MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Quy ước trình bày
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 8
TRONG TIẾP CẬN CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
1.1.1. Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh ở nước ngoài 8
1.1.2. Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh trong nước 10
1.1.3. Nghiên cứu ca dao - dân ca Đồng bằng sông Cửu Long và những bước đi
đầu tiên trong tiếp cận dưới góc nhìn bối cảnh 15
1.2. Nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh - những vấn đề còn
bỏ ngỏ 19
1.2.1. Ca dao - dân ca được tiếp cận như chỉnh thể ngôn từ nghệ thuật độc lập
với sự kiện diễn xướng, không chú ý đến các dạng thức tồn tại cụ thể
của ca dao - dân ca 19
1.2.2. Ca dao - dân ca được quan niệm như chỉnh thể ngôn từ nghệ thuật độc
lập, tách rời với bối cảnh chung trong nghiên cứu 21
1.2.3. Quan niệm xem dân ca là đối tượng của lĩnh vực âm nhạc chứ không
phải là đối tượng nghiên cứu của hướng tiếp cận bối cảnh 22
1.2.4. Ca dao - dân ca cần được nhận thức là một thực thể tồn tại dưới dạng
thức một quá trình giao tiếp trong nhóm nhỏ 23
1.2.5. Vấn đề nhận dạng các thành tố của ca dao - dân ca trong bối cảnh 25
1.2.6. Vấn đề phương pháp trong sưu tầm và nghiên cứu ca dao - dân ca trong
bối cảnh 27
1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài 29
1.3.1. Nhận xét tình hình nghiên cứu 29
1.3.2. Hướng triển khai đề tài 30
Chương 2 33
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU 33
CA DAO - DÂN CA DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH 33
2.1. Tư liệu trong nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh 33
2.1.1. Nhận diện đặc điểm nguồn tư liệu ca dao - dân ca trong bối cảnh 33
2.1.2. Nhận diện các nguồn tư liệu ca dao - dân ca trong bối cảnh 37
2.1.3. Các phương pháp thu thập tư liệu trong nghiên cứu ca dao - dân ca trong
bối cảnh 51
2.2. Các dạng thức của ca dao - dân ca trong bối cảnh 62
2.2.1. Dạng thức nói năng 62
2.2.2. Dạng thức dân ca 63
2.3. Ca dao - dân ca trong bối cảnh là một hệ thống 71
2.3.1. Tính hệ thống của ca dao - dân ca trong bối cảnh 71
2.3.2. Một số thành tố hệ thống của ca dao - dân ca trong bối cảnh 73_Toc110602963
Chương 3 90
NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH TỪ SƯU TẦM THỰC TẾ - TRƯỜNG HỢP 90
DẠNG THỨC NÓI NĂNG 90
3.1. Công tác thu thập tư liệu 90
3.1.1. Về phạm vi, đối tượng và phương pháp sưu tầm 90
3.1.2. Kết quả sưu tầm khảo sát và đối tượng tiếp cận 91
3.2. Bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong dạng thức nói năng 91
3.2.1. Nhận dạng bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng dựa vào
chức năng cụ thể và chức năng khái quát 91
3.2.2. Nhận dạng bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng dựa vào
tổ hợp chức năng 108
3.3. Một số đặc điểm hình thức định hướng thể loại ca dao - dân ca trong
dạng thức nói năng 115
221 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh (trường hợp ca dao - dân ca đồng bằng sông Cửu Long), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn trong việc tìm kiếm các bối cảnh thực tế do các hình thức diễn xướng dân ca truyền thống (hò lẻ, hò chèo ghe, hò cấy, hát huê tình, hát ru) hiện không còn tồn tại phổ biến. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung vào sưu tầm dạng thức tồn tại của ca dao - dân ca trong sinh hoạt nói năng. Đây chính là hình thức còn tồn tại nhiều trong thực tế, thuận lợi trong sưu tầm và sẽ được triển khai nghiên cứu trong toàn bộ Chương 3. Điều này cũng phù hợp với luận điểm của lí thuyết bối cảnh là nghiên cứu những thực thể folklore còn hiện tồn, đang vận động.
Các hình thức tồn tại trong thực tế của ca dao - dân ca ở dạng thức dân ca cũng còn tồn tại nhưng không phổ biến và chỉ được tiếp cận giới hạn ở hình thức hồi tưởng, ghi chép theo trí nhớ của chủ thể dân gian. Chúng tôi cũng thu thập được một số mẫu thuộc dạng thức này để phục vụ cho việc tìm hiểu ca dao - dân ca trong dạng thức dân ca ở Chương 4. Hướng tiếp cận dạng thức dân ca chủ yếu từ tư liệu sưu tầm thực tế cần được tiếp cận đầy đủ trong một công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn (ca dao - dân ca trong các hình thức theo quan niệm truyền thống và được sân khấu hóa, trong cải lương, ca cổ, đờn ca tài tử, âm nhạc hiện đại). Như vậy, Chương 3 sẽ tập trung nghiên cứu ca dao - dân ca ĐBSCL từ những tư liệu được sưu tầm từ công tác điền dã là các mẫu nói năng có sử dụng ca dao - dân ca.
Trong phần dưới đây, chúng tôi tiếp cận một số bình diện của ca dao - dân ca ĐBSCL trên cơ sở sử dụng các nguồn tư liệu đã được sưu tầm như đã trình bày ở trên. Hướng diễn giải, phân tích không giới hạn ở một lí thuyết nhất định mà được sử dụng kết hợp theo hướng liên ngành như chức năng luận, ngôn ngữ học, văn hóa học nhằm mục đích làm rõ được những đặc điểm của ca dao - dân ca ĐBSCL trong bối cảnh sử dụng thực tế.
3.2. BỐI CẢNH SỬ DỤNG CA DAO - DÂN CA TRONG DẠNG THỨC NÓI NĂNG
3.2.1. Nhận dạng bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng dựa vào chức năng cụ thể và chức năng khái quát
Hướng tiếp cận văn bản trong nghiên cứu folklore không đặt văn bản vào bối cảnh tồn tại đích thực của nó nên chủ yếu tiếp cận các yếu tố ngôn từ để mà diễn giải. Hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu folklore chủ trương khảo sát, nghiên cứu thực thể folklore ở dạng thức tồn tại đích thực trong bối cảnh để khám phá các chiều kích mới. Do đó, việc tìm hiểu, nhận dạng các loại bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca tương ứng với từng dạng thức tồn tại của ca dao - dân ca là cần thiết cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Trong dạng thức nói năng, việc nhận diện các loại, đặc điểm của bối cảnh sẽ giúp làm rõ phần nào sự ảnh hưởng của bối cảnh đến lí do sử dụng, hình thức diễn xướng, chức năng và tính khả biến của ý nghĩa câu ca dao - dân ca được sử dụng.
Có nhiều cách để nhận dạng các bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca. Điều này phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và tiêu chí nhận dạng tương ứng. Chẳng hạn, để xác định các quan hệ, vị thế của người sử dụng và tham gia diễn xướng ảnh hưởng thế nào đối với ca dao - dân ca, có thể vận dụng tiêu chí quan hệ, vị thế để chia bối cảnh thành các loại tương ứng như bối cảnh gắn với quan hệ cha con, bối cảnh gắn với quan hệ vợ chồng, bối cảnh gắn với quan hệ láng giềng Tùy vào sự phân loại, mỗi cách nhận dạng sẽ cho ra nhiều loại bối cảnh theo mục đích tiếp cận. Tùy mục đích cụ thể mà một tiêu chí sử dụng để nhận dạng có thể tạo ra nhiều loại bối cảnh chứ không cố định.
Như đã trình bày ở tiểu mục 2.3.2.4, bối cảnh gắn với chức năng là một hướng tiếp cận có thể giúp tiếp cận, diễn giải ca dao - dân ca trong bối cảnh hiệu quả. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định hướng phân loại bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng chủ yếu ở bình diện chức năng. Bằng hướng tiếp cận phân loại bối cảnh gắn với chức năng, chúng tôi có thể xác định một cách tổng thể các yếu tố, đặc điểm, tính chất như không gian, thời gian, chủ thể diễn xướng, người tham dự đã tạo ra những chức năng thực tế hoặc tiềm tàng nào để mà từ đó tác động đến việc sử dụng, sử dụng như thế nào và ý nghĩa cụ thể của câu ca dao - dân ca trong mối quan hệ với chức năng. Loại bối cảnh được xác lập dựa trên sự tương tác chức năng của ca dao - dân ca trong mối quan hệ với chức năng của bối cảnh được chúng tôi gọi bằng khái niệm “bối cảnh - chức năng”.
Mỗi câu ca dao - dân ca khi được sử dụng trong mỗi bối cảnh nói năng cụ thể (bối cảnh hẹp) cụ thể đều thực hiện những chức năng cụ thể mà người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp mong muốn. Cùng một câu ca dao - dân ca nhưng khi đặt ở bối cảnh cụ thể khác thì chức năng cũng sẽ thay đổi theo yêu cầu của bối cảnh và sự tác động của các yếu tố khác. Do đó, cần nhận dạng mỗi chức năng cụ thể trong mỗi bối cảnh cụ thể để thấy được sự biến đổi, vận động của ca dao - dân ca trong bối cảnh giao tiếp cụ thể. Tùy thuộc vào việc nhận thức có bao nhiêu chức năng của ca dao - dân ca trong tất cả các bối cảnh giao tiếp thì sẽ nhận thức được hệ thống bối cảnh đa dạng, phong phú như thế nào trong ca dao.
Trên cơ sở thống kê các chức năng đơn lẻ, cụ thể của ca dao - dân ca trong bối cảnh cụ thể, chúng tôi có bảng phân loại bối cảnh - chức năng cụ thể như sau:
STT
Bối cảnh - chức năng
Số lượng
Tỉ lệ %
Điều chỉnh hành vi
55
15.63
Bộc lộ thái độ
42
11.93
Bộc lộ cảm xúc
39
11.08
Nhận xét
32
9.09
Giải thích
25
7.10
Giãi bày
22
6.25
Khuyên
21
5.97
Phê phán
14
3.98
Hồi đáp
13
3.69
Tạo không khí
13
3.69
Trêu ghẹo
11
3.13
An ủi
10
2.84
Gợi chuyện
9
2.56
Phản đối
7
1.99
Giới thiệu
6
1.70
Thuyết phục
5
1.42
Từ chối
5
1.42
Mắng
4
1.14
Đối tượng nhận thức
3
0.85
Tuyên bố quan điểm
3
0.85
Cảnh báo
2
0.57
giảng hòa
2
0.57
Khen ngợi
2
0.57
Tán tỉnh
2
0.57
Trấn an
2
0.57
Cầu xin
1
0.28
Minh họa
1
0.28
Xin tội
1
0.28
TỔNG
352
100.00
Bảng 3. 1: Bảng phân loại bối cảnh gắn với chức năng cụ thể
Dựa trên chức năng cụ thể của ca dao - dân ca trong mỗi bối cảnh cụ thể, chúng tôi khảo sát chức năng trên 142 mẫu sưu tầm nói năng có sử dụng ca dao - dân ca. Kết quả thống kê cho thấy có 28 loại bối cảnh - chức năng cụ thể tương ứng với 28 chức năng cụ thể của ca dao - dân ca.
Kết quả thống kê các loại bối cảnh gắn với chức năng cụ thể đã cho thấy ca dao - dân ca trong sử dụng cụ thể hết sức đa dạng, phong phú. Có được điều này là do sự tương tác giữa ca dao - dân ca và bối cảnh sử dụng. Sự tương tác này không tách rời hai yếu tố ca dao - dân ca và bối cảnh mà hòa phối, giúp ca dao - dân ca cũng trở thành một yếu tố của bối cảnh và ngược lại. Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự phong phú đa dạng của các loại bối cảnh là do mỗi câu ca dao - dân ca khi sử dụng trong bối cảnh cụ thể sẽ có khả năng được sử dụng với những ý nghĩa khác nhau hoặc gần nhau, chứ không phải lúc nào cũng trùng khít. Và điều này gợi mở về khả năng tiềm tàng của ca dao - dân ca là khả năng chuyển đổi nghĩa và đặc điểm thể loại. Thử tiếp cận hai tình huống sử dụng câu ca dao Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng để thấy được sự biến đổi ý nghĩa, chức năng của câu ca dao trong những bối cảnh khác nhau.
Bối cảnh mẫu thứ nhất:
Một buổi tối, tôi đang ngồi uống trà sữa với ăn bánh tráng trộn với mấy người bạn ở một quán ven đường gần bến Ninh Kiều thì bỗng thấy một đứa bé mặt mày lam lũ đi bán vé số đến mời tôi mua. Tôi mua giúp bé một tờ, đứa bé đi khỏi tôi mới tặc lưỡi nói bâng quơ:
- Bé con nhà ai mới ít tuổi đầu mà phải đi bán vé số thấy mà tội nghiệp!
Người chủ quán biết chuyện mới kể:
- Nó là thằng Tí, con ông Năm Rạng, cùng khu phố với tôi. Mẹ nó mất hồi mới đẻ ra nó, cha nó mới đi bước nửa, bả với ổng có một đứa con riêng, đứa kia thì bả cưng như trứng mỏng, còn thằng bé này thì bả bắt đi bán vé số vậy đó.
- Rồi cha nó đâu mà để nó chịu vậy hả thím?
- Ổng đi làm tháng về được một lần là hên lắm, mà tới ổng về thì bả để nó ở nhà, giả bộ cưng lắm, ai mà biết.
Nói xong người chủ quán thở dài:
- Đúng là,
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng.
Nghe chủ quán cảm thán bằng mấy câu ca người ta hay nói vậy, chúng tôi chỉ biết lẳng lặng nhìn theo đứa bé mà thở dài chứ biết làm gì [NN031].
Mẫu giao tiếp trên cho thấy cấu trúc của bối cảnh bao gồm tình huống giao tiếp bởi chủ thể tôi, những người bạn đang uống nước với chủ quán. Tình huống giao tiếp này đã tương tác với một sự việc có khả năng tạo nguyên cớ cho sử dụng ca dao - dân ca là cậu bé bán vé số có vẻ mặt lam lũ mời mua vé số và hành động tặc lưỡi thể hiện sự trắc ẩn của chủ thể “tôi”. Chính điều này đã dẫn đến sự xuất hiện những phát ngôn của người chủ quán về gia cảnh của cậu bé và cảm xúc của ông khi những điều đó được khơi lại. Từ đó, bối cảnh đã đặt ra nhu cầu cho người chủ quán phải bộc lộ cảm xúc đau buồn, bất lực trước nghịch cảnh của cậu bé bán vé số theo quy định của tâm hồn, phẩm chất, tính cách mang tính văn hóa của con người ĐBSCL. Và như vậy, câu ca dao - dân ca: Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng xuất hiện trong tình huống này đã thực hiện được chức năng như mong muốn thể hiện của người chủ quán.
Bối cảnh mẫu thứ hai:
Cuối chiều khi đi đám giỗ bên nhà ông Sáu Bẹ (ấp Trà Côn, xã Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long. Bà Sáu ở Ấp Ngãi Hòa, xã Hòa Bình) vừa bước vô nhà bà liền nói với chồng là ông Ca. Bà nói với vẻ bức xúc:
- Bởi ông bà có câu,
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng.
Thấy ông Sáu đang lắng nghe, bà nói tiếp:
- Bữa nay về bển tui mới biết và thấy tội ghê vậy ông ơi. Bà Sáu kể với tôi là hai đứa nhỏ bị mẹ Bảy sau này đánh muốn chết luôn vậy. Chú Bảy con trai của ông sáu Bẹ nó đi làm về được nhiêu tiền là con mẻ lấy hết mà không cho hai đứa nhỏ một đồng đi học nữa, lâu lâu cho được vài ngàn bạc lẻ hà. Tội nghiệp hai đứa nhỏ phải đi bắt ốc bắt cua bán lấy tiền đi học. Đợt này nghỉ hè được ba tháng đứa lớn đâu có ở nhà đâu, nó đi lên Trà Ôn bán vải mướn cho người ta ở trển á, một tháng nghe nói được 700 nghìn mà làm ban ngày rồi buổi tối tới 9h mới nghỉ. Năm nay đám giỗ ông nội nó mà nó không về luôn nữa, nó nói ráng ở lại làm cho hết tháng rồi về đi học luôn. Bởi ta nói còn cha còn mẹ thì hơn chứ không cha không mẹ thì như đờn đứt dây. Bởi ta nói tôi cầu làm sao cho tôi sống nuôi con Út cho nó học tới nơi tới chốn tôi mới yên.
Nghe vợ nói chuyện người ta, ông Ca nói:
- Thôi nói chuyện đâu đâu không hay không hà, đi tắm rửa thay đồ đi, đi từ sáng giờ không mệt hay sao mà ngồi đó nói tào lao.
Nghe ông nói vậy, bà Sáu bực bội bỏ đi thay đồ rửa mặt [NN105].
Mẫu NN105 cho thấy tình huống bà Ca đi đám giỗ khi về đến nhà thì gặp chồng là ông Ca. Đây là tình huống dễ nảy sinh nhu cầu gợi chuyện vì vợ chồng suốt một buổi không gặp. Bên cạnh nguyên cớ đó, bà Ca còn có một nguyên cớ khác thúc đẩy việc sử dụng ca dao - dân ca là sự việc về cảnh mẹ ghẻ con chồng mà bà đã nghe kể trong đám giỗ và rất bức xúc, cần giải tỏa với ai đó. Mặt khác, văn hóa gợi chuyện trong quan hệ gia đình, văn hóa trong ứng xử xã hội trước những vấn đề liên quan đến việc đối xử bất công trong gia đình và văn hóa sử dụng ca dao - dân ca trong sinh hoạt của người dân ĐBSCL cũng góp phần lí giải câu ca dao được sử dụng. Chính những nguyên cớ này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng câu ca dao - dân ca Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng để thực hiện chức năng chính gợi chuyện cũng như chức năng bộc lộ sự bức xúc như mong muốn của bối cảnh.
Như vậy, qua phân tích 2 mẫu bối cảnh sử dụng cùng một câu ca dao - dân ca đã chứng minh chức năng của ca dao - dân ca gắn liền với bối cảnh và ngược lại. Chức năng của ca dao - dân ca sẽ trở nên khả biến tương ứng với từng loại bối cảnh, tùy nhu cầu của người trong cuộc mà bối cảnh với tình huống, nguyên cớ và các yếu tố khác chi phối. Nghĩa của nó sẽ không bất biến với nghĩa cơ bản trên bề mặt ngôn từ mà trở nên sống động, cụ thể trong bối cảnh sử dung.
Những ví dụ trên cho thấy cùng một câu ca dao - dân ca nhưng nó có thể có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh - chức năng. Ở chiều ngược lại, nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự đa dạng, phong phú của các loại bối cảnh và chức năng ca dao - dân ca là trường hợp nhiều câu ca dao - dân ca khác nhau nhưng gắn liền với những bối cảnh - chức năng giống nhau. Thử khảo sát mẫu bối cảnh dưới đây:
Hôm trước xóm tôi bị cúp điện nên tôi có sang nhà nội chơi, bên ánh đèn dầu mập mờ bà kể về những chuyện đời của ngày xưa, bà hay nhắc về ông bà Cóc, người có công sinh thành và nuôi dưỡng bà đến tận ngày nay. Tuy ông bà Cóc đã mất từ lâu nhưng hình bóng về ba mẹ vẫn luôn in sâu trong tâm trí của bà. Bà nói với giọng tự hào và đầy tình cảm khi nhắc về ba mẹ mình:
- Cháu biết không, để có được mảnh đất và ngôi nhà như ngày hôm nay ông bà Cóc đã cực khổ rất nhiều.
Nói xong nội ngước mặt lên nhìn mái nhà của mình rồi nói tiếp một câu với vẻ rất tâm trạng:
- Bởi vậy ông bà ta ngày xưa có câu rất hay mà tới giờ nội vẫn còn nhớ là:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Nghe nội nói xong, tôi cũng gật đầu nhẹ một cái và cảm thấy câu nội vừa nói rất hay. Nội tôi rất hay đưa những câu ca dao đầy ý nghĩa mà ngày xưa ông bà ta hay khuyên dạy và nhắc nhở con cháu để kể cho tôi nghe, những câu ca dao ấy như đã in sâu vào tâm trí của nội theo từng năm tháng.
Nghe xong tôi khẽ nói với nội:
- Câu đó thật ý nghĩa nội ha!
Vừa dứt lời thì nhà tôi bỗng có điện lại, vẻ mặt vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt của hai bà cháu và cuộc trò chuyện của hai bà cháu cũng tạm ngưng lại vì Nội phải đi vào nhà để tắt đi đèn dầu được thắp lúc mất điện, tôi thì cũng vội chào tạm biệt bà rồi quay trở về nhà của mình [NN134].
Phân tích bối cảnh sử dụng câu ca dao - dân ca Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu cho thấy bối cảnh cụ thể được ghi nhận trong mẫu đã đặt ra nhu cầu bộc lộ cảm xúc thương nhớ của bà nội dành cho ông cốc (con gái đối với cha). Tình huống cụ thể trong cuộc nói chuyện này là cuộc nói chuyện tán gẫu nhân lúc cúp điện giữa đứa cháu và bà nội. Nguyên cớ chủ yếu thúc đẩy nhu cầu sử dụng câu ca dao - dân ca để bộc lộ cảm xúc là câu chuyện bà nội kể cho cháu nghe liên quan đến ngôi nhà bà nội đang ở. Nguyên cớ kích thích là hành động bà nội ngước lên nhìn mái nhà đã kích hoạt nhu cầu bộc lộ cảm xúc thương nhớ của bà nội với ông cốc, người con với người cha đã mất, như là phản ứng mang tất yếu của 2 con người có điểm chung là thuộc về con người văn hóa ĐBSCL. Như vậy, câu ca dao - dân ca trong ví dụ này khác với câu ca dao - dân ca trong mẫu [NN031] nhưng kiểu bối cảnh đều liên quan đến chức năng bộc lộ cảm xúc. Điều này cho thấy các bối cảnh gắn với chức năng tuy đa dạng, phong phú nhưng cũng có điểm chung chứ không phải mỗi câu ca dao - dân ca sử dụng đều gắn với một bối cảnh hoàn toàn riêng biệt về chức năng.
Có thể khẳng định, số lượng bối cảnh gắn với chức năng cụ thể hết sức đa dạng và phong phú. Chỉ mới khảo sát 142 mẫu nói năng thì đã có 28 loại bối cảnh tương ứng với 28 chức năng cụ thể của ca dao - dân ca. Mặc dù số lượng này chỉ mới tính tới sự khác nhau về chức năng cụ thể chứ chưa đề cập đến những yếu tố nội hàm. Nếu nội hàm của chức năng cụ thể có đề cập, tính đến các sắc thái dương tính hay âm tính của chức năng cụ thể cũng như sự tổng hợp với các chức năng khác để làm nên sự khác biệt thì số lượng bối cảnh gắn với chức năng sẽ còn phong phú, đa dạng gấp nhiều lần. Đây là một đặc điểm nổi bật của ca dao - dân ca trong bối cảnh ở ĐBSCL mà hướng tiếp cận văn bản chưa đề cập đầy đủ. Thực tế cho thấy, khi tiếp cận thuần túy văn bản ca dao - dân ca, đặt ca dao - dân ca ngoài bối cảnh tồn tại thì chỉ có thể nhận diện nội dung dựa trên văn bản chứ không thể nhận ra chức năng cụ thể. Nếu việc phân tích văn bản chỉ dựa vào một số bối cảnh giả định, mơ hồ chỉ có thể chỉ ra một số chức năng của ca dao - dân ca chứ không thể bao quát tất cả các chức năng cũng như không thể xác định được đầy đủ các loại bối cảnh gắn với chức năng cụ thể của ca dao - dân ca.
Trong số 28 loại bối cảnh - chức năng trong bảng phân loại bối cảnh ở trên, chúng tôi nhận thấy 7 loại bối cảnh có tỉ lệ xuất hiện cao là điều chỉnh hành vi (15.63%), bộc lộ thái độ (11.93%), bộc lộ cảm xúc (11.08%), nhận xét (9.09%), giải thích (7.1%), giãi bày (6.25%), khuyên (5.97%). Nếu gộp bối cảnh bộc lộ cảm xúc/ tình cảm và bối cảnh bộc lộ thái độ thành chức năng bộc lộ thái độ/ cảm xúc/ tình cảm thì chức năng này chiếm tỉ lệ cao nhất với 23% trong tổng số các bối cảnh được nhận diện. Trong khi đó, các loại bối cảnh còn lại chỉ chiếm số lượng gần 33% trong tổng số các loại bối cảnh được nhận diện.
Dưới đây chúng tôi sẽ diễn giải một số bối cảnh chiếm tỉ lệ cao trong bảng phân loại.
- Bối cảnh - chức năng bộc lộ thái độ/ cảm xúc/ tình cảm
Tỉ lệ cao 23% của bối cảnh - chức năng bộc lộ thái độ/ cảm xúc/ tình cảm không phải là một điều lạ bởi lẻ một phần nội dung ca dao - dân ca từ trước đến nay vốn được xem là phản ánh thái độ, cảm xúc, tình cảm của người lao động. Tuy nhiên, ở góc độ chức năng của ca dao - dân ca và chức năng gắn với bối cảnh cụ thể thì đây là bằng chứng về việc ca dao - dân ca sản sinh và vận động, khả biến trong những hoàn cảnh cụ thể gắn với nhu cầu giãi bày, bày tỏ tình cảm, thái độ trong môi trường giao tiếp trước những tình huống của cuộc sống. Thử tiếp cận mẫu điển hình sau:
Hôm ấy là kỉ niệm ngày cưới của ba mẹ tôi. Ba và mẹ cưới nhau ngót nghét cũng đã hơn hai mươi năm. Theo như lời ba kể ngày xưa ông ngoại khó lắm, phải mất rất lâu ba mới “rước nàng về dinh” được. Tôi cũng tò mò ngày xưa làm thế nào mà ba mẹ đến được với nhau nên đánh tiếng hỏi:
- Ba kể lại chuyện tình của ba mẹ cho con nghe được không ba ?
Rồi tôi được kể cho biết ngày trước gia cảnh bên ngoại còn khó khăn lắm, mẹ thân là con gái nhưng vẫn luôn phụ giúp gia đình từ việc lớn đến việc nhỏ mà không một lời than vãn. Ba thấy mẹ chịu thương chịu khó nên để ý mẹ đã lâu. Bữa nọ ba xuống nhà ngỏ ý xin cưới mẹ, ông ngoại thấy bề ngoài ba trông bặm trợn nên ông ghét lắm, ông cấm tuyệt đối không cho ba mẹ quen nhau. Đâu khoảng một năm sau, nhờ mấy cô chú trong nhà khuyên nhủ, ba trông vậy thôi nhưng lại là người tử tế, hiền lành, lại biết chịu khó làm ăn nên ông ngoại cũng ưng bụng mà gả mẹ cho ba. Hồi mới cưới nhau ba mẹ còn khó khăn, vậy mà mẹ không một lời than trách, ba mẹ cùng nhau cố gắng làm lụng để mong cầu một tương lai tốt đẹp hơn. Ba nói:
- Hồi xưa mẹ xinh đẹp nên cũng được nhiều người theo đuổi. Ba thì nghèo, vậy mà không biết sao mẹ chọn ba nữa.
Nghe đến đây thì mẹ ngồi xuống cạnh hai ba con rồi cất lên câu hát như chọc ghẹo mà cũng đầy tình tứ:
- Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Ba nghe vậy thì bật cười, không che giấu nổi nét hạnh phúc trên mặt. Ba nói câu nói này như động lực để ba có thể cố gắng mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mẹ và tôi... [NN086].
Bối cảnh trong mẫu NN086 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để câu ca dao - dân ca Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người được sử dụng đúng như thời điểm nó cần xuất hiện. Cấu trúc của bối cảnh ở đây bao gồm tình huống giao tiếp là dịp kỷ niệm ngày cưới với sự góp mặt của vợ, chồng và con. Nguyên cớ đưa đẩy dẫn đến xuất hiện nhu cầu bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương của người vợ đối với người chồng là câu chuyện người chồng (cha) kể lại câu chuyện tình trắc trở nhưng đầy tình cảm của họ. Nguyên cớ trực tiếp kích hoạt nhu cầu sử dụng câu ca dao - dân ca ở người vợ chính là câu nói thể hiện sự thắc mắc, chưa thông của người chồng nhưng đồng thời cũng khẳng định tình cảm của người chồng đối với người vợ: Hồi xưa mẹ xinh đẹp nên cũng được nhiều người theo đuổi. Ba thì nghèo, vậy mà không biết sao mẹ chọn ba nữa. Câu hỏi này là yếu tố kích thích cuối cùng để kết nối nhu cầu của bối cảnh và khả năng đáp ứng nhu cầu của câu ca dao - dân ca trong bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người vợ đối với người chồng để phù hợp với bối cảnh đó. Ở đây bối cảnh văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định văn hóa giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ của người vợ đối với người chồng khi bắt gặp một mẫu hóa, cảnh huống trong đời sống vợ chồng.
Phân tích mẫu NN005 (xem phụ lục):
Mẫu chuyện trên chứa đựng một đoạn thoại có sử dụng ca dao - dân ca thay cho lời nói thông thường. Bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca ở đây gắn với một sự việc người con trai và con gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau vì chàng trai tự ti về hoàn cảnh nghèo khó của mình, và cô gái thì đã đến ngày đi lấy chồng xa. Sự việc đó trở thành nguyên cớ chính để thúc đẩy việc sử dụng câu ca dao - dân ca nào đó để bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Nguyên cớ này đã kết hợp với tình huống cụ thể là chàng trai và cô gái hẹn gặp nhau ở một nơi riêng tư trước ngày cưới cũng như đặc điểm tâm lí phổ quát của chàng trai, cô gái trong cảnh huống chia lìa, lỡ duyên dẫn đến câu ca dao - dân ca trên được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để bộc lộ cảm xúc đau khổ của người trong cuộc.
Như vậy, bối cảnh gắn với chức năng bộc lộ xuất hiện khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói và trong những tình huống cụ thể của giao tiếp. Ở đây chúng ta dễ nhận thấy có một sự tương đồng tương đối giữa cảnh huống giao tiếp này với cảnh huống gắn với chức năng than trách trong hò hát đối đáp của ca dao - dân ca. Và chức năng bộc lộ cảm xúc như là hệ quả tất yếu của 2 loại bối cảnh có nét tương đồng.
- Bối cảnh - chức năng điều chỉnh hành vi
Khác với bối cảnh - bộc lộ cảm xúc/ tình cảm/ thái độ để hiện thực hóa nhu cầu bộc lộ, bối cảnh - điều chỉnh hành vi là bối cảnh có khả năng hiện thực hóa nhu cầu điều chỉnh hành vi ở người sử dụng ca dao - dân ca. Kết quả khảo sát các mẫu sưu tầm ở ĐBSCL cho thấy loại bối cảnh này có tỉ lệ cao với 15.63% chứng tỏ khả năng tiềm tàng của ca dao - dân ca nói chung, ca dao - dân ca ĐBSCL trong việc được sử dụng như một phương tiện, công cụ trong điều chỉnh hành vi đối tượng giao tiếp. Tỉ lệ cao cho thấy ca dao - dân ca xuất hiện nhiều trong loại bối cảnh này và nó phản ánh tâm lí, ý thức của chủ thể dân gian về khả năng của ca dao - dân ca trong việc thực hiện nhu cầu tác động, thay đổi hành vi của người sử dụng đối với đối tượng giao tiếp ở nhiều tình huống đa dạng, phong phú của cuộc sống. Thử tiếp cận mẫu giao giao tiếp sau:
Chú Năm làm ăn thất bại nên sinh ra buồn rầu. Chú chẳng thiết ăn uống, suốt ngày nhậu nhẹt. Thím Năm buồn rầu và lo lắng hết sức. Một buổi sáng chú Năm mới tỉnh rượu, thức dậy. Chú ngồi ở góc giường trước, nhìn mông lung ra ngoài sân. Thím Năm mới đến, ngồi kế bên chồng, nắm lấy tay chú Năm, thím nói:
- Mình à, con người ta ai cũng có lúc thăng lúc trầm, không lường trước được. Người xưa nói,
Nghèo nhân nghèo nghĩa mới lo
Nghèo tiền nghèo bạc chẳng lo mình nghèo.
Mình ráng kiên trì làm ăn thì thế cái gì cũng có thể gây dựng lại mà, chứ dạo rày mình cứ đi nhậu suốt rồi nợ nần thêm, người ta cứ lại réo hoài, tôi rầu lắm!
Chú Năm lặng im nghe vợ giọng vợ vừa thủ thỉ vừa cảm thông chia sẻ. Chú không nói gì vì biết thím Năm đang an ủi chồng [NN106].
Phân tích cấu trúc bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong mẫu thoại trên cho thấy các nguyên cớ bao gồm sự việc đau lòng vì thất bại trong làm ăn xảy ra trước đó đã dẫn đến tâm trạng và hành vi tiêu cực trong thời gian dài của người chồng (Chú Năm). Nguyên cớ đó đã tương tác với bối cảnh tức thời và tình huống giao tiếp giữa người vợ với người chồng. Điều này đã dẫn đến nhu cầu tiềm tàng ở người vợ là muốn điều chỉnh hành vi mang tính tiêu cực của người chồng thành hành vi tích cực. Yếu tố văn hóa trong giao tiếp vợ chồng; thói quen sử dụng những chuẩn mực của ông bà, cộng đồng để điều chỉnh hành vi cá nhân cũng là những yếu tố thúc đẩy việc sử dụng câu ca dao - dân ca. Cuối cùng, nguyên cớ kích thích “Chú ngồi ở góc giường trước, nhìn mông lung ra ngoài sân” đã kích hoạt việc sử dụng câu ca dao - dân ca Nghèo nhân nghèo nghĩa mới lo/ Nghèo tiền nghèo bạc chẳng lo mình nghèo ở người vợ để giúp chồng thay đổi hành vi. Việc sử dụng câu ca dao - dân ca này trong bối cảnh tương ứng đã phản ánh niềm tin vào chiến lược giao tiếp của người vợ là mượn câu ca dao - dân ca để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều chỉnh hành vi người chồng.
Thử tiếp cận mẫu nói năng tiếp theo:
Chú Hưng có tật nói nhiều, nói dai. Tối bữa nọ, chú Hưng, bác Sáu Hải với một vài người ngồi nhậu với nhau. Có chuyện thời niên thiếu của chú mà chú cứ nói đi nói mãi khiến những người trong sòng nhậu cảm thấy rất khó chịu, đợi khi chú nói xong, bác Sáu Hải trợn 2 con mắt lên rồi nói bâng quơ, nhưng rõ ràng đang nhấn nhá nhằm vào chú Hưng:
- Bởi người ta nói,
Rượu nhạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Chú Hưng bỗng sượng đỏ mặt, nhìn bác Sáu. Từ đó đến kết thúc tiệc nhậu chú cứ ngồi im không nói gì [NN112].
Mẫu giao tiếp trên là một minh chứng về việc bối cảnh giao tiếp đã tạo ra nhu cầu cần điều chỉnh hành vi. Bối cảnh đã cung cấp những thông tin về nguyên cớ sử dụng ca dao - dân ca là chú Hưng nói đi nói lại chuyện thời niên thiếu. Điều này cũng không có gì “to tát” nếu như nó không rơi vào một tình huống cụ thể là mọi người ngồi với nhau trò chuyện trong mâm rượu. Trong “văn hóa rượu” việc đối ẩm cần tuân thủ nguyên tắc mọi người được góp chuyện. Tro