MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các thuật ngữ Anh – Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
1.1. Tổng quan về đột quỵ thiếu máu não cục bộ . 4
1.2. Một số vấn đề về tử vong sau đột quỵ thiếu máu não . 14
1.3. Một số vấn đề về đột quỵ tái phát . 21
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có lên quan đến tử vong và tái
phát sau đột quỵ TMNCB cấp . 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
2.1. Thiết kế nghiên cứu . 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu. 38
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 39
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu . 39
2.5. Các biến số trong nghiên cứu . 41
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu . 48
2.7. Sơ đồ nghiên cứu . 50
2.8. Phương pháp xử lý số liệu . 51
iii
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu . 53
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 54
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu . .55
3.2. Tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp theo thời gian 61
3.3. Các yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục
bộ . 63
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN . 85
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu . 85
4.2. Tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp theo thời gian . 90
4.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát sau
đột quỵ thiếu máu não cục bộ . 97
KẾT LUẬN . 128
KIẾN NGHỊ . 129
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu.
Phụ lục 2: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu
Phụ lục 4: Thang điểm Rankin hiệu chỉnh
Phụ lục 5: Thang điểm hôn mê Glasgow
Phụ lục 6: Thang điểm đột quỵ của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ
203 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tại Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bệnh
mạch máu nhỏ và nguyên nhân khác/chưa rõ nguyên nhân là 33,7% và 41,3%.
Trong nghiên cứu của Đinh Hữu Hùng thì tỉ lệ xơ vữa động mạch lớn và lấp
mạch từ tim lần lượt là 8,6% và 15,1%, tỉ lệ bệnh lý mạch máu nhỏ và nguyên
nhân khác/chưa rõ nguyên nhân lần lượt là 33,7% và 41,2%. Ngược lại, các
nghiên cứu ở nước ngoài cho kết quả bệnh lý mạch máu nhỏ thấp hơn của chúng
tôi. Điển hình, nghiên cứu của Kortazar‐Zubizarreta 99 và cs có tỉ lệ bệnh lý
mạch máu nhỏ là 20,6%, trong khi tỉ lệ xơ vữa động mạch lớn và lấp mạch từ
tim cao hơn của chúng tôi (34,5% và 29,6%).
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân thuộc phân nhóm nguyên nhân
khác/chưa rõ nguyên nhân cao hơn hẳn những nghiên cứu khác. Điều này được
lý giải là do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đựơc chụp MRI
sọ não có tái tạo mạch máu rất ít, do đó không đủ bằng chứng để chẩn đoán phân
nhóm cụ thể nên đưa vào nhóm chưa tìm được nguyên nhân.
4.14. Đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện
* Mức độ rối loạn ý thức qua thang điểm Glasgow
Việc đánh giá mức độ rối loạn ý thức của BN đột quỵ TMNCB lúc nhập
viện giúp tiên lượng và đưa ra những giải pháp điều trị thích hợp. Vì vậy, đánh
giá rối loạn ý thức bằng thang điểm Glasgow có ý nghĩa hết sức quan trọng.
90
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có thang điểm ở
mức độ nặng từ 3 đến 8 điểm là 4,4%, từ 9 đến 15 điểm chiếm tỉ lệ nhiều nhất
với 95,6%. Tương tự, tỉ lệ mức độ nặng từ 3 đến 8 điểm trong nghiên cứu của
Đinh Hữu Hùng là 4,2%, của Nguyễn Văn Khách là 6,6%. Như vậy, tỉ lệ BN đột
quỵ TMNCB mức độ nặng tương đồng với những nghiên cứu khác.
* Mức độ nặng trên lâm sàng qua thang điểm NIHSS
Mặc dù có nhiều thang điểm đánh giá đột quỵ não được sử dụng trên thế
giới nhưng thang điểm NIHSS (thang điểm đột quỵ của Viện Sức khỏe Quốc gia
Hoa Kỳ) vẫn được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá mức độ nặng của BN đột
quỵ trên lâm sàng. Đặc biệt, thang điểm này được sử dụng gần như bắt buộc
trong các đơn vị đột quỵ não để đánh giá bệnh nhân trước khi dùng liệu pháp tiêu
sợi huyết. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng ở
mức độ nhẹ và vừa (< 15 điểm) chiếm tỉ lệ 82,9%, mức độ nặng (≥ 15 điểm) là
17,1%. Nghiên cứu của Lê Văn Tâm thì tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng ở
mức nhẹ và vừa là 75,6%, mức độ nặng là 24,4%. Ngược lại, nghiên cứu của Lý
Ngọc Tú thì tỉ lệ BN ở mức độ nặng thấp hơn chiếm 4,7%.
4.2. TỈ SUẤT TỬ VONG VÀ TÁI PHÁT TÍCH LŨY SAU ĐỘT QUỴ
THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP THEO THỜI GIAN
4.2.1. Tỉ suất tử vong tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo
thời gian
4.2.1.1. Tỉ suất tử vong tích lũy tại thời điểm 1 tháng
Tỉ suất tử vong tích lũy tại thời điểm 1 tháng trong nghiên cứu (NC) của
chúng tôi là 6,9%. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác trên thế
giới. Điển hình, nghiên cứu của Bae và cs ở Hàn Quốc cho thấy tỉ suất này là
5,5%
16
, nghiên cứu Namale 17 ở Uganda là 5,9%. Tương tự, theo Collins ở Mỹ30,
91
Chang ở Đài Loan 26 thì tỉ suất tử vong sau đột quỵ TMNCB tại thời điểm trên
lần lượt là 7,4% và 7,8%.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên những bệnh nhân chọn lọc có kết quả
thấp hơn của chúng tôi. Thật vậy, nghiên cứu của Langagergaard và cs trên BN ≤
65 tuổi thì tỉ suất này là 4,8% 24. Bên cạnh, nghiên cứu của Chen và cs trên BN
tuổi từ 35 đến 74 với kết quả tại thời điểm trên là 3% 19. Đặc biệt, nghiên cứu
của Putaala trên những BN trẻ tuổi và Amarenco trên đối tượng BN có đột quỵ
nhẹ hoặc TIA thì con số này lần lượt là 2,7% 100 và 2,8% 22.
Ngoại lệ, một số nghiên cứu cho kết quả cao hơn của chúng tôi. Chẳng hạn,
theo Petty và cs cho thấy tỉ suất tử vong sau đột quỵ TMNCB tại thời điểm trên
là 14%. Thêm vào đó, nghiên cứu của tác giả Nedeltchev ở Thụy Sĩ 15 và của
Saposnik ở Canada 37 thì con số này lần lượt là 13% và 12,6%. Ngoài ra, theo
Sacco và cs (trong nghiên cứu Framingham) thì tỉ suất tử vong của đột quỵ thiếu
máu não trong 30 ngày đầu là 15% 41, hay theo Rosamond và cs (trong nghiên
cứu ARIC) thì 8% đến 12% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tử vong trong thời
gian này trên những người từ 45 đến 64 tuổi 23.
Trong số những ca tử vong trong tháng đầu tiên của nghiên cứu này, tỉ suất
tử vong tại bệnh viện là 2,3% (12 trường hợp). Trong nghiên cứu của mình,
chúng tôi không chọn vào những trường trường hợp bệnh quá nặng, không thể
làm đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết. Đồng thời, một số bệnh nhân bệnh nặng,
vì nhiều lý do, người nhà có mong muốn được đưa bệnh nhân về nhà. Đó là
những lý do lý giải tại sao tỉ suất tử vong trong tháng đầu tiên tại bệnh viện
chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu khác.
Nguy cơ tử vong lớn nhất của bệnh nhân nhồi máu não xảy ra trong 30 ngày
đầu, và những trường hợp tử vong trong thời gian này đối với đột quỵ thiếu máu
não khác nhau giữa các quốc gia. Giảm ý thức lúc nhập viện, nhồi máu tuần hoàn
92
sau, thoát vị xuyên lều là những nguyên nhân tử vong do thần kinh quan trọng
nhất trong suốt tuần đầu sau khởi phát đột quỵ. Sau đó, nguyên nhân tim mạch,
thuyên tắc phổi, nhiễm khuẩn và những biến chứng nội khoa khác được xem là
những nguyên nhân chính của tử vong trong tháng đầu sau đột quỵ khởi phát.
4.2.1.2. Tỉ suất tử vong tích lũy tại thời điểm 3 tháng
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ suất tử vong tích lũy tại thời điểm 3
tháng là 9,8%. Một số nghiên cứu khác có kết quả tương đồng với nghiên cứu
của chúng tôi. Điển hình, nghiên cứu của Chang và cs thì kết quả này là 9,7% 101.
Bên cạnh, trong nghiên cứu của Adoukonou ở Benin thì tỉ suất tử vong tại thời
điểm 3 tháng là 10,1% 31. Hơn nữa, nghiên của Bae và cs cho thấy tỉ suất này là
10,9%. Ngoài ra, còn vài nghiên cứu cũng có kết quả tương tự. Chẳng hạn,
nghiên cứu của Johnston ở Mỹ 102, của Weimar ở Đức 32 thì con số này lần lượt
là 10,5% và 14%.
Tuy nhiên, đối với những nghiên cứu trên đối tượng có tiêu chuẩn chọn
bệnh không tương đồng với chúng tôi thì cho kết quả khác nhau. Cụ thể, nghiên
cứu của Bravata và cs trên 8076 BN đột quỵ TMNCB nhẹ và TIA thì tại thời
điểm 3 tháng, tỉ suất tử vong tích lũy chỉ có 4% 25.
Ngược lại, có vài nghiên cứu cho kết quả cao hơn của chúng tôi. Điển hình,
nghiên cứu của Ois ở Tây Ban Nha 27 và của Katsanos ở Đức 28 cho kết quả tại
thời điểm như trên lần lượt là 15,7% và 15%. Ngoại lệ, nghiên cứu của Li và cs
tại Trung Quốc với đối tượng chọn vào là đột quỵ TMNCB có lấy huyết khối cơ
học cho thấy con số này lên đến 21,9% 29.
Tóm lại, tỉ suất tử vong tại thời điểm 3 tháng trong hầu hết các nghiên cứu
còn khá cao.
93
4.2.1.3. Tỉ suất tử vong tích lũy tại thời điểm 1 năm
Trong nghiên cứu này, tỉ suất tử vong tích lũy tại thời điểm 1 năm là 19,8%.
Kết quả này tương đồng với kết quả của phần lớn những nghiên cứu khác. Điển
hình, nghiên cứu của Long và cs thực hiện tại Trung Quốc thấy rằng tỉ suất tử
vong tại thời điểm 1 năm là 19% 35. Bên cạnh, nghiên cứu của Hartmann và cs
tại Mỹ cho thấy 16% tử vong tại thời điểm 1 năm 103. Thêm vào đó, nghiên cứu
của Chang và cs tại Đài Loan thì tỉ suất tử vong tại thời điểm này là 18,4% 104.
Hơn nữa, theo tác giả Dennis, tỉ lệ tử vong trễ sau đột quỵ TMNCB là 22,1% tại
thời điểm 1 năm và 51% tại thời điểm 5 năm 105.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên những đối tượng có chọn lọc có tỉ suất tử
vong tại thời điểm này thấp hơn của chúng tôi. Điển hình, nghiên cứu của
Putaala và cs gồm 731 BN đột quỵ TMNCB lần đầu tuổi từ 15 đến 49 cho thấy tỉ
suất này là 4,7% 14, nghiên cứu của Liu tại Trung Quốc trên những bệnh nhân có
đột quỵ nhẹ thì con số này chỉ có 3,3% 43. Hơn nữa, nghiên cứu Waje-
Andreassen trên những BN trẻ tuổi đột quỵ TMNCB thì con số này là 5,2% 39,
của Bae và cs thể hiện kết quả này là 5,5% 16.
Ngược lại, một số nghiên cứu cho thấy tỉ suất tử vong tại thời điểm này cao
hơn của chúng tôi. Thật vậy, nghiên cứu của Petty và cs thấy rằng tỉ suất tử vong
là 27% tại thời điểm 1 năm 62. Bên cạnh, nghiên cứu của Saposnik và cs thể hiện
kết quả tại thời điểm như trên là 23,6% 37. Ngoại lệ, nghiên cứu của tác giả
Hankey và cs từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho thấy tỉ suất tử vong tại thời
điểm này là 36,5%, cao gấp 10 lần dân số chung có cùng nhóm tuổi và giới tính
106
.
Nguy cơ đột quỵ tái phát cao nhất trong năm đầu tiên sau đột quỵ TMNCB,
có lẽ do mảng xơ vữa động mạch hoạt động và không ổn định. Sau năm đầu tiên,
nguy cơ đột quỵ tái phát giảm xuống khoảng 5% mỗi năm, giống với nguy cơ
94
của bệnh mạch vành. Trong suốt thời gian từ 1 đến 5 năm sau đột quỵ TMNCB,
bệnh tim mạch tăng lên trở thành nguyên nhân chính của tử vong, điều này phản
ánh bản chất chung của chứng xơ vữa động mạch. Nhìn chung, tỉ lệ tử vong
muộn sau đột quỵ TMNCB còn khá cao và không đồng nhất giữa các nghiên
cứu. Sự khác nhau này do khác nhau về tiêu chuẩn chọn mẫu, phương thức điều
trị.
4.2.2. Tỉ suất tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo
thời gian
4.2.2.1. Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 tháng
Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 tháng trong nghiên cứu của
chúng tôi là 5,4%. Một số nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự. Đơn cử,
nghiên cứu của Toyoda và cs thì chỉ số này ở mức 4,9% 57, nghiên cứu của Đinh
Hữu Hùng thì tỉ suất tái phát tại thời điểm này là 6% 53. Bên cạnh, nghiên cứu
của Sacco 75 và của Moroney 60 thì tỉ suất tái phát tại thời điểm nêu trên lần lượt
là 6% và 4,4%.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên những đối tượng không tương đồng về
tiêu chuẩn chọn bệnh thì cho kết quả cao hơn của chúng tôi. Điển hình, nghiên
cứu của Cao Phi Phong trên BN đột quỵ nhẹ/TIA thì tỉ suất này tại thời điểm 1
tháng là 9,7%
65. Thêm vào đó, nghiên cứu của Petty và cs thì tỉ suất nêu trên là
14%
62
. Ngoài ra, nghiên cứu của Yasaka trên đối tượng lấp mạch từ tim thì tỉ
suất tái phát tại thời điểm 2 tuần là 20,3% 107.
Ngược lại, có những nghiên cứu cùng đặc điểm chọn bệnh với chúng tôi
nhưng có kết quả thấp hơn. Cụ thể, nghiên cứu của Hankey tại Úc cho thấy tỉ
suất này là 4% 81. Đồng thời, nghiên cứu của Mohan tại Đức thì kết quả này là
3,1%
64
. Cùng với đó, kết quả nghiên cứu của Petty và cs ở Rochester, Minnesota
thấy rằng nguy cơ nhồi máu não tái phát sau đột quỵ lần đầu là 2% tại thời điểm
95
7 ngày, 4% tại thời điểm 30 ngày 59. Hơn nữa, nghiên cứu của Sacco và cs cho
thấy tỉ lệ đột quỵ tái phát trong 30 ngày là 3,3% và sau 2 năm theo dõi thì tỉ lệ tái
phát là 30%.
Tỉ suất đột quỵ tái phát của chúng tôi có khuynh hướng cao hơn những
nghiên cứu khác do chúng tôi đã chọn vào tất cả những BN đột quỵ TMNCB
nhập viện, bao gồm cả những BN có tiền sử đột quỵ/TIA mà không có sự chọn
lọc đối tượng nghiên cứu như một số tác giả khác. Sự khác biệt lớn này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng khi chúng ta quan tâm đến nguy cơ tái phát tại thời
điểm 1 tháng. Thực tế là nếu chúng ta loại bỏ những trường hợp tái phát trong
tháng đầu tiên như một số nghiên cứu thì nguy cơ tái phát sớm sẽ bị giảm đáng
kể so với giá trị thực tế. Điều này thể hiện rõ nhất trong những trường hợp tái
phát sau đột quỵ TMNCB do XVĐM lớn bởi vì những BN thuộc phân nhóm này
thường có nguy cơ tái phát sớm cao hơn so với những phân nhóm còn lại theo
phân loại TOAST. Nhìn chung, theo phần lớn các tác giả thì nguy cơ tái phát
trong tháng đầu tiên sau đột quỵ TMNCB/TIA là cao.
4.2.2.2. Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 3 tháng
Chúng tôi ghi nhận tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 3 tháng
trong nghiên cứu này là 7,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với
hầu hết những nghiên cứu khác. Điển hình, nghiên cứu của Hill và cs cho thấy tỉ
suất này là 9,5% 67. Bên cạnh, nghiên cứu của Weimar cho thấy tỉ suất tại thời
điểm nêu trên là 10,5% 32. Thêm vào đó, nghiên cứu của Cao Phi Phong trên đối
tượng đột quỵ nhẹ/TIA thì con số này là 10,4%. Ngoài ra, nghiên cứu của Đinh
Hữu Hùng và Vũ Anh Nhị 108 thì tỉ suất trên lần lượt là 11,9% và 12,06%.
Ngoại lệ, có một số nghiên cứu lại cho kết quả thấp hơn của chúng tôi.
Trước hết, nghiên cứu của Moroney và cs tại Mỹ thì tỉ suất tái phát tại thời điểm
3 tháng là 4,4%
60
. Kế đến, nghiên cứu của Bravata và cs cho thấy tỉ suất tái phát
96
tại thời điểm vừa nêu là 4% 25. Các nghiên cứu này chỉ chọn vào những bệnh
nhân có đột quỵ TMNCB nhẹ nên tỉ suất tái phát thấp hơn của chúng tôi.
Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu
khác. Điển hình, nghiên cứu của Johnson và cs cho thấy tỉ suất tái phát là 12,7%
tại thời điểm 3 tháng. Bên cạnh, nghiên cứu của Ois và cs trên BN đột quỵ
nhẹ/TIA thì tỉ suất này là 16,1% .
Tóm lại, tuy có sự khác nhau về kết quả của các nghiên cứu nhưng tất cả
đều phản ánh chung một điểm là tỉ suất tái phát sớm còn khá cao. Đột quỵ tái
phát thường kết hợp với tỉ lệ tử vong cao hơn, mức độ tàn tật lớn hơn, chi phí
tăng lên so với biến cố đột quỵ lần đầu.
4.2.2.3. Tỉ suất tái phát tích lũy tại thời điểm 1 năm
Qua tham khảo các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đột quỵ tái phát xảy ra
nhiều nhất trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, nguy cơ tái phát đột quỵ
trung bình hàng năm sẽ giảm dần. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 năm sau đột quỵ TMNCB là
21,2%. Kết quả này tương tự với phần lớn những nghiên cứu khác. Trước hết,
nghiên cứu của Long và cs tại Trung Quốc cho thấy tỉ suất tái phát tại thời điểm
này là 20,9%
35
. Kế đến, nghiên cứu của Đinh Hữu Hùng thì con số này là
23,3%. Mặt khác, nghiên cứu của Sacco và cs với kết quả là 22% 75. Thêm vào
đó, nghiên cứu của Wang 68 và Viitanen 109 có kết quả gần bằng với chúng tôi
với tỉ suất lần lượt là 17,7% và 18%.
Tuy nhiên, có những nghiên cứu có tỉ suất tái phát tại thời điểm 1 năm thấp
hơn của chúng tôi. Điển hình, nghiên cứu của Xu và cs thì tỉ suất tái phát sau 1
năm là 11,2% 61. Bên cạnh, nghiên cứu của Mohan và cs thể hiện kết quả tại thời
điểm này là 11,1% 64. Thêm vào đó, nghiên cứu của Hankey ở Úc 81 và Hillen ở
97
Anh
110
thì tỉ suất tái phát sau đột quỵ TMNCB tại thời điểm 1 năm lần lượt là
12% và 8%.
Tỉ suất đột quỵ tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một
số nghiên cứu ở nước ngoài. Điều này có thể được lý giải bởi một số lý do.
Trước hết, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi sống ở vùng nông
thôn, điều này ảnh hưởng đến điều kiện tiếp cận những cơ sở y tế có đầy đủ điều
kiện trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Bên cạnh, những bệnh nhân có tiền sử
đột quỵ/TIA chúng tôi cũng chọn vào trong nghiên cứu của mình. Ngoài ra, bệnh
viện chúng tôi thuộc tuyến tỉnh, do đó sự cập nhật thường xuyên về các kiến thức
liên quan đến điều trị đột quỵ cấp cũng như các biện pháp dự phòng tái phát vẫn
còn hạn chế, chưa được đầy đủ.
Nhìn chung, tuy có sự khác nhau về kết quả giữa các nghiên cứu nhưng hầu
hết các nghiên cứu đều có tỉ suất tái phát tích lũy tại thời điểm 1 năm rất cao. Tỉ
suất đột quỵ tái phát tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như nghiên cứu đó
dựa vào bệnh viện hay cộng đồng, đối tượng nghiên cứu, định nghĩa đột quỵ tái
phát, thiết kế nghiên cứu và chiến lược phòng ngừa đột quỵ thứ phát, sử dụng
biện pháp can thiệp và sử dụng thuốc.
4.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG
VÀ TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP
4.3.1. Ảnh hƣởng của tuổi liên quan đến tử vong và tái phát
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi ≥ 65 làm tăng nguy cơ tử vong sau
đột quỵ TMNCB với HR hiệu chỉnh là 1,99 (p = 0,023). Kết quả này tương tự
với những nghiên cứu khác. Điển hình, nghiên cứu của Gattringer và cs minh
chứng cho điều này. Trong nghiên cứu của mình, tác giả thấy rằng tuổi càng cao
thì nguy cơ tử vong càng tăng lên. Cụ thể, sau đột quỵ TMNCB thì nguy cơ tử
vong đối với bệnh nhân (BN) thuộc nhóm tuổi (70 đến 79) có OR là 2,93, nhóm
98
tuổi (80 đến 89) có OR là 3,04 và nhóm tuổi ≥ 90 có OR là 3,86 111. Tương tự,
nghiên cứu của Carter và cs cho thấy nguy cơ tử vong tỉ lệ thuận với tuổi. Cụ
thể, nhóm tuổi (65 đến 74) có HR hiệu chỉnh là 4,50, nhóm tuổi (75 đến 84) có
HR hiệu chỉnh là 5,76 và nhóm tuổi ≥ 85 có HR hiệu chỉnh là 8,67. Trong 3
nhóm tuổi trên, tất cả đều có p < 0,001 112.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Corso và cs cho thấy tuổi lớn (≥ 65) tăng
nguy cơ tử vong sau đột quỵ TMNCB lần đầu với OR là 2,98 (KTC 95%: 1,75 –
5,06)
58. Hơn nữa, tác giả Nedeltchev và cs cũng thấy rằng tuổi lớn liên quan độc
lập với nguy cơ tử vong với HR hiệu chỉnh là 1,12 (KTC 95%: 1,05 – 1,19; p <
0,001)
15. Tương tự, nghiên cứu Putaala và cs có kết quả tuổi ≥45 sẽ tăng nguy
cơ tử vong với HR hiệu chỉnh là 1,07 (KTC 95%: 1,01 – 1,12; p = 0,021). Ngoài
ra, nhiều nghiên cứu khác cũng đã minh chứng cho lập luận trên 3,38.
Như vậy, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng tuổi lớn làm tăng nguy cơ
tử vong sau đột quỵ TMNCB. Điều này được lý giải do do tuổi lớn có nhiều
bệnh đi kèm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Trong thực hành lâm sàng, những
BN lớn tuổi cần được quan tâm đúng mức để có hướng xử lý kịp thời.
Vai trò của tuổi đối với đột quỵ tái phát chưa được thống nhất trong các
nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tuổi không có liên quan độc lập với nguy cơ
tái phát đột quỵ. Ở phần lớn các nghiên cứu đều thấy rằng tuổi không liên quan
với đột quỵ tái phát. Điển hình, theo Burn và cs, tuổi không có liên quan đến
nguy cơ tái phát đột quỵ sau 1 năm theo dõi 113. Bên cạnh đó, nghiên cứu của
Jerrgensen và cs cũng có kết quả tương tự 114.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu thấy rằng tuổi có liên quan độc lập đến tái
phát đột quỵ. Điển hình, nghiên cứu Salehi và cs tại Canada vào năm 2018, tuổi
có liên quan độc lập với nguy cơ tái phát đột quỵ với HR hiệu chỉnh là 1,02
(KTC 95%: 1,01 – 1,04) 115. Bên cạnh đó, Kuwashiro và cs cũng đã chứng minh
99
được vai trò của tuổi đối với nguy cơ tái phát đột quỵ với HR hiệu chỉnh là 1,03
(KTC 95%: 1,00 – 1,06, p = 0,031) 116.
4.3.2. Ảnh hƣởng của giới tính liên quan đến tử vong và tái phát
Kết quả nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về giới tính lên nguy cơ tử vong sau đột quỵ thiếu máu não. Trước hết, nghiên
cứu của Foroozanfar và cs cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
về tử vong sau đột quỵ TMNCB tại thời điểm 28 ngày giữa nam giới và nữ giới
(p = 0,287)
117. Thêm vào đó, nghiên cứu của Lambert tại Mỹ với 8900 BN đột
quỵ TMNCB cũng kết luận rằng giới tính không là yếu tố tiên lượng độc lập đến
tử vong muộn trong cả hai mô hình hồi quy đa biến ( p = 0,209 và 0,125) 98.
Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu đều cho rằng sau đột quỵ TMNCB
thì nam giới tử vong cao hơn nữ giới. Điển hình, nghiên cứu của Chang và cs
thấy rằng tại thời điểm 3 tháng thì nam giới có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới
với OR là 3,18 (KTC 95%: 1,08 – 9,41; p = 0,036) 26. Bên cạnh đó, nghiên cứu
của Adoukonou và cs cũng thể hiện rằng nam giới làm tăng nguy cơ tử vong so
với nữ giới với HR hiệu chỉnh là 2,3 (KTC 95%: 1,2 – 4,6; p = 0,015) 31. Thêm
vào đó, trong nghiên cứu của Scrutinio và cs cho thấy nữ giới giảm được 27%
nguy cơ tử vong so với nam giới sau đột quỵ (HR = 0,73, KTC 95%: 0,56 –
0,96; p = 0,025)
118
. Ngoài ra, còn vài nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương
tự 119,120,50. Nữ giới có tỉ lệ tử vong thấp hơn sau đột quỵ so với nam được lý giải
bởi những giả thuyết cơ học tập trung vào hormon, phá hủy sự oxy hóa của
DNA, sự di truyền không đối xứng của nhiễm sắc thể giới tính 121.
Ngược lại, cũng có nghiên cứu cho rằng sau đột quỵ TMNCB thì nữ giới tử
vong cao hơn nam giới. Cụ thể, trong nghiên cứu của Liljehult và cs thì tại thời
điểm 1 năm sau đột quỵ, nữ giới tử vong cao hơn nam giới với OR là 2,50 (KTC
95%: 1,53 – 4,11; p< 0,001) 122. Gần đây, vài nghiên cứu cho thấy kết cục đột
100
quỵ xấu hơn ở nữ giới và chỉ ra rằng do nữ đến khoa cấp cứu trễ hơn nam giới.
Vì vậy, họ ít nhận được liệu pháp tiêu sợi huyết, lipid và những phương pháp can
thiệp cũng như chẩn đoán khác, thường khởi phát nặng nề hơn, dễ nhiễm trùng
tiểu hơn.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu thấy rằng sau đột quỵ thì nam giới dễ
tử vong hơn nữ giới. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng nên quan tâm, điều trị
như nhau, không phân biệt nam hay nữ.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giới tính không có liên quan độc lập đến
nguy cơ đột quỵ tái phát. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Cụ
thể, tác giả Lambert và cs thực hiện nghiên cứu tại Mỹ với 8900 BN đột quỵ
TMNCB và thấy rằng không có sự khác biệt về nguy cơ tái phát đột quỵ giữa hai
giới 98. Tương tự, tác giả Petty và cs cũng thấy rằng giới tính không có liên quan
đến nguy cơ tái phát đột quỵ. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác có kết quả tương
tự 123,124.
Như vậy, nguy cơ tái phát đột quỵ không ưu thế ở một giới mà cả hai giới
đều có thể tái phát đột quỵ. Do vậy, trong thực hành lâm sàng người thầy thuốc
cần phải có chiến lược điều trị phòng ngừa ở cả hai giới.
4.3.3. Ảnh hƣởng của trình độ học vấn liên quan đến tử vong và tái phát
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong xử lý đơn biến, trình độ học vấn
có liên quan đến nguy cơ tử vong nhưng khi xử lý đa biến thì vai trò của trình độ
học vấn đối với nguy cơ tử vong không còn nữa. Kết quả này tương đồng với
một số nghiên cứu khác. Điển hình là nghiên cứu của tác giả Langagergaard và
cs tại Đan Mạch cho rằng học vấn thấp không làm tăng nguy cơ tử vong sau đột
quỵ tại thời điểm 1 tháng và 1 năm với HR hiệu chỉnh lần lượt là 0,85 (KTC
95%: 0,66 – 1,07) và 0,82 (KTC 95%: 0,63 – 1,05) 24. Tương tự, nghiên cứu của
tác giả Jakovljevic và cs thấy rằng học vấn thấp không làm tăng nguy cơ tử vong
101
sau đột quỵ đối với BN tại thời điểm 1 tháng ở nhóm BN tuổi từ 60 đến 74 với
HR hiệu chỉnh là 0,92 (KTC 95%: 0,70 – 1,23) 125. Ngoài ra, còn vài nghiên cứu
tương đồng với kết quả của chúng tôi.
Tuy nhiên, phần lớn các tác giả đều cho rằng học vấn có liên quan độc lập
với nguy cơ tử vong sau đột quỵ TMNCB. Điển hình, trong một phân tích gộp
của Wang và cs cho thấy học vấn thấp làm tăng nguy cơ tử vong với RR là 1,21
(KTC 95%: 1,11 – 1,33; p < 0,001) 126. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Che và cs
thể hiện kết quả rằng học vấn thấp (< 6 năm) sẽ làm tăng nguy cơ tử vong mọi
nguyên nhân sau đột quỵ với HR hiệu chỉnh là 2,79 (KTC 95%: 1,32 – 5,87) 24.
Thêm vào đó, nghiên cứu Goulart và cs ở Brazil thì cho rằng những BN có học
vấn thấp làm tăng nguy cơ tử vong sau đột quỵ với HR hiệu chỉnh là 2,65 (KTC
95%: 1,37 – 5,13) 127. Hơn nữa, nghiên cứu của tác giả Elfassy và cs tại Mỹ càng
củng cố thêm lập luận trên khi thấy rằng tỉ suất tử vong tăng cao hơn ở những
người có trình độ học vấn thấp với HR hiệu chỉnh là 1,5 (KTC 95%: 1,1 – 1,9)
128
.
Như vậy, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng trình độ học vấn thấp làm
tăng nguy cơ tử vong. Trên thực tế, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng không tốt
đến khả năng tìm hiểu về bệnh đột quỵ, sự nhận biết các yếu tố nguy cơ và triệu
chứng của đột quỵ cũng như sự tuân thủ trong điều trị.
Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn thấp < 6 năm (tiểu học trở xuống)
là yếu tố liên quan độc lập với sự gia tăng nguy cơ tái phát đột quỵ với HR hiệu
chỉnh là 1,97 (p = 0,030). Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu. Điển
hình, nghiên cứu của Melkas và cs ở Phần Lan với kết quả là trình độ học vấn
thấp (<6 năm) làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát với HR hiệu chỉnh là 1,42 (KTC
95%: 0,97 – 2,06; p = 0,070) 129. Thêm vào đó, nghiên cứu của Che và cộng sự
thấy rằng trình độ học vấn thấp làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát với HR hiệu
102
chỉnh là 1,73 (KTC 95%: 1,19 – 2,50; p = 0,004). Ngoài ra, nghiên cứu của
Pennlert và cs ở Thụy Điển trên 168295 BN có kết luận rằng những trường hợp
có trình độ học vấn và thu nhập cao hơn sẽ giảm được nguy cơ đột quỵ tái phát
130
.
Như vậy, trình độ học vấn thấp là yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ
nhưng không làm tăng nguy cơ tử vong. Trình độ học vấn thấp có thể ảnh hưởng
đến đột quỵ từ nhiều mặt, chẳng hạn như khả năng tìm hiểu về đột quỵ, nhận biết
yếu tố nguy cơ và triệu chứng đột quỵ, sự tuân thủ trong điều trị đột quỵ. Do đó,
cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa mới có thể đánh giá đầy đủ được vai trò
của yếu tố này đối với đột quỵ tái phát.
4.3.4. Ảnh hƣởng của tình trạng hôn nhân (sống một mình) liên quan đến tử
vong và tái phát
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng hôn nhân có liên quan độc lập
đến tử vong sau đột quỵ thiếu máu não với HR hiệu chỉnh là 2,15 (p = 0,002).
Kết quả này phù hợp với phần lớn các nghiên cứu. Điển hình, nghiên cứu của
Waje-Andreassen và cs đã chứng minh được mối liên quan này. Theo đó, tác giả
cho thấy những bệnh nhân sống một mình sẽ tăng nguy cơ tử vong sau đột quỵ
thiếu máu não với HR hiệu chỉnh là 3,9 (KTC 95%: 1,3 – 12,2; p = 0