Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

LỜI CAM KẾT . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC HÌNH . ix

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN

THỌ VÀ QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ . 8

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước . 8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết truyền thống . 8

1.1.2. Các nghiên cứu dựa trên việc xem xét tác động của các biến tổng hợp đến

nhu cầu và quyết định mua bảo hiểm nhân thọ .21

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về bảo hiểm nhân thọ 27

1.3. Khoảng trống nghiên cứu . 32

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 33

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ CÁC

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO

HIỂM NHÂN THỌ. 34

2.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ. 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ. 34

2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ. 35

2.1.3. Tác dụng của bảo hiểm nhân thọ. 39

2.1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản . 40

2.1.5. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. 46

2.1.6. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 49

2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi mua trong bảo hiểm nhân thọ . 53

2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) . 54

2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) . 56

2.2.3. Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ, ý định và hành vi (Ajzen và

Fishbein, 2005) . 58

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

. 63

2.3.1. Nhân tố thuộc về thái độ. 63

pdf203 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu để xác định các thông tin cần: các nhân tố, biến số và các thước đo 2. Xác định loại câu hỏi, 3. Xác định nội dung của từng câu hỏi 80 4. Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi 5. Xác định tính logic cho các câu hỏi 6. Dự thảo phiếu điều tra 7. Điều tra thử nghiệm và chỉnh sửa phiếu điều tra Dạng câu hỏi chủ yếu là câu hỏi theo thang likert với 5 mức độ từ (1) không đồng ý tới (5) Rất đồng ý Bảng 3.2. Bảng mô tả thang đo likert Không đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Về cơ bản những người được hỏi đều trả lời được các câu hỏi trong phiếu điều tra. Một số câu hỏi kép hoặc khó hiểu được các đối tượng điều tra phản hồi lại. Từ thực tế điều tra này, nghiên cứu sinh bổ sung thêm một số câu hỏi liên quan đến những ý kiến này để khám phá thêm về quyết định mua bảo hiểm của người tiêu dùng Việt Nam. 3.2.4. Thiết kế thang đo Các thước đo cho nghiên cứu này được điều chỉnh từ thước đo tương tự của các nghiên cứu trước. Sau quá trình nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu sử dụng các thang đo của mô hình với mục đích tương tự tuy nhiên các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra ở các bối cảnh và mục đích khác nhau. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã thực hiện kế thừa và vận dụng sửa đổi sau quá trình khảo sát và phỏng vấn sâu các chuyên gia, các thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Hầu hết các thang đo của biến quan sát trong mô hình được kế thừa từ các thang đo đã có sẵn trong các nghiên cứu tổng quan trước đây. Đối với các thang đo về thái độ rủi ro chủ yếu dựa trên thang đo của Dohmen và cộng sự (2011). Riêng thang đo “nhận thức rủi ro” ban đầu được NCS mã hóa là “CNRR” do kế thừa thang đo của Brahmana và cộng sự (2018b) liên quan đến việc tác giả cho rằng “cảm nhận rủi ro” là một trong hai yếu tố cấu thành thái độ đối với việc mua bảo hiểm nhân thọ bên cạnh “cảm nhận lợi ích về sản phẩm”. Tuy nhiên, sau 81 khi tổng hợp các thang đo về nhận thức rủi ro và tính phòng xa trong tương lai trong các nghiên cứu của Jacobs-Lawson và Hershey (2005), NCS đã hiệu chỉnh lại việc mã hóa thang đo thành “Nhận thức rủi ro” để đảm bảo tính kế thừa cho thang đo này. Theo đó thang đo cụ thể của mô hình được thể hiện chi tiết qua bảng sau: Bảng 3.3: Mã hóa thang đo và biến quan sát của mô hình nghiên cứu Thang đo Mã hóa Biến quan sát Nguồn Thái độ rủi ro TDRR1 Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính. (Brahmana và cộng sự, 2018b; Ogenyi Ejye và Owusu-Frimpong, 2007); (Dohmen và cộng sự, 2011) TDRR2 Tôi thích các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn mặc dù chúng có rủi ro hơn. TDRR3 Tôi không thích các khoản đầu tư có rủi ro dù xác suất rủi ro là thấp Cảm nhận lợi ích sản phẩm CNLI1 BHNT là một hình thức tiết kiệm cho tương lai (Brahmana và cộng sự, 2018b; Ogenyi Ejye và Owusu-Frimpong, 2007) CNLI2 BHNT cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho các sự kiện trong cuộc sống (lập gia đình, sinh con, nghỉ hưu) CNLI3 Bảo hiểm nhân thọ cung cấp sự bảo đảm cho người phụ thuộc Nhận thức rủi ro NTRR1 Tôi luôn nghe theo lời khuyên của người khác về việc dự phòng cho tương lai (Jacobs-Lawson và Hershey, 2005; Jacoby và B. Kaplan, 1972) (Eisenhauer và Halek, 1999; Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 2015); (Brahmana và cộng sự, 2018) NTRR2 Tôi thích những suy nghĩ về việc tôi sẽ sống như thế nào trong tương lai. NTRR3 Tương lai là quá mơ hồ và không chắc chắn NTRR4 Tương lai là quá xa xôi để lên kế hoạch Thái độ đối với mua BHNT TDBH1 Tôi nghĩ rằng mua BHNT là một lựa chọn cần thiết (Brahmana và cộng sự, 2018b; Ogenyi Ejye và Owusu-Frimpong, 2007; Omar, 2007; Fletcher và Hastings, 1984; Ajzen và Fishbein, 2005) TDBH2 Mua bảo hiểm nhân thọ giúp tôi lập kế hoạch tài chính trong tương lai TDBH3 Mua bảo hiểm nhân thọ giúp tôi yên tâm làm việc và tận hưởng cuộc sống TDBH4 Mua BHNT là cách để tích lũy cuộc sống Chuẩn CMCQ1 Tất cả những người ảnh hưởng đến tôi nghĩ rằng tôi nên mua bảo hiểm (Ajzen và Fishbein, 2000; Ajzen và 82 Thang đo Mã hóa Biến quan sát Nguồn mực chủ quan về BHNT nhân thọ Fishbein, 2005; Ogenyi Ejye và Owusu-Frimpong, 2007) CMCQ2 Mọi người trong môi trường của tôi nghĩ rằng tôi nên mua bảo hiểm nhân thọ CMCQ3 Bạn bè của tôi đều sở hữu bảo hiểm nhân thọ CMCQ4 Người thân của tôi ủng hộ tôi mua BHNT Hiểu biết tài chính HBTC1 Tôi có đủ hiểu biết về kiến thức để mua BHNT (Brahmana và cộng sự, 2018b; Ajzen và Fishbein, 2005; Jacobs-Lawson và Hershey, 2005; Jacoby và B. Kaplan, 1972) HBTC2 Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rất đơn giản và dễ hiểu HBTC3 Tôi am hiểu về cơ chế hoạt động của bảo hiểm nhân thọ HBTC4 Tôi rất tự tin về khả năng của tôi liên quan đến các kế hoạch tài chính trong tương lai. Tiếp cận sản phẩm TCSP1 Tôi biết sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được bán ở đâu (Jacobs-Lawson và Hershey, 2005; Jacoby và B. Kaplan, 1972; Vu Hung Nguyen và cộng sự, 2016; Brahmana và cộng sự, 2018b; Ogenyi Ejye và Owusu- Frimpong, 2007) TCSP2 Tôi biết có nhiều kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ TCSP3 Khi cần tìm kiếm thông tin về các dịch vụ tài chính bảo hiểm tôi biết chính xác nơi cần lấy thông tin gì và lấy ở đâu ý định mua bảo hiểm nhân thọ YD1 Tôi sẽ mua BHNT trong tương lai (Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 2015; Ogenyi Ejye và Owusu- Frimpong, 2007; Omar, 2007; Brahmana và cộng sự, 2018b) YD2 Tôi dự định mua bảo hiểm nhân thọ trong tương lai gần (5 năm tới) YD3 Tôi không chắc sẽ mua bảo hiểm nhân thọ trong tương lai Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ QD1 Tôi đã mua bảo hiểm nhân thọ thông qua tư vấn viên bảo hiểm/môi giới/ngân hàng (Vu Hung Nguyen và cộng sự, 2016; Ajzen, 2006b; Ajzen và Fishbein, 2005) QD2 Tôi bị thuyết phục mua bảo hiểm nhân thọ mà không có ý định ngay từ đầu. QD3 Tôi chủ động tìm kiếm và mua bảo hiểm nhân thọ. QD4 Tôi giới thiệu sản phẩm BHNT cho người thân và bạn bè. Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh 83 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Số liệu thu thập được từ điều tra sẽ được phân tích và xử lý theo trình tự sau: - Nhập liệu: Phiếu điều tra được nhập bằng phần mềm nhập liệu dành cho nghiên cứu để tránh sai lệch - Làm sạch số liệu: Số liệu được làm sạch bằng công cụ screening data qua 2 bước: nhận diện lỗi – checking for error để xem đã có nằm trong khoảng cho phép không, sau đó sửa lỗi trong file – finding and correcting the error in the data file - Kiểm định độ tin cậy của thang đo Công cụ Cronbach‘s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy nội tại (internal consistency reliability) – mức độ mà các câu hỏi khác nhau đo lường cùng một biến số có thể đem lại các kết quả tương tự hay nói cách khác để chắc chắn các câu hỏi trong bảng hỏi và đúng hơn là các câu trả lời là nhất quán. Cách thực hiện gồm các bước: + Kiểm tra số lượng case, + Kiểm tra số lượng items + Kiểm tra giá trị âm trong bảng Inter-Item Correlation Matrix (tất cả giá trị phải >0) + Kiểm tra giá trị Reliability statistics trong bảng Reliability statis + Kiểm tra corrected item – Total correlation: nếu có item (câu hỏi nào) dưới 0.7 => item hay câu hỏi đó không liên quan nhiều đến thang đo (scale) và cần phải loại bỏ + Kiểm tra Alpha sau khi loại bỏ item (hoặc câu hỏi): Alpha if item deleted - Phân tích nhân tố (Factor Analysis) Công cụ phân tích nhân tố (factor analysis) được sử dụng để kiểm tra và phân loại các item (câu hỏi) vào các nhóm nhân tố khác nhau - Thống kê mô tả Công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của mẫu: Với biến định tính (giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, lĩnh vực 84 nghề nghiệp), do không có ý nghĩa khi nghiên cứu giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất nên nghiên cứu dùng công cụ tần suất (frequencies) và phần trăm (percent) Với các biến định lượng (continuous) như độ tuổi và thu nhập nghiên cứu sử dụng công cụ tính giá trị trung bình (mean), giá trị nhỏ nhất (minimum), giá trị lớn nhất (maximum), Thống kê mô tả cũng được sử dụng để phân tích thực trạng mua bảo hiểm nhân thọ; ý định mua bảo hiểm nhân thọ; nhận thức kiểm soát hành vi và thái độ đối với sản phẩm. - Phân tích tương quan Phân tích tương quan được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ + Xác định hướng của mối quan hệ (direction of relationship) bằng cách kiểm tra xem hệ số tương quan giữa ý định mua bảo hiểm nhân thọ và quyết định hay hành vi mua bảo hiểm nhân thọ. Khi hệ số tương quan âm có nghĩa là khi ý định tăng thì hành vi giảm. Khi hệ số tương quan dương có nghĩa là khi ý định tiêu dùng tăng thì hành vi tiêu dùng cũng tăng. + Xác định độ lớn của tương quan bằng cách kiểm tra độ lớn của hệ số tương quan Pearson (r). r = 0: giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng Việt Nam không có quan hệ tương quan, có nghĩa là ý định không ảnh hưởng tới hành vi mua bảo hiểm nhân thọ r = -1: tuyệt đối nghịch, có nghĩa là khi ý định tăng thì hành vi giảm theo tỷ lệ tương ứng r = 1: tuyệt đối thuận, có nghĩa là khi ý định tăng lên 1 đơn vị thì hành vi tăng lên 1 đơn vị -1<r<1: Theo (Cohen, 1988), giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ có tương quan với các mức độ khác nhau; r = 0.1 – 0.29 tương quan không chặt, r = 0.3-0.49 tương quan trung bình, r = 0.5 -1 tương quan chặt. - Phân tích hồi qui tuyến tính Nghiên cứu tham khảo khung phân tích ảnh hưởng của một nhân tố tới mối quan hệ của 2 nhân tố khác/biến điều tiết của (Baron và Kenny, 1986), để đánh giá tác động của các nhân tố tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ. 85 Predictor Moderator Outcome variable Predictor x Moderator Gọi X là ý định mua bảo hiểm nhân thọ (biến độc lập) Y là hành vi mua bảo hiểm nhân thọ (biến phụ thuộc) Z là nhân tố có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa X và Y. Các nhân tố tác động Z có thể tác động đến mối quan hệ giữa X và Y được đo lường bằng thống kê tương quan (regression coefficient). Khung phân tích được mô tả như hình dưới đây Ý định Các nhân tố tác động(Z ) Outcome variable Ý định x Nhân tố ảnh hưởng (Z) Khi đó mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ (tác động của ý định đến hành vi) dưới tác động của các nhân tố được tính toán theo công thức tóm tắt như sau: Y = a*X + b*Z + c*X*Z Hay Y = X*(a+c*Z) + b*Z Như vậy tác động của ý định lên hành vi mua bảo hiểm nhân thọ (Y) sẽ thay đổi dưới tác động của các nhân tố đến mối quan hệ giữa X và Y nếu ta tìm được hệ số c có ý nghĩa thống kê (khác 0). Khi đó nhân tố Z (Z1, Z2, Z3) sẽ có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ. 86 Nếu c > 0 => khi đó a+c1*Z tăng lên, tác động của ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ mạnh hơn. Nhân tố Z sẽ có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ, hay nói cách khác khi đó ý định dễ biến thành hành vi mua bảo hiểm nhân thọ hơn. Nếu c khi đó a+c1*Z giảm đi, tác động của ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ yếu đi. Nhân tố Z sẽ có tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ Để chạy mô hình và tránh hiện tượng đa cộng tuyến, các nhân tố đều được chạy mean center trước khi chạy mô hình hồi qui tuyến tính (Analyze/Regression/Liner), trong đó biến phụ thuộc là biến Y (Hành vi mua bảo hiểm nhân thọ), nhóm biến độc lập 1 là các biến Ý định hành vi và các biến Z dự kiến có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ (Y), nhóm biến độc lập 2 đưa vào mô hình sẽ là nhóm nhân biến ý định hành vi với biến tác động (Z). Nếu hệ số VIF đạt giá trị quanh giá trị 1.5 và hệ số sig. của biến X*Z nào <0.05 thì chứng tỏ biến Z đó có tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ. Mức độ ảnh hưởng khi đó được đo bằng hệ số Beta đã chuẩn hóa (Stadardized coefficients). Công cụ phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng Việt Nam. + Phân tích tác động của 3 nhóm nhân tố: thái độ rủi ro, cảm nhận lợi ích và nhận thức rủi ro đến thái độ đối với sản phẩm bằng công cụ phân tích biến độc lập (Analyze/Regression/Liner) + Phân tích tác động của 5 nhóm nhân tố: thái độ đối với việc mua bảo hiểm nhân thọ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức rủi ro; hiểu biết tài chính và tiếp cận sản phẩm đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ bằng công cụ phân tích biến độc lập (Analyze/Regression/Liner) + Phân tích tác động của 3 nhóm nhân tố: hiểu biết tài chính và tiếp cận sản phẩm và ý định mua đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ bằng công cụ phân tích biến độc lập (Analyze/Regression/Liner) + Phân tích tác động của nhân tố tiếp cận sản phẩm và hiểu biết tài chính tới tương quan giữa hai biến ý định và hành vi (quyêt định) bằng biến nhân. 87 Phân tích tương quan từng phần: Công cụ Partial correlation được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ trong khi có tác động của một nhân tố thứ 3. Công cụ này phân tích tác động của ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của người mua bảo hiểm nhân thọ trong một số tình huống đặc biệt như: tư vấn viên của doanh nghiệp bảo hiểm; các kênh quảng cáo và xúc tiến bán. Với sự xuất hiện của một nhân tố thứ 3, hệ số tương quan giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng Việt Nam trong nghiên cứu này có thể tăng, hoặc giảm. Như vậy sẽ có 3 biến: 2 biến để kiểm tra mối quan hệ giữa chúng (ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng) và 1 biến ảnh hưởng/kiểm soát mối quan hệ này. Nghiên cứu tiến hành so sánh hệ số r khi không có tác động của biến thứ 3 với r khi có tác động của biến thứ 3: Mức độ thay đổi của r khi có biến thứ 3 thể hiện mức độ tác động của biến thứ 3 đến mối quan hệ giữa 2 biến này, nếu r thay đổi nhiều khi có biến thứ 3 chứng tỏ biến thứ 3 có tác động mạnh đến mối quan quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ và nếu r thay đổi ít khi có biến thứ 3 chứng tỏ biến thứ 3 ít có tác động đến mối quan hệ giữa 2 biến ý định và hành vi hay nói cách khác biến thứ 3 không có nhiều ảnh hưởng tới tác động của ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ. + r khi có biến thứ 3 > r khi không có biến thứ 3 chứng tỏ biến số thứ 3 làm mạnh lên mối quan hệ giữa 2 biến (làm mạnh lên tác động của ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ) + r khi có biến thứ 3 < r khi không có biến thứ 3 chứng tỏ biến số thứ 3 làm yếu đi mối quan hệ giữa 2 biến (làm yếu đi tác động của ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ) Khi sử dụng phần mềm SPSS, các thang đo được mã hóa chi tiết như trong bảng sau : 88 Bảng 3.4: Bảng mã hóa các thang đo Stt Nhân tố Mã hóa 1 Ý định mua bảo hiểm nhân thọ YD 2 Hành vi mua bảo hiểm nhân thọ QD 3 Hiểu biết tài chính HBTC 4 Tiếp cận sản phẩm TCSP 5 Thái độ đối với rủi ro TDRR 6 Cảm nhận lợi ích sản phẩm CNLI 7 Nhận thức rủi ro NTRR 8 Thái độ đối với việc mua bảo hiểm nhân thọ TDBH 9 Chuẩn mực chủ quan CMCQ Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ là biến định tính hoặc định lượng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định tiêu dùng (biến độc lập) và hành vi tiêu dùng (biến phụ thuộc). Trong tương quan, những nhân tố này là biến số thứ 3 ảnh hưởng đến tương quan của 2 biến số còn lại là ý định và hành vi mua bảo hiểm nhân thọ. Số liệu thu thập được từ điều tra được nhập bằng phần mềm để tránh nhầm lẫn cũng như làm sạch số liệu trước khi phân tích: - Nhập liệu: Phiếu điều tra được nhập bằng phần mềm nhập liệu dành cho nghiên cứu để tránh sai lệch - Làm sạch số liệu: Số liệu được làm sạch bằng công cụ screening data qua 2 bước: nhận diện lỗi – checking for error để xem đã có nằm trong khoảng cho phép không, sau đó sửa lỗi trong file thông qua công cụ “finding and correcting the error in the data file” 89 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Sau khi tổng hợp các nghiên cứu và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tác động, tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết bao gồm các nhân tố: thái độ rủi ro; cảm nhận lợi ích; nhận thức rủi ro; thái độ đối với quyết định mua bảo hiểm nhân thọ; các nhân tố khác trong phạm vi của mô hình lý thuyết hành vi dự định được bổ sung các yếu tố bao gồm: Chuẩn mực chủ quan, hiểu biết tài chính và tiếp cận sản phẩm. Điểm mới của mô hình là xem xét nhóm yếu tố kiểm soát hành vi với 2 biến cụ thể là hiểu biết tài chính và tiếp cận sản phẩm trong bối cảnh vừa tác động đến ý định như một biến độc lập và vừa tác động đến quá trình từ ý định đến hành vi với vai trò là biến điều tiết. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự trợ giúp của một nghiên cứu định tính nhỏ. Trước hết tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia bao gồm các khách hàng hiện tại và tiềm năng của các doanh nghiệp bảo hiểm; các đại lý và tư vấn viên tài chính bảo hiểm và các nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm tra sự phù hợp của các thang đo được xác định từ quá trình tổng hợp cơ sở lý thuyết. Sau đó tác giả điều chỉnh mô hình và thang đo (chủ yếu là từ ngữ) cho phù hợp với bối cảnh cụ thể của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Sau đó tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát. Nội dung chương trình trình bày quy trình và kết quả nghiên cứu phỏng vấn sâu cũng như các bước chi tiết để tiến hành phân tích dữ liệu khảo sát. 90 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam 4.1.1. Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Về quy mô thị trường: Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung cũng ổn định. Trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, việc triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm đã giúp thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, duy trì và đạt được mức tăng trưởng cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư và thúc đẩy hội nhập, phát triển hội nhập kinh tế quốc tế. Theo cục quản lý giám sát bảo hiểm, tính đến hết 31/12/2017 thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực phi nhân thọ, nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Tổng tài sản toàn thị trường đạt 316.300 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2016, tổng doanh thu phí toàn thị trường đạt 132.369 tỷ đồng trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 107.821 tỷ đồng (tăng 23,4% so với năm 2016), doanh thu đầu tư đạt 24.548 tỷ đồng, số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm là 31.904 tỷ đồng. Trong đó, kết thúc năm 2017, thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 66.235 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2016, trong đó doanh thu khai thác mới ước đạt 22.558 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7%; số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng chính) ước đạt 7.447.242 hợp đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 579.687 tỷ đồng, tăng 35,26% so với năm 2016. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính khai thác mới trong năm 2017 đạt 286,4 triệu đồng. Số tiền bảo hiểm nhóm bình quân đạt 59,19 tỷ đồng tương ứng với 122,9 triệu đồng/thành viên. 91 Cũng theo Cục QLBH, trong năm 2017, các DN bảo hiểm nhân thọ đã chi trả quyền lợi BH ước đạt 15.947 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 5.961 tỷ đồng, trả giá trị hoàn lại là 3.412 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 6.574 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư. Tổng tài sản của các DNBH nhân thọ năm 2017 ước đạt 233.691 tỷ đồng, tăng 28,6%. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 40.721 tỷ đồng, tăng 35,2%. Đặc biệt trong năm 2017, có 9 DNBH nhân thọ tăng vốn điều lệ gồm: Manulife tăng từ 1.820 tỷ đồng lên 5.720 tỷ đồng; Dai-ichi tăng từ 2.153 tỷ đồng lên 5.408 tỷ đồng; AIA tăng từ 1.264 tỷ đồng lên 3.224 tỷ đồng; Chubb Life tăng từ 1.165 tỷ đồng lên 1.245 tỷ đồng; Generali tăng từ 2.183 tỷ đồng lên 3.523 tỷ đồng, Aviva từ 800 tỷ đồng lên 2.557 tỷ đồng, Sunlife từ 1.350 tỷ đồng lên 1.520 tỷ đồng, Phú Hưng tăng từ 683 tỷ đồng lên 888 tỷ đồng, FWD từ 1.395 tỷ đồng lên 2.014,5 tỷ đồng..., góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng tăng. Giai đoạn từ 2013 đến hết năm 2017 thị trường bảo hiểm nhân thọ có nhiều biến động lớn với sự mua lại sáp nhập và thay đổi tên thương hiệu của nhiều doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2017, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) do 3 đối tác góp vốn gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (61%); Tập đoàn Ageas (29%) và Công ty bảo hiểm nhân thọ Muang Thai Life (10%) với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng ra mắt thị trường tháng 3/2017 đã đánh dấu số lượng doanh nghiệp nhân thọ trên thị trường cán mốc con số 18 doanh nghiệp. Theo đó danh mục các doanh nghiệp BHNT trên thị trường hiện nay bao gồm: Bảng 4.1. Danh mục các doanh nghiệp BHNT trên thị trường Việt Nam hiện nay TT Tên công ty Năm thành lập Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ 2004 2.500 2 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam 1999 1.136 3 Công ty TNHH Manulife Việt Nam 1999 5.720 4 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) 2000 3.224 5 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb life) 2005 1.245 92 TT Tên công ty Năm thành lập Vốn điều lệ (tỷ đồng) 6 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Previor Việt Nam (Previor Việt Nam) 2005 1.079 7 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-chi Việt Nam (Dai-chi Life Việt Nam) 2007 5.406 8 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay life) 2007 3.344 9 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam) 2007 2.015 10 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hanwha life Việt Nam (Hanwha life Việt Nam) 2008 1.891 11 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI) 2008 600 12 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam (Fubon life) 2010 1.400 13 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam (Generali Life) 2011 3.523 14 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Aviva (Aviva) 2011 2.557 15 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sunlife Việt nam (Sun life) 2013 1.520 16 Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng 2013 888 17 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife (BIDV Metlife) 2014 1.000 18 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas life) 2016 1.100 Nguồn: Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Về danh mục sản phẩm và tỷ trọng khai thác: Theo điều 7, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 ở Việt Nam đã phân loại các nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ thành: - Bảo hiểm trọn đời - Bảo hiểm sinh kỳ 93 - Bảo hiểm tử kỳ - Bảo hiểm hỗn hợp - Bảo hiểm trả tiền định kỳ - Bảo hiểm liên kết đầu tư - Bảo hiểm hưu trí - Nhóm các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bổ sung (còn được gọi là các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ) Theo đó, kết quả khai thác chung toàn thị trường trong năm 2017 được cục quản lý giám sát cung cấp như sau: + Số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm chính đạt 1.964.262 hợp đồng, tăng 27,64% so với năm 2016. Trong đó số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 1.963.970 hợp đồng. số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 292 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 140.605 người). + Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả sản phẩm bổ trợ) Bảo Việt nhân thọ chiếm 20,6%; Prudential chiếm tỷ trọng 18,34%; Dai0ichi chiếm 16,11%; Manulife chiếm 13,75%; AIA chiếm 10,5%; Generali chiếm 4,8%; Chubb chiếm 4,45%; 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần 11,44%. Hình 4.1. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2017 Nguồn: Số liệu niên giám thống kê thị trường – cục quản lý và giám sát bảo hiểm 94 Trong đó, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực lần lượt được xếp hạng như sau: Bảo Việt nhân thọ (26,38%); Prudential (24,48%); Manulife (12,27%); Dai-ichi (12,16%), AIA (9,51%), Chubb (3,92%), Generali (2,95%), Hanwha (2,32%), các doanh nghiệp còn lại chiếm 6,02% thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. + Về phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: •

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_mua.pdf
Tài liệu liên quan