MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan 5
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước có liên quan 18
1.3. Phương hướng nghiên cứu của Luận án 24
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG R&D TRONG CÔNG NGHIỆP 26
2.1. Một số khái niệm thuộc phạm vi luận án 26
2.2. Tổ chức R&D trong công nghiệp và các khuynh hướng phát triển 29
2.3. Quản lý hoạt động R&D 34
2.4. Nội dung và phương pháp đánh giá quản lý hoạt động R&D 52
Chương 3 : T ỰC TRẠNG QUẢN OẠT ĐỘNG R D TẠ TỔNG
CỤC C NG NG ỆP QUỐC P NG 66
3.1. Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động R&D ở Tổng cục
Công nghiệp Quốc phòng 66
3.2. Dự báo những thuận lợi và khó khăn về quản lý R&D 111
Chương 4: GIẢ Ả Ả
R&D T 117
4.1. Quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc và căn cứ khoa học đề xuất
giải pháp 117
4.2. Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động R&D tại Tổng
cục Công nghiệp Quốc phòng 118
Chương 5: KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 154
5.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu 154
5.2. Bàn luận 155
KẾT LUẬN 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ C NG
BỐ CÓ ÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
PHỤ LỤC
185 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổng cục công nghiệp quốc phòng - Nguyễn Hồng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cơ quan, đơn vị liên quan trong giải quyết công việc chưa chặt
ch , còn hình thức, chất lượng, hiệu quả phối hợp chưa cao Việc tổ chức
sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án
đầu tư còn ít
79
3.1.1.2. Về các tổ chức hoạt động R&D, CGCN thuộc Tổng cục CNQP
Kết quả khảo sát về chức năng của 28 đơn vị thuộc Tổng cục CNQP
được phản ánh trong biểu đồ Hình 3.2.
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ % “Có” và “ hông” đối với các chức năng khác nhau.
Trong đó, NCKH (Nghiên cứu khoa học): Có- 87.57%, Không- 12.43%;
PTCN (Phát triển công nghệ): Có - 82,15%, Không - 17.85%;
SXQS (Sản xuất hàng quân sự): Có - 82.15%, Không - 17.85%;
SXDS (Sản xuất hàng dân sự): Có - 92.86%, Không - 7.14%;
CGCN (Chuyền giao công nghệ): Có - 60.71%, Không - 39.29%.
Qua đây cho thấy, tỷ lệ các đơn vị của Tổng cục được khảo sát, đảm
nhiệm các nhiệm vụ NCKH, PTCN, sản xuất vũ khí, khí tài quân sự, sản xuất
các mặt hàng dân sinh và thực hiện CGCN là lớn (từ hơn 82% đến hơn 92%
tùy loại chức năng) Trong số các nhiệm vụ được nêu cũng có một tỷ lệ nhỏ
doanh nghiệp không đảm nhiệm nhiệm vụ này hoặc nhiệm vụ khác. Trong
đó có 8 đơn vị, doanh nghiệp đảm nhiệm tất cả năm nhiệm vụ nói trên (gồm:
Z113, Z115, XN23/Z199, Z181, T504, Z125, Z131, Z117) Sáu đơn vị không
làm chức năng CGCN (Z114, Z199, Z143, Công ty TNHH MTV Hải Sơn,
Z195, Viện Vũ khí) Đặc biệt có một đơn vị (Z189) chỉ sản xuất các mặt
80
hàng dân sinh, không thực hiện 4 chức năng còn lại. Tổng công ty Sông Thu
không thực hiện NCKH, PTCN, trong khi Viện Vũ khí lại chỉ NCKH, PTCN
mà không đảm nhiệm các chức năng còn lại Nhiệm vụ CGCN chỉ có
60.71% số đơn vị đảm nhiệm.
Điểm mạnh về nhiệm vụ là đa số các đơn vị đều được giao cả 5 nhiệm
vụ mà những nhiệm vụ này đều gắn với hoạt động R&D, CGCN Đó là cơ sở
pháp lý, là động lực để thúc đẩy các hoạt động này Sự phổ cập về 5 nhiệm
vụ trong các tổ chức và nhà máy của Tổng cục còn là cơ sở cho sự liên kết
một cách hiệu quả trong hoạt động thực tiễn
Những điểm yếu từ góc độ thúc đẩy vẫn còn một số ít đơn vị không
được giao nhiệm vụ này hay nhiệm vụ khác trong 5 nhiệm vụ nói trên, trong
đó thậm chí có đơn vị không có nhiệm vụ NCKH, PTCN Từ quan điểm
phát triển, mọi đơn vị hay doanh nghiệp đều cần quan tâm đến hoạt động
R&D và thực hiện CGCN, dù là nhận CGCN cho bản thân mình Hạn chế
trong nhiệm vụ có thể hạn chế đến việc thúc đẩy hoạt động R&D, CGCN
hay hạn chế một phần trong liên kết của các đơn vị đó nói riêng và trong
toàn Tổng cục nói chung
Mặt khác, trên phương diện quản lý sản xuất hiện đại, đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp và phát triển sản phẩm mới là điều mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng cần thường xuyên đề cập tới Điều này còn đòi hỏi và đặt ra
cho các doanh nghiệp và tổ chức của Tổng cục nhiệm vụ quản lý thực hiện 5
nhiệm vụ nói trên, trong đó có các nhiệm vụ R&D và CGCN của doanh
nghiệp một cách mềm dẻo, linh hoạt theo mục tiêu, yêu cầu và nội dung của
hoạt động thực tiễn ở từng thời kỳ
Căn cứ vào số liệu trong Phụ lục IIB, có thể xây dựng biểu đồ về cơ
cấu tổ chức và hoạt động R&D của các đơn vị trong Tổng cục như hình 3 3.
81
: Biểu đồ thể hiện về khía cạnh tổ chức và hoạt động R&D
của các đơn v thuộc Tổng cục.
Trong đó, các tiêu chí khảo sát:
A: Coi hoạt động R&D là hoạt động thường xuyên? Có: 100%, Kh: 0%
B: Có tiến hành hoạt động R&D ? Có: 100%, Kh: 0%
C: Có quan tâm đến loại hình tổ chức của R&D? Có 92,86%,Kh: 7,14%
D: Đã hình thành đơn vị chuyên trách về R&D? Có 71,43% Kh: 28,57%
E: Có cần Kế hoạch R&D dài hạn? Có 96.43%, Kh: 3.57%
F: Đã xây dưng kế hoạch R&D? Có: 73.21%, KH: 26.79%
G: Đã có chiến lược SXKD? Có: 89.29%, Kh: 10.71%
H: Có lồng ghép chiến lược R&D Có: 89.29%, Kh: 10.71%
vào chiến lược SXKD?
Nhận xét:
Tất cả các doanh nghiệp và viện nghiên cứu thuộc Tổng cục CNQP
(100%) đều coi hoạt động R&D, CGCN là hoạt động thường xuyên và trên
thực tế đã tiến hành hoạt động này Đại đa số đơn vị được hỏi (96,43%) đều có
nhận thức rằng cần phải có chiến lược dài hạn về R&D và trên thực tế đã có
57,14% đơn vị đã xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn và 89, 29% đã xây
dựng kế hoạch R&D hàng năm. Tính chung số đơn vị có kế hoạch để phục vụ
82
SXKD là 73.21% và không có kế hoạch R&D là 26,79%. Ngoài ra, khảo sát
cũng cho thấy có tới 92,86% số đơn vị đã quan tâm đến các dạng cụ thể của
hoạt động R&D; 71,43% số đơn vị đã có tổ chức chuyên trách về R&D. Về
phương thức quản lý các kế hoạch R&D, kết quả khảo sát cho thấy 89.29% số
đơn vị đã có chiến lược SXKD, trong đó đã lồng ghép với chiến lược phát triển
R&D của đơn vị. Tuy vậy, cũng còn 10,71% đơn vị chưa có kế hoạch SXKD
và do đó chưa có việc lồng ghép chiến lược R&D vào chiến lược SXKD để
quản lý.
Những điểm mạnh về cơ cấu tổ chức và hoạt động R&D: Từ số liệu
khảo sát trên đây cho thấy, tuyệt đại đa số đơn vị thuộc Tổng cục đã quan
tâm và thực sự đã tiến hành R&D, CGCN để phục vụ SXKD một cách có kế
hoạch Về mặt quản lý, đã có 71,43% đơn vị hình thành các đơn vị chuyên
trách về hoạt động R&D/CGCN; các kế hoạch R&D, CGCN của các đơn vị
về cơ bản đã được gắn kết với chiến lược SXKD của đơn vị để quản lý, điều
hành và kiểm soát một cách thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động R&D, CGCN.
Những điểm yếu: Vẫn còn một số ít các đơn vị còn chưa quan tâm đầy
đủ xây dựng kế hoạch R&D, CGCN dài hạn và cả ngắn hạn hoặc kế hoạch
chưa gắn với chiến lược SXKD; 28,57% đơn vị chưa hình thành đơn vị
chuyên trách về hoạt động R&D, CGCN.
Ngoài những điểm yếu đã được bộc lộ qua điều tra, tham vấn các
chuyên gia và cán bộ lãnh đạo của các đơn vị trong Tổng cục còn cho thấy
chất lượng hoạt động R&D, CGCN còn chưa cao mà nguyên nhân đến từ
hai khía cạnh: Năng lực thực hiện R&D, CGCN và năng lực quản lý còn
hạn chế
3.1.1.3. Về mô hình tổ chức quản lý hoạt động R&D các đơn v
Trong quân đội cũng không ngừng được đổi mới về cơ chế quản lý và
cơ chế thực thi đề tài, nhiệm vụ cho phù hợp với mô hình đổi mới quản lý
83
KH&CN của nhà nước, sự phát triển KH&CN hiện đại và yêu cầu của SXKD
phục vụ hiện đại hóa VKTBKT của Quận đội. Quản lý R&D, CGCN của Bộ
Quốc phòng và Tổng cục ngày càng tiếp cận với quản lý hiện đại: Có tính chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch ngày càng r nét; cơ chế, chính sách, quy định trong
quản lý R&D ngày càng thích ứng tốt hơn đối với những thay đổi về yêu cầu
nhiệm vụ, về điều kiện KT-XH của đất nước, Quân đội và hội nhập.
Về tổ chức và cơ chế hoạt động R&D của các đơn v thuộc Tổng cục
Việc hình thành các tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ chức liên quan
đến R&D và CGCN của các đơn vị thuộc Tổng cục được phản ảnh qua kết
quả điều tra (Phụ lục II.B) đối với các đơn vị thuộc Tổng cục - Bảng 3.1
Bảng 3.1: Tổ chức và cơ chế hoạt động R&D
(Nguồn: TCCNQP)
STT Tổ chức, cơ chế cho R&D Có (%) Không (%)
1.
Đã hình thành tổ chức chuyên thực hiện
R&D?
60.71 39.29
2.
Nghiên cứu R&D nằm trong phòng kỹ
thuật-Công nghệ chung?
75.00 25.00
3.
Đã xây dựng liên kết bền vững với tổ
chức KH&CN khác trong nước?
53.57 46.43
4.
Đã xây dựng liên kết bền vững với tổ
chức KH&CN ngoài nước?
3.57 96.43
5.
Cơ chế quản lý hiện tại đối với hoạt động
R&D ở đơn vị có thuận lợi và khuyến
khích hoạt động R&D không?
92.86 7.14
Từ kết quả điều tra (Bảng 3.1) cho thấy, đã có 60 71% số đơn vị đã
thành lập được các đơn vị chuyên về R&D, CGCN Đây thực sự là những
84
mầm mống tốt cho các hoạt động này. Về hình thức tổ chức, tại 75% số đơn
vị bộ phận R&D, CGCN nằm trong phòng Kỹ thuật - Công nghệ chung.
Khoảng hơn một nửa (53.57%) số đơn vị được khảo sát đã xây dựng được
mối liên kết bền vững đối với các viện nghiên cứu, trường đại học trong
nước; 3.57% số đơn vị thực hiện liên kết với nước ngoài.
Đối với cơ chế quản lý R&D, CGCN của Tổng cục, có tới 92.86% số
đơn vị đánh giá là tốt; 7.14% số đơn vị coi là chưa thuận lợi Như vậy, về
mặt tổ chức và cơ chế, tuy vẫn còn có những vấn đề cần hoàn thiện nhưng đa
số đơn vị đều đánh giá tốt.
Điểm mạnh: Hơn một nửa số đơn vị được khảo sát đã hình thành các tổ
chức chuyên nghiên cứu R&D, CGCN; khoảng hơn 50% số đơn vị đã thực
hiện liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước; quản lý
và cơ chế quản lý của Nhà nước mà trước hết là của Tổng cục đã có những
đổi mới và về cơ bản được đánh giá tốt
Điểm yếu: Vẫn còn một lượng khá lớn các đơn vị chưa hình thành
được các tổ chức R&D, CGCN chuyên trách và chưa thực hiện liên kết nhằm
khắc phục những yếu kém về kiến thức và các dạng nguồn lực khác Đặc biệt
mới chỉ có 01 đơn vị có liên kết R&D quốc tế Bên cạnh những điểm yếu
này, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng số lượng, chất lượng và hiệu quả của
hoạt động R&D, CGCN của các đơn vị thuộc Tổng cục còn nhiều hạn chế
Các tổ chức R&D, CGCN của các đơn vị doanh nghiệp chủ yếu cũng mới
dừng ở các Phòng Kỹ thuật-Công nghệ mà chưa có các dạng tổ chức R&D
với hình thức tổ chức, chức năng nhiệm vụ nghiên cứu được kế hoạch hóa và
sự linh hoạt ph hợp với điều kiện của giai đoạn phát triển của SXKD trong
môi trường hội nhậpù, vừa cạnh tranh, vừa liên kết cả trong phạm vi quốc gia
và quốc tế Qua khảo sát các đơn vị DNQP cho thấy một số bất cập về công
tác quản lý hoạt động R&D:
85
- Mô hình quản lý còn chưa có tính sáng tạo để phù hợp với hoạt động
R&D, CGCN trong một môi trường có nhiều đặc thù của Quân đội, trong
thời đại công nghệ 4.0, hội nhập và sự phát triển hết sức nhanh chóng của
KH&CN Tính đặc thù của môi trường quân đội đối với hoạt động R&D,
CGCN được thể hiện ở: (i) Nhiệm vụ chính được giao luôn phải đan xen với
các nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng dân sự mang tính tự chủ của
doanh nghiệp, do phải đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên, giữ chân và
bồi dưỡng kỹ năng tay nghề của công nhân cho nhiệm vụ lâu dài, đồng thời
qua đó tận dụng công suất, năng lực máy móc góp phần tham gia xây dựng
kinh tế; (ii) Khó thay đổi về tổ chức, biên chế; (iii) Hoạt động R&D, CGCN
để hoàn thiện và phát triển vũ khí, khí tài, trang bị của quân đội tích hợp và
hàm chứa nhiều lĩnh vực KH&CN cao và thuộc dạng bí mật, lại diễn ra trong
một môi trường hội nhập và cạnh tranh cao trong nước và trên trường quốc
tế; (iv) Tài chính có hạn; (v) Cơ chế chính sách về quản lý KH&CN nói
chung, quản lý R&D, CGCN nói riêng còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của bất cập này có loại khách quan, thuộc đặc thù
cố hữu của Quân đội và tính hình phát triển KT-XH và cơ chế chính
sách của Nhà nước, nhưng chủ quan, đó là tầm nhìn, trình độ nhận thức,
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và khả năng tự chủ, đổi mới sáng tạo
của các cấp còn hạn chế.
Có thể nói, nguyên nhân của tất cả những tồn tại trên đây có thể có
nhiều, nhưng tựu trung lại, đó là sự hạn chế về tầm nhìn, kiến thức và kỹ
năng vận dụng trong hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hành
động cũng như hạn chế về năng lực đề xuất nhiệm vụ phù hợp với định
hướng chiến lược phát triển hệ thống các doanh nghiệp CNQP của Đảng về
phát triển CNQP, trong đó có nhiệm vụ R&D, CGCN, năng lực quản lý và
điều hành quá trình thực hiện các chương trình, dự án R&D, CGCN. Bên
86
cạnh đó, khó khăn về nguồn lực (tài chính và con người) cũng là một nguyên
nhân quan trọng.
3.1.2. Về xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hoạt động R&D
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch R&D là nhiệm vụ hàng đầu
của quản lý R&D, định hướng cho hoạt động R&D trong một thời gian dài
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp Những nguyên tắc cơ
bản trong xây dựng chiến lược R&D Trong những năm qua, các đơn vị
cũng như cơ quan chức năng của Tổng cục đã chủ động xây dựng chiến
lược và kế hoạch triển khai nhiệm vụ R&D trong các chương trình, dự án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy vậy, chất lượng các chương trình,
đề tài, dự án R&D còn chưa cao; đầu tư còn dàn trải và còn thiếu tính cân
đối giữa NCCB, NCƯD với nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ,
trong đó NCCB, NCƯD chưa được chú trong đúng mức Điều này đã dẫn đến
hiệu quả, tiến độ triển khai các dự án CGCN cho sản xuất sản phẩm quốc
phòng còn chậm tiến độ, thiếu chủ động và hiệu quả thấp. Trong thực tiễn sản
xuất quốc phòng và phát triển công nghệ thì yêu cầu đối với hoạt động R&D
ngày càng cao, cần đạt tới tính tự chủ cao cả trong đề xuất phương án, thiết kế,
chế thử và sản xuất loạt các sản phẩm theo nhu cầu quốc phòng thích ứng với
sự biến động rất lớn của thời đại công nghệ cao 4.0 ngày nay.
Về xây dựng chiến lược R&D trong chiến lược phát triển CNQP: chưa
hình thành rõ nét một chiến lược phát triển R&D đối với ngành CNQP, chưa
vạch ra một lộ trình phát triển năng lực của ngành CNQP, đảm bảo một nền
CNQP độc lập, tự chủ, hiện đại và có khả năng tự thiết kế, chế tạo và sản
xuất vũ khí, khí tài và trang vị hiện đại cho Quân đội để làm kim chỉ nam
xuyên suốt cho toàn bộ hoạt động R&D, CGCN của Bộ và của Tổng cục.
Về mặt tổ chức, chưa hình thành r nét ý tưởng, định hướng hay kế
hoạch cơ cấu lại ngành CNQP theo hướng hình thành các tập đoàn CNQP
87
mạnh, đảm bảo khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm quân sự
hiện đại, công nghệ cao, mang tính tích hợp nhiều loại khoa học trong một
sản phẩm.
Một số hạn chế trong xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cho
hoạt động R&D ở tổng cục CNQP trong thời gian qua:
- Chiến lược R&D chưa phản ánh đúng, phù hợp và phục vụ trực tiếp
cho chiến lược phát triển SXKD của các doanh nghiệp CNQP;
- Do dự báo chiến lược còn hạn chế nên kế hoach R&D chưa có tính
chủ động, dự báo sát với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến
trên thế giới, chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của lĩnh vực mà
doanh nghiệp hoạt động, đồng thời chưa ánh được những đặc điểm riêng của
doanh nghiệp trên bước đường phát triển;
- Thông tin phục vụ cho việc hoạch định chiến lược R&D chưa được
tổng hợp một cách khoa học dựa trên kết quả của các hoạt động thẩm định,
đánh giá một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan, đầy đủ và chính xác
về nhu cầu, năng lực công nghệ của doanh nghiệp; về tính năng kỹ chiến
thuật, ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của công nghệ đối với kinh tế - xã hội ,
khoa học - quân sự và môi trường
- Việc xây dựng chiến lược R&D ở các doanh nghiệp chưa thỏa mãn
tốt các tính chất về: tính nhất quán (Consistency); chưa thể hiện sự gắn kết
hài hòa giữa việc tạo ra một cơ chế thích hợp để các quyết định tầm chiến
thuật giữa các bộ phận có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu của chiến
lược của cả doanh nghiệp và của ngành CNQP;
- Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch R&D của một số doanh
nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố có tính chiến lược: Kiến trúc, quy trình
triển khai thực hiện, con người và danh mục đầu tư; mà đặc biệt là quy trình
triển khai thực hiện: Xây dựng kế hoạch thực hiện, bao gồm sự lựa chọn về
88
hệ thống quản lý dự án; trình tự nội dung và mục tiêu của các công việc
chính; phân công nhiệm vụ; xác định chi phí và thời gian cho từng hạng
mục; các kế hoạch tài chính, vật tư, thiết bị; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; các
số liệu và tiêu chí sử dụng để theo dõi các dự án.
- Về con người trong hoạt động R&D là yếu tố quyết định mọi thành
công Quản lý và phát triển nguồn nhân lực phải hướng tới nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và lòng
đam mê, phong cách và văn hóa làm việc khoa học Điều này có liên quan
chặt ch với đào tạo, chính sách tuyển dụng, phương pháp quản lý, sử dụng,
đánh giá cán bộ R&D của doanh nghiệp
- Việc xây dựng danh mục đầu tư: Các cơ sở thuộc tổng cục đề xuất hệ
thống các danh mục đầu tư (Danh mục các chương trình, dự án) chủ yếu theo
đánh giá nhu cầu chủ quan của một số cá nhân, tổ chức mà chưa dựa vào các
tiêu chí được sử dụng để lựa chọn, sắp xếp ưu tiên, lựa chọn và phân bổ
nguồn lực cho các loại công việc khác nhau của các dự án R&D Danh mục
đầu tư R&D cần phản ánh những ưu tiên của chiến lược R&D Muốn có
danh mục đầu tư có chất lượng, trước hết cần có phương pháp xây dựng và
tuyển chọn có hiệu quả
- Việc xây dựng chiến lược R&D chưa tuân thủ nghiêm quy trình hình
thành chiến lược R&D bao gồm phải xác định một tập hợp các hoạt động
liên quan đến nhau để đạt được một mục tiêu xác định như: (1) Đánh giá
thực trạng và nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp; (2) đánh giá thực trạng
công nghệ thể hiện công nghệ của doanh nghiệp đang ở trình độ nào, đáp
ứng yêu cầu của SXKD ra sao cả trên phương diện từng công nghệ và cả trên
phương diện hệ thống công nghệ trong việc đáp ứng mục tiêu sản xuất, kinh
doanh; xác định những công nghệ đã có và những công nghệ cần phải có hay
cần phải đổi mới; tầm quan trọng của mỗi loại công nghệ trong hệ thống
89
công nghệ của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu đổi mới, bổ
sung các công nghệ cụ thể; (3) Xác định nhu cầu công nghệ, cần triển khai
danh mục đầu tư công nghệ của doanh nghiệp Qua đó, xác định và phân tích
có hệ thống công nghệ thay thế và thiết lập các ưu tiên công nghệ.
Những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong xây dựng
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch R&D
+ Nhận thức, kiến thức về kế hoạch hóa, kỹ năng về xây dựng chiến
lược, kế hoạch R&D của đơn vị và Tổng cục của các nhà quản lý ở các cấp
còn chưa đáp ứng với nhu cầu, tầm nhiệm vụ đặt ra; Nguyên nhân cơ bản là ở
các đơn vị trong tổng cục chưa xây dựng được đội ngũ các cán bộ khoa học,
KT&CN xứng tầm chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành trên các
lĩnh vực công nghệ mũi nhọn: cơ khí chế tạo máy, công nghệ vật liệu, điện tử,
tự động hóa, quản lý sản xuất trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, v.v...
+ Về tổ chức và cơ chế hoạt động: Hoạt động R&D của Tổng cục
CNQP còn hạn chế, chủ yếu là các kế hoạch R&D riêng biệt ở từng đơn vị là
chính, tính liên kết giữa hệ thống các doanh nghiệp CNQP với các viện
nghiên cứu trong và ngoài Tổng cục chưa cao Liên kết tuy đã có nhưng còn
mờ nhạt Để thực hiện những nhiệm vụ R&D lớn, tích hợp nhiều lĩnh vực
khoa học, công nghệ và ở trình độ khoa học, công nghệ cao, tất yếu s bị hạn
chế hoặc gặp nhiều trở ngại.
+ Do cơ chế thành lập các tổ chức quản lý R&D đối với doanh nghiệp
CNQP bị hạn chế về cả nhận thức, tầm nhìn, tình chiến lược và kế hoạch đối
với các nhà quản trị doanh nghiệp, vướng mắc về cơ chế tổ chức bộ máy do
Bộ Quốc phòng quy định đối với các doanh nghiệp CNQP. Vì vậy, việc quản
lý hoạt động R&D, CGCN chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
+ Tổng cục và các đơn vị thuộc Tổng cục mới chỉ chạy theo các đề tài
dự án cụ thể từng thời kỳ mà chưa nghĩ đến một chiến lược phát triển toàn
90
diện về R&D trên các lĩnh vực: NCCB, NCƯD, NCTK và CGCN để nâng
cao năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp thu và năng lực sáng tạo, qua đó từng
bước phát triển vững chắc cả trong hoạt động R&D, CGCN và trong SXKD
đối với công nghệ và VKTBKT hiện đại.
3.1.3. Về quản lý và phát triển nguồn lực bảo đảm cho hoạt động R&D
3.1.3.1. Về nhân lực
Kết quả điều tra trích từ Phụ lục II B cho kết quả:
Số người chuyên NCKH, PTCN của tất cả các đơn vị được điều tra
- Kỹ sư: 695 người;
- Thạc sỹ: 944 người;
- Tiến sỹ trở lên: 49 người.
Số người vừa tham gia nghiên cứu vừa tham gia sản xuất:
- Kỹ sư: 1423 người;
- Thạc sỹ: 234 người;
- Tiến sỹ trở lên: 3 người
Từ kết quả điều tra khảo sát, ngoài những số liệu đã được thể hiện trên
Bảng tổng kết và biểu đồ, xét về các khía cạnh sau đây, kết quả điều tra còn
cho thấy:
+ Về hoạt động R&D, CGCN:
Có 7 đơn vị không có cán bộ chuyên thực hiện R&D, CGCN ở cả ba
loại: Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ. Có 02 đơn vị không tiến hành sản xuất vũ
khí, khí tài hay hàng dân sự. Không có cán bộ vừa nghiên cứu vừa tham gia
vào quá trình sản xuất. Trong 28 đơn vị được khảo sát, bốn Viện nghiên cứu
và 1 trung tâm có số lượng cán bộ có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ làm công tác
R&D, CGCN nhiều hơn hẳn tại các nhà máy: Viện Công nghệ (17 TS, 65
Ths và 103 kỹ sư), Viện Vũ khí (10 TS, 77 ThS và 62 Kỹ sư) và Viện thiết
kế tàu Quân sự (15 TS, 15 Thạc sỹ và 30 kỹ sư), Viện Thuốc phóng, thuốc
91
nổ (4 TS, 28 ThS và 10 kỹ sư), Trung tâm T504 (3TS, 3Ths và 43 KS). Một
số đơn vị SXKD có thể có 1 hoặc 2 tiến sỹ hoặc không có cán bộ có học vị
tiến sỹ Ngoài ra, chỉ có hai nhà máy có một (01) tiến sỹ làm công tác
nghiên cứu Các Nhà máy và đơn vị kinh doanh còn lại chưa có cán bộ có
học vị tiến sỹ trở lên. Ngoại trừ các đơn vị nghiên cứu, tại các nhà máy sản
xuất là chính, số thạc sỹ tham gia nghiên cứu cũng rất ít, nhiều nhất cũng
chỉ 10-17 thạc sỹ. Số lượng kỹ sư trong các nhà máy nói trên tham gia hoạt
động R&D, CGCN cũng tập trung ở một số nhà máy lớn như Z131, Z119,
Z173, Ở các doanh nghiệp và đơn vị còn lại số kỹ sư tham gia nghiên
cứu chỉ vài người.
+ Về hoạt động sản xuất, kết hợp nghiên cứu và sản xuất: Có 92.86%
đơn vị được khảo sát có tổ chức sản xuất kết hợp với nghiên cứu Trong đó
có 9 đơn vị không tổ chức hoạt động R&D một cách chính thức mà chỉ kết
hợp trong SXKD Hai đơn vị còn lại (7.14 %) chỉ chuyên nghiên cứu, không
thực hiện SXKD.
Điểm mạnh: Đã có sự quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ R&D,
CGCN. Số lượng cán bộ chuyên nghiên cứu hoặc vừa sản xuất vừa tham gia
nghiên cứu của tất cả doanh nghiệp và viện nghiên cứu được khảo sát thuộc Tổng
cục là (695+1423) kỹ sư, (944+243) thạc sỹ và (49+3) cán bộ có trình độ tiến sỹ
trở lên. Nhìn tổng thể thì đây là một lực lượng khá mạnh để tiến hành R&D,
CGCN một cách có hiệu quả. Các Viện nghiên cứu đã xây dựng được một lực
lượng khoa học khá hùng hậu về số lượng và chất lượng Đặc biệt, trong số
cán bộ trên có 1423 kỹ sư, 234 thạc sỹ và 3 tiến sỹ vừa sản xuất vừa tham gia
nghiên cứu, là lực lượng nòng cốt đề thực hiện gắn kết giữa SXKD và
NCKH, PTCN; thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu,
trường đại học và đề xuất những nhiệm vụ của R&D, CGCN gắn với và phục
vụ cho SXKD.
92
Điểm yếu: Nếu đi vào chi tiết, số lượng cán bộ có trình độ thạc sỹ
trở lên chủ yếu tập trung ở các viện nghiên cứu, còn ở các doanh nghiệp
thì rất thưa thớt. Thí dụ, trong 28 đơn vị được khảo sát, chỉ có ba viện
nghiên cứu là có nhiều cán bộ có trình độ tiến sỹ làm công tác NCKH,
PTCN Chỉ có một Nhà máy có 1 tiến sỹ làm công tác nghiên cứu. Các
Nhà máy còn lại không có cán bộ có học vị tiến sỹ trở lên tham gia nghiên
cứu Ngoài ra, tuy có tới 71 43% đơn vị đã hình thành các bộ phận chuyên
nghiên cứu R&D, CGCN, nhưng cũng còn tới 28 57% chưa hình thành
được những bộ phận này Đó là một khó khăn cho hoạt động R&D của các
doanh nghiệp.
Nhận xét về những thành công và nguyên nhân:
Nguồn nhân lực cho R&D, CGCN phục vụ phát triển CNQP và
hiện đại hóa VKTBKT quân sự đã được Bộ và Tổng cục chú trọng xây
dựng, đáp ứng tốt nhiệm vụ trước mắt Đặc biệt, trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ KH&CN, cán bộ quản lý nói chung và
quản lý R&D, CGCN nói riêng ngày càng được nâng cao. Khả năng
tiếp cận thông tin của cán bộ quản lý, cán bộ làm chuyên môn được
nâng cao Đầu tư cho hoạt động R&D, CGCN ngày một được đảm bảo
tốt hơn, Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động R&D, CGCN ngày một
trang bị tốt hơn, đảm năng lực hoàn thành những nhiệm vụ R&D, CGCN
trong giai đoạn hiện tại. Nguyên nhân của những thành tựu này phải kể
đến: (i) Sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Tổng
cục và sự nỗ lực của toàn hệ thống các nhà máy, viện nghiên cứu của
Tổng cục, (ii) Bộ, Tổng cục trên cơ sở chiến lược phát triển KH&CN của
Bộ đã xây dựng được những chương trình NCKH, PTCN và các kế hoạch
công tác thực hiện các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong
từng giai đoạn, (iii) Tư tưởng đổi mới toàn diện cả về tổ chức và cơ chế,
93
đổi mới quản lý R&D, CGCN và cơ chế chính sách đã được quan tâm
từ Bộ Quốc phòng đến Tổng cục và các đơn vị cơ sở.
Nhận đ nh về những hạn chế và nguyên nhân:
Để đáp ứng yêu cầu phải xây dựng một nền KHKT quân sự và
CNQP hiện đại, có khả năng tự thiết kế, chế tạo và sản xuất những vũ khí,
trang bị hiện đại ngang tầm quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0, nền
CNQP hiện nay cũng như quản lý hoạt động R&D, CGCN của Tổng cục
CNQP còn nhiều bất cập như:
- Nhân lực của Tổng cục, tuy đã có nhiều phát triển và đảm đương
được nhiều nhiệm vụ R&D, CGCN phức tạp, hiện đại, song còn mỏng và
thiếu đồng bộ Đặc biệt chưa hình thành r nét chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho ngành CNQP, chưa xác định rõ phương châm đào
tạo, tuyển chọn trên thực tế theo yêu cầu: Cán bộ quản lý phải giỏi về
khoa học và phương pháp quản lý hiện đại, có năng lực nêu và giải quyết
vấn đề khoa học một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời phải am hiểu
đủ sâu và rộng lĩnh vực KH&CN mình phụ trách. Trong khi cán bộ
chuyên môn phải giỏi về chuyên môn và kỹ năng tổ chức nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu.pdf