Luận án Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU . 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Tổng quan nghiên cứu . 3

1.2.1. Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ. 3

1.2.2. Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh . 5

1.2.3. Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh . 9

1.3. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu . 14

1.4. Mục tiêu nghiên cứu . 15

1.5. Câu hỏi nghiên cứu . 16

1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 16

1.7. Phương pháp nghiên cứu . 16

1.8. Đóng góp của đề tài . 17

1.8.1. Đóng góp về lý luận . 17

1.8.2. Đóng góp về thực tiễn . 17

1.9. Kết cấu của đề tài . 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 20

2.1. Bản chất kiểm soát nội bộ . 20

2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ . 20

2.1.2. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ . 22

2.1.3. Các yếu tố của kiểm soát nội bộ . 23

2.2. Bản chất về hiệu quả kinh doanh . 30

2.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh . 30

2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. 33iv

2.3. Chính sách nhà nước . 36

2.4. Lý thuyết nền tảng . 37

2.4.1. Lý thuyết đại diện . 37

2.4.2. Lý thuyết bất định của các tổ chức . 38

2.4.3. Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức . 39

2.4.4. Lý thuyết thể chế . 39

2.4.5. Lý thuyết các bên liên quan . 40

2.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu . 41

pdf199 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp kiểm soát tiêu chí an toàn và đánh giá thường xuyên, rõ ràng về độ an toàn trong vận chuyển”. “Các tiêu chí về tính đúng giờ, giá cước trong vận chuyển là rất quan trọng đối với kiểm soát chất lượng dịch vụ của công ty. Nếu kiểm soát tốt các hoạt động thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển”. (Giám đốc - Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh) “Thái độ phục vụ của lái xe, phụ xe là rất quan trọng vì doanh nghiệp dịch vụ tiếp xúc với hành khách thường xuyên nên nếu hành khách hài lòng thì họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty. Chất lượng dịch vụ công ty tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng tăng theo”. (Trưởng phòng nhân sự - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang). “Lĩnh vực an toàn giao thông rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho hành khách công ty mua bảo hiểm và công ty có triển khai các quy định về an toàn lao động trong nội bộ công ty cho tất cả nhân viên thực hiện”. (Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). “Công tác phòng chống cháy nổ trong hoạt động kiểm soát với doanh nghiệp vận tải là quan trọng vì tiếp xúc nhiều với máy móc, xăng dầu”. (Nguyên giảng viên - Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội). Câu hỏi được dịch từ bản gốc: “Doanh nghiệp có chính sách tốt để cải tiến chất lượng và dịch vụ liên tục.” được chuyên gia chỉnh sửa: “Chính sách cải tiến chất lượng của doanh nghiệp thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật”. (Giảng viên – ĐH Nông - Lâm Bắc Giang). Tóm lại, các hoạt động kiểm soát tốt thì sẽ tác động tốt tới HQKD của đơn vị. Ngoài các yếu tố đã được chỉ ra bởi một số nghiên cứu Whittington & Pany (2001), SSuuna (2008), Mwaki & cộng sự (2014), thì tác giả đã đưa thêm vào các quan sát mới của nhân tố hoạt động kiểm soát phù hợp với đặc thù của DNVTĐB. 70 4.2.4. Thông tin và truyền thông Khi hỏi về yếu tố “Thông tin và truyền thông”, đa số các nhà quản lý đều cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng. Hiện nay, các hãng Uber, Grap là các đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực vận tải và đang tạo ra sự cạnh tranh rất gay gắt trong dịch vụ vận chuyển. Một số ý kiến cho rằng: “Công nghệ thông tin là yếu tố rất quan trọng hiện nay với doanh nghiệp vận tải” (Chuyên viên - Vụ Vận tải). “Công nghệ thông tin hiện nay là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự như KPI” (Giám đốc - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). “Công nghệ thông tin là cần thiết. Sự kết nối phương tiện vận tải hiện nay rất quan trọng, giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần liên kết với các doanh nghiệp khác để đảm bảo chiều hàng không bị rỗng cũng như có các phương tiện công nghệ hiện đại để quản lý nhân sự tốt hơn” (Phó giám đốc - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang). “Hệ thống thông tin truyền thông rất quan trọng, đặc biệt nếu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý theo dõi hành trình xe, quản lý nhân viên giúp thông tin được trao đổi thuận tiện, chính xác” (Giám đốc - Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh). “Hiện nay, việc quảng bá để mọi người biết thương hiệu của mình rất khó bởi có quá nhiều hãng vận tải cạnh tranh. Nhất là xe dù, bến cóc hoạt động tự do không chuyên tuyến gây khó khăn cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đúng tuyến. Vấn đề truyền thông quảng bá thương hiệu quan trọng, đặc biệt truyền thông ra bên ngoài đơn vị” (Trưởng phòng kế hoạch - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang). “Hiện nay, Nhà nước đang áp dụng phần mềm hệ thống định vị GPS (Global Positioning System) giúp xác định vị trí, tốc độ xe. Nên doanh nghiệp cần áp dụng phần mềm quản lý vận chuyển TMS (Transportation Management System) giúp doanh nghiệp xác định xe đã nhận hàng giao hàng hay chưa, để điều hành xe hàng, tránh chiều xe rỗng”. (Giám đốc - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). Như vậy, thông tin và truyền thông đang được đánh giá rất cao trong hoạt động của các DNVTĐB. Nếu thông tin. truyền thông tốt thì HQKD của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mwaki & cộng sự (2014). 71 4.2.5. Giám sát Khi hỏi về yếu tố “Giám sát” có ảnh hưởng đến HQKD của đơn vị thế nào và hoạt động kiểm soát cần có các tiêu chí gì để kiểm soát tốt hơn, các nhà quản lý cho biết: “Các hoạt động giám sát tốt thì phòng ngừa được sai sót xảy ra trong hoạt động. Hạn chế được các sai sót thì hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn” (Phó giám đốc - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang”. “Bộ phận giám sát các hoạt động tại đơn vị cần độc lập với nhà quản lý” (Trưởng ban kiểm soát - Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh”. “Bộ phận giám sát của doanh nghiệp có đóng vai trò quan trọng trong phát hiện phòng ngừa gian lận.” (Trưởng ban kiểm soát - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). “Các hoạt động giám sát ở doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, có bộ phận chức năng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động là Ban kiểm soát và họ đã có những đề xuất kịp thời, rõ ràng đối với các vấn đề phát sinh”. (Trưởng Ban kiểm soát - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang”. “Các thành viên của bộ phận giám sát đều độc lập và chuyên nghiệp nên có thể phát hiện phòng ngừa các gian lận xảy ra”. (Trưởng phòng nhân sự - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang). Như vậy, các nhà quản lý đều đồng thuận cho rằng hoạt động giám sát trong đơn vị là quan trọng và có tác động cùng chiều tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Điều này cũng đã được chỉ ra trong nghiên cứu trước đây của Shafawaty và cộng sự (2016). 4.2.6. Chính sách nhà nước Khi hỏi về biến điều tiết “Chính sách nhà nước”, liệu rằng mức độ tác động của các yếu KSNB đến HQKD của DNVTĐB có bị chi phối, thay đổi bới chính sách của Nhà nước hay không, các nhà quản lý chia sẻ như sau: “Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải hiện nay là hết sức khó khăn vì có quá nhiều loại hình vận tải hoạt động, sự kiểm soát của các cơ quan quản lý còn chưa chặt chẽ nên xuất hiện nhiều xe dù hoạt động không đúng tuyến gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, mức độ tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả kinh doanh là khác nhau nếu có yếu tố chính sách nhà nước”. (Trưởng phòng Kế hoạch - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang). 72 “Nếu Nhà nước không thay đổi các chính sách bất cập, không phân luồng tuyến mà để cạnh tranh tự do như hiện nay thì vận tải hành khách khó tồn tại được. Công ty phải mở rộng các hoạt động kinh doanh khác như xăng dầu và đang chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty. Nó bù lại cho phần lỗ của vận tải”. (Giám đốc - Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh). “Doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các chính sách của Nhà nước. Chúng tôi phải theo dõi cập nhật và điều chỉnh chính sách của mình phù hợp với chính sách của Nhà nước” (Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). Nhân tố “Chính sách nhà nước” là biến điều tiết cũng đã được các tác giả trước đây nghiên cứu như Salamon (2002), Enwelum (2013) và được các chuyên gia đồng thuận là có tác động trực tiếp tới KSNB và tới hiệu quả HĐKD của các đơn vị vận tải. 4.2.7. Hiệu quả kinh doanh Về nhân tố “hiệu quả kinh doanh” các nhà quản lý đều cho rằng HQKD là nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển bền vững DN. “Các doanh nghiệp vận tải đường bộ hiện nay tăng nhanh về quy mô nên cạnh tranh càng gay gắt. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này cần được nghiên cứu bởi nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn” (Chuyên viên - Vụ Vận Tải) “Doanh nghiệp thường chú trọng chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cũng ít chú trọng, các chỉ tiêu hiệu quả phi tài chính như thị phần, thương hiệuhiện nay doanh nghiệp chưa đo lường được. Doanh nghiệp càng có thương hiệu thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng hiệu quả, nhiều người biết đến” (Giám đốc - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). “Công ty thường quan tâm các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, tổng tài sản, vốn điều lệ. Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng khó khăn, cạnh tranh hết sức gay gắt, thậm chí nếu chỉ kinh doanh mỗi vận tải hành khách thì công ty khó tồn tại” (Giám đốc - Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh). “Hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, tuyến xe buýt hiện nay là phải tạm ngừng hoạt động” (Giám đốc - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). “Tỷ suất nợ cũng là chỉ tiêu quan trọng của hiệu quả kinh doanh bởi doanh nghiệp nợ nhiều sẽ khó có thể duy trì hoạt động và dễ phá sản” (Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu). 73 “Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tiền lương bình quân của người lao động được trình bày trong báo cáo tổng kết của công ty”. (Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang). “Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh nên đưa lợi nhuận, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, năng suất lao động” (Giảng viên – ĐH Nông - Lâm Bắc Giang). “Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, đầu tư tài sản cố định, năng suất lao động và các chỉ tiêu phi tài chính nên xem xét để xác định hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam”. (Giảng viên – ĐH Kinh tế quốc dân). Các chỉ tiêu HQKD trên được các chuyên gia đồng thuận và cũng được nêu ra trong các nghiên cứu của Whittington và Kurt (2001), Dwivedi (2002), John và Morris (2011), Mia và Clarke (1999), Purnama (2014), Purnama và cộng sự (2016). Nghiên cứu các yếu tố của KSNB tác động tới HQKD của các DNVTĐB Việt Nam với 5 yếu tố theo quan điểm COSO 2013: “môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; hệ thống thông tin và truyền thông; giám sát”. Tác giả bổ sung các thang đo thuộc nhân tố các hoạt động kiểm soát gồm kiểm soát các chính sách thủ tục; kiểm soát tai nạn lao động và phòng chống cháy nổ; kiểm soát chất lượng dịch vụ là phù hợp để nghiên cứu tại các DNVTĐB Việt Nam. Tác giả đưa thêm biến điều tiết là chính sách nhà nước vào mô hình nghiên cứu. Các thang đo của yếu tố HĐKD gồm lợi nhuận, doanh thu, tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROS), số vòng quay của TSCĐ, năng suất lao động. 4.3. Thiết lập các biến và thang đo 4.3.1. Thang đo của các yếu tố thuộc kiểm soát nội bộ Để nghiên cứu các thang đo thuộc KSNB, tác giả đã tổng hợp và phát triển từ các báo cáo COSO 2013 và các nghiên cứu của các tác giả Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Kinyua (2016), Nguyễn Việt Thắng (2017) và từ kết quả điều tra, phỏng vấn sâu các chuyên gia, cán bộ quản lý cơ quan nhà nước, nhà quản lý doanh nghiệp. Thang đo Likert 5 cấp độ được sử dụng cho tất cả các câu hỏi, từ mức độ Rất không đồng ý (1) đến mức độ Rất đồng ý (5). KSNB trong DN bao gồm 5 yếu tố cấu thành: “môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát”. Nội dung của thang đo được thể hiện trong Bảng 4.6 sau: Bảng 4.6: Thang đo các yếu tố kiểm soát nội bộ 74 Ký hiệu Thang đo Nguồn MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT (MT) MTt Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức Tổng hợp và phát triển từ: COSO (2013) Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Kinyua (2016) Ý kiến chuyên gia MTt1 Tính chính trực và thái độ ứng xử đạo đức được nhà quản lý truyền đạt đến tất cả đơn vị bằng lời nói và bằng văn bản. MTt2 Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở trung thực, cởi mở và tôn trọng các giá trị đạo đức. MTt3 Nhà quản lý đã ban hành các quy chế xử lý phù hợp khi có sự xung đột lợi ích hoặc vi phạm các quy tắc, chuẩn mực. MTc Cam kết về năng lực và chính sách nhân sự MTc1 Bảng mô tả công việc của nhân viên được xác lập rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và được truyền đạt tới nhân viên. MTc2 Nhân viên có đủ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. MTc3 Các tiêu chí tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ nhân viên minh bạch, rõ ràng. MTc4 Chính sách đào tạo, phát triển nhân sự được cập nhật liên tục, phù hợp với mục tiêu của đơn vị. MTc5 DN ưu tiên tuyển dụng nhân tài. MTs Sự tham gia của Ban quản trị MTs1 Ban quản trị doanh nghiệp là những nhà quản lý có kiến thức, kỹ năng tốt. MTs2 Ban quản trị doanh nghiệp làm việc hiệu quả. MTs3 Ban quản trị giám sát và góp ý kịp thời các hoạt động. MTp Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý MTp1 Các quyết định quản lý và điều hành không bị chi phối bởi một vài cá nhân. MTp2 Nhà quản lý có các ứng xử phù hợp với các sự kiện hoặc hoạt động có ảnh hưởng đến đơn vị. MTp3 Nhà quản lý luôn phân tích các rủi ro và lợi ích tiềm tàng. MTq Cơ cấu tổ chức và phân quyền, trách nhiệm MTq1 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp phù hợp. 75 Ký hiệu Thang đo Nguồn MTq2 Cơ cấu tổ chức có giám sát đầy đủ các hoạt động. MTq3 Có quy định nhiệm vụ, quyền hạn các vị trí công việc và mối quan hệ hợp tác bằng văn bản. MTq4 Nhân viên đều hiểu rõ trách nhiệm với công việc. MTq5 Không có sự né tránh trách nhiệm. ĐÁNH GIÁ RỦI RO (DR) DRn Nhận dạng rủi ro Tổng hợp và phát triển từ: COSO (2013) Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Kinyua (2016) Ý kiến chuyên gia DRn1 Ban giám đốc đề cao việc xác định rủi ro. DRn2 Doanh nghiệp chú trọng xác định các rủi ro tiềm tàng DRn3 Doanh nghiệp quy định quản lí rủi ro bằng văn bản. DRn4 Doanh nghiệp luôn cập nhật các rủi ro. DRd Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro DRd1 Doanh nghiệp có đủ khả năng tự đánh giá rủi ro. DRd2 Doanh nghiệp có xem xét lại rủi ro trước khi thực hiện kế hoạch. DRd3 Thông tin về rủi ro được thông báo đến nhân viên, những người liên quan kịp thời. DRg Giảm thiểu rủi ro DRg1 Việc kiểm tra để hạn chế các rủi ro tiềm tàng được thực hiện và sửa đổi định kỳ. DRg2 Các công cụ chia sẻ rủi ro (bảo lãnh, bảo hiểm...) được nhà quản lí coi trọng. DRg3 Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT (KS) KSt Chính sách, thủ tục Tổng hợp và phát triển từ: COSO (2013) Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), KSt1 Các quy trình về hoạt động kiểm soát được truyền đạt đến mọi nhân viên bằng văn bản. KSt2 Doanh nghiệp thiết kế các kỹ thuật để xử lý thông tin. KSt3 Các báo cáo bất thường được đưa ra kịp thời. KSt4 Kiểm soát vật chất được thực hiện tốt. KSc Kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải KSc1 Các chính sách về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải được 76 Ký hiệu Thang đo Nguồn quy định phù hợp. Kinyua (2016), Nguyễn Việt Thắng (2017) Ý kiến chuyên gia KSc2 Quy định về cải tiến chất lượng của doanh nghiệp thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật. KSc3 Doanh nghiệp kiểm soát tiêu chí an toàn và đánh giá thường xuyên, rõ ràng về độ an toàn trong vận chuyển. KSc4 Doanh nghiệp kiểm soát tính đúng giờ trong vận chuyển. KSc5 Doanh nghiệp kiểm soát giá cước phù hợp trong vận chuyển. KSc6 Doanh nghiệp đề cao mối quan hệ tác nghiệp của các nhân viên. KStc Kiểm soát an toàn lao động và công tác phòng cháy nổ KStc1 Các quy định rõ ràng, cụ thể, có hiệu quả về an toàn lao động được ban hành. KStc2 Không có tai nạn lao động. KStc3 Đơn vị xây dựng đầy đủ kế hoạch, chương trình, phương tiện, công cụ an toàn cháy nổ chất lượng. KStc4 Đơn vị thường xuyên tuyên truyền, diễn tập phòng chống cháy nổ. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (TT) TT1 Doanh nghiệp áp dụng phương tiện công nghệ hiện đại Tổng hợp và phát triển từ: COSO (2013) Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011) Ý kiến chuyên gia TT2 Các thông tin được thu thập chính xác, kịp thời. TT3 Các thông tin được trao đổi thuận tiện, đầy đủ, trung thực. TT4 Truyền thông rõ ràng, phối hợp hiệu quả từ các cấp quản trị, giữa các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị. TT5 Phương tiện truyền thông ra bên ngoài được sử dụng hiệu quả (kênh online, internet, ) TT6 Thông tin từ các bên liên quan được xử lý tốt. GIÁM SÁT (GS) GS1 Bộ phận giám sát độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị. Tổng hợp và phát triển từ: COSO (2013) Millichamp (2002), Amudo GS2 Các thành viên giám sát của doanh nghiệp đều độc lập, khách quan, chuyên nghiệp. GS3 Bộ phận giám sát của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong phát hiện, phòng ngừa gian lận. 77 Ký hiệu Thang đo Nguồn GS4 Kiến nghị của bộ phận giám sát kịp thời, rõ ràng. & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Kinyua (2016) Ý kiến chuyên gia GS5 Kiến nghị của bộ phận giám sát được thực hiện rất nghiêm túc. Nguồn: Tác giả thiết kế 4.3.2. Thang đo chính sách nhà nước Chính sách của Nhà nước chi phối nhà quản lý ra các quyết định để thiết lập các kiểm soát thích hợp. Trong bối cảnh các DNVTĐB Việt Nam, thang đo chính sách nhà nước được kế thừa, tổng hợp, chuyển thể và phát triển từ các nghiên cứu Salamon (2002), John Kang’Aru Kinyua (2016) và từ kết quả điều tra, phỏng vấn sâu các chuyên gia, các cán bộ quản lý, các nhà quản lý DNVTĐB Việt Nam. Các câu hỏi đều được sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ mức độ Rất không đồng ý (1) đến mức độ Rất đồng ý (5). Nội dung cụ thể của thang đo được trình bày trong Bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7: Thang đo chính sách nhà nước Ký hiệu Thang đo Nguồn CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC (CS) CS1 Doanh nghiệp đã tuân thủ theo các chính sách của Nhà nước. Tổng hợp và phát triển từ: Salamon (2002), Kinyua (2016) Ý kiến chuyên gia CS2 Có bộ phận chuyên trách về các chính sách nhà nước để cập nhật thông tin kịp thời. CS3 Bộ phận chuyên trách báo cáo kịp thời các quy định thay đổi của Nhà nước lên ban quản lý doanh nghiệp. CS4 Nhà quản lí luôn điều chỉnh chính sách đơn vị theo quy định của Nhà nước. CS5 Các chính sách của Nhà nước thuận lợi cho sự phát triển của đơn vị. Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.3.3. Thang đo hiệu quả kinh doanh Mục tiêu cuối cùng của các DN sẽ hướng tới trong suốt thời gian hoạt động chính là HQKD. Các thang đo của HQKD được kế thừa, tổng hợp, chuyển thể và phát triển từ các nghiên cứu Cochran, Wood và Jone, (1985), (Mishkin, 2007), John Kang’Aru Kinyua (2016) và từ kết quả điều tra, phỏng vấn sâu các chuyên gia, cán bộ quản lý cơ quan nhà nước, nhà quản lý doanh nghiệp. Thang đo Likert 5 cấp độ được 78 sử dụng cho tất cả các câu hỏi, từ mức độ Rất không đồng ý (1) đến mức độ Rất đồng ý (5). Các thang đo được trình bày trong Bảng 4.8 sau: Bảng 4.8: Thang đo Hiệu quả kinh doanh Ký hiệu Thang đo Nguồn HIỆU QUẢ KINH DOANH (HQ) HQ1 Lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng liên tục trong 5 năm qua. Tổng hợp và phát triển từ: Cochran, Wood và Jone, (1985), (Mishkin, 2007), Kinyua (2016) Ý kiến chuyên gia HQ2 Doanh thu của doanh nghiệp trong 5 năm qua đã tăng lên liên tục. HQ3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng liên tục trong 5 năm qua. HQ4 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp trong 5 năm qua đã tăng liên tục. HQ5 Tỷ suất sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp trong 5 năm qua đã tăng liên tục HQ6 Thu nhập của người lao động trong 5 năm qua đã tăng liên tục HQ7 Số vòng quay của TSCĐ trong 5 năm qua đã tăng liên tục Nguồn: Tác giả thiết kế 4.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 4.4.1. Tỷ lệ trả lời phiếu Số lượng phiếu điều tra là 600 nhà quản lý cấp cao (Giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị) và cấp trung (các trưởng phòng, ban chức năng) được gửi đến 500 DNVTĐB Việt Nam. Có 457 doanh nghiệp trả lời, chiếm 76,17%. Phiếu thu về sau khi kiểm tra tác giả loại bỏ những phiếu không hợp lệ. Kết quả có 19 phiếu trả lời không hợp lệ do các phiếu này bị điền thiếu một số thông tin quan trọng. Do vậy, có 438 phiếu khảo sát thuộc 438 DNVTĐB Việt Nam được chọn để nghiên cứu. Sekaran (2008) lập luận rằng bất kỳ phản hồi nào đạt trên 75% thì được coi là tốt nhất. Như vậy, tỉ lệ phản hồi hợp lệ tương đương 76,17% là đạt yêu cầu. 4.4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được phân theo hình thức sở hữu và quy mô của các doanh nghiệp, trình bày trong Bảng 4.9 sau: 79 Bảng 4.9: Thống kê mẫu quan sát Phân loại DN Mẫu nghiên cứu Số phiếu thu về Số phiếu đã làm sạch DN lớn DN V&N DN lớn DN V&N DN lớn DN vừa và nhỏ (DN V&N) Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ DN nhà nước 0 5 0 3 0 0% 3 0,74% DN ngoài nhà nước 40 450 34 424 34 7,74% 401 91,55% DN FDI 0 5 0 1 0 0% 1 0% Tổng số 40 460 34 423 34 7,74% 404 92,26% Nguồn: Tác giả tổng hợp Như vậy, trong 600 phiếu được phát tới các nhà quản lý của 500 doanh nghiệp, được chia ra làm 3 loại hình DN: DN Nhà nước, DN ngoài Nhà nước và DN FDI; và được chia theo quy mô gồm 2 loại là DN quy mô lớn và DN quy mô nhỏ, vừa. Số phiếu thu về đã làm sạch cụ thể: Tổng số 438 phiếu trong đó: DN Nhà nước quy mô vừa và nhỏ có 3 phiếu tương đương 0,74%; DN ngoài Nhà nước quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất 91,55% (tương đương 401 phiếu). DN ngoài Nhà nước quy mô lớn có 34 phiếu, chiếm 7,74%. 4.4.3. Đặc điểm đối tượng khảo sát Thông qua phiếu khảo sát, cho biết kết quả về giới tính, trình độ học vấn, vị trí công việc và số năm kinh nghiệm của người trả lời. Về giới tính, đa số người trả lời là nam giới, chiếm 81,74%, và chỉ có 18,26% là nữ (Bảng 4.10). Bảng 4.10: Đặc điểm đối tượng khảo sát theo giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc Giới tính Số người Tỷ lệ phần trăm Nam 358 81,74 Nữ 80 18,26 Tổng cộng 438 100 80 Vị trí công việc Vị trí quản lý cao cấp 152 34,7 Vị trí quản lý trung cấp 286 65,3 Tổng cộng 438 100 Trình độ học vấn Tốt nghiệp Đại học 253 57,76 Tốt nghiệp sau đại học 185 42,24 Tổng cộng 438 100 Số năm kinh nghiệm Dưới 5 năm 18 4,11 Từ 6 đến 10 năm 75 17,12 Từ 11 đến 15 năm 156 35,62 Từ 16 đến 20 năm 151 34,47 Từ 20 năm trở lên 38 8,68 Tổng cộng 438 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp Về vị trí công việc, ta thấy tỷ lệ người trả lời ở vị trí quản lý trung cấp là 65,3%, và ở vị trí quản lý cao cấp là 34,7% (Bảng 4.10). Do vậy, kết quả trả lời cho thấy tầm quan trọng của phiếu điều tra do đã thu được chủ yếu từ những nhà quản lý cấp cao. Về trình độ học vấn, đa số người được hỏi có trình độ Đại học, chiếm 57,76% và 42,24% có trình độ sau đại học (Bảng 4.10). Điều này cho thấy người trả lời phiếu điều tra đều đang giữ vị trí quản lý cấp cao là chủ yếu và do đó họ có chuyên môn, kĩ năng tốt. Cho nên thông tin nhận được từ phiếu điều tra sẽ mang lại độ tin cậy cao hơn. Về số năm kinh nghiệm của người trả lời, có 4,11% dưới 5 năm kinh nghiệm; 17,12% từ 6 đến 10 năm kinh nghiệm; 35,62% có từ 11 đến 15 năm kinh nghiệm; có 34,47% có từ 16 đến 20 năm kinh nghiệm và 8,68% từ 20 năm kinh nghiệm trở lên (Bảng 4.10). Điều này chứng tỏ phần lớn những người trả lời đều đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công tác, do vậy, độ tin cậy của phiếu khảo sát thu được sẽ cao. 81 4.5. Kết quả thống kê mô tả 4.5.1. Thống kê môi trường kiểm soát 4.5.1.1. Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức Thực trạng cho thấy, hầu hết các DN, đặc biệt các DN có quy mô lớn đều rất quan tâm đến các giá trị cốt lõi của đơn vị mình. Được thể hiện ở ngay việc xác định mục tiêu của DN cả ngắn và dài hạn. Điều này được quy định trong các văn bản nội bộ và được triển khai đến các nhân viên trong đơn vị. Thậm chí, nhiều DN còn đưa mục tiêu, sứ mệnh của đơn vị mình lên Website cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu, cũng như định hướng phát triển và cam kết với khách hàng về sứ mệnh của mình. Chẳng hạn, công ty Timescome đề ra 3 mục tiêu phát triển cho DN như sau: “- Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Timescom đã và đang không ngừng phấn đấu để đạt mục tiêu trở thành một công ty lớn mạnh, có uy tín và sức cạnh tranh cao trên thị trường logistics. - Với mạng lưới đại lý rộng khắp các tỉnh thành, Timescom đặt mục tiêu trở thành nhà phân phối dẫn đầu trong khu vực. - Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm, Timescom đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp, đảm bảo sự hài lòng của từng khách hàng.” Ở các loại hình DN cũng như các quy mô DN khác nhau, các hình thức biểu hiện của các cam kết và truyền đạt về các giá trị đạo đức khác nhau. Ngoài việc đưa các sứ mệnh lên Website, các DN còn treo các bảng khẩu hiệu thể hiện tôn chỉ hoạt động cho đơn vị, Ví dụ, Công Ty Timescome đã treo rất nhiều các khẩu hiệu ở trên tường ngay phòng tiếp khách với những hình ảnh rất vui tươi, từ ngữ ngắn gọn. Để những nhân viên mới và các đối tác khi tới công ty hiểu và tuân thủ các hướng dẫn đó. Hoặc có những DN, hầu hết các DN quy mô vừa và nhỏ thường hay quy định mục tiêu, nhiệm vụ trong điều lệ và chiến lược phát t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_cua_kiem_soat_noi_bo_tac_dong.pdf
  • pdfCV dang bo ngay 05 thang 9.pdf
  • docxLA _Hoang Nguyet Quyen_V.Docx
  • pdfLA _Hoang Nguyet Quyen_V.pdf
  • pdfLA_Hoang Nguyet Quyen_E.pdf
  • pdfLA_Hoang Nguyet Quyen_Sum.pdf
  • pdfLA_Hoang Nguyet Quyen_TT.pdf
  • pdfQD CS Quyen.pdf
Tài liệu liên quan