Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bản đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 22
1.1. Cơ sở lý luận 22
1.1.1. Các khái niệm 22
1.1.2. Các hình thức TCLTCN vận dụng ở Việt Nam và cấp tỉnh 27
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các hình thức TCLTCN 30
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá TCLTCN vận dụng cho tỉnh Bình Dương 36
1.2. Cơ sở thực tiễn 45
1.2.1. Công nghiệp Việt Nam và một số hình thức TCLTCN chủ yếu 45
1.2.2. Phát triển công nghiệp và một số hình thức TCLTCN chủ yếu của vùng KTTĐPN 58
Tiểu kết chương 1 68
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 69
2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 69
2.2. Nhân tố tự nhiên 72
2.2.1. Địa hình, quỹ đất 72
2.2.2. Khoáng sản 74
2.2.3. Khí hậu và nguồn nước 76
2.2.4. Sinh vật 77
2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội 78
2.3.1. Nguồn lao động 78
2.3.2. Cơ sở hạ tầng 81
2.3.3. Trình độ khoa học công nghệ 83
2.3.4. Đường lối chính sách 84
2.3.5. Vốn đầu tư 85
2.3.6. Thị trường 86
2.3.7. Mối quan hệ, hợp tác liên vùng 86
2.4. Đánh giá chung 87
2.4.1. Thuận lợi 87
2.4.2. Khó khăn 88
Tiểu kết chương 2 90
Chương 3. THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỒ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 91
3.1. Khái quát chung 91
3.1.1. Tình hình phát triển KT tỉnh Bình Dương 91
3.1.2. Khái quát chung về phát triển CN tỉnh Bình Dương 92
3.1.3. Nhận xét chung về hiện trạng phát triển CN tỉnh Bình Dương 99
3.2. Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Bình Dương 101
3.2.1. Sự phân hóa GTSXCN theo đơn vị hành chính 101
3.2.2. Các hình thức TCLTCN tiêu biểu ở tỉnh Bình Dương 102
3.3. Đánh giá chung về các hình thức TCLTCN trên địa bàn tỉnh 142
3.3.1. Một số kết quả đạt được 142
3.3.2. Tồn tại, hạn chế 144
Tiểu kết chương 3 146
248 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CCN của tỉnh Bình Dương đã phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hút được nhiều dự án đi vào hoạt động.
Giá trị xuất khẩu CCN
Quy mô GTSXCN các CCN tăng lên, thị trường mở rộng nên giá trị xuất khẩu các CCN tăng lên. Năm 2016 Giá trị xuất khẩu các CCN đạt 4675,0 tỷ đồng, tuy nhiên so với giá trị xuất khẩu ngành CN của tỉnh thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,32% (2016), bình quân 1 CCN đạt 519,4 tỷ đồng.
Nộp ngân sách tỉnh của các CCN
Doanh thu các CCN ngày càng cao nên mức đóng góp vào ngân sách của tỉnh tăng lên từ 41 tỷ đồng năm 2010 lên 413 tỷ đồng năm 2016.
Phân loại nhóm CCN
Sau khi tổng hợp điểm và tính trọng số các tiêu chí cơ bản để phân loại các CCN theo thứ tự lớn (bậc I), trung bình (bậc II) và nhỏ (bậc III).
Bảng 3.13. Phân loại các CCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016
CCN
Diện tích (ha)
Tỷ lệ lấp đầy (%)
Lao động
(người)
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Số dự án hoạt động (dự án)
GTSXCN (tỷ đồng)
GTXK
(tỷ đồng)
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
Tổng điểm đã tính trọng số
Phân bậc
Trọng số
1
2
1
2
1
3
3
1
-
-
An Thạnh
1
3
2
2
2
1
2
2
26
II
Bình Chuẩn
2
3
3
3
3
3
3
3
41
I
Uyên Hưng
3
2
3
3
3
3
3
3
40
I
Phú Chánh
3
2
3
3
3
3
3
3
40
I
Thành phố Đẹp
1
3
3
3
3
3
3
3
40
I
Tân Đông Hiệp
2
3
2
2
2
2
2
2
30
II
Tân Mỹ
2
1
2
2
2
2
2
2
26
II
Thanh An
1
3
1
1
1
1
1
1
18
III
Tam Lập
2
2
1
1
1
1
1
1
17
III
Nguồn: Tính toán từ [2], [17], [ 47]
Trong 9 CCN trên địa bàn tỉnh có 4 CCN xếp bậc I - CCN lớn (từ 40 điểm trở lên) gồm CCN Bình Chuẩn, CCN Uyên Hưng, CCN Phú Chánh và CCN TP Đẹp. Có 3 CCN xếp bậc II - CCN trung bình (từ 20 – 39 điểm) gồm CCN An Thạnh, CCN Tân Đông Hiệp, CCN Tân Mỹ. Có 2 CCN xếp bậc III – CCN nhỏ (nhỏ hơn 20 điểm) gồm CCN Thanh An, CCN Tam Lập. Các CCN xếp bậc I của tỉnh Bình Dương có số dự án hoạt động, số vốn đầu tư, GTSXCN, giá trị xuất khẩu, lao động, nộp ngân sách nhiều, có vị trí phân bố thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ. Các CCN xếp bậc II, bậc III đều có số vốn đầu tư, số dự án, GTSXCN ở mức thấp hơn so với các CCN bậc I, đây là những CCN phân bố ở những huyện nằm ở xa trung tâm của tỉnh (ở huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên), riêng CCN An Thạnh và CCN Tân Đông Hiệp nằm ở TX. Thuận An và TX. Dĩ An có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi nhưng số dự án hoạt động ít (phụ lục 3.8 và 3.9).
b. Đánh giá chung các CCN
Kết quả đạt được
Các CCN được thành lập đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung về KT - XH trên địa bàn tỉnh, phát triển CCN đã thu hút được một số lượng đáng kể các dự án đầu tư, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, là động lực quan trọng để thực hiện CNH – HĐH ở nông thôn.
Việc phát triển các CCN góp phần thu hút đầu tư phát triển CN, tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Thị trường được mở rộng nên thuận lợi cho các sản phẩm trong CCN phát triển đa dạng hơn. Trong vùng KTTĐPN tỷ lệ lấp đầy trung bình các CCN tỉnh Bình Dương cao hơn (71,76%/39,3%).
Những mặt hạn chế
Việc triển khai các dự án đầu tư CCN gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa để giải phóng mặt bằng. Vấn đề môi trường ở các CCN chưa thật sự được đảm bảo. Một số CCN hiện nay hạ tầng chưa đầu tư hoàn chỉnh. Công tác tiếp thị, thu hút dự án vào CCN còn rất hạn chế.
Tiềm lực tài chính và công tác tiếp thị mời gọi của một số chủ đầu tư còn hạn chế nên ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và tiến độ xây dựng hạ tầng. Mối liên hệ sản xuất giữa các CCN đang còn yếu, trình độ công nghệ chưa cao.
3.2.2.2. Khu công nghiệp
a. Hiện trạng phát triển KCN
Thành công lớn nhất trong phát triển CN của tỉnh Bình Dương chính là việc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là trong các KCN vì thế các KCN đã hoạt động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các KCN là động lực to lớn góp phần đưa ngành CN xứng đáng là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Sự phát triển của các KCN đã giúp tỉnh Bình Dương vươn lên vị trí hàng đầu của cả nước trong phát triển KCN và thu hút đầu tư nước ngoài. Các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều nằm ở vị trí thuận lợi và có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, nằm gần các trục đường giao thông huyết mạch, khoảng cách từ các KCN tỉnh Bình Dương đến TP. Hồ Chí Minh không quá xa khoảng 30km, hệ thống đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đã vận hành giúp giảm thời gian vận chuyển hàng hóa KCN đến các cảng biển ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Quốc lộ 13 và đường ĐT741 là những tuyến đường xương sống huyết mạch theo hướng Bắc Nam của tỉnh rất thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa từ các KCN.
Số lượng KCN và năm thành lập
Sau khi tách tỉnh vào tháng 1 năm 1997, trải qua quá trình hình thành và phát triển số lượng các KCN của tỉnh không ngừng tăng lên (phụ lục 3.11). Số lượng KCN tăng lên, từ 18 KCN năm 2005 tăng lên 28 KCN năm 2010 và 33 KCN năm 2016 với tổng diện tích tự nhiên là 11465 ha, chiếm 10,15% về số lượng và 12,06% về diện tích KCN cả nước (cả nước có 325 KCN với tổng diện tích khoảng 95000 ha năm 2016). Bức tranh phân bố các KCN tỉnh Bình Dương không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh (phụ lục 3.6). Riêng TX. Dĩ An, TX. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, TX. Tân Uyên, TX. Bến Cát chiếm 87,88% số lượng KCN của tỉnh. Sự phân bố các KCN đã tạo nên sự khác biệt lớn trong bức tranh phát triển kinh tế giữa các địa phương phía Bắc, Trung tâm và phía Nam của tỉnh. Các địa phương phía Nam có cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển, thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập trung dân cư nguồn lao động đông đúc, gần TP. Hồ Chí Minh - trung tâm CN lớn nhất nước ta.
Diện tích bình quân KCN
Diện tích bình quân của KCN trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt trên 347,42 ha/KCN gấp khoảng 1,91 lần so với quy mô năm 2005 (182 ha/1KCN), trong đó KCN lớn nhất là KCN VISIP II - A với diện tích 1008 ha, KCN nhỏ nhất là KCN Bình Đường diện tích là 17,0 ha. Diện tích bình quân/KCN của tỉnh Bình Dương cao hơn mức trung bình của cả nước (cả nước là 292,3 ha) và nhỏ hơn vùng KTTĐPN (vùng KTTĐPN là 359,27 ha năm 2016). Một số KCN có quy mô dưới 200 ha là 10 KCN (Phú Tân, Bình An, Mapletree, Tân Đông Hiệp B, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Bình Đường, Đồng An, Sóng Thần 1, Mai Trung). Các KCN có quy mô dưới 300 ha gồm KCN (Đồng An,Thới Hòa, Đại Đăng, Rạch Bắp, Kim Huy). Các KCN có quy mô dưới 100 ha đều được thành lập từ năm 2005 trở về trước.
Số lượng KCN đang hoạt động, tỷ trọng số KCN đang hoạt động trong tổng số các KCN hiện có trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trong tổng số 33 KCN thì 29 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 13,18% so với cả nước) và chiếm 87,88% so với tổng số các KCN hiện có trên địa bàn tỉnh, tổng diện tích của 29 KCN là 10513 ha (trừ KCN Mai Trung 50 ha, KCN Cây Trường 300 ha, KCN Lai Hưng 400 ha và KCN Thới Hòa – 202 ha đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản và chưa thu hút được dự án đầu tư) [2], [17].
Tỷ lệ lấp đầy
Tỷ lệ lấp đầy của KCN sẽ phản ánh khả năng thu hút đầu tư và hiệu quả hoạt động của KCN. Tỷ lệ lấp đầy trung bình các KCN tỉnh Bình Dương đạt 65% cao hơn mức trung bình cả nước (52%) năm 2016 [2]. Trong vùng KTTĐPN tỷ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh Bình Dương đứng thứ 3 sau tỉnh Đồng Nai (68%) và TP. HCM (67%).
Trong 29 KCN đã đi vào hoạt động có 12 KCN cơ bản đã lấp đầy đạt trên 80% gồm các KCN (Sóng Thần 2, Bình Đường, Mỹ Phước, Bình An, Nam Tân Uyên, KCN Sóng Thần 1, KCN Đồng An, KCN Tân Đông Hiệp A, KCN Việt Hương, KCN VISIP và VISIP II, KCN Mỹ Phước 2), trong đó các KCN (Sóng Thần 1, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, KCN VISIP I và VISIP II đạt tỷ lệ lấp đầy 100%). Các KCN (Phú Tân, Tân Bình, Kim Huy, Đất Cuốc) có tỷ lệ lấp đầy dưới 50%.
Lao động đang làm việc trong KCN, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lực lượng lao động trong KCN tăng nhanh cùng với sự gia tăng số lượng các KCN và các dự án hoạt động trong KCN, từ 126846 người năm 2005 lên 233023 người năm 2010 và 299527 người năm 2016 tăng gấp 2,36 lần so với năm 2005, chiếm 39,63% lao động ngành CN toàn tỉnh và gần 24,0% lao động toàn tỉnh năm 2016. Bình quân 1 KCN có khoảng 10328 lao động năm 2016.
Bảng 3.14. Lao động trong KCN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2016
Năm
2005
2010
2016
Lao động CN toàn tỉnh (người)
386000
600600
755800
Lao động KCN (người)
126846
233023
299527
Tỷ trọng lao động KCN so với lao động toàn ngành (%)
32,86
38,79
39,63
Nguồn:[2]
Trong các KCN số lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao, năm 2016 chiếm 55,74% và đang có xu hướng giảm. Đa số lao động trong các KCN tập trung làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 76,48% năm 2016, lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 23,52% [2].
Tuy nhiên, lao động trong KCN Bình Dương chủ yếu là người ngoài tỉnh đến làm việc ở các KCN chiếm khoảng 89,76%, điều này đã tạo nên lực lượng lao động khá dồi dào, trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh chóng những kỹ thuật mới. Lao động người Bình Dương chiếm 8,54%, năm 2016 (trong đó lao động nữ chiếm 56,49% so với tổng số lao động người Bình Dương). Lao động người nước ngoài chiếm khoảng 1,7% [2].
Bảng 3.15. Lao động trong KCN tỉnh Bình Dương qua các năm
Năm
2005
2010
2016
Tổng số lao động trong các KCN (người)
126846
233023
299527
Lao động trong nước (người)
114364
211519
268855
% Lao động nữ
62,60
57,57
55,74
% Lao động trong doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài
75,30
77,54
76,48
% Lao động trong doanh nghiệp
có vốn đầu tư trong nước
24,70
22,46
23,52
Lao động người Bình Dương (người)
10326
17581
25580
Tỷ trọng lao động Bình Dương trong KCN (%)
8,14
7,54
8,54
Lao động nước ngoài (người)
2156
3923
5092
Nguồn: [2]
Nguồn lao động của các KCN dồi dào tuy nhiên tình trạng thiếu hụt lao động vẫn xảy ra nguyên nhân liên quan đến việc nghỉ thai sản của người phụ nữ (vì lao động nữ chiếm ưu thế trong các KCN chiếm trên 55%) và do sức hút phát triển mạnh KCN của các tỉnh khác... Vì vậy các KCN cần nghiên cứu, tính toán phù hợp để cân đối và ổn định nguồn lao động.
Hiện nay lao động làm việc trong các KCN tỉnh Bình Dương phần lớn là động phổ thông chiếm 83,47%, lao động có trình độ đại học chiếm 8,3%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 7,8% năm 2016. Điều này là do đặc điểm các ngành nghề trong KCN cần nhiều lao động chân tay. Lao động có trình độ đại học và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên một số KCN có số lượng lao động trình độ đại học cao gồm: KCN Đồng An trên 6,8%, KCN Mỹ Phước 8,9%, KCN Sóng Thần 8,7%. Lao động có trình độ đại học trong các KCN chủ yếu làm việc trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57,6%, khu vực thành phần kinh tế trong nước chiếm 42,4% năm 2016.
Vấn đề chất lượng lao động chưa cao, chưa được đào tạo bài bản, thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nhất là đối với các ngành sản xuất CN mới, các ngành CN có hàm lượng khoa học công nghệ cao điều này đang gây nhiều khó khăn cho tỉnh Bình Dương về ổn định và nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, gây sức ép về nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn. Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn lao động có khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ cao.
Về năng suất lao động bình quân KCN
Năng suất lao động trong các KCN tỉnh Bình Dương không ngừng tăng lên qua các năm, điều này thể hiện được thiết bị công nghệ sản xuất trong các KCN không ngừng được đổi mới, cải thiện, nâng cấp và trình độ lao động đang được cải thiện nâng cao.
Bảng 3.16. Năng suất và thu nhập của người lao động trong KCN
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2016
Năm
2005
2010
2016
GTSXCN của KCN (tỷ đồng)
48843,2
164962,5
516016,0
Lao động trong các KCN (người)
126846
233023
299527
Năng suất lao động (triệu đồng/lao động)
385,1
707,9
1722,8
Doanh thu KCN (tỷ USD )
0,99
7,24
11,50
Thu nhập lao động trong KCN (nghìn đồng/người/tháng)
820
3200
4658
Nguồn: [2]
Giai đoạn từ 2005 – 2016 năng suất lao động các KCN tăng nhanh, tăng từ 385,1 triệu đồng/lao động năm 2005 lên 707,9 triệu đồng/lao động năm 2010 và 1722,8 triệu đồng/lao động năm 2016.
GTSXCN và doanh thu của các KCN tỉnh Bình Dương tăng lên qua các năm nên thu nhập bình quân của người lao động không ngừng tăng lên, từ 820 nghìn đồng/người/tháng năm 2005 lên 3200 nghìn đồng/người/tháng năm 2010 và 4658 nghìn đồng/người/tháng năm 2016. Chính vì thu nhập của người lao động trong các KCN tăng lên qua các năm nên mức sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên do giá cả sinh hoạt tăng nhanh nên cuộc sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Các KCN của tỉnh ngày càng phát triển nhanh đã thu hút một lượng lớn nguồn lao động ngoại tỉnh, điều này đã dẫn đến nhiều áp lực về mặt xã hội phát sinh như: nhu cầu nhà ở công nhân, khu vui chơi, giải trí văn hóa, trường học, y tế, các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Chính phủ đã có các cơ chế chính sách giúp các địa phương và doanh nghiệp đưa ra các biện pháp đẩy mạnh nhằm xây dựng nhà ở cho người lao động trong đó các KCN của tỉnh Bình Dương mà điển hình là công ty Becamex IDC đã tiến hành xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân có thu nhập thấp, hỗ trợ phần nào để giúp người lao động an tâm làm việc.
Đến nay đã có trên 76 dự án nhà ở xã hội xây dựng với tổng số căn hộ là 80503 đáp ứng cho 236175 người, trong đó đã có 18 dự án đi vào sử dụng đáp ứng cho nhu cầu của 36938 người. Tổng diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân 30,5 ha tập trung nhiều ở Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên.
Tuy nhiên các công trình về nhà ở vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu về nhà ở cho công nhân tại các KCN. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân nên họ phải sống thuê phòng trọ với điều kiện sống và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Riêng KCN Mỹ Phước đã có một doanh nghiệp xây dựng trường mẫu giáo để phục vụ con em cán bộ công nhân làm việc trong KCN này. Tại chi hội thương gia Đài Loan KCN Sóng Thần đã mở lớp mẫu giáo phục vụ cho con em người Đài Loan có điều kiện học tập. KCN Mỹ Phước 2 đã xây dựng một bệnh viện (bệnh viện Mỹ Phước) gần 400 giường phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân lao động và người dân trong khu vực. Các KCN Mỹ Phước, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Đồng An đã xây dựng sân bóng đá, hồ bơi, sân quần vợt, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu cho người lao động.
Vốn và số dự án đầu tư
Vốn đầu tư là yếu tố rất quan trọng đóng góp cho tăng trưởng các KCN, việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển các KCN trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng. Với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính giản đơn, các KCN đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến năm 2016 các KCN của Bình Dương đã thu hút được 3034 dự án, trong đó có 2360 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 77,78% tổng số dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 28,33 tỷ USD, vươn lên thứ 2 cả nước sau TP. Hồ Chí Minh. Có 674 dự án đầu tư trong nước chiếm 22,22% tổng số dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,7 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư vào phát triển các KCN phần lớn là nguồn vốn đầu tư FDI, chính nguồn vốn đầu tư FDI đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ công nghệ và năng suất lao động, tạo ra nguồn doanh thu lớn của các doanh nghiệp trong KCN.
Bình quân vốn đầu tư FDI của một KCN năm 2016 đạt 0,86 tỷ USD. Với những chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở các KCN phù hợp nên đã đưa Bình Dương trở thành địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển các KCN và thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài FDI.
Bảng 3.17 . Tình hình thu hút vốn đầu tư vào hoạt động các KCN
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2005
2010
2016
Vốn đầu tư nước ngoài
1,66
5,20
28,33
Vốn đầu tư trong nước
0,08
0,92
1,70
Nguồn: [2]
Một số KCN có tổng vốn đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh (tính đến năm 2016) cao như KCN Mỹ Phước (0,66 tỷ USD), Mỹ Phước 1 (1,7 tỷ USD), Mỹ Phước 2 (1,04 tỷ USD), KCN Sóng Thần 2 (0,9 tỷ USD), KCN Bàu Bàng (0,6 tỷ USD), KCN VISIP (6,5 tỷ USD), thấp nhất là KCN Bình An (0,43 tỷ USD).
Năm 2016, KCN VISIP có số lượng số dự án nhiều nhất (431 dự án), tiếp đến là KCN Mỹ Phước 3 (148 dự án), KCN Mỹ Phước 2 (107 dự án), các KCN (Phú Tân, Tân Đông Hiệp A, Bình An, Bình Đường) có số lượng dự án rất thấp dưới 10 dự án.
Đã có trên 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN, trong đó Singapore đứng đầu (392 dự án số vốn gần 5,4 tỷ USD năm 2016), Đài Loan (298 dự án, số vốn là 2 tỷ USD), kế đến là Hàn Quốc (193 dự án, số vốn là 988 triệu USD), Nhật Bản (110 dự án, số vốn là 700 triệu USD), Hồng Kông (36 dự án, số vốn là 611 triệu USD) năm 2016.
Bảng 3.18. Số dự án của các KCN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2016
Năm
2005
2010
2016
- Tổng số (dự án), trong đó:
501
1228
3034
+ FDI
321
865
2360
+ Trong nước
180
363
674
- Cơ cấu (%), trong đó:
100
100
100
+ FDI
64,07
70,43
77,78
+ Trong nước
35,93
29,57
22,22
Nguồn:[2], [17]
Nhìn chung các dự án thuê đất trong KCN đã sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả đảm bảo quy hoạch chi tiết KCN được phê duyệt. Hiện nay đã có 2855 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tỷ lệ 94,1%, đây là tỷ lệ rất cao so với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Bình quân hàng năm có khoảng 60 đến 70 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Các dự án FDI bình quân đầu tư vào các KCN đạt khoảng 12,0 triệu USD/dự án.
Giá trị sản xuất KCN, tỷ trọng GTSX KCN trong GTSXCN toàn tỉnh, doanh thu KCN
Giá trị sản xuất CN của các KCN tỉnh Bình Dương không ngừng tăng lên, từ 48843,2 tỷ đồng năm 2005 lên 164962,5 tỷ đồng năm 2010 và năm 2016 đạt 516016,0 tỷ đồng chiếm gần 65,62% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành CN. Trong cơ cấu GTSXCN các KCN thì thành phần FDI chiếm 70% (tương đương là 361211,2 tỷ đồng năm 2016 [2, 17].
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng GTSXCN của KCN trong cơ cấu GTSXCN
tỉnh Bình Dương năm 2005 và năm 2016
Trong GTSX của các KCN tập trung chủ yếu từ các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
Bảng 3.19. GTSXCN và doanh thu của các KCN
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2016
Năm
2005
2010
2016
GTSXCN của tỉnh (tỷ đồng)
89244,8
277855,0
786346,0
GTSX KCN (tỷ đồng)
48843,2
164962,5
516016,0
Tỷ trọng GTSXCN KCN so với CN toàn tỉnh (%)
54,73
59,37
65,62
Doanh thu KCN (tỷ USD )
0,99
7,24
11,50
- Trong nước
0,22
1,90
2,40
- Nước ngoài
0,77
5,34
9,1
Tỷ lệ % doanh thu có vốn đầu tư nước ngoài
77,77
73,76
79,13
Nguồn: [2]
Doanh thu của các KCN ngày càng tăng lên, từ 0,99 tỷ USD năm 2005 lên 7,24 tỷ USD năm 2010 và 11,5 tỷ USD năm 2016, trong đó doanh thu chủ yếu là từ thành phần FDI, chiếm trên 73,7% giai đoạn 2005 – 2016 [2]. Doanh thu bình quân trên số dự án của các KCN ngày càng tăng, năm 2005 là 1,98 triệu USD/dự án lên 3,79 triệu USD/dự án năm 2016. Bình quân 1 tỷ USD vốn của các dự án trong KCN sẽ tạo ra được doanh thu 0,57 tỷ USD năm 2005 và 0,38 tỷ USD năm 2016, doanh thu KCN đang giảm xuống nguyên nhân là do số lượng KCN tăng lên nên số vốn đầu tư vào sản xuất KCN tăng lên, các KCN này mới được thành lập nên đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, nhất là từ năm 2010 đến năm 2016 (tăng 4 KCN) nhưng đến năm 2016 có 1 KCN đi vào hoạt động (KCN Tân Bình) còn 3 KCN còn lại (KCN Lai Hưng, Thới Hòa, Cây Trường) vẫn đang trong giai đoạn thu hút vốn đầu tư.
Giá trị xuất khẩu KCN
Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong KCN đã chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới nên thị trường tiêu thụ hàng hóa của các KCN tỉnh Bình Dương ngày càng rộng mở, hiệu quả sản xuất và giá trị xuất khẩu của các KCN ngày càng tăng lên.
Năm 2005 giá trị xuất khẩu của các KCN đạt 2,15 tỷ USD tăng lên 7,5 tỷ USD năm 2010 và 14,5 tỷ USD năm 2016. Năm 2016 giá trị xuất khẩu của các KCN chiếm khoảng 67,13% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và 82,0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành CN. Về giá trị nhập khẩu tăng liên tục qua
các năm, từ 1,0 tỷ USD năm 2005 lên 5,0 tỷ USD năm 2010 và 10,1 tỷ USD năm 2016 [2].
Bảng 3.20. Giá trị xuất nhập khẩu KCN tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2005 - 2016
Năm
2005
2010
2016
Xuất khẩu (tỷ USD)
2,15
7,5
14,5
% FDI
91,0
93,0
95,0
% trong nước
9,0
7,0
5,0
Nhập khẩu (tỷ USD)
1,0
5,0
10,1
% FDI
74,7
86,0
87,0
% trong nước
25,3
140
13,0
Nguồn: [2]
Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các KCN thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò chính và chiếm tỷ lệ rất cao. Giai đoạn 2005 – 2016 thành phần kinh tế FDI luôn chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu và trên 74% giá trị nhập khẩu [2].
Các KCN có giá trị xuất khẩu lớn như: KCN VISIP, KCN Bình Đường, KCN Đồng An, KCN Sóng Thần, KCN Mỹ Phước, đây là những KCN hoạt động hiệu quả cao, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các KCN toàn tỉnh đặc biệt là KCN VISIP. Các KCN Kim Huy, Rạch Bắp, Đồng An 2... có giá trị xuất khẩu rất thấp, nguyên nhân do đang xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư, đa số các doanh nghiệp trong các KCN này mới đi vào hoạt động.
Môi trường KCN
Đánh giá môi trường KCN thông qua các chỉ tiêu như: Xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, mức độ ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước... các chỉ tiêu này được xác định thông qua kết quả quan trắc môi trường của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. KCN có các chỉ tiêu về môi trường nằm trong giới hạn cho phép thì KCN đó đã đảm bảo được vấn đề về môi trường, còn KCN có nhiều chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép về quy định bảo vệ môi trường thì khả năng môi trường bị ô nhiễm của KCN đó càng lớn (phụ lục 3.12, phụ lục 3.13).
Đến nay trong tổng số 29 KCN đang hoạt động thì đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung với 31 nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế đạt 217747 m3/ngày đêm, đạt 100% tiêu chuẩn môi trường, đây là một trong số rất ít tỉnh, TP trên cả nước đã thực hiện hoàn thành chỉ tiêu 100% KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Có 3 KCN có 2 nhà máy xử lý nước thải (KCN Nam Tân Uyên, KCN Phú Tân, KCN Sóng Thần 1). Tỷ lệ các doanh nghiệp trong KCN đầu nối nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt 100%. Các KCN trên địa bàn tỉnh (trừ KCN Sóng Thần 1 và KCN Đồng An đạt quy chuẩn xã thải cột B trước khi thải ra môi trường) đều đạt quy chuẩn xã thải cột A trước khi thải ra môi trường (đây là chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) [2], [49].
Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường ở một số KCN vẫn chưa đảm bảo gây ô nhiễm nguồn nước của các khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân như KCN Việt Hương, KCN Bình An, KCN Tân Đông Hiệp, KCN Sóng Thần 2, KCN Đồng An 1. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 98,9%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị đạt 91% năm 2015 [49].
Tổng lưu lượng nước thải CN trên địa bàn tỉnh năm 2016 khoảng 140000 m3/ngày, tăng 1,1 lần so với năm 2010, trong đó các KCN là 4839 m3/ngày, các CCN là 4375 m3/ngày, còn các cơ sở nằm ngoài KCN, CCN là 70786 m3/ngày. Công tác thanh tra, kiểm tra tuyên truyền phổ biến pháp luật, ý thức của các doanh nghiệp tăng lên nên tình trạng ô nhiễm môi trường đã giảm xuống đáng kể. Kết quả quan trắc nước thải của các KCN năm 2010 thì tỷ lệ các KCN thải vượt mức quy chuẩn cho phép ra môi trường khoảng 38% đến năm 2016 giảm xuống còn 24% [48], [49].
Đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất có phát sinh khí thải hầu hết đều đã xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cục bộ tại doanh nghiệp. Qua kết quả quan trắc không khí tại một số KCN trong thời gian qua cho thấy hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép [48], [49].
Đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các KCN gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn CN không nguy hại và chất thải nguy hại. Việc thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn CN không nguy hại do công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương và một số tỉnh thành lân cận như TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Riêng chất thải rắn nguy hại thì việc phân loại, vận chuyển, xử lý còn có nhiều hạn chế, hiệu quả xử lý chưa cao. Chất thải rắn CN trên địa bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_hinh_thuc_to_chuc_lanh_tho_cong_nghie.doc