Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

1.5. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu . 5

1.6. Đóng góp của đề tài . 6

1.7. Kết cấu của đề tài .7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT

LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH . 8

2.1. Tổng quan nghiên cứu . 8

2.1.1. Các nghiên cứu về đo lường chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính . 8

2.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo

cáo tài chính . 14

2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu . 29

2.2. Báo cáo tài chính và chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính . 30

2.2.1. Báo cáo tài chính . 30

2.2.2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính . 33

2.3. Các lý thuyết liên quan . 38

2.3.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory) . 38

2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) . 39

2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) . 42

2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết . 43

pdf207 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối thiểu trong mô hình. Trong nghiên cứu của tác giả có 14 biến độc lập vậy để phân tích hồi quy tuyến tính theo công thức của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì ít nhất số phiếu khảo sát thu được phải lớn hơn n >= 50 + 8*14 = 162. Trong nghiên cứu này sử dụng cả hai phân tích nên số quan sát tối thiểu là 333 và kích thước mẫu càng lớn thì càng tốt. Đến thời điểm tác giả thực hiện khảo sát diện rộng số lượng CTNY trên TTCKVN là 564 công ty niêm yết trên HNX và HOSE trên từ 2015 cho đến nay tác giả mới thực hiện khảo sát. Trên cơ sở đó tác giả đã gửi đi 564 phiếu cho hai đối tượng kế toán và giám đốc công ty hoặc giám đốc tài chính các CTNY trên TTCKVN và 200 phiếu gửi đi đối với các nhà đầu tư, giảng viên, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia. Số phiếu thu về là 368 phiếu, trong đó 109 phiếu thu về của các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và 259 phiếu thu về từ các CTNY trên TTCKVN. Tỷ lệ phiếu phản hồi là 48,2 % trong các phiếu phản hồi lại có 18 phiếu không sử dụng được do có 07 phiếu không điền đủ các thông tin khảo sát và có 11 phiếu là lựa chọn một mức cho tất cả các câu hỏi khảo sát, tổng số phiếu có thể dùng trong nghiên cứu này là 350 phiếu. Số phiếu thu hồi từ các CTNY đối với các đối tượng là giám đốc và giám đốc tài chính rất thấp chủ yếu là đối với các công ty mà có mối quan hệ của bạn bè hoặc người thân, còn các phiếu chủ yếu thu về đối với các công ty này từ đối tượng là kế toán. Vậy với 350 phiếu khảo sát có thể đảm bảo thực hiện phân tích EFA và phân tích hồi tuyến tính đạt kết quả như kỳ vọng đặt ra của nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Nguyễn Văn Thắng (2013), Nguyễn Đình Thọ (2011), có hai phương pháp chọn mẫu đó là chọn mẫu xác suất hay là chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi xác suất hay không ngẫu nhiên. Do điều kiện giới hạn về thời gian nghiên cứu và các nguồn lực phục vụ cho quá trình nghiên cứu nên tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện và phương pháp phát triển mầm, đối tượng được khảo sát là các CTNY trên TTCKVN và các đối tượng sử dụng BCTC. Theo phương pháp này đơn vị lấy mẫu được chọn không ngẫu nhiên, dựa trên tính “dễ tiếp xúc” và “cơ hội thuận tiện”, tác giả sẽ dựa vào sử hiểu biết của công ty để gửi trực tiếp đường link phiếu khảo sát cho các công ty đó thông qua mail, zalo, facebook, cũng như dựa vào mối quan hệ xã hội (bạn bè, đồng 70 nghiệp tại các cơ quan đơn vị đang công tác.....), nhờ đưa phiếu khảo sát cho các CTNY mà họ quen biết. Một số trường hợp tác giả trực tiếp thu thập thông tin trên phiếu khảo sát đã in sẵn và gửi. Đối tượng thu thập dữ liệu của nghiên cứu này là phụ trách kế toán, kế toán, giám đốc tài chính, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập, nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng BCTC công ty chứng khoán, chuyên gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Phương pháp xử lý số liệu Tác giả tiến hành kiểm tra các phiếu khảo sát thu được. Trong số 764 phiếu gửi đi tác giả thu về được 368 phiếu có 18 phiếu không hợp lệ các phiếu này sẽ được loại bỏ. Kết quả tác giả có 350 phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này. Sau đó tác giả tiến hành xử lý dữ liệu, đối với các trường hợp khảo sát trực tiếp tác giả tiến hành nhập dữ liệu vào các phiếu, câu trả lời được tự động cập nhật vào phần mềm, sau đó tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện các bước nghiên cứu định lượng tiếp theo. Kiểm định chất lượng thang đo (Kiểm định Cronbach’s Alpha) Phương pháp Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo CLTT trên BCTC và thang đo các nhân tố ảnh hưởng. Kết quả của phương pháp kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Qua đó sẽ biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đo lường được khái niệm của nhân tố, biến quan sát nào không. Phương pháp Cronbach’s Alpha được sử dụng trước khi tiến hành phân tích EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết các đo lường có liên kết với nhau không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần loại bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan của các biến quan sát sẽ giúp cho tác giả xác định được biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ loại bỏ. Các mức giá trị của Alpha: Lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu Nunally (1978) Peterson (1994), Slater (1995), Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). 71 Phương pháp phân tích EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Nó là phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp ít biến hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu theo Hair và cộng sự (2009). Hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào trong mô hình nghiên cứu. Với kiểm định Cronbach’s Alpha chúng ta đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố còn thực hiện phân tích nhân tố khám phá là thực hiện xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhân tố khác nhau nhằm phát hiện những biến quan sát tải lên ở nhiều nhân tố hoặc biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin): Là một chỉ số dùng để xem sự thích hợp của phân tích nhân tố. Với phương pháp EFA theo Nguyễn Đình Thọ (2011) yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) phải có giá trị từ 0,5 đến 1 (0,5 =< KMO =< 1) là điều kiện đủ để thực hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 sẽ loại vì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Kiểm định Barlett (Barlett’s test of sphericity):Dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau không. Điều kiện cần để thực hiện phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điều này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA. Do đó, kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết giả thuyết H0: “Mức tương quan các biến quan sát bằng 0”. Nếu giá trị Sig. Nhỏ hơn mức ý nghĩa α =0,005 (5%) (nghĩa độ tin cậy 95%) thì các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố theo Đinh Phi Hổ (2012). Trị số Eigenvalue: Là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue >= 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): Tổng phương sai trích >= 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp theo Nguyễn Văn Thắng (2013). Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và thất thoát bao nhiêu % của biến quan sát. 72 Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Hay còn được gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số này càng cao nghĩa là tương quan cho biết tương quan giữa biến quan sát đố với nhân tố càng lớn và ngược lại. Theo Hair và cộng sự (2009), thì Factor loading ở mức > 0,3 được xem là điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại, hệ số này > 0,5 biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt, hệ số này > 0,7 biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. Tuy nhiên, giá trị hệ số Factor loading cần phụ thuộc vào kích thước mẫu, với mẫu 120 đến dưới 350 người ta thường lấy hệ số là 0,45 hay 0,5 còn với cỡ mẫu từ 350 trở lên người ta thương lấy hệ số tải 0,3. Phương pháp phân tích tương quan Pearson và Phân tích hồi quy tuyến tính bội. Phương pháp tương quan Pearson: Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập với nhau trong mô hình nghiên cứu. Nó thường được thực hiện trước khi phân tích hồi quy, vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương quan. Hệ số tương quan Pearson (Ký hiệu là r) được tính toán để lượng hóa mức độ chặt chẽ trong mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này gần một thì hai biến này có mối quan hệ tương quan tuyến tính càng chặt chẽ theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) và đồng thời hiện tượng đa cộng tuyến cũng được kiểm tra. Kiểm định Pearson khác với kiểm định Barlett là kiểm định Barlett kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát trong một nhân tố, nên trước khi thực hiện phân tích EFA cần thực hiện kiểm định Barlett nó là điều kiện cần để thực hiện phân tích EFA, còn trước khi thực hiện hồi quy cần thực hiện kiểm định Pearson để xem xét mối quan hệ tương quan có tồn tại giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay không đó là điều kiện cần để thực hiện phân tích hồi quy, do vậy cần thực hiện cả hai kiểm định này. Trong mô hình hồi quy tuyến tính bội với giả định là các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau. Nên khi ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bội cần phải kiểm tra lại giả thiết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bởi hệ số phóng đại phương sai (VIF), theo lý thuyết thì VIF dưới 10 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên trên thực tế VIF dưới 2 là tốt nhất. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội: Sau khi kết luận các biến có mối liên hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối quan hệ giữa biến phục thuộc và các biến độc lập bằng mô hình hồi quy tuyến 73 tính bội. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter nghĩa là tất các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan đến các biến được đưa vào mô hình. Để xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy, tác giả sẽ sử dụng hệ số xác định R2 hệ số này biểu thị phần trăm giải thích của biến phụ thuộc CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam bởi các biến độc lập được đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Hệ số này dao động từ 0 đến 1, hệ số này càng gần 1 thì mức độ giải thích càng cao, giá trị dự báo càng tốt. Đối với các mô hình có càng nhiều biến độc lập thì R2 càng cao dù biến đó không có ý nghĩa thống kê theo Nguyễn Văn Thắng (2013). Do vậy, để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, ta sử dụng hệ số xác định R2 hiệu chỉnh, Hệ số R2 hiệu chỉnh này >= 0,4 là chấp nhận được, tốt nhất khi >= 0,5 theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa được sử dụng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có hệ số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phục thuộc. 74 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong Chương 3, luận án trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp sử dụng để thực hiện nghiên cứu luận án. Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính tác giả thực hiện thảo luận nhóm xây dựng thang đo đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN với 32 chỉ báo và các chỉ báo đo lường các biến Năng lực nhân viên kế toán, Đạo đức nghề nghiệp kế toán, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Hành vi quản trị lợi nhuận, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Chất lượng kiểm toán độc lập và Tính hữu hiệu KSNB. Phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua hai bước khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức diện rộng. Phần mềm sử dụng trong nghiên cứu này là SPSS 22.0 sau khi thu thập và làm sạch dữ liệu, tiến hành phân tích thống kế mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích hồi quy để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. 75 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam 4.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam TTCKVN bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, đến nay là 18 năm hoạt động thị trường đã có sự phát triển mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện về cấu trúc, mở rộng về quy mô, trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế. Về quy mô TTCK đã có sự phát triển vượt bậc. Quy mô huy động vốn qua TTCK đã đạt 2,16 triệu tỷ đồng, trong đó Chính phủ đã huy động được 1,59 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp đã huy động được 570.000 tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đến cuối tháng 6/2018, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3.889 triệu tỷ đồng, tương đương 77,7% GDP. Sáu tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu lần lượt đạt hơn 8.000 tỷ đồng/phiên và 10.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 60% và 19% so với bình quân cả năm 2017 cho thấy tính thanh khoản của chứng khoán tăng cao. Với TTCK non trẻ như Việt Nam trong 18 năm qua đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư đến ngày 31/6/2018 đạt 2,07 triệu tài khoản, tăng 7,6% so với cuối năm 2017, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng 17%. Dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCKVN đến cuối tháng 6/2018, vốn ngoại đã vào ròng 2,1 tỷ USD có xu hướng ngày càng tăng. Quy mô vốn hóa trên thị trường cổ phiểu trên sơ đồ 4.1 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất là trong những năm từ 2016 đến nay. Sơ đồ 4.1. Quy mô vốn hóa trên thị trường cổ phiếu Nguồn: UBCKNN (2018) 76 Số lượng tài khoản nhà đầu tư từ năm 2011 đến năm tăng đáng kể, năm sau đều cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy sự phát triển của thị trường với số lượng nhà đầu tư ngày càng tăng. Sơ đồ 4.2. Số lượng tài khoản đầu tư đến tháng 5/2018 Nguồn: UBCKNN (2018) Sự hình thành và phát triển của TTCKVN có thể khái quát qua hai giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Từ năm 1995 đến năm 2005 là giai đoạn hình thành và phát triển TTCKVN dẫn đến phát sinh nhu cầu BCTC của các tổ chức NY, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán (sau đây gọi tắt là tổ chức NY) phải được kiểm toán bởi DNKT độc lập được chấp thuận theo quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ - CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK. Tuy nhiên, do TTCK mới phát triển ở giai đoạn ban đầu nên số lượng các tổ chức NY còn ít nên nhu cầu về kiểm toán BCTC các đơn vị này chưa thực sự nhiều. - Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến nay, TTCK phát triển mạnh, số lượng các công ty đại chúng, tổ chức NY, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô dẫn đến nhu cầu kiểm toán BCTC các đơn vị này gia tăng mạnh mẽ, cụ thể: TTCK là một kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Qua TTCK, các CTCP có thể phát hành chứng khoán là các loại cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 77 Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch (Tính đến tháng 10/2018) Thời gian HOSE HNX UPCoM ETF CCQ đóng TPCP TP trên HOSE Tổng cộng Tăng/Giảm So với tháng trước So với năm trước 31/12/2015 307 377 256 2 1 537 35 1.514 31/12/2016 320 375 414 2 1 560 35 1.706 2,60% 12,70% 29/12/2017 344 384 694 2 2 571 39 2.036 0,99% 19,34% 31/01/2018 351 385 713 2 2 570 40 2063 1,33% 1,33% 31/10/2018 369 374 793 2 3 537 48 2.126 0,76% 4,42% Nguồn:UBCKNN (2018) Số lượng các doanh nghiệp NY trong các năm gần đầy đều có xu hướng gia tăng. Bảng 4.2. Vốn hóa thị trường chứng khoán (Tính đến tháng 10/2018) Đơn vị tính: Tỷ đồng Vốn hóa thị trường HOSE HNX UPCoM Thị trường TPCP/TPDN Tổng cộng %GDP Tăng/giảm So với tháng trước So với năm trước 31/12/2015 1.146.925 212.641 61.033 753.451 2.174.050 31/12/2016 1.491.778 150.521 306.629 931.340 2.880.268 68,7 6,80% 32,50% 29/12/2017 2.614.150 222.894 677.629 1.013.833 4.528.506 90,43% 4,49% 57,23% 31/01/2018 3.010.052 234.878 714.941 1.005.083 4.964.954 99,14% 9,64% 9,64% 31/10/2018 2.938.857 189.558 730.342 1.113.320 4.972.077 99,28% -6,91% 9,79% Nguồn:UBCKNN (2018) Hiện nay, Nhà nước phân loại sàn giao dịch trên TTCKVN gồm bốn loại HOSE, HNX, UPCoM và Đại chúng Chưa Niêm yết (DCCNY). Trong đó các CTNY trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX được gọi là thị trường NY, còn các CTCPNY trên hai sàn còn lại gọi công ty chưa NY, riêng UpcoM được gọi chính xác hơn là công ty đăng ký giao dịch và thị trường đăng ký giao dịch. 78 Bảng 4.3. Phân loại sàn chứng khoán, điều kiện và trạng thái Sàn Đại chúng Niêm yết UpcoM HNX HOSE Vốn điều lệ tối thiểu > 10 tỷ đồng > 30 tỷ đồng > 120 tỷ đồng Số cổ đông tối thiểu >100 cổ đông > 300 cổ đông Trạng thái Chưa niêm yết Niêm yết Nguồn: UBCKNN Trong phạm vi nghiên cứu của luận án đó là các CTNY trên sàn HNX và HOSE, là các công ty có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên và số lượng cổ đông trên 100 trở lên. Đối với các CTNY có số vốn trên 120 tỷ đồng được UBCKNN phân loại là CTCP đại chúng lớn. Đối với các CTNY trên hai sàn giao dịch HNX và HOSE phải công bố các thông tin định kỳ, thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu. Hiện tại thì công bố thông tin định kỳ được chia làm sáu nội dung chính: 1. BCTC; 2. Báo cáo Thường niên; 3. Đại hội đồng cổ đông Thường niên; 4. Hoạt động Chào bán và Báo cáo sử dụng vốn; 5. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài; 6. Báo cáo tình hình Quản trị Công ty. Đối với nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu BCTC là một trong các thông tin định kỳ mà các CTNY công bố. Báo cáo này theo tiêu chí thời gian sẽ được chia làm ba loại với ba kỳ tương ứng là: BCTC quý được công bố một quý lần; BCTC bán niên được công bố cho kỳ sáu tháng đầu năm và được soát xét độc lập bởi một công ty Kiểm toán được cấp phép theo quy định ( soát xét có mức độ thấp hơn Kiểm toán ); BCTC Kiểm toán năm được công bố cho kỳ một năm và được kiểm toán độc lập bởi một công ty kiểm toán được cấp phép theo quy định. 4.1.2. Thực trạng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam TTCK Việt Nam phát triển tính đến cuối năm 2018 có 754 CTNY trên hai SGDCK theo đánh giá của ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng UBCKNN thì CLTT trên BCTC các CTNY này đã được cải thiện rõ dệt. Số lượt và loại hình vi phạm về công bố thông tin của các CTNY trên TTCKVN đã giảm. Tỷ trọng vi phạm về minh bạch hóa thông tin giảm từ 86,7% năm 2013 xuống còn 79 60,7% năm 2016. Năm 2018, Theo kết quả khảo sát thực hiện với 686 CTNY trên TTCKVN, có 266 công ty đạt chuẩn công bố thông tin theo các tiêu chí khảo sát đề ra, chiếm 38,78%, so năm 2017 tăng 16,96%. Mặc dù vậy, CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: Thứ nhất, tình trạng vi phạm hành chính về công bố thông tin vẫn tăng cao. Theo thống kê của UBCKNN, giai đoạn 2010 - 2016, đã có hơn 1.000 quyết định xử phạm vi phạm hành chính trên TTCK. Năm 2017, đã có 214 quyết định xử phạt đối với 80 cá nhân và 134 tổ chức. Năm 2018, đã có 397 trường hợp vi phạm của 129 tổ chức và 268 cá nhân. Trong năm 2018 đã có chín người bị sử phạt vì có hành vi thao túng, tạo cung cầu giả, buộc cải chính thông tin đối với ba trường hợp báo cáo không chính xác hoặc công bố thông tin sai lệch. Số lượng vi phạm về CLTT trên BCTC luôn chiếm trên 50% tổng số vi phạm bị xử phạt. Thứ hai: Số liệu trước và sau kiểm toán BCTC của nhiều CTNY vẫn còn sự chênh lệch lớn. Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 02/04/2019 đã có 451 CTNY trong số 733 CTNY đã công bố BCTC kiểm toán ghi nhận sự chênh lệch BCTC tự lập và sau kiểm toán. Theo số liệu của các CTNY trước và sau khi được kiểm toán, có 60 DN (chiếm 17% tổng số lượng CTNY đã công bố báo cáo) có lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính năm 2018 do DN tự lập chênh lệch trên 10% so lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính 2018 có kiểm toán, và 29 CTNY có tỷ lệ chênh lệch trên 50%. Đặc biệt, tám CTNY ghi nhận có lãi năm 2018 tại BCTC tự lập nhưng tại BCTC kiểm toán lại ghi nhận lỗ. Theo giải trình của các DN này, nguyên nhân chênh lệch là do điều chỉnh tăng chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hoàn nhập trích lập dự phòng hàng tồn kho, điều chỉnh trích bổ sung dự phòng, hạch toán thiếu chi phí. Nửa đầu năm 2019, số liệu cho thấy vấn đề này vẫn đang diễn ra chưa có sự thay đổi theo hướng tiệm cận giữa số liệu trước và sau kiểm toán BCTC của các CTNY, theo số liệu kết quả kinh doanh của các DN tại BCTC bán niên soát xét năm 2019, có 62 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế sáu tháng đầu năm 2019 chênh lệch quá 10% so với số liệu tại BCTC quý 2-2019 do doanh nghiệp tự lập. Đặc biệt, có bốn doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sau soát xét từ lãi thành lỗ, đó là LO5, BII, VC9, VE1, và có một doanh nghiệp là ATS có kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi. Danh sách top 20 DN giảm lãi sau kiểm toán được trình bày trong Bảng 4.4 sau: 80 Bảng 4.4. Top 20 CTNY giảm lãi sau kiểm toán năm 2018 Nguồn: VietstockFinance (2018) Thứ ba, BCTC ở một số CTNY chất lượng còn hạn chế, việc công bố BCTC còn chậm, phải xin gia hạn. Một số CTNY vẫn chưa chủ động trong việc công khai các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình sử dụng vốn, tình hình quản trị công ty, số liệu tại BCTC còn có sai sót. Để lý giải việc chậm công bố thông tin BCTC, nhiều CTNY thường đưa lý do khách quan như công tác KT, kiểm toán cần thời gian dài. Thứ tư, CL quản trị công ty còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Trên thực tế, các CTNY trên TTCKVN mới chỉ dừng lại ở mức tuân thủ các quy định mà chưa thực sự chủ động hướng tới việc cải thiện CL quản trị công ty để nâng cao hoạt động của DN kể cả các CTNY có quy mô lớn để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Nhưng về cơ bản CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN trong những năm gần đây cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng thông tin. 81 4.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính Xử lý dữ liệu định tính: Bước 1: Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi dạng bán cấu trúc theo (phụ lục 04) Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm Trên cở tổng quan nghiên cứu, kết quả qua thảo luận nhóm đã đề xuất thang đo CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN bao gồm 32 biến quan sát được các thành viên đều tán đồng. Kết quả nghiên cứu định tính có 14 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các CTNY với tỷ lệ tán thành được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.5. Tỷ lệ tán thành các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC Thứ tự Tên nhân tố Mức độ đồng ý 1 Năng lực nhân viên kế toán 100% 2 Đạo đức nghề nghiệp kế toán 91,6% 3 Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ 100% 4 Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 66% 5 Mức độ phân tán của các cổ đông 41,6% 6 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 33,3% 7 Quy mô doanh nghiệp 83% 8 Hành vi quản trị lợi nhuận 100% 9 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 33,3% 10 Đòn bẩy tài chính 33,3% 11 Chất lượng kiểm toán độc lập 100% 12 Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước 75% 13 Văn hóa công ty 33,3 14 Cam kết đạo đức kinh doanh 25% Nguồn: Nghiên cứu của luận án 82 Kết quả của thảo luận nhóm cho thấy các 14 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC cũng như các nghiên cứu trước đây và cũng không có nhân tố nào phát hiện thêm ngoài các nhân tố này. Song mức độ tán đồng của các thành viên với các nhân tố trong nghiên cứu này là khác nhau, ngay khi thảo luận các thành viên và tác giả nhất quán các nhất tố được đại đa số các thành viên tán thành sẽ lựa chọn trong nghiên cứu này. Với kết quả thảo luận nhóm có các nhân tố sau có phần lớn các thành viên nhất trí: Năng lực nhân viên kế toán, Đạo đức nghề nghiệp kế toán, Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Quy mô doanh nghiệp, Hành vi quản trị lợi nhuận, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Riêng đối với nhân tố Quy mô DN được sự tán thành phần lớn các thành viên tham gia thảo luận nhóm 83%, mối quan hệ của nhân tố này với CLTT trên BCTC đã được khẳng định trong rất nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu này của tác giả nghiên cứu ở hai góc độ các đối tượng lập và sử dụng báo cáo tài chính vì vậy việc thu thâp dữ liệu về quy mô doanh nghiệp đối với đối tượng sử dụng BCTC là khó khăn hơn nên tác giả không nghiên cứu sự ảnh hưởng của Quy mô DN đến CLTT trên BCTC, khi trình bày đối với các thành viên trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_thon.pdf
Tài liệu liên quan