LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU .vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .x
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU NANO PHÁT QUANG CHỨA ION ĐẤT HIẾM .8
1.1. Giới thiệu về vật liệu nano phát quang.8
1.2. Vật liệu phát quang chứa ion đất hiếm .10
1.2.1. Đặc tính phát quang của hợp chất đất hiếm .10
1.2.1.1. Một số đặc trưng của ion Gd3+ .14
1.2.1.2. Một số đặc trưng của ion Tb3+ .15
1.2.1.3. Một số đặc trưng của ion Eu2+, Eu3+ .17
1.2.2. Các chuyển dời cho phép trong các ion RE3+ .18
1.2.3. Quá trình truyền năng lượng .20
1.3. Tính chất đặc trưng và ứng dụng của vật liệu chứa Gadolini .23
1.3.1. Vật liệu Gadolini .23
1.3.2. Vật liệu phát quang nền Gd2O3 .25
1.3.3.Vật liệu nano phát quang nền GdPO4. .26
1.4. Đặc điểm tính chất của kháng nguyên nọc rắn và CEA .28
1.4.1. Đặc điểm của kháng nguyên nọc rắn hổ mang Naja atra . .29
1.4.2. Đặc điểm của kháng nguyên CEA ung thư đại trực tràng . .31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .34
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .35
2.1. Các phương pháp hóa học chế tạo vật liệu .35
2.1.1. Phương pháp thủy nhiệt .36
2.1.1.1. Giới thiệu về phương pháp thủy nhiệt .36
2.1.1.2. Quy trình tổng hợp vật liệu GdPO4, GdPO4:Tb3+.38
142 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chế tạo, tính chất của vật liệu nano GdPO4 : Tb3+ và Gd2O3 : Eu3+ định hướng ứng dụng trong y sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ethanol, TEOS, CH3CHOOH, APTES, nước khử ion,
Glutaraldehyde (GDA), Sodium photphat, Ethanolamine, kháng thể kháng CEA. Các
hóa chất đều của hãng Sigma – Aldrich và Merck. Kháng thể kháng nọc rắn, được
sản xuất theo cơ chế gây miễn dịch trên thỏ và thu kháng thể đạt hiệu giá phát hiện
42
nọc rắn tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử, bộ môn sinh lý bệnh, Học viện Quân
Y.
2.1.3.1. Xử lý bề mặt vật liệu
Đặc điểm cơ bản của phương pháp xử lí bề mặt vật liệu là bọc thêm một lớp
bao quanh từng cá thể vật liệu nano tạo cấu trúc lõi vỏ nhằm làm giảm các khuyết
tật ở bề mặt, qua đó giảm được tác động dập tắt huỳnh quang [113, 114]. Lớp bọc
phải có độ dày đủ để vừa bảo vệ vật liệu trước tác động của môi trường, vừa chống
sự co cụm của các cá thể nano, tạo dung dịch bền trong dung môi, đặc biệt là nước
và môi trường nuôi cấy y sinh học. Một xu hướng đáng chú ý trong tổng hợp nano
là bọc vỏ tạo cấu trúc lõi/vỏ (core/shell) [23, 113]. Hướng này ban đầu được sử
dụng chủ yếu trong lĩnh vực chế tạo các chấm lượng tử bán dẫn để nâng cao hiệu
suất phát quang, nay đang được mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau như: vật liệu
điện môi nano phát quang, vật liệu xúc tác, vật liệu đa chức năng, v.v. [22, 23, 113]
và ngày càng chứng tỏ đây là một hướng tổng hợp vật liệu nano có nhiều triển vọng
để chế tạo các vật liệu nano đa năng, chất lượng cao. Hướng tổng hợp lõi/vỏ đa lớp
có thể tổng hợp điều khiển các thông số chủ yếu của vật liệu nano về kích thước, độ
đồng đều, hình thái học và cấu trúc. Điều này có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu chế tạo các vật liệu nano tích hợp (integrated nanomaterials), là tiền đề phát
triển các công nghệ mới mang tính đột phá, không chỉ trong trong điện tử, quang
điện tử và quang tử mà còn trong y sinh.
2.1.3.2. Chức năng hóa bề mặt vật liệu và liên hợp hóa giữa vật liệu nano phát
quang với phần tử hoạt động sinh học
Để có thể ứng dụng được vật liệu nano phát quang chứa đất hiếm trong y sinh
học, yêu cầu các vật liệu phải được chức năng hóa bề mặt để có thể phân tán tốt trong
nước và liên hợp được với các phần tử sinh học khác nhau [115-117]. Nhiều công
trình nghiên cứu xử lý các cấu trúc nano thông qua các giai đoạn chức năng hóa và
liên hợp hóa với các phần tử hoạt động sinh học đặc hiệu đã được thực hiện.
Việc chức năng hóa bề mặt đóng một vai trò quan trọng như một cầu nối giữa
tổng hợp và ứng dụng của nano phát quang trong y sinh học. Nó không chỉ làm tăng
độ phân tán trong nước của các hạt nano mà còn có thể liên hợp với các phân tử sinh
43
học khác nhau. Để các nano phát quang có thể phân tán trong nước và tương thích
sinh học, các nhóm chức như amino, carboxyl, thiol, hydroxyl hoặc maleimide phải
được đưa vào bề mặt của vật liệu. Có nhiều phương pháp chức năng hóa bề mặt của
vật liệu nano phát quang pha tạp Ln3+ đã được thực hiện [115, 117, 118]. Trong số
các phương pháp chức năng hóa bề mặt, phương pháp dựa trên cơ chế của phản ứng
cộng nucleophin (AN) của nhóm –NH2 (của vật liệu Ln3+@silica-NH2 và IgG) và
andehit của Glutaraldehyde (GDA) tạo ra cấu trúc –N=CH– làm cầu nối giữa nano
phát quang và đối tượng sinh học được trình bày ở hình 2.6. Nguyên tử N trong nhóm
amin -NH2 của vật liệu nano Ln3+@silica-NH2 và IgG vẫn còn đôi điện tử chưa tham
gia liên kết. Nhóm carbonyl của phân tử GDA có nguyên tử C mang phần điện tích
dương nên xảy ra theo cơ chế AN được gọi là andol hóa. Sản phẩm tạo thành (phản
ứng 1) có chứa nhóm -NH- không bền nên tiếp theo là quá trình (phản ứng 2) loại
nước giữa nhóm -OH của nhóm carbonyl và H của nhóm -NH tạo ra liên kết đôi C=N
(croton hóa). Ký hiệu Ln-VLNPQ là vật liệu nano phát quang chứa đất hiếm, X là
IgG.
Hình 2. 6. Cơ chế của phản ứng cộng nucleophin (AN)
2.1.3.3. Bọc vỏ vật liệu thanh nano GdPO4:Tb3+ bằng silica
Quá trình bọc vỏ thanh nano bằng silica được tiến hành như sau:
Cho 20ml ethanol (Merck) vào mỗi ống ly tâm 50ml chứa 0,1g GdPO4:Tb3+,
dùng máy Voltex phân tán đều các thanh nano GdPO4:Tb3+. Sau đó cho 50ml ethanol
(1)
(2)
44
vào bình cầu 250ml, thêm 30µl TEOS khuấy đều, thêm 60µl nước khử ion và 60 µl
CH3COOH, khuấy 2h. Nhỏ giọt hỗn hợp 0,1g GdPO4: Tb3+ đã phân tán trong 20 ml
ethanol ở trên vào cốc phản ứng bằng pipet nhựa, khuấy từ trong 24h. Cuối cùng đem
hỗn hợp dung dịch thu được đi rửa và ly tâm mẫu bằng nước khử ion và ethanol. Sản
phẩm thu được là thanh nano GdPO4:Tb3+@silica.
2.1.3.4 Chức năng hóa thanh nano GdPO4: Tb3+@silica bằng nhóm NH2
Quá trình chức năng hóa thanh hóa thanh nano GdPO4: Tb3+@silica gắn NH2
được tiến hành như sau:
Cho 50ml ethanol vào cốc thủy tinh dung tích 250ml, thêm 20µl APTES (3-
Aminopropyltriethoxysi-lane) và 40 µl CH3COOH, khuấy 1h45 phút, nhỏ giọt hỗn
hợp (0,10g GdPO4: Tb3+ phân tán trong 20ml ethanol) vào, khuấy 90 phút. Chia dung
dịch vào ống ly tâm 50ml, ly tâm và rửa sạch mẫu bằng ethanol 2 lần và nước khử
ion 2 lần. Sản phẩm thu được là thanh nano GdPO4:Tb3+@silica -NH2, phân tán sản
phẩm trong 20ml nước khử ion (DI) cho các thí nghiệm tiếp theo. Quy trình thí
nghiệm chức năng hóa bề mặt thanh nano GdPO4:Tb3+ với nhóm NH2 được tóm tắt
trong sơ đồ hình 2.7.
Hình 2. 7. Sơ đồ thí nghiệm chức năng hóa bề mặt thanh nano GdPO4:Tb3+
2.1.3.5. Chế tạo phức hợp nano của GdPO4:Tb3+@silica-NH2 với kháng thể
kháng nọc rắn (IgG).
Phức hợp giữa GdPO4:Tb3+@silica-NH2 với kháng thể IgG sử dụng
45
glutaraldehyde (GDA) để tạo liên kết đôi giữa hai nhóm amine. Glutaraldehyde ở đây
đóng vai trò như một cầu nối với hai nhóm aldehyde tương đồng nhau về mặt chức
năng ở hai đầu (homobifunctional crosslinker).
Cụ thể các bước tiến hành thí nghiệm phát phiện kháng nguyên nọc rắn như sau:
Bước 1: Rửa 3 lần vật liệu phát quang GdPO4: Tb3+@Silica-NH2 bằng dung dịch
0.1mM sodium photphat (PBS), pH = 7.
Bước 2: Sản phẩm cuối cùng ở bước 1 được phân tán trong 10ml GDA 0.5 % để tạo
hỗn dịch đồng nhất, giữ ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ.
Bước 3: Loại bỏ GDA dư bằng cách rửa 3 lần với PBS 0,1 mM. Sản phẩm sau khi ly
tâm được phân tán trong 5ml dung dịch PBS 25mM, pH = 7.
Bước 4: Lấy 10µl kháng thể IgG phân tán trong 100µl dung dịch thu được ở bước 3
theo tỷ lệ 1:10, giữ ở nhiệt độ phòng từ 2 - 4h.
Bước 5: Khoá các các cầu nối GDA dư bằng cách cho thêm ethanolamine 1,5 M trong
PBS phản ứng với 10% thể tích dung dịch GdPO4:Tb3+@silica-NH2-IgG (lúc này
cũng đang trong PBS) để 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Bước 6: Loại bỏ ethanolamine dư bằng cách rửa và ly tâm 3 lần với PBS 0.1 mM,
pH = 7.
Bước 7: Phân tán sản phẩm trong 5ml dung dịch PBS 25mM, pH = 7 và lưu giữ ở
40C để sử dụng cho các quá trình thí nghiệm tiếp theo.
Các bước chế tạo phức hợp nano GdPO4:Tb3+@silica – NH2 với kháng thể đặc
hiệu IgG được mô tả ngắn gọn trong hình 2.8.
Hình 2. 8. Sơ đồ chế tạo phức hợp nano bằng cách gắn kết
GdPO4:Tb3+@silica-NH2 với kháng thể kháng nọc rắn
46
2.1.3.6.Bọc vỏ vật liệu Gd2O3:Eu3+ bằng silica
Quá trình bọc vỏ vật liệu Gd2O3:Eu3+ bằng silica được tiến hành như sau:
Bước 1: Lấy 0,1g sản phẩm Gd2O3:Eu3+ đã tổng hợp trong phần trước phân
tán trong dung dịch gồm 150ml ethanol và 100ml nước khử ion trong bình cầu 500ml.
Bước 2: Nhỏ giọt hỗn hợp gồm 150 microlit TEOS phân tán trong 10ml
Ethanol vào bình phản ứng ở trên, khuấy 1 giờ. Sau đó, thêm 1ml NH4OH đặc (25%)
để xúc tác quá trình thủy phân- ngưng tụ. Khuấy hỗn hợp phản ứng trong 24 tiếng ở
nhiệt độ phòng.
Bước 3: Sản phẩm thu được đem ly tâm với tốc độ 5000 vòng/phút, lấy kết
tủa rửa 2 lần bằng nước khử ion và 2 lần bằng Ethanol.
Bước 4: Sản phẩm thu được được phân tán trong 20ml ethanol và được bảo
quản ở nhiệt độ phòng cho quá trình gắn kết với nhóm -NH2 ở các bước tiếp theo.
Sản phẩm thu được của quá trình này là Gd2O3:Eu3+@silica.
2.1.3.7. Chức năng hóa vật liệu Gd2O3:Eu3+@silica bằng nhóm NH2
Sau khi bọc vỏ vật liệu bằng silica, quá trình chức năng hóa bằng nhóm NH2
được tiếp tục thực hiện như sau:
Sơ đồ bọc vỏ quả cầu nano Gd2O3:Eu3+ bằng silica và gắn nhóm NH2 được thể
hiện trong hình 2.9.
Hình 2. 9. Sơ đồ bọc Gd2O3:Eu3+ bằng silica và gắn nhóm NH2
47
Cho 50ml ethanol vào bình cầu dung tích 250ml, thêm 20µl APTES (3-
Aminopropyltriethoxysi-lane) và 40 µl CH3COOH, khuấy 2 giờ, nhỏ giọt hỗn hợp
(0,1g Gd2O3: Eu3+ phân tán trong 20ml ethanol) vào, khuấy 90 phút. Chia dung dịch
vào các ống ly tâm 50ml, ly tâm và rửa sạch mẫu bằng ethanol 2 lần và nước khử ion
2 lần
2.1.3.8. Chế tạo phức hợp giữa Gd2O3:Eu3+@silica-NH2 với kháng thể kháng
CEA (IgG)
Tương tự như chế tạo phức hợp của thanh nano GdPO4:Tb3+ với kháng thể
IgG. Để tạo phức hợp giữa Gd2O3:Eu3+@silica-NH2 với kháng thể IgG cũng dùng
GDA để làm cầu nối. Quá trình kết hợp vật liệu nano phát quang Gd2O3:Eu3+@silica-
NH2 với kháng thể kháng CEA đặc hiệu IgG qua cầu nối GDA được thực hiện như
sau:
Bước 1: Rửa 3 lần vật liệu nano phát quang Gd2O3:Eu3+@silica-NH2 bằng dung dịch
sodium photphat 0.1mM (PBS), pH = 7.
Bước 2: Sản phẩm cuối cùng ở bước 1 được phân tán trong 10ml GDA 0.5% để tạo
hỗn dịch đồng nhất, giữ ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ.
Bước 3: Loại bỏ GDA dư bằng cách rửa 3 lần với PBS 0,1 mM. Sản phẩm sau khi ly
tâm được phân tán trong 5ml dung dịch PBS 25mM, pH = 7.
Bước 4: Lấy 10µl kháng thể IgG phân tán trong 100µl dung dịch thu được ở bước 3
theo tỷ lệ 1:10, giữ ở nhiệt độ phòng từ 2 - 4h.
Bước 5: Khoá các các cầu nối GDA dư bằng cách cho thêm ethanolamine 1,5M trong
PBS phản ứng với 10% thể tích dung dịch Gd2O3:Eu3+@silica-NH2-IgG (lúc này cũng
đang trong PBS) để 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Bước 6: Loại bỏ ethanolamine dư bằng cách rửa, ly tâm 3 lần với PBS 0.1 mM, pH
= 7.
Bước 7: Phân tán sản phẩm trong 5ml dung dịch PBS 25mM, pH = 7 và lưu giữ ở
40C để sử dụng cho các quá trình thí nghiệm tiếp theo.
Các bước chế tạo phức hợp nano Gd2O3:Eu3+@silica-NH2 với kháng thể đặc
hiệu IgG được mô tả ngắn gọn trong hình 2.10.
48
Hình 2. 10. Sơ đồ chế tạo phức hợp nano bằng cách gắn kết
Gd2O3:Eu3+@silica-NH2 với kháng thể kháng CEA
Sau khi chức năng hóa vật liệu với nhóm NH2, quá trình gắn kết với phần tử
sinh học (IgG) được tiến hành để tạo thành phức hợp nano của Gd2O3:Eu3+. Phức hợp
này được sử dụng để gắn kết với kháng nguyên bề mặt của tế bào ung thư thông qua
phản ứng miễn dịch đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể. Từ đó có thể nhận
diện được tế bào ung thư. Hình ảnh tế bào ung thư thu được nhận biết thông qua ảnh
phát quang của vật liệu nano dưới ánh sáng kích thích của kính hiển vi huỳnh quang.
Sơ đồ ứng dụng vật liệu nano phát quang ứng dụng nhận dạng tế bào ung thư được
biểu diễn ở hình 2.11.
Hình 2. 11. Sơ đồ ứng dụng vật liệu nano phát quang nhận dạng
kháng nguyên tế bào ung thư
49
2.2. Các phương pháp phân tích vật liệu
Các phép đo nghiên cứu cấu trúc, các tính chất quang, từ của các mẫu chế tạo
đã được tiến hành trên các thiết bị có độ tin cậy cao. Nghiên cứu ảnh vi hình thái bằng
kính hiển vi điện tử quét SEM và kính hiển vi điện tử truyền qua TEM, phân tích
thành phần bằng phổ tán sắc năng lượng tia X, nghiên cứu cấu trúc vật liệu bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X. Nghiên cứu tính chất huỳnh quang và cơ chế phát quang
của vật liệu nano chế tạo được bằng kĩ thuật huỳnh quang. Xác định và nghiên cứu
các hợp chất hóa học của vật liệu bằng phổ hồng ngoại (IR). Phép đo đường cong từ
hóa đối với các vật liệu được thực hiện trên hệ từ kế mẫu rung VSM. Thực nghiệm
đốt nóng cảm ứng từ để xác định tính chất từ của vật liệu ứng dụng trong nhiệt trị.
Thử nghiệm phức hợp nano trong việc phát hiện kháng nguyên nọc rắn hổ mang Naja
atra và kháng nguyên CEA ung thư đại trực tràng được quan sát dưới kính hiển vi
huỳnh quang Carl Zeiss Primo Star.
2.2.1. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope), là một loại kính
hiển vi điện tử có thể tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề mặt mẫu vật bằng cách
sử dụng một chùm điện tử (chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu. Việc tạo
ảnh của mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát
ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật.
Nguyên lý:
Điện tử được phát ra, tăng tốc và hội tụ thành một chùm điện tử hẹp (cỡ vài
trăm Angstrong đến vài nanomet) nhờ hệ thống thấu kính từ, sau đó quét trên bề mặt
mẫu nhờ các cuộn quét tĩnh điện. Độ phân giải của SEM được xác định từ kích thước
chùm điện tử hội tụ. Ngoài ra, độ phân giải của SEM còn phụ thuộc vào tương tác
giữa vật liệu tại bề mặt mẫu vật và điện tử. Khi điện tử tương tác với bề mặt mẫu vật,
sẽ có các bức xạ phát ra, sự tạo ảnh trong SEM và các phép phân tích được thực hiện
thông qua việc phân tích các bức xạ này. Các bức xạ chủ yếu gồm:
- Điện tử thứ cấp (Secondary electrons): Đây là chế độ ghi ảnh thông dụng
nhất của kính hiển vi điện tử quét, chùm điện tử thứ cấp có năng lượng thấp (thường
nhỏ hơn 50 eV) được ghi nhận bằng ống nhân quang nhấp nháy. Vì chúng có năng
50
lượng thấp nên chủ yếu là các điện tử phát ra từ bề mặt mẫu với độ sâu chỉ vài
nanomet, do vậy chúng tạo ra ảnh hai chiều của bề mặt mẫu.
- Điện tử tán xạ ngược (Backscattered electrons): Điện tử tán xạ ngược là chùm
điện tử ban đầu khi tương tác với bề mặt mẫu bị bật ngược trở lại, do đó chúng thường
có năng lượng cao. Sự tán xạ này phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hóa học ở bề
mặt mẫu, do đó ảnh điện tử tán xạ ngược rất hữu ích cho phân tích về độ tương phản
thành phần hóa học. Ngoài ra, điện tử tán xạ ngược có thể dùng để ghi nhận ảnh nhiễu
xạ điện tử tán xạ ngược, giúp cho việc phân tích cấu trúc tinh thể (chế độ phân cực
điện tử). Ngoài ra, điện tử tán xạ ngược phụ thuộc vào các liên kết điện tại bề mặt
mẫu nên có thể đem lại thông tin về các đômen sắt điện. Sơ đồ cấu tạo máy SEM
được thể hiện hình 2.12.
Hình 2. 12. Sơ đồ cấu tạo máy SEM
Các phép đo và phân tích FESEM trong luận án được thực hiện trên thiết bị
kính hiển vi điện tử quét HITACHI S-4800 đặt tại phòng phân tích cấu trúc thuộc
Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Độ phóng
đại cao nhất có thể đạt đến 800.000 lần, độ phân giải có thể đạt đến 2 nm ở hiệu điện
thế 1 kV (hình 2.13).
51
Hình 2. 13. Hệ đo hiển vi điện tử quét tại Khoa học vật liệu (Hitachi S - 4800)
Phân tích thành phần bằng phổ tán sắc năng lượng tia X
Phổ tán sắc năng lượng EDX hoặc EDS là kỹ thuật phân tích thành phần hóa
học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các
bức xạ (mà chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong các kính hiển vi điện
tử). Nguyên lý phép phân tích EDX: khi chùm điện tử có mức năng lượng cao được
chiếu vào vật rắn, nó sẽ tương tác với các lớp điện tử bên trong của nguyên tử vật rắn,
phổ tia X đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất rắn sẽ được ghi
nhận cho ta các thông tin về các nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu cũng như tỉ
phần các nguyên tố này.
2.2.2 Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua (transmission electron microscopy) là một thiết
bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu
xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại
lớn (có thể tới hàng triệu lần). Ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film
quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số. Sơ đồ cấu tạo máy TEM
được thể hiện trong hình 2.14.
52
Hình 2. 14. Sơ đồ cấu tạo máy TEM
Một số kết quả nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kính hiển vi điện tử truyền
qua JEM 2100 HSX: Jeol, Nhật Bản có thế phát: 200 kV; sợi đốt: LaB6; độ phân giải
giữa hai điểm: 0,23 nm; độ phân giải giữa hai đường: 0,14 nm; độ phân giải cao
khoảng 1 nm. Thiết bị này đặt phòng Hiển vi điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (hình 2.15).
Hình 2. 15. Hệ đo hiển vi truyền qua phân giải cao JEM 2100
53
2.2.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X
Phép đo giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) dựa trên nguyên lý của hiện tượng nhiễu
xạ tia X trên tinh thể. Giản đồ XRD được dùng để phân tích định tính các pha cấu
trúc tinh thể và xác định các thông tin về tinh thể học của mẫu vật liệu hoặc so sánh
vật liệu kết tinh với vật liệu vô định hình, tính hằng số mạng tinh thể.
Năm 1913 Willam L. Bragg đã xây dựng lý thuyết nhiễu xạ tia X. Xét sự phản
xạ của một chùm tia X trên hai mặt phẳng mạng song song và gần nhau nhất có
khoảng cách d (hình 2.16):
Hình 2. 16. Mô hình minh họa của định luật nhiễu xạ Bragg
Tia X có năng lượng cao nên có khả năng xuyên sâu vào trong lòng vật liệu,
gây ra phản xạ trên nhiều mặt mạng tinh thể (hkl) ở sâu phía dưới. Mỗi một mặt phẳng
trong họ mặt mạng tinh thể (hkl) có chùm tia phản xạ riêng. Từ hình 2.16 ta thấy hiệu
quang trình giữa hai phản xạ từ hai mặt phẳng liên tiếp bằng 2dsinθ. Hiện tượng giao
thoa giữa các sóng phản xạ chỉ xảy ra khi hiệu đường đi của hai sóng bằng số nguyên
lần bước sóng. Điều kiện để có hiện tượng nhiễu xạ được viết dưới dạng:
2dsinθ=nλ (2.1)
Đó là phương trình Bragg; trong đó: d - khoảng cách giữa hai mặt phẳng kế
tiếp trong họ các mặt phẳng tinh thể (hkl).θ - góc giữa tia tới (hoặc tia phản xạ) với
mặt phản xạ, n - bậc phản xạ, chỉ nhận các giá trị nguyên, dương và λ là bước sóng
của tia tới. Biểu thức (2.1) đúng với nhiễu xạ điện tử, nhiễu xạ nơtron.
Cấu trúc tinh thể của vật liệu trong luận án được xác định bằng thiết bị nhiễu
xạ tia X trên thiết bị Equinox 5000 tại Viện Khoa học vật liệu (hình 2.17) và Hệ đo
D8 Advanced Bruker (Đức) tại Viện hóa học, VHLKH&CN VN.
54
Hình 2. 17. Thiết bị nhiễu xạ tia X Equinox 5000
2.2.4. Phương pháp quang phổ huỳnh quang
Huỳnh quang (luminescence) của vật liệu là hiện tượng phát bức xạ (không kể
bức xạ của vật đen tuyệt đối) khi vật liệu nhận các tác nhân kích thích từ bên ngoài
(điện, quang, nhiệt cũng như các loại bức xạ khác). Khi tác nhân kích thích: là dòng
điện tử ta có cơ chế điện huỳnh quang (electro-luminescence); là các nguồn bức xạ
quang photon ta có cơ chế quang huỳnh quang (photoluminescence); là nhiệt ta có cơ
chế nhiệt huỳnh quang (thermoluminescence); là dòng điện tử ca tốt ta có cơ chế
huỳnh quang ca tốt (cathodoluminescence)
Quang huỳnh quang là phương pháp kích thích trực tiếp các tâm phát quang bằng
các photon phát ra từ nguồn sáng kích thích. Khi khảo sát quang huỳnh quang, nguồn
ánh sáng kích thích thường được dùng là các loại đèn phổ rộng (đèn thủy ngân, đèn
Xenon, đèn Halogen) hoặc các nguồn bức xạ mạnh có độ lọc lựa cao như laser.
Cơ chế phát huỳnh quang được mô tả trên hình 2.18. Khi nguyên tử nhận năng
lượng từ photon kích thích, chúng chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích
có năng lượng cao hơn, đồng nghĩa với việc điện tử chuyển dời từ mức năng lượng
cơ bản lên mức năng lượng kích thích. Ở trạng thái không bền này, điện tử sẽ có xu
hướng chuyển dời xuống các mức năng lượng thấp hơn theo hai cách: (i) cách thứ
nhất điện tử chuyển dời về mức năng lượng cơ bản giải phóng năng lượng trực tiếp
sinh ra photon (quá trình phát huỳnh quang - fluorescence); (ii) cách thứ hai điện từ
truyền năng lượng cho các điện tử lân cận hay mạng tinh thể (sinh ra phonon) và
55
chuyển về mức năng lượng trung gian sau đó mới chuyển dời về trạng thái cơ bản
giải phóng photon sinh ra huỳnh quang (quá trình “lân quang” phosphorescence).
Hình 2. 18. Cơ chế tạo huỳnh quang
Nghiên cứu phổ huỳnh quang của các vật liệu thường sử dụng hai phương pháp
phổ huỳnh quang chính như sau:
• Phổ quang huỳnh quang (Photoluminescence - PL): là kết quả của phép đo phổ
cường độ huỳnh quang phụ thuộc vào bước sóng phát xạ của vật liệu dưới sự
kích thích quang của một nguồn sáng ở một vùng bước sóng cố định. Kết quả
đo phổ huỳnh quang cho phép phân tích các chuyển dời quang học trong vật
liệu khi điện tử chuyển từ các mức năng lượng cao về mức cơ bản
• Phổ kích thích huỳnh quang (Photoluminescence Excitation - PLE): là kết quả
của phép đo cường độ huỳnh quang phát ra tại một vùng bước sóng xác định
phụ thuộc vào bước sóng của nguồn sáng kích thích huỳnh quang (thông
thường được thay đổi trong một dải nhất định). Kết quả phép đo phổ kích thích
huỳnh quang cung cấp thông tin về vùng bước sóng nhạy huỳnh quang của vật
liệu hay nói cách khác giúp nghiên cứu tìm ra vùng bước sóng kích thích cho
hiệu suất huỳnh quang tối ưu tại vùng bước sóng phát xạ của vật liệu.
56
Hình 2. 19. Sơ đồ hệ đo phổ huỳnh quang và phổ huỳnh quang kích thích của hệ
Fluorolof FL3-2-2 tại Đại học Duy Tân Đà Nẵng.
Sơ đồ nguyên lý hệ đo phổ huỳnh quang và huỳnh kích thích được chỉ ra trong
hình 2.19. Bức xạ từ nguồn sáng dải rộng đi qua hệ thống cách tử kép để chọn lọc
bước sóng kích thích. Sau đó bức xạ đã được lọc lựa bước sóng sẽ tới mẫu đặt trong
buồng đo, kích thích vật liệu phát huỳnh quang. Cường độ huỳnh quang thu được từ
mẫu sẽ được đưa sang máy đơn sắc và đầu thu để ghi phổ. Toàn bộ hệ đo được điều
khiển bằng máy tính cho phép thu nhận phổ PL và PLE tự động hoàn toàn. Trong
trường hợp đo phổ huỳnh quang (PL), bước sóng kích thích được giữa cố định trong
quá trình ghi phổ cường độ phát huỳnh quang phụ thuộc bước sóng. Trong trường
hợp đo phổ kích thích huỳnh quang (PLE), bước sóng thu cường độ phát huỳnh quang
được giữ cố định bởi máy đơn sắc trong khi bước sóng kích thích được thay đổi bởi
hệ nguồn kích thích đơn sắc trong quá trình ghi phổ. Trong một số hệ đo phổ huỳnh
quang độc lập chỉ có chức năng đo huỳnh quang, nguồn sáng kích thích được thay
thế là các nguồn sáng có vùng bước sóng kích thích cố định (các laser hoặc nguồn
đèn có sử dụng kính lọc sắc).
Trong nghiên cứu này, phổ phát quang của vật liệu được đo trên hệ đo quang
huỳnh quang độc lập sử dụng đơn sắc kế iHR550 bước sóng kích thích 355 nm, phổ
kế Acton SP2300i nguồn kích là laser Cd-He với sóng kích thích 325 nm tại Viện
57
Khoa học vật liệu và đo trên hệ đo quang (cả PL và PLE) Horiba (Mỹ) tại Viện Tiên
Tiến Khoa học và Công nghệ, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Fluorolof FL3-2-
2Horiba (Mỹ) tại Đại học Duy Tân Đà Nẵng (hình 2.20).
Phổ kích thích huỳnh quang được khảo sát trên hệ đo Horiba (Mỹ) bao gồm:
Bàn quang học, ba bộ tán sắc bao gồm 2 bộ tán sắc ánh sáng phát ra từ mẫu, 01 bộ
tán sắc cho đèn Xenon, đèn Xenon, 01 CCD, 01 IAG, 02 PMT detector, bộ phận đo
thời gian sống hạt tải, 05 Nano LED và kính lọc bước sóng các loại với dải đo hấp
thụ huỳnh quang từ 250 nm đến 750 nm tại Viện Tiên Tiến Khoa học và Công nghệ,
Đại học Bách Khoa Hà Nội và hệ đo Fluorolof FL3-2-2 Horiba (Mỹ) tại Đại học Duy
Tân Đà Nẵng sử dụng nguồn đèn Xenon 450W, có kích thích cách tử đơn sắc, bộ đơn
sắc phát xạ kép, khe tự động và máy thu R928P nhiệt độ phòng.
Hình 2. 20. Hệ đo Fluorolof FL3-2-2 thực tế tại Đại học Duy Tân Đà Nẵng.
2.2.5. Phương pháp quang phổ hồng ngoại
Phương pháp phân tích theo quang phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật
phân tích rất hiệu quả. Một trong những ưu điểm của phương pháp phổ hồng ngoại
vượt hơn những phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X, cộng hưởng từ
điện tử) đó là cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh, không đòi hỏi nhiều
phương pháp tính toán phức tạp. Các số liệu ghi nhận được từ quang phổ hồng ngoại
cung cấp rất nhiều thông tin về chất nghiên cứu, chẳng hạn như nhận biết và đồng
58
nhất các chất, xác định cấu trúc phân tử, nghiên cứu động học phản ứng, xác định độ
tinh khiết, suy đoán về tính đối xứng của phân tử, phân tích định lượng.
Nguyên tắc của phép đo phổ FT-IR: khi chiếu một chùm tia đơn sắc có bước
sóng nằm trong vùng hồng ngoại qua chất phân tích, mẫu có khả năng hấp thụ chọn
lọc bức xạ hồng ngoại, một phần năng lượng bị mẫu hấp thụ làm giảm cường độ của
tia tới. Các phân tử hấp thụ năng lượng sẽ thực hiện dao động với nhiều tần số khác
nhau, làm độ dài liên kết và các góc hoá trị cũng tăng giảm tuần hoàn. Những dao
động làm biến đổi mô men lưỡng cực điện của liên kết mới. Mỗi nhóm chức hoặc
liên kết có một tần số (bước sóng) đặc trưng thể hiện bằng các đỉnh trên phổ hồng
ngoại, căn cứ vào các tần số đặc trưng này có thể xác định được các liên kết giữa các
nguyên tử hay nhóm nguyên tử, từ đó xác định được cấu trúc của chất phân tích. Các
đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại tương ứng với các nhóm chức đặc
trưng và các liên kết có trong phân tử của hợp chất, có thể căn cứ vào đó để nhận
dạng chúng. Người ta thường phân chia làm ba miền gồm miền hồng ngoại trung
bình, miền hồng ngoại gần và miền hồng ngoại xa, mỗi miền được dùng để nghiên
cứu các kiểu dao động ứng với các liên kết khác nhau.
Miền hồng ngoại trung bình: là miền có số sóng nằm trong khoảng 4000 ÷ 400
cm-1. Vùng này thường bao gắn với các dao động của các liên kết O-H, C-H, N-H
(4000 ÷ 2500 cm-1); các liên kết ba C≡C, C≡N (2500 ÷ 2000 cm-1); cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_che_tao_tinh_chat_cua_vat_lieu_nano_gdpo4.pdf