khác, khoai tây ở Việt Nam có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 85 đến 115 ngày) nên phải bón phân nhiều và bón tập trung. Trong các nguyên tố đa lượng thì hiệu lực của phân đạm đối với khoai tây là mạnh nhất (Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mỳ, 1996) [38]. Trên cây khoai tây, chúng tôi cũng tiến hành bố trí thí nghiệm với 5 công thức bón phân đạm khác nhau, trên giống khoai tây KT3 tại xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh, năm 2009 - 2010. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.23. 106 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân đạm đến bệnh HXVK hại khoai tây vụ đông tại xã Tam Sơn, Từ Sơn (năm 2009 - 2010) Công thức thí nghiệm Năm 2009 Năm 2010 TLB trung bình (%) Năng suất TB (kg/ sào) TLB trung bình (%) Năng suất TB (kg/ sào) 1 (đ/c) 2,13b 561,60 2,4b 556,8 2 2,13b 486,00 2,67a 492,0 3 1,06d 583,20 1,33c 576,0 4 1,87c 566,64 2,4b 552,0 5 2,4a 549,12 2,67a 542,4 LSD0,05 0,26 0,23 CV% 7,4 5,5 Ghi chú: - CT1 (đối chứng): 16,2 tấn phân chuồng hoai mục + 111,8 kg N + 92,6 kg P2O5 + 90,7 kg K2O + 540 kg vôi bột/ ha - CT2: 16,2 tấn phân chuồng hoai mục + 86,9 kg N + 92,6 kg P2O5 + 90,7 kg K2O + 540 kg vôi bột/ ha - CT3: 16,2 tấn phân chuồng hoai mục + 136,6 kg N + 92,6 kg P2O5 + 90,7 kg K2O + 540 kg vôi bột/ ha - CT4: 16,2 tấn phân chuồng hoai mục + 161,5 kg N + 92,6 kg P2O5 + 90,7 kg K2O + 540 kg vôi bột/ ha - CT5: 16,2 tấn phân chuồng hoai mục + 186,3 kg N + 92,6 kg P2O5 + 90,7 kg K2O + 540 kg vôi bột/ ha Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 Qua kết quả bảng 3.23 cho thấy: ở công thức 5 có TLB héo xanh cao nhất (TLB trung bình từ 2,4 - 2,67%), tiếp đến là ở công thức 2 (TLB trung bình từ 2,13 - 2,67%) và ở công thức 3 tỷ lệ bệnh thấp nhất là 1,06 - 1,33%. Ở vụ đông năm 2010, tỷ lệ bệnh HXVK có cao hơn so với ở vụ đông năm 2009 do trong năm 2010 là năm nắng nóng nhiều, nhiệt độ cao, ẩm độ lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại. TLB trung bình trong vụ đông năm 2010 ở các công thức dao động từ 1,33 - 2,67%, trong khi đó ở vụ đông năm 2009 TLB trung bình thấp hơn chỉ từ 1,06 - 2,4%. 107 Nếu bón phân không cân đối hoặc quá dư thừa phân, nhất là phân đạm urê sẽ tạo điều kiện cho thân lá phát triển mạnh, hạn chế sự lưu thông không khí, giảm sự thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh HXVK phát sinh gây hại, đồng thời còn làm giảm sự tích lũy để tạo củ lạc, củ khoai tây, làm cho tỷ lệ củ nhỏ tăng, hạn chế năng suất và chất lượng của lạc và khoai tây. 3.3.4. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống lạc, khoai tây trong điều kiện chậu vại Lạc, khoai tây là những cây trồng quan trọng chịu ảnh hưởng nhiều của bệnh HXVK. Đây là đối tượng bệnh gây hại làm giảm đáng kể năng suất cũng như chất lượng lạc, khoai tây; nhất là trong điều kiện sản xuất lạc, khoai tây ở những vùng chuyên canh rau màu. Để bước đầu đánh giá tính chống chịu bệnh HXVK của một số giống lạc, giống khoai tây, chúng tôi bố trí thí nghiệm trong điều kiện chậu vại tại khu nhà lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.3.4.1. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống lạc trong điều kiện chậu vại Thí nghiệm đánh giá khả năng chống chịu với bệnh HXVK của một số giống lạc được tiến hành ở vụ xuân và vụ hè thu năm 2009 trong điều kiện chậu vại. Nguồn vi khuẩn gây bệnh sử dụng trong thí nghiệm là isolates vi khuẩn LSS2 (được phân lập từ cây lạc bị bệnh héo xanh ở Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội), có độc tính cao. Kết quả được trình bày trong bảng 3.24. Kết quả khảo sát tính chống chịu với bệnh HXVK của các giống lạc cho thấy: các giống lạc khác nhau thể hiện tính chống chịu với bệnh HXVK là khác nhau. Trong các giống lạc thí nghiệm, sau 28 ngày lây nhiễm có 2 giống MD7 và Gié Nho Quan thể hiện tính kháng bệnh HXVK cao (HR) có tỷ lệ cây sống sót sau lây nhiễm rất cao (từ 91,1 - 93,3%). Ở mức kháng (R) có 1 giống: L14 (tỷ lệ cây sống sót là: 85,5 - 88,8%). Ở mức giống nhiễm trung bình (MS) có 4 giống là: Trạm Xuyên, L08, MD9, L18 (tỷ lệ cây sống sót lần 108 lượt là: 56,6 - 58,8%; 56,6 - 61,1%; 57,7 - 60,0% và 58,8 - 62,2%). Còn ở mức giống nhiễm (S) có 3 giống là: Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang, Sen lai; trong đó giống Sen Nghệ An có tỷ lệ cây sống sót thấp nhất trong các giống (tỷ lệ cây sống sót là 33,3 - 35,5%). Bảng 3.24. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống lạc trong điều kiện chậu vại (năm 2009) STT Giống lạc Vụ xuân Vụ hè thu Mức kháng Tỷ lệ cây sống sót (%) sau lây nhiễm 21 ngày 28 ngày 21 ngày 28 ngày 1 Sen Nghệ An 40,0 35,5f 36,6 33,3f S 2 Đỏ Bắc Giang 44,4 41,1e 40,0 37,7e S 3 Sen lai 75/23 57,7 50,0d 55,5 47,7d S 4 Trạm Xuyên 67,7 58,8c 65,5 56,6c MS 5 L08 70,0 61,1c 67,7 56,6c MS 6 MD9 68,8 60,0c 66,6 57,7c MS 7 L18 71,1 62,2c 68,8 58,8c MS 8 L14 92,2 88,8b 91,1 85,5b R 9 MD7 94,4 92,2a 93,3 91,1a HR 10 Gié Nho Quan 95,5 93,3a 93,3 91,1a HR LSD0,05 4,09 3,82 CV% 3,8 3,6 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α=0,05 Số cây thí nghiệm: 90 cây/ một giống lạc, thí nghiệm được bố trí ở khu nhà lưới - Khoa Nông học 3.3.4.2. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống khoai tây trong điều kiện chậu vại Trên cây khoai tây, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng chống chịu bệnh HXVK của các giống khoai tây trong điều kiện chậu vại, thí nghiệm được tiến hành ở vụ đông năm 2009, 2010. Nguồn vi khuẩn gây bệnh sử dụng cho thí nghiệm là isolates vi khuẩn KTTY2 (được phân lập từ cây khoai tây bị bệnh héo xanh ở Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang), có độc tính cao. Kết quả được trình bày trong bảng 3.25 và 3.26. 109 Bảng 3.25. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống khoai tây trong điều kiện chậu vại (năm 2009) STT Giống khoai tây Tỷ lệ cây sống sót (%) sau lây nhiễm Mức kháng 21 ngày 28 ngày 1 Thường Tín 64,4 54,0g S 2 Solara 71,1 66,6ef MS 3 Roberta 73,3 68,8de MS 4 KT2 76,6 71,1cd MS 5 Nicola 77,7 71,1cd MS 6 Diamant 78,8 73,3bc MS 7 Marabel 80,0 75,5b MS 8 KT3 88,8 82,2a R 9 VT2 90,0 83,3a R 10 Mariella 91,1 84,4a R LSD0,05 4,38 CV% 3,5 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α=0,05 Số cây thí nghiệm: 90 cây/ một giống khoai tây, thí nghiệm được bố trí ở khu nhà lưới - Khoa Nông học Qua kết quả bảng 3.25 và 3.26 cho thấy: các giống khoai tây khác nhau cũng có mức nhiễm bệnh HXVK là khác nhau. Trong 10 giống khoai tây thí nghiệm thì giống khoai tây Thường Tín thuộc nhóm giống nhiễm với bệnh HXVK (tỷ lệ cây sống sót sau 28 ngày lây nhiễm là 53,3 - 54,0%). Qua quan sát thấy bệnh xuất hiện sớm hơn ngay sau trồng 20 ngày. Thời gian từ khi có triệu chứng bệnh xuất hiện đến khi cây bị bệnh ngắn khoảng 1 - 2 ngày, bệnh thể hiện rõ, tốc độ phát triển bệnh nhanh. Tiếp đến là các giống nhiễm bệnh HXVK trung bình gồm có 6 giống (Solara, Roberta, KT2, Nicola, Diamant, Marabel) có tỷ lệ cây sống sót từ 65,5 - 75,5% sau lây nhiễm 28 ngày. Trong đó giống Marabel có tỷ lệ cây sống sót cao hơn là 74,4 - 75,5%, tiếp đến là giống khoai tây Diamant 110 (72,2 - 73,3%) và thấp nhất là giống Solara (65,5 - 66,6%). Nhóm giống này có khả năng xuất hiện bệnh hơi muộn so với giống nhiễm. Thời gian từ khi có triệu chứng bệnh xuất hiện đến khi cây bị bệnh ngắn hơn so với giống chống chịu từ 2 - 3 ngày, tốc độ phát triển bệnh ở mức trung bình. Cây mắc bệnh chậm hơn so với giống nhiễm bệnh và thời gian kéo dài tới 49 - 56 ngày vẫn có cây bị bệnh, tuy nhiên tỷ lệ cây bị bệnh HXVK chỉ khoảng 6 - 7%. Bảng 3.26. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống khoai tây trong điều kiện chậu vại (năm 2010) STT Giống khoai tây Tỷ lệ cây sống sót (%) sau lây nhiễm Mức kháng 21 ngày 28 ngày 1 Thường Tín 64,4 53,3g S 2 Solara 70,0 65,5ef MS 3 Roberta 73,3 66,6de MS 4 KT2 75,5 70,0cd MS 5 Nicola 76,6 70,0cd MS 6 Diamant 76,6 72,2bc MS 7 Marabel 80,0 74,4b MS 8 KT3 86,6 82,2a R 9 VT2 88,8 82,2a R 10 Mariella 91,1 83,3a R LSD0,05 5,48 CV% 4,5 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 Các giống chống chịu với bệnh HXVK có tỷ lệ cây sống sót >70% gồm có 3 giống là KT3, VT2 và Mariella. Trong nhóm giống này thì giống Mariella có tỷ lệ cây sống sót cao nhất sau 28 ngày lây nhiễm (tỷ lệ cây sống sót từ 82,2 - 84,4%), tiếp đến là giống VT2 có tỷ lệ cây sống sót là 82,2 - 83,3% và thấp hơn là giống KT3 có tỷ lệ cây sống sót là 82,2%. Trong nhóm giống này tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK muộn hơn so với 111 giống nhiễm trung bình khi mà cây khoai tây đã phát triển đồng đều và cây vào thời kỳ 20 - 35 ngày, cây khỏe có sức chống chịu được bệnh HXVK (Sequeira, 1979) [130]. Các kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ciampi và Sequeira (1989); Đoàn Thị Thanh (1998) [34]. Khi các tác giả nghiên cứu cơ chế chống chịu của các giống khoai tây kháng, giống nhiễm trung bình và giống mẫn cảm với bệnh HXVK R. solanacearum và mức độ kháng của giống kháng, tốc độ lây lan nhanh của các giống mẫn cảm đối với khoai tây. Các tác giả cũng đã kết luận các giống kháng do có gen chống chịu và bệnh có thời kỳ phát bệnh dài, còn các giống mẫn cảm với bệnh HXVK do không có gen kháng nên bị bệnh nặng nhất lúc cây còn non vì lúc đó cây có sức chống chịu với bệnh yếu và bệnh phát triển nhanh, cây bị bệnh sớm hơn các giống kháng. 3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh HXVK hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận Theo những kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy không có một biện pháp riêng rẽ nào trong phòng chống bệnh HXVK mang lại hiệu quả. Vấn đề được đặt ra là cần kết hợp đồng bộ các biện pháp canh tác, biện pháp phòng trừ sinh học,v.v trong biện pháp quản lý tổng hợp bệnh HXVK để đạt được hiệu quả phòng trừ bệnh (He, 1986) [82], (Machmud, 1993) [106], (Đỗ Tấn Dũng, 1999) [10]. Đề tài đã tiến hành khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại cây lạc, cây khoai tây bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng B. subtilis, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học, chất kích kháng trong điều kiện phòng thí nghiệm, chậu vại (với isolates LSS2: phân lập từ cây lạc nhiễm bệnh ở Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội và isolates KTTY2: phân lập từ cây khoai tây nhiễm bệnh ở Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang) và ngoài đồng ruộng. 112 3.4.1. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc, khoai tây bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học, chất kích kháng trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.4.1.1. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc, khoai tây bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng trong điều kiện phòng thí nghiệm Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh héo xanh hại lạc, khoai tây được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Bệnh cây, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.27. Bảng 3.27. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh héo xanh lạc, khoai tây bằng chế phẩm vi sinh vật đối kháng B. subtilis trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_nguyen_tat_thang_1623_2005292.pdf
Tài liệu liên quan