LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIẾU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.15
1.1. Tổng quan về giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử cho các ngân
hàng thương mại .15
1.1.1. Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử.15
1.1.2. Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử cho các ngân hàng thương mại.26
1.2. Triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng
thương mại.32
1.2.1. Triển khai giải pháp hệ thống thông tin .32
1.2.2. Triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng
thương mại.37
1.2.3. Triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các
ngân hàng thương mại .41
1.2.4. Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử thành công .41
1.2.5. Kinh nghiệm triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại
các ngân hàng thương mại thế giới.42
1.3. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp
quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại .47
1.3.1. Nguyên nhân triển khai thất bại giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử.47
1.3.2. Tổng quan nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến triển khai thành công giải
pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại .49
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .53
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG .54
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ.54TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.54
2.1. Cấu trúc và thực trạng hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam.54
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam .61
2.2.1. Về hạ tầng công nghệ thông tin.62
2.2.2. Hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin.62
2.2.3. Hạ tầng thanh toán.63
2.2.4. Hạ tầng ứng dụng .64
2.2.5. Hạ tầng an ninh bảo mật.65
2.3. Thực trạng ứng dụng và triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng
điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .67
2.3.1. Vai trò của giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam .67
2.3.2. Thực trạng ứng dụng các giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam .69
2.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình triển khai giải
pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.77
2.4. Nghiên cứu khám phá về triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội .78
2.4.1. Thông tin chung về ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội .78
2.4.2. Thực trạng triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội .79
2.5. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp quản
trị quan hệ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .87
2.5.1. Chiến lược quản trị quan hệ khách hàng điện tử.88
2.5.2. Cam kết của lãnh đạo cấp cao .89
2.5.3. Đội ngũ tư vấn triển khai.90
2.5.4. Đội dự án .90
2.5.5. Quy trình kinh doanh.91
2.5.6. Chất lượng dữ liệu .92
2.5.7. Hạ tầng công nghệ .93
2.5.8. Người sử dụng hệ thống .94
2.5.9. Văn hóa ngân hàng .95
2.5.10. Kiểm tra, giám sát và đo lường .96
2.6. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .97
2.6.1. Mô hình nghiên cứu.972.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu .98
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .100
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH
HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .101
3.1. Mẫu nghiên cứu.101
3.2. Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu .102
3.2.1. Thiết kế bảng hỏi khảo sát.102
3.2.2. Thu thập dữ liệu khảo sát từ các ngân hàng thương mại.103
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.104
3.3. Phân tích dữ liệu .107
3.3.1. Đánh giá thang đo bằng độ tin cậy Cronbach Alpha.107
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá.108
3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định .110
3.3.4. Mô hình phương trình cấu trúc.112
3.3.5. Kiểm định Bootstrap.114
3.4. Kết quả phân tích định lượng.116
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .119
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM120
4.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu .120
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .121
4.3. Đề xuất giải pháp để triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ
khách hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .127
4.3.1. Sự cần thiết của triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ khách hàng
điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.127
4.3.2. Nhóm giải pháp để triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ khách
hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .129
4.4. Những đóng góp của luận án .142
4.5. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng các nghiên cứu tiếp theo .144
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .145
KẾT LUẬN .146
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .148
PHỤ LỤC .156
211 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam - Nguyễn Văn Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng
cách tổ chức thực hiện các chiến lược
- Đánh giá hạ tầng công nghệ cung cấp dữ liệu cho eCRM
83
- Chuẩn hóa, làm sạch thông tin khách hàng. Phân giao định vị khách hàng cho
từng chi nhánh, RM quản lý
(3) Triển khai giải pháp eCRM: Theo các bước chính sau
- Xây dựng yêu cầu bài toán, chuẩn bị thủ tục lựa chọn giải pháp
- Xây dựng tiêu chí đánh giá hoàn thành, mục tiêu từng giai đoạn
- Khởi động dự án
- Khảo sát và xây dựng giải pháp tổng thể
- Thống nhất yêu cầu (URD)
- Phát triển chỉnh sửa giải pháp
- Tích hợp với các hệ thống NH, và kiểm tra dữ liệu
- Kiểm thử chấp nhận người dùng cuối
- Triển khai thử nghiệm (phạm vi nhỏ)
- Triển khai chính thức và hỗ trợ
2.4.2.4. Các kết quả đạt được khi triển khai thành công giải pháp
Sau 02 năm triển khai, giải pháp eCRM đã được MB đưa vào vận hành thành
công và mang lại nhiều kết quả tích cực. Những kết quả đạt được của dự án bao gồm:
(1) Giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra trước khi triển khai dự án
Danh mục khách hàng và thông tin khách hàng:
- 100% khách hàng đều có RM quản lý được ghi nhận trên hệ thống, chăm sóc theo
dõi thường xuyên, tối ưu thông tin khách hàng được bằng phân tích để hỗ trợ RM khai
thác sâu khách hàng.
- Thông tin khách hàng/sản phẩm được chuẩn hóa, cập nhật đầy đủ và dễ dàng (tần
suất đồng bộ: T+1, thời gian thực, v.v... theo yêu cầu)
-Thông tin khách hàng/sản phẩm được ghi nhận đầy đủ, tập trung trên 1 hệ thống
eCRM (3 cấp độ: lịch sử, đang diễn ra, dự báo)
-Thông tin hỗ trợ kinh doanh kịp thời hơn
Hệ thống CoreBanking và các hệ thống hoạt động khác của ngân hàng
- Thông tin cần thiết cho bán hàng được lưu trữ tập trung/tích hợp tại eCRM.
- Các RM sử dụng eCRM để quản trị danh mục khách hàng, giảm tải cho T24 và
các hệ thống khác.
84
- RM sử dụng eCRM để theo dõi tiến độ cung cấp dịch vụ, xử lý giao dịch liên
quan đến khách hàng được giao phụ trách
Hệ thống dịch vụ khách hàng MB24/7
- MB 247 tích hợp với eCRM giúp RM và cán bộ quản lý kinh doanh chủ động kịp
thời nắm thông tin hỗ trợ khách hàng.
- Có cơ chế quản lý, chuyển giao yêu cầu hỗ trợ đến đơn vị kinh doanh/RM.
- Hỗ trợ các công cụ, script để tư vấn khách hàng, v.v
Công cụ hỗ trợ bán hàng và quản lý bán hàng
- Có các công cụ hỗ trợ bán hàng tiên tiến (RM 360, cảnh báo, lịch làm việc, bách
khoa toàn thư, quản lý phản hồi, v.v)
- Theo dõi chỉ tiêu kinh doanh tự động qua hệ thống eCRM, có thể truy vấn bất kỳ
thời điểm nào.
- Hỗ trợ gợi ý bán hàng (bán thêm, bán chéo)
- RM có thể cập nhật tình trạng giao dịch, giao tiếp với các bộ phận nghiệp vụ xử
lý giao dịch này bằng hệ thống eCRM
Phương thức RM bán hàng: RM sử dụng thiết bị di động có cài eCRM có thể bán
hàng/hỗ trợ bán hàng tại nơi cần thiết: Scan hồ sơ, làm đề xuất gửi về trụ sở trước
và mang hồ sơ gốc hoàn thiện thủ tục sau
Quản trị thành tích đo lường hiệu quả của RM, đơn vị:
- Thực hiện đánh giá nhanh, tự động (T+1)
- Tự động tổng hợp nhiều chỉ tiêu (tài chính, khách hàng, con người, quy trình
theo bộ KPIs
(2) Các kết quả định lượng của dự án (So sánh trước và sau khi triển khai
thành công giải pháp eCRM)
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng
- Tỷ lệ khách hàng có giao dịch: Khách hàng bán lẻ tăng từ 36% lên 46%; Khách
hàng doanh nghiệp tăng từ 48% lên 59%.
- Số lượng SPDV trung bình mỗi khách hàng sử dụng của NH: Khách hàng bán lẻ
tăng từ 3,15 lên 3,28; Khách hàng doanh nghiệp tăng từ 4,0 lên 4,7.
- Chỉ số hài lòng của khách hàng nằm trong top đầu thị trường theo đánh giá của
Nielsen tăng từ 83/100 lên 87/100. Trong đó, yếu tố con người, sự tận tâm và
chuyên nghiệp được khách hàng đánh giá cao.
85
Hoạt động hiệu quả hơn: Năng suất lao động của đội ngũ RM khách hàng bán lẻ
tăng 7,2%, khách hàng doanh nghiệp tăng lên 20%.
Thu hút khách hàng mới: Tăng từ 14% lên 16%
Doanh thu bán hàng: Khách hàng bán lẻ tăng 23%, khách hàng doanh nghiệp tăng 15%.
Tăng hiệu suất bán hàng:
- Tỷ lệ bán chéo SPDV: tăng 15%
- Cải thiện tỷ suất lợi nhuận của khách hàng do dự án mang lại: tăng 10%
- Đa dạng hóa các công cụ phân tích về khách hàng: thông tin khách hàng, giao
dịch khách hàng, hợp đồng, chính sách, chiến dịch, sự kiện, v.v
- Hiệu quả của các chiến dịch bán hàng, marketing: tăng 5%
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tăng 41%
- Thay đổi thời gian xoay vòng: Tăng 44%
Với những kết quả đạt được như trên năm 2016, dự án đã được giải Best CRM
Project in VietNam do The Asian Banker trao tặng năm 2016 nhằm tôn vinh NH có
những cải tiến lớn về mặt công nghệ nhằm quản lý nhất dữ liệu thông tin khách hàng.
2.4.2.5. Những rủi ro trong quá trình triển khai dự án
Một số rủi ro tiêu cực tác động đến quá trình triển khai dự án eCRM tại NH
được chỉ ra theo bảng sau:
Bảng 2.12. Các rủi ro trong quá trình triển khai dự án eCRM tại MB
TT Rủi ro Nguyên nhân Hậu quả Phương án
1
Không xác định
rõ mục tiêu từng
giai đoạn, định
nghĩa hoàn
thành.
- NH kỳ vọng quá
mức trong khi các
điều kiện về tổ
chức, hạ tầng
chưa đồng bộ
- Thời gian triển
khai có thể kéo
dài
- Hủy bỏ dự án
Chia lộ trình triển khai
thành các giai đoạn nhỏ,
đặt mục tiêu hoàn thành
cùng với tiến hóa chiến
lược, tổ chức, hạ tầng
2
Quy trình kinh
doanh của NH
thay đổi nhanh
chóng
Đây là đặc thù
kinh doanh, sự
thay đôi nhanh là
sức mạnh cạnh
tranh của NH
- Thời gian triển
khai có thể kéo
dài
- Chi phí có thể
phát sinh tăng
thêm
- Hủy bỏ dự án
- Lựa chọn giải pháp tốt
để dễ dàng thay đổi
- Nhà cung cấp phải cam
kết cao đi cùng dự án.
- Thay vì đầu tư dự án
theo kiểu giá cố định thì
đầu tư dưới dạng thuê
dịch vụ
3
Mức độ sẵn
sàng hạ tầng hệ
thống CNTT
Khả năng tích
hợp của các hệ
thống thông tin
- Thời gian triển
khai có thể kéo
dài
- Đánh giá, xây dựng lộ
trình đảm bảo phù hợp
với lộ trình triển khai
86
TT Rủi ro Nguyên nhân Hậu quả Phương án
xung quanh
không đảm bảo
để cung cấp đầu
vào cho eCRM
eCRM
4
Công tác chỉ đạo
điều hành của
lãnh đạo dự án
thiếu quyết liệt
Sự cam kết hỗ trợ
của lãnh đạo cấp
cao ngân hàng
trong quá trình
triển khai giải
pháp
- Thời gian triển
khai có thể kéo
dài
- Hủy bỏ dự án
- Thành lập ban chỉ đạo
dự án hai bên có thành
phần là lãnh đạo cấp cao
của hai tổ chức.
- Tổ chức họp và báo cáo
thường xuyên về hiện
trạng dự án.
5
Văn hóa làm
việc của NH
chưa được xây
dựng, sự phối
hợp giữa các
đơn vị trong NH
không được tốt
Ý thức, trách
nhiệm, sự hợp tác
giữa các nhân
viên và các đơn vị
- Thời gian triển
khai có thể kéo
dài
- Quyết liệt của Ban lãnh
đạo dự án
- Đội tư vấn nhà cung cấp
giải pháp đủ mạnh để dẫn
dắt các đơn vị.
6
Khả năng tương
thích của giải
pháp eCRM với
các hệ thống
hiện có của ngân
hàng không
được tốt
- Năng lực của
của giải pháp
CRM
- Thời gian triển
khai có thể kéo
dài
- Chi phí có thể
phát sinh tăng
thêm
- Lựa chọn giải pháp có
khả năng tương thích cao
với các hệ thống cần tích
hợp.
- Lựa chọn đơn vị triển
khai có kinh nghiệm, cam
kết cao đi cùng dự án.
7
Sự đón nhận sử
dụng hệ thống
của người dùng
cuối không được
tốt
- Nhân viên bán
hàng thường có tư
tưởng xem CRM
là gánh nặng
- Hủy bỏ dự án
- Xây dựng giải pháp
eCRM ngoài mục tiêu
quản trị, phải là eCRM hỗ
trợ có nghĩa là phải biến
eCRM là công cụ bán
hàng để cho chuyên viên
quan hệ khách hàng (RM)
hiểu khách hàng, phát
sinh cơ hội, chốt deal
nhanh cao hơn.
- Giải pháp cung cấp trên
nhiều nền tảng: web,
mobility để thực hiện mọi
lúc mọi nơi.
- Truyền thông, đào tạo
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia triển khai tại NHTMCP Quân đội
87
2.5. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp
quản trị quan hệ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tới triển khai thành công giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam dưới
góc nhìn của đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình triển khai giải pháp. Do vậy để
có cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi khảo sát nhận thức và đánh giá của các chuyên gia
tham gia triển khai giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam về vấn đề này, cần xác
định các nhân tố được coi có ảnh hưởng quan trọng đến triển khai thành công giải
pháp eCRM của các NHTM Việt Nam dựa trên phân tích thực trạng triển khai giải
pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam và kế thừa hệ thống các nhân tố từ các nghiên
cứu của nước ngoài. Theo đó, 10 nhân tố cùng với 50 tiêu chí được xác định là có mức
độ ảnh hưởng quan trọng đến triển khai thành công giải pháp eCRM tại các NHTM
Việt Nam hiện nay (Chi tiết xem thêm tại Phụ lục 3).
Cơ sở của việc xác định các nhân tố này là: Một là, căn cứ vào kết quả nghiên
cứu tổng quan về hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp
eCRM tại các NHTM theo các kết quả nghiên cứu quốc tế (đã được trình bày ở
Chương 1). Hai là, kết hợp với phân tích thực trạng ứng dụng và quá trình triển khai
giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam, nghiên cứu khám phá quá trình triển khai
giải pháp eCRM tại một NHTM Việt Nam như đã đánh giá ở trên.
Hệ thống 50 tiêu chí thuộc 10 nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải
pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.13 dưới đây.
Bảng 2.13. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp
eCRM tại các NHTM Việt Nam
Nhân tố Ký hiệu Số tiêu chí
đo lường
Chiến lược eCRM CL 5
Cam kết của lãnh đạo cấp cao CK 5
Quy trình kinh doanh QT 5
Nhà tư vấn triển khai TV 5
Đội dự án DA 5
Văn hóa ngân hàng VH 5
Chất lượng dữ liệu CL 5
Hạ tầng công nghệ HT 5
Người sử dụng SD 5
Kiểm tra, giám sát và đo lường KT 5
88
Chi tiết nội dung 10 nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp
eCRM tại các NHTM như sau:
2.5.1. Chiến lược quản trị quan hệ khách hàng điện tử
Chiến lược eCRM của NH chính là mục tiêu, định hướng hoạt động, các biện
pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu của NH về hoạt động quan hệ
khách hàng. Đó chính là các mục tiêu về khách hàng của NH và thông tin liên quan
đến khách hàng, sử dụng các thông tin này để cải thiện, tùy chỉnh các tương tác với
khách hàng để duy trì mối quan hệ bền vững với họ.
Theo nghiên cứu tổng quan, một NH có chiến lược eCRM tốt, đầy đủ và phù
hợp sẽ tác động trực tiếp đến triển khai thành công giải pháp eCRM . Ảnh hưởng này
mang tính thuận chiều, theo đó, chiến lược eCRM là các căn cứ để các giải pháp
eCRM hướng tới, là các đường hướng cụ thể trong quá trình triển khai giải pháp, giúp
quá trình triển khai giải pháp đạt được thành công theo các mục tiêu đề ra.
Tại Việt Nam, theo kết quả phân tích thực trạng ứng dụng và triển khai giải
pháp eCRM tại các NHTM, phần lớn các giải pháp eCRM triển khai không thành công
hoặc không đạt được các mục tiêu đã đề ra, không được đưa vào sử dụng hoặc giải
pháp chỉ được sử dụng một phần, thời gian triển khai kéo dài, chi phí triển khai tăng
mạnh, v.v... là do nguyên nhân NH không có chiến lược eCRM tốt, không có các mục
tiêu đầy đủ và rõ ràng cho từng giai đoạn triển khai. Đây cũng là rủi ro lớn nhất mà các
NHTM Việt Nam gặp phải trong quá trình triển khai giải pháp eCRM. Các NHTM
Việt Nam triển khai thành công giải pháp eCRM như MB, Tienphong Bank, v.v... là
các NH xây dựng được chiến lược eCRM: Có tầm nhìn phù hợp với chiến lược phát
triển của NH, dựa trên sứ mệnh và giá trị cốt lõi của NH; chiến lược được xây dựng
với định hướng lấy khách hàng làm trung tâm; với các mục tiêu được xác định rõ ràng
và cụ thể theo từng giai đoạn;hiến lược eCRM hướng tới các khách hàng sử dụng các
SPDV NH hiện đại, giúp NH chủ động phát hiện, định hướng khách hàng mục tiêu,
thiết lập và phát triển bền vững mối quan hệ khách hàng hướng tới sự hài lòng của
khách hàng; Chiến lược eCRM được truyền thông tới toàn bộ các bộ phận trong NH.
Do đó, chiến lược eCRM ảnh hưởng quan trọng đến triển khai thành công giải pháp
tại các NHTM Việt Nam. Những tiêu chí đo lường nhân tố chiến lược eCRM bao gồm:
- Chiến lược eCRM thể hiện được triết lý lấy khách hàng làm trung tâm (CL1)
- Chiến lược eCRM được định hướng theo chiến lược phát triển của NH (CL2)
- Chiến lược eCRM xác định đầy đủ các mục tiêu cần đạt được (CL3)
- Chiến lược eCRM được truyền thông tới các đơn vị của NH (CL4)
89
- Chiến lược eCRM của NH rõ ràng và đầy đủ (CL5)
2.5.2. Cam kết của lãnh đạo cấp cao
Quá trình triển khai giải pháp eCRM đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của tất cả các
bộ phận và ảnh hưởng đến mọi hoạt của NH nên sự cam kết, chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo cấp cao trong NH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triển khai thành công giải pháp
eCRM. Tổng quan nghiên cứu cho thấy sự cam kết hỗ trợ tối đa của lãnh đạo cấp cao
trong NH sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình triển khai giải pháp eCRM. Thực tiễn
triển khai các giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam cho thấy NH nào có lãnh đạo
cấp cao tham gia chỉ đạo, điều hành trực tiếp dự án thì dự án đó thành công và ngược
lại. Sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo NH phụ trách chỉ đạo trực tiếp dự án, trưởng dự
án sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác trong quá trình triển khai
dự án eCRM sẽ có nhiều thay đổi tác động trực tiếp đến hoạt động của các bộ phận của
NH, do đó để dự án có thể triển khai thuận lợi đòi hỏi lãnh đạo NH có cam kết thực
hiện tái cấu trúc các quy trình kinh doanh cho phù hợp. Vấn đề này khá quan trọng
trong triển khai dự án eCRM của NH bởi trên thực tế trước khi triển khai dự án, các
hoạt động quan hệ khách hàng truyền thống được thực hiện trên các chi nhánh hoặc
mỗi RM đều rất khác nhau, việc đồng bộ được thành quy trình chung thống nhất cho
toàn hệ thống là một vấn đề lớn đòi hỏi sự tham gia của lãnh đạo cấp cao trong NH
mới đảm bảo được thành công. Ngoài ra, sự cam kết của lãnh đạo cấp cao NH giải
quyết các vấn đề bất đồng giữa các bộ phận, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của
NH; phản ứng giải quyết kịp thời đối với những phản ứng xấu của người sử dụng
eCRM sẽ đảm bảo cho việc triển khai thành công được eCRM đồng thời giúp cho việc
vận hành eCRM được hiệu quả đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.
Các tiêu chí đo lường nhân tố Cam kết của lãnh đạo cấp cao bao gồm:
- Lãnh đạo cấp cao NH cam kết thực hiện tái cấu trúc quy trình kinh doanh của
NH (CK1)
- Lãnh đạo cấp cao của NH tham gia chỉ đạo, điều hành quá trình triển khai giải
pháp eCRM (CK2)
- Lãnh đạo cấp cao của NH hỗ trợ xử lý các bất đồng, tranh chấp của các bộ
phận trong quá trình triển khai giải pháp, phản ứng kịp thời đối với các phản ứng xấu
của người sử dụng (CK3)
- Tầm nhìn của lãnh đạo cấp cao NH về giải pháp eCRM (CK4)
- Lãnh đạo cấp cao của NH phê duyệt dự toán và kế hoạch triển khai giải pháp
eCRM (CK5)
90
2.5.3. Đội ngũ tư vấn triển khai
Nhà tư vấn triển khai giải pháp giữa vai trò quan trọng trong triển khai thành
công giải pháp eCRM tại NHTM do đây là bộ phận cung cấp các ý kiến chuyên môn
quan trọng về nghiệp vụ eCRM, quy trình thực hiện, kỹ thuật thực hiện trong giải
pháp, phối hợp với đội dự án triển khai giải pháp đồng thời chuyển giao huấn luyện
người dùng chính, người dùng cuối của giải pháp. Tổng quan nghiên cứu cho thấy,
kinh nghiệm, kỹ năng trình độ của đội ngũ tư vấn triển khai ảnh hưởng lớn đến triển
khai thành công giải pháp eCRM tại các NHTM.
Thực tiễn triển khai tại các NHTM Việt Nam cho thấy để giải pháp eCRM được
triển khai thành công đòi hỏi đội ngũ tư vấn triển khai am hiểu, có kinh nghiệm triển
khai giải pháp eCRM cho các NH đồng thời hiểu biết rõ về NH với các chiến lược
mục tiêu phát triển, thực trạng nghiệp vụ eCRM. Kỹ năng trình độ, kinh nghiệm tư vấn
triển khai của đội ngũ ảnh ảnh hưởng lớn tới thành công của giải pháp eCRM của NH
bởi đội ngũ này sẽ tư vấn đưa ra giải pháp cụ thể cho NH, thuyết phục NH sử dụng giải
pháp và đưa ra các tư vấn quy trình, phương pháp triển khai giải pháp hiệu quả cho NH
đồng thời phối hợp với đội dự án của NH triển khai giải pháp. Ngoài ra, các hoạt động hỗ
trợ, bảo hành bảo trì giải pháp trong giai đoạn vận hành cũng đóng vai trò quan trọng trong
triển khai thành công giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam. Tại Việt Nam, đội ngũ
chuyên gia tư vấn triển khai giải pháp eCRM cho các NHTM còn thiếu cả chất và lượng,
kinh nghiệm tư vấn triển khai thiếu do số lượng NH đã triển khai giải pháp còn ít. Trong khi
đó chi phí thuê chuyên gia tư vấn triển khai quốc tế tương đối cao, mức độ am hiểu các NH
Việt Nam còn thấp. Điều đó ảnh hưởng lớn đến mức độ thành công của các giải pháp
eCRM đã triển khai tại các NHTM Việt Nam.
Các tiêu chí đo lường nhân tố Đội ngũ tư vấn triển khai bao gồm:
- Sự am hiểu về hoạt động kinh doanh của NH (TV1)
- Sự am hiểu về khách hàng và eCRM tại NH (TV2)
- Có kinh nghiệm triển khai giải pháp eCRM tại các NH (TV3)
- Có phương pháp phân tích hệ thống tốt (TV4)
- Có hoạt động hỗ trợ và bảo hành bảo trì giải pháp eCRM tốt (TV5)
2.5.4. Đội dự án
Đội dự án là những người thiết kế các quy trình nghiệp vụ, phối hợp với đội
ngũ tư vấn triển khai chuyển các nghiệp vụ thực tế vào trong giải pháp eCRM, do đó
năng lực đội dự án (gọi tắt là đội dự án) được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
triển khai thành công giải pháp eCRM tại các NHTM.
91
Thực tiễn triển khai tại các NHTM Việt Nam, đội dự án thường bao gồm các bộ
phận RM, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, Marketing, kinh doanh, bán hàng (khách
hàng cá nhân, doanh nghiệp, định chế, v.v), trung tâm CNTT, đại diện các phòng
ban liên quan, v.v Đội ngũ này đưa ra các quy trình thực tiễn liên quan đến eCRM,
phối hợp với đội tư vấn triển khai đưa quy trình thực tiễn vào thực hiện trong hệ thống,
kiểm tra, giám sát và đánh giá các quy trình thực hiện trong hệ thống. Năng lực, kinh
nghiệm khả năng phối hợp, hợp tác của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ
triển khai thành công dự án.
Các tiêu chí đo lường nhân tố Đội dự án bao gồm:
- Có đầy đủ nhân sự các đơn vị chức năng của NH tham gia (DA1)
- Có trình độ chuyên môn cao và hiểu biết về eCRM (DA2)
- Biết xác định đúng và đầy đủ các yêu cầu của các quy trình trong eCRM (DA3)
- Có khả năng phối hợp tốt với nhà tư vấn triển khai (DA4)
- Hiểu biết đánh giá và kiểm soát quy trình eCRM (DA5)
2.5.5. Quy trình kinh doanh
Quy trình kinh doanh là một tập hợp các hoạt động được phối hợp thực hiện
trong một doanh nghiệp nhằm đạt được một mục tiêu của doanh nghiệp. Các quy trình
kinh doanh liên quan đến eCRM là tập hợp các hoạt động được phối hợp thực hiện
nhằm phát hiện, duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các quy trình kinh doanh của NH nếu được
thiết kế đầy đủ, hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chuyển đổi các
quy trình kinh doanh của NH vào trong các quy trình thực hiện của hệ thống eCRM.
Quá trình phân tích các quy trình kinh doanh liên quan đến eCRM của NH trong giai
đoạn triển khai giải pháp eCRM là quá trình phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro: Từ việc
xác định các yêu cầu quản lý và thông tin từ người sử dụng, tìm hiểu quy trình từ các
HTTT hiện hành của NH, để đưa ra quyết định tái cấu trúc quy trình kinh doanh và
quản lý cho phù hợp, cũng như chuyển đổi các quy trình đó vào trong hệ thống eCRM.
Ngoài ra, việc xác định chính sách kiểm soát các quy trình kinh doanh này cũng được
thực hiện trong giai đoạn triển khai. Các quy trình kinh doanh có liên quan đến eCRM
được thiết kế đầy đủ; có kiểm soát và đo lường đánh giá; được ban hành và thực hiện
chính thức trong ngân hàng; được tài liệu hóa và nhất quán trên tất cả các kênh giao
dịch của ngân hàng là các tiêu chí đo lường ảnh hưởng nhân tố quy trình kinh doanh
tới triển khai thành công giải pháp eCRM tại các NHTM.
92
Thực tiễn triển khai giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam cho thấy, đặc thù
của hoạt động kinh doanh NH là có thể thay đổi nhanh phù hợp với xu hướng của
khách hàng để gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NH. Điều đó dẫn tới quy trình kinh
doanh của NH cũng thay đổi nhanh chóng và ảnh hưởng đến quá trình triển khai giải
pháp eCRM. Giải pháp eCRM của NH phải đáp ứng được yêu cầu đó với tính linh
hoạt và mở rộng cao, nhanh chóng. Mặt khác hoạt động quan hệ khách hàng của các
NH trước khi triển khai hầu hết không có quy trình thống nhất chung cho toàn hệ
thống. Đội ngũ RM thường chỉ cung cấp các thông tin về kết quả giao dịch với khách
hàng, không cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng và các quá trình quan hệ khách
hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc đồng bộ quy trình eCRM trong quá trình triển
khai và ảnh hưởng đến mức độ thành công của giải pháp.
Các tiêu chí đo lường nhân tố Quy trình kinh doanh bao gồm:
- Tái cấu trúc quy trình kinh doanh của NH lấy khách hàng làm trung tâm (QT1)
- Quy trình kinh doanh của NH được thiết kế đầy đủ (QT2)
- Quy trình kinh doanh được kiểm soát và đo lường đánh giá hiệu quả (QT3)
- Quy trình kinh doanh được NH ban hành và thực hiện chính thức (QT4)
- Quy trình kinh doanh được tài liệu hóa và nhất quán trên tất cả các kênh giao
dịch với khách hàng. (QT5).
2.5.6. Chất lượng dữ liệu
Chất lượng dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin đầu ra mà
giải pháp eCRM cung cấp. Do giải pháp eCRM chi phối hầu hết các quyết định kinh
doanh của NH nên yêu cầu đảm bảo chất lượng dữ liệu đầu vào của hệ thống eCRM
là rất quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu tổng quan, chất lượng dữ liệu là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến thành công của giải pháp eCRM tại các NHTM. Chất lượng
dữ liệu thể hiện ở dữ liệu đúng, đầy đủ, kịp thời về khách hàng, hành vi, thói quen,
nhu cầu khách hàng, v.v... Từ những dữ liệu chất lượng đó, giải pháp eCRM sẽ cung
cấp các thông tin chính xác, đa chiều, kịp thời và hữu ích cho NH trong các nghiệp
vụ eCRM của mình.
Thực trạng ứng dụng và triển khai giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam
cho thấy chất lượng dữ liệu khách hàng vẫn còn ở mức trung bình. Thông tin khách
hàng được tích hợp trong CoreBanking còn đơn giản, chưa đầy đủ, không được cập
nhật thường xuyên và thiếu tính liên kết thông tin giữa các bộ phận, mảng nghiệp vụ.
Chưa có hệ thống phân tích CSDL khách hàng đa chiều hoàn chỉnh (Nguyễn Tiến
93
Đông (2014)). Các NH sử dụng nhiều hệ thống khác nhau nhưng không có sự liên
kết dẫn đến cùng một thông tin nhưng lại được lưu trữ tại nhiều nơi khác nhau, gây
ra thông tin silos. Quá trình triển khai giải pháp eCRM tại các NHTM Việt Nam gặp
nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề: đồng nhất dữ liệu khách hàng trên tất cả các
hệ thống và thống nhất quy trình cập nhật, xử lý, lưu trữ và sử dụng dữ liệu khách
hàng của tất cả các bộ phận trong NH. Ngoài ra, các dữ liệu khách hàng của các đối tác
bên ngoài chưa được các NHTM Việt Nam quan tâm đúng mức. Các NHTM Việt
Nam chủ yếu sử dụng thông tin tín dụng khách hàng được cung cấp bởi trung tâm
thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước. Các dữ liệu về hành vi, nhu cầu của khách
hàng của các hãng tài chính công nghệ fintech chưa được các NHTM quan tâm liên
kết, đầu tư đúng mức. Các vấn đề đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng dữ liệu khách
hàng của các NHTM Việt Nam, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến triển khai thành công
giải pháp eCRM.
Các tiêu chí đo lường nhân tố Chất lượng dữ liệu bao gồm:
- Dữ liệu đầy đủ và phù hợp với nhu cầu sử dụng (DL1)
- Dữ liệu luôn được cập nhật kịp thời (DL2)
- Dữ liệu được cập nhật chính xác (DL3)
- Dữ liệu được tích hợp đồng bộ trên tất cả các kênh giao dịch (DL4)
- An toàn trong lưu trữ, xử lý và sử dụng dữ liệu (DL5)
2.5.7. Hạ tầng công nghệ
Nguồn lực về hạ tầng công nghệ, các hệ thống thiết bị, mạng truyền thông liên
quan đến hoạt động eCRM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của hệ thống có
đảm bảo tính thông suốt, kịp thời, ổn định hay không. Tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra,
nền tảng công nghệ hiện đại của các NHTM là cơ sở đảm bảo cho việc triển khai thành
công các giải pháp ứng dụng CNTT nói chung và giải pháp eCRM nói riêng.
Thực trạng ở các NHTM Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 2010-2015 các NH
đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ. Theo Viet Nam ICT Index 2016, 100% các
NHTM Việt Nam đã triển khai hệ thống CoreBanking quản lý tập trung các hoạt động
ngân hàng, 100% đã triển khai Internet Banking, 93,1% NH đã triển khai Mobile
Banking, hạ tầng thanh toán được các NH chú trọng đầu tư. Một số NH đã triển khai
ngân hàng số như VietcomBank, Vpbank, Tienphong Bank, v.v... Các NH cũng đầu tư
mạnh mẽ vào các hệ thống hỗ trợ khách hàng như CallCenter, hỗ trợ trực tuyến, mạng
xã hội, v.v... Các nền tảng công nghệ này là các nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho quá
94
trình triển khai các giải pháp eCRM thành công. Tuy nhiên do hệ thống eCRM trong
các NHTM có tương tác v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_trien_khai.pdf